Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên

Về mặt kinh tế: sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận;

Về mặt xã hội: mô hình sản xuất phải tạo ra nhiều việc làm, mang lại thu nhập

cao, đảm bảo đời sống cho người lao động; Về mặt môi trường: mô hình sản xuất

ít gây tác động xấu cho môi trường, không khí, đất đai, nguồn nước.

c) Tiêu chí chọn hộ theo dõi mô hình

Hộ gia đình nằm trong số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất

công nghiệp trong giai đoạn 2005 -2012, đang có sẵn mô hình sử dụng đất, có điều

kiện về nhân lực, vốn đầu tư và có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật mới.

Riêng nhóm cây ăn quả, chọn các loại cây ăn quả đã trồng được trên 3 năm, đang

ở độ tuổi cho thu hoạch.

Sau khi tính toán xem xét, lựa chọn để đáp ứng cho các cơ sở nêu trên, đề

tài chọn được 5 mô hình, tiến hành theo dõi 5 hộ/1 mô hình trong thời gian 2

năm 2012, 2013 như sau: Mô hình 1: Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải; Mô hình 2:

Hành - cải xanh - bắp cải; Mô hình 3: Nhãn, ổi, xoài, chuối; Mô hình 4: Cá - vịt -

cây ăn quả; Mô hình 5: Chuyên cá

pdf27 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu quả kinh tế - Giá trị sản xuất (GTSX); Chi phí trung gian (CPTG); Giá trị gia tăng (GTGT); Hiệu quả đồng vốn (HQĐV). 3.5.4.2. Hiệu quả xã hội Mức độ thu hút lao động, hiệu quả giải quyết việc làm (Công lao động/ha); Giá trị ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất (giá trị ngày công lao động (GTSX/Công LĐ, GTGT/Công LĐ). 7 3.5.4.3. Hiệu quả môi trường Mức đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; Kết quả phân tích chất lượng đất, nước của mô hình. 3.5.4.4. Phương pháp phân cấp hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Việc so sánh, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở kết quả phân tích, tổng hợp điều tra thực tế, mặt bằng chung của huyện để phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất được thể hiện như trong bảng 3.1; 3.2; 3.3. Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế TT Phân cấp GTGT (tr.đồng/ha/năm) 1 Cao >75 2 Trung bình 50-75 3 Thấp < 50 Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội TT Phân cấp GTGT/Công LĐ 1000 đồng Thu hút lao động Công/ha/năm 1 Rất cao >100 > 1000 2 Cao 70 - 100 700 - 1000 3 Trung bình 60 - 70 400 - 700 4 Thấp 40 - 60 <400 Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng TT Phân cấp Thoái hóa đất Ô nhiễm nguồn nước 1 Không gây tác động Duy trì cải thiện được độ phì Không có tác động 2 Có tác động ít Có tác động yếu ở một số yếu tố Có tác động yếu 3 Có tác động Có nguy cơ tác động ở mức trung bình Có nguy cơ ô nhiễm ở một số yếu tố 3.5.5. Phƣơng pháp phân tích đất, nƣớc - Phương pháp phân tích đất. - Phương pháp phân tích nước. 3.5.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2010: số liệu từ các phiếu điều tra nông hộ (lao động, việc làm, thu nhập.), diện tích các loại đất, tính toán hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, mô hình sử dụng đất. 8 - Sử dụng bảng biểu kết hợp với các hình vẽ, để trình bày các đối tượng của địa bàn nghiên cứu: biến động đất công nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, lao động, việc làm, thu nhập của nông hộ.. giúp phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học, logic. 3.5.7. Phƣơng pháp so sánh Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh sự khác biệt giữa năm 2005 và 2012 về các chỉ tiêu: - Diện tích đất nông nghiệp, đất công nghiệp trước và sau khi chuyển đổi. - Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất để thấy được sự thay đổi. 3.5.8. Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng - Ảnh hưởng đến sử dụng đất: diện tích sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Ảnh hưởng đến kinh tế hộ: sử dụng đất nông nghiệp của hộ, lao động, việc làm, thu nhập, mức sống và một số vấn đề khác. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI HUYỆN MỸ HÀO 4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Hào Huyện Mỹ Hào là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, có vị trí địa lý rất thuận lợi gần thủ đô Hà Nội và các trung tâm kinh tế lớn. Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Khí hậu thời tiết của huyện Mỹ Hào thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt. Đất đai được hình thành do hệ thống phù sa sông Hồng và sông Thái Bình. Nhìn chung chất lượng đất tương đối tốt, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình đến thịt nặng. Tài nguyên nước: Chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa, được trữ trong các hồ ao, kênh mương, mặt ruộng 4.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội huyện Mỹ Hào Huyện Mỹ Hào nằm trong tốp đầu của tỉnh Hưng Yên về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo số liệu thống kê năm 2012, tỷ trọng của ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng mạnh. Cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp đạt 63%, ngành thương mại và dịch vụ đạt 31%, ngành nông nghiệp chỉ còn 6%. Tổng GDP năm 2012 của huyện Mỹ Hào đạt 4.665,167 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với năm 2005. GDP bình quân trên đầu người năm 2012 đạt 35 triệu 9 đồng/người, tăng 22,4 triệu đồng so với năm 2005, số lao động được qua đào tạo tăng rõ rệt, từ 24% năm 2005 lên 35% năm 2012. - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,2%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra giá trị sản lượng cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác. - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt 27,8%. Việc khôi phục và phát triển làng nghề được quan tâm mang lại hiệu quả thiết thực, đến nay toàn huyện đã có 5 làng nghề được công nhận, các doanh nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, đã thu hút hàng vạn lao động có việc làm ổn định và có thu nhập khá. - Thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng được mở rộng hơn, hệ thống chợ được nâng cấp phát triển mạnh phục vụ nhu cầu của người dân sinh sống trên địa bàn. Dịch vụ vận tải, hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông,... cũng được đầu tư, chú trọng nhiều hơn; tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân 5 năm qua đạt 32%. - Dân số của huyện Mỹ Hào tính đến năm 2012 là 95.881 người, với mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.212 người/km2. Cơ cấu lao động có sự biến động mạnh, phản ánh đúng xu hướng phát triển kinh tế. 4.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƢNG YÊN, GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 4.2.1. Biến động diện tích đất đai huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012 Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mỹ Hào năm 2012 là 7.910,96 ha, so với năm 2005 thì diện tích đất tự nhiên không thay đổi. Trong đó đất nông nghiệp là 4.549,15 ha, chiếm 57,5% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 535,56 ha so với năm 2005; đất phi nông nghiệp là 3.351,76 ha, chiếm 42,37% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 538,38 ha so với năm 2005; đất chưa sử dụng 10,05 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên, giảm 2,82 ha so với năm 2005.Việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp cũng diễn ra mạnh mẽ. Năm 2012 diện tích đất trồng cây lâu năm đã tăng 48,00 ha và đất nuôi trồng thủy sản đã tăng 112,12 ha. 4.2.2. Biến động diện tích đất công nghiệp huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012 Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2012 là 705,45 ha so với năm 2005 tăng 440,31 ha, trong đó đất khu công nghiệp có 344,40 ha tăng 280,12 ha so với năm 2005 và chiếm 63,62% diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng trong giai đoạn 2005 - 2012. Trong giai 10 đoạn 2005 - 2012, các khu công nghiệp trên địa huyện Mỹ Hào đã được hình thành và mở rộng. KCN Minh Đức được xây dựng với diện tích 70,5ha, KCN Thăng Long II là 126,1ha. Ngoài ra, Khu công nghiệp dệt may Phố Nối mở rộng thêm 47,31ha. Diện tích đất khu công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn này là do quá trình công nghiệp hóa ở đây đang diễn ra mạnh. Quỹ đất công nghiệp tăng này lấy từ quỹ đất nông nghiệp và một phần nhỏ chuyển từ quỹ đất khác chuyển sang. 4.2.3. Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012 Trong giai đoạn 2005 - 2012, quỹ đất nông nghiệp của huyện Mỹ Hào đã giảm 535,56 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh nhất thuộc các xã: Dị sử ( - 237,77 ha), Phùng Chí Kiên (-73,59ha), Bạch Sam (-35,81ha), thị trấn Bần (- 35,34ha), Cẩm Xá (-31,69ha). Diện tích đất nông nghiệp này giảm chủ yếu là xây dựng các khu công nghiệp mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp đã có từ trước. 4.2.4. Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012 Theo số liệu thu thập được từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Hào (2012) cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 là 121,12 ha, đến năm 2012 diện tích chuyển đổi lên đến 235,68 ha chiếm 84,14% diện tích đất công nghiệp tăng trong giai đoạn này (hình 4.1). Hình 4.1. Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012 11 Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp của huyện Mỹ Hào tập trung chủ yếu ở các xã ven trục đường quốc lộ 5. Cụ thể: xã Dị Sử có đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp lớn nhất trong toàn huyện với 84,42ha, tiếp theo là xã Phùng Chí Kiên với 66,51ha, Bạch Sam với 30,47ha và Minh Đức là 21,43ha. Việc mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, lao động và việc làm của các nông hộ: Giai đoạn 2005 - 2012 trên địa bàn huyện Mỹ Hào có đến 7.734 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang các mục đích sử dụng khác nhau trong đó có 3.805 hộ là có đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp chiếm 49,2%, đây là những hộ bị ảnh hưởng trực tiếp của quá trình này. 4.2.5. Ảnh hƣởng của chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến cơ cấu lao động theo các ngành ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012 Năm 2012, tổng số lao động toàn huyện là 62.425 lao động, tăng 6.090 người, tăng 10,81% so với năm 2005; lao động thuộc ngành công nghiệp tăng mạnh, tăng 7.895 người, tăng 71,53% so với năm 2005; lao động thuộc ngành thương mại và dịch vụ tăng 2.488 người, tăng 47,07% so với năm 2005. Số lao động tăng này đánh dấu sự phát triển mạnh của 2 ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ trong giai đoạn đổi mới và thu hút đầu tư phát triển của huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012. Số lao động nông nghiệp giảm trong giai đoạn 2005 – 2012 là 5.614 người. Các cấp chính quyền cần có chính sách thiết thực và hiệu quả nhằm tạo việc làm ổn định cho các đối tượng này. 4.3. ẢNH HƢỞNG CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG TẠI 4 XÃ NGHIÊN CỨU 4.3.1. Cơ cấu kinh tế và lao động của 4 xã nghiên cứu Trong khoảng thời gian từ năm 2005 trở lại đây, nhờ sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp chủ yếu trên địa bàn 4 xã: Bạch Sam, Minh Đức, Phùng Chí Kiên, Dị Sử đã tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, thu nhập và đời sống ngày càng được nâng cao. 4.3.2. Phƣơng thức sử dụng nguồn tiền bồi thƣờng, hỗ trợ từ thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp Nguồn vốn của người nông dân được Nhà nước đền bù, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đã sử dụng vào những mục đích khác nhau. Chính nhờ tiền bồi 12 thường hỗ trợ này mà người nông dân đã bớt khó khăn trên cơ sở đó đầu tư cho phát triển kinh tế hộ nhiều chiều. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng. Tuy nhiên, trong số hàng nghìn hộ còn có một số nhỏ quản lý, đầu tư tiền đền bù không hiệu quả, không đúng để lại hậu quả xấu cho xã hội và chính gia đình họ (như cờ bạc, lô đề), 22,32 - 26,27% nguồn vốn đưa vào xây dựng sửa chữa nhà ở, 9,89 - 10,45% dùng mua sắm nội thất. 4.3.3. So sánh bình quân diện tích đất nông nghiệp và mức độ đầu tƣ vốn vào sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu a) Bình quân diện tích đất nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra Sự thay đổi về diện tích đất nông nghiệp cho khác biệt giữa 3 nhóm điều tra. Đối với nhóm 1 diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ giảm từ 1.930 m2/hộ xuống còn 1.581 m2/hộ. Đối với nhóm 2, diện tích nông nghiệp bình quân/ hộ giảm từ 2.379 m2/hộ xuống còn 1.145 m2/hộ (bảng 4.1). Việc mất đi một phần diện tích đất đã gây trở ngại cho việc sản xuất dẫn đến hiệu quả không cao hoặc không thể sử dụng được phải bỏ hoang. Riêng đối với nhóm 3 diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ sau chuyển đổi chỉ còn 406 m2/hộ. Kết quả nghiên cứu đã mở ra cho hướng tích tụ ruộng đất, hay đầu tư vào mô hình thâm canh cao, dồn điền đổi thửa để sản xuất tập trung, sản phẩm chất lượng cao thu được lợi nhuận lớn để phát triển kinh tế hộ. Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến diện tích đất nông nghiệp ST T Chỉ tiêu Nhóm 1: thu hồi <30% DT đất NN Nhóm 2: thu hồi từ 30-70% DT đất NN Nhóm 3: thu hồi >70% DT đất NN Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất 1 Bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ (m2/hộ) 1.930 1.581 2.379 1.145 2.223 406 2 Bình quân diện tích đất nông nghiệp/người (m 2/người) 480 382 535 231 498 86 13 b) Vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Với kết quả tổng hợp điều tra nông hộ cho thấy: Đối với những hộ vẫn còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì đã quan tâm và chú trọng sản xuất hơn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đối với nhóm 1 và nhóm 2 thì có đến 41,49 - 50,75% hộ đầu tư vốn vào sản xuất nông nghiệp tăng nhiều so với trước khi bị thu hồi đất. Đối với nhóm 3, diện tích đất còn lại rất ít, vì thế để tạo ra được hiệu quả cao nhằm đảm bảo vấn đề lương thực cho hộ, hạn chế phần nào việc mua thêm ngoài từ thị trường, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vốn để áp dụng các giống mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Theo kết quả điều tra có đến 76,92% tổng số hộ điều tra thuộc nhóm này mức vốn đầu tư vào sản xuất tăng nhiều hơn so với trước đây. 4.3.4. Đầu tƣ cho đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp của nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp Tổng hợp số liệu điều tra trực tiếp người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp cho thấy: có tới 39,39% số lao động nông nghiệp phải chuyển sang lao động khác trong đó 19,05% số lao động được vào làm công nhân của các nhà máy, 6,7% chuyển sang buôn bán dịch vụ, thương mại và 13,64% chuyển sang làm nghề khác (bảng 4.2). Bảng 4.2. Kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng 1 Đào tạo nghề 1.1 Số lượng lao động được đào tạo nghề Người 39.675 1.2 Tỷ lệ LĐ có việc làm sau đào tạo % 73,10 2 Số lao động có việc làm trong nƣớc Lao động 27.345 2.1 Làm việc trong các Khu công nghiệp Lao động 19.325 2.2 Làm việc ngoài địa phương và tự tạo việc làm Lao động 3.325 2.3 Làm việc trong các làng nghề TTCN Lao động 1.270 2.4 Làm việc trong các cơ sở SX, KD ngoài KCN Lao động 3.425 3 Số lao động xuất khẩu lao động Lao động 1.659 Trong giai đoạn 2005 - 2012, huyện Mỹ Hào đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề với 39.675 người được học nghề, tỷ lệ số lao động có việc làm sau đào tạo là 29.004 người, chiếm 73,1 %, để tạo việc làm sau khi học nghề cho học việc, các trung tâm đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp, nhà máy tư vấn và giới thiệu vào làm việc. Huyện đã giải quyết việc làm cho 27.345 lao động trong đó 19.325 lao động làm trong các khu công nghiệp chiếm 70,67% lao động có việc làm, ngoài 14 ra còn cho 1.659 lao động đi xuất khẩu nước ngoài (bảng 4.2). 4.3.5. Đánh giá của nông hộ về kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trƣờng sau chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện Mỹ Hào năm 2012 Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn trực tiếp người nông dân bị thu hồi một phần diện tích nông nghiệp ở bảng 4.3 cho thấy: Trước khi chuyển đổi người nông dân dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, 36,30% (nhóm 1), 42,88% (nhóm 2), 42,69% (nhóm 3). Sau khi chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, tỷ lệ thu nhập từ ngành nông nghiệp giảm mạnh, đặc biệt là nhóm 3 giảm 42,69% xuống còn 3,29%. Ngược lại, nguồn thu nhập từ tiền lương lao động cho các nhà máy công nghiệp chiếm trên 50% tổng thu nhập của hộ và từ thương mại, dịch vụ nhỏ cũng tăng lên. Như vậy, sau khi thu hồi đất, nguồn thu chính của hộ là từ lương công nhân và làm buôn bán (bảng 4.3). Bảng 4.3. Tỷ lệ thu nhập từ các nguồn của nông hộ trên địa bàn huyện Mỹ Hào Đơn vị tính: % STT Nguồn thu Nhóm 1: thu hồi <30% DT đất NN Nhóm 2: thu hồi từ 30-70% DT đất NN Nhóm 3: thu hồi >70% DT đất NN Trước khi chuyển đổi Sau khi chuyển đổi Trước khi chuyển đổi Sau khi chuyển đổi Trước khi chuyển đổi Sau khi chuyển đổi 1 Từ nông nghiệp 36,30 15,77 42,88 10,04 42,69 3,29 2 Từ lương công nhân, CB, CNVC 24,60 52,12 21,89 55,39 18,05 52,65 3 Từ thương mại, dịch vụ 5,78 10,88 4,52 9,26 4,13 16,17 4 Từ nguồn khác 33,32 21,23 30,71 25,31 35,13 27,89 Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy: Cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội và môi trường trên địa bàn nghiên cứu có xu hướng tốt lên, hệ thống giao thông, điện, nước ngày càng được nâng cấp và mở rộng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Có đến 96,5% các hộ đánh giá là hệ thống giao thông tốt hơn; hệ thống điện, nước có 92,5% cho rằng là tốt hơn. Về an ninh xã hội có 19,0% cho là không đổi so với trước đây, 7,5% số hộ điều tra đánh giá là kém hơn. Về môi trường nông thôn có 11,5% cho rằng kém hơn. 15 4.4. ẢNH HƢỞNG CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƢNG YÊN, GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 4.4.1. Biến động diện tích các loại hình sử dụng đất huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012 Trên cơ sở thu thập tài liệu tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Hào (2005, 2012) kết hợp điều tra sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã tổng hợp các loại hình sử dụng đất trước và sau khi chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, kết quả thể hiện ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Diện tích của loại hình và kiểu sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào năm 2005 và 2012 STT LUT LUT Kiểu sử dụng đất Năm 2005 Năm 2012 So sánh 1 2 lúa Tổng diện tích LUT 1 2.448,00 1.831,70 -616,30 01. Lúa xuân - Lúa mùa 2.448,00 1.831,70 -616,30 2 2 Lúa - cây vụ đông Tổng diện tích LUT 2 2.332,63 2.254,54 -78,09 02. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 924,68 610,61 -314,07 03. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 424,56 318,53 -106,03 04. Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương 395,83 341,87 -53,96 05. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 246,82 152,75 -94,07 06. Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 198,48 271,18 72,70 07. Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào 142,26 139,05 -3,21 08. Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 0,00 128,13 128,13 09. Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa bao tử 0,00 160,26 160,26 10. Lúa xuân - Lúa mùa - Cải xanh 0,00 132,16 132,16 3 Chuyên rau – màu Tổng diện tích LUT 3 9,02 7,73 -1,29 11. Dưa chuột - Cải xanh - Su hào 3,20 1,38 -1,82 12. Cà chua - Rau ngót - Dưa chuột 1,70 0,61 -1,09 13. Hành - Cải xanh - Bắp cải 2,04 2,12 0,08 14. Cà chua - Bí xanh - Rau đậu 1,02 1,51 0,49 15. Hành - Rau muống - Cải xoong 1,06 0,73 -0,33 16. Đậu tương - Cải xoong - Dưa chuột 0,00 0,79 0,79 17. Ngô bao tử - Đậu tương - Rau thơm 0,00 0,59 0,59 4 Cây ăn quả Tổng diện tích LUT 4 43,36 91,36 48,00 18. Nhãn, vải , chuối, xoài, ổi 43,36 91,36 48,00 5 Nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích LUT 5 78,03 35,90 -42,13 19. Chuyên cá 78,03 35,90 -42,13 6 VAC Tổng diện tích LUT 6 173,67 327,92 154,25 20. Cá - Lợn - Cây ăn quả 173,67 215,14 41,47 21. Cá - Vịt - Cây ăn quả 0,00 112,78 112,78 16 Các loại hình sử dụng đất của huyện năm 2005 và năm 2012 không có sự thay đổi, gồm 6 LUT (2 lúa, 2 lúa – 1 màu, chuyên rau - màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, VAC) (bảng 4.4). Tuy nhiên có sự thay đổi cơ bản về diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và các kiểu sử dụng đất. Thêm 06 kiểu sử dụng đất là thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, là sự thay đổi theo xu hướng phát triển của thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Sự thay đổi diện tích thâm canh và tăng thêm kiểu sử dụng đất đã nói lên được sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và thay đổi phương thức sản xuất cho phù hợp đạt hiệu quả hơn. Tổng diện tích chuyển đổi trong đất nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2012 là 737,81 ha (LUT1 chuyển 616,3 ha, LUT2 chuyển 78,09 ha, LUT3 chuyển 1,29 ha, LUT5 chuyển 42,13 ha), trong đó diện tích chuyển giữa các kiểu sử dụng đất nông nghiệp sang cho nhau là 202,25 ha, còn lại chuyển sang đất phi nông nghiệp là 535,56 ha, số diện tích này được chuyển 95,25 ha sang đất xây dựng cơ bản, thổ cư và còn lại 440,31 ha chuyển sang quỹ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, trong đó có 235,68 ha chuyển vào quỹ đất công nghiệp giai đoạn 2005-2012. 4.4.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 – 2012 4.4.2.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất huyện Mỹ Hào năm 2005 và năm 2012 Việc đánh giá hiệu quả kinh tế 6 LUT dựa trên tổng hợp 3 yếu tố GTSX, CPTG và GTGT của các kiểu sử dụng đất thành phần. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.5. Tất cả các giá trị GTSX, CPTG, GTGT của hiệu quả kinh tế sử dụng đất giữa năm 2012 so với 2005 đều tăng. LUT 2 lúa là LUT đạt hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các LUT còn lại nhưng so sánh giữa năm 2005 và năm 2012 thì có xu hướng tăng, với GTSX năm 2005 đạt 58,03 triệu đồng/ha, đến năm 2012 là 62,88 triệu đồng/ha, tăng 4,85 triệu đồng/ha. LUT 2 lúa - 1 màu đạt hiệu quả kinh tế cao hơn LUT 2 lúa chính là nhờ sự xen canh, tăng thêm một vụ màu. Hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT VAC với GTGT 452,17 triệu đồng/ha. CPTG cao cho các khoản thức ăn, con giống và cải tạo ao hồ, chất lượng nước đã đem lại thành quả cho người lao động (bảng 4.5). Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của các LUT năm 2012 cao hơn so với năm 2005 là do người dân đã tăng đầu tư thâm canh vào đất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng xuất cao hơn đem lại hiệu quả kinh tế cho người lao động. 17 Bảng 4.5. So sánh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào năm 2005 và 2012 Loại hình sử dụng đất GTSX CPTG GTGT 2005 2012 So sánh 2005 2012 So sánh 2005 2012 So sánh Trđ/ha Trđ/ha Trđ/ha Trđ/ha Trđ/ha Trđ/ha Trđ/ha Trđ/ha Trđ/ha LUT 1 2 lúa 58,03 62,88 4,85 28,95 30,31 1,36 29,08 32,57 3,49 LUT 2 2 lúa - 1 màu 97,64 104,16 6,52 46,67 48,12 1,45 50,97 56,04 5,07 LUT 3 Chuyên rau màu 121,10 121,96 0,86 60,55 55,12 -5,43 60,55 66,84 6,29 LUT 4 Cây ăn quả 135,72 136,44 0,72 44,35 29,88 -14,47 91,37 106,56 15,19 LUT 5 Nuôi trồng thủy sản 442,62 564,69 122,07 356,98 381,45 24,47 85,64 183,24 97,60 LUT 6 VAC 1.161,08 1.207,99 46,91 787,25 755,82 -31,43 373,83 452,17 78,34 Ghi chú: Tính theo giá cố định năm 2010 4.4.2.2. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất huyện Mỹ Hào năm 2005 và năm 2012 Hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về mức độ thu hút lao động, khả năng giải quyết việc làm dựa trên số công lao động và giá trị ngày công lao động. Kết quả thu được ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất huyện Mỹ Hào năm 2005 và 2012 Loại hình sử dụng đất Công LĐ GTGT/Công LĐ 2005 2012 So sánh 2005 2012 So sánh Công/ha Công/ha Công/ha Đồng/công Đồng/công Đồng/công LUT 1 2 lúa 419 412 -7 69.403,34 79.053,40 9.650,06 LUT 2 2 lúa - 1 màu 685 673 -12 74.408,76 83.268.95 8.860,19 LUT 3 Chuyên rau màu 780 780 0 77.628,21 85.692.31 8.064,10 LUT 4 Cây ăn quả 770 810 40 118.662,34 131.555,56 12.893,22 LUT 5 Nuôi trồng thủy sản 666 1.295 629 128.588,59 141.498,07 12.909,48 LUT 6 VAC 2.806 2.978 172 133.225,23 151.836,80 18.611,57 Ghi chú: Tính theo giá cố định năm 2010 18 Trong giai đoạn 2005 - 2012, công lao động/ha của các LUT 2 lúa, LUT 2 lúa – 01 màu, LUT chuyên rau - màu thay đổi không đáng kể. Năm 2005, LUT 2 lúa sử dụng 419 Công LĐ/ha đến năm 2012 giảm xuống còn 412 công/ha. Ngược lại thì LUT VAC, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản công lao động/ha tăng nhiều: Công LĐ/ha của LUT nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 666 đến năm 2012 tăng lên 1.295 công/ha. Nhìn chung, GTGT/Công LĐ của các LUT năm 2012 so với năm 2005 đều tăng, nhiều nhất là LUT VAC, nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả (bảng 4.6). 4.4.2.3. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất huyện Mỹ Hào năm 2005 và năm 2012 LUT 2 Lúa, đây là loại hình độc canh cây lúa, không được đánh giá cao về đa dạng sinh học nhưng là loại hình đảm bảo an ninh lương thực, loại hình này không gây ảnh hưởng lớn cho môi trường. LUT 2 lúa - 1 Màu và LUT Chuyên rau màu, do mức độ thâm canh cao và khả năng quay vòng nhiều lần/năm kết hợp sâu bệnh nhiều nên lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng lên nhiều so với LUT 2 lúa. LUT cây ăn quả là LUT có tác dụng tốt với môi trường, tán lá che phủ lớn làm tăng thêm khả năng thấm và giữ nước cho đất, hạn chế hiện tượng rửa trôi xói mòn ở nơi có địa hình cao. LUT nuôi trồng thủy sản và VAC là những loại hình chuyển đổi từ diện tích trồng lúa không hiệu quả do quá trũng hay bị ngập úng, đây là loại hình sử dụng đất rất dễ gây tổn thương cho môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_ttla_ta_tuyet_thai_5078_1854839.pdf
Tài liệu liên quan