MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
CHƯƠNG 1. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1 ĐỘT QỤY NÃO . 3
1.1.1 Giải phẫu, sinh lý tuần hoàn não. 3
1.1.2 Định nghĩa đột qụy não . 5
1.1.3 Nhồi máu não . 5
1.1.4 Chảy máu não. 6
1.1.5 Các yếu tố nguy cơ của đột qụy não . 7
1.1.5.1 Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được. 7
1.1.5.2 Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi . 8
1.1.6 Triệu chứng lâm sàng . 9
1.1.6.1 Đặc điểm lâm sàng chung của đột qụy não. 9
1.1.6.2 Đặc điểm lâm sàng theo loại đột qụy. 10
1.1.7 Cận lâm sàng . 12
1.1.8 Các yếu tố tiên lượng tử vong. 14
1.1.8.1 Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng . 14
1.1.8.2 Các yếu tố liên quan tiến triển của bệnh . 21
1.1.6.3. Các bệnh lý kèm theo. 22
1.1.8.5 Chất chỉ điểm sinh học trong tiên lượng đột qụy não. 23
1.1.8.5 Các yếu tố liên quan đến can thiệp điều trị. 24
1.2 NT-proBNP . 25
1.2.1 Đại cương . 25
1.2.2 Cấu trúc phân tử và tác dụng sinh học của BNP và NT-proBNP. 25
1.2.3 Cơ chế phóng thích BNP và NT-proBNP. 26
1.2.4 Sự thanh thải BNP và NT-proBNP . 27
1.2.5 Giá trị NT-proBNP huyết thanh bình thường . 28
1.2.6 Yếu tố ảnh hưởng đến bài tiết BNP và NT-proBNP. 291.2.7 Vai trò NT- proBNP trong Tim mạch và Đột qụy não . 31
1.2.7.1 Đối với bệnh lý tim mạch. 31
1.2.7.2 Đối với Đột qụy não. 31
CHƯƠNG 2. 38
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
2.1 Đối tượng nghiên cứu. 38
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn người bệnh. 38
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ . 38
2.2 Phương pháp nghiên cứu. 39
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. 39
2.2.2 Tính cỡ mẫu. 39
2.2.3 Quy trình nghiên cứu. 39
2.2.3.1 Thu thập số liệu. 39
2.2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá các biến dùng trong nghiên cứu . 42
2.2.3.3 Phương pháp phân tích, đánh giá số liệu . 55
2.2.4 Xử lý số liệu . 56
2.2.5. Đạo đức của nghiên cứu. 58
157 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP với tiên lượng tử vong sau đột quỵ não, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với biến phụ thuộc là biến nhị phân. Trong hồi qui tuyến
tính đơn, biến độc lập x và phụ thuộc y liên quan với nhau qua phương trình:
57
y = α + βx + ε
Trong hồi qui binary logistic, biến phụ thuộc y là biến chỉ có 2 trạng thái
1 và 0 (ví dụ: tử vong hay không tử vong). Những biến nghiên cứu có 2 biểu
hiện như vậy được mã hóa thành 2 giá trị 0 và 1 được gọi là biến nhị phân.
Khả năng dự báo chính là đặc tính nổi bật của hồi qui nhị phân Binary
Logistic. Phân tích đơn biến để tìm hiểu mối liên quan giữa một biến độc lập X
(các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng) và biến phụ thuộc Y (tình trạng tử vong),
phân tích đa biến để tìm hiểu mối liên quan, tác động đồng thời của nhiều biến
độc lập X với biến phụ thuộc Y.
- Tính độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp) và ứng dụng đường cong ROC để
đánh giá giá trị chẩn đoán, tiên lượng của NT-proBNP trong đột qụy não.
- Đánh giá năng lực chẩn đoán hay độ chính xác của một chỉ số dựa vào
đường cong ROC (Receiver operating Characteristic curve). Trong đường cong
ROC trục tung biểu thị tỉ lệ dương thật (Độ nhạy) và trục hoành biểu thị tỉ lệ
dương tính giả (1 - Độ đặc hiệu). Mỗi vị trí trên đường cong ROC biểu thị một
cặp giá trị của độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng với một ngưỡng nhất định. Một
xét nghiệm có năng lực chẩn đoán tốt khi đường cong ROC nằm ở góc trái trên
của đồ thị (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%). Đường cong ROC càng gần góc
trái trên thì năng lực chẩn đoán hoặc độ chính xác của xét nghiệm càng cao [56].
Bảng Ý nghĩa diện tích dưới đường cong ROC.
Diện tích dưới đường cong ROC Ý nghĩa
> 0,90 Rất tốt ( Excellent )
0,80 đến 0,90 Tốt ( Good )
0,70 đến 0,80 Trung bình ( Fair )
0,60 đến 0,70 Không tốt ( Poor )
0,50 đến 0,60 Không có ý nghĩa ( Fail )
- Trong khi phân tích ROC dùng Bảng Coordinates of the Curve giúp xác
định điểm cắt. Dùng chỉ số Youden (Youden index) J để xác đinh nồng độ BNP
58
nào có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Chỉ số J là trị số cao nhất của tổng độ
nhạy và độ đặc hiệu trừ đi 1.
J = max (Se+Sp -1)
+ Với Se (Sensitivity) là độ nhạy và Sp (specificity) là độ đặc hiệu
+ Chọn Se và Sp thế nào cho J có trị số cao nhất (dao động từ 0-1)
2.2.5. Đạo đức của nghiên cứu
- Tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu được giải thích trao đổi cặn kẽ
(người bệnh, người nhà người bệnh) để họ tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin của người bệnh được giữ bí mật.
- Được Hội đồng đạo đức của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thông qua
và cho phép tiến hành.
59
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Sau khi phân tích Logistic đơn biến đưa các yếu tố có liên quan với
tử vong sau đột qụy vào phân tích Logistic đa biến để xác định các
yếu tố có liên quan độc lập với tử vong sau đột quỵ
KẾT LUẬN
Nhóm II: Không tử
vong
Nhóm I: Tử vong
1. Đánh giá, nhận xét một số đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng như: Tuổi, giới, yếu tố nguy cơ, triệu chứng khởi phát
2. Phân tích tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Người bệnh được chẩn đoán ĐQN, phù hợp tiêu chuẩn
chẩn đoán và tiêu chuẩn loại trừ
Xác định mối liên quan của NT- proBNP và các yếu tố lâm sàng, cận
lâm sàng với tử vong sau đột qụy bằng phân tích Logistic đơn biến
Nhóm chảy máu
não
Nhóm nhồi máu
não
60
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP ở
người bệnh đột qụy não
3.1.1 Đặc điểm phân bố tuổi, giới của nhóm nghiên cứu
Bảng 3. 1 Sự phân bố theo nhóm tuổi của nhóm nghiên cứu
Tuổi CMN
(n; %)
NMN
(n; %)
Chung
(n;%)
p
< 60 38 (34,5) 29 (15,3) 67 (22,3)
p < 0,001
(tuổi trung
bình nam,
nữ)
60-69 31 (28,2) 47 (24,7) 78 (26,0)
70-79 20 (18,2) 51 (26,8) 71 (23,7)
≥ 80 21 (19,1) 63 (33,2) 84 (28,0)
Tổng 110 (36,7) 190 (63,3) 300 (100)
Tuổi trung bình 65,8 ± 13,2 72,8 ± 12,5 70,2 ± 13,2
Người cao tuổi nhất 99 tuổi
Người nhỏ tuổi nhất 34 tuổi
Nhận xét: Người bệnh đột qụy chủ yếu là trên 60 tuổi. Độ tuổi trung bình
chung của nhóm nghiên cứu là 70,2 ± 13,2 tuổi. Độ tuổi trung bình của nhóm
nhồi máu não cao hơn nhóm chảy máu não, với p < 0,001.
Bảng 3. 2 Sự phân bố theo giới của nhóm nghiên cứu
Giới tính CMN
(n;%)
NMN
(n;%)
Chung
(n;%)
p
Nam 72 (65,6) 115 (60,5) 187 (62,3)
0,458 Nữ 38 (34,4) 75 (39,5) 113 (37,7)
Tổng 110 190 300
Nhận xét: Tỷ lệ đột qụy ở Nam giới (62,3%) cao hơn ở Nữ giới (37,7%),
không có sự khác biệt tỷ lệ nam nữ giữa nhóm nhồi máu não và chảy máu não
với p >0,05.
61
3.1.2 Một số yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu
Bảng 3. 3 Một số yếu tố nguy cơ đột qụy não của nhóm nghiên cứu
Yếu tố nguy cơ
CMN
(n=110)
NMN
(n=190)
Chung
(n=300)
p
Tăng huyết áp 81 (73,6) 157 (82,6) 238 (79,3) 0,064
Rối loạn chuyển hóa Lipid 62 (56,4) 131 (68,9) 193 (64,3) 0,028
Đột qụy não cũ 13 (11,8) 61 (32,1) 74 (24,7) <0,001
Đái tháo đường 8 (7,3) 36 (18,9) 44 (14,7) 0,006
Hút thuốc lá 15 (13,6) 20 (10,5) 35 (11,7) 0,419
Uống rượu 13 (11,8) 5 (2,6) 18 (6,0) 0,001
Nhận xét: Yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là THA chiếm tỷ lệ 79,3%, tiếp
theo là rối loạn chuyển hóa Lipid. Tỷ lệ rối loạn lipid, đột quỵ não cũ, đái tháo
đường ở nhóm NMN cao hơn CMN sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05.
3.1.3 Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3. 4 Triệu chứng lâm sàng khởi phát
Lâm sàng khởi phát CMN
(n;%)
NMN
(n;%)
Chung
(n;%)
Liệt nửa người 101 (91,8) 175 (92,1) 276 (92,0)
Đau đầu 83 (75,5) 120 (63,2) 203 (67,7)
Buồn nôn, nôn 29 (26,2) 17 (8,9) 46 (15,3)
Nói khó/thất ngôn 80 (72,7) 137 (72,1) 217 (72,3)
Chóng mặt 36 (23,6) 65 (34,2) 101 (33,7)
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy liệt nửa người là triệu chứng khởi
phát hay gặp nhất (92%), tiếp theo là nói khó/thất ngôn (72,3%) và đau đầu.
62
Bảng 3. 5 Thời gian từ khởi phát đột qụy não đến khi nhập viện
Thời gian
CMN
(n=110)
NMN
(n=190)
Chung
(n=300)
Tỷ lệ (%)
< 6h 61 69 130 43,3
Từ 6 - 24h 40 78 118 39,3
> 24h 9 43 52 17,4
Nhận xét: Số lượng người bệnh nhập viện trong vòng 24 giờ chiếm 82,6%
(trước 6 giờ: 43,3%).
Bảng 3. 6 Đặc điểm huyết áp của người bệnh khi nhập viện
Tăng huyết áp
Số lượng
Tỷ lệ CMN
(n=110)
NMN
(n=190)
Chung
(n=300)
Bình thường 15 40 55 18,3
Độ I 32 63 95 31,7
Độ II 63 87 150 50,0
HATTTB 161,6 ± 27,5 154,0 ± 25,2 156,8 ± 26,3
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh nhập viện có tăng huyết áp chiếm 81,7%, tăng
huyết áp độ II chiếm 50%. Huyết áp tâm thu trung bình là 156,8 ± 26,3 mmHg.
Bảng 3. 7 Phân loại đột qụy
Loại Đột qụy Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhồi máu não 190 63,3
Chảy máu não 110 36,7
Tổng 300 100
Nhận xét: Đột qụy nhồi máu não chiếm tỷ lệ (63,3%) cao hơn chảy máu
não (36,7%)
63
Bảng 3. 8 Một số đặc điểm về triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Lâm sàng
Số lượng (n=300)
p CMN
(n; %)
NMN
(n;%)
Chung
(n;%)
Nhịp tim nhanh 17 (15,5) 29 (15,3) 46 (15,3) 0,965
Liệt nửa người 103 (93,6) 183 996,3) 286 (95,3) 0,289
Rối loạn cảm giác 50 (45,5) 71 (37,4) 121 (40,3) 0,169
Đau đầu 95 (86,4) 168 (88,4) 263 (87,7) 0,601
Chóng mặt 61 (55,5) 110 (57,9) 171 (57,0) 0,681
Buồn nôn/nôn 47 (42,7) 39 (20,5) 86 (28,7) <0,001
Liệt VII 69 (62,7) 135 (71,1) 204 (68,0) 0,136
Nói khó/thất ngôn 91 (82,7) 155 (81,6) 246 (82,0) 0,803
Rối loạn cơ tròn 50 (45,5) 42 (22,1) 92 (30,7) <0,001
Thở máy 46 (41,8) 21 (11,1) 67 (22,3) <0,001
Viêm phổi 32 (29,1) 49 (25,8) 81 (27,0) 0,535
Nhận xét:
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là: Liệt nửa người (95,3%); Đau đầu
(87,7%) Liệt dây VII trung ương (68%). Có 67 (22,3%) người bệnh có suy hô
hấp phải thở máy.
- Tỷ lệ người bệnh bị rối loạn cơ tròn, thở máy, nôn ở nhóm chảy máu não
(45,5%, 41,8% và 42,7%) cao hơn so với nhóm người bệnh nhồi máu não
(22,1%, 11,1 và 28,7%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
64
Bảng 3. 9 Phân loại mức độ tổn thương thần kinh theo các thang điểm
Lâm sàng
Nhóm
CMN
(n; %)
NMN
(n; %)
Chung
(n; %)
Glasgow
≤ 8 điểm 18 (16,4) 6 (3,2) 24 (8,0)
9-14 điểm 73 (66,4) 114 (60,0) 187 (62,3)
15 điểm 19 (17,3) 70 (36,8) 89 (29,7)
NIHSS
≤ 6 điểm 22 (20,0) 79 (41,6) 101 (33,7)
7-15 điểm 41 (37,3) 78 (41,1) 119 (39,6)
> 15 điểm 47 (42,7) 33 (17,4) 80 (26,7)
Sức cơ
Liệt nhẹ 27 (24,5) 77 (40,5) 104 (34,6)
Liệt nặng 52 (47,3) 91 (47,9) 143 (47,7)
Liệt hoàn toàn 31 (28,2) 22 (11,6) 53 (17,7)
Rankin
≤ 3 điểm 32 (29,1) 86 (45,3) 118 (39,3)
Từ 4-5 điểm 78 (70,9) 104 (54,7) 182 (60,7)
Nhận xét:
- Người bệnh nhập viện với điểm Glasgow từ 9-14 điểm gặp nhiều nhất
(62,3%); có 24 người bệnh có điểm Glasgow ≤ 8 điểm, chủ yếu ở gặp ở người
bệnh CMN (18 trường hợp chiếm 16,4%) cao hơn so với nhóm nhồi máu não
(3,25%).
- Có 80 (26,7%) người bệnh có điểm NIHSS > 15 điểm trong đó nhóm
CMN chiếm 42,7% cao hơn so với nhóm nhồi máu não 17,4%.
- Có 47,7% người bệnh liệt mức độ nặng và 17,7% người bệnh liệt hoàn
toàn chủ yếu gặp ở nhóm chảy máu não 28,2%.
65
3.1.4 Một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Bảng 3. 10 Một số đặc điểm xét nghiệm của nhóm nghiên cứu
Thông số
Số lượng (n=300)
p CMN
(n; %)
NMN
(n; %)
Chung
(n; %)
Thiếu máu (giảm Hb) 19 (17,3) 41 (21,6) 60 (20,0) 0,369
Tăng Bạch cầu 57 (51,8) 68 (35,8) 125 (41,7) 0,007
Tăng Glucose 52 (48,6) 75 (39,7) 127 (42,9) 0,137
Rối loạn điện giải 78 (70,9) 127(66,8) 205 (68,3) 0,466
Tăng Cholesterol 43 (39,4) 88 (47,6) 131(44,6) 0,176
Tăng Triglycerid 32 (29,4) 68 (36,6) 100 (33,9) 0,207
Giảm HDL-C 14 (13,0) 43 (23,1) 57 (19,4) 0,034
Tăng LDL-C 11 (10,4) 33 (17,8) 44 (15,1) 0,087
Tăng Procalcitonin 18 (26,9) 34 (32,4) 52 (30,2) 0,442
Nhận xét: Những rối loạn cận lâm sàng thường gặp là: Rối loạn lipid máu,
tăng bạch cầu và rối loạn điện giải. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ tăng
bạch cầu và giảm HDL-C giữa nhóm chảy máu não và nhồi máu não với p<0,05.
Bảng 3. 11 Đặc điểm tổn thương trên phim chụp CT hoặc MRI ở người
bệnh chảy máu não
Đặc điểm Số lượng
(n =110)
Tỷ lệ (%)
Tràn máu não thất 36 32,7
Hiệu ứng choán chỗ 42 38,2
Lệch đường giữa ≥ 5mm 20 18,2
Chảy máu màng não 7 6,4
Số lượng
Một ổ 85 77,3
Đa ổ 25 22,7
Vị trí chảy máu
Thùy não 48 43,6
Nhân xám 50 45,5
Dưới lều 12 10,9
Kích thước tổn
thương
Trên 30 cm3 27 24,5
Dưới 30 cm3 83 75,5
66
Nhận xét: Vị trí chảy máu hay gặp nhất là vùng nhân xám thần kinh trung
ương (45,5%), thùy não (43,6%), chảy máu vùng dưới lều (10,9%).
- Có 27 (24,5%) người bệnh chảy máu có kích thước lớn (> 30 cm3), 36
trường hợp có chảy máu vào não thất và 18 % trường hợp có đề đẩy lệch đường
giữa trên 5mm.
Bảng 3. 12 Đặc điểm tổn thương trên phim chụp CT hoặc MRI ở người
bệnh nhồi máu não
Đặc điểm
Số lượng
(n = 190)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Một ổ 105 55,3
Đa ổ 85 44,7
Động mạch tổn
thương
Não trước 12 6,3
Não giữa 138 72,6
Não sau và Thân nền 28 14,8
Nhiều vị trí 12 6,3
Kích thước tổn
thương
Nhồi máu diện rộng 21 11,1
Nhóm còn lại 169 88,9
Nhận xét: Nhồi máu não phần lớn là do tổn thương động mạch não giữa
chiếm 72,6%, có 21 trường hợp có tổn thương não diện rộng chiếm 11,1%.
3.1.5 So sánh tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm nhồi máu não và chảy máu não
Bảng 3. 13 Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm đột qụy NMN và chảy máu não
Loại đột qụy Nhóm sống (n) Tử vong (n) Tỷ lệ (%) p
Chảy máu não
(n = 110)
79 31 28,1
<0,001
Nhồi máu não
(n =190)
172 18 9,5
Chung
(n=300)
251 49 16,3
Nhận xét: Tỷ lệ tử vong ở nhóm Chảy máu não (28,1%) cao hơn so với
nhóm nhồi máu não (9,5%), (p < 0,001). Tỷ lệ tử vong chung của người bệnh
nghiên cứu là 16,3%.
67
3.1.6 Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố lâm sàng,
cận lâm sàng trong đột qụy não
3.1.6.1 Nồng độ NT-proBNP ở người bệnh đột quỵ não
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với loại đột qụy
Loại đột qụy Số lượng (n)
NT-proBNP
(X±SD)
p
Chảy máu não 110 422,63 ± 567,53
0,932
Nhồi máu não 190 429,87 ± 780,97
Chung 300 422,21 ± 709,20
Nhận xét: Nồng độ NT-proBNP trung bình của nhóm nghiên cứu là
422,21 ± 709,20. Trong đó nồng độ NT-proBNP ở nhóm nhồi máu não là
429,87 ± 780,97 và nhóm chảy máu não là 422,63 ± 567,53, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p = 0,932.
3.1.6.2 Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với tuổi và giới
Bảng 3. 15 Mối liên quan nồng độ NT-proBNP với tuổi và giới
Đặc điểm
Tần số
(n)
NT-proBNP
(X±SD)
p
Tuổi
Dưới 60 tuổi 67 353,23 ± 605,01
0,334
≥ 60 tuổi 233 448,47 ± 736,24
Giới
Nam 187 371,93 ± 623.03
0,082
Nữ 113 518,70 ± 827,37
Nhận xét:
- Nồng độ NT-proBNP ở những người bệnh trên 60 tuổi cao hơn nồng độ
NT-proBNP ở những người bệnh < 60 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p=0,334.
- Nồng độ NT-proBNP trung bình của người bệnh nữ cao hơn người bệnh
nam, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,082).
68
3.1.6.3 Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố nguy cơ của
đột quỵ
Bảng 3. 16 Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố
nguy cơ của đột quỵ
Đặc điểm Số lượng (n)
NT-proBNP
(X±SD)
p
Huyết áp
Bình thường 55 355,39 ± 500,48
0,702
(Anova)
Tăng HA độ I 95 434,98 ± 709,50
Tăng HA độ II 150 448,63 ± 773,65
Rối loạn
Lipid
Bình thường 107 458,6 ± 538,25
0,569
Có rối loạn 193 409,79 ± 788,96
Glucose
máu
Bình thường 169 418,50 ± 643,21
0,739
Tăng 127 446,47 ± 799,46
Đột quỵ
não cũ
Có 74 443,78 ± 819,38
0,817
Không 226 421,79 ± 671,14
Hút thuốc
Có 35 324,06±630,26
0,361
Không 265 440,84±718,95
Nhận xét: Nồng độ NT-proBNP ở nhóm tăng huyết áp độ II (448,63 ±
773,65) cao hơn so với các nhóm còn lại, tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa (p = 0,702).
- Không có sự khác biệt về Nồng độ NT-proBNP ở nhóm có rối loạn lipid
máu, tăng Glucose, tiền sử đột quỵ não, hút thuốc lá với nhóm không có rối loạn
lipid máu, Glucose bình thường, không có tiền sử đột quỵ não, không hút thuốc
lá với p > 0,05.
69
3.1.6.4 Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố lâm sàng
Bảng 3. 17 Mối liên quan nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm
sàng
Đặc điểm
Số lượng
(n)
NT-proBNP
(X±SD)
p
Glasgow
15 điểm 89 184,59 ± 277,29
0,001
(Anova)
Từ 9 - 14 điểm 187 527,34 ± 837,47
≤ 8 điểm 24 546,78 ± 498,28
NIHSS
1 - 6 điểm 101 169,19 ± 251,02
<0,001
(Anova)
Từ 7 - 15 điểm 119 449,91 ± 831,51
> 15 điểm 80 719,19 ± 786,68
Mức độ
liệt
Liệt nhẹ, vừa (III, IV) 104 209,28 ± 303,30
< 0,001
(Anova)
Liệt nặng (I, II) 143 507,96 ± 833,97
Liệt hoàn toàn (0) 53 636,98 ± 807,95
Nhịp
tim
Nhanh 46 563,06 ± 686,20
0,158
Bình thường 254 402,61 ± 711,82
Viêm
Phổi
Có 81 637,71 ± 401,49
0,002
Không 219 349,36 ± 519,61
Thở
máy
Có 67 800,78 ± 1106,98
< 0,001
Không 233 319,79 ± 497,71
Nhận xét: Nồng độ NT-proBNP có mối liên quan với mức độ nặng của
đột quỵ đánh giá theo điểm Glasgow, điểm Glasgow càng thấp nồng độ NT-
proBNP càng cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001.
- Có mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với mức độ tổn thương thần
kinh đánh giá theo Thang điểm NIHSS, mức độ bệnh càng nặng (điểm NIHSS
70
càng cao) thì nồng độ NT-proBNP càng tăng). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001.
- Có mối tương quan giữa mức độ liệt đánh giá theo MRC với nồng độ
NT-proBNP trong máu, mức độ liệt càng nặng nồng độ NT-proBNP càng cao.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
- Nồng độ NT-proBNP ở nhóm người bệnh có suy hô hấp phải thở máy,
và nhóm có viêm phổi cao hơn so với nhóm người bệnh không phải thở máy và
không có viêm phổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ NT-proBNP giữa
nhóm có nhịp tim nhanh và nhịp tim bình thường.
3.1.6.5 Mối liên quan giữa NT-proBNP với một số yếu tố cận lâm sàng
Bảng 3. 18 Mối liên quan nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố CLS
Đặc điểm
Số lượng
(n)
NT-proBNP
(X±SD)
p
Thể tích khối
máu tụ
< 30 cm3 83 394,34 ± 592,70 p =
0,362 ≥ 30 cm3 27 509,59 ± 481,60
Diện tích vùng
nhồi máu
Diện rộng 21 1144,86± 1646,99
p <
0,001 Nhóm còn lại 169 341,02 ± 529,80
Nhận xét: Nồng độ NT-proBNP huyết thanh ở người bệnh chảy máu não
có thể tích khối máu tụ ≥ 30 cm3 (509,59 ± 481,60) cao hơn so với nhóm có thể
tích < 30 cm3 (394,34 ± 592,70), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với p = 0,362.
- Nồng độ NT-proBNP trong huyết thanh ở người bệnh nhồi máu não diện
rộng (1144,86 ± 1646,99) cao hơn so với nhóm còn lại (341,02 ± 529,80), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
71
3.2. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP và một số yếu tố lâm sàng, cận
lâm sàng với tử vong sau đột qụy
3.2.1 So sánh nồng độ NT-proBNP giữa 2 nhóm sống và tử vong
Bảng 3. 19 Nồng độ NT-proBNP giữa 2 nhóm sống và tử vong
Đối tượng
Kết cục
Số lượng
(n)
NT-proBNP
(X±SD)
p
CMN
Sống 79 300,59 ± 391,43
p < 0,001
Tử vong 31 733,64 ± 795,43
NMN
Sống 172 316,65± 512,79
p < 0,001
Tử vong 18 1511,74 ± 1663,37
Chung
Sống 251 311,59± 477,20
p < 0,001
Tử vong 49 1019,47 ± 1232,47
Nhận xét:
- Nồng độ NT-proBNP ở nhóm tử vong (1019,47 ± 1232,47) cao hơn
nhóm sống (311,59 ± 477,20), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Sự khác biệt này có ý nghĩa khi phân tích chung cho cả nhóm cũng như khi phân
tích riêng từng nhóm nhồi máu não và chảy máu não:
+ Nhồi máu não: Nồng độ NT-proBNP ở nhóm tử vong (1511,74 ±
1663,37) cao hơn nhóm sống (316,65 ± 512,79), với p < 0,001
+ Nhóm chảy máu não: Nồng độ NT-proBNP ở nhóm tử vong (733,64 ±
795,43) cao hơn nhóm sống (300,59 ± 391,43), với p < 0,001.
72
Bảng 3. 20 Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với kết cục sau đột
qụy theo các nhóm khác nhau
Đối tượng (n) Tử vong
(X±SD)
Sống
(X±SD)
p
Tuổi
≥ 60 tuổi
(233)
1236,95±1341,53 318,38±471,62 <0,001
< 60 tuổi (67) 570,94 ±838,30 284,98±520,43 0,099
Giới
Nam (187) 931,33±1074,13 285,60±469,42 <0,001
Nữ (113) 1111,29±1396,03 358,90±490,18 <0,001
THA
Có (238) 977,21±1286,78 309,76±483,73 <0,001
Không (62) 1207,29±996,64 318,42±456,35 <0,001
ĐTĐ
Có (44) 1875,68±2741,87 168,88±260,25 <0,001
Không (256) 922,18±949,38 337,84±503,15 <0,001
Rối loạn
Lipid
Có (193) 1138,33±1565,72 301,37±521,58 <0,001
Không (107) 895,66±762,00 332,27±373,60 <0,001
NIHSS
Trên 15 (80) 797,01±822,03 648,78±756,28 0,430
≤15điểm (220) 1787,96±1988,28 243,83±365,22 <0,001
Glasgow
≤ 8 điểm (24) 511,03±501,25 618,29±518,28 0,630
> 8 điểm (276) 1266,00±1430,13 301,49±473,57 <0,001
Nhận xét: Khi phân tích theo các nhóm nhỏ khác nhau (tuổi, giới, tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu...) thì nồng độ NT-proBNP ở nhóm tử vong cao hơn
nhóm sống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
- Tuy nhiên, với nhóm người bệnh nặng (NIHSS > 15 điểm và Glasgow ≤
8 điểm) và nhóm người bệnh dưới 60 tuổi, nồng độ NT-proBNP ở nhóm tử vong
và nhóm sống sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Đặc biệt đối với những người trên 60 tuổi, người bệnh có điểm NIHSS
≤15 điểm và Glasgow > 8 điểm sự khác biệt nồng độ NT-proBNP giữa nhóm tử
vong và nhóm sống là rất lớn.
73
3.2.2. Xác định điểm cut-off của giá trị nồng độ NT-proBNP trong dự báo tử
vong sau đột qụy (phân tích đường cong ROC và xác định điểm cắt nồng độ
NT-proBNP)
3.2.2.1 Giá trị tiên lượng của nồng độ NT-proBNP với tử vong sau CMN.
Biểu đồ 3. 1 Đường cong ROC giá trị NT-proBNP trong tiên lượng tử
vong chảy máu não
Bảng 3. 21 Diện tích dưới đường cong ROC của NT-proBNP trong tiên
lượng tử vong sau đột qụy CMN
AUC
95% CI
p
Thấp Cao
NT-ProBNP 0,717 0,608 0,826
< 0,001
Nhận xét: Giá trị nồng độ NT-proBNP huyết tương trong tiên lượng tử
vong ở người bệnh CMN ở mức trung bình với diện tích dưới đường cong ROC
là 0,717 (95% CI: 0,608 - 0,826) với p<0,001.
74
Bảng 3. 22 Xác định điểm cắt của NT-proBNP trong tiên lượng tử vong sau
đột qụy chảy máu não
NT-proBNP Độ nhạy Độ đặc hiệu Chỉ số J
2,50 1,000 0,013 0,013
156,65 0,839 0,532 0,370
162,05 0,839 0,544 0,383
178,95 0,839 0,570 0,408
183,25 0,839 0,582 0,421
184,60 0,806 0,582 0,389
187,40 0,806 0,595 0,401
196,90 0,806 0,608 0,414
205,50 0,774 0,608 0,382
206,90 0,742 0,608 0,350
3,421,00 0,000 1,000 0
Nhận xét: Chỉ số J cao nhất bằng 0,421, tuy nhiên do cần độ đặc hiệu cao
hơn nên ta chọn J=0,414 tương ứng với điểm cut-off của giá trị NT-proBNP trong
phân tách giữa nhóm sống với nhóm tử vong là 196,9 pmol/L. Điểm cắt này tương
ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu tối ưu nhất, lần lượt là 80,6% và 60,8%.
3.2.2.2 Giá trị tiên lượng của nồng độ NT-proBNP với tử vong sau NMN
Biểu đồ 3. 2 Đường cong ROC giá trị NT-proBNP trong tiên lượng tử
vong ở người bệnh nhồi máu não
75
Bảng 3. 23 Diện tích dưới đường cong ROC của NT-proBNP trong tiên
lượng tử vong sau đột qụy NMN
AUC
95% CI
p
Thấp Cao
NT-ProBNP 0,851 0,752 0,951
< 0,001
Nhận xét: Giá trị nồng độ NT-proBNP huyết tương trong tiên lượng tử
vong ở người bệnh nhồi máu não là tốt với diện tích dưới đường cong ROC là
0,851 (95% CI: 0,752 - 0,951) với p<0,001.
Bảng 3. 24 Xác định điểm cắt của NT-proBNP trong tiên lượng tử vong sau
đột qụy nhồi máu não
NT-proBNP Độ nhạy Độ đặc hiệu Chỉ số J
4,0 1,000 0,000 0,000
371,75 0,833 0,750 0,583
379,10 0,833 0,756 0,589
384,10 0,833 0,762 0,595
680,15 0,722 0,878 0,600
687,15 0,722 0,884 0,606
693,15 0,722 0,890 0,612
697,25 0,722 0,895 0,618
726,75 0,667 0,901 0,568
736,80 0,667 0,907 0,574
. . .
6752,00 0,000 1,000 0
Nhận xét: Chỉ số J cao nhất bằng 0,618, tuy nhiên ở chỉ số này độ nhạy
hơi thấp do đó chúng tôi chọn J=0,595 tương ứng với điểm cut-off của giá trị
NT-proBNP trong phân tách giữa nhóm sống còn với nhóm tử vong là 384,1
pmol/L. Điểm cắt này tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu tối ưu lần lượt là
83,3% và 76,2%.
76
3.2.2.3 Giá trị tiên lượng của nồng độ NT-proBNP với tử vong sau đột qụy
Biểu đồ 3. 3 Đường cong ROC giá trị NT-proBNP trong tiên lượng tử
vong
Bảng 3. 25 Diện tích dưới đường cong ROC của NT-proBNP trong tiên
lượng tử vong sau đột qụy
AUC
95% CI
p
Thấp Cao
NT-ProBNP 0,766 0,691 0,842 < 0,001
Nhận xét: Giá trị nồng độ NT-proBNP huyết tương trong tiên lượng tử
vong của nghiên cứu này là trung bình với diện tích dưới đường cong ROC là
0,766 (95% CI: 0,691 - 0,842) với p<0,001.
77
Bảng 3. 26 Xác định điểm cắt của NT-proBNP trong tiên lượng tử vong sau
đột qụy (nhóm chung)
NT-proBNP Độ nhạy Độ đặc hiệu Chỉ số J
2,50 1,000 0,004 0,004
281,15 0,714 0,693 0,408
282,95 0,714 0,697 0,411
287,50 0,714 0,701 0,415
293,40 0,714 0,705 0,419
296,50 0,694 0,705 0,399
301,65 0,694 0,709 0,403
306,35 0,694 0,713 0,407
307,55 0,673 0,713 0,387
311,00 0,673 0,717 0,391
320,75 0,673 0,721 0,395
,,, ,,,, ,,, ,,,
6752,00 0,000 1,000 0
Nhận xét: Từ bảng trên ta chọn J = 0,419 tương ứng với điểm cut-off của
giá trị NT-proBNP trong phân tách giữa nhóm sống với nhóm tử vong là 293,4
pmol/L. Điểm cắt này tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu tối ưu nhất, lần lượt
là 71,4% và 70,5%.
3.2.3 Liên quan của NT-proBNP và một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng
với tử vong sau đột qụy
3.2.3.1 Liên quan một số yếu tố lâm sàng với tử vong sau đột qụy (phân tích
logistic đơn biến)
78
Bảng 3. 27 Mối liên quan một số yếu tố lâm sàng với tử vong sau đột qụy
ở người bệnh chảy máu não (n=110)
Đặc điểm (n) p OR 95%CI
Tuổi 0,448 1,002 0,918 - 1,045
Giới tính 0,020 0,362 0,153 - 0,854
Hút thuốc (15) 0,185 0,350 0,074 - 1,652
Nghiện rượu (13) 0,825 1,152 0,327 - 4,057
Huyết áp ≥ 160 (63) 0,594 1,259 0,539 - 2,941
Tiền sử đột qụy (13) 0,384 1,707 0,512 - 5,691
Tiền sử THA (81) 0,053 3,125 0,987 - 9,891
Viêm phổi (32) 0,007 3,419 1,410 - 8,289
Điểm NIHSS >15 điểm (47) 0,000 14,362 4,880 - 42,268
Điểm Glasgow ≤ 8 điểm (18) 0,000 15,441 4,515 - 52,807
Liệt nặng và hoàn toàn (59) 0,001 5,515 2,037 - 14,932
Liệt nửa người (103) 0,413 2,466 0,285 - 21,365
Liệt VII (69) 0,808 1,113 0,469 - 2,643
Nói khó, thất ngôn (91) 0,842 1,120 0,366 - 3,425
Rối loạn cơ tròn (50) 0,001 4,452 1,806 – 10,975
Thở máy (46) 0,000 15,340 5,193- 45,314
Nhận xét: Qua phân tích logigtic đơn biến tìm mối liên quan giữa mộ