Luận án Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và khả lợi dụng hai loài Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau tại vùng Hà Nội

Kết quả điều tra liên tục trên ba thời vụ đậu đũa từ tháng 4/2010 đến

tháng 8/2010 cho thấy mật độ các loài bọ xít bắt mồi trên đậu đũa vùng rau

thâm canh Hoài Đức, Hà Nội rất thấp, mật độ trung bình 0,50 con/m2.

Trong khi các loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera (sâu cuốn lá đậu,

sâu đục quả đậu, sâu khoang, ) thường xuyên xuất hiện với mật độ trung

bình 1,78 con/m2 mặc dù có lúc người dân sử dụng thuốc hóa học để trừ

một số loại sâu hại này.

Trong thời vụ sớm khi đậu đũa bắt đầu được gieo trồng vào trung

tuần tháng 4, chưa thấy sự xuất hiện của các loài bọ xít bắt mồi cũng như

sâu hại bộ cánh vẩy. Trong tháng 5 và 6 khi một số loài sâu hại xuất hiện,

gia tăng mật độ và đạt đỉnh cao 2,5 con/m2 (ngày 6/6), đã ghi nhận được sự

xuất hiện của các loài bọ xít bắt mồi (ngày 8/5) với số lượng thấp. Tuy

nhiên, sau đó mật độ của các loài bắt mồi tăng dần và đạt đỉnh cao 0,92

con/m2 (ngày 21/6) trong thời vụ trung. Khi các loài BXBM xuất hiện và

đạt đỉnh cao thì mật độ của các các loài sâu hại bộ cánh vẩy giảm từ đỉnh

với mật độ 2,5 con/m2 xuống thấp nhất còn 1,1 con/m2 (ngày 5/7). Ở thời

vụ muộn mật độ của các loài sâu hại bộ cánh vẩy đạt đỉnh cao thứ 2 là 2,79

con/m2 ở cuối vụ (ngày 9/8) trong khi mật độ của các loài bọ xít bắt mồi

giảm chỉ còn 0,36 con/m2 (hình 3.12).

pdf203 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và khả lợi dụng hai loài Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau tại vùng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình sống của chúng (trung bình 80,12 ± 4,29 quả trứng). Thời gian sống của trưởng thành cái dài hơn trưởng thành đực, trưởng thành cái sống từ 51 - 99 ngày (trung bình 70,64 ± 3,34 ngày) so với trưởng thành đực sống từ 23 - 47 ngày (trung bình 33,15 ± 3,11 ngày). 72 Bảng 3.9. Thời gian tiền đẻ trứng, số lượng trứng đẻ và thời gian sống của trưởng thành loài C. fuscipennis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) Số cá thể thí nghiệm Giá trị Thời gian tiền đẻ trứng (ngày) Số lượng trứng đẻ của con cái Thời gian sống của trưởng thành (ngày) Cái Đực Nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; Ẩm độ: 75,6 - 80,5% (nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm) 65 Trung bình 7,23 ± 0,58 92,80 ± 5,72 95,67 ± 8,74 63,07 ± 5,28 Biến động 5 - 9 61 – 129 60 – 118 36 – 88 Nhiệt độ: 30oC; Ẩm độ: 75% (nuôi trong tủ định ôn) 45 Trung bình 6,06 ± 0,35 80,12± 4,29 70,64± 3,34 33,15± 3,11 Biến động 4 - 8 71 – 102 51 – 99 23 – 47 3.3.1.4. Vòng đời của loài C. fuscipennis Với các chỉ tiêu sinh học đã thu được, chúng tôi nhận thấy vòng đời của loài C. fuscipennis trong điều kiện nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5% dài hơn trong điều kiện nhiệt độ: 30oC; ẩm độ: 75%. Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy trong điều kiện nuôi ở phòng thí nghiệm vòng đời của loài bọ xít bắt mồi C. fuscipennis 45,13 ± 3,73 ngày (nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5%) trong đó ở giai đoạn trứng, thiếu trùng và giai đoạn từ lần lột xác cuối cùng đến khi đẻ ổ trứng đầu tiên (tiền đẻ trứng) tương ứng là 6,04 ± 0,52, 31,86 ± 2,63 và 7,23 ± 0,58 ngày. 73 Bảng 3.10. Vòng đời của loài C. fuscipennis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) Các chỉ tiêu theo dõi Thời gian phát dục (ngày) Nhiệt độ 26,1 - 30,8oC Ẩm độ 75,6 - 80,5% Nhiệt độ 30oC Ẩm độ 75% Trứng 6,04 ± 0,52 5,05 ± 0,21 Thiếu trùng Tuổi 1 5,42 ± 0,45 4,91 ± 0,32 Tuổi 2 5,60 ± 0,47 5,36 ± 0,41 Tuổi 3 6,03 ± 0,62 5,51 ± 0,45 Tuổi 4 6,63 ± 0,87 6,44 ± 0,56 Tuổi 5 8,18 ± 0,86 7,95 ± 0,68 Cả pha thiếu trùng 31,86 ± 2,63 30,17 ± 1,65 Tiền đẻ trứng 7,23 ± 0,58 6,06 ± 0,35 Vòng đời 45,13 ± 3,73 41,28 ± 2,21 (Thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2010) Trong điều kiện nhiệt độ: 30oC; ẩm độ: 75%, vòng đời của loài bọ xít bắt mồi C. fuscipennis 41,28 ± 2,21 ngày; trong đó giai đoạn trứng, thiếu trùng và giai đoạn từ lần lột xác cuối cùng đến khi đẻ ổ trứng đầu tiên (tiền đẻ trứng) tương ứng là 5,05 ± 0,21, 30,17 ± 1,65 và 6,06 ± 0,35 ngày (bảng 3.10). 3.3.1.5. Khả năng ăn mồi của loài C. fuscipennis Trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5%), chúng tôi đã thử nghiệm khả năng ăn giai đoạn sâu non của một số 74 loài sâu hại và ngài gạo C. cephalonica nuôi trong phòng của loài bọ xít bắt mồi C. fuscipennis qua các giai đoạn phát triển khác nhau từ tuổi 2 đến tuổi 5. Ở mỗi hộp thử nghiệm (∅=5 cm, H=10 cm) được thả số lượng vật mồi cố định là 7 cá thể con mồi. Hàng ngày bổ sung số lượng con mồi bị bọ xít ăn (hoặc chết do chưa ăn) sao cho số lượng vật mồi là 7 con/hộp thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy: khả năng ăn sâu non của các tuổi loài C. fuscipennis là khác nhau và phụ thuộc vào kích thước của vật mồi. Thiếu trùng tuổi 1 của C. fuscipennis rất nhỏ và yếu thường sống tập trung, ít di chuyển, thiếu trùng loài C. fuscipennis từ tuổi 2 trở đi di chuyển và tìm kiếm con mồi, nhất là thiếu trùng tuổi 4 và 5. Kết quả nuôi C. fuscipennis trong phòng thí nghiệm cho thấy các tuổi của thiếu trùng loài C. fuscipennis có sức ăn các loại vật mồi là khác nhau. Khả năng ăn trung bình của thiếu trùng tuổi 2 - 5 cao nhất đối với vật mồi sâu xanh, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng, thấp nhất với sâu non ngài gạo C. cephalonica. Cả giai đoạn thiếu trùng loài C. fuscipennis từ tuổi 2 đến tuổi 5 có khả năng ăn trung bình sâu non ngài gạo C. cephalonica (tuổi 1, 2, 3) 5,91 ± 0,25 con/ngày, sâu đo xanh Anomis flava Fabr. (tuổi 1, 2) 8,37 ± 0,48 con/ngày, sâu xanh Helicoverpa armigera Hub. (tuổi 1, 2) 12,1 ± 0,61 con/ngày, sâu khoang Spodoptera litura Fabr. (tuổi 1, 2) 7,95 ± 0,41 con/ngày, Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae (tuổi 1, 2) 13,91 ± 0,65 con/ngày, sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus (tuổi 1, 2, 3) 12,07 ± 1,23 con/ngày, sâu cuốn lá đậu đỗ Omiodes indicata Fabr. (tuổi 1, 2, 3) 7,96 ± 0,36 con/ngày và sâu đục quả đậu Maruca vitrata (tuổi 1,2,3) 4,99 ± 0,21 con/ngày (bảng 3.11). 75 Bảng 3.11. Khả năng ăn mồi của thiếu trùng loài C. fuscipennis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) (Nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; Ẩm độ: 75,6 - 80,5%) Vật mồi Khả năng ăn mồi trung bình (con/ngày) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Cả giai đoạn N 25 25 25 25 20 Ấu trùng ngài gạo Corcyra cephalonica (tuổi 1, 2, 3) 0 0,69 ±0,06 1,00 ±0,08 1,47±0,11 2,75±0,09 5,91±0,25 N 25 25 25 20 15 Sâu đo xanh Anomis flava (tuổi 1, 2) 0 1,39 ±0,05 1,45 ±0,07 2,53±0,16 3,00±0,48 8,37±0,48 N 25 25 15 15 15 Sâu xanh Helicoverpa armigera (tuổi 1, 2) 0 1,68 ±0,05 2,45 ±0,09 3,63±0,26 4,34±0,34 12,1±0,61 N 25 25 25 25 25 Sâu khoang Spodoptera litura (tuổi nhỏ 1, 2) 0 1,22 ±0,04 1,35 ±0,06 2,13±0,11 3,25±0,23 7,95±0,41 N 25 25 25 25 20 Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae (tuổi 1, 2) 0 2,16 ±0,08 3,15 ±0,1 4,03±0,32 4,57±0,58 13,91±0,65 N 25 25 25 25 15 Sâu tơ Plutella xylostella (tuổi nhỏ 1, 2, 3) 0 2,12±0,05 2,55±0,06 3,03±0,15 4,37±0,23 12,07±1,23 N 25 25 25 25 15 SCL đậu đỗ Omiodes indicata (tuổi nhỏ 1, 2, 3) 0 1,09 ±0,06 1,56 ±0,08 2,01±0,11 3,30±0,52 7,96± 0,36 N 15 15 15 15 15 Sâu đục quả đậu Maruca vitrata (tuổi nhỏ 1, 2, 3) 0,62 ±0,05 0,86 ±0,07 1,15±0,09 2,36±0,14 4,99 ±0,21 Ghi chú: N- số lượng thiếu trùng loài C. fuscipennis tham gia thí nghiệm (con) 76 Chúng tôi tiến hành thí nghiệm khả năng ăn mồi ở giai đoạn tiền đẻ trứng của trưởng thành cái loài C. fuscipennis trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5%) với 06 loại vật mồi. Số lượng vật mồi được thả là 7 cá thể/ngày/hộp thử nghiệm. Theo dõi số lượng vật mồi trưởng thành cái loài C. fuscipennis ăn từ ngày đầu đến khi đẻ trứng (ngày thứ 7). Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 3.12. Bảng 3.12. Khả năng ăn mồi giai đoạn tiền đẻ trứng của trưởng thành cái loài C. fuscipennis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) (Nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; Ẩm độ: 75,6 - 80,5%) Vật mồi Giai đoạn tiền đẻ trứng của trưởng thành cái Trung bình /biến động Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Ngày thứ 4 Ngày thứ 5 Ngày thứ 6 Ngày thứ 7 Sâu non ngài gạo Corcyra cephalonica (tuổi 1, 2,) 2,15 1,5 1,5 1,4 1,35 2 1,5 1,63±0,23 (1 – 3) Sâu khoang Spodoptera litura (tuổi 1, 2) 0,83 1,96 1,64 2,06 2,57 2,34 2,67 3,57 ± 0,58 (1 – 3) Sâu xanh Helicoverpa armigera (tuổi 1, 2, 3) 0,90 1,68 2,39 3,40 3,34 2,87 3,02 4,34 ± 0,34 (1 – 3) Sâu tơ Plutella xylostella (tuổi 1, 2, 3) 1,53 1,34 1,50 1,69 2,50 2,56 2,45 2,50 ± 1,18 (1 - 3) SCL đậu đỗ Omiodes indicata (tuổi 1, 2, 3) 1,61 1,85 1,49 1,82 2,30 2,34 3,02 2,30 ± 0,65 (1 – 3) Sâu đục quả đậu Maruca vitrata (tuổi 1, 2, 3) 1,95 1,2 1,3 1,6 1,26 1,86 1,3 1,49 ± 0,26 (1 – 3) 77 Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy sức ăn ở giai đoạn tiền đẻ trứng của trưởng thành cái loài C. fuscipennis khá cao, càng gần đến ngày đẻ trứng trưởng thành cái loài C. fuscipennis ăn càng nhiều vật mồi. Trung bình trong các ngày theo dõi vật mồi trưởng thành cái loài C. fuscipennis ăn biến động từ 1 - 3 con/ngày, trung bình trưởng thành cái loài C. fuscipennis ăn sâu non ngài gạo Corcyra cephalonica (tuổi 1, 2) 1,63 ± 0,23 con/ngày, sâu khoang Spodoptera litura (tuổi 1, 2) 3,57 ± 0,58 con/ngày, sâu xanh Helicoverpa armigera (tuổi 1, 2, 3) 4,34 ± 0,34 con/ngày, sâu tơ Plutella xylostella (tuổi 1, 2, 3) 2,50 ± 1,18 con/ngày, sâu cuốn lá đậu đỗ Omiodes indicata (tuổi 1, 2, 3) 2,30 ± 0,65 con/ngày và sâu đục quả đậu Maruca vitrata (tuổi 1, 2, 3) 1,49 ± 0,26 con/ngày. Các dẫn liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài Coranus fuscipennis Reuter là các dẫn liệu đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, so sánh với nghiên cứu của Vennison et al., (1990) [83] ở Ấn Độ khả năng tiêu thụ vật mồi của loài bọ xít bắt mồi Coranus spiniscutis Reuter trong điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ 30 - 35oC, ẩm độ 75 - 85% với vật mồi loài sâu xanh Helicoverpa armigera cho thấy một trưởng thành cái có khả năng tiêu thụ vật mồi trong một ngày từ 1 - 2 cá thể sâu xanh Helicoverpa armigera cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu kể trên. 3.3.2. Đặc điểm sinh học của loài Coranus spiniscutis Reuter, 1881 3.3.2.1. Pha trứng Trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ phòng thí nghiệm và cố định trong tủ định ôn chúng tôi tiến hành theo dõi trứng của loài C. spiniscutis (cũng giống như loài C. fuscipennis) từ khi ổ trứng được đẻ cho đến ngày trứng nở. Thời gian phát dục của trứng và tỷ lệ nở được thể hiện ở bảng 3.13. Qua bảng 3.13 nhận thấy trong điều kiện nuôi ở nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5%, không có sự khác biệt về thời gian phát dục của trứng giữa 78 các lần thí nghiệm. Tuy nhiên, thời gian phát dục của trứng biến động khá cao. Thời gian phát dục của trứng loài C. spiniscutis biến động từ 5 - 12 ngày thì nở (trung bình 8,19 ± 0,42 ngày), tỷ lệ nở của trứng trung bình 85,43 ± 5,23%. Bảng 3.13. Thời gian phát dục và tỷ lệ nở của trứng loài C. spiniscutis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) Số cá thể thí nghiệm Giá trị Thời gian phát dục của trứng (ngày) Tỷ lệ nở của trứng (%) Nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; Ẩm độ: 75,6 - 80,5% (nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm) 458 Trung bình 8,19 ± 0,42 85,43 ± 5,23 Biến động 5 - 12 70, 94 – 91,93 Nhiệt độ: 30oC; Ẩm độ: 75% (nuôi trong tủ định ôn) 347 Trung bình 7,62 ± 0,31 88,67 ± 5,62 Biến động 4 - 10 74,59 – 95,02 Với ba đợt thí nghiệm trong tủ nuôi ở điều kiện nhiệt độ: 30oC; ẩm độ: 75% thời gian phát dục của trứng loài C. spiniscutis cũng ngắn hơn 1 ngày so với khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5% và biến động cũng ít hơn. Cụ thể thời gian phát dục của trứng biến động ít (4-10 ngày) trung bình 7,62 ± 0,31 ngày và tỷ lệ nở của trứng trung bình 88,67 ± 5,62% cao hơn không nhiều so với tỷ lệ nở trung bình ở điều kiện nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5% (trung bình 85,43 ± 5,23%). So với loài C. fuscipennis thời gian phát dục của trứng loài C. spiniscutis dài hơn (8,19 ± 0,42 ngày so với 6,06 ± 0,52 ngày ở nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5% và 7,62 ± 0,31 so với 5,05 ± 0,21 ngày ở nhiệt độ: 30oC; ẩm 79 độ: 75%). Tuy nhiên, tỷ lệ nở của trứng trung bình của hai loài này tương đương nhau ở cả hai điều kiện nhiệt độ. 3.3.2.2. Pha thiếu trùng Cũng với thức ăn là ăn sâu non bộ cánh vảy ở tuổi nhỏ bao gồm sâu khoang, sâu cuốn lá đậu, sâu đo và sâu non ngài gạo Corcyra cephalonica nuôi trong phòng thí nghiệm. Qua quá trình thí nghiệm trong phòng nuôi thiếu trùng loài C. spiniscutis Reuter từ khi mới nở ở các điều kiện nuôi khác nhau chúng tôi thấy thiếu trùng loài bọ xít này cũng có 5 tuổi, thời gian giữa các tuổi được thể hiện ở bảng 3.14. Trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nuôi nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5% nuôi thiếu trùng của loài C. spiniscutis cho thấy thời gian phát dục ở thế hệ 1 của các tuổi thiếu trùng không khác nhau qua các lần thí nghiệm nhưng thời gian phát dục tăng dần theo các tuổi nuôi và qua 4 lần lột xác. Thời gian phát dục ngắn nhất ở tuổi 1, 2 và dài nhất tuổi 5. Trung bình thời gian phát dục ở 5 tuổi tương ứng là 5,23 ± 0,17, 5,67 ± 0,19, 6,37 ± 0,29, 7,80 ± 0,32 và 9,0 ± 0,29 ngày; cả giai đoạn thiếu trùng thời gian phát dục trung bình 34,07 ± 0,69 ngày. So với loài C. fuscipennis thời gian phát dục ở các tuổi 1, 2, 3 không sai khác nhiều. Tuy nhiên, ở tuổi 4, 5 thiếu trùng loài C. spiniscutis có thời gian phát dục dài hơn. Chính vì vậy cả giai đoạn thiếu trùng thời gian phát dục trung bình dài hơn 2- 3 ngày (31,86 ± 2,63 ngày so với 34,07 ± 0,69 ngày). Trong điều kiện nuôi ở nhiệt độ 30oC, ẩm độ 75%, chúng tôi nhận thấy thiếu trùng loài bọ xít bắt mồi C. spiniscutis có thời gian phát triển khá ngắn. Tuổi thiếu trùng càng lớn thời gian phát triển càng dài. Thiếu trùng tuổi 4, 5 có thời gian phát triển dài hơn thiếu trùng tuổi 1, 2, 3. Thời gian phát triển trung bình của thiếu trùng tuổi 1 là 5,20 ± 0,17 ngày, thiếu trùng tuổi 2 là 5,90 ± 0,19 ngày, thiếu trùng tuổi 3 là 6,5 ± 0,24 ngày, thiếu trùng tuổi 4 là 7,25 ± 80 0,24 ngày, thiếu trùng tuổi 5 là 8,10 ± 0,34 ngày và thời gian phát triển trung bình của cả pha thiếu trùng là 32,95 ± 0,59 ngày, dài hơn thời gian phát dục của thiếu trùng loài C. fuscipennis. Bảng 3.14. Thời gian phát dục của thiếu trùng loài C. spiniscutis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) Số cá thể thí nghiệm Giá trị Thời gian phát dục của thiếu trùng (ngày) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Cả giai đoạn Nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; Ẩm độ: 75,6 - 80,5% (nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm) 65 Trung bình 5,23±0 ,17 5,67±0,19 6,37±0,29 7,80±0,32 9,0± 0,29 34,07±0,69 Biến động 4 - 7 4 - 7 5 - 8 6 - 9 7 - 11 26 - 42 Nhiệt độ: 30oC; Ẩm độ: 75% (nuôi trong tủ định ôn) 35 Trung bình 5,20±0,17 5,90±0,19 6,5± 0,24 7,25±0,24 8,10±0,34 32,95±0,59 Biến động 4 - 7 4 - 7 5 - 8 6 - 9 7 - 10 24 - 39 3.3.2.3. Pha trưởng thành Trong phòng thí nghiệm nuôi loài C. spiniscutis cũng ở hai điều kiện khác nhau với thức ăn là ăn sâu non bộ cánh vảy ở tuổi nhỏ bao gồm sâu khoang, sâu cuốn lá đậu, sâu đo và sâu non ngài gạo Corcyra cephalonica. Theo dõi trưởng thành cái cho thấy chúng đẻ trứng giống như loài C. fuscipennis là đẻ rải rác. Các chỉ tiêu theo dõi ở trưởng thành cái loài C. spiniscutis được thể hiện ở bảng 3.15. Qua quá trình nuôi chúng tôi thấy trưởng thành cái loài C. spiniscutis đẻ trứng rời rạc, không thành ổ, đẻ rải rác trong ngày. Có thể cách 1 vài ngày mới đẻ tiếp. Trong điều kiện nuôi phòng thí nghiệm (nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5%) trưởng thành cái từ khi lột xác từ thiếu trùng tuổi 5 đến bắt đầu đẻ trứng trung bình 5,6 ± 0,28 ngày, biến động từ 4 – 6 81 ngày. Một trưởng thành cái có khả năng đẻ biến động từ 72 – 110 quả trứng trong cả quá trình sống của chúng (trung bình 90,35 ± 8,51 quả trứng). Thời gian sống của trưởng thành cái và trưởng thành đực cũng khác nhau, trưởng thành cái sống dài hơn trưởng thành đực biến động từ 72 – 118 ngày (trung bình 91,16 ± 3,84 ngày) so với trưởng thành đực biến động 46 – 88 ngày (trung bình 67,23 ± 5,87 ngày). Điều kiện nuôi trong tủ định ôn nhiệt độ 30oC, ẩm độ 75% trưởng thành cái loài C. spiniscuits từ khi lột xác từ thiếu trùng tuổi 5 đến bắt đầu đẻ trứng trung bình 4,5 ± 0,22 ngày (biến động 3 – 5 ngày). Một trưởng thành cái có thể đẻ từ 61 - 102 quả trứng và trung bình đẻ được 87,50 ± 7,75 quả trứng. Cả giai đoạn sống của trưởng thành cái trung bình 87,2 ± 4,91 ngày, biến động 60 – 108 ngày, trưởng thành đực sống trung bình 55,8 ± 4,39 (biến động 26 – 87 ngày) (bảng 3.15). Bảng 3.15. Thời gian tiền đẻ trứng, số lượng trứng đẻ và thời gian sống của trưởng thành loài C. spiniscutis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) Số cá thể thí nghiệm Giá trị Thời gian tiền đẻ trứng (ngày) Số lượng trứng đẻ của con cái Thời gian sống của trưởng thành (ngày) Cái Đực Nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; Ẩm độ: 75,6 - 80,5% (nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm) 65 Trung bình 5,6 ±0,28 90,35 ±8,51 91,16 ± 3,84 67,23 ± 5,87 Biến động 4 - 6 72 – 110 72 – 118 46 – 88 Nhiệt độ: 30oC; Ẩm độ: 75% (nuôi trong tủ định ôn) 45 Trung bình 4,5±0,22 87,50 ±7,75 87,2± 4,91 55,8± 4,39 Biến động 3 - 5 61 – 102 60 – 108 26 – 87 Ghi chú: N - Số lượng trưởng thành mới vũ hóa tham gia thí nghiệm (con) 82 3.3.2.4. Vòng đời của loài bọ xít bắt mồi C. spiniscutis Loài bọ xít bắt mồi C. spiniscutis khi nuôi trong phòng thí nghiệm ở hai điều kiện nhiệt độ và ẩm độ khác nhau với vật mồi là sâu non một số loài sâu hại có vòng đời sai khác nhau hai ngày. Để hoàn thành một vòng đời khi nuôi trong điều kiện (nhiệt độ: 26,1 - 30,8oC; ẩm độ: 75,6 - 80,5%) từ khi trưởng thành cái của thế hệ thứ nhất đẻ trứng đến khi trưởng thành cái của thế hệ thứ hai đẻ quả trứng đầu tiên trung bình 47,86 ± 2,59 ngày. Trong đó, thời gian phát triển trung bình của giai đoạn trứng 8,19 ± 0,42 ngày, giai đoạn thiếu trùng 34,07 ± 0,69 ngày và giai đoạn tiền đẻ trứng 5,6 ± 0,28 ngày. Trong điều kiện (nhiệt độ: 30oC; ẩm độ: 75%) vòng đời của trưởng thành cái 45,07 ± 2,32 ngày, trong đó thời gian phát triển trung bình của giai đoạn trứng 7,62 ± 0,31 ngày, giai đoạn thiếu trùng 32,95 ± 0,59 ngày và giai đoạn tiền đẻ trứng 4,5 ± 0,22 ngày. Bảng 3.16. Vòng đời của loài C. spiniscutis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) Các chỉ tiêu theo dõi Thời gian phát dục trung bình (ngày) Nhiệt độ 26,1 - 30,8oC Ẩm độ 75,6 - 80,5% Nhiệt độ 30oC Ẩm độ 75% Trứng 8,19 ± 0,42 7,62 ± 0,31 Thiếu trùng Tuổi 1 5,23±0 ,17 5,20±0,17 Tuổi 2 5,67±0,19 5,90±0,19 Tuổi 3 6,37±0,29 6,5± 0,24 Tuổi 4 7,80±0,32 7,25±0,24 Tuổi 5 9,0± 0,29 8,10±0,34 Cả pha thiếu trùng 34,07±0,69 32,95±0,59 Tiền đẻ trứng 5,6 ±0,28 4,5±0,22 Vòng đời 47,86 ± 2,59 45,07 ± 2,32 (Thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2010) 83 Như vậy, hai loài thuộc giống Coranus khi nuôi ở điều kiện phòng thí nghiệm và nuôi ở điều kiện cố định trong tủ nuôi cho thấy vòng đời của hai loài sai khác không nhiều, loài C. fuscipennis và C. spiniscutis ở thế hệ thứ nhất đều phát triển từ 41 – 47 ngày (từ 41,28 ± 2,21 đến 47,86 ± 2,59 ngày). Trong đó, trứng phát dục từ 5 – 8 ngày (từ 5,05 ± 0,21 đến 8,19 ± 0,42 ngày), thiếu trùng phát dục từ 30 – 34 ngày (từ 30,17 ± 1,65 đến 34,07 ± 0,69 ngày) và giai đoạn từ lần lột xác cuối cùng đến khi đẻ ổ trứng đầu tiên từ 4 – 7 ngày (từ 4,5 ± 0,22 đến 7,23 ± 0,58 ngày). Kết quả nghiên cứu hai loài bọ xít bắt mồi thuộc giống Coranus có vòng đời và sự phát dục các pha chỉ bằng nửa thời gian so với loài bọ xít bắt mồi cổ ngỗng đỏ Sycanus falleni (cùng họ Reduviidae) cũng đã được Trương Xuân Lam (2002b) [17] nghiên cứu ở điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ và ẩm độ biến động 28,5 - 30oC, 79 - 82%, với thức ăn là sâu non sâu đo Plusia sp, sâu khoang Spodoptera litura, sâu xanh Helicoverpa armigera, bọ xít xanh Nezara viridula có thời gian phát dục của trứng 18,15 ± 0,61 ngày; thiếu trùng 48,62 ± 2,62 ngày; từ lần lột xác cuối cùng đến khi đẻ trứng 12,02 ± 0,72 ngày; vòng đời của bọ xít bắt mồi Sycanus falleni 78,79 ± 3,91 ngày. Các chỉ tiêu này ở loài bọ xít bắt mồi cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus tương ứng là 16,15 ± 0,89; 49,37 ± 2,69; 10,93 ± 0,54; 76,79 ± 4,12 ngày. Những kết quả nghiên cứu đạt được trên đây của hai loài bọ xít bắt mồi thuộc giống Coranus hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển. Phạm Bình Quyền (1994) [26], Hồ Khắc Tín (1992) [33] chỉ rõ sự hoạt động của côn trùng đều bị chi phối bởi nhiệt độ của môi trường, hoạt động sống tích cực thường xảy ra trong một phạm vi giới hạn nhiệt độ xác định. 84 3.3.2.5. Khả năng ăn mồi của loài bọ xít bắt mồi C. spiniscutis Ngay từ khi mới nở, thiếu trùng tuổi 1 sống chủ yếu bằng chất dinh dưỡng còn sót lại của trứng, thiếu trùng tuổi 2 của loài C. spiniscutis đã có thể ăn mồi. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo dõi khả năng ăn mồi của pha thiếu trùng với vật mồi sâu non ngài gạo C. cephalonica (tuổi 1, 2, 3) với số lượng vật mồi được thả là 10 cá thể/ngày/hộp thử nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.17. Bảng 3.17. Khả năng ăn mồi sâu non ngài gạo C. cephalonica của thiếu trùng loài C. spiniscutis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) Số cá thể thí nghiệm Giá trị Khả năng ăn mồi (con/ngày) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Cả giai đoạn 80 Trung bình 0 0,51±0,05 0,56±0,05 0,84±0,05 1,07±0,04 22,85 ±0,62 Biến động 0 0 - 1 0 - 1 1 - 2 2 - 3 2 - 5 Ghi chú: điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ: 30oC - ẩm độ: 75% (trong tủ định ôn) Kết quả bảng 3.17 cho thấy trong điều kiện nhiệt độ 30oC, ẩm độ 75%, loài bọ xít bắt mồi C. spiniscutis trong cả giai đoạn thiếu trùng ăn trung bình 22,85 ± 0,62 con mồi. Trong đó, thiếu trùng tuổi 1 không ăn, tuổi 2: 0,51 ± 0,05 con/ngày, tuổi 3: 0,56 ± 0,05 con/ngày, tuổi 4: 0,84 ± 0,05 con/ngày và tuổi 5: 1,07 ± 0,04 con/ngày. Ở điều kiện nhiệt độ 30oC, ẩm độ 75% thí nghiệm khả năng ăn mồi một số loài sâu hại của trưởng thành loài C. spiniscutis trong 7 ngày thí nghiệm, số 85 lượng vật mồi được thả 7 cá thể/ngày. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.18. Bảng 3.18. Khả năng ăn mồi của trưởng thành C. spiniscutis (Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & TNSV, 2010) (Nhiệt độ: 30oC - Ẩm độ: 75%) Các loài sâu non thí nghiệm Khả năng ăn mồi của con cái (con/ ngày) (N = 25) Khả năng ăn mồi của con đực (con/ ngày) (N = 20) Biến động Trung bình Biến động Trung bình Sâu non ngài gạo Corcyra cephalonica (tuổi 1, 2,) 1 - 3 2,4 ± 0, 03 1 - 2 1,1 ± 0, 02 Sâu đo xanh Anomis flava (tuổi 1, 2) 1- 3 1,5 ± 0, 05 0 - 2 1,1 ± 0, 04 Sâu xanh Helicoverpa armigera (tuổi 1, 2, 3.) 1 – 3 1,8± 0, 08 0 - 2 1,0 ± 0, 03 Sâu khoang Spodoptera litura (tuổi 1, 2) 3 – 5 3,5 ± 0, 16 1 - 3 1,4 ± 0, 09 Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae (tuổi 1, 2) 1 – 2 1,4 ± 0, 07 0 - 2 0,8 ± 0, 05 Sâu tơ Plutella xylostella (tuổi nhỏ 1, 2, 3) 2 – 4 2,4 ± 0, 15 1- 3 1,9 ± 0, 11 SCL đậu đỗ Omiodes indicata (tuổi 1, 2, 3) 1- 3 1,6 ± 0, 09 1- 2 1,1 ± 0, 05 Ghi chú: N- số lượng trưởng thành tham gia thí nghiệm Bảng 3.18 cho thấy sâu khoang S. litura, sâu non ngài gạo C. cephalonica, sâu tơ P. xylostella, sâu xanh H. armigera và sâu cuốn lá đậu đỗ O. indicata là 86 các loại vật mồi của loài bọ xít bắt mồi C. spiniscutis. Trong quá trình thí nghiệm khả năng ăn mồi của loài bọ xít bắt mồi này ăn với 5 loại vật mồi kể trên, vật mồi được cung cấp với số lượng là từ 5-7 cá thể vật mồi/ngày/cá thể BXBN thử nghiệm. Trong 7 ngày theo dõi chúng tôi thấy ở các thử nghiệm với vật mồi là sâu non ngài gạo Corcyra cephalonica, sâu khoang Spodoptera litura, sâu tơ Plutella xylostella và sâu cuốn lá đậu đỗ Omiodes indicata trưởng thành loài C. spiniscutis sống nhanh nhẹn và khỏe hơn so với các vật mồi khác. Trong một ngày loài bọ xít bắt mồi C. spiniscutis có thể ăn từ 1 – 5 cá thể sâu non của các loài kể trên. Trung bình trưởng thành cái của loài này có thể ăn hết 3,5 ± 0,16 sâu khoang Spodoptera litura (tuổi 1, 2) hoặc 2,4 ± 0,03 sâu non ngài gạo Corcyra cephalonica (tuổi 1, 2) hoặc 2,4 ± 0,15 sâu tơ Plutella xylostella (tuổi 1, 2, 3) hoặc 1,8 ± 0,08 sâu xanh Helicoverpa armigera (tuổi 1, 2, 3) hoặc 1,6 ± 0,09 sâu cuốn lá đậu đỗ Omiodes indicata (tuổi 1, 2, 3). Khả năng ăn của trưởng thành đực loài C. spiniscutis thấp hơn, một ngày trưởng thành đực ăn từ 0 – 3 sâu non, trung bình có thể ăn được từ 1,1 ± 0,05 đến 1,9 ± 0,11 con/ngày. Đối với các loại vật mồi khác cả trưởng thành đực và trưởng thành cái ăn ít hơn, trung bình có thể ăn 0,8 ± 0,05 đến 1,8 ± 0,08 con/ngày. Thí nghiệm đánh giá khả năng ăn vật mồi khác nhau của loài C. spiniscutis với thời gian sống trung bình của trưởng thành cái 87 ngày và trưởng thành đực 55 ngày có thể ăn hết số lượng từ 55 - 208 cá thể sâu non ngài gạo C. cephalonica (tuổi 1, 2, 3); 121 – 304 sâu khoang S. litura (tuổi 1, 2); 150 - 200 sâu tơ P. xylostella (tuổi 1, 2, 3) ; 55 - 156 sâu xanh H. armigera hoặc 55 - 139 sâu cuốn lá đậu đỗ O. indicata (tuổi nhỏ 1, 2, 3). Tương tự như nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Coranus fuscipennis Reuter, xác định đặc điểm sinh học của loài Coranus spiniscutis Reuter cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vennison et al., (1990) [83] “khi 1 con cái 87 được ghép đôi với 3 đến 4 con đực khác tuổi thì thời gian đẻ trứng ngắn hơn so với thời gian đẻ trứng của một con cái được ghép đôi với một con đực cùng tuổi nhưng thời gian phát dục của trứng và thiếu trùng lại dài ngày hơn và dao động từ 3 - 8 ngày”. 3.4. Diễn biến mật độ của một số loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau năm 2010 và 2011 3.4.1. Diễn biến mật độ của một số loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu đũa tại Hoài Đức, Hà Nội Kết quả điều tra liên tục trên ba thời vụ trên cây đậu đũa từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2010 cho thấy mật độ bọ xít bắt mồi trên đậu đũa ở vù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_la_nguyen_duy_hong_3095_2005290.pdf
Tài liệu liên quan