Luận án Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 7

1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề lý luận về năng lực tư

duy lý luận của giảng viên trường chính trị tỉnh . 7

1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng tư duy lý luận và thực trạng năng lực

tư duy lý luận của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các tỉnh vùng Đồng

bằng sông Cửu Long . 22

1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến yêu cầu, phương hướng và giải

pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên các trường chính

trị tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long . 27

1.4. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 32

Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN

CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH CỦA VIỆT NAM

HIỆN NAY . 36

 2.1. Tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận . 36

2.2. Năng lực tư duy lý luận với hoạt động giảng dạy lý luận chính trị của giảng

viên ở các trường chính trị tỉnh của Việt Nam hiện nay . 61

Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ

GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY. 73

3.1. Tổng quan về các trường chính trị tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu

Long và hoạt động nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên . 77

3.2. Những điểm mạnh và hạn chế trong năng lực tư duy lý luận của đội ngũ giảng

viên các trường chính trị tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua 80

Chương 4: YÊU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG

LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG

CHỈNH TRỊ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG

THỜI GIAN TỚI . 109

4.1. Những yêu cầu cơ bản của việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên

các trường chính trị tỉnh vùng đồng bằng song Cửu Long trong thời gian

tới . 109

4.2. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng

viên ở các trường chính trị tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian

tới . 118

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ

giảng viên các trường chính trị tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời

gian tới . 126

KẾT LUẬN . 146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 149

PHỤ LỤC . 160

pdf177 trang | Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h độ LLCT: cử nhân có 24 người (4%), cao cấp có 250 người (41,7%), trung cấp có 83 (13,8%) người, sơ cấp 30 người (5%). Bên cạnh đó, trong đội ngũ viên chức, giảng viên của TCT các tỉnh khu vực ĐBSCL còn có 19 người đang theo học nghiên cứu sinh, 52 người đang theo học thạc sĩ. Số liệu thống kê cho thấy, tổng số giảng viên người dân tộc thiểu số ở các TCT tỉnh khu vực ĐBSCL hiện nay có khoảng 9/306 người (trong đó có 01 người Hoa và 8 người Khmer), chiếm 2,9% tổng số giảng viên của vùng. Như vậy, tỷ lệ giảng viên là người dân tộc còn khá khiêm tốn. Về cơ bản, các TCT trong khu vực ĐBSCL đều nhận được sự quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất của cấp ủy và ủy ban nhân dân các địa phương. Hiện nay, 100% các TCT tỉnh đều có trụ sở làm việc và trang thiết bị đảm bảo cho quá trình giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính trị đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các hạng mục công trình, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập chưa đồng bộ nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các trường. 3.1.2. Yêu cầu, nhiệm vụ của các trường chính trị tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay * Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng cao ở vùng ĐBSCL và nhiệm vụ đổi mới, phát triển các TCT, thành phố trong vùng Do vị trí địa chính trị và các vấn đề lịch sử, ĐBSCL nằm trong khu vực mà các thế lực thù địch thường xuyên chống phá, kích động đồng bào chống lại Đảng, Nhà nước. Do đó, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy chính trị sắc bén và có khả năng đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, sai trái, những âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch là rất quan trọng, nhưng cũng là nhiệm vụ không đơn giản. Để thực hiện được nhiệm vụ khó khăn này, cả hệ thống chính trị phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên. Trong đó, đội ngũ giảng viên các TCT phải là những người am tường cả về lý luận và thực tiễn, giúp cho học viên nhận thức sâu sắc và 76 tham gia tự giác vào việc giải quyết các vấn đề này. Tình hình đó, đặt ra cho các TCT nhiệm vụ phải thường xuyên xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng này. Các cấp ủy đảng, chính quyền ở ĐBSCL luôn xem trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ sự phát triển của địa phương. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng và công tác cán bộ của Đảng - luôn nhận được quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. Cấp ủy đảng, chính quyền đã có hành động thực tiễn thiết thực chỉ đạo sâu sát công tác này trong tình hình mới. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn trong công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ qua các giai đoạn cách mạng của các địa phương trong vùng, yêu cầu về chất lượng cán bộ được cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương thường xuyên đặt lên hàng đầu. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đạt những tiêu chuẩn quy định, một trong những tiêu chuẩn đó là có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên. Do đó, các tỉnh ủy, thành ủy luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại các TCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương theo diện đào tạo, bồi dưỡng của TCT. Chính những yêu cầu trên đã đặt ra cho các TCT trong vùng ĐBSCL trách nhiệm vô cùng quan trọng và nặng nề. Các TCT phải không ngừng đổi mới và phát triển để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng lớn của thực tiễn đặt ra. * Xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và kinh phí hoạt động tại các TCT tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL Tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ĐBSCL đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của các TCT. Tuy nhiên, một số TCT vẫn còn những khó khăn nhất định như diện tích không đủ theo quy định để triển khai các hạng mục cần thiết của một TCT, hội trường, phòng học, thư viện, nơi ăn, ở, học tập, làm việc của giảng viên và học viên còn thiếu, một số trường đang trong quá trình xây dựng, phát triển cơ sở vật chất. 77 Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được đặt ra nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thế, những phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập là rất quan trọng và cần thiết, ngoài bảng đen phấn trắng, bảng mê ca, bút lông - phương tiện dạy học mang tính truyền thống, thì các công cụ hỗ trợ hiện đại như máy tính, máy chiếu đa năng, các chương trình phần mềm phục vụ giảng dạy, bản đồ, biểu đồ, mô hình,... được trang bị khá đầy đủ và đồng bộ. Thực tế hiện nay, hầu hết các trường đã được trang bị phương tiện dạy học khá tốt. Tuy vậy, một số trường vẫn còn những khó khăn nhất định, trang thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu, cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ. Các TCT là đơn vị sự nghiệp, kinh phí hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cấp dựa trên chức năng, nhiệm vụ và hoạt động thực tế của trường. Mặc dù vậy, kinh phí còn hạn hẹp ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của các TCT. * Sự phát triển của các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo tại các TCT tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay đã có tác động sâu rộng đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội đất nước. Trong bối cảnh chung đó, công tác giáo dục - đào tạo cũng bị tác động không nhỏ, hệ thống TCT cũng có sự biến chuyển sâu sắc, từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, hội nhập vào hệ thống giáo dục quốc dân, hội nhập với khu vực và thế giới ở những mức độ khác nhau. Dạy và học được đổi mới từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, loại hình cho phù hợp với xu thế chung của thời đại và đất nước. Hiện nay, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo ở các TCT ngày càng nặng nề, quy mô đào tạo, bồi dưỡng ngày càng lớn, số lượng loại hình lớp ngày càng nhiều hơn trước đây. Tình hình đó đòi hỏi các TCT phải không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng được nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Cụ thể: Chương trình đào tạo gồm: trung cấp lý luận chính trị - hành chính; tiền công vụ; liên kết với các học viện, trường đại học, mở các lớp đào tạo đại học, cao cấp lý luận chính trị. 78 Chương trình bồi dưỡng: phong phú và đa dạng hơn trước. Ngoài bồi dưỡng các lớp ngạch cán sự, chuyên viên, thì nay, các lớp bồi dưỡng chuyên viên chính, cập nhật kiến thức chức danh lãnh đạo, quản lý như bí thư, phó bí thư và trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở; bồi dưỡng chức danh lãnh đạo phòng; bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân; các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức ngành cũng được coi trọng. Về quy mô đào tạo, bồi dưỡng: số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng được tuyển sinh ngày càng tăng so với trước đây. Hiện nay, hàng năm các TCT vùng ĐBSCL tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng khoảng 573 lớp với trên 35.000 học viên, bình quân mỗi trường mở 44 lớp/năm. Như vậy, nhu cầu thực tế của các địa phương về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là rất lớn về cả số lượng và các loại hình lớp đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, phải xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, cao về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu trên. 3.1.3. Hoạt động nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường Chính trị tỉnh của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trường chính trị vùng đồng bằng sông Cửu Long Năng lực TDLL là sản phẩm của quá trình phát triển của chủ thể trong một bối cảnh lịch sử - xã hội nhất định, mặc dù có chịu sự tác động của yếu tố tự nhiên – sinh học. Năng lực TDLL được tích lũy dần dần trong quá trình tư duy, phản ánh phương pháp tư duy của chủ thể. Năng lực TDLL của chủ thể được hình thành trong quá trình học tập, tự rèn luyện và trong quá trình hoạt động thực tiễn của mỗi chủ thể. Chính vì vậy, mỗi chủ thể tư duy nói chung, đặc biệt giảng viên TCT tỉnh nói riêng cần phải tiếp tục rèn luyện để nâng cao năng lực TDLL, phục vụ tốt nhất cho hoạt động sống, cho hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp của mỗi chủ thể. Có tới 94,6% số người được hỏi khẳng định: bản thân giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL cần tiếp tục áp dụng những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực TDLL. Để phát triển năng lực TDLL, không chỉ bản thân các giảng viên cần chủ động, nỗ lực, tự rèn luyện mà đòi hỏi cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của nhiều 79 cơ quan, ban ngành. Kết quả khảo sát cho thấy, trên thực tế hoạt động nâng cao năng lực TDLL cho đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và bản thân các trường TCT tỉnh vùng ĐBSCL. Tỷ lệ người được hỏi cho rằng, cấp ủy Đảng, chính quyền và các TCT rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực TDLL cho đội ngũ giảng viên đều ở mức rất cao (72,9% và 77,9%), trong khi đó tỷ lệ cho rằng cấp ủy Đảng, chính quyền và các TCT quan tâm ở mức bình thường hoặc ít quan tâm đến việc nâng cao năng lực TDLL cho đội ngũ giảng viên ở mức rất thấp (dưới 3%) và không có một ý kiến nào cho rằng ủy Đảng, chính quyền và các TCT không quan tâm đến việc nâng cao năng lực TDLL cho đội ngũ giảng viên (xem biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và trường Chính trị các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên Những người được phỏng vấn cũng đã chỉ ra cụ thể các hoạt động mà cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các TCT tỉnh đã tổ chức để nâng cao năng lực TDLL cho đội ngũ giảng viên. Trong đó hoạt động “Tạo điều kiện, khuyến 72.9 22.2 2.7 1.3 .9 77.9 19.9 1.3 .4 .4 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Ít quan tâm Khótrả lời Cấp ủy Đảng, chính quyền Trường chính trị 80 khích giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học” có tỷ lệ người lựa chọn cao nhất (62,8%); tiếp đến là hoạt động “Tổ chức các buổi thảo luận, sinh hoạt chuyên môn” (55,3%); Tạo điều kiện, khuyến khích giảng viên học tập, nâng cao trình độ (51,3%); Tổ chức các buổi hội thảo khoa học (43,8%); Mời chuyên gia tới để báo cáo chuyên đề chuyên sâu (43,4%). Đọc sách là một trong những phương pháp rèn luyện TDLL tốt. Đọc sách có thể giúp cho mỗi chủ thể có thể hiểu thấu đáo các vấn đề khoa học, từ đó có thể tránh được việc “tầm chương trích cú”, tránh được bệnh giáo điều, tuy nhiên, dường như hoạt động đọc sách chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ người được hỏi cho rằng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và TCT các tỉnh vùng ĐBSCL quan tâm đến việc “Phát triển hệ thống thư viện” rất thấp, chỉ đạt 24,3%. Như ở phần trên đã trình bày, việc nâng cao năng lực TDLL là một quá trình và đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải chủ động, không ngừng rèn luyện. Trên thực tế, đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL cũng đã tự xác định và áp dụng nhiều biện pháp cụ thể để có thể nâng cao năng lực TDLL cho cá nhân mình. Trong đó, biện pháp được áp dụng nhiều nhất là: Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học (59,3%); tiếp đến là các biện pháp: Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ (57,8%); Tham gia vào các buổi thảo luận chuyên môn (52,2%); Quan sát, phân tích và tổng hợp vấn đề từ thực tế (51,3%); Tham gia các hội thảo khoa học (47,8%); Tiếp cận thông tin qua Internet, qua phương tiện thông tin đại chúng (43,8%); Đọc sách (41,2%); Trò chuyện, trao đổi với người khác về các vấn đề thời sự, xã hội (35,4%). 3.2. Những điểm mạnh và hạn chế trong năng lực tư duy lý luận của đội ngũ giảng viên các trường chính trị tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua Để có cơ sở thực tiễn trong việc đánh giá năng lực TDLL của đội ngũ giảng viên, Luận án đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 230 người là công chức, lãnh đạo trong các ban Đảng, lãnh đạo và giảng viên các TCT, học viên đang theo học tại các TCT tại 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL. Cơ cấu mẫu được hỏi cụ thể như sau: 81 - Về giới tính người được hỏi: 59,6% là nam giới; 40,4% là phụ nữ. - Về độ tuổi người được hỏi: 5,2% số người được hỏi từ 30 tuổi trở xuống; 71,7% số người được hỏi nằm trong khoảng từ 31 đến 45 tuổi và 23% số người được hỏi trên 45 tuổi. Tính độ tuổi trung bình của cả mẫu được khảo sát là 40,8 tuổi. - Về trình độ chuyên môn: trình độ đại học: 47%; thạc sĩ: 39,1%; tiến sĩ: 3%; khác: 10,9%. - Về trình độ lý luận chính trị: cử nhân/cao cấp: 53,5%; trung cấp: 33,5%; sơ cấp: 10%; khác: 3%. - Về đối tượng cụ thể: có 20,9% số người được hỏi là lãnh đạo, quản lý trong các TCT; 21,7% là giảng viên; 31,3% là công chức trong các ban đảng và 26,1% là học viên đang theo học các lớp tại các TCT. Như chương 2 đã trình bày, năng lực TDLL, xét theo quá trình tư duy, được cấu thành bởi bốn yếu tố, gồm: năng lực phát hiện vấn đề và ghi nhớ, tái hiện; năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa; năng lực tái tạo và phát triển tri thức; năng lực vận dụng tri thức vào các tình huống thực tiễn. Còn xét về mặt chức năng, cấu trúc TDLL bao gồm: năng lực phương pháp luận chung; năng lực tư duy logic và năng lực tổng kết thực tiễn. Đây là các năng lực chung cho quá trình TDLL của bất kỳ một chủ thể nào, tuy nhiên với các chủ thể khác nhau và ở trong các vai trò các nhau, mức độ quan trọng của từng yếu tố sẽ khác nhau. Với các chủ thể là giảng viên các TCT tỉnh, theo ý kiến đánh giá của những người được khảo sát, cả bảy thành tố của năng lực TDLL xét theo quá trình tư duy và theo chức năng đều đạt ở mức khá trở lên, trong đó yếu tố được đánh giá quan trọng nhất đó là “Năng lực vận dụng tri thức vào các tình huống thực tiễn” với điểm trung bình theo thang đo Likert là 4,63/5 điểm, nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, có tới 76,5% số người được hỏi cho rằng năng lực này là “Rất quan trọng” đối với một giảng viên TCT tỉnh. “Năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa” được đánh giá là ít quan trọng nhất với mức điểm 4,05/5 điểm (có 41% số người được hỏi cho rằng năng lực này là “Rất quan trọng” đối với giảng viên TCT tỉnh). Hai năng lực còn lại lần lượt có điểm số đánh giá về mức độ quan trọng là: “Năng lực ghi nhớ, tái hiện” đạt 4,17/5 điểm; 82 “Năng lực tái tạo và phát triển tri thức” đạt 4,29/5 điểm, tỷ lệ người đánh giá hai năng lực này “Rất quan trọng” đối với giảng viên các TCT tỉnh lần lượt là: 48,4% và 52,5% (bảng 1). Bảng 1: Mức độ quan trọng của các năng lực TDLL đối với giảng viên các TCT tỉnh NĂNG LỰC Rất quan trọng Khá quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Điểm TB Năng lực ghi nhớ, tái hiện 48,4 24,9 22,6 3,7 0,5 4,17 Năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa 41,0 30,4 22,6 4,6 1,4 4,05 Năng lực tái tạo và phát triển tri thức 52,5 28,1 16,1 2,3 0,9 4,29 Năng lực vận dụng tri thức vào các tình huống thực tiễn 76,5 12,4 9,7 0,4 0,9 4,63 Năng lực phương pháp luận chung 52,3 40,7 6,5 - 0,5 4,45 Năng lực tư duy logic, tư duy chính xác 48,4 42,1 7,7 1,8 4,37 Năng lực tổng kết thực tiễn 35,9 53,0 0,5 9,7 0,9 4,4 3.2.1. Những điểm mạnh trong năng lực tư duy lý luận của giảng viên các trường chính trị tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long Khi được hỏi về năng lực TDLL của giảng viên các TCT tỉnh khu vực ĐBSCL hiện nay, phần lớn những người được hỏi đều đánh giá khá cao. Tỷ lệ cho rằng cả bốn thành tố trong năng lực TDLL của giảng viên ở mức khá và tốt chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó, “Năng lực ghi nhớ, tái hiện” của giảng viên có tỷ lệ người đánh giá ở mức “Tốt” chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%); tiếp đến là “Năng lực vận dụng tri thức vào các tình huống thực tiễn” của giảng viên có tỷ lệ đánh giá “Tốt” 83 là 48,4%; tỷ lệ này ở hai năng lực “Trừu tượng hóa, khái quát hóa” và “Năng lực tái tạo và phát triển tri thức” lần lượt là 42,6% và 37,5%. Các năng lực như “Năng lực phương pháp luận chung”, “Năng lực tư duy logic”, “Năng lực tổng kết thực tiễn” có tỷ lệ đánh giá Tốt và Khá lần lượt là 52,3% và 40,7%, 48,4% và 42,1%, 52,3% và 28,1%. Nếu tính điểm trung bình theo thang đo Likert, với giá trị điểm gán cho các mức đánh giá các năng lực TDLL của giảng viên từ kém đến tốt là tương ứng từ 1 đến 5, điểm trung bình của các năng lực TDLL của giảng viên nằm ở trên mức khá (dao động trong khoảng từ 4,21 đến 4,45) (Bảng 2). Bảng 2: Năng lực TDLL của giảng viên các trường chính trị tỉnh hiện nay NĂNG LỰC Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Điểm TB Năng lực ghi nhớ, tái hiện 52,3 40,7 6,5 - 0,5 4,45 Năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa 42,6 42,6 12,5 1,4 0,9 4,25 Năng lực tái tạo và phát triển tri thức 37,1 48,1 12,5 1,4 0,9 4,21 Năng lực vận dụng tri thức vào các tình huống thực tiễn 48,4 42,1 7,7 1,8 4,37 Năng lực phương pháp luận chung 52,3 40,7 6,5 - 0,5 4,45 Năng lực tư duy logic, tư duy chính xác 48,4 42,1 7,7 1,8 4,21 Năng lực tổng kết thực tiễn 52,3 28,1 16,1 2,6 0,9 4,29 Thực tế cho thấy, năng lực TDLL của đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL hiện nay tương đối đồng đều và đã đạt tới một trình độ nhất định. Điều này không chỉ được biểu hiện ở sự hiểu biết lý luận mà còn ở phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tiễn cũng như khả năng xử lý các tình huống “có vấn đề” trong công tác chuyên môn và trong cuộc sống của họ. Dưới đây sẽ là những đánh giá 84 cụ thể về các yếu tố cấu thành năng lực TDLL của đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL. * Về năng lực ghi nhớ, tái hiện Là những người được đào tạo ở trình độ đại học trở lên, lại công tác trong môi trường đặc thù – trường đảng ở địa phương mà người học là cán bộ, đảng viên, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, giảng viên các TCT tỉnh nói chung và giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL có động cơ, mục đích phấn đấu trở thành những cán bộ giảng dạy mẫu mực, những chiến sĩ tiên phong phấn đấu cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL là giảng dạy tốt, nghiên cứu khoa học tốt. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước giao cho trên đây, hàng ngày, hàng giờ họ phải tự học tập, tự rèn luyện nâng cao trình độ. Đặc biệt, họ phải thường xuyên đọc các sách, báo, tài liệu khoa học, đi nghiên cứu thực tiễn, tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học. Trong hoạt động chuyên môn hàng ngày, họ thường xuyên phải sử dụng các khái niệm, phạm trù, quy luật, hệ thống tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính những hoạt động nghề nghiệp này và động cơ, mục đích phấn đấu của giảng viên các TCT tỉnh đã tạo cho họ khả năng, năng lực ghi nhớ, tái hiện kiến thức khá tốt. Thực tiễn cho thấy, tuyệt đại bộ phận giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL có khả năng lưu giữ và tái hiện những hình ảnh, thông tin, sự việc, hiện tượng, vấn đề khá tốt, đặc biệt là những khái niệm, sự kiện thu nhận được từ sách vở, tài liệu. Kết quả điều tra cho thấy, năng lực ghi nhớ, tái hiện của giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL được đánh giá khá tốt. Có đến 52,3% số người được hỏi cho rằng năng lực ghi nhớ, tái hiện của giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL là tốt và 40,7% số người được hỏi cho là khá. Tính điểm trung bình theo thang đo Likert, với giá trị điểm gắn cho các mức đánh giá năng lực TDLL của giảng viên từ kém đến tốt tương ứng là từ 1 đến 5, thì điểm trung bình của năng lực ghi nhớ, tái hiện là 4,45. (Xem bảng 2. Năng lực TDLL của giảng viên các TCT hiện nay). * Về năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa 85 Đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL đều có năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa – một năng lực cơ bản trong năng lực TDLL. Năng lực ấy, một mặt, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện qua đào tạo, bồi dưỡng ở trường cũng như qua thực tế công tác. Mặt khác, chính khả năng ấy lại tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên tiếp tục nghiên cứu nắm vững thực chất nội dung khoa học của chủ nghía Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cũng như tiếp thu những tri thức văn hóa, khoa học khác để không ngừng làm giàu thêm trí tuệ của mình. Nhìn chung họ đều có khả năng tiến hành các thao tác tư duy trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn, trên cơ sở nắm được các qui tắc, qui luật, lôgic hình thức và lôgic biện chứng. Nhờ đó, họ có khả năng đi từ chưa biết đến biết, từ sự quan sát những mối liên hệ bên ngoài, ngẫu nhiên để tìm ra mối liên hệ bên trong mang tính bản chất; có khả năng phát triển và lựa chọn vấn đề cũng như xử lý các tình huống trong nhận thức cũng như hành động, trong hoạt động chuyên môn cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Thực tế cho thấy, đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh ở vùng ĐBSCL không chỉ thực hiện tương đối tốt công tác chuyên môn - giảng dạy, mà còn có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước, công tác quần chúng. Nhiều người là cán bộ lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường. Ngoài ra, họ còn có nhiều đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường, nhất là đối với các đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở địa phương; một số người có bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc có bài viết được báo, đài Trung ương hay địa phương sử dụng... Điều này cho thấy, nếu không có một năng lực TDLL nhất định thì đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL không thể khẳng định được vị thế của mình trên thực tế như thế. Năng lực tư duy của mỗi chủ thể bao gồm cả năng lực tư duy kinh nghiệm và năng lực TDLL. Chúng ta đều biết, kinh nghiệm với tư cách là sản phẩm của 86 quá trình nhận thức, có cả kinh nghiệm trước lý luận và kinh nghiệm sau lý luận (những kinh nghiệm thu được nhờ áp dụng lý luận khoa học vào một lĩnh vực thực tế), cả kinh nghiệm thông thường và kinh nghiệm khoa học. Do có một năng lực TDLL nhất định cùng với vốn kinh nghiệm phong phú, đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh khu vực ĐBSCL hiện nay đều có một năng lực trí tuệ có khả năng đảm bảo cho yêu cầu nhận thức và tiến hành công tác giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả ở mức độ nhất định. Năng lực ấy cần phải được củng cố, bổ sung và phát triển không ngừng trong quá trình đổi mới tư duy. Như vậy, đội ngũ giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL hiện nay, nhìn chung, đều có "năng lực lao động trí tuệ" và có khả năng cụ thể hóa sự nhận thức, vận dụng trí tuệ của mình trong công tác chuyên môn. Đây là một ưu điểm, một thế mạnh cần phải được đề cao và phát huy hơn nữa trong công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. * Năng lực tái tạo và phát triển tri thức mới Để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học giảng viên các TCT tỉnh phải có vốn kiến thức rộng và sâu, thông thường vốn kiến thức về lĩnh vực đang giảng dạy phải cao hơn hẳn người học. Vốn kiến thức đó bao bồm: Kiến thức khoa học cơ bản; kiến thức chuyên môn/chuyên ngành; phương pháp dạy học, kiến thức, hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội, về đường lối, chính sách, pháp luật Những kiến thức, hiểu biết trên đây của giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL, trên thực tế, ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở các TCT tỉnh ở đây nhờ họ thường xuyên tự học tập, tự nghiên cứu hoặc được bồi dưỡng, tập huấn, tham gia các khóa đào tạo dài hạn ở các bậc học cao học, tiến sĩ. Tuy nhiên, khối lượng kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành, kiến thức và kỹ năng giảng dạy được trang bị như trên chưa đủ để phát triển, nâng cao năng lực TDLL nếu giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL không biết tổng hợp tri thức đã có, trên cơ sở đó sáng tạo ra tri thức mới. Nhìn chung, năng lực tổng hợp tri thức cũ, sáng tạo ra tri thức mới của giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL là tương đối tốt. Dựa trên cơ sở của vốn tri thức 87 đã có, giảng viên các TCT tỉnh, đặc biệt là giảng viên có trình độ sau đại học, giảng viên có nhiều thâm niên giảng dạy, đã có cái nhìn bao quát, có khả năng xâu chuỗi, thiết lập mối quan hệ của các tri thức, hiểu biết đó theo các quy tắc, quy luật logic để trên cơ sở đó khái quát, phát hiện ra tri thức mới. Điều này thể hiện, một số giảng viên, trong quá trình chuẩn bị giáo án họ đã không sao chép mà đã xây dựng được các kết cấu bài mới, xây dựng được cách tiếp cận các nội dung mới, các khái niệm, thuật ngữ mới, đề xuất được các giải pháp, các cách giải quyết vấn đề mới, phù hợp với thực tiễn địa phương. Ngoài ra, năng lực TDLL được thể hiện trong hoạt động nghiên cứu khoa học và nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phần lớn giảng viên các TCT tỉnh vùng ĐBSCL đã biết vận dụng tổng hợp các kiến thức vào giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của địa phương nên có những bài báo khoa học có chất lượng, hữu ích; có những bài tham luận trong các hội nghị, hội thảo khoa học được cán bộ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_nang_luc_tu_duy_ly_luan_cho_giang_vien_cac.pdf
  • pdfQD_VoMinhHieu.pdf
  • pdfTrichyeu_VoMinhHieu.pdf
  • pdfTT Eng VoMinhHieu.pdf
  • pdfTT VoMinhHieu.pdf
Tài liệu liên quan