LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP . 4
1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh . 4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh. 4
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh . 7
1.1.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp . 8
1.1.4. Phân loại hiệu quả kinh doanh . 9
1.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, yếu tố ảnh hưởng và chỉ tiêu . 12
1.2.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các Doanh nghiệp
. 12
1.2.2. Các nhân tố tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp . 15
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp . 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX . 31
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex . 31
2.1.1. Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex ( Công ty
mẹ) . 31
2.1.2. Lịch sử phát triển, mô hình tổ chức của Công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex (PAC); . 32
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex. 36
2.2. Thực trạng đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH nhựa
đường Petrolimex . 38
88 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH nhựa đường Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất của doanh nghiệp cũng
phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp túnh toán trong doanh nghiệp đó.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được các DN quan tâm sử dụng bởi lợi
nhuận là mục tiêu cao nhất mà các DN hướng tới.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
(Thuật ngữ trong tiếng Anh là Return on sales, viết tắt là ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh tình hình
hiệu quả sinh lời của doanh thu, cho biết một đồng doanh thu trong kì có bao nhiêu
phần trăm lợi nhuận.
Kết quả của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ HQKD của DN càng cao và ngược
lại. Các nhà quản lý từ đó sẽ đánh giá điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản xuất cho
phù hợp.
- Tỷ suất lợi nhuận của tài sản = Lợi nhuận/Tổng tài sản
27
(Thuật ngữ trong tiếng Anh là Return on assets, viết tắt là ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản cho biết một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh
doanh trong kỳ mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Kết quả của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ HQKD của DN càng cao và ngược
lại.
- Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu
(Thuật ngữ trong tiếng Anh là Return on Equity, viết tắt là ROE)
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đề cập đến việc DN sẽ thu được bao nhiêu
đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Kết quả của 2 chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả vốn chủ
sở hữu và vốn đầu tư. Chỉ tiêu cho biết HQKD của DN: chỉ tiêu ra kết quả cao sẽ
phản ánh hiệu quả kinh doanh cao, do đó HQKD của DN cao và ngược lại.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được các chủ sở hữu (các nhà đầu
tư) đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào
DN có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Do đó, các chủ sở hữu khi thuê
các nhà quản lý trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của DN thường đưa ra các
điều khoản cụ thể yêu cầu duy trì hoặc tăng trưởng tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở
hữu của DN.
Vốn chủ sở hữu là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư vào DN.
Bất kỳ DN nào khi bắt đầu kinh doanh cũng cần đầu tư vốn chủ sở hữu và các chủ
sở hữu DN luôn mong muốn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cao để làm giàu lên cho
bản thân.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng không hẳn là do DN kinh doanh hiệu
quả hơn, mà đơn giản chỉ là do DN đã gánh chịu rủi ro tài chính cao hơn nên phát
huy tác dụng của đòn bẩy tài chính.
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
28
Biểu hiện cao nhất của HQKD là hiệu quả hoạt động vì mục đích cuối cùng
của kinh doanh là lợi nhuận. Tuy nhiên, HQKD của DN chỉ có thể đạt được khi tài
sản của DN được sử dụng một cách có hiệu quả.
Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng việc sử dụng ít tài sản để tạo ra
nhiều lợi ích hoặc giảm thời gian một vòng quay của tài sản... Để đánh giá hiệu suất
sử dụng tổng tài sản của DN, người ta thường sử dụng chỉ tiêu phản ánh số vòng
quay của tài sản (sức sản xuất của tài sản).
Đối với tài sản cố định, các chỉ tiêu thường được sử dụng là sức sản xuất của tài
sản cố định; suất hao phí của tài sản cố định. Đối với tài sản ngắn hạn, các DN thường
sử dụng số vòng quay của tài sản ngắn hạn (tháng, quý, năm); hệ số đảm nhiệm của tài
sản ngắn hạn và thời gian của một vòng quay tài sản để đánh giá. Cụ thể:
- Số vòng quay của tài sản: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tài sản vận
động nhiều và nhanh là mục tiêu phấn đấu của các DN vì tài sản càng vận động tốt
thì cơ hội tăng doanh thu càng cao hơn, do đó, lợi nhuận thu được càng lớn.
Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ DN đạt được bao nhiêu vòng quay của tài
sản. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, tiết kiệm được vốn
đầu tư vào tài sản, do vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng vốn của DN.
Nhà đầu tư và nhà cung cấp tín dụng đều quan tâm tới chỉ tiêu số vòng quay
của tài sản do chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ tới hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư
của họ vào DN. Chính vì vậy, nhà quản lý sẽ được giao nhiệm vụ tìm kiếm các biện
pháp kinh doanh, làm tăng số vòng quay của tài sản.
- Sức sản xuất của tài sản cố định:
Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu thuần/TSCĐ bình quân
Sức sản xuất của TSCĐ phản ánh với một đơn vị TSCĐ bình quân sử dụng
vào hoạt động mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Kết quả của chỉ tiêu càng
cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại.
- Số vòng quay của tài sản ngắn hạn:
29
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Tổng doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn
bình quân
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn cho biết trong kỳ kinh doanh, tài sản ngắn
hạn của DN quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng lớn tức là tốc độ luân
chuyển tài sản ngắn hạn nhanh, hiệu năng hoạt động của tài sản ngắn hạn càng cao
và ngược lại.
- Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn:
Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn = Thời gian của kỳ phân tích/Số
vòng quay của tài sản ngắn hạn
Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn cho biết số ngày để thực hiện
mỗi vòng quay của tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu thấp chứng tỏ các tài sản ngắn hạn vận
động nhanh và ngược lại.
Thời gian của kỳ phân tích thường được tính tròn theo ngày: thời gian theo
tháng tính tròn 30 ngày; thời gian theo quý tính tròn 90 ngày; thời gian theo năm
tính tròn 360 ngày. Việc tính tròn thời gian của kỳ phân tích sẽ thuận lợi cho việc
tính toán mà cũng không ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
- Số vòng quay của hàng tồn kho:
Số vòng quay của hàng tồn kho =Tổng doanh thu thuần/Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh vòng quay hàng tồn kho đạt được trong kỳ của DN. Chỉ
tiêu này càng cao có nghĩa là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh, thời gian lưu
kho ngắn, chứng tỏ DN quản lý tốt hàng tồn kho, do đó, tiết kiệm được số vốn đầu
tư vào hàng tồn kho.
1.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Lao động là một trong ba yếu tố quan trong của quá trình sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố ánh hưởng trực
tiếp đến HQKD. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Doanh lợi bình quân một lao động:
30
Doanh lợi bình quân một lao động = Lợi nhuận ròng trong kỳ/Số lao động
bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của mỗi lao động đối với lợi nhuận của DN.
- Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động:
Doanh thu bình quân một lao động = Doanh thu/Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
trong một thời kì phân tích
Các chỉ tiêu về hiệu quả chính trị – xã hội của DN
Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động kinh doanh của DN là những mặt lợi
ích không thể định lượng được nhưng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc
lựa chọn phương án kinh doanh để triển khai trong thực tế. Nội dung của việc xem
xét hiệu quả về mặt xã hội rất đa dạng và phức tạp.
Người ta thường gắn việc phân tích hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động
kinh doanh của DN với việc thực hiện các nhiệm vụ xã hội ra cho mỗi DN trong kỳ.
Về khía cạnh này, có các tiêu chí đánh giá sau:
- Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế. Khi chỉ giá trị
chỉ tiêu đống góp vào ngân sách nhà nước càng cao chứng tỏ DN hoạt động có hiệu
quả và ngược lại.
- Số lượng lao động sử dụng, năng suất lao động, thu nhập bình quân lao động.
Khi các chỉ tiêu này tăng lên chứng tỏ DN hoạt động có hiệu quả và ngược lại.
31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex
2.1.1. Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex ( Công ty mẹ)
Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex, tiền thân là Công ty Dầu nhờn được
thành lập ngày 09/06/1994 theo Quyết định số 745/TM/TCCB của Bộ Thương Mại.
Năm 1998, Công ty Dầu nhờn được đổi tên thành Công ty Hóa dầu trực thuộc
Tổng Công ty XD Việt Nam theo Quyết định số 1191/1998/QĐ-BTM, ngày
13/10/1998 của Bộ Thương Mại.
Để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, năm
2003 Công ty Hóa dầu được cổ phần hóa theo Quyết định số 1801/2003/QĐ/BTM
ngày 23/12/2003 của Bộ Thương mại là công ty thành viên của Tổng Công ty Xăng
dầu Việt Nam. Ngày 31/12/2003 Công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập
Công ty CP Hóa dầu Petrolimex và ngày 01/03/2004 Công ty chính thức đi vào hoạt
động theo mô hình công ty cổ phần, với số Vốn Điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng,
trong đó Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ 85%.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2004, ngày 25/04/2005 đã chính thức
thông qua đề án “Cấu trúc lại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex” hoạt động theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con, theo đó Công ty CP Hóa dầu Petrolimex là Công ty
mẹ. Công ty mẹ có trụ sở Văn phòng tại Tầng 18, Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà
Nội; có 04 Chi nhánh Hóa dầu (CNHD): CNHD Hải Phòng, CNHD Đà Nẵng,
CNHD Sài Gòn và CNHD Cần Thơ; có 02 Nhà máy dầu nhờn (NMDN): NMDN
Thượng Lý tại TP Hải Phòng và NMDN Nhà Bè tại TP Hồ Chí Minh; có 01 Kho
chứa Dầu mỡ nhờn tại Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
Ngày 27/12/2005, HĐQT Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã quyết định thành
lập 02 Công ty con là Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex và Công ty TNHH
Hóa chất Petrolimex, với số vốn điều lệ ban đầu của mỗi công ty con là 50 tỷ đồng,
do Công ty CP Hóa dầu Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệ. Hai Công ty con
chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/03/2006.
32
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức
(Nguồn : Phòng Quản trị nhân sự )
2.1.2. Lịch sử phát triển, mô hình tổ chức của Công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex (PAC);
2.1.2.1. Lịch sử phát triển của Công ty;
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex (PAC) là Công ty TNHH một thành
viên, do Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư và là chủ sở hữu 100% vốn
điều lệ được thành lập tại Quyết định số 032/ QĐ-PLC-HĐQT ngày 27/12/2005 của
Hội đồng quản trị Công ty CP Hóa dầu Petrolimex.
Tên gọi : Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Tên tiếng anh : Petrolimex Asphalt Company Limited
Tên viết tắt: P.A.C CO.,LTD
Địa chỉ: Tầng 19, số 229, Phố Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Web:
33
Email: Điện thoại: 0243.8513206
Fax: 0243.8513209
Thời gian Nội dung
27/12/2005
Thành lập theo quyết định số 032/QĐ-PLC-HĐQT ngày 27/05/20005 của
HĐQT Công ty Cp Hóa Dầu Petrolimex. Mảng kinh doanh Nhựa Đường
được công ty Hóa Dầu Petrolimex phát triển kể từ năm 1994, đến năm
2006 tách ra để chuyên biệt hóa lĩnh vực nhằm mang hiệu quả cao hơn
01/03/2006 Công ty chính thức đi vào hoạt động
Năm 2012
Thay đổi trụ sở kinh doanh từ số 01 Khâm Thiên, Đống Đa, HN về tại
Tầng 19, số 229 Tây Sơn, Đống Đa, HN
Năm 2011 Thay đổi Vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng
4/2013 Thay đổi Vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng
08/2015 Thay đổi Vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng
Năm 2016 Thay đổi Vốn điều lệ từ 250 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng
Công ty kế thừa và tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, thị
trường của ngành hàng kinh doanh Nhựa đường từ PLC để trở thành Công ty
TNHH một thành viên, trực tiếp kinh doanh ngành hàng nhựa đường tại Việt Nam.
Công ty có trụ sở chính tại tầng 19, số 229 Tây Sơn – Hà Nội. Các Chi nhánh
Nhựa đường trực thuộc thực hiện chức năng bán hàng bao gồm: Chi nhánh Hải Phòng,
Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Bình Định, Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Cần Thơ,
Lào, Campuchia. Các Nhà máy Nhựa đường trực thuộc và thực hiện chức năng tiếp
nhận, tồn chứa và cung ứng nhựa đường phục vụ kinh doanh bao gồm: Thượng Lý,
Thọ Quang, Cửa Lò, Quy Nhơn, Cam Ranh, Nhà Bè, Trà Nóc.
Công ty có hệ thống kho bể chứa nhựa đường đặc nóng 60/70 trải dài trên
toàn quốc, đặt tại các Nhà máy Nhựa đường trực thuộc (nêu ở phần trên) với sức
chứa lớn. Các nhà máy này đều nằm tại các vị trí cảng thuận lợi của Việt Nam.
Công ty hiện có hơn 100 xe bồn chuyên dùng vận tải, phun tưới nhựa đường đặc
nóng. Điều này giúp Công ty có lợi thế “kịp thời”, đáp ứng mục tiêu tiến độ của các
dự án lớn trên toàn quốc.
34
Công ty đã tự sản xuất được các sản phẩm nhựa đường nhũ tương, nhựa
đường Polyme cung cấp cho các công trình trọng điểm của đất nước như các sân
bay, cầu lớn đòi hỏi yêu cầu cao về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm sản xuất.
2.1.2.2. Mô hình tổ chức Công ty
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức
(Nguồn: Phòng Quản trị nhân sự )
Hội đồng Thành viên: gồm Chủ tịch HĐTV chuyên trách và 02 thành viên
HĐTV không chuyên trách. Chủ tịch HĐTV chuyên trách là đại diện pháp nhân của
35
Công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty.
Kiểm soát viên Công ty: gồm Trưởng nhóm KSV chuyên trách và 02 KSV
không chuyên trách.
Ban Giám đốc Công ty: gồm Giám đốc Công ty và các Phó Giám đốc. Giám
đốc Công ty và Chủ tịch HĐTV Công ty đều là đại diện pháp nhân của Công ty.
10 Phòng ban của Công ty: Văn phòng Công ty có chức năng điều hành
chung, thống nhất trên toàn Công ty, mang tính chất tập trung cao, nhất là là các nội
dung trực tuyến về tiền lương, nhân sự, tài chính, đảm bảo, kỹ thuật, sản phẩm, vận
tải, tin học.
+ Phòng Quản trị Nhân sự
+ Phòng Tài chính Kế toán
+ Phòng Kỹ thuật đầu tư
+ Phòng Sản phẩm và Dịch vụ kỹ thuật
+ Phòng Kinh doanh Nhựa đường
+ Phòng Đảm bảo Nhựa đường
+ Phòng Quản trị Vận tải
+ Phòng Thị trường
+ Phòng Quản trị Tin học
+ Phòng Quản trị Kinh doanh sản phẩm
07 Chi nhánh: Các chi nhánh – tương tự như đại diện bán hàng, không tham
gia vào công tác sản xuất, cơ cấu tổ chức và lao động đơn giản, chỉ có 1 Lãnh đạo,
phòng TCKT 2-3 người, phòng kinh doanh 3-5 người, cả chi nhánh trên dưới 10
người, thực hiện duy nhất một nhiệm vụ là bán hàng.
+ Chi nhánh Nhựa đường Hải phòng
+ Chi nhánh Nhựa đường Đà Nẵng
+ Chi nhánh Nhựa đường Bình Định
36
+ Chi nhánh Nhựa đường Sài Gòn
+ Chi nhánh Nhựa đường Cần Thơ
+ Chi nhánh Nhựa đường Petrolimex Campuchia
+ Chi nhánh Nhựa đường Petrolimex Lào
07 Nhà máy: Các Nhà máy có các bộ phận, phòng ban chịu trách nhiệm thực
hiện an toàn và có hiệu quả các hoạt động nhập, xuất, tồn chứa và sản xuất hàng hóa
phục vụ cho kinh doanh.
+ Nhà máy Nhựa đường Thượng Lý
+ Nhà máy Nhựa đường Cửa Lò
+ Nhà máy Nhựa đường Thọ Quang
+ Nhà máy Nhựa đường Quy Nhơn
+ Nhà máy Nhựa đường Cam Ranh
+ Nhà máy Nhựa đường Nhà Bè
+ Nhà máy Nhựa đường Trà Nóc
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex
2.1.3.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty
Nhựa đường là nguyên liệu không thể thiếu được trong thi công đường bộ với
công nghệ hiện nay (đối với đường bê tông nhựa). Nguyên liệu nhựa đường chiếm
tỷ trọng từ 4.5 -5.5% tổng khối lượng thành phẩm bê tông nhựa nhưng chiếm tới
60% trong tổng giá trị. Trên 95% đường bộ hiện nay của Việt Nam là đường bê
tông nhựa. Chính vì vậy, Nhựa đường được coi là một trong những ngành thiết yếu
phục vụ cho phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Về nguồn gốc, nhựa đường là một sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất
dầu thô, hiện nay Việt Nam chưa sản xuất nên 100% phải nhập khẩu. Với công
nghệ thi công đường bộ như hiện nay, gần như 100% lượng nhựa đường tiêu thụ ở
Việt Nam phải luôn được duy trì ở nhiệt độ từ 120 đến 150 độ tại tất cả các khâu:
37
Nhập khẩu (bằng phương tiện tầu biển chuyên dụng), tồn chứa (trong bồn bể
chuyên dụng) và giao nhận (bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng).
Với tỷ lệ đường bộ / đầu người còn rất thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, nhựa đường hiện nay đang là lĩnh vực kinh
doanh rất có triển vọng và cũng vì thế, cạnh tranh hết sức khốc liệt.
Do đặc điểm của mặt hàng Nhựa đường (100% nhập khẩu bằng đường biển,
phải luôn duy trì ở nhiệt độ cao), công nợ lớn, phải trường vốn, rủi ro cao cho nên
chỉ có các doanh nghiệp có đủ năng lực, điều kiện, hiểu rõ văn hóa kinh doanh của
người Việt thì mới tham gia lâu dài vào thị trường được. Hiện nay, bên cạnh Công
ty có các nhà cung cấp tham gia thị trường bao gồm các nhà cung cấp chính: Adco,
Tratimex, ICT, Puma, Backchampa, BMT Số lượng nhà cung cấp tham gia thị
trường không nhiều nhưng mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong đó chủ yếu là
cạnh tranh về giá, chính sách bán hàng và sản phẩm.
2.1.3.2. Đặc điểm về khách hàng, dự án
Với khách hàng chủ yếu là các công ty xây dựng bao gồm cả các công ty nhà
nước cũng như các công ty cổ phần, có thể nói đây là những khách hàng khó tính
với yêu cầu cao vì bản thân họ cũng chính là các doanh nghiệp kinh doanh cần đòi
hỏi thu được nhiều lợi nhuận. Hơn thế các công trình xây dựng cầu đường của họ lại
mang tính xã hội hoá cao, chính bởi vậy mà yếu cầu về sản phẩm nhựa đường của
họ lại càng khắt khe hơn.
Đặc thù của các dự án giao thông thường giải ngân chậm, vốn đối ứng và tài
trợ giải ngân không đúng tiến độ, nhà thầu không được thanh toán 100% mà bị giữ
lại phí bảo hành công trình. Cung cấp nhựa đường cho đơn vị thi công đường bộ
thường xuyên phát sinh công nợ, thậm chí nợ khó đòi. Do đó, công ty xác định công
nợ như “thuộc tính tất yếu” trong kinh doanh nhựa đường tại Việt Nam, từ đó xử lý,
kiểm soát công nợ hợp lý.
38
2.2. Thực trạng đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhựa
đường Petrolimex:
2.2.1. Sản phẩm và nhu cầu Nhựa đường tại Việt Nam.
Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen,
nó có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành
phần chủ yếu của nhựa đường là bitum. Nhựa đường đôi khi bị nhầm lẫn với hắc
ín do nó cũng là sản phẩm chứa bitum, nhưng hắc ín là loại vật liệu nhân tạo được
sản xuất bằng phương pháp chưng cất phá hủy các chất hữu cơ. Tuy cùng là sản
phẩm chứa bitum nhưng thông thường hàm lượng bitum trong hắc ín thấp hơn của
nhựa đường.
Nhu cầu toàn cầu đối với sản phẩm Nhựa đường đã tăng mạnh trong 10 năm
qua và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Với tư cách là các quốc gia có tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng đầu trong khu vực, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam
đang là những thị trường mới nổi thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư
nước ngoài. Chính bởi vậy, nhu cầu hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường xá đang trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết đối với các quốc gia này nói chung và với Việt Nam nói
riêng, kèm theo đó là sự gia tăng không ngừng về nhu cầu sản phẩm Nhựa đường
trên thị trường trong nước.
Các sản phẩm cao cấp do Công ty Nhựa đường sản xuất và kinh doanh đã
được sử dụng ở hầu hết các công trình giao thông trọng điểm trong khắp cả nước,
như cao tốc TP HCM - Trung Lương, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường Pháp
Vân - Cầu Giẽ, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Đại lộ Thăng Long, cầu Cần Thơ, cầu
Nhật Tân, sân bay Tân Sơn Nhất, Nhà ga T2 Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, Hạ Long-
Vân Đồn, Bắc Giang- Lạng Sơn, Hải Phòng- Hạ Long, Bến Lức- Long Thành, Đà
Nẵng- Quảng Ngãi, La Sơn- Túy Loan, Quản Lộ- Phụng Hiệp, Bến Lức- Long
Thành Đồng thời, các sản phẩm cao cấp mang thương hiệu “Nhựa đường
Petrolimex” đã được khẳng định về chất lượng và uy tín, có chỗ đứng vững chắc tại
thị trường Lào- Campuchia. Sản lượng xuất khẩu của Công ty qua các năm tại hai
39
thị trường này liên tục có sự tăng trưởng và đóng góp lớn vào hiệu quả kinh doanh
của Công ty.
Bên cạnh sản phẩm chính là nhựa đường đặc nóng 60/70, Hiện nay trên thị
trường nguyên liệu dính bám cho thi công đường bộ tại Việt Nam còn có nhu cầu
các sản phẩm dẫn xuất từ nhựa đường :
- Nhựa đường đặc đóng phuy
- Nhựa đường cải tiến Polime ( 03 loại : PMB1, PMB2, PMB3)
- Nhựa đường nhũ tương polime các loại
- Nhựa đường nhũ tương các loại
- Nhựa đường lỏng các loại (MC 30, MC 70, MC 3000)
Công ty là đơn vị có nhiều đối tác nhập khẩu, số lượng nhập khẩu lớn nhất,
nhiều kho bể nhất, nhiều loại sản phẩm nhất chiếm giữ thị phần lớn nhất Việt Nam
trong những năm qua. Với chính sách linh hoạt điều chỉnh thường xuyên, bám sát
thị trường từng khu vực.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, nhiều công ty sản xuất và cung cấp chính
về các sản phẩm dẫn xuất từ nhựa đường: Công ty Cổ phần Bach'Chambard, Công
ty TNHH nhũ tương nhựa đường và xây dựng công trình NCH Đà Nẵng (NCH),
Công ty nhựa đường MTT, Công ty TNHH cung ứng nhựa đường ADCo, Công ty
Nhựa Đường VINA (Vina bitumen), Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại
Quốc tế (ICT) và Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex.
Các sản phẩm nhựa đường có thể hiểu cơ bản qua các lớp đường như sau :
Lớp dưới cùng : Nhựa đường lỏng
Lớp thứ 2 : Nhựa đặng nóng 60/70 lớp dưới ( hay còn gọi là bê tông nhựa)
Lớp thứ 3 : Tưới nhựa đường nhũ tương
Lớp thứ 4 : Nhựa đường đặc nóng 60/70 lớp trên
Lớp thứ 5 : Tưới nhựa đường nhũ tương
Lớp trên cùng : Thảm bê tông nhưa Polime
40
Sơ đồ 2.3 : Các sản phẩm Nhựa đường cơ bản qua các lớp
(Nguồn Phòng Sản phẩm dịch vụ )
Tổng nhu cầu của thị trường qua các năm trung bình đạt khoảng 600.000-
650.000 Tấn/năm.
Giai đoạn 2019-2024 nhu cầu nhựa đường trong nước gia tăng mạnh mẽ khi
có hàng loạt dự án đường cao tốc được đưa vào triển khai như: nâng cấp mặt đường
tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp đi xuyên 4 tỉnh miền Tây gồm Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu và Cà Mau, tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng; quốc lộ 53 đoạn Trà Vinh -
Long Toàn dài 52 km, tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng; . Đường giao thông
và các kết cấu giao thông có sử dụng nhựa đường chiếm một tỷ lệ cao trong kết cấu
hạ tầng giao thông.
Với tốc độ phát triển hạ tầng giao thông như vậy nhu cầu nhựa đường còn rất
lớn, do vậy ngành hàng nhựa đường của Công ty Nhựa đường sẽ còn cơ hội phát
triển mạnh mẽ hơn nữa.
Dự báo nhu cầu nhựa đường giai đoạn 2020-2025 sẽ đạt trung bình trên
700.000T/năm đặc biệt vào giai đoạn 2021-2022 có thể đạt trên 1.000.000 Tấn/năm.
41
2.2.2. Nhóm Khách hàng và kênh phân phối sản phẩm.
Khách hàng mục tiêu của Công ty:
Khách hàng của Công ty hiện nay chủ yếu là các Công ty xây dựng thi công
trong lĩnh vực cầu, đường, sở hữu hoặc thuê trạm trộn bê tông nhựa.
Các Khách hàng trực tiếp thi công các dự án sửa chữa, duy tu bảo dưỡng
đường bộ hoặc thi công các dự án đường cao tốc trong và ngoài trước.
Phân chia theo khu vực địa lý: Bao gồm Khách hàng trong nước và Khách
hàng ngoài nước.
Các Khách hàng trong nước được thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam và thực hiện thi công chủ yếu các dự án trong nước.
Các Khách hàng nước ngoài: Từ cuối năm 2015 Công ty đã mở hướng kinh
doanh sang các thị trường Lào/Campuchia. Các Khách hàng này được thành lập
theo quy định của nước sở tại Lào/Cam và thực hiện thi công các công trình đường
bộ tại Lào/Campuchia.
Phân chia theo tính chất vốn:
Khách hàng của Công ty hiện nay trên 97% là các Khách hàng có vốn góp của
tư nhân, cổ phần chiếm sản lượng, doanh thu chủ yếu.
Các Khách hàng có vốn của Nhà nước như các Tổng Công ty giao thông, xây
dựng, các Công ty có vốn góp của quân đội chiếm rất ít.
Kênh phân phối sản phẩm:
Với tính chất sản phẩm và khách hàng sử dụng sản phẩm, hiện nay kênh phân phối
của Công ty chủ yếu là bán trực tiếp tới Khách hàng chiếm trên 98% sản lượng bán.
Công ty rất hạn chế bán qua kênh phân phối Tổng đại lý, các Công ty thương mại.
Thị trường mục tiêu của Công ty:
Hiện nay Công ty đang kinh doanh nhựa đường trong và ngoài lãnh thổ Việt
Nam ( hiện tại có Lào/ Campuchia).
42
Thị trường Việt Nam là thị trường chính, chủ đạo trong sản lượng bán hàng
của Công ty trong đó tại khu vực miền Bắc và khu vực miền Nam là 2 khu vực có tỷ
trọng sản lượng bán hàng ổn định và tăng trưởng ổn định qua các năm.
Tại miền Bắc, miền Nam nhu cầu phát triển các đường cao tốc nối các khu
kinh tế, khu công nghiệp rất lớn và tiềm lực thi công của các nhà thầu tại khu vực
này tương đối mạnh về tài chính và máy móc thiết bị nên hầu như các dự án lớn,
mang tính trọng điểm thường được triển khai tại khu vực này.
Đối với khu vực miền Trung thì nhu cầu tại khu vực này không lớn thường là
các dự án nội tỉnh, sửa chữa, bảo dưỡng. Tuy nhiên dự kiến trong giai đoạn 2020-
2025 khi Nhà nước triển khai dự án cao tốc Bắc- Nam và trước mắt dự án Cam Lộ-
La Sơn được khởi động đầu năm 2020 sẽ đem lại nhu cầu cao tại khu vực Quảng
Trị- Huế- Đà Nẵng.
Các thị trường chính của Công ty hiện nay gồm có: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên
Bái, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắc
Nông, Sài Gòn, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Sóc
Trăng, Bến Tre, Trà Vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_tai_cong_ty_tnhh_nhua_d.pdf