Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tổng công ty bưu điện Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG . viii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Sự cần thiết của nghiên cứu . 1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án .3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án . 4

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án . 5

5. Những đóng góp mới của luận án . 5

6. Kết cấu của luận án.6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu . 7

1.1.1 Các lý thuyết chung về cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp . 7

1.1.2 Các công trình lý thuyết tiêu biểu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp . 12

1.1.3 Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về cạnh tranh của doanh

nghiệp . 18

1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu . 21

1.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 23

1.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu . 23

1.2.3 Dữ liệu nghiên cứu . 25

1.2.4 Phương pháp phân tích và thu thập dữ liệu . 25

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH

NGHIỆP . 29

2.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh. 29

2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh . 29

2.1.2 Vai trò của cạnh tranh . 36

2.1.3 Phân loại cạnh tranh . 38

2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 39

2.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 39

2.2.2 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 42

2.2.3 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 45

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 50

pdf177 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tổng công ty bưu điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắp 63/63 tỉnh thành phố trong cả nước, với trên 20 bưu cục và quy mô lao động hiện nay là 1182 lao động. Năm 2016 72 tổng doanh thu đạt 802,513 tỷ đồng tăng 12% so với 2015; lợi nhuận đạt 37,77 tỷ đồng tăng 7% so với 2015. Năm 2017, SPT xây dựng kế hoạch 1000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế là 150 tỷ đồng, nhưng doanh thu chỉ đạt 731,162 tỷ đồng hoàn thành 73,1% kế hoạch doanh thu. Mục tiêu trong những năm sắp tới, SPT tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới cấp dịch vụ, phát triển các dịch vụ mới đặc biệt là các dịch vụ chuyển phát, dịch vụ hậu cần và các dịch vụ thương mại điện tử,... từng bước khẳng định vị thế của SPT trên thị trường trong nước và quốc tế. Tập đoàn Hợp nhất Nhất Việt Nam – HNC - Công ty Cổ phần VinLinks- Công ty Cổ phần Chuyển phát và Thương mại Phát Lộc – SAGAWA Express VIETNAM Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam - HNC được thành lập từ năm 2001, sau 16 năm hoạt động, HNC đã khẳng định được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển phát nhanh và vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế, xuất nhập khẩu, thông quan thuê, kho vận - logistics với trên 100 xe ôtô vận tải chuyên dụng, 195 trung tâm giao dịch tại 63/63 tỉnh/TP trên cả nước và các văn phòng/chi nhánh tại các nước trên thế giới như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc Sau hơn 10 năm hoạt động, HNC đã trở thành một tập đoàn hàng đầu của Việt Nam về chuyển phát nhanh gồm 1 Tổng công ty và 3 công ty thành viên với hơn 1.200 nhân viên, tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt 30%, doanh thu năm 2013 đạt trên 400 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản đạt trên 100 tỷ đồng. Để đạt được các thành tích như vậy, HNC đã xác định sản phẩm cốt lõi của mình là chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, kho vận – logistics, truyền thông, thương mại, du lịch. HNC luôn tâm niệm xây dựng sự khác biệt vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ. Với phương châm “Con người là trọng tâm, Công nghệ thông tin và tự động hóa làm bàn đạp cho sự phát triển”, HNC mang lại những tiện ích và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng nhờ những khác biệt và vượt trội thông qua tiên phong ứng dụng những công nghệ hiện đại mà các tập đoàn chuyển phát nhanh hàng đầu trên thế giới sử dụng. HNC luôn phát triển các sản phẩm mới, các dịch vụ giá trị gia tăng như: dịch vụ chuyển phát trong ngày, dịch vụ phát trước 9h30, dịch vụ trả trước, dịch vụ bay chuyên tuyến quốc tế đi các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Đài Loan... Với nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, công nghệ thông tin hiện đại, ngày 19/5/2014, HNC chính thức triển khai cung cấp dịch vụ mua hàng hộ, vận chuyển hàng hóa và ecommerce từ các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nổi tiếng hàng đầu thế giới tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc như: www.amazon.com, www.ninewest.com, www.6pm.com, www.walmart.com, www.alibaba.com, 73 www.taobao.com. về Việt Nam thông qua website:www.worldshop.vn. HNC đã hợp tác với các tập đoàn chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới như DHL, Fedex, TNT, UPS, OCS, City-Link, Đặc biệt, HNC là đối tác chiến lược của OCS (Nhật Bản) – thành viên của Hãng hàng không hàng đầu thế giới All Nippon Airways (ANA), triển khai cácchuyên tuyến bay thẳng hàng ngày tới Nhật Bản, Hongkong, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan và dịch vụ phát hẹn giờ tại Tokyo, Osaka, Singapore, HongKong, Đài Bắc. Các chuyên tuyến cho phép rút ngắn thời gian và tiết kiệm cho khách hàng tới 25% chi phí. Bên cạnh đó, HNC là đối tác duy nhất của OCS phát hành 2 tờ nhật báo nổi tiếng nhất Nhật Bản là Nikkei và Asahi tại Việt Nam. HNC được chuyển giao công nghệ hiện đại, kinh nghiệm và nhất là văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản vào quản lý và vận hành. Từ ngày 01/07/2015, hướng đến mở rộng về quy mô, tăng cường về năng lực tài chính, đầu tư trang thiết bị hiện đại, phương tiện công cụ đồng thời cơ cấu và mở rộng thêm ngành nghề và sản phẩm trọng điểm, tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam và tập đoàn VinGroup đã chính thức ký hợp tác M&A để thành lập ra Công ty mới với tên gọi là Công ty Cổ phần VinLinks, chính thức đi vào hoạt động. Và sau đại hội cổ đông vào tháng 5/2016, thì CTCP Vinlinks nay đổi tên thành CTCP Chuyển phát và Thương mại Phát Lộc. Bảng 3.6 Tập đoàn Hợp nhất Nhất Việt Nam – HNC - Công ty Cổ phần VinLinks - Công ty Cổ phần chuyển phát và Thương mại Phát Lộc – Công ty Cổ phần chuyển phát và Thương mại Phát Lộc – SAGAWA Express VIETNAM Năm Doanh thu Lợi nhuận Giá tri (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Giá tri (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) 2013 412 13 13,44 21 2014 556,2 35 22,16 64,9 2015 761,2 37 31,9 45,3 2016 1104,9 45 48,17 51,2 2017 1218,4 10,27 54,1 12,3 Nguồn: Báo cáo thường niên của HNC- SAGAWA Express VIETNAM Ngày 30/11/2016, CTCP tập đoàn Vingroup (VIC) đã chuyển nhượng toàn bộ gần 8 triệu cổ phần, tương ứng 79,96% vốn điều lệ của Phát Lộc Express. Sau khi chuyển nhượng hoàn tất, Vingroup không còn sở hữu vốn trong công ty này. SG Holdings – 74 công ty mẹ của Sagawa Express – đã mua toàn bộ cổ phần của CTCP Chuyển phát và Thương mại Phát Lộc (Phát Lộc Express) từ ban quản trị. Sagawa Express Việt Nam là doanh nghiệp chuyển phát của Nhật Bản đã thừa hưởng toàn bộ mạng lưới kinh doanh, khách hàng, các dịch vụ chuyển phát trong nước và quốc tế của Hợp Nhất Việt Nam, Phát Lộc Express và là một trong 5 doanh nghiệp chuyển phát lớn nhất trên thị trường Bưu chính Việt Nam DHL Express DHL có mặt tại Việt Nam từ năm 1988, là công ty hàng đầu về chuyển phát nhanh và cung cấp các giải pháp vận chuyển hàng hóa, kết hợp với mạng lưới kết nối hơn 220 quốc gia và lãnh thổ. Hiện nay, DHL là công ty hàng đầu thế giới trong ngành chuyển phát nhanh và cung cấp các giải pháp vận chuyển hàng hóa, đặc biệt trong việc cung cấp cho khách hàng những giải pháp và phát kiến theo yêu cầu từ một nguồn duy nhất. Công ty hiện có hơn 300 nghìn nhân viên. Tổng doanh thu của Tập đoàn này trong năm 2013 là 224 tỉ Euro, năm 2014 đạt 245 tỷ Euro, năm 2015 đạt trên 260 tỷ Euro. DHL đã đạt mức phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm qua, với mức phát triển trên 20%. Hiện DHL chiếm khoảng 40% thị phần chuyển phát nhanh quốc tế tại Việt Nam và vận chuyển 1 triệu kiện hàng/năm. DHL có khả năng vận chuyển 7.350 tấn hàng bằng đường không và 11.700 cotainer bằng đường biển. Tính đến hiện nay, đội xe của DHL đã có hơn 100 xe bao gồm 65 xe van, 30 xe máy, 6 xe tải và trở thành Hãng Chuyển phát nhanh có đội xe lớn nhất tại Việt Nam. Đội xe mới có nhiệm vụ phục vụ trực tiếp lợi ích của khách hàng trên cơ sở nhanh hơn do giảm thiểu các khâu trung gian. Việc tăng đội ngũ vận chuyển tại Việt Nam nhấn mạnh cam kết của DHL là nâng cao chất lượng dịch vụ, để khách hàng tin tưởng vào tính hiệu quả và độ tin cậy cao nhất về dịch vụ chuyển phát nhanh cũng như vận chuyển của DHL Việt Nam là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực của DHL Hiện tại, DHL đã mở được 2 trạm trung chuyển tại Việt Nam và 5 trung tâm dịch vụ tại các thành phố của Việt Nam. Trải qua thời gian gần 26 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, hãng chuyển phát nhanh DHL đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong việc trở thành một thương hiệu uy tín, gắn bó mật thiết với đông đảo khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận và giao hàng, kết nối DHL Việt Nam với mạng lưới của DHL toàn cầu với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mục tiêu khẳng định vị thế độc tôn của mình, DHL đã thực hiện các chiến lược sự hợp tác quy mô lớn nhằm mang đến những lợi ích thiết thực hơn cho khách hàng dân cư, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng sâu, vùng xa. 75 FedEx Express Năm 1994, ngay sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ, FedEx đã có mặt tại Việt Nam thông qua 2 hợp đồng đại lý với 2 đơn vị thành viên của VNPT là Bưu điện Thành phố Hà Nội và Bưu điện TP. HCM. Kể từ khi thiết lập quan hệ tới nay, FedEx đã hỗ trợ VNPT nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc phát triển thị dịch vụ chuyển phát nhanh bằng hàng không. Hiện, FedEx đang là công ty đứng thứ 2 ở Việt Nam về cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, với thị phần khoảng 35% (sau hãng DHL với khoảng 40% thị phần). Fedex có mạng lưới rộng khắp trên 215 quốc gia, với hơn 640 máy bay vận tải, 43.000 xe chở hàng chuyên dụng và có máy bay riêng vào Việt Nam với tần suất 5 chuyến/tuần. Hãng này sở hữu 643 máy bay vận tải, 43.000 xe chở hàng chuyên dụng và 138.000 nhân viên có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với thâm niên hoạt động gần 20 năm của mình, FedEx Express đã thực hiện kế hoạch phát triển của mình thông qua việc trình hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM để xin thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. TNT Express TNT Express là công ty chuyển phát nhanh doanh nghiệp tới doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Hiện, TNT vận chuyển 3,6 triệu kiện hàng, bưu phẩm và tài liệu mỗi tuần tới 222 quốc gia thông qua mạng lưới 1.000 trung tâm kho hàng, bến bãi và hơn 21.000 phương tiện vận chuyển trên bộ, 43 máy bay. TNT Express hiện có 43.000 nhân viên trên toàn thế giới và là công ty đầu tiên được nhận chứng chỉ toàn cầu "Nhà Đầu tư vào Nhân lực". Ở Việt Nam, TNT cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh và kho vận. Về chuyển phát nhanh có nhóm sản phẩm cốt lõi gồm có chuyển phát nhanh đảm bảo giao hàng trước 09.00 giờ sáng; trước 12.00 giờ trưa; chuyển phát nhanh Toàn cầu; và dịch vụ chuyển phát nhanh tiết kiệm. Dịch vụ chuyển phát nhanh Đặc biệt mang tới giải pháp vận chuyển linh hoạt và nhanh nhất đến bất kỳ nơi nào trên toàn thế giới mà không có giới hạn về trọng lượng và kích thước. TNT sẽ nhận hàng và chuyển phát vào mọi lúc theo yêu cầu của khách hàng. Với dịch vụ này, TNT sẽ đảm trách các thủ tục hải quan cũng như bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. Thực tế cho thấy thị trường bưu chính Việt Nam đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp, mà nổi bật nhất là các doanh nghiệp kinh doanh về chuyển phát nhanh. Bên cạnh các liên doanh chuyển vận quốc tế đã khá thành công ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp mới ra đời cũng khá năng động và nhạy bén, làm cho thị trường bưu chính Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt. 76 3) Về nhà cung ứng Trên thị trường bưu chính, vai trò của các nhà cung ứn vô cùng quan trọng, nó làm thay đổi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính. Các nhà cung ứng của doanh nghiệp bưu chính có thể là các công ty cung cấp các thiết bị công nghệ bưu chính, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, tài chính,...muốn cung cấp dịch vụ của mình tới khách hàng cuối cùng thông qua các doanh nghiệp bưu chính. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bưu chính cần phải lựa chọn các công nghệ tiên tiến của các nhà cung cấp cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mình để phát huy hết năng lực mạng lưới cung cấp dịch vụ cũng như tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bưu chính cũng luôn tìm cách trở thành các đối tác của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế để mình trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng dịch vụ tới tận khách hàng cuối cùng. Khi doanh nghiệp bưu chính và các nhà cung ứng trở thành một chuỗi trong hệ thống Logistics của nền kinh tế, thì không chỉ các doanh nghiệp bưu chính mà cả các doanh nghiệp trong hệ thống logistics đều có thể tăng lợi thế cạnh tranh. 4) Về sản phẩm thay thế Dịch vụ bưu chính là dịch vụ trong hệ thống các dịch vụ logistics của nền kinh tế, chính vì vậy dịch vụ bưu chính chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các dịch vụ logistics khác của nền kinh tế. Các dịch vụ vận tải, dịch vụ kho vận, dịch vụ phân phối hàng hóa, các dịch vụ tài chính,... Bên cạnh đó, khi công nghệ thông tin, Internet phát triển các mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo,... phát triển cũng tạo ra rất nhiều các dịch vụ có thể thay thế cho các dịch vụ bưu chính truyền thống. Với xu thế phát triển của công nghệ thông tin, Internet cũng như ngành logistics, thì ngày càng có nhiều dịch vụ khác có thể thay thế và cạnh tranh với dịch vụ bưu chính, nên muốn phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính phải có chiến lược cạnh tranh phù hợp với xu thế này. 5) Về đối thủ tiềm ẩn Hiện nay, trên thị trường bưu chính Việt Nam không chỉ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp bưu chính trong và ngoài nước mà còn bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp khác đang và sẽ ra nhập ngành Logistics. Với chi phí dịch vụ Logistics của nền kinh tế Việt Nam chiếm tới 19,2% GDP của Việt Nam, nó chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc dân. Vấn đề này là thách thức với nền kinh tế Việt Nam, những nó lại mở ra cơ hội để phát triển ngành Logistics. Là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kho vận, thương mại, chuyển phát, vận tải, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... phát triển. Trong điều kiện này, các 77 doanh nghiệp bưu chính sẽ còn phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ tiểm ẩn của ngành. Và đây là vấn đề tất yếu của thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay. 3.1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nhân tố tác động lớn đến thị trường nói chung và thị trường dịch vụ bưu chính nói riêng. Hơn thế nữa các dịch vụ bưu chính lại là dịch vụ thuộc kết cấu hạ tâng của nền kinh tế, do đó môi trường kinh tế có tác động rất lớn tới thị trường Bưu chính. Môi trường kinh tế là một tập hợp gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng và theo nhiều chiều hướng khác nhau tới sự phát triển của thị trường Bưu chính: cơ cấu ngành nghề và thành phần kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thu nhập quốc dân và bình quân đầu người, chính sách kinh tế quốc gia, chu kỳ kinh doanh.... Trong thời gian vừa qua, môi trường kinh tế trong và ngoài nước có có sự thay lớn ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp bưu chính. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, như vậy, sự phát triển kinh tế cao, ổn định và đặc biệt là việc gia nhập WTO đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường nói chung và thị trường dịch vụ bưu chính nói riêng. Nhiều chuyên gia cho rằng việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành Bưu chính. Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chuyển phát, liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài nhằm thu hút các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường dịch vụ chuyển phát của Việt Nam. Hiện tại có hơn 20 công ty chuyển phát thuộc các tập đoàn đa quốc gia đang tham gia hoạt động tại Việt nam và con số này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Việc liên doanh liên kết này đã tạo cho các công ty chuyển phát trong nước nói chung và VNPost nói riêng có cơ hội học hỏi được những kinh nghiệm trong quản lý, khai thác và ứng dụng công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng được thị trường chuyển phát ra ngoài lãnh thổ. Trong xu thế hội nhập, bên cạnh những cơ hội của môi trường kinh tế đem lại thì thị trường Bưu chính cũng gặp nhiều thách thức như là: nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú đa dạng và đòi hỏi về chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Để đáp ứng được các nhu cầu đó đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính phải nhanh nhạy nắm bắt thị trường. Điều này đặc biệt rất khó trong bối cảnh Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ bưu chính. Môi trường khoa học công nghệ: Bước sang thế kỷ 21, kỷ nguyên của công nghệ thông tin – Internet đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự hội tụ giữa tin học – viễn thông – truyền thông đã đặt ra cho Bưu chính những thách thức đi kèm nó là những cơ hội to lớn. Thách thức lớn 78 nhất của sự phát triển khoa học công nghệ là nó có khả năng tạo ra những sản phẩm- dịch vụ mới thay thế các dịch vụ chuyển phát truyền thống, khiến các dịch vụ chuyển phát có thể bị thu hẹp thị trường hoặc bị loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, khoa học công nghệ cũng đem lại những cơ hội to lớn khi ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính, tổ chức lại dây chuyền sản xuất bằng cách liên kết công nghệ chuyển phát vật lý với công nghệ điện tử để tạo ra những giá trị gia tăng mới cho các dịch vụ truyền thống phát triển dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để phát triển kinh doanh trong môi trường mới. Các công nghệ mới như tin học, viễn thông, tự động hoá, cơ giới hoá, IoT, và trí tuệ nhân tạo có thể được áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ Bưu chính. Môi trường văn hoá xã hội: Môi trường văn hoá xã hội theo nghĩa rộng là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều nhân tố: trình độ văn hoá của người dân, độ tuổi, tôn giáo, phong tục, tập quán của dân cư, lối sống; các nguyên tắc, giá trị và lòng tin xã hội. Các nhân tố này sẽ có ảnh hưởng tới tập tính thói quen tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, từ đó tới nhu cầu và cơ cấu chi tiêu của mọi đối tượng khách hàng. Có thể nói thói quen tiêu dùng cùng với phong tục tập quán của từng vùng miền có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường dịch vụ bưu chính, nó định hướng cho sự phát triển của từng loại hình dịch vụ ở từng vùng khác nhau. Để phát triển dịch vụ bưu chính thì việc nghiên cứu môi trường văn hoá xã hội của từng vùng miền là một công việc rất quan trọng, trong việc quyết định sự thành công của phát triển dịch vụ bưu chính. Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của dịch vụ Bưu chính ở cả hai phương diện thuận lợi và khó khăn. Bản chất của dịch vụ bưu chính là vận chuyển hàng hoá bưu phẩm, bưu kiện bằng các phương tiện vật lý tới các địa chỉ cụ thể chính vì thế mà địa hình, vị trí địa lý các vùng miền có ảnh hưởng rất lớn đến cung cấp dịch vụ bưu chính. Địa hình bằng phẳng giúp cho công tác vận chuyển được thuận tiện, dễ dàng. Đối với địa hình phức tạp thì gây khó khăn, cản trở rất nhiều. Để phát triển dịch vụ Bưu chính, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính cần thiết phải nghiên cứu kỹ địa hình của từng vùng, miền để có chính sách đầu tư phát triển mạng lưới cho phù hợp. Môi trường chính trị, pháp luật: Môi trường chính trị - pháp luật giữ vai trò là hành làng pháp lý trong kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính nói riêng. Nước ta có một sự ổn định cao về chính trị, điều này tạo ra một môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Bưu chính, là động lực hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính ở Việt Nam. Sự ổn định này đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu 79 và các loại tài sản khác, thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư, tạo niềm tin cho người nước ngoài khi tham gia vào kinh doanh cũng như sử dụng dịch vụ bưu chính. Hệ thống pháp lý cho các hoạt động bưu chính – viễn thông nói chung và dịch vụ bưu chính nói riêng của Việt Nam đang từng bước được nhà nước xây dựng và hoàn thiện. Các chính sách này đem lại rất nhiều cơ hội cho bưu chính phát triển song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Luật Bưu chính đã được Quốc hội khóa XII ban hành, và có hiệu lực từ ngày 01/01 năm 2011, đây là môi trường pháp lý chung cho các doanh nghiệp gia nhập sân chơi kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Việt Nam. Từ phân tích môi trường kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh trạn của VNPost, có thể tập hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường Việt Nam hiện nay tại (bảng 3.7) dưới đây. Bảng 3.7 Phân tích SWOT về năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường Việt Nam hiện nay Các yếu tố bên trong VNPost Điểm mạnh Điểm yếu (1) VNPost có mục tiêu, chiến lược kinh doanh rõ ràng, thống nhất từ cấp tổng công ty tới các đơn vị thành viên. (2) VNPost có mạng lưới cung cấp dịch vụ rộng khắp cả nước và tới 179 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. (3) VNPost luôn quan tâm, đầu tư, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ. (4) VNPost cung cấp đa dạng nhiều loại dịch vụ bưu chính (5) VNPost có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm (6) VNPost có số lượng khách hàng đồng chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Bưu chính Việt Nam. (1) Tổ chức bộ máy hoạt động còn cồng kềnh nhiều cấp khả năng thích nghi với sự thay đổi còn yếu. (2) Quy trình cung cấp dịch vụ còn rườm rà mất nhiều thời gian và thiếu tính linh hoạt. (3) Trang thiết bị trong khai thác bưu chính còn lạc hậu ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động và chất lượng cung cấp dịch vụ. (4) Đội ngũ nhân lực đông đảo, bộ máy cồng kềnh nên chi phí nhân công lớn. (5) Trình độ nhân viên không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao. (6) Các hoạt động Marketing đã được VNPost quan tâm những vẫn còn hạn chế. (7) Cơ chế quản lý còn nhiều hạn 80 (7) VNPost có truyền thống lâu đời trong cung cấp dịch vụ bưu chính tại Việt Nam (8) VNPost đã xây dựng được uy tín và hình ảnh tốt đẹp đối với khách hàng tại thị trường Việt Nam chế nên chưa phát huy được hết khả năng của nguồn nhân lực dồi dào. (8) Hoạt động nghiên cứu triển khai đã được quan tâm nhưng việc triển khai vẫn chưa có sự đồng bộ, thống nhất từ cấp tổng công ty xuống các đơn vị thành viên. Các yếu tố môi trường Cơ hội Thách thức (1) Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ và công nghệ thông tinlà cơ hội để VNPost có thể phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới cũng như nhiều dịch vụ gia tăng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. (2) Cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ là cơ hội để VNPost có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quỳ trình cung cấp dịch vụ của mình nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. (3) Sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam là cơ hội để VNPost tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với nhiều hãng chuyển phát trong và ngoài nước nhằn phát triển kinh doanh. (4) Chính sách về các dịch vụ công ích, dịch vụ dành riêng của Nhà nước đối với VNPost giúp cho VNPost có ưu thế cạnh tranh trong quá trình cung cấp dịch vụ. (5) Thương mại điện tử phát triển (1) Việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và sẽ kéo theo việc nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước gia nhập thị trường Bưu chính của Việt Nam. Điều này làm cho thị trường bưu chính Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh. (2) Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới thay thế các dịch vụ bưu chính truyền thống, đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính cần phải nhanh chóng thích nghi, ứng dụng công nghệ mới vào phát triển các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. (3) Bưu chính là một lĩnh vực của Logistics trong nền kinh tế, các doanh nghiệp bưu chính không chỉ cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp bưu chính mà còn cạnh tranh với cả các doanh nghiệp trong việc cung ứng các dịch vụ Logistics khác của nền kinh tế Việt Nam (4) Chính sách bảo đảm về số lượng, chất lượng của nhà nước đối với các dịch vụ công ích, dịch vụ 81 là cơ hội cho các doanh nghiệp bưu chính phát triển, trong đó có VNPost (6) Luật bưu chính ra đời đã tạo cơ hội hoạt động kinh doanh bình đẳng trước pháp luận của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam. (7) Mạng lưới cung cấp các dịch vụ rộng khắp trong và ngoài nước tạo cơ hội tốt cho VNPost phát huy tốt khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ bưu chính. dành riêng là một thách thức lớn đối với VNPost. (5) Thị trường lao động có nhiều thay đổi, để duy trì được đội ngũ lao động có kinh nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, gắn bó với doanh nghiệp cũng là một thách thức lớn với các doanh nghiệp bưu chính. (6) Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên mạng lưới bưu chính rộng khắp cả nước là thách thức lớn với VNPost Nguồn: Tập hợp tác giả 3.2 Năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay Để đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay, NCS đã sử dụng tổng hợp các dữ liệu thứ cấp và bổ sung bằng dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp được tập hợp từ các công bố trong báo cáo về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính những năm vừa qua, các số liệu sơ cấp được NCS thu thập bằng phương pháp phỏng vấn phi cấu trúc với các chuyên gia và nhóm nghiên cứu, phỏng vấn bán cấu trúc thông qua bảng hỏi được thiết sẵn cho từng loại đối tượng hồi đáp. Để bảo đảm độ tin cậy với các dữ liệu sơ cấp, NCS tiến hành thu thập theo tryình tự nghiêm ngặt và phương pháp thích hợp (Xem phụ lục 2). Đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPost và các đối thủ cạnh tranh chính trên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_nang_luc_canh_tranh_cua_tong_cong_ty_buu.pdf
Tài liệu liên quan