MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình x
Trích yếu luận án xii
Thesis abstract xiv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Những đóng góp mới của luận án 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Giới thiệu về chi Dysosma Woodson và các loài bát giác liên 5
2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố chi Dysosma WoodsonError! Bookmark not defined.
2.2. Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dược liệu các loài trong chi
Dysosma Woodson 8
2.2.1. Thành phần hóa học 8
2.2.2. Tác dụng sinh học và sử dụng chi Dysosma Woodson trong y học 11
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về đa dạng di truyền và đặc điểm sinh sản
của các loài thuộc chi Dysosma Woodson 14
2.3.2. Các nghiên cứu về sinh thái và đặc điểm sinh sản của các loài thuộc chi
Dysosma Woodson 15
2.4. Một số kết quả nghiên cứu nhân giống cây dược liệu và các loài thuộc chi
Dysosma Woodson 16
2.4.1. Nhân giống hữu tính 16
2.4.2. Nhân giống vô tính 17
2.5. Một số kết quả nghiên cứu trồng cây dược liệu và các loài thuộc chi
Dysosma 25
iv
2.5.1. Khái quát về tình hình trồng trọt dược liệu trên thế giới và trong nước 25
2.5.2. Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng cây dược liệu 26
2.5.3. Nghiên cứu về trồng trọt các loài Bát giác liên 32
2.5. Nhận xét chung 36
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1. Vật liệu nghiên cứu 37
3.2. Nội dung nghiên cứu 40
3.2.1. Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học các mẫu giống Bát giác liên 40
3.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Bát
giác liên 40
3.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Bát giác liên 40
3.3. Phương pháp nghiên cứu 40
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu các thí nghiệm 40
3.3.2. Phương pháp tiến hành theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi 50
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 53
200 trang |
Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây bát giác liên (dysosma tonkinense (gagnep.) m. hiroe) tại Sa Pa, Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay đổi nhất định, tuy nhiên
hai mẫu giống M6 và M7 luôn xếp cùng một nhóm riêng biệt. Đặc biệt, hai
mẫu giống M1 và M2 mặc dù có khoảng cách địa lý rất xa nhưng trên sơ đồ di
83
truyền chúng cũng luôn xếp cùng một nhóm và hệ số tương đồng di truyền từ
0,83 (khi đánh giá bằng chỉ thị ISSR) đến 0,89 (khi đánh giá bằng chỉ thị
RAPD). Điều này cho thấy mẫu giống M2 có thể cùng nguồn gốc với mẫu
giống M1. Bên cạnh đó, các mẫu giống M11 và M15 đạt mức tương đồng di
truyền cao nhất khi được đánh giá bằng chỉ thị RAPD và kết hợp chỉ thị ISSR
với chỉ thị RAPD (hình 4.17, trang 80; và 4.19, trang 81).
Hình 4.20. Sơ đồ phân tích PCA của 20 mẫu giống Bát giác liên
Ngoài phân nhóm UPGMA, đa dạng di truyền của 20 mẫu giống Bát giác
liên dựa trên sự kết hợp giữa chỉ thị ISSR và RAPD được đánh giá phương pháp
phân tích thành phần chính (PCA) cho thấy rằng các mẫu giống Bát giác liên có
khoảng cách di truyền xa và chia thành 3 nhóm chính. Trong đó, nhóm I gồm có
10 mẫu giống (M11 đến M20) với hai mẫu giống M15 và M16 hơi tách ra một
chút. Nhóm II gồm có 5 mẫu giống (M1, M2, M8, M9, M10) với khoảng cách
của các mẫu giống tương đối xa, trong đó mẫu giống M8 tương đối tách biệt với
4 mẫu giống còn lại. Nhóm III gồm có 5 mẫu giống (M3, M4, M5, M6 và M7)
trong đó các mẫu này xếp thành từng cặp hơi cách xa nhau (hình 4.20).
4.1.4. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng dược liệu các
mẫu giống Bát giác liên
4.1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng của các mẫu giống Bát giác liên
a. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống Bát giác liên
Các loài thực vật nói chung có những đặc điểm đặc trưng về mùa vụ và thời
84
gian các giai đoạn sinh trưởng. Các đặc điểm này có những thay đổi nhất định
phụ thuộc vào môi trường sống (Sritharan & cs., 2021), nên sẽ ảnh hưởng đến
sinh trưởng và năng suất cây trồng (Raza & cs., 2019; Sun & cs. (2022). Bát giác
liên là cây thân thảo sống lâu năm, với chu kỳ sinh trưởng và phát triển hằng năm.
Thời gian sinh trưởng của cây Bát giác liên qua các giai đoạn và tổng thời gian sinh
trưởng khác nhau ở các mẫu giống là một đặc điểm quan trọng.
Bảng 4.13. Thời giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong 1 năm
của các mẫu giống Bát giác liên
Mẫu giống
Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển từ bật mầm
đến.....(ngày)
Vươn cao Ra hoa Ra quả Quả chín Tàn lụi
M1 32 ± 5 115 ± 3 135 ± 2 310 ± 5 345 ± 3
M2 30 ± 4 110 ± 3 130 ± 3 300 ± 3 323 ± 5
M3 35 ± 4 105 ± 4 123 ± 3 240 ± 4 265 ± 4
M4 32 ± 5 107 ± 5 125 ± 4 250 ± 4 263 ± 2
M5 35 ± 2 105 ± 3 122 ± 3 250 ± 3 280 ± 5
M6 33 ± 4 108 ± 5 130 ± 4 270 ± 5 285 ± 4
M7 34 ± 4 109 ± 3 131 ± 5 265 ± 3 283 ± 3
M8 30 ± 3 115 ± 4 135 ± 2 300 ± 4 335 ± 4
M9 30 ± 5 114 ± 3 135 ± 3 305 ± 3 330 ± 3
M10 32 ± 4 105 ± 5 130 ± 3 240 ± 5 267 ± 4
M11 30 ± 3 125 ± 3 145 ± 4 355 ± 4 370 ± 5
M12 28 ± 3 115 ± 4 140 ± 3 353 ± 5 380 ± 3
M13 29 ± 4 115 ± 2 142 ± 3 355 ± 4 385 ± 3
M14 30 ± 5 115 ± 4 140 ± 4 351 ± 5 385 ± 5
M15 29 ± 4 125 ± 4 145 ± 4 340 ± 5 375 ± 3
M16 30 ± 5 110 ± 5 132 ± 2 320 ± 3 340 ± 4
M17 30 ± 6 111 ± 3 130 ± 3 325 ± 5 350 ± 4
M18 31 ± 4 122 ± 4 140 ± 4 315 ± 4 352 ± 3
M19 31 ± 5 120 ± 5 140 ± 3 310 ± 5 342 ± 4
M20 30 ± 3 120 ± 3 140 ± 4 320 ± 5 352 ± 5
Ghi chú: M1-M20 là 20 mẫu giống bát giác liên. Thời gian bật mầm - vươn cao và bật mầm - tàn lụi theo dõi
trong 3 năm rồi lấy giá trị trung bình. Thời gian từ bật mầm đến ra hoa, ra quả và quả chín theo dõi vào năm thứ 3 khi
cây ra hoa quả.
Căn cứ vào sự khác biệt thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong
1 năm có thể nhóm các mẫu giống Bát giác liên đã thu thập thành 2 nhóm. Trong đó
nhóm I gồm 6 mẫu giống (từ mẫu giống M3 đến mẫu giống M7 và mẫu giống M10)
85
có tổng thời gian sinh trưởng trong 1 năm từ khi thân rễ bật mầm đến khi cây tàn lụi
là dưới 300 ngày (từ 263 ± 2 ngày đến 285 ± 4 ngày). Các mẫu giống này được thu
thập ở khu vực Tây Bắc gồm Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên; trong đó các mẫu giống
M3, M4, M10 được thu thập tại phía Tây của dãy Hoàng liên sơn đều có tổng thời
gian sinh trưởng trong năm (240 đến 260 ngày), ngắn hơn so với các mẫu giống còn
lại. Đây là đặc điểm thích nghi của chúng với môi trường sống, khi mà khu vực
phân bố của các mẫu giống này có độ cao trung bình trên 900m, nhiệt độ bình quân
năm thấp hơn, và mùa đông đến sớm hơn so với các khu vực phân bố của các mẫu
giống còn lại (Bảng 4.13, trang 83).
Nhóm II gồm 14 mẫu giống còn lại có tổng thời gian sinh trưởng của thân lá
trên 300 ngày, với 9 mẫu giống gồm M1, M2, M8, M9, M16, M17, M18, M19 và
M20 có tổng thời gian sinh trưởng từ 323 đến 352 ngày. Đặc biệt, 5 mẫu giống gồm
M11, M12, M13, M14 và M15 có thời gian sinh trưởng, phát triển của thân khí sinh
từ khi bật mầm đến khi tàn lụi dài nhất (370 đến 385 ngày). Các mẫu giống này
được thu thập chủ yếu tại vùng Đông Bắc (Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang), 1 mẫu thu tại Hòa Bình, 1 mẫu thu
tại Ba Vì - Hà Nội và 1 mẫu thu tại Kon Tum. Với thời gian tồn tại của thân khí sinh
dài hơn so với nhóm mẫu giống I, thậm chí khi thân rễ đã bật mầm và thân khí sinh
năm sau đã vươn cao thì thân năm trước mới tàn lụi. Đây là nhóm giống có tiềm
năng về năng suất và chất lượng dược liệu khi mà thời gian sinh trưởng dài là tiền đề
cho việc tích lũy các hoạt chất là sản phẩm của quá trình trao đổi chất tại các bộ
phận thu hoạch dược liệu là thân rễ và rễ cây.
b. Đặc điểm sinh trưởng của các mẫu giống Bát giác liên
Trong nông nghiệp, các đặc điểm sinh trưởng của cây, là những tính trạng
quan trọng để đánh giá, phân biệt và nhận dạng giống cây trồng bên cạnh các tính
trạng về hình thái (Mabuza & cs., 2022; Amarullah, 2016; Pereira & cs., 2020).
Bát giác liên là cây thuốc với bộ phận thu hoạch là thân ngầm và rễ nằm
dưới mặt đất, vì vậy theo dõi đặc điểm sinh trưởng của rễ và thân ngầm để có thể
tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện cho các bộ phận này sinh
trưởng thuận lợi. Ngoài ra, sự sinh trưởng của bộ phận trên mặt đất gồm thân khí
sinh và lá có ảnh hưởng đến bộ phận dưới mặt đất; thân lá sinh trưởng tốt là cơ
sở của việc tăng năng suất bộ phận thu hoạch. Kết quả theo dõi được trình bày
trên bảng 4.14 (trang 86) cho thấy rằng đặc điểm sinh trưởng của các mẫu giống Bát
86
giác liên có sự dao động tương đồng với tổng thời gian sinh trưởng của các mẫu.
Trong đó 14 mẫu giống có tổng thời gian sinh trưởng dài (trên 300 ngày) thì phần
lớn các chỉ tiêu về sinh trưởng của thân khí sinh và lá lớn hơn so với 6 mẫu giống có
thời gian sinh trưởng ngắn hơn (dưới 300 ngày). Cụ thể, 6 mẫu giống với thời gian
sinh trưởng dưới 300 ngày bao gồm M3, M4, M5, M6, M7, M10 có chiều cao cây
35,3 cm đến 51,6 cm; đường kính thân 1,1 cm đến 1,3 cm. Trong khi 14 mẫu giống
với thời gian sinh trưởng trên 300 ngày có chiều cao cây 55,7 cm đến 70,1 cm;
đường kính thân 1,7 cm đến 2,4 cm; sự khác biệt về hai chỉ tiêu theo dõi chiều cao
cây và đường kính thân giữa hai nhóm Bát giác liên với thời gian sinh trưởng là có ý
nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Lá cây là cơ quan sinh dưỡng chiếm diện tích bề mặt lớn nhất của tán cây, nó
cũng có vai trò là cơ quan chính diễn ra quá trình quang hợp, hấp thụ và đồng hóa
carbon chính của cây (Zafar & cs., 2020). Bộ lá khỏe mạnh với đặc điểm sinh
trưởng tốt là tiền đề cung cấp dinh dưỡng để nuôi toàn cây và tạo ra sản phẩm dự trữ
tại cơ quan chuyên biệt. Theo dõi các đặc điểm sinh trưởng của bộ lá Bát giác liên
cho thấy rằng số lá phát sinh hằng năm của 20 mẫu giống từ 3,1 lá đến 3,4 lá. Cây
trưởng thành luôn phát sinh 1 mầm sinh sản tạo ra thân khí sinh mang 2 lá, chùm
hoa, và 2-4 mầm sinh dưỡng tạo ra 2-4 lá trên cùng 1 đốt thân rễ.
Đường kính lá của các mẫu giống Bát giác liên có sự khác biệt giữa các mẫu
giống, theo dõi cho thấy sự khác biệt này có liên quan đến thời gian sinh trưởng của
các mẫu giống. Trong đó các mẫu giống sinh trưởng ngắn hơn 300 ngày có lá nhỏ
hơn với đường kính lá từ 23,5 cm đến 25,9 cm, các mẫu giống sinh trưởng dài
hơn 300 ngày có lá lớn hơn với đường kính lá 27,6 cm đến 33,7 cm. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% với M11, M12, M13, M14, M15 và
M18 là 6 mẫu giống đường kính lá vượt trội so với các mẫu giống còn lại.
Chỉ số diện tích lá (LAI) không chỉ là thông số quan trọng để theo dõi sự
sinh trưởng của cây trồng mà còn là thông số đầu vào quan trọng trong mô hình
dự đoán năng suất cây trồng (Hasan & cs., 2019). Ở cùng một mật độ trồng, với
số lá trên mỗi cây không có sự khác biệt đáng kể thì diện tích lá là yếu tố quyết
định hệ số diện tích lá (LAI) của cây Bát giác liên. Theo dõi chỉ số diện tích lá
của các mẫu giống Bát giác liên cho thấy dao động lớn từ 1,47 m2 lá/m2 đến 3,27
m2 lá/m2 đất. Thông số LAI đã cho một dự đoán về sự khác biệt đặc điểm sinh
trưởng của các bộ phận dự trữ trong cây và cũng là bộ phận thu hoạch dược liệu
đó là rễ và thân rễ.
Bảng 4.14. Đặc điểm sinh trưởng của các mẫu giống Bát giác liên
Mẫu
giống
Rễ Đốt thân ngầm Thân khí sinh Lá
Số rễ
(rễ)
Chiều
dài (cm)
Đường
kính
(mm)
Độ dày
(cm)
Đường
kính
(cm)
Chiều
cao (cm)
Đường
kính
(cm)
Số lá (lá)
Đường
kính
(cm)
LAI (m2
lá/m2 đất)
M1 26,73 34,65 1,83 1,8 2,3 55,7 1,7 3,3 27,6 2,17
M2 29,51 38,52 2,05 2,1 2,5 61,3 1,7 3,2 29,5 2,42
M3 25,17 25,58 1,54 1,3 1,8 35,3 1,3 3,4 23,5 1,57
M4 27,92 29,51 1,56 1,5 2,0 45,5 1,5 3,3 25,6 1,83
M5 23,14 26,57 1,45 1,4 2,1 39,5 1,1 3,2 24,5 1,62
M6 25,47 28,06 1,52 1,3 2,1 51,6 1,3 3,1 23,8 1,47
M7 22,55 24,45 1,47 1,2 2,0 47,9 1,1 3,3 25,5 1,82
M8 27,57 36,77 1,73 1,9 2,3 59,5 1,8 3,4 29,3 2,53
M9 26,82 38,49 1,81 1,9 2,4 57,4 1,7 3,3 28,8 2,37
M10 24,05 25,03 1,43 1,3 2,0 47,5 1,2 3,3 25,9 1,88
M11 32,37 47,38 1,93 2,2 2,7 65,7 2,4 3,4 33,7 3,21
M12 30,88 45,61 1,72 2,0 2,5 69,1 2,1 3,3 31,2 2,81
M13 28,73 42,33 2,02 2,2 2,7 63,8 2,3 3,3 31,3 2,83
M14 29,51 44,91 1,81 2,1 2,9 68,5 2,4 3,5 33,5 3,27
M15 26,79 41,54 2,03 2,3 3,1 70,1 2,4 3,2 32,7 3,01
M16 25,74 40,45 1,94 2,0 2,4 53,8 1,9 3,1 27,1 1,95
M17 27,35 42,74 1,85 2,2 2,5 56,5 2,0 3,3 28,5 2,32
M18 28,16 41,82 2,01 2,1 2,9 67,3 2,3 3,2 31,9 2,86
M19 29,77 45,53 1,72 2,1 2,5 58,5 2,1 3,4 29,1 2,49
M20 26,83 43,64 1,83 1,9 2,3 54,6 1,9 3,2 27,9 2,15
LSD 0.05 2,1 0,34 0,28 4,6 0,15 1,8
CV% 4,6 5,2 4,8 5,8 4,7 5,1
Ghi chú. M1 - M20 là ký hiệu các mẫu giống Bát giác liên thu thập và đánh giá
8
6
88
Rễ là cơ quan sinh dưỡng dưới mặt đất có chức năng hút nước và dinh
dưỡng cung cấp cho cây. Đối với cây có hệ rễ chùm, bộ rễ với số lượng rễ nhiều,
phát triển rộng là những đặc điểm cho thấy cây sinh trưởng khỏe mạnh, thực hiện
tốt chức năng cung cấp nước và dinh dưỡng cho sự phát triển của các cơ quan
trên mặt đất. Đối với cây Bát giác liên, rễ còn là bộ phận thu hoạch dược liệu nên
cây có nhiều rễ, rễ có chiều dài và đường kính lớn sẽ có tiềm năng về năng suất
dược liệu. Theo dõi đặc điểm sinh trưởng của rễ Bát giác liên cho thấy số rễ
trung bình của các mẫu giống từ 22,55 rễ đến 32,37 rễ; với chiều dài rễ từ 24,45
cm đến 47,38 cm; đường kính rễ trung bình từ 1,43 mm đến 2,03 mm.
Như vậy, thân ngầm và rễ Bát giác liên là hai bộ phận thu hoạch dược liệu, nên
kích thước của hai bộ phận này tỷ lệ thuận với năng suất dược liệu. Do đó mẫu
giống Bát giác liên có kích thước thân ngầm với độ dày và đường kính lớn, có số rễ
nhiều, rễ dài và lớn sẽ có tiềm năng cho năng suất cao hơn.
4.1.4.2. Năng suất và chất lượng dược liệu của các mẫu giống Bát giác liên
Kết quả theo dõi năng suất dược liệu của các mẫu giống Bát giác liên tại
bảng 4.15 (trang 88) cho thấy rằng năng suất cá thể của các mẫu giống Bát giác
liên đạt từ 14,08g đến 23,58g. Ở độ tin cậy 95% với giá trị LSD0.05 = 2,3 thì 8
mẫu giống M11, M12, M13, M14, M15, M18, M19 và M20 có năng suất cá thể
tương đương nhau (đều lớn hơn 20g) và ở mức cao hơn so với các mẫu giống còn
lại, trong đó 3 mẫu giống M11, M12 và M13 có năng suất cá thể lớn hơn 23g).
Năng suất lý thuyết của 8 mẫu giống này cũng tương đương nhau và đạt cao nhất
ở mẫu giống M13 (14,62 tạ/ha), tiếp theo là mẫu giống M12 (14,45 tạ/ha) và mẫu
giống M11 (14,31 tạ/ha). Theo dõi năng suất dược liệu thực thu của các mẫu
giống cho thấy 3 mẫu giống M11, M12 và M13 có năng suất tương đương nhau,
đạt trên 11 tạ/ha đều có tiềm năng để phát triển sản xuất dược liệu.
Đối với cây dược liệu nói chung và cây Bát giác liên, bên cạnh chỉ tiêu
về năng suất thì chỉ tiêu về hàm lượng một số hoạt chất chính trong rất quan
trọng. Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với việc lựa chọn các mẫu giống tốt
để phục vụ sản xuất dược liệu. Kết quả phân tích hàm lượng podophyllotoxin
trong dược liệu các mẫu giống Bát giác liên bằng phương pháp HPLC cho thấy
rằng hàm lượng podophyllotoxin trong các mẫu giống dao động rất lớn, đạt từ
0,60 % đến 3,51%. Trong đó 3 mẫu giống có hàm lượng podophyllotoxin cao
nhất là M11 (3,51%), M17 (2,43%) và M12 (2,23%). So sánh hai mẫu giống có
năng suất dược liệu và hàm lượng hoạt chất cao nhất cho thấy: về năng suất dược
liệu, mẫu giống M13 có năng suất 11,96 tạ/ha, cao hơn 2,2% so với mẫu giống
89
M11 (có năng suất dược liệu 11,75 tạ/ha); trong khi hàm lượng podophyllotxin
trong mẫu giống M11 (3,51%) cao hơn 3 lần so với mẫu giống M13 (có hàm
lượng podophyllotoxin 1,15%).
Bảng 4.15. Năng suất và hàm lượng podophyllotoxin
của các mẫu giống Bát giác liên
Mẫu
giống
Năng suất
cá thể
(g/cây)
Năng suất
lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
Hàm lượng
podophyllotoxin (%
dược liệu khô)
M1 18,93 11,74 9,56 0,70 ± 0,01
M2 17,53 10,87 8,92 0,60 ± 0,02
M3 15,88 9,85 8,15 0,83 ± 0,02
M4 14,08 8,73 7,08 0,95 ± 0,01
M5 15,20 9,42 7,62 0,76 ± 0,02
M6 15,67 9,72 7,89 0,79 ±0,01
M7 16,42 10,18 8,22 0,89 ± 0,01
M8 18,88 11,71 9,43 0,12 ± 0,01
M9 18,30 11,35 9,13 0,62 ± 0,02
M10 15,42 9,56 7,65 0,71 ± 0,03
M11 23,08 14,31 11,75 3,51 ± 0,03
M12 23,30 14,45 11,83 2,23 ± 0,02
M13 23,58 14,62 11,96 1,15 ± 0,02
M14 21,30 13,21 10,31 1,08 ± 0,01
M15 20,85 12,93 10,35 1,03 ± 0,02
M16 18,62 11,54 9,25 1,27 ± 0,03
M17 18,02 11,17 9,08 2,43 ± 0,03
M18 21,43 13,29 10,31 1,56 ± 0,03
M19 20,92 12,97 10,26 0,95 ± 0,01
M20 20,77 12,88 10,29 1,08 ± 0,02
LSD 0.05 2,3 1,9 1,1
CV% 5,7 5,2 5,4
Ghi chú: M1 - M20 là ký hiệu các mẫu giống Bát giác liên thu thập và đánh giá.
Từ kết quả đánh giá năng suất và hàm lượng hoạt chất chính trong các mẫu
giống Bát giác liên đã thu thập được. Đề tài đã lựa chọn mẫu giống Bát giác liên
M11 thu thập tại Vị Xuyên - Hà Giang có năng suất dược liệu thực thu 11,75
tạ/ha và hàm lượng podophyllotoxin 3,51% rất có tiềm năng phát triển dược liệu
để thực hiện các nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng trọt.
90
4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CÂY BÁT GIÁC LIÊN
4.2.1. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ đậu quả và nhân
giống hữu tính cây Bát giác liên
4.2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón và tỉa định quả đến sự
hình thành quả và chất lượng hạt giống Bát giác liên
a. Ảnh hưởng của chế độ phân bón và tỉa định quả đến sự hình thành quả Bát
giác liên
Chế độ phân bón và biện pháp cắt tỉa có ý nghĩa rất quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với những loại cây trồng với bộ phận thu hoạch
là quả và hạt. Mỗi loại cây trồng khác nhau lại cần có chế độ phân bón và kỹ
thuật cắt tỉa khác nhau căn cứ vào tình hình sinh trưởng và trạng thái của cây.
Palmer & Johnson (2019) khi nghiên cứu về đặc điểm hoa và quả trên chùm của
giống táo “Royal Gala apple” cho thấy sự đa dạng của hoa và quả trên mỗi chùm.
Trong đó hoa ở đỉnh chùm có cuống ngắn hơn và quả từ những hoa này có tỷ lệ
chiều dài/đường kính quả lớn hơn so với hoa khác trên chùm hoa; tuy nhiên số
lượng hạt và khối lượng hạt trên quả từ hoa ở các vị trí khác nhau trên chùm hoa
là như nhau. Zubairu & cs. (2017) cho biết rằng tỉa bớt quả trên cây Đậu bắp thì
quả sẽ có nhiều hạt và khối lượng hạt lớn hơn so với để nhiều quả trên cây; đồng
thời, lượng phân đạm cao (120kg N) kết hợp với việc để quả trên cây ít (3 quả
trên cây) sẽ cho năng suất quả cao hơn so với việc giảm lượng phân đạm và tăng
số quả trên mỗi cây. Trong một nghiên cứu khác về biện pháp cắt tía chồi và tỉa
định quả trên cây dưa hấu, Widarianto & cs. (2020) cho biết rằng việc cắt tỉa chồi
và tỉa định quả có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu về độ lớn, độ ngọt và kích
thước của quả.
Bát giác liên có hoa mọc thành chùm, đôi khi hình thành các chùm phụ với
số lượng hoa trên mỗi cây có thể đến trên 20 hoa. Hoa Bát giác liên nở rải rác
theo thứ tự hoa phía dưới của cuống chung nở trước rồi đến các hoa phía trên
cuống chung nở sau, nên thời gian nở của một chùm hoa có thể kéo dài đến đến
30 ngày. Cành mang hoa của cây Bát giác liên chỉ có 2 lá và tổng số lá trên mỗi
cây thường nhỏ hơn 10 lá (4-6 lá), do đó việc tỉa định quả với số quả hợp lý trên
mỗi cây, đồng thời bổ sung thêm phân bón để đảm bảo khả năng cung cấp dinh
dưỡng nuôi quả cho cây Bát giác liên là rất cần thiết.
Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và tỉa định
quả đến sự hình thành quả Bát giác liên được trình bày tại bảng 4.16 (trang 91)
91
cho thấy rằng việc bổ sung phân bón vào thời điểm chùm hoa mới hình thành và
sau khi hoa tàn, cùng với việc tỉa định quả có ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển quả Bát giác liên.
- Tỷ lệ đậu quả của Bát giác liên
Theo dõi tỷ lệ đậu quả của Bát giác liên ở các công thức thí nghiệm cho
thấy rằng, 9 công thức thí nghiệm bao gồm P0C1, P0C2, P0C3, P1C1, P1C2,
P1C3, P2C1, P2C2 và P2C3 có tỷ lệ đậu quả tối đa (đạt 100%); các công thức thí
nghiệm P3C0 và P3C3 có tỷ lệ đậu quả tương đương và thấp nhất (lần lượt là
15,7% và 16,7%).
Xét ảnh hưởng của yếu tố phân kali (P) cho thấy rằng việc bổ sung phân
kali với lượng bón khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả Bát giác liên. Kết
quả thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.16 (trang 91) cho thấy rằng khi không
bón bổ sung phân kali thì tỷ lệ đậu quả của Bát giác liên đạt 82,9%. Khi bón bổ
sung phân kali vào thời điểm chùm hoa bắt đầu hình thành và sau khi hoa tàn thì
sự khác biệt về tỷ lệ đậu quả là rõ ràng, với tỷ lệ đậu quả tăng đến 86,9% (khi
bón bổ sung 30kg K2O) và 88,2% (khi bón bổ sung 60kg K2O). Tuy nhiên, khi
tăng lượng phân kali lên đến 90kg thì tỷ lệ đậu quả Bát giác liên lại giảm xuống
còn 28,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Bộ rễ của cây Bát giác
liên phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt nên việc bón bổ sung phân kali với lượng
lớn có thể sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ cây. Kết quả thực hiện giải
phẫu rễ cây Bát giác liên thu tại độ sâu 1-5 cm ở các công thức thí nghiệm với
lượng phân kali khác nhau vào thời điểm 7 ngày sau bón phân cho thấy: các công
thức P0, P1, P2 có lông hút trên rễ ở trạng thái bình thường (màu trắng), biểu bì
rễ màu vàng nhạt. Trong khi lông hút trên rễ bị héo, chuyển màu vàng nâu và
biểu bì chuyển màu nâu ở công thức thí nghiệm bón bổ sung phân kali với lượng
90kg (P3). Do lông hút của rễ bị tổn thương làm giảm khả năng hút nước cung
cấp cho cây, đặc biệt là giai đoạn quả non dẫn đến hiện tượng rụng quả, làm giảm
tỷ lệ đậu quả của cây Bát giác liên. Như vậy, để tăng tỷ lệ đậu quả của cây Bát
giác liên nên bổ sung phân kali vào thời điểm chùm hoa hình thành và sau khi
hoa tàn với lượng phân từ 30kg (P1) đến 60kg (P2) bằng cách hòa loãng phân
kali vào nước rồi tưới cách gốc 10-15 cm. Xét ảnh hưởng của yếu tố tỉa định quả
trên cây cho thấy sự khác biệt rõ khi không tỉa quả và tác động biện pháp tỉa quả.
Kết quả theo dõi tại bảng 4.16 (trang 91) cho thấy tỷ lệ đậu quả trên cây thấp nhất
(36,9%) ở công thức không tỉa quả (C0-ĐC); các công thức tỉa định quả trên cây đều
92
có tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng, trong đó để lại 1 quả/cây (C1) sẽ cho tỷ lệ
đậu quả cao nhất (86,3%) tiếp theo là để lại 2 quả/cây (C2) có tỷ lệ đậu quả
83,3%; để lại 4 quả/cây (C3) có tỷ lệ đậu quả đạt 79,1%.
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của chế độ phân bón và tỉa định quả đến tỷ lệ đậu
quả và kích thước quả Bát giác liên
CT
Tỷ lệ
đậu quả
(%)
Sự tăng trưởng đường kính quả sau...ngày (cm)
30 60 90 120 150 180
210
(Quả chín)
P0
C0-ĐC 31,5 0,9 1,2 1,6 2,4 2,7 2,9 3,0
C1 100,0 1,1 1,4 1,9 2,8 3,3 3,4 3,5
C2 100,0 1,1 1,3 1,7 2,7 2,9 3,1 3,2
C3 100,0 1,0 1,2 1,6 2,5 2,7 2,9 3,0
P1
C0 47,7 1,0 1,3 1,7 2,6 3,3 3,6 3,7
C1 100,0 1,2 1,4 2,0 2,9 3,7 3,9 4,1
C2 100,0 1,2 1,3 1,9 2,9 3,6 3,8 4,0
C3 100,0 1,0 1,3 1,8 2,7 3,4 3,6 3,7
P2
C0 52,9 1,0 1,3 1,8 2,8 3,5 3,7 3,9
C1 100,0 1,2 1,5 2,1 3,1 3,9 4,2 4,3
C2 100,0 1,2 1,3 2,1 3,0 3,7 4,0 4,1
C3 100,0 1,1 1,3 1,9 2,8 3,6 3,9 4,1
P3
C0 15,7 1,0 1,2 1,7 2,6 3,1 3,3 3,4
C1 50,1 1,2 1,3 1,9 2,9 3,4 3,6 3,7
C2 33,3 1,2 1,3 1,9 2,8 3,2 3,6 3,7
C3 16,7 1,1 1,2 1,7 2,7 3,1 3,4 3,6
Trung
bình
C0 36,9 3,5
C1 86,3 3,9
C2 83,3 3,7
C3 79,1 3,6
P0 82,9 3,2
P1 86,9 3,9
P2 88,2 4,1
P3 27,7 3,6
LSD0,05 C 0,29 0,18
LSD0,05 P 0,23 0,15
LSD0,05 C*P 0,46 0,30
CV% 3,6 4,9
Ghi chú: - Yếu tố I gồm 4 chế độ phân bón: P0-Nền: (20 tấn phân hữu cơ hoai mục + 50kg N + 100kg P2O5);
P1: Nền + 30kg K2O; P2: Nền + 60kg K2O; P3: Nền + 90kg K2O. - Yếu tố II gồm 4 chế độ cắt tỉa quả: CT0: Không cắt
tỉa quả; CT1: Cắt tỉa, để lại 1 quả/ cây; CT2: Cắt tỉa, để lại 2 quả/ cây; CT3: Cắt tỉa, để lại 4 quả/cây.
93
Trong tự nhiên, cây Bát giác liên có tỷ lệ đậu quả rất thấp, một số điểm
điều tra không ghi nhận cây đậu quả trong khi một số điểm có ghi nhận cây đậu
quả nhưng số quả trên mỗi cây chỉ từ 1-2 quả mặc dù số hoa trên cây nhiều.
Như vậy, để thu được quả Bát giác liên làm giống bằng việc tăng tỷ lệ đậu quả
trên cây thì biện pháp tỉa định quả nhằm tập trung dinh dưỡng của cây cho quả
và nâng cao chất lượng quả giống là rất cần thiết, mỗi cây nên để 1 đến 2 quả,
tối đa có thể để 4 quả trên mỗi cây.
Xét ảnh hưởng đồng thời của việc bón bổ sung phân kali (P) vào thời điểm
trước khi cây ra hoa, sau khi hoa tàn với việc tỉa định quả trên cây (C) cho thấy rằng:
hai công thức P3C0 và P3C3 có tỷ lệ đậu quả thấp hơn đối chứng. Các công thức
còn lại đều có tỷ lệ đậu quả cao hơn so với đối chứng, trong đó 9 công thức P0C1,
P0C2, P0C3, P1C1, P1C2, P1C3, P2C1, P2C2 và P2C3 có tỷ lệ đậu quả cao nhất
(đạt 100%). Sự khác biệt này có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Như vậy, việc bón phân
kali và tỉa quả có tác động rõ đến tỷ lệ đậu quả của cây Bát giác liên.
Đặc biệt là giai đoạn trước khi cây ra hoa và sau khi hoa tàn, quả non mới
hình thành là thời điểm cây cần nhiều kali nên việc bổ sung kali với lượng 30
kg đến 60kg là cần thiết; đồng thời khi quả hình thành thì việc tập trung dinh
dưỡng nuôi quả là rất quan trọng, khi hoa và quả quá nhiều thì cây sẽ có hiện
tượng tỉa quả tự nhiên gây rụng quả nên phải tỉa bỏ các hoa nở sau và tỉa bớt chỉ
để 1 đến 4 quả để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
- Sự tăng trưởng đường kính quả Bát giác liên
Đường kính quả Bát giác liên tăng trưởng liên tục từ thời điểm hoa tàn (đậu
quả) cho đến khi quả chín (210 ngày sau khi hoa tàn). Kết quả theo dõi sự tăng
trưởng đường kính quả Bát giác liên được trình bày tại bảng 4.16 (trang 91) cho
thấy rằng thời điểm 30 ngày sau khi hoa tàn, đường kính quả ở các công thức thí
nghiệm từ 0,9 cm đến 1,2 cm. Giai đoạn từ 30 ngày đến 60 ngày, đường kính quả
Bát giác liên tăng thêm từ 0,1cm đến 0,3cm và đạt kích thước từ 1,2 cm đến 1,4
cm. Giai đoạn từ 60 ngày đến 120 ngày sau khi hoa tàn đường kính quả Bát giác
liên tăng trưởng nhanh nhất. Trong đó giai đoạn từ 60 đến 90 ngày, quả Bát giác
liên tăng trưởng thêm từ 0,4 cm (từ 1,2 cm đến 1,6 cm) ở công thức P0C0 đến
0,8 cm (từ 1,3 cm đến 2,1 cm) ở công thức P2C2. Đến thời điểm 120 ngày,
đương kính quả Bát giác liên đạt từ 2,4 cm (P0C0) đến 3,1 cm (P2C1), với mức
tăng trưởng nhiều nhất (1,0 cm) ở các công thức P0C2, P1C2, P2C0, P2C1, P3C1
94
và P3C3. Từ thời điểm 150 ngày, đường kính quả Bát giác liên tăng chậm với
mức tăng trung bình từ 0,2 cm đến 0,8 cm (giai đoạn từ 120 đến 150 ngày); 0,1
cm đến 0,4 cm (giai đoạn từ 150 ngày đến 180 ngày) và đạt kích thước tối đa vào
thời điểm quả chín.
Theo dõi đường kính quả Bát giác liên vào thời điểm quả chín ở các công
thức thí nghiệm cho thấy việc bón bổ sung phân kali kết hợp với việc tỉa định quả
có ảnh hưởng đến đường kính của quả Bát giác liên. Khi không bón bổ sung
phân kali và không tỉa quả (P0C0-ĐC) thì quả có đường kính 3,0 cm. Hai công
thức không bón bổ sung kali và để lại 2 quả (P0C2), không bón bổ sung kali và
để lại 4 quả (P0C3) có đường kính quả từ 3,0 cm đến 3,19 cm tương đương đối
chứng. Các công thức bón bổ sung phân kali kết hợp tỉa định quả còn lại đều có
đườ