Luận án Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ LỐI SỐNG THANH NIÊN 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về lối sống thanh niên 8

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu về lối sống thanh niên 23

Chương 2: THỰC TRẠNG LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN

NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 41

2.1. Khảo sát lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay

(Qua trường hợp xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương,

huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) 41

2.2. Đánh giá chung về lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội 73

Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG

CỦA LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI

THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY 89

3.1. Các nhân tố tác động đến lối sống thanh niên nông thôn ngoại thànhHà Nội 89

3.2. Xu hướng vận động của lối sống thanh niên nông thôn ngoại thànhHà Nội 101

Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI

LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH

HÀ NỘI 121

4.1. Những vấn đề đặt ra với lối sống thanh niên nông thôn ngoại thànhHà Nội 121

4.2. Một số khuyến nghị đối với với lối sống thanh niên nông thôn ngoại

thành Hà Nội hiện nay 131

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 160

pdf204 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chẳng có gì thay đổi cả. Mọi người vẫn quấn quýt thân thiện như trước thôi. Trong công việc làm ăn cũng giúp nhau nhiều. Có những lúc không có tiền cũng có thể sang vay tạm nhau được... Trong xã hội Việt Nam truyền thống, các mối qua hệ gia đình được xây dựng và củng cố bằng hệ tư tưởng Nho giáo, chế độ gia trưởng, tuân theo một trật tự chặt chẽ và được bảo lưu trong thời gian dài, nhất là ở khu vực nông thôn. Trước đây, 85 trong xã hội nông thôn truyền thống ở Việt Nam nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng, người đàn ông luôn nắm giữ vị trí người chủ trong gia đình, bởi họ thường đảm nhiệm những công việc chính nặng nhọc, người phụ nữ luôn ở trong tình thế là người phụ thuộc vào nam giới, vừa đảm nhiệm công việc ruộng đồng, vừa đảm nhiệm các công việc ở trong nhà như nội trợ, chăm sóc con cái... Song hiện nay, do sản xuất nông nghiệp không còn là phương thức mưu sinh chính của người dân nông thôn nữa, nên người chồng không còn giữ được thế độc quyền trong việc nuôi dưỡng gia đình, người vợ có thêm nhiều cơ hội tăng thu nhập từ việc buôn bán thông qua các hoạt động dịch vụ, hoặc tham gia làm công nhân trong các khu công nghiệp, phụ việc cho các cơ sở sản xuất, v.v... Việc lo kinh tế trong gia đình dần dần đã trở nên bình đẳng hơn. Đồng thời quyền tự do dân chủ của mỗi thành viên trong gia đình cũng được tôn trọng hơn. Không còn có sự áp đặt một chiều của người chồng đối với người vợ, của cha mẹ đối với con cái, cũng như sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Uy quyền độc đoán của người chủ gia đình, của người đàn ông dần dần được dẹp bỏ. Đây chính là nhân tố ảnh hưởng đến vai trò bình đẳng giới và quan hệ trong gia đình ở nông thôn hiện nay. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, thanh niên nông thôn hiện nay đã có sự biến đổi vai trò về giới trong các gia đình theo hướng bình đẳng, tiến bộ hơn. Việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, sửa chữa mua bán đồ dùng trong nhà, hiếu hỉ... đang ngày càng được chia sẻ. Trong quá trình khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy, mặc dù sự gắn kết trong mối quan hệ họ hàng có phần giảm đi, song, việc tham gia các sinh hoạt của dòng họ như họp họ, giỗ họ, hội khuyến học của dòng họ... trong những năm gần đây lại có xu hướng phát triển hơn. Hàng năm, ngoài giỗ tổ, các ngành, các chi đều tổ chức giỗ riêng dòng họ của mình để con cháu nhớ về cội nguồn và thêm gắn bó tình cảm, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống. Thậm chí cả những người con của dòng họ định cư ở nước ngoài, không có điều kiện về nước cũng ý thức gửi về góp giỗ. Sự thiết thực trong quan hệ họ hàng ở đây được thể hiện rõ trong việc hiếu hỉ, họp họ và giỗ tổ. Mỗi khi trong họ có việc cưới hỏi, tang ma hay những việc hệ trọng khác, mối quan hệ dòng họ được thể hiện rất cao. Như vậy, thực tế cho thấy, hiện tượng liên kết về phương diện vật chất của dòng họ có thể 86 không còn chặt chẽ như trước, nhưng tinh thần thì dường như không thay đổi về giá trị. Việc duy trì các quan hệ dòng họ là một trong những nét văn hóa đặc trưng của xã hội nông nghiệp, của văn hóa xóm làng. Tuy nhiên, qua thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cũng bắt đầu có biểu hiện của lối sống tính toán thực dụng ngay ở mối quan hệ này. Đó là quan niệm "có đi, có lại", trả nợ nhau một cách khá sòng phẳng. Điều đó thể hiện qua thực tiễn khá phổ biến hiện nay là với những sự kiện hay nhân vật có "vai vế", chức sắc trong làng thì dường như được nhiều người trong họ tham gia hơn. Như vậy, nếu như trước kia thường là ngày giỗ tổ là sinh hoạt được nhiều người trong họ tham gia nhất thì ngày nay lại được thay thế bằng việc hiếu, hỉ. Song vấn đề là ở bản chất việc tham gia này không hoàn toàn là để cho quan hệ họ hàng được củng cố vững chắc hơn, tình cảm hơn mà nó liên quan trực tiếp đến vấn đề lợi ích cá nhân của mọi người. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, đa số đều cho rằng, mình phải đến với họ thì mới mong được nhận sự quan tâm trở lại khi gia đình mình có những sự kiện tương tự. Việc tổ chức họp họ cũng như vậy, vị thế dòng họ cũng là một yếu tố quan trọng, tác động đến quyền lợi vật chất và tinh thần của con cháu. Vì vậy, việc phát triển dòng họ đã và đang củng cố thêm quyền lợi và vị thế của cá nhân nên hiện tượng tổ chức họp họ ngày càng gia tăng không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều làng quê khác hiện nay. Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy, cho đến thời điểm hiện nay, các mối quan hệ gia đình (cha mẹ, vợ chồng, con cái) về cơ bản hầu như vẫn giữ được nếp cũ, ít biến đổi. Điều đó có nghĩa, các giá trị văn hóa gia đình, dòng họ ở đây luôn được coi trọng, giữ gìn và phát huy trong xã hội hiện đại ngày nay. Ở nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay, tinh thần "tối lửa tắt đèn có nhau", "một giọt máu đào..." vẫn là những giá trị tinh thần chung được đa số người dân, trong đó có thanh niên ở đây chia sẻ. Mối quan hệ gia đình và dòng họ vẫn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc tổ chức và xây dựng các mối quan hệ xã hội căn bản. Có thể nói, mối quan hệ gia đình và dòng họ vẫn là hai thiết chế và tổ chức cơ bản, đặc thù điều chỉnh các mối quan hệ xã hội khác trong xã hội nông thôn. Nhận xét về vấn đề này, anh Vũ Minh G. 30 tuổi, thôn Chúc Đồng 1, xã Thụy hương cho biết: ...Nói chung dân chúng tôi ở đây rất thuần, quan hệ họ hàng với nhau thân tiết hơn, tình cảm hơn ở thành phố. Anh em, chú cháu gần gũi lắm, 87 mức độ sinh hoạt quan hệ nhiều và rất quan trọng. Họ gần họ xa coi như gần cả làng, họ hàng không gần thì xa, không nội tộc thì ngoại tộc 5-7 đời, mà ở nông thôn 5-7 đời vẫn là gần chứ không xa lắc giống như ở thành phố... Ở một góc độ nhất định, trong mối quan hệ gia đình, sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được khẳng định hơn so với truyền thống. Xu hướng thống nhất những giá trị chung trong gia đình nhưng không giành quyền phủ định các giá trị riêng nếu nó không phải là những lệch chuẩn quan trọng, ý thức của thanh niên về giá trị gia đình theo chiều hướng tích cực, bắt nhịp với xã hội hiện đại hơn... là những nội dung sẽ được chúng tôi phân tích rõ hơn ở chương sau. Tiểu kết chương 2 Từ những gì đã khảo sát và phân tích ở chương này, chúng ta có thể nhận diện được những đặc điểm cơ bản nhất của TNNTNTHN hiện nay. Trước hết, đó là những đặc điểm về qui mô và tỷ trọng của nhóm xã hội - dân cư thanh niên trong cơ cấu dân cư của 2 xã, sau đó là những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Cổ Loa và xã Thụy Hương. Cùng với tốc độ phát triển của công cuộc CNH, HĐH, ĐTH thủ đô Hà Nội, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và cảnh quan môi trường của NTNTHN đã thay đổi rất nhiều. Chính điều đó đã đặt thanh niên nông thôn Cổ Loa và Thụy Hương trước những sự thay đổi cần thiết về lối sống. Tiếp theo, luận án trình bày kết quả khảo sát, đánh giá những biểu hiện của lối sống thanh niên xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trên 3 lĩnh vực: hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa vật chất, hoạt động hiện thực hóa giá trị văn hóa tinh thần và hoạt động hiện thực hóa giá trị các mối quan hệ xã hội. Kết quả khảo sát đã cho thấy, hiện nay nghề nông không còn là nghề chủ đạo của thanh niên nông thôn ở Cổ Loa và Thụy Hương nữa ... Mặc dù nghề nông vẫn là nghề chủ đạo của NTNTHN, nhưng thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm trên 30%, còn lại 70% là từ thủ công nghiệp, dịch vụ và lao động công nghiệp. Trong bối cảnh nhiều phần đất nông nghiệp phải nhường cho công nghiệp và các qui hoạch khác, thanh niên nông thôn buộc phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện mới. Đây là một trong những cơ sở quan trọng nhất để 88 xem xét và đánh giá về lối sống của TNNTNTHN hiện nay, nhất là khi đặt thanh niên trong các mối liên hệ liên thế hệ với các nhóm cư dân khác. Trong chương này, luận án cũng tập trung đánh giá những đặc điểm và những vấn đề nổi cộm đối với thanh niên NTNTHN. Có thể nói, một lối sống mới năng động, sáng tạo, biết chủ động tiếp nhận, điều chỉnh các giá trị lao động phù hợp đang dần được hình thành. Tuy nhiên nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực lao động thanh niên nông thôn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng Nông thôn mới, CNH, HĐH, ĐTH. Ở một khía cạnh khác, tuy rằng các quan hệ xã hội cơ bản hiện nay chưa có sự thay đổi rõ rệt, nhưng quá trình tương tác, tiếp biến văn minh, văn hóa giữa nông thôn và thành thị trong bối cảnh của sự bùng nổ công nghệ thông tin và TCH ngày một gia tăng như hiện nay, văn hóa lối sống của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội bị pha trộn giữa nông thôn và thành thị. Đánh giá trên đây về những biểu hiện cơ bản của lối sống thanh niên 2 xã Cổ Loa và Thụy Hương là cơ sở để chúng tôi dự báo về xu hướng biến đổi lối sống của họ trong những thập niên tiếp theo cũng như tiếp tục tìm hiểu sâu hơn những vấn đề đặt ra cho đối tượng này. 89 Chương 3 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY Trong chương này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích những nhân tố tác động tới lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, từ những kết quả khảo sát và những đánh giá đã được trình bày ở chương 2, Luận án dự báo một số xu hướng vận động lối sống chủ yếu của thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm tiếp theo. 3.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỐI SỐNG THANH NIÊN NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 3.1.1. Sự nghiệp đổi mới đất nước và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa thành phố Hà Nội Công cuộc đổi mới đất nước (từ năm 1986) dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm thay đổi sâu sắc lối sống và nhiều những giá trị, chuẩn mực văn hóa của toàn xã hội. Với đường lối đổi mới toàn diện, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách cụ thể cho phát triển văn hóa, phát triển đời sống xã hội và con người. Nhiều chính sách về kinh tế (phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện chính sách khoán, giao ruộng đất lâu dài cho người sản xuất, tự do hóa giá cả thị trường, khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, v.v... ) đã ra đời, tạo tiền đề cho các hộ nông dân ở nông thôn nói riêng và đất nước nói chung phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khóa VIII (năm 1998) đã đề ra hàng loạt nhiệm vụ trong lĩnh vực văn hóa, hướng vào việc xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống... Vấn đề lối sống đã được cả xã hội quan tâm nhiều hơn, có vị trí quan trọng hơn trong chiến lược phát triển của quốc gia. Có thể nói, bước vào công cuộc đổi mới, đất nước chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một bước phát triển về tư duy của Đảng và của toàn xã hội, phù hợp với quy luật phát triển của thời đại. Từ đó, đất nước đã vượt qua khủng hoảng, khắc phục tình trạng trì trệ trước đây. Trong gần ba thập niên vừa qua, việc phát triển nền KTTT 90 luôn kích thích sự tăng lên nhu cầu của con người, tạo ra sự cạnh tranh trong mọi lĩnh vực hoạt động, lấy tiêu chí "năng suất-chất lượng- hiệu quả" làm thước đo cơ bản. Vì vậy, về cơ bản chính KTTT đã là nhân tố góp phần tích cực hình thành cách nghĩ, cách hiểu, cách làm năng động, sáng tạo hướng tới hiệu quả kinh tế của người dân Việt Nam, trong đó có thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội. Thực tế cho thấy, mặc dù là địa bàn nông thôn, nơi sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, song sự phát triển của nền KTTT đã giải phóng các tiềm năng về tài nguyên, nguồn lực con người và đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của nông thôn ngoại thành Hà Nội. Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, hàng triệu hộ nông dân ngoại thành Hà Nội đã được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng mở. Vì vậy, các yếu tố vốn, lao động, trình độ nghề nghiệp và trình độ quản lý điều hành công việc của người lao động đã được huy động tối đa để sản xuất, kinh doanh mở rộng các loại dịch vụ. Kết quả của sự huy động đó là sản xuất của các hộ phát triển, đời sống của dân cư nông thôn đều được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển ấy cũng đang có những yếu tố trở thành lực cản đối với sự phát triển của cả xã hội. Đó chính là thực tế ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới là sự phát triển về đời sống vật chất đã không tỷ lệ thuận với chất lượng sống, với đời sống văn hóa tinh thần và các giá trị đạo đức xã hội cần thiết để phát triển hài hòa và bền vững. KTTT cũng tạo ra những yếu tố tiêu cực làm ảnh hướng xấu tới văn hóa và lối sống của con người, đặc biệt là thanh niên. Trong những năm qua, khoảng cách về sự phân biệt giàu - nghèo ngày một rộng hơn, các tệ nạn xã hội tăng lên, xung đột và nhiều mâu thuẫn xã hội nảy sinh, phát triển... Có thể nói, bên cạnh những tác động tích cực, KTTT cũng đưa đến không ít những ảnh hưởng tiêu cực, trong đó, lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất chính là lối sống. Quá trình CNH, HĐH, ĐTH là một tất yếu khách quan và có tính toàn cầu với sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội ... của một vùng, một khu vực. Sự nghiệp CNH, HĐH, ĐTH thành phố Hà Nội thực chất là quá trình xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại để chuyển 91 nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp; chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Trong đó, sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu kéo theo sự biến đổi của quan hệ sản xuất. Sự biến đổi và phát triển ấy tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống thanh niên. Quá trình ĐTH diễn ra ngày càng sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm cả khu vực nội thành và ngoại thành đã tạo ra "chùm đô thị" lớn nhất miền Bắc: đô thị trung tâm ở nội thành và đô thị vệ tinh ở ngoại thành. Quá trình này đã khơi dậy các tiềm năng, thu hút các nguồn lực phát triển cả ở khu vực nội thành và ngoại thành, tạo ra "làn sóng" di dân (chủ yếu là di chuyển lực lượng lao động thanh niên) từ khu vực ngoại thành vào nội thành, và ngược lại. Đây chính là nhân tố tác động rất lớn tới lĩnh vực văn hóa và lối sống của người dân, đặc biệt là với nhóm xã hội - dân cư thanh niên. Đối với khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, ĐTH gắn liền với công cuộc CNH, HĐH - yếu tố cơ bản biến xã hội tiểu nông thành xã hội hiện đại - là một quá trình mở, liên tục và không giới hạn, không mang tính chất "tĩnh", không là thành tựu đạt được trong "một sớm một chiều" mà là việc làm liên tiếp của nhiều thế hệ, mang nhiều diện mạo khác nhau, và cũng đạt được những kết quả khác nhau. Đây là một thách thức lớn đối với sự nghiệp CNH, HĐH, ĐTH đất nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Trước xu hướng CNH, HĐH, ĐTH đang diễn ra với tốc độ cao, diện mạo của các làng xã đang thay đổi nhanh chóng. Những giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ dễ bị mai một. Đặc biệt, lối sống truyền thống, tinh thần khoan dung, nhân ái, tình làng nghĩa xóm của xã hội nông nghiệp đang dần bị thay thế, loại bỏ, nhường chỗ cho lối sống công nghiệp, đề cao vai trò cá nhân và cạnh tranh khốc liệt. Rõ ràng, thách thức của CNH, HĐH, ĐTH đối với văn hóa, lối sống là rất lớn. Thực tế đã chứng minh, tốc độ của CNH, HĐH, ĐTH có thể làm thay đổi nhanh diện mạo của một khu vực nào đó và tất nhiên, cũng sẽ làm thay đổi cách sống, cách nghĩ của cộng đồng xã hội ấy. Như vậy, công cuộc đổi mới đất nước, CNH, HĐH, ĐTH thành phố Hà Nội đã mở ra cho nông thôn ngoại thành nhiều vận hội mới, phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Song, đồng thời nó cũng đã và đang xuất hiện những 92 thách thức không nhỏ đến môi trường tự nhiên và truyền thống văn hóa của dân tộc, đặc biệt là vấn đề lối sống của thanh niên. Các Đại hội Đảng gần đây đều nhận định, đánh giá tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống đang diễn ra ngày càng phức tạp. Văn kiện Đại hội XI đã chỉ rõ: "Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phopng mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại" [26]. 3.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Để Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, bức tranh đổi mới làng quê nông thôn Việt Nam sớm là hiện thực, Chính phủ đã kịp thời triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 (với 19 tiêu chí) bước đầu đạt được những thành tựu rất quan trọng. Sau gần 6 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, bộ mặt của nông thôn nước ta nói chung đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Thành phố, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và triển khai Chương trình số 02 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015” nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố, với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới Thủ đô Hà Nội có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại; đời sống vất chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nông thôn được đảm bảo, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, nông thôn ngoại thành Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét với những kết quả nổi bật, sinh động. Có thể nói, phong trào xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng từ Trung ương đến cơ sở, huy động được cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia, với phương châm dân chủ, tự giác, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trong quá trình này đã xuất hiện rất nhiều các tấm gương là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cùng chung tay đóng góp công sức, nguồn lực, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 93 Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Đảng, Nhà nước nói chung và thành phố Hà Nội có tác động rất sâu sắc đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lối sống nói chung, lối sống thanh niên 2 xã Cổ Loa và Thụy Hương nói riêng. Trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, tổ chức ĐTNCSHCM đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đoàn xã Cổ Loa và xã Thụy Hương đã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể của xã tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tích cực tham gia xây dựng NTM. Cùng với Huyện Đoàn Đông Anh và Chương Mỹ, ĐTNCSHCM xã Cổ Loa và Thụy Hương đã chỉ đạo các cơ sở đoàn phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng Nông thôn mới; chỉ đạo các cơ sở xây dựng kế hoạch, triển khai ra quân Tháng thanh niên đạt kết quả cao, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia. Hơn nữa, bằng các sinh hoạt thiết thực của Đoàn thông qua chương trình "3 tập trung - 3 xung kích" và phong trào “Tôi yêu Hà Nội” được phát động sâu rộng đến các cơ sở Đoàn, triển khai bằng những việc làm cụ thể, trong đó tập trung vào các nội dung như ra quân vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo rao vặt, tham gia trồng cây xanh đã góp phần giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, cảnh quan văn minh, sạch đẹp. Tham gia đảm bảo an toàn giao thông, xung kích giữ gìn văn minh đô thị. Phát động các cơ sở đoàn đảm nhận vệ sinh môi trường trong cơ quan làm việc, đảm nhận con đường tự quản, con đường thanh niên... Các hoạt động bảo vệ môi trường, việc xây dựng nét đẹp trong văn hóa ứng xử, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được các cấp bộ đoàn, các liên đội quan tâm thực hiện có hiệu quả. Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng được đẩy mạnh với nhiều hoạt động, các cơ sở Đoàn chủ động tổ chức ra quân vệ sinh môi trường tại thôn xóm, địa bàn dân cư; trồng cây xanh trên địa bàn xã, thị trấn. Công tác tuyên truyền về phong trào hiến máu tình nguyện tiếp tục được chú trọng. Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng luôn được quan tâm, chú trọng, đổi mới với nhiều nội dung, cách làm sáng tạo phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí, giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Càng ngày, chất lượng hoạt động cấp 94 cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hoạt động, công trình, phần việc thanh niên được thực hiện có hiệu quả, chủ động hơn trong công tác tham gia xây dựng Nông thôn mới, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức Đoàn có sự gắn bó, chặt chẽ từng bước phát huy hiệu quả. Phong cách, lề lối làm việc của tổ chức, cán bộ Đoàn từng bước được đổi mới theo phương châm thiết thực, hiệu quả, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “3 xây, 3 chống” trong tổ chức Đoàn. Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp ủy, chính quyền và toàn thể xã hội, tạo động lực lớn để tổ chức Đoàn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao. Chính những hoạt động trên và nhiều hoạt động khác nữa trong các phong trào cụ thể như "Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường", phong trào "thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng", v.v... của ĐTNCSHCM đã góp phần tạo nên thành công của phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) v.v... Những hoạt động cụ thể này đã từng bước thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của thanh niên, giúp thanh niên nông thôn dân khẳng định được vai trò xung kích và vị thế của mình trong phát triển KT - XH ở địa phương. 3.1.3. Các phương tiện truyền thông đại chúng Với tính cách là một hoạt động giao tiếp, trao đổi thông tin mang tính xã hội rộng rãi truyền thông đại chúng có vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội và chính nó cũng trở thành một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin giữa người với người ngày càng tăng lên nhanh chóng. Đó không chỉ sự giao tiếp trực tiếp mà con người đã tìm đến những hình thức giao tiếp, trao đổi khác nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông. Hiện nay, trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều loại hình truyền thông đại chúng gắn với sự phát triển của xã hội loài người ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Những loại hình truyền thông đại chúng cũ và mới tồn tại đan xen với nhau, vừa cạnh tranh vừa bổ sung cho nhau. Bên cạnh sự xuất hiện của máy tính, sự xuất hiện của điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động cũng tạo ra một bước phát triển mới cho truyền thông đại chúng. Điện thoại di động đã cho thấy những phương tiện cá nhân cũng đang trực tiếp tham gia vào hoạt động 95 truyền thông, tạo nên một cuộc cách mạng mới trong phương thức tiếp nhận và truyền dẫn thông tin. Những khoảng cách về không gian và thời gian bị thu hẹp lại. Ranh giới giữa thông tin đại chúng và thông tin cá nhân, thông tin chính thống với dư luận, giữa người gửi với người nhận đã bị xóa nhòa. Ngoài ra, sự xuất hiện của Internet và báo điện tử cũng góp phần tạo nên một biến động lớn của truyền thông đại chúng. Có thể nói, truyền thông đại chúng là sản phẩm của văn hóa, là một thành tố trong cấu trúc của văn hóa. Sự phát triển của truyền thông đại chúng là sự vận động và phát triển văn hóa trong các xã hội hiện đại. Bản thân sự vận động và phát triển như vũ bão của truyền thông đại chúng là sự biến đỏi của văn hóa. Truyền thông đại chúng tạo ra “thế giới phẳng”, thế giới đa văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa. Truyền thông đại chúng tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa như: tư tưởng, đạo đức, lối sống; xây dựng con người; bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Những giá trị truyền thống và hiện đại của văn hóa được các phương tiện truyền thông đại chúng trao truyền, phổ biến mạnh mẽ và tác động đến xây dựng con người. Truyền thông đại chúng là nhân tố thúc đẩy sự đa dạng văn hóa Tuy nhiên, mặt trái của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt Internet đã gây những tác động tiêu cực không nhỏ đến lối sống của con người. Trước hết, nó tạo ra mối quan hệ lẫn lộn giữa giá trị ảo và giá trị thật; “gây nhiễu” trong định hướng giá trị xã hội; thứ hai là tính đa chiều về thông tin dẫn tới sự ảnh hưởng và mất kiểm soát đối với văn hóa ngoại lai, phản giá trị; thứ ba là truyền thông đại chúng tạo ra sự đồng hóa văn hóa của các nước lớn, của những nền văn hóa lớn đối với các tiểu văn hóa (qua phim ảnh, qua nghệ thuật, giải trí). Đặc biệt, trong những năm gần đây, tác động của văn hóa mạng (Internet )đến đời sống giới trẻ là rất lớn. Không phủ nhận, Internet góp phầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_loi_song_thanh_nien_nong_thon_ngoai_thanh_ha_noi_hien_nay_3865_1916298.pdf
Tài liệu liên quan