Luận án Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố dinh dưỡng, thể lực và gen di truyền với béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội

Ở SNP rs6265 gen BDNF và SNP rs6548238 gen TMEM18, không phát hiện thấy sự khác biệt về những đặc điểm nhân trắc ở các nhóm kiểu gen trong cả trẻ bình thường và trẻ béo phì.

Ở SNP rs6499640 gen FTO, có sự khác biệt về vòng mông (P = 0,019) ở 3 nhóm kiểu gen trong nhóm trẻ bình thường (cao nhất ở kiểu gen AG, thấp nhất ở kiểu gen AA).

Ở SNP rs17782313 gen MC4R: có sự khác biệt về điểm Z-score cân nặng/tuổi ở các nhóm kiểu gen trong nhóm trẻ bình thường (cao nhất ở kiểu gen CC, thấp nhất ở kiểu gen TT) (P = 0,023); có sự khác biệt về tỷ lệ eo/mông ở các kiểu gen trong nhóm trẻ béo phì (cao nhất ở kiểu gen CC, thấp nhất ở kiểu gen TT) (P = 0,031).

 

doc28 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố dinh dưỡng, thể lực và gen di truyền với béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ociations between Val66Met variant in BDNF gene and obesity in Vietnamese children. The 2014 Asia & Pacific Nation Network (APNN) and Meeting of Asia & Pacific Women in Science and Technology (MAPWiST). Korea. Poster report. 56-57. Le Thi Tuyet, Tran Quang Binh, Duong Thi Anh Dao, Pham Thi Thu Ly (2015). Application of restriction fragment leghth polymorphirm method for genotyping TMEM18 rs6548238 polymorphism. Vietnam Journal of biology, 37 (1se), 85-90. Lê Thị Tuyết, Bùi Thị Nhung, Trần Quang Bình (2015). Ảnh hưởng của một số đặc điểm ăn uống và lối sống tĩnh tại đến béo phì ở nam học sinh tiểu học Hà Nội năm 2012. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san KHTN và Công nghệ, 31 (2), 60-66. Lê Thị Tuyết, Trần Quang Bình (2015). Bước đầu nghiên cứu đa hình nucleotide đơn MC4R-rs17782313 ở trẻ 5-6 tuổi Hà Nội bằng phương pháp PCR-RFLP. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san KHTN và Công nghệ, 31 (3), 57-63. Lê Thị Tuyết, Trần Quang Bình (2015). Đa hình nucleotide đơn rs6499640 trên gen FTO và sự liên quan với các chỉ số nhân trắc ở trẻ em tiểu học Hà Nội. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san KHTN và Công nghệ, 31 (4S), 473-478. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Ở trẻ em, béo phì gây ra nhiều hậu quả xấu đến cả sức khỏe và tâm lý. Hơn nữa, khoảng 70% trẻ béo phì lớn lên sẽ bị béo phì ở giai đoạn trưởng thành, do đó, phòng ngừa được béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn và kết quả đó sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính có liên quan đến béo phì. Béo phì là một bệnh đa nhân tố, do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền (gen), cũng như sự tương tác giữa gen và môi trường. Nhiều nghiên cứu đã xác định vai trò của các yếu tố di truyền đối với sự phát triển của béo phì. Tuy nhiên, do đặc điểm của tính di truyền chủng tộc, sự khác nhau về các yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể lực, yếu tố kinh tế xã hội mà ảnh hưởng của gen đối với bệnh tật ở các dân tộc khác nhau là khác nhau. Các gen nhạy cảm béo phì khi tương tác với môi trường sống, nếu gặp môi trường thuận lợi (như trẻ có chế độ ăn thừa dinh dưỡng, ít hoạt động thể lực) sẽ phát huy tác dụng và dễ làm cho trẻ bị béo phì. Vì vậy nếu trẻ được phát hiện sớm các gen này, với chế độ ăn và hoạt động thể lực thích hợp sẽ giúp trẻ điều chỉnh cân nặng và phòng được các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vai trò của gen đối với béo phì tại Việt Nam vẫn còn rất hiếm, tương phản với sự phong phú của các nghiên cứu dịch tễ học béo phì. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố dinh dưỡng, thể lực và gen di truyền với béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1. Xác định được mối liên quan giữa một số yếu tố dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội. Mục tiêu 2. Tìm hiểu được ảnh hưởng của một số đặc điểm hoạt động thể lực tới béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội. Mục tiêu 3. Xác định được mối liên quan của một số SNP và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội. Mục tiêu 4. Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể lực và một số SNP đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa với lĩnh vực khoa học, công nghệ - Cung cấp thông tin về mối liên quan giữa một số đặc điểm dinh dưỡng, hoạt động thể lực, một số SNP với béo phì ở học sinh tiểu học Hà Nội. - Cung cấp mô hình dự đoán về ảnh hưởng của một số đặc điểm dinh dưỡng, hoạt động thể lực và SNP đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội. 3.2. Ý nghĩa kinh tế xã hội - Phương pháp xác định đa hình của những SNP được xây dựng từ nghiên cứu này có thể được ứng dụng cho các cơ sở nghiên cứu. Tỷ lệ alen là cơ sở để tính cỡ mẫu cho những nghiên cứu tiếp theo và ước lượng sự phân bố alen trong quần thể. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo như nghiên cứu theo dõi dài hạn về vai trò của gen và sự thay đổi lối sống đối với béo phì. Từ đó giúp xây dựng mô hình dự đoán béo phì dựa vào phân tích gen, đặc điểm dinh dưỡng, hoạt động thể lực, góp phần trong công tác phòng béo phì, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho người Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng trong hoạt động của nhiều đơn vị như: phòng khám, trung tâm y tế dự phòng, chương trình phòng chống bệnh mạn tính không lây quốc gia, chương trình giáo dục dinh dưỡng trong trường học. 4. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về mối liên quan giữa SNP rs6265 (gen BDNF), rs6499640 (gen FTO), rs17782313 (gen MC4R), rs6548238 (gen TMEM18) và béo phì ở trẻ em. - Đề tài là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam phân tích tổng hợp được ảnh hưởng của một số đặc điểm dinh dưỡng, thể lực và một số SNP đến béo phì của trẻ em tiểu học Hà Nội. Đề tài đã xây dựng được mô hình dự đoán khả năng béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh chứng. Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học Hà Nội gồm 281 trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường (nay gọi tắt là bình thường - BT) và 278 trẻ béo phì (BP). 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu Trẻ BT và trẻ BP được phân loại thỏa mãn cả 2 tiêu chuẩn WHO 2007 và IOTF 2000: - Tiêu chuẩn chọn trẻ BP: trẻ được phân loại là trẻ BP khi: điểm Z-score BMItuổi, giới > 2SD đồng thời có giá trị BMItuổi,giới tương đương với BMI ≥ 30 kg/m2 ở người trưởng thành trên 18 tuổi. - Tiêu chuẩn chọn trẻ BT: trẻ được phân loại là trẻ BT khi: -2SD < điểm Z-score BMItuổi, giới ≤ 1SD đồng thời có giá trị BMItuổi,giới tương đương với 18,5 kg/m2 < BMI ≤ 25 kg/m2 ở người trưởng thành trên 18 tuổi. 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 2.6. Vật liệu nghiên cứu 2.7. Phương pháp thu thập số liệu 2.7.1. Phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu 2.7.2. Phương pháp đo chiều cao đứng 2.7.3. Phương pháp đo cân nặng 2.7.4. Phương pháp xác định chỉ số Z-score theo tuổi, giới 2.7.5. Phương pháp đo vòng hông và vòng eo 2.7.6. Phương pháp lấy máu 2.7.7. Phương pháp tách chiết ADN 2.7.8. Phương pháp xác định kiểu gen của SNP nghiên cứu 2.8. Phương pháp xử lý số liệu thống kê Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ở nhóm BT và nhóm BP Đặc điểm Nhóm BT (n = 281) Nhóm BP (n = 278) P Khu vực nội thành (%) 52,3 61,9 0,014 Giới tính nam (%) 62,2 71,9 0,084 Tuổi (năm) 8,1 ± 1,4 8,0 ± 1,3 0,337 Chiều cao (cm) 125,5 ± 9,0 130,0 ± 8,7 <0,0001 Z-score chiều cao/tuổi -0,31 ± 0,79 0,58 ± 0,98 <0,0001 Cân nặng (kg) 23,8 (20,8 – 27,4) 38,8 (34,2 – 45,7) <0,0001 Z-score cân nặng/tuổi -0,35 (-0,93 – -0,12) 2,62 (2,19 – 3,07) <0,0001 BMI (kg/m2) 15,2 (14,5 – 16,3) 23,5 (21,9 – 25,1) <0,0001 Z-score BMI/tuổi -0,26 (-0,85 – 0,27) 2,98 (2,67 – 3,33) <0,0001 Vòng eo (cm) 52,7 (49,5 – 55,5) 72,1 (68,3 – 77,9) <0,0001 Vòng mông (cm) 62,2 (61,4 – 63,0) 77,9 (77,0 – 78,8) <0,0001 Tỷ lệ eo/mông 0,86 ± 0,06 0,94 ± 0,05 <0,0001 3.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội 3.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nuôi dưỡng thời kỳ bú sữa mẹ và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm nuôi dưỡng thời kỳ bú sữa mẹ và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Yếu tố nguy cơ n (%) Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới Nhóm BT Nhóm BP OR P OR* P* Bú sữa mẹ Có 270 (97,1) 259 (94,5) 1 1 Không 8 (2,9) 15 (5,5) 2,0 0,133 1,9 0,151 Uống thêm sữa bột ở 4 tháng đầu Không 125 (45,3) 129 (47,4) 1 1 Có 151 (54,7) 143 (52,6) 0,9 0,616 0,9 0,582 Tháng bắt đầu ăn bổ sung 4 – 6 tháng 226 (84) 218 (82) 1 1 < 4 tháng 13 (4,8) 20 (7,5) 1,6 0,205 1,7 0,150 > 6 tháng 30 (11,2) 28 (10,5) 1,0 0,906 1,0 0,963 Tháng cai sữa mẹ ≥ 12 tháng 244 (90) 222 (84,1) 1 1 < 12 tháng 27 (10) 42 (15,9) 1,7 0,042 1,7 0,045 Khó cho trẻ ăn Có 141 (50,9) 65 (23,7) 1 1 Không 136 (49,1) 209 (76,3) 3,3 <0,0001 3,3 <0,0001 3.2.2. Mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Yếu tố nguy cơ n (%) Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới Nhóm BT Nhóm BP OR P OR* P* Đặc điểm háu ăn BT 184 (65,7) 120 (43,6) 1 1 Háu ăn 12 (4,3) 150 (54,5) 19,2 <0,0001 19,1 <0,0001 Lười ăn 84 (30) 5 (1,8) 0,1 <0,0001 0,1 <0,0001 Số lần ăn sáng/tuần ≥ 5 274 (98,6) 264 (96,4) 1 1 < 5 4 (1,4) 10 (3,6) 2,6 0,111 2,6 0,106 Ăn thêm bữa phụ Có 221 (80,1) 175 (63,6) 1 1 Không 55 (19,9) 100 (36,4) 2,3 <0,0001 2,4 <0,0001 Ăn theo ý thích Có 179 (66,1) 124 (45,6) 1 1 Không 92 (33,9) 148 (54,4) 2,3 <0,0001 2,4 <0,0001 Những loại thức ăn trẻ thích Ngọt Không 65 (23,8) 67 (25) 1 1 Có 208 (76,2) 201 (75) 0,9 0,747 0,9 0,604 Béo Không 136 (51,1) 73 (27,3) 1 1 Có 130 (48,9) 194 (72,7) 2,8 <0,0001 2,7 <0,0001 Thịt nạc Không 89 (32,8) 84 (31,5) 1 1 Có 182 (67,2) 183 (68,5) 1,1 0,732 1,1 0,663 Trứng Không 40 (14,5) 40 (14,6) 1 1 Có 235 (85,5) 234 (85,4) 1,0 0,986 1,0 0,977 Hải sản Không 99 (36,1) 40 (14,6) 1 1 Có 175 (63,9) 179 (68,6) 1,2 0,250 1,2 0,236 Rau Không 125 (46) 107 (40,5) Có 147 (54) 157 (59,5) 1,3 0,205 1,3 0,175 Hoa quả Không 47 (17,2) 57 (20,6) 1 1 Có 226 (82,8) 220 (79,4) 1,3 0,315 1,3 0,258 3.2.3. Phân tích đa biến ảnh hưởng của một số đặc điểm dinh dưỡng đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến backward liên tục được thực hiện để xác định những mô hình dự đoán béo phì (Hình 3.1). Trong những mô hình trên, mô hình 12 là mô hình tối ưu nhất với khả năng dự đoán là 88,8% và có 7 yếu tố nguy cơ. Bảng 3.4 thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ ở mô hình 12. Hình 3.1. Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến về ảnh hưởng của các đặc điểm dinh dưỡng đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.4. Ảnh hưởng của đặc điểm dinh dưỡng đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội khi phân tích đa biến Yếu tố nguy cơ β ± SE P Tuổi (1 năm) -0,25 ± 0,1 0,072 Tháng cai sữa mẹ ≥ 12 tháng 0 < 12 tháng 1,0 ± 0,37 0,006 Đặc điểm háu ăn Bình thường 0 Háu ăn 2,89 ± 0,34 <0,0001 Lười ăn -2,46 ± 0,61 <0,0001 Ăn thêm bữa phụ Có 0 Không 0,7 ± 0,28 0,013 Trẻ không được ăn theo ý thích Có 0 Không 0,7 ± 0,27 0,008 Trẻ thích ăn thức ăn béo Không 0 Có 0,85 ± 0,26 0,001 Trẻ thích ăn rau Không 0 Có 0,45 ± 0,26 0,09 Hằng số -0,54 ± 0,81 0,504 3.3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm hoạt động thể lực đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.5. Mối liên quan giữa một số đặc điểm hoạt động thể lực và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Yếu tố nguy cơ n (%) Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới Nhóm BT Nhóm BP OR P OR* P* Thời gian xem ti vi và chơi điện tử trong ngày < 2 giờ/ngày 102 (37) 95 (34,9) 1 1 2 – 3 giờ/ngày 136 (49,2) 136 (50) 1,1 0,704 1,1 0,609 > 3 giờ/ngày 38 (13,8) 41 (15,1) 1,2 0,581 1,2 0,475 Có hay không chơi các môn thể thao (đá bóng, nhảy dây, đá cầu, tập múa, cầu lông, tennis, bơi, tập võ, chạy) Không 67 (24,8) 64 (23,4) 1 1 Có 203 (75,2) 210 (76,6) 1,1 0,691 1,1 0,574 Cách thức di chuyển từ nhà đến trường, từ trường về nhà Tự đi (đi bộ, xe đạp) 93 (33,3) 72 (26,3) 1 1 Người khác đưa đi 186 (66,7) 202 (73,7) 1,4 0,07 1,4 0,091 Thời gian ngủ tối ≥ 8 giờ/ngày 244 (89,4) 210 (76,4) 1 1 < 8 giờ/ngày 29 (10,6) 65 (23,6) 2,6 <0,0001 2,7 <0,0001 Kết quả về ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ trong mô hình tối ưu về ảnh hưởng của đặc điểm thể lực đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội được thể hiện ở Bảng 3.6. Bảng 3.6. Mối liên quan giữa một số đặc điểm hoạt thể lực và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội khi phân tích đa biến Yếu tố nguy cơ β ± SE P Tuổi (1 năm) -0,09 ± 0,07 0,195 Giới tính Nữ 0 Nam 1,31 ± 0,20 0,112 Phương tiện đi đến trường Người khác đưa đi 0 Đi bộ hoặc xe đạp 0,27 ± 0,20 0,117 Thời gian ngủ tối ≥ 8 giờ/ngày 0 < 8 giờ/ngày 0,93 ± 0,25 <0,0001 Hằng số 0,11 ± 0,61 0,861 3.4. Mối liên quan giữa gen BDNF, FTO, MC4R, TMEM18 và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội 3.4.1. Tỷ lệ kiểu gen và alen của các SNP rs6265 gen BDNF, rs6499640 gen FTO, rs17782313 gen MC4R, rs6548238 gen TMEM18 ở trẻ em tiểu học Hà Nội nhóm bình thường và nhóm béo phì Bảng 3.7. Tỷ lệ kiểu gen và alen SNP rs6265, rs6499640, rs17782313, rs6548238 ở trẻ em tiểu học Hà Nội nhóm BT và nhóm BP SNP Nhóm BT Nhóm BP P rs6265 gen BDNF Kiểu gen AA 94 (33,5) 67 (24,1) 0,03 AG 138 (49,1) 165 (59,4) GG 49 (17,4) 46 (16,5) Alen A 326 (58,0) 299 (53,8) 0,154 G 236 (42,0) 257 (46,2) rs6499640 gen FTO Kiểu gen GG 233 (82,9) 225 (81,2) 0,543 AG 28 (10,0) 35 (12,6) AA 20 (7,1) 17 (6,2) Alen G 494 (87,9) 485 (87,5) 0,856 A 68 (12,1) 69 (12,5) rs17782313 gen MC4R Kiểu gen TT 242 (86,4) 241 (87,0) 0,754 CT 29 (10,4) 31 (11,2) CC 9 (3,2) 5 (1,8) Alen T 513 (91,6) 513 (92,6) 0,407 C 47 (8,4) 41 (7,4) rs6548238 gen TMEM18 Kiểu gen CC 248 (88,6) 258 (93,1) 0,319 CT 30 (10,7) 18 (6,5) TT 2 (0,7) 1 (0,4) Alen C 526 (93,9) 534 (96,4) 0,056 T 34 (6,1) 20 (3,6) 3.4.2. Đặc điểm nhân trắc ở các nhóm kiểu gen của bốn SNP nghiên cứu Ở SNP rs6265 gen BDNF và SNP rs6548238 gen TMEM18, không phát hiện thấy sự khác biệt về những đặc điểm nhân trắc ở các nhóm kiểu gen trong cả trẻ bình thường và trẻ béo phì. Ở SNP rs6499640 gen FTO, có sự khác biệt về vòng mông (P = 0,019) ở 3 nhóm kiểu gen trong nhóm trẻ bình thường (cao nhất ở kiểu gen AG, thấp nhất ở kiểu gen AA). Ở SNP rs17782313 gen MC4R: có sự khác biệt về điểm Z-score cân nặng/tuổi ở các nhóm kiểu gen trong nhóm trẻ bình thường (cao nhất ở kiểu gen CC, thấp nhất ở kiểu gen TT) (P = 0,023); có sự khác biệt về tỷ lệ eo/mông ở các kiểu gen trong nhóm trẻ béo phì (cao nhất ở kiểu gen CC, thấp nhất ở kiểu gen TT) (P = 0,031). 3.4.3. Mối liên quan của bốn SNP nghiên cứu và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội 3.4.3.1. Mối liên quan của SNP rs6265 gen BDNF đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.13. Mối liên quan giữa SNP rs6265 gen BDNF và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Mô hình di truyền Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới OR P AIC OR* P* AIC* Trội AA 1 1 AG+GG 1,6 0,015 773,0 1,6 0,012 773,4 Đồng trội AA 1 1 AG 1,7 0,009 773,9 1,7 0,008 774,5 GG 1,3 0,290 1,3 0,354 Siêu trội AA+GG 1 1 AG 1,5 0,015 773,0 1,5 0,012 773,5 Lặn AA+AG 1 1 GG 0,9 0,779 778,8 0,9 0,663 779,6 Cộng gộp alen G 1,2 0,134 776,7 1,2 0,164 777,8 3.4.3.2. Mối liên quan giữa SNP rs6499640 gen FTO và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.14. Mối liên quan giữa SNP rs6499640 gen FTO và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Mô hình di truyền Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới OR P AIC OR* P* AIC* Trội GG 1 1 AG+AA 1,1 0,603 777,3 1,1 0,714 778,1 Đồng trội GG 1 1 AG 1,3 0,340 778,4 1,3 0,401 778,1 AA 0,9 0,710 0,9 0,625 Siêu trội GG + AA 1 1 AG 1,3 0,320 776,5 1,3 0,373 777,5 Lặn GG+AG 1 1 AA 0,9 0,642 777,3 0,8 0,566 777,9 Cộng gộp alen A 1,0 0,882 777,5 1,0 0,996 778,3 3.5.3.3. Mối liên quan của SNP rs17782313 gen MC4R đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.15. Mối liên quan giữa SNP rs17782313 gen MC4R đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Mô hình di truyền Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới OR P AIC OR* P* AIC* Trội TT 1 1 CT+CC 1,0 0,842 776,1 1,0 0,892 776,8 Đồng trội TT 1 1 CT 1,1 0,796 776,9 1,1 0,774 777,6 CC 0,6 0,302 0,6 0,306 Siêu trội TT + CC 1 1 CT 1,1 0,751 776,0 1,1 0,700 776,7 Lặn TT+CT 1 1 CC 0,6 0,779 775,0 0,6 0,297 775,7 Cộng gộp alen C 0,9 0,585 775,9 0,9 0,621 776,6 3.4.3.4. Mối liên quan của SNP rs6548238 gen TMEM18 đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.16. Mối liên quan giữa SNP rs6548238 gen TMEM18 đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Mô hình di truyền Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới OR P AIC OR* P* AIC* Trội TT 1 1 CT+CC 2,0 0,576 774,6 2,1 0,540 773,1 Đồng trội TT 1 1 CT 1,2 0,885 775,8 1,3 0,856 775,1 CC 2,1 0,551 2,3 0,508 Siêu trội TT + CC 1 1 CT 0,6 0,079 773,0 0,6 0,064 773,6 Lặn TT+CT 1 1 CC 1,8 0,061 772,5 1,8 0,05 773,2 Cộng gộp alen C 1,7 0,061 772,6 1,7 0,05 773,2 3.5. Mối liên quan giữa một số yếu tố khác và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.17. Mối liên quan giữa một số yếu tố khác và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Yếu tố nguy cơ n (%) Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới Nhóm BT Nhóm BP OR P OR* P* Khu vực sống Ngoại thành 134 (47,7) 106 (38,1) 1 1 Nội thành 147 (53,2) 172 (61,9) 1,5 0,023 1,5 0,019 Kiểu sinh Sinh thường 213 (76,3) 167 (60,9) 1 1 Sinh mổ 66 (23,7) 108 (39,3) 2,1 <0,0001 2,1 <0,0001 Cân sơ sinh (g) 2.500 – 3.500 212 (78,2) 108 (67,9) 1 1 <2.500 15 (5,5) 6 (2,3) 0,5 0,127 0,5 0,145 >3.500 và <4.000 ³ 4.000 35 (12,9) 9 (3,3) 55 (20,8) 24 (9,1) 1,9 3,1 0,010 0,005 1,9 3,2 0,009 0,004 BMI của cha mẹ (kg/m2) Cả hai có BMI < 23 160 (59,9) 100 (37) 1 1 Cha/mẹ có BMI ³ 23 91 (34,1) 119 (44,1) 2,1 <0,0001 2,1 <0,0001 Cả hai có BMI ³ 23 16 (6) 51 (18,9) 5,1 <0,0001 5,3 <0,0001 3.6. Phân tích ảnh hưởng đồng thời tất cả các yếu tố nguy cơ đến béo phì của trẻ em tiểu học Hà Nội 3.6.1. Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường Hình 3.5. Những mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội Mô hình 7 được lựa chọn là mô hình dự đoán tối ưu. Kết quả về ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ trong mô hình 7 được thể hiện ở Bảng 3.18. Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội khi phân tích đa biến Yếu tố nguy cơ β ± SE P Tuổi (1 năm) -0,18 ± 0,09 0,065 Kiểu sinh Sinh thường 0 Sinh mổ 0,82 ± 0,26 0,002 Tháng cai sữa mẹ ≥ 12 tháng 0 < 12 tháng 1,07 ± 0,36 0,003 Đặc điểm háu ăn Bình thường 0 Háu ăn 2,94 ± 0,35 <0,0001 Lười ăn -2,23 ± 0,54 <0,0001 Ăn thêm bữa phụ Có 0 Không 0,62 ± 0,28 0,027 Trẻ không được ăn theo ý thích Có 0 Không 0,7 ± 0,27 0,008 Trẻ thích ăn thức ăn béo Không 0 Có 0,77 ± 0,26 0,003 Hằng số -0,54 ± 0,79 0,499 3.6.2. Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của bốn SNP nghiên cứu đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội 3.6.2.1. Mối liên quan giữa số alen nguy cơ và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tổng số alen nguy cơ thuộc 4 SNP nghiên cứu đối với béo phì của trẻ em tiểu học Hà Nội Số alen nguy cơ Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi, giới OR (95% CI) P OR* (95% CI) P* 0 – 2 1 1 3 – 4 1,9 (1,3 – 2,9) 0,001 1,9 (1,3 – 2,9) 0,002 5 – 7 1,6 (0,9 – 3,1) 0,135 1,6 (0,8 – 3,1) 0,297 Thêm 1 alen nguy cơ 1,1 (1,0 – 1,3) 0,148 1,1 (0,9 – 1,3) 0,179 3.6.2.2. Phân tích đa biến ảnh hưởng của bốn SNP nghiên cứu đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Hình 3.8. Những mô hình hồi quy logistic đa biến ảnh hưởng của 4 SNP nghiên cứu đến béo phì Mô hình 2 là mô hình tối ưu được lựa chọn. Kết quả về sự ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ trong mô hình này được thể hiện ở Bảng 3.22. Bảng 3.22. Ảnh hưởng của một số SNP đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội khi phân tích đa biến Yếu tố nguy cơ β ± SE P Tuổi (1 năm) -0,08 ± 0,07 0,221 Giới tính Nữ 0 Nam 0,26 ± 0,19 0,160 Rs6265 gen BDNF AA 0 AG + GG 0,48 ± 0,19 0,012 Rs17782313 gen MC4R TT + CT 0 CC -0,69 ± 0,57 0,226 Rs6548238 gen TMEM18 TT + CT 0 CC 0,64 ± 0,31 0,037 3.6.3. Phân tích ảnh hưởng đồng thời của tất cả các yếu tố nguy cơ đến béo phì của trẻ em tiểu học Hà Nội Sử dụng phép tính BMA để xác định xác suất mà các yếu tố nguy cơ được đưa vào các mô hình dự đoán béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội. Kết quả những yếu tố có xác suất lớn hơn 0% được thể hiện ở Hình 3.10. Hình 3.10. Xác suất các yếu tố nguy cơ được đưa vào các mô hình dự đoán béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội khi thực hiện phân tích BMA 3.6.1.2. Mô hình dự đoán tối ưu khả năng bị béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội Sử dụng phân tích BMA để xác định những mô hình dự đoán khả năng béo phì của trẻ em tiểu học Hà Nội, kết quả thu được là có 12 mô hình dự đoán từ phân tích này (Hình 3.11). Hình 3.11. Những mô hình dự đoán khả năng bị béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội khi sử dụng phương pháp phân tích BMA Tiếp theo, để lựa chọn những mô hình dự đoán có khả năng ứng dụng trong thực tế theo ba tiêu chí: “đơn giản”, “hiệu quả” và “có ý nghĩa thực tế”, từng mô hình (thể hiện ở Hình 3.11) đều được phân tích. Kết quả là: mô hình 3 được lựa chọn là mô hình tối ưu để áp dụng trong cộng đồng và mô hình 9 được lựa chọn là mô hình tối ưu để áp dụng trong các phòng thí nghiệm có thực hiện phân tích gen. Công thức dự đoán khả năng béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội có thể áp dụng trong cộng đồng (nay gọi là công thức I): Bảng 3.23 thể hiện hệ số ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ trong mô hình 3. Bảng 3.23. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình dự đoán khả năng béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội có thể áp dụng trong cộng đồng Yếu tố nguy cơ β ± SE P BMI cha mẹ (kg/m2) Cha và mẹ có BMI < 23 0 Cha hoặc mẹ có BMI ≥ 23 0,64 ± 0,25 0,01 Cả cha và mẹ có BMI ≥ 23 1,46 ± 0,38 <0,0001 Đặc điểm háu ăn Bình thường 0 Háu ăn 3 ± 0,35 <0,0001 Lười ăn -2,13 ± 0,45 <0,0001 Được ăn theo ý thích Có 0 Không 1,11 ± 0,24 <0,0001 Hằng số -1,36 ± 0,22 <0,0001 Từ đó có thể xây dựng công thức I như sau: Công thức I: P = ey/(1+ey) Trong đó: P là khả năng bị béo phì của trẻ; e là cơ số của logarit tự nhiên, có giá trị xấp xỉ 2,718; y = βBMI cha mẹ + βĐặc điểm háu ăn + βĐược ăn theo ý thích - 1,36. Hình 3.14 thể hiện sự phân bố khả năng bị béo phì tính được khi áp dụng công thức I ở những trẻ nhóm BT và nhóm BP (thuộc số liệu đề tài luận án). Hình 3.14. Biểu đồ hộp (boxplot) thể hiện sự phân bố khả năng bị béo phì tính được khi sử dụng công thức I ở nhóm BT và nhóm BP Công thức dự đoán khả năng béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội có thể áp dụng ở những phòng xét nghiệm có phân tích gen (nay gọi là công thức II): Bảng 3.24 thể hiện hệ số ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ trong mô hình 9. Bảng 3.24. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình dự đoán khả năng béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội có thể áp dụng trong phòng xét nghiệm có phân tích gen Yếu tố nguy cơ β ± SE P BMI cha mẹ (kg/m2) Cha và mẹ có BMI < 23 0 Cha hoặc mẹ có BMI ≥ 23 0,63 ± 0,25 0,011 Cả cha và mẹ có BMI ≥ 23 1,49 ± 0,39 <0,0001 Đặc điểm háu ăn Bình thường 0 Háu ăn 3,03 ± 0,35 <0,0001 Lười ăn -2,1 ± 0,49 <0,0001 Được ăn theo ý thích Có 0 Không 1,13 ± 0,24 <0,0001 Rs6265 gen BDNF AA 0 AG + GG 0,52 ± 0,26 0,046 Hằng số -1,7 ± 0,3 <0,0001 Từ đó có thể xây dựng công thức II như sau: Công thức II: P = ey/(1+ey) Trong đó: y = βBMI cha mẹ + βĐặc điểm háu ăn + βĐược ăn theo ý thích + βrs6265_BDNF - 1,7. Hình 3.16 thể hiện sự phân bố khả năng bị béo phì tính được khi áp dụng công thức II ở những trẻ nhóm BT và nhóm BP (thuộc số liệu đề tài luận án). Hình 3.16. Biểu đồ hộp (boxplot) thể hiện sự phân bố khả năng bị béo phì tính được khi sử dụng công thức II ở nhóm BT và nhóm BP Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Đề tài luận án: “Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố dinh dưỡng, thể lực và gen di truyền với béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội” được thực hiện trên 281 trẻ bình thường và 278 trẻ béo phì đã thu được một số kết quả sau: Một là: Một số đặc điểm ăn uống làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội gồm: “háu ăn” (β = 2,9), “cai sữa trước 12 tháng” (β = 1), “thích ăn béo” (β = 0,85), “không ăn thêm bữa phụ” (β = 0,7), “không được ăn theo ý thích” (β = 0,7); Hai là: Trong các yếu tố nguy cơ liên quan đến đặc điểm hoạt động thể lực, thời gian ngủ tối ít hơn 8 giờ/ngày làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ (β = 0,93); Ba là: Trẻ ở nội thành có nguy cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2_tom_tat_luan_an_tieng_viet_6283_1853751.doc
Tài liệu liên quan