Luận án Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Với mức độ ngày càng gia tăng và phát triển trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, việc thanh tra giám sát của các cơ quan thanh tra Chính phủ cũng như cơ quan thanh tra giám sát NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và nâng cao CLTD đối với hệ thống. Thực tế trong thời gian qua mặc dù công tác thanh tra giám sát ngân hàng đã có nhiều đổi mới sau khi hệ thống ngân hàng lâm vào khủng hoảng, nợ xấu tăng cao nhưng hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng cũng có nhiều bất cập chưa lường trước được các vấn đề trọng yếu để xảy ra sai phạm lớn tại một số ngân hàng gây thất thoát lớn cho tài sản nhà nước và các cổ đông ngân hàng. Nhiều cuộc thanh tra đã phát hiện ra sai phạm nhưng chậm trễ trong việc xử lý dẫn đến tình trạng các ngân hàng lợi dụng việc lỏng lẻo của công tác giám sát đặc biệt có được cơ chế cho tự tái cơ cấu khắc phục đã không những làm cải thiện tình hình ngân hàng tốt lên mà còn để xảy ra các sai phạm trầm trọng hơn như việc xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng, Ngân hàng TMCP Đại Dương. Việc thanh tra giám sát là một hoạt động tất yếu nhằm tạo sự ổn định, bảo vệ hợp pháp các quyền lợi cho ngườIgửi tiền cũng như duy trì và củng cố lòng tin của người dân đối với ngân hàng. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung và nâng cao hiệu quả tín dụng nói riêng hoạt động thanh tra cần phải có sự đổi mới về chất và lượng với sự thanh tra giám sát thường xuyên dựa trên các quy định của pháp luật.

doc223 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu được xử lý, thu hồi, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Vì thế, tại nhiều ngân hàng khoản chi phí dự phòng sẽ quay trở lại và làm tăng lợi nhuận tính thuế trong tương lai. Tuy nhiên, đối với cổ đông sẽ quan tâm đến lợi nhuận của ngân hàng có cao không để đẩy cao thị giá cổ phiếu. Mặt khác, lợi nhuận tăng cao, cổ đông sẽ được chia cổ tức nhiều hơn. Vì thế, việc trích lập dự phòng rủi ro đối với cổ đông là một gánh nặng. Nhiều khoản nợ xấu có nguồn gốc là từ các khoản đầu tư cơ bản, nợ đọng từ ngân sách nhà nước khó xử lý, tiêu biểu như khoản nợ tại 12 dự án thua lỗ của ngành công thương. Vì thế, việc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro sẽ là gánh nặng không chỉ đối với ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. 2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam qua các nhân tố ảnh hưởng 2.2.2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam ngoài việc đánh giá chung như hiệu quả cao hay thấp của các yếu tố mà chất lượng tín dụng phải được đo bằng một tập hợp nhiều thang đo với các biến quan sát có liên hệ với nhau và tạo nên chất lượng tín dụng. Từ tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong các nghiên cứu trước đây, cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu luận án, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng thuộc về nội bộ ngân hàng, đứng dưới góc độ các cán bộ tín dụng, các nhà quản trị ngân hàng để đánh giá. a. Thang đo chính thức Dựa trên việc kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đây cùng kết quả phỏng vấn, tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp, đồng thời bổ sung thang đo “Quản lý rủi ro tín dụng”. Kết quả tác giả đã xây dựng được 7 thang đo đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng (với 48 biến quan sát) và 1 thang đo đại diện cho CLTD tại các NHTMCP, bao gồm: Chiến lược và chính sách tín dụng, Tổ chức và quản trị điều hành tín dụng, Công nghệ ngân hàng, Thông tin tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng, Cán bộ tín dụng, Kiểm soát nội bộ BẢNG 2.16: CÁC THANG ĐO TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Ký hiệu Nhân tố tác động Các nghiên cứu thực nghiệm kế thừa, so sánh CLCS Chiến lược và Chính sách tín dụng Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Hà Thị Mai Anh (2015), Nguyễn Văn Tuấn (2015), Trần Văn Dự (2010), Nguyễn Văn Thanh (2015), A.Burak Guner (2007), Faiçal Belaid (2014), Laivi Laidroo, Kadri Mannasoo (2017) QTĐH Tổ chức và quản trị điều hành tín dụng Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nguyễn Văn Thanh (2015), Hà Thị Mai Anh (2015), Faiçal Belaid (2014), Nguyễn Văn Tuấn (2015) CNNH Công nghệ ngân hàng Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nguyễn Văn Tuấn (2015) TTTD Thông tin tín dụng Nguyễn Thị Thu Đông, Nguyễn Văn Thanh, Hà Thị Mai Anh QLRR Quản lý rủi ro tín dụng Tác giả đề xuất CBTD Cán bộ tín dụng Nguyễn Thị Thu Đông, Hà Thị Mai Anh, Nguyễn Văn Tuấn KSNB Kiểm soát nội bộ Nguyễn Thị Thu Đông, Nguyễn Văn Tuấn (Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước) b. Mô hình nghiên cứu Mô hình được sử dụng để kiểm tra giả thuyết về quan hệ giữa chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP với các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Dựa vào mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành chạy phần mềm SPSS 20.0 để tìm ra các yếu tố tác động đến chất lượng tı́n dụng, tìm ra mô hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng hiện nay. Tác giả đề xuất mô hình sau: Hình 2.10: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD tại NHTMCP Việt Nam (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước) c. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Dựa trên các lý thuyết kinh tế liên quan và kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố, cùng những phát hiện từ nghiên cứu định tính của tác giả, 7 giả thuyết đã được xây dựng nhằm kiểm định mối liên hệ giữa 7 nhân tố với CLTD tại các NHTMCP Việt Nam. Nội dung các giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau: Các giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau: H1+: Chiến lược và chính sách tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, nhân tố Chiến lược và chính sách tín dụng và CLTD có quan hệ cùng chiều. H2+: Công tác tổ chức và quản trị điều hành của ngân hàng phù hợp về mặt số lượng, chất lượng, tính chuyên môn hóa càng cao có tác động tích cực đến chất lượng tín dụng H3+: Trang thiết bị công nghệ hiện đại, phần mềm đánh giá tín dụng ngân hàng an toàn và tin cậy tác động tích cực đến chất lượng tín dụng. H4+: Nguồn thông tin tín dụng của ngân hàng đa dạng, có độ chính xác cao tác động tích cực đến chất lượng tín dụng H5+: Quản lý rủi ro tín dụng được áp dụng theo các thông lệ quốc tế hướng đến mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững càng làm tăng CLTD của ngân hàng H6+: Cán bộ tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt. Hay nói cách khác, thành phần cán bộ tín dụng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều. H7+: Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, khoa học, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên tác động tích cực đến CLTD 2.2.2.2 Thiết kế bảng khảo sát Thiết kế bảng khảo sát được thực hiện nhằm xác định các nhân tố cấu thành CLTD tại các NHTMCP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi – Các nhân tố cấu thành CLTD tại các NHTMCP Việt Nam được xác định như thế nào? Tác giả thực hiện khảo sát dùng để điều chỉnh mô hình và bổ sung thang đo sao cho phù hợp với nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng hiểu các phát biểu của những người được phỏng vấn và tìm ra những phát biểu mới. Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi chép lại làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo. Kết quả nghiên cứu định tính sẽ là bảng câu hỏi sẵn sàng cho nghiên cứu chính thức. a. Tổ chức nhóm thảo luận và xây dựng thang đo Để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu trước khi đưa ra bảng hỏi, tác giả đã phỏng vấn 20 chuyên gia là các nhà quản lý tại các NHTMCP Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, các chuyên gia này nắm vững nghiệp vụ tín dụng. Nhằm để có cơ sở đưa ra các câu hỏi về nhân tố ảnh hưởng có tác động đến CLTD. Qua đó có những nhận xét, đánh giá về thực trạng CLTD, mà cụ thể là xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến CLTD. Từ những nhận xét, đóng góp của các chuyên gia, tác giả tiến hành công việc hiệu chỉnh và xây dựng thang đo sơ bộ. Tác giả dùng phương pháp thảo luận nhóm dựa trên dàn bài thảo luận do tác giả đã lập sẵn về tất cả các nhân tố có liên quan. Cụ thể như sau: - Tác giả thảo luận với các thành viên về một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ nhận định như thế nào về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng ngân hàng. - Tác giả giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng để họ thảo luận và bày tỏ quan điểm của mình. Các thang đo nhân tố và thang đo được giữ lại khi có 10 thành viên trong nhóm trở lên đồng ý. b. Kết quả thảo luận Thứ nhất, kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhóm chuyên gia đồng ý với mô hình nghiên cứu gồm có 7 nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng của NHTM Thứ hai, kết quả tổng hợp các ý kiến của nhóm chuyên gia tham gia cuộc nghiên cứu này cho thấy tập trung vào 7 nhân tố chính và sắp xếp theo trình tự từ rất quan trọng đến ít quan trọng như sau: 1. Chiến lược và chính sách tín dụng 2. Tổ chức và quản trị điều hành tín dụng 3. Quản lý rủi ro tín dụng 4. Kiểm soát nội bộ 5. Cán bộ tín dụng 6. Công nghệ ngân hàng 7. Thông tin tín dụng Thứ ba, sau khi đồng thảo luận, các chuyên gia đồng ý về cách thức thiết lập các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD và góp ý chỉnh sửa một số câu hỏi nhằm phù hợp với thực trạng hoạt động TD trong thực tế. Bên cạnh đó, theo ý kiến của các chuyên gia, bảng hỏi cần được thiết kế rút gọn hơn, vì bảng hỏi quá dài, sẽ gây mệt mỏi cho đối tượng khảo sát. Nội dung thang đo và biến quan sát được thể hiện trong Phụ lục 2 c. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Sau khi đã hoàn tất việc hiệu chỉnh và xây dựng các thang đo phù hợp với nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, tác giả tiến hành thiết kế bảng khảo sát nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu khảo sát. Bảng khảo sát bao gồm 2 phần như sau: - Phần một: Các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của người trả lời như: giới tính, độ tuổi, thu nhập hàng tháng, chức vụ,...Phần câu hỏi này sử dụng để phân tích mô tả các nhóm cán bộ ngân hàng - Phần hai: Bao gồm 48 biến quan sát sử dụng để khảo sát mức độ kỳ vọng và cảm nhận của nhân viên ngân hàng đối với các nhân tố tác động đến CLTD. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - Không đồng ý 3 - Không ý kiến 4 – Đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý Phân tích mẫu khảo sát a. Kích thước mẫu Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), vì thế tác giả xác định kích thước mẫu nghiên cứu được chọn theo quy tắc thực nghiệm của Hair và ctg (1998)[57], đó là tối thiểu là 5 quan sát/biến đo lường. Mô hình lý thuyết gồm 8 khái niệm nghiên cứu (7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc) được đo lường bằng 48 biến đo lường, vì thế theo quy tắc thực nghiệm của Hair và ctg (1998), kích thước mẫu tối thiểu là 240 (48 x 5). Ngoài ra, để bù đắp một tỉ lệ thông tin bị loại bỏ (các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy, các phiếu thu về không hợp lệ), tác giả quyết định phỏng vấn 700 cán bộ quản lý và CBTD tại ngân hàng. Do thời gian có hạn, tác giả không thể tiến hành phỏng vấn hết các CBTD ở tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần. Tác giả chỉ tiến hành phỏng vấn các CBTD ở 15 ngân hàng có tính đại diện bao gồm: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Sacombank, Techcombank, ACB, SHB, MBBank, EximBank, Maritimebank, HDBank, Tienphongbank, LienVietpostbank, VPBank, VIB. Trong đó, số lượng cán bộ ngân hàng để lựa chọn phỏng vấn tại các ngân hàng được tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp định mức (phi xác suất) theo tỉ lệ số lượng CBTD của các ngân hàng b. Đối tượng khảo sát Từ kinh nghiệm nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực Tài chính, ngân hàng của các công trình khoa học đã triển khai, luận án phát hành 700 phiếu khảo sát, phân bổ cho các cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng thuộc các NHTMCP Việt Nam. Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp hoặc qua mail đến các cán bộ nhân viên làm việc tại các chi nhánh của NHTMCP Việt Nam. Chi tiết phiếu khảo sát được thể hiện trong phụ lục 3 c. Thu thập thông tin dữ liệu Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn dưới các hình thức là: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua e-mail các CBTD tại ngân hàng TMCP Việt Nam. Kết quả phỏng vấn, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0 d. Kết quả phân tích mẫu theo thông tin cán bộ tín dụng Tác giả tiến hành phát ra 700 phiếu cho các đối tượng khảo sát là cán bộ thực hiện chỉ đạo công tác tín dụng tại Hội sở, các cán bộ quản lý tín dụng tại một số chi nhánh của ngân hàng và các cán bộ tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần. Số lượng phiếu thu về hợp lệ 518 phiếu. Các phiếu thu về hợp lệ được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS để thực hiện các bước phân tích. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu được thu thập từ khảo sát ý kiến của CBNH thông qua phần mềm SPSS 20.0, kết quả phân tích mô tả mẫu thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.15: Thống kê đặc điểm cán bộ tín dụng tham gia khảo sát Đơn vị tính: người, % Nhóm Số người Tỷ trọng 1. Độ tuổi Dưới 30 tuổi 60 11,6 Từ 30-40 tuổi 236 45,6 Từ 41-50 tuổi 170 32,8 Trên 50 tuổi 52 10 Tổng cộng 518 100 2. Giới tính Nam 356 68,7 Nữ 162 31,3 Tổng cộng 518 100 3. Số năm kinh nghiệm Dưới 5 năm 43 8,3 Từ 5 - 10 năm 220 42,5 Từ 11 - 20 năm 199 38,4 Trên 20 năm 56 10,8 Tổng cộng 518 100 4. Vị trí công tác Chỉ đạo ở Hội sở 23 4,4 Quản lý ở cơ sở 80 15,5 Trực tiếp quản lý khách hàng 415 80,1 Tổng cộng 518 100 5. Trình độ học vấn Đại học 397 76,64 Sau đại học 121 23,36 Tổng cộng 518 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát từ phần mềm SPSS 20.0) Từ bảng kết quả thống kê trên cho thấy cụ thể như sau: Thứ nhất: Độ tuổi Độ tuổi của các đối tượng được khảo sát tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 30 – 40 tuổi, với số lượng được khảo sát là 236 cán bộ, chiếm tỷ lệ 45,6%. Tiếp đó là đến các đối tượng có độ tuổi từ 41 – 50 tuổi với số lượng là 170 cán bộ, chiếm tỷ lệ 32,8%. Đánh giá chung là đội ngũ cán bộ được khảo sát có độ tuổi ở mức trung bình khá cao. Điều này là do đối tượng khảo sát mà tác giả muốn hướng tới là những người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tín dụng để thu được những ý kiến xác đáng. Do đó, số lượng cán bộ có độ tuổi dưới 30 là khá thấp, chỉ có 60 cán bộ, chiếm tỷ lệ 11,6% chủ yếu là sinh viên mới ra trường hoặc các cộng tác viên hỗ trợ bán hàng và chăm sóc khách hàng. Số lượng cán bộ được khảo sát có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên chỉ chiếm 10%. Thứ hai: Giới tính Số CBNH làm vị trí tín dụng của nam cao hơn của nữ, trong tổng số 518 phiếu khảo sát thu về hợp lệ thì có 68,7% là nam, nữ chỉ chiếm 31,3%. Đặc thù của vị trí nhân viên tín dụng thường phải tiếp xúc khách hàng, đi thực tế thẩm định tài sản tại cơ sở của khách, đi công trình, dự án, đi thu hồi, đòi nợ do đó yêu cầu tuyển dụng là nhân viên nam nhiều hơn nữ Thứ ba: Số năm kinh nghiệm Các đối tượng được khảo sát tác giả hướng tới là những đối tượng có kinh nghiệm quản lý, làm việc nhiều năm, trong đó, các đối tượng được khảo sát có kinh nghiệm tập trung nhiều nhất từ 5 – 10 năm với số lượng cán bộ là 220, chiếm tỷ lệ 42,5%. Tiếp đó là đến các cán bộ có kinh nghiệm từ 11- 20 năm là 199 cán bộ, chiếm tỷ lệ 38,4%. Chỉ có 43 cán bộ có kinh nghiệm dưới 5 năm, chiếm tỷ lệ 8,3% và 56 cán bộ có kinh nghiệm trên 20 năm, chiếm tỷ lệ 10,8%. Số liệu cụ thể được thể hiện qua hình dưới đây: Thứ tư: Vị trí công tác Vị trí công tác chủ yếu phát phiếu tập trung vào nhóm CBNH trực tiếp tiếp xúc và quản lý khách hàng chiếm tỷ lệ 80,1%. Nhóm cán bộ quản lý ở chi nhánh chiếm 15,5%. Cuối cùng là các cán bộ cấp cao tại Hội sở thường khó tiếp cận để khảo sát nên số phiếu phát ra ít nhất, nhóm cán bộ chỉ đạo ở Hội sở chỉ chiếm tỷ lệ 4,4% Thứ năm: Trình độ học vấn Trình độ học vấn của CBTD bắt buộc từ Đại học, do đó nhóm Đại học chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 76,64%. Trình độ sau đại học chỉ là tiêu chí ưu tiên khi ngân hàng tuyển dụng, nhóm này chiếm tỷ lệ 23,36%. Như vậy, từ kết quả thống kê mẫu trên cho thấy đối tượng CBNH tham gia trả lời có kinh nghiệm công tác nhiều năm, chủ yếu từ độ tuổi từ 30-40 là độ tuổi trẻ, năng động, ham học hỏi, có sự hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ cao nên đảm bảo được độ tin cậy về mẫu trong việc phân tích, đo lường CLTD các NHTMCP Việt Nam 2.2.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại biến rác trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo phải có độ tin cậy alpha từ 0,60 trở lên. Kết quả phân tích thang đo cho các nhân tố được thể hiện trong phụ lục 4 Tổng hợp từ kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,838 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3. Như vậy thang đo nhân tố CLTD với các biến quan sát: CLTD1, CLTD2, CLTD3, CLTD4, CLTD5 đạt độ tin cậy 2.2.2.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA a. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập Trong luận án này, phân tích nhân tố khám phá EFA để xem xét khả năng rút gọn số lượng 48 biến quan sát xuống còn một số ít các biến dùng để phản ánh một cách cụ thể sự tác động của các nhân tố đến CLTD. Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện trong phụ lục 5 Tổng hợp từ kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy nhân tố CNNH và TTTD gộp thành 1 nhóm, ta rút ra được 6 nhân tố có ảnh hưởng đến nhân tố CLTD, 6 nhóm nhân tố được rút trích giải thích được 62,026% sự biến động của dữ liệu. Trong đó hai nhóm nhân tố là thông tin tín dụng (TTTD) và Công nghệ ngân hàng (CNNH) được rút trích vào cùng một nhóm nhân tố. Điều này khá phù hợp với thực tế khi một nền tảng công nghệ ngân hàng tốt thì vấn đề thông tin tín dụng cũng được cải thiện đáng kể. Hai nhân tố này được rút trích vào một nhân tố và gọi tên nhân tố mới là “Công nghệ thông tin” – Ký hiệu là CNTT. Đối với kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, tổng phương sai trích là 62,026% lớn hơn 50% và giá trị Eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp. b. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc CLTD Bảng 2.16: Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc KMO and Bartlett’s Test Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0,827 Đại lượng thống kê Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity) Approx, Chi-Square 957,259 Df 10 Sig, 0,000 (Nguồn: Kết xuất SPSS 20.0) Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0,827 > 0,5 và Sig của Bartlett’s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy 4 biến quan sát CLTD1, CLTD2, CLTD3, CLTD4 có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Bảng 2.17: Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc Biến quan sát Hệ số tải CLTD1 0,811 CLTD3 0,795 CLTD4 0,778 CLTD5 0,767 CLTD2 0,752 Eigenvalues 3,046 Phương sai rút trích 60,923% (Nguồn: Kết xuất SPSS 20.0) Đối với kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, tổng phương sai trích là 60,923% lớn hơn 50% và giá trị eigenvalues của nhân tố lớn hơn 1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp. Như vậy ta thu được nhân tố CLTD với 5 biến quan sát CLTD1, CLTD2, CLTD3, CLTD4, CLTD5. Dựa trên kết quả ma trận xoay ta có bảng nhóm các nhân tố sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá: Bảng 2.18: Nhóm các nhân tố sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá Nhân tố Ký hiệu Biến số đo lường Chiến lược và chính sách tín dụng CLCS CLCS1, CLCS2, CLCS3, CLCS4, CLCS5, CLCS6, CLCS7 Tổ chức, quản trị điều hành tín dụng QTDH QTDH1, QTDH3, QTDH4, QTDH5, QTDH6, QTDH7 Công nghệ thông tin CNTT CNNH1, CNNH2, CNNH3, CNNH4, TTTD1, TTTD2, TTTD3, TTTD4, TTTD5 Quản lý rủi ro tín dụng QLRR QLRR1, QLRR2, QLRR3, QLRR4, QLRR5, QLRR6, QLRR7 Cán bộ tín dụng CBTD CBTD1, CBTD2, CBTD3, CBTD4, CBTD5, CBTD6, CBTD7 Kiểm soát nội bộ KSNB KSNB1, KSNB2, KSNB3, KSNB5, KSNB6 Chất lượng tín dụng CLTD CLTD1, CLTD2, CLTD3, CLTD4, CLTD5 (Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố khám phá từ SPSS 20.0) Mô hình nghiên cứu điều chỉnh như sau: Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh (Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố khám phá) Từ các kết quả trên ta có các giả thuyết nghiên cứu sau: H1+: Chiến lược và chính sách tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, nhân tố Chiến lược và chính sách tín dụng và CLTD có quan hệ cùng chiều. H2+: Công tác tổ chức và quản trị điều hành của ngân hàng phù hợp về mặt số lượng, chất lượng, tính chuyên môn hóa càng cao có tác động tích cực đến chất lượng tín dụng H3+: Công nghệ ngân hàng và thông tín tín dụng tác động tích cực đến chất lượng tín dụng. H4+: Quản lý rủi ro tín dụng được áp dụng theo thông lệ quốc tế hướng đến mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững càng làm tăng CLTD của ngân hàng H5+: Cán bộ tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động TD càng tốt. Hay nói cách khác, thành phần CBTD và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều. H6+: Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, khoa học, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên tác động tích cực đến CLTD 2.2.2.6 Phân tích tương quan Bảng 2.19: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập CLCS QTDH CNTT CBTD QLRR KSNB CLTD CLCS Pearson Correlation 1 0,425 0,120 0,154 0,576 0,472 0,644 Sig, (2-tailed) 0,000 0,006 0,000 0,000 0,000 0,000 QTDH Pearson Correlation 0,425 1 0,151 0,190 0,390 0,254 0,537 Sig, (2-tailed) 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000 CNTT Pearson Correlation 0,120 0,151 1 0,144 0,158 0,244 0,279 Sig, (2-tailed) 0,006 0,001 0,001 0,000 0,000 0,000 CBTD Pearson Correlation 0,154 0,190 0,144 1 0,228 0,128 0,301 Sig, (2-tailed) 0,000 0,000 0,001 0,000 0,004 0,000 QLRR Pearson Correlation 0,576 0,390 0,158 0,228 1 0,458 0,615 Sig, (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 KSNB Pearson Correlation 0,472 0,254 0,244 0,128 0,458 1 0,526 Sig, (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,004 0,000 0,000 CLTD Pearson Correlation 0,644 0,537 0,279 0,301 0,615 0,526 1 Sig, (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 (Nguồn: Kết xuất SPSS 20.0) Từ kết quả chạy tương quan giữa các biến đại diện cho các nhân tố độc lập với biến đại diện cho nhân tố phụ thuộc cho thấy tất cả các biến đều có tương quan với biến phụ thuộc CLTD (r >0, p<0,05), các biến độc lập và các biến phụ thuộc đủ điều kiện để thực hiện bước phân tích hồi quy tiếp theo. 2.2.2.7 Phân tích hồi quy tuyến tính Sau khi thực hiện phân tích tương quan, việc phân tích hồi quy tiếp theo nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là CLTD. Bảng 2.20: Phân tích hồi quy tuyến tính Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients P VIF B Std, Error Beta (Constant) 0,038 0,145 0,792 CLCS 0,266 0,032 0,296 0,000 1,744 QTDH 0,202 0,026 0,238 0,000 1,293 CNTT 0,088 0,023 0,110 0,000 1,087 CBTD 0,108 0,026 0,121 0,000 1,080 QLRR 0,204 0,033 0,223 0,000 1,695 KSNB 0,176 0,032 0,182 0,000 1,432 R bình phương chưa chuẩn hóa: 0,618 R bình phương đã chuẩn hóa: 0,614 P(Anova): 0,000 Durbin – Watson: 1,946 (Nguồn: Kết xuất SPSS 20.0) Đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra khi các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Điều này làm cho hệ số R bình phương và các hệ số hồi quy có sự sai lệch. Việc kiểm tra có đa cộng tuyến trong mô hình hay không được tiến hành bằng cách xem xét hệ số VIF. Kết quả phân tích trên bảng trên cho thấy: - Giá trị hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) lớn nhất là 1,695; các giá trị đều nhỏ hơn 5 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy bội vừa xây dựng - Hệ số R bình phương giúp đo đạc mức độ phù hợp của mô hình với ý nghĩa là các biến độc lập giải thích được bao nhiêu % sự biến thiên của biến phụ thuộc R2 đã chuẩn hóa = 0,614 có ý nghĩa là: các biến độc lập trong mô hình giải thích được 61,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc và còn lại sự biến thiên của biến phụ thuộc do các yếu tố ngoài mô hình. Như vậy, mô hình hồi quy hoàn toàn phù hợp - Ý nghĩa thống kê của các nhân tố P đều < 0,05 tức là mức ý nghĩa thống kê trên 95%; như vậy các nhân tố đều tác động đến CLTD tại NHTMCP - Kết quả phân tích hồi quy trên cho thấy 3 > hệ số Durbin - Watson = 1,946 > 1, vì thế cho phép kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư. Nghĩa là, giả định này không vi phạm. Tóm lại, các kết quả kiểm định trên cho thấy, các giả định trong mô hình hồi quy tuyến tính không bị vi phạm. Vì thế, cho phép khẳng định mô hình hồi quy đã được kiểm định trong nghiên cứu này và được chấp nhận. Từ các phân tích định lượng trên ta có mô hình hồi quy đã chuẩn hóa: Chất lượng tín dụng = 0,296 Chiến lược và chính sách TD + 0,238 Tổ chức và quản trị điều hành + 0,223 Quản lý rủi ro tín dụng + 0,182 Kiểm soát nội bộ + 0,121 Cán bộ tín dụng + 0,11 Công nghệ thông tin 2.2.2.8 Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng Từ bảng Phân tích hồi quy tuyến tính và phương trình hồi quy tuyến tính bội đã được phân tích trong phần trên tác giả trình bày và giải thích chi tiết kết quả kiểm định của các giả thuyết nghiên cứu liên quan, sắp xếp theo thứ tự sự tác động giảm dần như sau: Thứ nhất: Chiến lược và chính sách tín dụng Giả thuyết H1: Chiến lược và chính sách tín dụng được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác, thành phần chính sách tín dụng và CLTD có quan hệ cùng chiều. Chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng tín dụng của ngân hàng với mức ý nghĩa thống kê trên 95% (sig = 0,000<0,05). Như vậy giả thuyết H1 được chấp nhận. Xét trọng số Beta chuẩn hoá ta thấy rằng yếu tố này có tác động mạnh nhất đến chất lượng tín dụng của ngân hàng vì có hệ số Beta lớn nhất (với β = 0,296). Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì Chiến lược và Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng nâng lên hoặc giảm xuống 1 đơn vị thì chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng tăng lên hoặc giảm xuống 0,296 lần. Chính sách tín dụng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Nếu ngân hàng đầu tư vào đối tượng vay vốn chưa tìm hiểu kỹ như: đầu tư vào cho vay đóng sà lan, đầu tư vào bất động sản,thì sẽ gây ra rủi ro tín dụng. Như vậy ngân hàng cần xem chính sách tín dụng là quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam Thứ hai: Tổ chức và quản trị điều hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_cac_ngan_hang_thuon.doc
Tài liệu liên quan