LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC BẢNG . viii
DANH MỤC HÌNH . x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . xi
TÓM TẮT. xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 1
Giới thiệu . 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu. 1
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn. 1
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết . 4
1.2 Câu hỏi nghiên cứu . 6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu . 7
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát. 7
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể . 7
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. 7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu . 8
1.5 Phương pháp nghiên cứu. 10
1.6 Tổng quan các nghiên cứu trước . 11
1.6.1 Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan . 11
1.6.2 Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu được phát hiện. 24
1.7 Kết cấu của luận án . 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 27
Giới thiệu . 27
2.1 Các lý thuyết liên quan. 27
2.1.1 Các lý thuyết hỗ trợ xây dựng mối quan hệ giữa các nhân tố với ý định quay lại27
2.1.2 Các lý thuyết hỗ trợ xây dựng vai trò điều tiết của văn hóa . 32
316 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam: trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.1: Thống kê mẫu theo mục đích
chuyến đi
Hình 4.2: Thống kê mẫu theo nhóm
khách
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
112
2019, số lượt khách nội địa chiếm 82,5% và số lượt khách quốc tế chiếm 17,5%. Cơ
cấu mẫu theo khách du lịch nội địa chiếm 76,1% và quốc tế 23,9%. Như vậy, mẫu
nghiên cứu theo đặc điểm về nhóm khách phù hợp so với thực tế.
Về giới tính, khách nam là 292 người (41,1%), khách nữ có 418 người
(58,9%). Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo giới tính nữ và nam không quá chênh lệch
nhau.
Theo tình trạng hôn nhân, tỷ lệ du khách độc thân 473 người (33,20%) và
khách đã kết hôn 237 người (66.80%).
Hình 4.3: Thống kê mẫu theo giới tính
Hình 4.4: Thống kê mẫu theo tình
trạng hôn nhân
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 4.5: Thống kê mẫu theo độ tuổi
Hình 4.6: Thống kê mẫu theo tình
trạng học vấn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
113
Về độ tuổi, đại đa số người trả lời ở độ tuổi 26 đến 35 chiếm 35,10% (249
người), độ tuổi <=25 tuổi chiếm 24,90% (177 người), độ tuổi từ 31 đến 35 chiếm
20,00% (142 người), độ tuổi từ 36 đến 40 tuổi chiếm 12,00% (85 người) và cuối cùng
là nhóm trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 8% (57 người).
Bảng 4.1: Thống kế mẫu nghiên cứu theo văn hóa
Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ
Văn hóa
Chủ nghĩa cá nhân 211 29,7
Chủ nghĩa bi quan 142 20,0
Chủ nghĩa giai cấp 214 30,1
Chủ nghĩa bình quyền 143 20,1
Văn hóa của nhóm khách nội địa
Chủ nghĩa cá nhân 160 29,6
Chủ nghĩa bi quan 110 20,4
Chủ nghĩa giai cấp 156 28,9
Chủ nghĩa bình quyền 114 21,1
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Theo trình độ học vấn, tỷ lệ người trả lời câu hỏi có trình độ đại học chiếm đa
số (532 người), nhóm sau đại học có 49 người và nhóm phổ thông có 129 người.
Đối với văn hóa và văn hóa của nhóm khách nội địa, dựa vào cách thức xác
định nhóm văn hóa chủ đạo tại mục 2.2.7.4, nghiên cứu tiến hành thống kê cỡ mẫu
của hai nhóm này thông qua các bước như sau:
- Bước 1: Xác định điểm trên mỗi thang đo/ biến quan sát của các nhóm văn hóa
mà mỗi khách du lịch lựa chọn theo thang đo Likert 5. Như vậy, điểm cao nhất là 5 và
thấp nhất là 0 cho mỗi thang đo/ biến quán sát thuộc về văn hóa.
- Bước 2: Tính tổng điểm của từng nhóm văn hóa của từng khách du lịch (chủ
nghĩa cá nhân, chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa giai cấp, chủ nghĩa bình quyền). Mà mỗi
nhóm văn hóa có 5 thang đo. Như vậy, tổng điểm của từng nhóm văn hóa sẽ dao động
từ 0 đến 25 điểm.
114
- Bước 3: Xác định nhóm văn hóa trong tổng bốn nhóm có số điểm cao nhất.
Đây chính là nhóm văn hóa chủ đạo của khách du lịch đó.
- Bước 4: Xác định số khách du lịch cùng thuộc về một nhóm văn hóa.
4.2 Kiểm định thang đo chính thức
Các thang đo được đánh giá trước khi thực hiện EFA thông qua chỉ tiêu
Cronbach’s Alpha như đã trình bày. Phần mềm SPSS là công cụ phân tích chính trong
trường hợp này. Quá trình kiểm đinh cho thấy các chỉ số chi tiết tại Bảng 4.2.
Tóm lại, kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan
biến tổng > 0,3. Tất cả các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,6.
Đồng thời, nếu loại bất kỳ thành phần nào cũng đều làm giảm hệ Alpha. Với kết quả
này, các thang đo đều đạt yêu cầu, có thể thực hiện EFA.
Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
Ý định quay lại: Cronbach's Alpha = 0,912
YD1 15,34 8,846 0,775 0,893
YD2 15,35 8,901 0,778 0,893
YD3 15,34 9,002 0,807 0,887
YD4 15,37 8,864 0,784 0,891
YD5 15,40 9,022 0,744 0,900
Nhận thức rủi ro: Cronbach's Alpha = 0,900
NT1 10,32 10,067 0,700 0,889
NT2 10,25 9,856 0,754 0,878
NT3 10,22 9,490 0,789 0,870
NT4 10,15 9,656 0,782 0,871
NT5 10,12 9,839 0,733 0,882
115
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến
Cronbach's Alpha
nếu loại biến
Hạnh phúc chủ quan: Cronbach's Alpha = 0,878
HP1 13,73 9,209 0,682 0,860
HP2 13,75 9,190 0,722 0,849
HP3 13,71 9,409 0,719 0,850
HP4 13,69 9,300 0,740 0,845
HP5 13,66 9,510 0,689 0,857
Công bằng dịch vụ: Cronbach's Alpha = 0,922
CB1 12,48 7,508 0,752 0,916
CB2 12,38 7,685 0,820 0,900
CB3 12,30 7,704 0,829 0,899
CB4 12,26 7,755 0,815 0,901
CB5 12,24 7,851 0,784 0,907
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
4.3 Phân tích nhân tố khám phá
Dựa vào kết quả sau khi đánh giá thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các
thang đo đạt chuẩn là cơ sở để tiến hành phân tích EFA. Trong giai đoạn này, mềm
SPSS cũng được lựa chọn sư dụng. Với tổng cộng 20 biến quan sát được đưa vào vào
phân tích EFA, trong đó nhân tố ý định quay lại của khách du lịch gồm 5 biến quan
sát, nhận thức rủi ro gồm 5 biến quan sát, hạnh phúc chủ quan gồm 5 biến quan sát và
công bằng dịch vụ gồm 5 biến quan sát. Kết quả phân tích EFA được trình bày như
sau:
Qua bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy:
- Với 0,5 < KMO = 0,917 < 1, phân tích nhân tố được chấp nhận với dữ liệu
nghiên cứu.
- Với Sig Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05, phân tích nhân tố là phù hợp.
116
Bảng 4.3: Kết quả KMO và Kiểm định Bartlett
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,917
Mô hình kiểm tra của
Bartlett
Giá trị Chi bình phương 9401,403
Bậc tự do 190
Sig (giá trị P) 0,000
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA
Biến quan sát
Nhân tố
Tên nhân tố
1 2 3 4
CB3 0,882
Công bằng
dịch vụ
CB4 0,869
CB2 0,850
CB5 0,847
CB1 0,742
YD3
0,864
Ý định
quay lại
YD2
0,844
YD1
0,809
YD4
0,803
YD5
0,776
NT4
0,868
Nhân thức
rủi ro
NT3
0,826
NT5
0,800
NT2
0,779
NT1
0,718
HP4
0,823
Hạnh phúc
chủ quan
HP2
0,773
HP3
0,767
HP5
0,748
HP1
0,719
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
117
Kết quả phân tích EFA tại Bảng 4.4 cho thấy trích được 4 nhân tố từ 20 biến
quan sát bằng phương pháp PAF đã chọn. Các nhân tố trích được bao gồm:
- Nhân tố công bằng dịch vụ: CB, CB4, CB2, CB5, CB1
- Nhân tố nhận thức rủi ro: NT4, NT3, NT5, NT2, NT1
- Nhân tố hạnh phúc chủ quan: HP4, HP2, HP3, HP5, HP1
- Nhân tố ý định quay lại: YD3, YD2, YD1, YD4, YD5
Như vậy, sau khi kiểm định với cỡ mẫu là 710 bằng phần mềm SPSS, các
thang đo được xác định trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đều đạt tiêu chuẩn, không
có thành phần thang đo nào cần loại bỏ. Do đó các nhân tố đề xuất trong mô hình
không có sự thay đổi, đồng thời giữ nguyên nội hàm của các khái niệm. Mô hình
nghiên cứu chính thức không khác biệt so với mô hình đề xuất. Dựa trên kết quả này,
tác giả tiến hành thực hiện CFA.
4.4 Phân tích nhân tố khẳng đinh
4.4.1 Kiểm định tính đơn hướng (undimensionality)
Để đảm bảo tính đơn hướng cho tập biến quan sát thì điều kiện cần và đủ là mô
hình đo lường phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thu thập được, trừ trường hợp các sai
số của các biến quan sát có tương quan với nhau (Hair và ctg, 2010). Để xác định độ
phù hợp này, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu: CMIN, CMIN/df, CFI, GFI, TLI
và chỉ số RMSEA.
Tuy nhiên do nhược điểm của CMIN là sự phụ thuộc vào độ lớn của mẫu. Do
đó, các chỉ tiêu TLI, GFI và CFI được kết hợp để đánh giá một cách đầy đủ hơn. Theo
kết quả phân tích, CFI đạt 0,992; GFI đạt 0,966; TLI đạt 0,990 và chỉ số RMSEA đạt
0,026 (nhỏ hơn 0,8). Với tiêu chuẩn TLI, GFI và CFI lớn hơn 0,9; CMIN/df có giá trị
< 2 và RMSEA có giá trị < 0,8 (Hair và ctg, 2010) thì mô hình được xem là phù hợp
với dữ liệu nghiên cứu thu được.
Như vậy, sau khi phân tích CFA, kết quả cho thấy mô hình đo lường phù hợp
với dữ liệu thực tế thu được, do đó ta có thể kết luận thang đo thỏa mãn điều kiện
đánh giá và đạt tính đơn hướng.
118
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp kết quả phân tích CFA
Chỉ số Tiêu chuẩn Kết quả Đánh giá
CMIN/df < 2 1,470 Chấp nhận
CFI > 0,9 0,992 Chấp nhận
GFI > 0,9 0,966 Chấp nhận
TLI > 0,9 0,990 Chấp nhận
RMSEA < 0,8 0,026 Chấp nhận
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 4.1: Mô hình đo lường tới hạn chuẩn hóa
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
119
Nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định liên quan nhằm đảm bảo độ tin
cậy, độ hội tụ và tính phân biệt để đảm bảo sự chính xác của kết quả phân tích, tránh
gây ra các sai lệch về kết quả phân tích và đảm bảo thể hiện được ý nghĩa của dữ liệu
đối với thực tế.
4.4.2 Kiểm định độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt
Để kiểm định độ tin cậy, nghiên cứu đánh giá hệ số tải chuẩn hóa và độ tin cậy
tổng hợp. Như đã trình bày, hệ số tải chuẩn hóa phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 (lý tưởng
nhất là lớn hơn hoặc bằng 0,7), đồng thời độ tin cậy tổng hợp phải lớn hơn hoặc bằng
0,7. Kết quả kiểm tra cho thấy các chỉ số qua bảng 4.6.
Thông qua bảng số liệu, tất cả các hệ số tải chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5 do đó tất
cả các biến đều đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, kết quả phân tích cho thấy rằng các giá trị
của độ tin cậy đều cao hơn 0,7. Do đó, toàn bộ các biến quan sát đều có ý nghĩa trong
thang đo. Ta có thể kết luận thang đo được sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
về độ tin cậy hay độ tin cậy của thang đo được đảm bảo.
Bảng 4.6: Hệ số tải chuẩn hóa
STT Quan hệ
Ước
lượng
STT Quan hệ Ước lượng
1 YD3 YD 0,858 11 HP4 HP 0,800
2 YD2 YD 0,833 12 HP2 HP 0,781
3 YD4 YD 0,800 13 HP3 HP 0,781
4 YD1 YD 0,838 14 HP1 HP 0,738
5 YD5 YD 0,755 15 HP5 HP 0,747
6 CB3 CB 0,894 16 NT4 NT 0,845
7 CB4 CB 0,841 17 NT3 NT 0,858
8 CB2 CB 0,839 18 NT5 NT 0,799
9 CB5 CB 0,808 19 NT2 NT 0,767
10 CB1 CB 0,768 20 NT1 NT 0,706
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
120
Để kiểm định tính hội tụ nghiên cứu đánh giá dựa vào giá trị AVE với tiêu chí
các chỉ số AVE phải lớn hơn hoặc bằng 0,5. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các giá
trị AVE đều đạt yêu cầu (>= 0,5), do đó tính hội tụ được đảm bảo.
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá CR, AVE, MSV và SQRTAVE
CR AVE YD CB HP NT
YD 0,910 0,668 0,818
CB 0,918 0,691 0,068 0,831
HP 0,879 0,593 0,445 0,431 0,770
NT 0,896 0,635 -0,428 -0,363 -0,447 0,797
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Để đạt được tính phân biệt, các chỉ số MSV phải nhỏ hơn chỉ số AVE tương
ứng. Đồng thời các chỉ số SQRTAVE phải lớn hơn các chỉ số Inter-Construct
Correlations. Đồng thời, dựa vào kết quả này ta có thể kết luận rằng các tiêu chuẩn để
đánh giá tính phân biệt đều được đảm bảo.
Như vậy, kết quả kiểm định CFA cho thấy, các khái niệm đều đạt yêu cầu về
giá trị cũng như độ tin cậy, số lượng nhân tố và các biến đo lường trên các nhân tố đó
phù hợp với mong đợi trên nền tảng lý thuyết đã được thiết lập trước đó. Vì vậy,
thang đo phù hợp sử dụng cho phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính tiếp theo.
4.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định cho thấy các chỉ tiêu phân tích liên quan đều đạt tiêu chuẩn
cần thiết, khẳng định mô hình nghiên cứu đạt mức độ phù hợp với dữ liệu nghiên cứu
thu thập được. Cụ thể: Chi-square đạt 262.838; df đạt 161 và giá trị p rất nhỏ đạt
0,000; Chi-square/df đạt giá trị 1,633 nhỏ hơn 2; CFI đạt 0,989; GFI đạt 0,964; TLI
đạt 0,987. Như vậy cả ba chỉ số CFI, GFI và TLI đều lớn hơn 0,9. Đồng thời chỉ số
RMSEA đạt 0,030 nhỏ hơn 0,08 theo tiêu chuẩn của Hair và ctg (2010).
121
Hình 4.1: Kết quả phân tính mô hình cấu trúc tuyến tính chuẩn hóa
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 4.8: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Giả thuyết Tương quan Estimate S.E. C.R. P
H1
Công bằng
dịch vụ
Nhân thức
rủi ro
-0,401 0,046 -8,773 ***
H2
Công bằng
dịch vụ
Hạnh phúc
chủ quan
0,316 0,043 7,332 ***
H3
Nhận thức
rủi ro
Hạnh phúc
chủ quan
-0,316 0,039 -8,078 ***
H4
Nhận thức
rủi ro
Ý định
quay lại
-0,261 0,040 -6,596 ***
H5
Hạnh phúc
chủ quan
Ý định
quay lại
0,304 0,043 7,011 ***
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Thông qua các chỉ tiêu thống kê, tác giả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
đã đề xuất. Mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm 4 nhân tố: CBDV, NTRR, HPCQ
122
và YĐQL. Thông qua kết quả phân tích SEM, tất cả các giả thuyết từ H1 đến H5 được
đề xuất đều được chấp nhận. Các ước lượng chuẩn hóa được trình bày ở bảng 4.9.
Kết quả kiểm định cho thấy tất các các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu
đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% do tất cả các giá trị p đều nhỏ hơn 0,05.
Mặt khác, các ước lượng tương ứng với từng mối quan hệ thể hiện giá trị khác nhau,
trong đó có các mối quan hệ thuận chiều: công bằng dịch vụ hạnh phúc chủ quan,
hạnh phúc chủ quan ý định quay lại; và các mối quan hệ trái chiều: công bằng dịch
vụ nhân thức rủi ro, nhận thức rủi ro hạnh phúc chủ quan, nhận thức rủi ro ý
định quay lại. Do đó, các giả thuyết từ H1 đến H5 đều được chấp nhận. Đồng thời
kiểm định mô hình cũng khẳng định thang đo lường các khái niệm trong mô hình đạt
giá trị về mặt lý thuyết.
Thông qua hệ số ước lượng chuẩn hóa của mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố,
ta có thể đánh giá được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với việc ảnh hưởng đến ý
định quay lại của du khách. Theo đó, trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định
quay lại thì hạnh phúc chủ quan thể hiện sự ảnh hưởng mạnh hơn so với nhân tố nhận
thức rủi. Trị tuyệt đối của hệ số ướng lượng chuẩn hóa mức độ ảnh hưởng của hạnh
phúc chủ quan đến ý định quay lại đạt 0,309 trong khi trị tuyệt đối của hệ số này trong
mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và ý định quay lại chỉ đạt 0,285. Như vậy, nếu
không xem xét về chiều tác động thì việc thay đổi của hạnh phúc chủ quan sẽ làm
thay đổi ý định quay lại của du khách nhiều hơn.
Bảng 4.9: Hệ số hồi quy chuẩn hóa
STT Tương quan Ước lượng
1 Công bằng dịch vụ Nhận thức rủi ro -0,356
2 Công bằng dịch vụ Hạnh phúc chủ quan 0,302
3 Nhận thức rủi ro Hạnh phúc chủ quan -0,339
4 Nhận thức rủi ro Ý định quay lại -0,285
5 Hạnh phúc chủ quan Ý định quay lại 0,309
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
123
Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc chủ quan thì nhận thức rủi ro lại
là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn. Điều này được minh chứng thông qua hệ số ước
lượng chuẩn hóa mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan có trị tuyệt
đối đạt 0,339 trong khi trị tuyệt đối của hệ số tác động chuẩn hóa của công bằng dịch
vụ đối với nhân tố này chỉ đạt 0,302. Như vậy, việc gia tăng hạnh phúc chủ quan của
du khách có thể đặt trọng tâm vào việc giảm nhận thức rủi ro để đạt hiệu quả cao hơn.
Sau khi kiểm định bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, nghiên cứu thực
hiện có thực hiện kiểm định Bootstrap (Phụ lục 10).
4.6 Kiểm định vai trò điều tiết của biến văn hóa
Khái niệm VH được đo lường và phân chia các đối tượng khảo sát thành 4
nhóm cá thể thuộc 4 nhóm VH tương ứng: VH1: chủ nghĩa cá nhân; VH2: Chủ nghĩa
bi quan, VH3: chủ nghĩa giai cấp, và VH4: chủ nghĩa bình quyền.
Để kết luận cho các giả thuyết về vai trò điều tiết của văn hóa đối với các mối
quan hệ, nghiên cứu thực hiện hai bước kiểm định chính bao gồm: (1) Kiểm định vai
trò điều tiết của văn hóa ở cấp độ toàn mô hình, (2) Kiểm định vai trò điều tiết trong
từng mối quan hệ giữa các biến.
4.6.1 Vai trò điều tiết của văn hóa ở cấp độ toàn mô hình
Thông qua kiểm định, ở cấp độ tổng thể mô hình, tồn tại sự khác biệt hệ số ước
lượng mang ý nghĩa thống kê (với độ tin cậy 95%) trong các mối quan hệ giữa các
nhóm văn hóa. Điều này khẳng định văn hóa làm thay đổi mức độ tác động của ít nhất
một mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu. Nói cách khác, tồn tại chức năng điều tiết
của văn hóa đối với các mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình.
Mặt khác, việc tồn tại ít nhất một hoặc nhiều mối quan hệ có hệ số ước lượng
khác nhau giữa các loại văn hóa là cơ sở thực hiện kiểm định chi tiết, nhằm xác định
các mối quan hệ nào thực sự đang có sự khác biệt giữa các nhóm khách phân loại theo
văn hóa.
Nghiên cứu thực hiện kiểm khác biệt chi bình phương giữa mô hình cơ sở và
mô hình giới hạn lần lượt từng cặp nhóm văn hóa (trong 4 nhóm văn hóa đã phân
loại). Việc tồn tại sự khác biệt chi bình phương của 1 trong 6 cặp tổ hợp so sánh bất
124
kỳ đều khẳng định văn hóa tạo nên sự khác biệt trong hệ số ước lượng giữa các mối
quan hệ.
Bảng 4.10: Kiểm định khác biệt chi bình phương mô hình giới hạn và
mô hình cơ sở
So sánh Mô hình Chi bình phương df p Kết luận
Mô hình
tổng thể
Mô hình giới hạn 840,953 644
Tồn tại
khác biệt
Mô hình cơ sở 936,588 707
Số nhóm 2
Khác biệt 95,635 63 0,005
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
4.6.2 Vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và ý
định quay lại
Bảng 4.11: Kiểm định vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa
nhận thức rủi ro và ý định quay lại
Quan
hệ
Văn hóa Khác biệt
Beta
Giá trị P Kết luận
NT → YD
VH1
VH2 0,369 0,004
Mối quan hệ nghịch chiều giữa
NT -> YD mạnh hơn ở nhóm
VH2
VH3 0,127 0,111 Không có sự khác biệt
VH4 0,009 0,820 Không có sự khác biệt
VH2
VH3 -0,242 0,202 Không có sự khác biệt
VH4 -0,361 0,023
Mối quan hệ nghịch chiều giữa
NT -> YD mạnh hơn ở nhóm
VH2
VH3 VH4 -0,119 0,255 Không có sự khác biệt
VH1 Beta: -0,170*
VH2 Beta: -0,539***
VH3 Beta: -0,297***
VH4 Beta: -0,179†
Significance
Indicators:
† p < 0,100
* p < 0,050
** p < 0,010
*** p < 0,001
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
125
Kết quả phân tích khẳng định tương quan nghịch chiều giữa NTRR và YĐQL
có ý nghĩa thống kê khi phân tích trên từng nhóm VH. Đồng thời, kiểm định khác biệt
về hệ số tác động của NTRR đến YĐQL của từng nhóm VH cho thấy tồn tại những sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định được mô tả chi tiết qua bảng
4.11.
Kết quả phân tích cho thấy mức độ mối quan hệ giữa NTRR và YĐQL chịu tác
động bởi tất cả các nhóm VH với mức ý nghĩa khác nhau. Trong đó, mức độ của mối
quan hệ mạnh trở nên mạnh nhất ở nhóm chủ nghĩa bi quan, các nhóm chủ nghĩa cá
nhân, chủ nghĩa giai cấp và chủ nghĩa bình quyền không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê trong vai trò điều tiết mối quan hệ giữa NTRR và YĐQL. Tóm lại, có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ mối quan hệ giữa NTRR và YĐQL trong
từng nhóm VH. Chức năng điều tiết của VH đối với mối quan hệ được xác nhận, từ
đó nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H6: Văn hóa điều tiết mối quan hệ giữa nhận
thức rủi ro và ý định quay lại
4.6.3 Vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa hạnh phúc chủ quan
và ý định quay lại
Kết quả phân tích khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa HPCQ và YĐQL
có ý nghĩa thống kê ở một số nhóm VH. Ngược lại, mối quan hệ này lại không mang
ý nghĩa thống kê khi phân tích ở nhóm chủ nghĩa bi quan. Mối quan hệ giữa HPCQ và
YĐQL có sự khác biệt về mức độ khi phân tích chi tiết đối với từng nhóm VH. Kết
quả phân tích được mô tả chi tiết qua bảng trên.
Kết quả phân tích cho thấy đối với nhóm chủ nghĩa bi quan, mức độ mối quan
hệ giữa HPCQ và YĐQL không thể hiện, bằng chứng là không tìm thấy bằng chứng
mang ý nghĩa thống kê cho mối quan hệ này khi phân tích ở nhóm chủ nghĩa bi quan.
Với các nhóm VH còn lại, mức độ của mối quan hệ mạnh nhất ở nhóm chủ nghĩa giai
cấp và chủ nghĩa bình quyền. Đối với hai nhóm VH này, mức độ tác động giữa HPCQ
và YĐQL là tương đồng và mạnh hơn so với nhóm chủ nghĩa cá nhân. Tóm lại, ở mỗi
nhóm VH, mức độ tác động của HPCQ và YĐQL là khác nhau. Nói cách khác mối
quan hệ giữa HPCQ và YĐQL chịu tác động điều tiết bởi VH. Nghiên cứu chấp nhận
giả thuyết H7: Văn hóa điều tiết mối quan hệ giữa hạnh phúc chủ quan và ý định
quay lại.
126
Bảng 4.12: Kiểm định vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa
hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại
Quan
hệ
Văn hóa Khác biệt
Beta
Giá trị P Kết luận
HP → YD
VH1
VH2 0,174 0,122
Mối quan hệ thuận chiều giữa
HP và YD chỉ có ý nghĩa đối
với nhóm VH1
VH3 -0,055 0,975 Không có sự khác biệt
VH4 -0,106 0,916 Không có sự khác biệt
VH2
VH3 -0,228 0,091
Mối quan hệ thuận chiều giữa
HP -> YD mạnh hơn ở nhóm
VH3.
VH4 -0,279 0,091
Mối quan hệ thuận chiều giữa
HP -> YD mạnh hơn ở nhóm
VH4.
VH3 VH4 -0,051 0,929 Không có sự khác biệt
VH1 Beta: 0,282***
VH2 Beta: 0,108
VH3 Beta: 0,337***
VH4 Beta: 0,388***
Significan
ce
Indicators
:
† p < 0,100
* p < 0,050
** p < 0,010
*** p < 0,001
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
4.6.4 Vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và
hạnh phúc chủ quan
Kết quả phân tích khẳng định mối quan hệ nghịch chiều giữa nhận thức rui ro
và HPCQ có ý nghĩa thống kê khi phân tích trên từng nhóm VH. Đồng thời, kiểm
định khác biệt về hệ số tác động của NTRR đến HPCQ của từng nhóm VH lại cho
thấy có những sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định được mô tả chi
tiết qua bảng 4.13.
Kết quả kiểm định cho thấy mức độ mối quan hệ giữa NTRR và HPCQ chịu
tác động bởi tất cả các nhóm VH. Trong đó, mức độ của mối quan hệ mạnh nhất đối
với hai nhóm văn hóa là chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa bình quyền. Nhóm chủ nghĩa
cá nhân và chủ nghĩa giai cấp không thể hiện sự khác biệt và đồng thời tác động đến
mối quan hệ này yếu hơn so với nhóm chủ nghĩa bi quan và bình quyền.
127
Bảng 4.13: Kiểm định vai trò điều tiết của văn hóa đối với mối quan hệ giữa
nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan
Quan
hệ
Văn hóa
Khác biệt
Beta
Giá trị P Kết luận
NT → HP
VH1
VH2 0,418 0,000
Mối quan hệ nghịch chiều
giữa NT -> HP mạnh hơn ở
nhóm VH2
VH3 0,036 0,302 Không có sự khác biệt
VH4 0,177 0,037
Mối quan hệ nghịch chiều
giữa NT -> HP mạnh hơn ở
nhóm VH4
VH2
VH3 -0,383 0,007
Mối quan hệ nghịch chiều
giữa NT -> HP mạnh hơn ở
nhóm VH2
VH4 -0,241 0,315 Không có sự khác biệt
VH3 VH4 0,141 0,241 Không có sự khác biệt
VH1 Beta: -0,180*
VH2 Beta: -0,599***
VH3 Beta: -0,216**
VH4 Beta: -0,357***
Significance
Indicators:
† p < 0,100
* p < 0,050
** p < 0,010
*** p < 0,001
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nói cách khác mức độ của mối quan hệ giữa NTRR và HPCQ khác biệt theo
từng nhóm VH. Chức năng điều tiết của VH đối với mối quan hệ được xác nhận, từ
đó nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H8: Văn hóa điều tiết mối quan hệ giữa nhận
thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan.
4.7 Kiểm định khác biệt giá trị trung bình ý định quay lại của các nhóm
Ngoài việc giải quyết những mục tiêu chính của nghiên cứu, nghiên cứu thực
hiện phân tích sâu các khác biệt trong ý định quay lại của du khách. Các biến nhân
khẩu và đặc điểm mẫu đã thu thập được bao gồm: loại văn hóa, mục tiêu chuyến đi,
nhóm khách nội địa/quốc tế, giới tính, tình trạng hôn nhân Với kiểm định khác biệt
này, các biến định danh trên sẽ đóng vai trò là biến kiểm soát đối với ý định quay lại.
128
4.7.1 Khác biệt trung bình ý định quay lại giữa các nhóm khách phân loại theo
văn hóa
Bảng 4.13: So sánh đa nhóm văn hóa về trị trung bình ý định quay lại
(I) Văn hóa
cá nhân
(J) Văn hóa
cá nhân
Khác biệt
trung bình
(I-J)
Sai số
chuẩn
Mức ý
nghĩa
Khoảng tin cậy 95%
Giới hạn
dưới
Giới hạn
trên
Chủ nghĩa
Cá nhân
Chủ nghĩa
Bi quan
-0,00577462 0,10350030 0,956 -0,2089799 0,1974306
Chủ nghĩa
Giai cấp
0,23621951
*
0,09250943 0,011 0,0545930 0,4178460
Chủ nghĩa
Bình quyền
0,17784422 0,10328376 0,086 -0,0249359 0,3806243
Chủ nghĩa
Bi quan
Chủ nghĩa
Giai cấp
0,24199413
*
0,10320806 0,019 0,0393627 0,4446256
Chủ nghĩa
Bình quyền
0,18361885 0,11296656 0,105 -0,0381718 0,4054095
Chủ nghĩa
Giai cấp
Chủ nghĩa
Bình quyền
-0,05837529 0,10299091 0,571 -0,2605804 0,1438298
*. Khác biệt trị trung bình ở mức ý nghĩa 0,05 (độ tin cậy 95%)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Khách du lịch cấp nhận khảo sát được phân loại vào 4 loại văn hóa theo nền tảng của
thuyết chia rẽ - kết hợp. Nghiên cứu thực hiện so sánh trị trung bình ý định quay lại
của du khách của 4 nhóm trên để xác định loại văn hóa nào sẽ khiến khách du lịch có
ý định quay lại nhiều hơn hay ít hơn. Để kiểm định sự khác biệt này, nghiên cứu thực
hiện kỹ thuật Anova một chiều (One-way Anova), kết quả kiểm định chi tiết được thể
hiện ở phục lục 10.
Theo kết quả, kiểm định phương sai Homogeneity có mức ý nghĩa 0,310 (lớn
hơn 0,5). Điều này cho phép kết luận phương sai của 4 nhóm khách phân loại theo
văn hóa không khác nhau, đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện kiểm định Anova
129
một chiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_moi_quan_he_giua_nhan_thuc_rui_ro_hanh_phuc_chu_quan.pdf