Danh mục các ký hiệu . . i
Danh mục các hình vẽ . . iii
Mở đầu . . 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KÌM QUANG HỌC SỬ DỤNG HAI
CHÙM XUNG GAUSS NGƯỢC CHIỀU. 9
1.1 Quang lực. 9
1.2 Kìm quang học sử dụng hai chùm xung Gauss ngược chiều. 14
1.2.1 Cấu hình quang của hai chùm xung Gauss ngược chiều. 15
1.2.2 Biểu thức cường độ tổng của hai chùm xung Gauss ngược
chiều. 16
1.2.3 Ảnh hưởng của khoảng cách d đến phân bố cường độ tổng 19
1.2.4 Ảnh hưởng của mặt thắt chùm tia W0 đến phân bố cường
độ tổng. 21
1.2.5 Biểu thức quang lực tác dụng lên hạt điện môi. 23
1.2.6 Ảnh hưởng của bán kính mặt thắt W0 lên phân bố quang
lực dọc. 24
1.2.7 Ảnh hưởng của độ rộng xung τ lên phân bố quang lực dọc 26
1.2.8 Ảnh hưởng của khoảng cách hai mặt thắt d đến quang lực
dọc. 27
1.2.9 Ảnh hưởng của bán kính mặt thắt W0 lên quang lực ngang 29
1.2.10 Ảnh hưởng của khoảng cách hai mặt thắt d lên quang lực
ngang.
32
130 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số lên kìm quang học sử dụng hai chùm xung gauss ngược chiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uang lực là áp lực của ánh sáng tác động lên vật chất, tuy nhiên, với
ánh sáng không kết hợp các lực này rất yếu.
Chùm laser kết hợp, định hướng, công suất trung bình (E=1µJ) cũng có
thể tác động lên vi hạt một lực vào khoảng 0,01÷30 pN, tương đương với lực
tương tác giữa các đại phân tử trong chuỗi ADN, phụ thuộc vào khNu độ số
của hệ kính vật hội tụ [69].
Nhờ các lực này, các chùm tia laser có gradient cường độ sẽ kéo vi hạt
vật chất vào vùng có cường độ cao khi được nhúng trong môi trường có chiết
suất nhỏ hơn và kéo vi hạt vào vùng có cường độ thấp khi nhúng trong môi
trường có chiết suất lớn hơn (quang lực gradient) và đNy vi hạt theo chiều
truyền lan (quang lực tán xạ). Hệ quang sử dụng chùm laser hội tụ (tạo ra
gradient cường độ) để giữ vi hạt nhúng trong môi trường chất lưu gọi là kìm
quang học.
Quang lực tác động lên vi hạt được tính theo ba chế độ khác nhau phụ
thuộc vào tỉ lệ giữa bước sóng laser λ và bán kính vi hạt a (giả thiết vi hạt có
dạng vi cầu). Chế độ quang hình được áp dụng khi a λ>> , chế độ Rayleigh
khi a λ<< và chế độ Mie khi a λ∼ .
Kìm quang học có thể sử dụng một chùm tia, hai chùm tia ngược chiều,
hai cặp chùm tia ngược chiều và ba cặp chùm tia ngược chiều. Kìm quang học
sử dụng một chùm tia chỉ có thể sử dụng bẫy các vi hạt nằm trên mặt phẳng
mẫu. Khi các vi hạt lơ lửng trong khối chất lưu, quang lực tán xạ đNy các vi
hạt theo chiều truyền lan của chùm laser, do đó, khó giữ được vi hạt. Đối với
trường hợp này, nên áp dụng kìm quang học sử dụng hai chùm tia ngược để
loại trừ quang lực tán xạ. Để có sự cân bằng quang lực đối ngẫu qua tâm bẫy,
kìm quang học hai hoặc ba cặp chùm tia ngược chiều cũng đã được đề xuất và
đưa vào sử dụng, đặc biệt cho bẫy quang từ [27].
Kìm sử dụng hai cặp chùm xung Gauss ngược chiều có phân cực
vuông góc với nhau được thiết kế nhằm nâng cao quang lực và tránh được
quang lực tán xạ. Trong kìm quang học này, cường độ laser là tổng của cường
độ hai chùm thành phần và quang lực tác động lên vi hạt sinh ra từ cường độ
tổng này. Do đó, giá trị và phân bố quang lực trong không gian- thời gian phụ
thuộc vào các tham số cấu trúc của kìm như: năng lượng chùm tia, bán kính
thắt chùm, khoảng cách giữa hai thắt chùm, độ rộng xung, Ngoài ra, quang
lực còn phụ thuộc vào bán kính vi hạt, độ nhớt của chất lưu [27], [40].
Những tham số này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quang lực và
phân bố của nó mà còn ảnh hưởng đến quá trình động học của vi hạt trong
môi trường chất lưu và sự ổn định của kìm (hay sự ổn định của vi hạt trong
không gian- thời gian) [33], [37].
Quá trình động học của vi hạt trong chất lưu là chuyển động Brown nếu
không có trường ngoài tác động. Trong kìm quang học, ngoài lực Brown, vi
hạt bị tác động điều khiển bởi quang lực (được xem như lực ngoài), do đó,
động học của vi hạt được mô tả bởi phương trình Langevin với sự tham gia
của hai lực nói trên. Động học của vi hạt trong môi trường chất lưu dưới tác
động của quang lực sẽ quyết định sự ổn định của kìm quang học [29], [31].
Rõ ràng các tham số cấu trúc sẽ ảnh hưởng đến động học của vi hạt và
sự ổn định của kìm quang học. Những vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể
trong các chương sau.
Chương 2
QUÁ TRÌNH ĐỘNG HỌC CỦA VI HẠT
Trong chương 1 chúng ta đã trình bày về mẫu kìm quang học sử dụng
hai chùm xung Gauss ngược chiều và dẫn các biểu thức tính cường độ tổng và
quang lực tác động lên vi hạt nhúng trong môi trường chất lưu trong chế độ
Rayleigh ( aλ >> ). Trên cơ sở các tham số đầu vào lựa chọn phù hợp với thực
tế, phân bố cường độ tổng và quang lực trên mặt phẳng pha không gian-không
gian, không gian-thời gian đã được mô phỏng. Ảnh hưởng của một số tham số
quang, cơ lên giá trị và phân bố quang lực đã được khảo sát và bình luận để
rút ra vùng bẫy về định tính. Tuy nhiên, để thấy được tầm quan trọng của các
lực này và tác dụng của kìm quang học trong thực tế, trong chương này chúng
ta sẽ nghiên cứu quá trình động học của vi hạt trong kìm quang học sử dụng
hai chùm xung Gauss lan truyền ngược chiều (laser có phân bố Gauss phát ở
chế độ xung). Nói cách khác, chúng ta sẽ khảo sát quá trình động học của vi
hạt trong môi trường chất lưu dưới tác động của quang lực gây ra bởi hai
chùm xung Gauss. Ngoài ảnh hưởng của quang lực lên quá trình động học của
hạt, ảnh hưởng của lực Brown-lực tác động trực tiếp của các phân tử chất lưu
lên vi hạt cũng được quan tâm nghiên cứu. Do đó, phương trình Langevin
tổng quát được sử dụng để mô phỏng quá trình động học của hạt trong chất
lưu dưới tác động của quang lực và phân tích vùng ổn không gian-thời gian
của vi hạt về định lượng.
Những kết quả thu được về động học của vi hạt đã được công bố trong
các công trình [33], [37] và trình bày chi tiết trong các mục sau đây:
2.1. Phương trình Lagevin cho trường hợp tổng quát
Khi vi hạt chuyển động lơ lửng trong chất lưu, nó va chạm với các phần
tử của môi trường chất lưu, lực do va chạm này là lực ngẫu nhiên và nguyên
nhân của chuyển động Brown (lực nội). Đồng thời dưới tác dụng của các lực
ngoài như quang lực, lực trọng trường, ... quy luật chuyển động của vi hạt sẽ
bị chi phối. Để khảo sát chuyển động của vị hạt trong chất lưu, chúng ta xuất
phát từ định luật 2 Newton cổ điển [24]
d
m f
dt
υ
=
(2.1)
trong đó,
υ
là vận tốc của vi hạt trong chất lưu,
m là khối lượng của vi hạt
totalvis fff
+= (2.2)
là lực tác động lên vi hạt với
fvis là thành phần lực kéo, lực phụ thuộc vào vận tốc của vị hạt (lực ma
sát) và
ftotal là lực thành phần đại diện các lực khác tác dụng lên vi hạt không
phụ thuộc vận tốc.
Các lực thành phần tác động lên vi hạt được phân biệt như sau:
.visf α υ= −
(2.3)
trong đó,
a...6 ηpiα = (theo định luật Stocks) là hệ số ma sát nhớt,
η là độ nhớt của môi trường,
a là bán kính vi hạt;
HydrategravityBrownNtotal fffFf
+++=
(2.4)
trong đó, NF
là lực ngoài (trong kìm quang học lực này chính là quang lực đã
trình bày trong chương 1),
( )2. . .Brownf D h tα=
(2.5)
là lực Brown, trong đó,
( )h t
là hàm ngẫu nhiên có giá trị trong khoảng [-1,1] và được viết dưới
dạng ( ) ( ), ( ), ( )x y zh t h t h t h t =
trong không gian ba chiều,
D là hệ số khuếch tán (Tính theo giá trị trung bình của bình phương độ
dịch chuyển ngẫu nhiên của vi hạt) . /BD k T α=
T là nhiệt độ tuyệt đối,
Bk là hằng số Boltzman,
gmf gravity
.= (2.6)
là lực trọng trường,
drate .Hyf k r=
(2.7)
là lực tương tác giữa vi hạt và chất lưu, trong đó, k là hệ số đàn hồi.
Sau khi thay (2.3)÷(2.7) vào (2.1) chúng ta nhận được phương trình đầy
đủ mô tả chuyển động của vi hạt trong chất lưu như sau:
. N Brown gravity Hydrate
d
m F f f f
dt
υ
α υ= − + + + +
(2.8)
. 2. . . ( ) . .N
dv
m v F D h t m g k r
dt
α α⇔ = − + + + +
(2.9)
Phương trình (2.9) được gọi là phương trình Lagevin tổng quát, mô
tả chuyển động của vi hạt trong chất lưu. Trên cơ sở phương trình (2.9)
chúng ta có thể xác định quá trình động học của vi hạt dưới tác dụng của
bẫy quang học sử dụng hai chùm xung Gauss ngược chiều như sau.
2.2. Phương trình động học của vi hạt trong bẫy quang học sử dụng hai
chùm xung Gauss ngược chiều
Trong phạm vi của luận án chúng tôi giới hạn xét chuyển động của vi hạt
thủy tinh có kích thước cỡ nanomet trong môi trường nước (như một ví dụ).
Vi hạt thủy tinh mẫu được đặt trong một tiêu bản (mặt phẳng mẫu) chứa chất
lưu là nước. Tiêu bản được đặt giữa hai thắt chùm của hai chùm tia.
Trước tiên, chúng ta giả thiết vi hạt thủy tinh lơ lửng trong nước, tức là
nước có độ nhớt nhất định và lực đNy Acsimet sẽ cân bằng với lực trọng
trường. Do đó, có thể bỏ qua thành phần trọng trường trong phương trình
(2.9) và thay lực ngoài bằng quang lực ( optF
), phương trình chuyển động của
vi hạt được rút gọn như sau:
2D ( )opt
dv
m v F h t kr
dt
α α= − + + +
(2.10)
Như đã trình bày trong chương 1, quang lực tác động lên hạt gồm hai lực,
lực gradient ( radgF
) và lực tán xạ ( scatF
), tức là
rad rad, rad,z rad,opt g scat g g scat g zF F F F F F F Fρ ρ= + = + + = +
(2.11)
Trong công trình [17] Zhao và các cộng sự đã đưa ra được kết luận nếu
chỉ sử dụng một chùm tia thì thành phần lực tán xạ sẽ đNy hạt theo hướng lan
truyền, do đó, không ổn định được vi hạt trong kìm. Công trình [6] Ashkin đã
đề xuất cân bằng hạt bẫy bằng lực tán xạ của hai chùm tia lan truyền ngược
chiều. Trong chương 1 chúng ta đã chứng minh được rằng thành phần quang
lực dọc luôn đối xứng nhau qua tâm bẫy. Vậy trong trường hợp này hai thành
phần quang lực dọc của hai chùm tia cân bằng với nhau, có thể bỏ qua thành
phần quang lực tán xạ dọc, tức là 0zF =
.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chúng tôi khảo sát khoảng thời
gian rất nhỏ, hạt có kích thước cỡ na nô nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng
ánh sáng chọn mµλ 064.1= (sử dụng chế độ số Rayleigh) và dao động trong
môi trường nước hay môi trường chất lưu có độ nhớt nhất định nên sự thay
đổi của vận tốc trong thời gian rất nhỏ là không đáng kể [19], [24], [72] có thể
bỏ qua ( 0=
dt
d
m
υ
).
Chúng tôi giả thiết rằng chất lưu là đồng nhất, đơn chất và vi hạt được
giả thiết là vi cầu, do đó, lực hydrate cân bằng theo các hướng và có thể bỏ
qua ( 0kr = ).
Vi hạt được nhúng trong chất lưu mỏng có độ dày tương đương đường
kinh vi hạt (2a), nên tác động của lực gradient dọc rất nhỏ và có thể bỏ qua
( d,z 0graF =
).
Với những giả thiết trên, phương trình Langevin mô tả chuyển động
của vi hạt trong kìm sử dụng hai chùm xung Gauss ngược chiều được rút
gọn như sau [28-36], [38], [53]
d,. 2D. . ( )grav F h tρα α= +
(2.12)
trong đó, 6 rα piη= là hệ số ma sát nhớt.
Từ chương 1, chúng ta nhắc lại quang lực gradient ρ,grandF
xác định theo
công thức
rad, 2 2
2 0 0 2 0 0
2 ( , , , ) 2 ( , , , )( , , , )
W 1 4( ) W 1 4( )
l r
g
I z t d I z t dF z t d
cn z d cn z dρ
ρ α ρ ρ ρ α ρ ρρ
ε ε
= − −
+ + + −
(2.13)
trong đó
( ) ( ) ( ) ( )
( )
2
2 2
22
0
2
, , , , , , exp
1 4 1 4
W
exp 2
r z z t
PI z t d S z t d
z d z d
z d k
t
c
ρρ ρ
τ
= = −
+ − + −
−
× − +
(2.14)
là cường độ chùm tia laser truyền từ bên phải và
( ) ( ) ( ) ( )
( )
2
2 2
22
0
2
, , , , , , exp
1 4 1 4
W
exp 2
l z t
PI z t d S z t d
z d z d
z d k
t
c
ρρ ρ
τ
= = −
+ + + +
+
× − −
(2.15)
là cường độ chùm tia truyền từ bên trái
trong đó,
3 22
0
2 2
( ) W
UP
pi τ
=
(2.16)
là công suất tổng của một chùm laser,
2
0 0
( , , ) , ,z tz
W kW
ρρ τ
τ
=
(2.17)
là các tham số chuNn hoá của chùm laser,
+ 2 /k pi λ= là số sóng (m-1),
+ λ bước sóng chùm laser (m),
+ τ là bán độ rộng xung (s),
+ d là khoảng cách giữa hai mặt thắt chùm tia (m),
+ W0 bán kính mặt thắt chùm tia (m),
+ T nhiệt độ môi trường (0C),
+ η độ nhớt,
+ a bán kính vi hạt (m).
Từ phương trình (2.12) chúng ta thấy rằng quá trình chuyển động của
hạt trong bẫy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: hệ số ma sát nhớt α, độ
nhớt của môi trường η, chiết suất của các môi trường, nhiệt độ của môi
trường T, bán kính hạt mẫu a, khoảng cách giưa hai thắt chùm d, độ rộng mặt
thắt chùm Gauss W0, năng lượng đỉnh xung U, bán độ rộng xung τ, bước sóng
laser λ ...
Để khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố đó chúng tôi chọn phương án
mô phỏng chuyển động của vi hạt, từ đó, phân tích ý nghĩa vật lý của hiện
tượng. Thuật toán mô phỏng sẽ được giới thiệu trong phần sau đây.
2.3. Thuật toán và quy trình mô phỏng
Chúng tôi khảo sát chuyển động hai chiều (trên mặt phẳng) và vị trí của
vi hạt thủy tinh trong nước bằng phương pháp động học Brown. Mẫu đơn chất
lưu được sử dụng để mô tả chuyển động của vi hạt và do đó, phương trình
chuyển động sau đây được tính cho mỗi hạt trên mặt phẳng tiêu bản [17],
[24]:
rad, ( ( ))( ) ( ) 2. . . ( )gF tt t t t D t h tρ ρρ δ ρ δ δ
α
+ − = +
(2.18)
trong đó 22 yx +=ρ , δt là số gia thời gian của quá trình mô phỏng,
( ) ( ), ( )
x yh t h t h t = là vectơ ngẫu nhiên cho mỗi bước mô phỏng. Thành phần
( )( )tFgrad ρρ , trong phương trình mô tả quang lực ngang tác động lên vi hạt tại
vị trí ρ và tại thời điểm t. Thành phần 2. . . ( )D t h tδ mô tả lực Brown tác động
lên vi hạt được tính trung bình trong khoảng thời gian từ .t t tδ− →
Chúng tôi chỉ quan tâm đến sự thay đổi vị trí của vi hạt trong thời gian
của xung, do đó, quá trình mô phỏng chỉ hạn chế trong khoảng thời gian từ
thời điểm bắt đầu xung t = 0, tương đương với thời điểm τ3− của thời gian
mô tả xung đến thời điểm kết thúc xung t = 6τ, tương đương với thời điểm τ3
của thời gian mô tả xung. Tại thời điểm 00 =t , chúng ta giả thiết hạt đang nằm
ở vị trí 0)0( ρρ = , quang lực ),0( 0, ρρ FFgrad
= . Sử dụng (2.18) chúng ta tìm được
vị trí của hạt trong bẫy ( )tt δρρ += 0)( 1 , tức là tính δρ sau khoảng thời gian tδ .
Sau đó, thay )( 1tρ và 1t vào các công thức (2.13)÷(2.15) ta tính được quang
lực ( )),( 11, ttFFgrad ρρ = . Quá trình này tiếp tục cho đến thời điểm τ6=nt . Sử
dụng chương trình Matlab, quá trình mô phỏng đã được thực hiện. Quá trình
động học của hạt trong kìm được mô phỏng thông qua quỹ đạo chuyển động
của hạt trong thời gian xung và ảnh hưởng của các tham số chùm tia laser,
môi trường chất lưu lên quỹ đạo và tốc độ thay đổi quỹ đạo được trình bày
dưới đây.
2.4. Chuyển Brown trong mặt phẳng tiêu bản
Trước khi khảo sát động học của hạt dưới tác động của quang lực,
chúng ta khảo sát chuyển động Brown [21] của vi hạt trong chất lưu trong mặt
phẳng tiêu bản với giả thiết r d ( , ) 0g aF t ρ = .
Như đã nói ở trên, lực Brown
( ) 2. . ( )H t D h t=
(2.19)
được mô tả như nhiễu trắng ngẫu nhiên. Nhiễu trắng là quá trình ngẫu nhiên
Gauss có giá trị trung bình bằng không với phổ công suất không đổi, nghĩa là
1 2 1 2( ) 0, ( ) ( ) 4 ( )H t H t H t D t tpi δ= = − (2.20)
trong đó, D được xem là cường độ nhiễu hay cường độ phổ.
Trước khi tính vị trí của vi hạt, chúng ta cần tính thành phần do lực
Brown đóng góp vào δρ sau khoảng thời gian tδ . Nhưng trước hết, chúng ta
cần xác định lực Brown tại thời điểm it .
Quá trình mô phỏng thực hiện theo các bước sau:
+ Chọn bước thời gian mô phỏng tδ ;
+ Chọn số ngẫu nhiên bất kỳ iU trong khoảng giá trị từ 0 đến 1;
+ Chuyển đổi cặp số ngẫu nhiên trên thành cặp số ngẫu nhiên Gauss có
biến trung bình bằng không. Điều này có thể thực hiện nhờ phép biến đổi sau:
1 1 2
2 1 2
2ln (2 )
2 ln sin(2 )
g U cos U
g U U
= −
= −
(2.21)
Khi đó, biên độ lực Brown được tính như sau:
1
D( )iH t g t
pi
δ= (2.22)
+ Chọn lực Brown ban đầu. Có thể chọn một độ lệch ban đầu của lực
Brown U tδ , trong đó, số ngẫu nhiên U là số ngẫu nhiên trong khoảng 0÷1.
+ Sau khi tính được ( )iH t , thay vào (2.18) với giả thiết r d ( , ) 0g aF t ρ = , ta
tính được ( )itδρ và ( )itρ .
Bài toán mô phỏng động học Brown được thực hiện trong thời gian của
xung có độ bán rộng τ=1ps đối với vi hạt thủy tinh có bán kính a=10(nm)
được nhúng trong nước chiết suất có độ nhớt η=7,797x10-4Pa.s, ở nhiệt độ
phòng T=250C, hệ số Boltzman kB=1.38x10-23J/K. [29-32].
Trước tiên chúng tôi giả thiết ban đầu vi hạt nằm cách trục chùm tia
một khoảng 0 1 mρ µ= . Quá trình mô phỏng được thực hiện với các bước thời
gian khác nhau: 6 / 2000, 6 / 4000, 6 /8000,6 /10000tδ τ τ τ τ= . Kết quả mô phỏng
được thể hiện trên hình 2.1.
a b
c d
Hình 2.1. Chuyển động Brown của vi hạt thủy tinh trong nước cách trục
chùm tia một khoảng ρ0= 1(µm) với bước thời gian mô phỏng khác nhau:
a) 6 / 2000tδ τ= , b) 6 / 4000tδ τ= , c) 6 / 8000tδ τ= , d) 6 /10000tδ τ= .
Từ kết quả ta thấy rằng khoảng cách của vi hạt tại các thời điểm khác
nhau, tức là chuyển động lỗn loạn, ngẫu nhiên. Dao động của vi hạt sẽ giảm
khi bước thời gian tăng. Tuy nhiên, dạng chuyển động với các bước thời gian
mô phỏng khác nhau vẫn ngẫu nhiên.
Điều này cũng được khẳng định lại, khi mô phỏng với giả thiết vi hạt
nằm ngay tại tâm bẫy (trên trục chùm tia) thể hiện trên hình 2.2.
a b
c d
Hình 2.2. Chuyển động Brown của vi hạt thủy tinh trong nước cách trục
chùm tia một khoảng ρ0= 0(µm) với bước thời gian mô phỏng khác nhau:
a) 6 / 2000tδ τ= , b) 6 / 4000tδ τ= , c) 6 / 8000tδ τ= , d) 6 /10000tδ τ= .
Với giả thiết ban đầu vi hạt nằm tại tâm kìm 0 0 mρ µ= . Quá trình mô
phỏng được thực hiện với các bước thời gian khác nhau:
6 / 2000, 6 / 4000, 6 /8000,6 /10000tδ τ τ τ τ= . Kết quả mô phỏng được thể hiện trên
hình 2.2.
Ta thấy rằng lực Brown đã đNy vi hạt chuyển động ra khỏi vị trí ban
đầu, tuy nhiên, cũng có thời điểm quay trở lại (hình 2.2a, 2.2b và 2.2c). Số
lần và thời điểm quay trở lại vị trí ban đầu là khác nhau. Điều này càng khẳng
định tính ngẫu nhiên của chuyển động Brown. Kết quả khảo sát trên hình 2.1
và 2.2 hoàn toàn phù hợp với kết quả trong công trình [21].
Vậy khi có quang lực của hai chùm xung Gauss truyền ngược chiều thì
chuyển động của hạt sẽ ra sao? Tác động của lực Brown đến đâu? Những vấn
đề này sẽ được nghiên cứu ở phần tiếp theo.
2.5. Quá trình động học của vi hạt khi có quang lực
Quá trình động học của vi hạt thủy tinh trong nước được mô phỏng khi
có mặt của quang lực gradient ngang. Quá trình mô phỏng được thực hiện
theo tuần tự sau:
+ Chọn thời gian quá trình động học từ -3τ đến 3τ, với bước thời gian
là 6 /10000tδ τ= ;
+ Chọn vị trí ban đầu của vi hạt: có thể tại biên của thắt chùm
0 0 1W mρ µ= = hoặc tại tâm kìm 0 0ρ = ;
+ Tìm giá trị ( )iH t theo qui trình trong mục 2.4;
+ Thay giá trị ( )iH t , 0ρ , r d 0 0( , )g aF t ρ và tδ vào (2.18) tính ( )itρ ;
+ Thế 0ρ bằng ( )itρ và tính 1( )itρ + ;
Bài toán mô phỏng được áp dụng cho trường hợp: Sử dụng laser
YAG-Neodym có bước sóng λ = 1.064µm, được hội tụ sao cho mặt thắt tại
mặt phẳng tiêu bản có độ lớn W0 = 1µm, bán độ rộng xung τ=1ps và năng
lượng đỉnh xung laser có giá trị U = 0.5.10-6(J). Khoảng cách giữa thắt chùm
và tiêu bản được giả thiết bằng không (d=0). Vi hạt thủy tinh có chiết suất
n1=1.592, bán kính a=10(nm) được nhúng trong nước chiết suất n2=1.332 và
độ nhớt η=7,797x10-4Pa.s, ở nhiệt độ phòng T=250C, tỉ số chiết suất giữa hạt
và nước sẽ là m=n1/n2=1.592/1.33, hệ số Boltzman kB=1.38x10-23J/K [30-33].
Trong khuôn khổ của luận án chúng tôi không xét đến hiện tượng phi tuyến
(chỉ xét những chùm xung có cường độ nhỏ hơn cường độ ngưỡng tượng phi
tuyến I0ng ≅ 1016W/m2=1010µW/(µm)2 [67], [75]).
Hình 2.3. Vị trí của hạt trong bẫy tương ứng với các thông số:U=0.5.10-6(J)
τ=1(ps), a=10(nm), λ=1,064 (µm), ρ0= 0(m), W0=1(µm), t=(0÷ 6)τ.
Quá trình động học của hạt trong thời gian xung được mô phỏng thông
qua quỹ đạo của hạt tại ví trí ban đầu 00 =ρ tính từ tâm bẫy [29], [30], [65]
được trình bày trên hình 2.3.
Từ kết quả trên hình 2.3 chúng ta thấy rằng từ thời điểm t = 0(ps) đến
lân cận thời điểm 1(ps) (vùng 1) hạt chuyển động ngẫu nhiên (vị trí trên tiêu
bản hình 2.4.a). Điều này có thể giải thích rằng do xung laser tăng chậm trong
khoảng thời gian đầu xung nên lực gradien nhỏ, quang lực không đáng kể,
nhỏ hơn lực Brown, do đó, chuyển động của hạt chính là chuyển động Brown.
Trong khoảng thời gian từ thời điểm t=1(ps) đến lân cận t=1,6(ps) (vùng 2)
xung laser tăng mạnh, quang lực Gradient tăng đột ngột, lớn hơn lực Brown
rất nhiều lần. Do đó, lực tác động lên hạt chủ yếu là quang lực, chính lực này
đã kéo hạt chuyển động nhanh về tâm bẫy (vị trí trên tiêu bản hình 2.4.b).
Hình 2.4. Vị trí của hạt thể hiện trên mặt tiêu bản.
Sau khi về tâm bẫy hạt bị giam trong tâm bẫy. Mặc dù lực Brown vẫn
tác dụng lên hạt nhưng không thể thắng được quang lực. Lực gradient có tính
đối xứng qua tâm nên hạt bị kéo, đNy qua lại, tức là dao động tương đối so với
tâm bẫy, trong khoảng thời gian này chúng ta có thể xem hạt đứng yên hay có
thể nói hạt ổn định trong vùng lân cận tâm bẫy (vùng 3). Quá trình ổn định
được kéo dài trong khoảng thời gian từ thời điểm lân cận t=1,6(ps) đến thời
điểm lân cận t=4,4(ps) [30] hình 2.5 (vị trí trên tiêu bản hình 2.4.c,d). Sau thời
điểm này đến thời điểm lân cận t=4,8(ps) cường độ xung laser giảm, lực
Gradient giảm dần, nhỏ hơn lực Brown nên hạt mất ổn định dần (vùng 4)
(vị trí trên tiêu bản hình 2.4.e). Từ thời điểm t=5(ps) đến hết thời gian xung,
quang lực rất nhỏ nên hạt chủ yếu chịu tác dụng của lực Brown vì vậy hạt lại
dao động ngẫu nhiên (vùng 5) (vị trí trên tiêu bản hình 2.4.f).
Hình 2.5. Vị trí của hạt trong bẫy tương ứng với các thông số:
U=0.5.10-6(J) τ=1(ps), a=10(nm), λ=1,064 (µm), ρ0= 0(m), W0=1(µm),
t=(1.6÷ 4.4) ps.
Kết quả trên chỉ được khảo sát một trường hợp cụ thể nhất định. Tuy
nhiên, dạng quỹ đạo chuyển động của hạt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
vị trí ban đầu 0ρ của hạt trước khi lan truyền xung laser, bán kính hạt a, năng
lượng xung U, Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu khảo sát trong
chương 3.
2.6 Kết luận chương 2
Trong chương này chúng ta đã thu được một số kết quả mô phỏng quá
trình động học của hạt trong kìm quang học sử dụng hai chùm xung Gauss
ngược chiều:
Với trường hợp khi chưa chịu tác dụng của quang lực thì quá trình
động học của hạt là một chuyển động ngẫu nhiên dưới tác dụng của lực
Brown.
Với trường hợp kìm quang học sử dụng hai chùm xung Gauss ngược
chiều với các tham số đã cho, trong thời gian một xung hạt thủy tinh (có kích
thước a=10 nm, chiết suất n1=1.592 được nhúng trong nước chiết suất
n2=1.332 và độ nhớt η=7,797x10-4Pa.s, ở nhiệt độ phòng T=250C) có quá
trình động học nhất định, có giai đoạn dao động ổn định (trong khoảng thời
gian 2τ) và có giai đoạn chuyển động ngẫu nhiên. Quá trình này thay đổi phụ
thuộc vào các điều kiện khác nhau thông qua các giá trị của các tham số đầu
vào.
+ Dưới tác động của quang lực, vi hạt dao động nhỏ trong vùng ổn định
không gian-thời gian (hình 2.5). Bán kình vùng ổn định tương đương với bán
kính vi hạt (∼ a), còn thời gian ổn định của vi hạt vào khoảng 2τ. Trong mẫu
ví dụ trên, bán độ rộng xung được chọn là 1ps. Tuy nhiên, trong thực nghiệm,
độ rộng xung có thể kéo dài hơn với điều kiện phải tăng tỉ lệ năng lượng và
giảm tỉ lệ bán kính thắt chùm laser, sao cho công suất không đổi, tức là sao
cho
3 22
0
2 2
=
( ) W
UP const
pi τ
=
.
Trên đây chúng ta khảo sát động học của vi hạt với một vài giá trị khác
nhau của năng lượng và vị trí ban đầu của vi hạt nhằm mục đích phân tích sự
cạnh tranh giữa quang lực và lực Brown. Nhưng rõ ràng động học của vi hạt
phụ thuộc rất nhiều vào các tham số khác. Trong chương 3 chúng ta sẽ khảo
sát một cách cụ thể hơn để thấy được ảnh hưởng của các tham số lên động
học của vi hạt và rút ra điều kiện hoạt động của kìm quang học sử dụng hai
chùm xung Gauss ngược chiều.
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THAM SỐ
LÊN QUÁ TRÌNH ĐỘNG HỌC CỦA VI HẠT
Trong chương 2 chúng ta đã khảo sát quá trình động học của vi hạt thủy
tinh trong nước đặt trong kìm quang học. Quá trình động học đã cho thấy có
sự cạnh tranh giữa lực Brown và quang lực khi sử dụng xung laser. Như đã
trình bày trong chương 1, lực Brown phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, bán
kính vi hạt và độ nhớt của môi trường. Trong khi đó, quang lực phụ thuôc vào
tỉ số chiết suất giữa vi hạt và môi trường, năng lượng, bán kính thắt chùm, độ
rộng xung. Do đó, các tham số này sẽ ảnh hưởng đến quá trình động học của
vi hạt.
Dựa vào phương trình Langevin và qui trình như trong chương 2, ảnh
hưởng của các tham số cơ, quang, nhiệt vào động học của vi hạt trong chất
lưu dưới tác động của kìm quang học sẽ được mô phỏng và phân tích.
Vị trí đầu vào là tham số được chúng tôi ưu tiên quan tâm khảo sát, nhờ
đó có thể đưa ra định hướng cho việc điều khiển vị trí của hạt (xem thiết bị dò
hạt trong hình 1.4) vào vùng bẫy.
Các tham số quang có thể thay đổi dựa vào công nghệ laser và quang:
độ rộng xung bằng các phương pháp biến điệu, năng lượng laser bằng kính
lọc, thay đổi bán kính thắt chùm bằng hệ vật kính có khNu độ số khác nhau.
Các tham số cơ chỉ có thể thay đổi bằng cách sử dụng các vi hạt và môi
trường chất lưu khác nhau (chất liệu khác nhau). Để mang tính tổng quát,
trong chương này chúng tôi không trình bày cụ thể các vi hạt và chất lưu nào
cụ thể, nhưng các tham số như chiết suất, bán kính hạt, độ nhớt, ... thay đổi
trong một khoảng giả định nào đó.
Những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số lên động học của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_thong_so_len_kim_qua.pdf