MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 T NGHIÊN C ỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN C ỨU CỦA LUẬN ÁN ỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP 7
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới 7
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước 12
1.2 Phương pháp nghiên cứu 19
1.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 19
1.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích, tổng hợp thông tin 21
1.2.3 Phương pháp tham vấn chuyên gia 22
1.2.4 Phương pháp trình bày thông tin 22
Kết luận chương 1 23
Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 24
2.1 Lí luận chung về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệpsản xuất 24
2.1.1 Bản chất, vai trò, nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp sản xuất 24
2.1.2 Khái niệm tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sảnxuất 31
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị chi phí trongdoanh nghiệp sản xuất 32
2.1.4 Các nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệpsản xuất 34
2.2 Nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 35
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 35
2.2.2 Tổ chức phối hợp xây dựng hệ thống mức chi phí 38
2.2.3 Tổ chức thu nhận thông tin chi phí 38
2.2.4 Tổ chức sản xuất thông tin kế toán quản trị chi phí 46
2.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin chi phí 56
2.3 Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí trên thế giới và vận dụng
cho doanh nghiệpViệt Nam 57
2.3.1 Kinh nghiệm định hướng cho doanh nghiệp tổ chức kế toán quản trị 57iv
chi phí của một số quốc gia
2.3.2 Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí của một số doanh nghiệptrên thế giới 60
2.3.3 Vận dụng tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuấtViệt Nam 63
Kết luận chương 2 65
Chương 3
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN THUỘC
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM66
3.1 Khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và
các doanh nghiệp khai thác than khảo sát 66
3.1.1 Khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 66
3.1.2 Khái quát về các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn TKV 71
3.1.3 Khái quát về Công ty cổ phần Than Cao Sơn 72
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT chi phí trong
doanh nghiệp khai thác than 763.3.
Quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí theo giá thành công
đoạn tổng hợp trong DNKTT và nhu cầu thông tin kế toán quản trị chiphí81
3.3.1 Quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí theo giá thành công
đoạn tổng hợp trong DNKTT 81
3.3.2 Nhu cầu thông tin chi phí đáp ứng yêu cầu giao khoán chi phí trong
các DNKTT 88
3.4 Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp
khai thác than 89
3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp khai thác than 89
3.4.2 Tổ chức xây dựng hệ thống mức chi phí trong doanh nghiệp khai thácthan 90
3.4.3 Tổ chức thu nhận thông tin chi phí trong doanh nghiệp khai thác than 97
3.4.4 Tổ chức sản xuất thông tin chi phí trong doanh nghiệp khai thác than 100
3.4.5 Tổ chức cung cấp thông tin chi phí trong doanh nghiệp khai thác than 109
3.5 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp khai thác than 111
3.5.1 Ưu điểm 111
3.5.2 Hạn chế 112
3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 113
Kết luận chương 3 115
Chương 4
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN THUỘC TẬP
ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM, ÁP
DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN118v
4.1 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp khai thác than đến năm
2020 triển vọng 2030 118
4.1.1 Quan điểm phát triển 118
4.1.2 Mục tiêu phát triển 119
4.2 Định hướng chiến lược kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro 119
4.3 Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong
các doanh nghiệp khai thác than 1204.4
Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp khai thác than, áp dụng cho Công ty cổ phần Than CaoSơn122
4.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí kết hợp với kế toán tài chính
trong doanh nghiệp khai thác than 123
4.4.2 Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin chi phí trong doanh nghiệp khai
thác than 125
4.4.3 Hoàn thiện tổ chức sản xuất thông tin chi phí trên cơ sở hoàn thiện
phân bổ chi phí và xác định giá thành theo công đoạn 134
4.4.4 Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin chi phí trong doanh nghiệp khai
thác than 138
4.5 Các điều kiện cơ bản để thực hiện hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp khai thác than 147
4.5.1 Đối với doanh nghiệp khai thác than 148
4.5.2 Đối với Tập đoàn TKV 151
Kết luận chương 4 153
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCv
167 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than, áp dụng cho Công ty cổ phần Than Cao Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp nói riêng đang được vận dụng tổ chức kế toán tài chính (về tài khoản,
sổ sách, phương pháp tính,) theo hướng kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
Một mặt thuận lợi cho phát triển, hoàn thiện kế toán quản trị, mặt khác nếu tổ chức
không tốt sẽ tạo sự nhầm lẫn về nội dung thực hiện của từng công tác kế toán hoặc gây
chồng chéo trong công việc thực tế.
- Tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, bao gồm các nhân tố mang tính khách quan, không thể kiểm soát được (ví dụ:
về hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước, về môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp,); do vậy, tổ chức kế toán quản trị phải dựa vào đó để điều chỉnh xây dựng
cho phù hợp. Ngược lại một số nhân tố như nhận thức, trình độ chuyên môn của nhà
quản trị và nhân viên chức năng; trình độ chất lượng trang thiết bị phục vụ công tác kế
toán quản trị, có thể điều chỉnh, thay đổi để phát huy hiệu quả tổ chức kế toán quản
trị chi phí trong doanh nghiệp. Nói cách khác, mỗi loại hình doanh nghiệp với các đặc
điểm riêng biệt sẽ cần có các nghiên cứu để tổ chức kế toán quản trị chi phí phù hợp.
- Nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp được thể hiện chi
tiết qua việc tổ chức bộ máy thực hiện công tác kế toán quản trị chi phí và tổ chức thực
hiện các nội dung kế toán quản trị chi phí (phối hợp xây dựng hệ thống mức chi phí; tổ
chức thu nhận, sản xuất, cung cấp thông tin chi phí). Sau khi xem xét thực tế kế toán
quản trị đã áp dụng tại một số nước và điều kiện cụ thể của Việt Nam thì mô hình tổ
chức kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính là phù hợp với các doanh nghiệp Việt
Nam qui mô vừa và nhỏ, tuy nhiên khó đáp ứng cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp qui
mô Tập đoàn, Tổng công ty.
Do vậy, trên cơ sở khảo sát, phân tích tình hình cụ thể của các doanh nghiệp khai
thác than, tác giả sẽ nghiên cứu và hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí áp dụng
riêng cho loại hình doanh nghiệp này trong các nội dung tiếp theo của luận án.
66
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN THUỘC TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
3.1. Khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các
doanh nghiệp khai thác than khảo sát thuộc Tập đoàn
3.1.1. Khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Qua nhiều giai đoạn tổ chức, sắp xếp lại, hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh
than được thực hiện chủ yếu bởi Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV). Tập đoàn TKV hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con, trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công
ty Khoáng sản Việt Nam (thành lập theo QĐ số 345/2005/QĐ-TTg, ngày 26/12/2005
của Thủ tướng chính phủ).
Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam (Tập đoàn các công ty TKV) là nhóm công ty không có tư cách pháp nhân bao
gồm: Công ty mẹ TKV với các đơn vị trực thuộc; các công ty con và công ty liên kết.
Cụ thể:
+ Công ty mẹ - Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam - doanh nghiệp cấp I
- do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên theo Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo Điều lệ được ban hành theo Nghị định
số 212/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Có 22 đơn vị trực
thuộc thực hiện hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ.
+ Các công ty con thuộc Tập đoàn TKV (doanh nghiệp cấp II) trong đó gồm:
• Các Tổng công ty (TCT) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con,
• Các công ty do TKV làm chủ sở hữu (nắm 100% vốn điều lệ)
• Các công ty con ở nước ngoài ( là các công ty cổ phần);
• Các công ty con cổ phần do TKV nắm cổ phần chi phối
+ Các công ty liên kết
(Tham khảo: Hình 3.1 và Phụ lục 2- Danh sách các công ty thành viên thuộc Tập đoàn
TKV).
Cụ thể kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi hoạt động theo mô hình
67
Tập đoàn (tháng 1-2006) trong giai đoạn 2006-2014 được tác giả tổng hợp qua bảng
3.1 và tham khảo Phụ lục 3 cho thấy:
(1) Tập đoàn đã đáp ứng nhu cầu than cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu,
góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội,
Sản lượng khai thác than đã không ngừng tăng qua các năm, trong những năm
gần đây đều đạt trên 40 triệu tấn/năm.
Sản lượng than khai thác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, đồng thời còn xuất
khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tổng doanh thu than đã tăng từ
18,4 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 47 nghìn tỷ đồng năm 2014 (tăng lên gấp 2,55 lần),
trong đó doanh thu xuất khẩu than năm 2014 gần 400 triệu USD.
(2) Trên nền sản xuất than, Tập đoàn đã đẩy mạnh phát triển các ngành công
nghiệp khoáng sản khác theo hướng tập trung vào chế biến, đồng thời phát triển các
ngành sản xuất kinh doanh khác như điện lực, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí.
Trước đây Tập đoàn chủ yếu là khai thác và sản xuất quặng tinh, phần lớn để
xuất khẩu đến nay đã đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khoáng sản, luyện kim: xây dựng
và đưa vào hoạt động nhà máy luyện kim và chế biến khoáng sản: đồng Lào Cai (2008)
với công suất 10.000 tấn/năm, Nhà máy điện phân chì kẽm Thái Nguyên (2007) công
suất 10.000 tấn/năm, nhà máy chế biến Alumin Tân Rai (Lâm Đồng, 2013) công suất
650 ngàn tấn/năm. Nhờ vậy, tổng doanh thu khoáng sản đã tăng từ 1,26 nghìn tỷ đồng
năm 2006 lên hơn 6,67 nghìn tỷ đồng năm 2014 (tăng 5,5 lần).
Là một trong 3 trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thời gian qua Tập
đoàn TKV đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển các dự án nhiệt điện than. Đến
năm 2013 tổng công suất của các nhà máy nhiệt điện than do TKV đầu tư đã đi vào
hoạt động là 1,55 nghìn MW. Sản lượng điện sản xuất và tiêu thụ đã tăng từ 720 triệu
kWh năm 2006 lên 8,5 triệu kWh năm 2014 (chiếm khoảng gần 8% tổng sản lượng
điện thương phẩm cả nước), nhờ đó doanh thu tăng tương ứng đến năm 2014 là 10.042
tỷ đồng.
Nhìn chung, từ năm 2006 đến 2014 tổng doanh thu toàn Tập đoàn tăng từ 29
nghìn tỷ đồng lên 81 nghìn tỷ đồng (tăng 2,7 lần), trong đó doanh thu than luôn chiếm
trung bình trên 60% doanh thu của toàn Tập đoàn. Bên cạnh đó, doanh thu các ngành
sản xuất kinh doanh ngoài than - khoáng sản than đã tăng từ 10,6 nghìn tỷ đồng lên
34,08 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 3 lần), nhờ đó đã đưa tỷ trọng doanh thu các ngành ngoài
Than - Khoáng sản dần được tăng lên tạo ra sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu kinh
68
doanh của Tập đoàn.
(3) Đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng, hoàn thành tốt
nhiệm vụ Nhà nước giao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Nộp ngân sách nhà nước của toàn Tập đoàn tăng cao từ 2006 đến 2011, cụ thể là
năm 2006: 1.588 tỷ đồng; năm 2011: 16.605 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần. Giai đoạn 2012-
2014 nộp ngân sách nhà nước bị sụt giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn
những vẫn ở mức cao, năm 2014 thấp nhất là 10.566 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Tập đoàn góp phần thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và
kiềm chế lạm phát thông qua thực hiện giá bán than trong nước luôn thấp hơn giá thị
trường theo chỉ đạo của Chính phủ. Đặc biệt giá bán than cho các hộ tiêu dùng trọng
điểm (điện, phân bón, giấy, xi măng) còn thấp hơn cả giá thành. Theo chỉ đạo của
Chính phủ, hằng năm TKV qua giá bán thấp đã phải bù lỗ cho các hộ tiêu thụ trong
nước hàng nghìn tỷ đồng.
(4) Thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước
Mặc dù hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2012 – 2014 suy giảm so với các
năm trước do ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, song về cơ
bản Tập đoàn vẫn kinh doanh có lãi với tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn CSH là
khoảng 10%.
Giá trị tổng tài sản hợp nhất tại thời điểm cuối năm toàn Tập đoàn tăng từ 21,5
nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 133,7 nghìn tỷ đồng năm 2014 (tăng hơn 6 lần). Tương
ứng số vốn CSH hợp nhất tại thời điểm cuối năm toàn Tập đoàn tăng từ 8 nghìn tỷ
đồng lên 35 nghìn tỷ đồng năm 2014 (tăng hơn 4 lần).
Tóm lại, sau 10 năm hoạt động theo mô hình tập đoàn và thực hiện tái cơ cấu, sắp
xếp điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, Tập đoàn TKV đã có những bước phát
triển vượt bậc so với những thời kỳ trước. Theo mô hình tổ chức quản lý của Tập đoàn,
ngành than đã hình thành một hệ thống quản lý khai thác, sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ
than đồng bộ theo vùng và theo chuyên môn đầu vào - đầu ra. Đặc biệt, quản lý than
đầu nguồn tại đầu mối 3 vùng đã giúp Tập đoàn thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh
doanh than tốt hơn. Tập đoàn TKV đã từng bước tạo lập cơ cấu tổ chức, mô hình kinh
doanh, cơ chế quản lý, chiến lược phát triển đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế, góp
phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giữ ổn định thị trường trong
nước và phát triển kinh tế - xã hội.
69
Hình 3.1. S¬ ®å tæ chøc TËp ®oµn c«ng nghiÖp Than - Kho¸ng s¶n ViÖt Nam (Tính đến thời điểm tháng 3-2015)
(Nguồn: Tập đoàn TKV)
CÔNG TY MẸ TẬP ĐOÀN TKV
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN KIỂM
SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ TGĐ ĐIỀU HÀNH
CÁC BAN CHỨC
NĂNG
Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn
(Trong đó có các DNKTT:
1.Công ty Than Mạo Khê
2. Công ty Than Nam Mẫu
3. Công ty Than Quang Hanh
4. Công ty Than Dương Huy
5. Công ty Than Thống Nhất
6. Công ty Than Khe Chàm.
7. Công ty Than Hòn Gai
8. Công ty Than Hạ Long
9. Công ty Than Uông Bí
10. Công ty Than Hồng Thái
8. Công ty Than Mạo Khê 19. Công ty than Nam Mẫu
9. Công than Khe Chàm 20. Công ty than Dương Huy
10. Công ty than Thống Nhất 21. Công ty than Quang Hanh
22. Công ty than Hồng Thái (**)
Các công ty TNHH MTV do
Tập đoàn nắm giữ 100%
vốn điều lệ
Các công ty con cổ phần
(Trong đó có các DNKTT:
1. Công ty Than Tây Nam Đá mài (65,37%) 4. Công ty Than Núi Béo (51%) 7. Công ty Than Cọc Sáu (51%)
2. Công ty Than Cao Sơn (51%) 5. Công ty Than Hà Tu (51%) 8. Công ty Than Hà Lầm (57,45%)
3. Công ty Than Vàng Danh (62,5%) 6. Công ty Than Đèo Nai (51%) 9. Công ty Than Mông Dương (54,02%)
Công ty TNHH MTV do Tập
đoàn nắm giữ 100% vốn điều
lệ hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con
(Trong đó: Tổng công ty CN mỏ
Việt Bắc)
Công ty con ở nước ngoài
Các đơn vị sự nghiệp
Các công ty liên kết
69
70
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn TKV giai đoạn 2006-2014
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
I. Chỉ tiêu hiện vật chủ yếu
a.Than tiêu thụ TCVN+TCCS 106 Tấn 37,6 41,6 35,4 44,5 43,1 44,71 39,19 38,68 34,70
- Xuất khẩu 106 Tấn 21,6 24,1 17,2 24,3 18,66 16,89 14,43 12,01 5,94
b.Than thành phẩm
TCVN+TCCS
10
6
Tấn 37,0 42,2 38,6 43,0 43,5 44,98 40,51 39,65 34,19
II. Chỉ tiêu giá trị
1. Tổng doanh thu 103 tỉ đ 29,0 38,2 57,5 62,9 84,4 111,5 97,908 102,105 81,176
- Doanh thu than 10
3
tỉ đ 18,4 22,9 34,1 36,4 50,5 65,3 56,125 54,200 47,091
- Doanh thu khác 10
3
tỉ đ 10,6 15,3 23,4 26,5 33,9 46,2 41,783 47,905 34,085
2. Lợi nhuận trước thuế tỉ đ 2.658 3.044 6.371 4.879 8.665 8.632 3.470 3.050 2.816
3. Nộp NSNN tỉ đ 1.588 3.209 7.005 6.092 11.088 16.605 14.028 12.200 10.566
4. Thực hiện đầu tư XDCB tỉ đ 10.985 11.341 15.199 14.515 21.895 25.203 20.008 21.309 32.230
5.Tổng giá trị tài sản hợp nhất
(tại thời điểm 31.12)
tỉ đ 21.493 31.633 48.809 61.509 82.883 103.423 117.198 134.245 133.732
6. Nguồn vốn CSH hợp nhất
(tại thời điểm 31.12)
tỉ đ 7.774 10.141 14.379 18.274 25.210 31.040 32.849 33.524 34.295
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ hệ thống Báo cáo tài chính giai đoạn 2006-2014 của Tập đoàn TKV)
70
71
3.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn TKV
Đóng góp vào kết quả đã đạt được của Tập đoàn TKV có vai trò quan trọng của
khối doanh nghiệp khai thác than (DNKTT). Năm 2014, Tập đoàn TKV đã khai thác
được hơn 37,33 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 34,7 triệu tấn, doanh thu từ than là
hơn 47.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 58,1% trong tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Lợi nhuận
hợp nhất trước thuế toàn Tập đoàn TKV đạt hơn 2.800 tỷ đồng trong khi lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh than là 4.321 tỷ đồng. [33].
Nói cách khác, bất chấp những khó khăn ngày càng tăng trong khai thác và tiêu
thụ, hoạt động sản xuất kinh doanh than vẫn đang phải bù lỗ cho các hoạt động khác
trong Tập đoàn TKV (như hoạt động xây lắp; hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng
sản;).
Với sản lượng hằng năm chiếm trên 98% tổng sản lượng khai thác toàn quốc,
hiện nay hoạt động khai thác than của Tập đoàn TKV chủ yếu thực hiện ở Quảng Ninh
do các doanh nghiệp khai thác - công ty con thực hiện.
Trong giai đoạn nghiên cứu tính đến thời điểm tháng 6 năm 2015: số doanh
nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn TKV gồm 20 doanh nghiệp trong đó có 19 doanh
nghiệp đang khai thác ở vùng Quảng Ninh và Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc
(tuy nhiên trong giai đoạn nghiên cứu đang trong giai đoạn tái cơ cấu để tiến hành cổ
phần hóa) nên tác giả tập trung nghiên cứu, khảo sát trong các DNKTT vùng Quảng
Ninh.
Trong quá trình nghiên cứu:
Giai đoạn đầu: Tác giả đã tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra thông tin cơ bản
về các doanh nghiệp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số phiếu điều tra thông tin đầy
đủ về đơn vị nhận được từ 13/19 doanh nghiệp khảo sát chiếm tỷ lệ 68,5%.
Cụ thể, thông tin chung về loại hình doanh nghiệp, công nghệ sản xuất, qui mô tổ
chức, của 19 DNKTT được thống kê qua Bảng 3.2.
Giai đoạn tiếp theo: đã tiến hành khảo sát sâu (qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn)
tại 04 doanh nghiệp (Công ty CP Than Cao Sơn, Công ty CP Than Đèo Nai, Công ty
CP Than Cọc Sáu, Công ty CP Than Hà Tu) là các công ty con cổ phần hạch toán độc
lập, khai thác than theo công nghệ lộ thiên với qui mô sản lượng lớn chiếm gần 40%
sản lượng toàn Tập đoàn, mô hình tổ chức quản lí ổn định. Hoạt động quản trị doanh
nghiệp có sự tham gia giám sát của các cổ đông bên ngoài Tập đoàn, đồng thời cũng
thể hiện rõ các đặc điểm của DNKTT trong tổ chức kế toán quản trị chi phí, từ đó làm
72
rõ thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các DNKTT.
Bảng 3.2. Thống kê thông tin về loại hình doanh nghiệp, qui mô tổ chức, công nghệ
sản xuất của các DNKTT khảo sát (tính đến thời điểm tháng 6-2015)
TT Tên doanh nghiệp
Loại
hình
DN
Tỷ lệ
VĐL
công ty
mẹ nắm
giữ, %
Công nghệ sản xuất Qui mô cơ cấu tổ
chức
Phản
hồi
đầy
đủ TT
phiếu
ĐT
Hầm
lò
Lộ
thiên
Hỗn
hợp
SL Đơn
vị gián
tiếp
SL Đơn
vị sản
xuất
1 Công ty Tây Nam Đá Mài Cổ phần 65,37 x 15 10 x
2 Công ty Than Núi Béo Cổ phần 51 x 17 16 x
3 Công ty Than Cọc Sáu Cổ phần 51 x 15 21 x
4 Công ty Than Đèo Nai Cổ phần 51 x 15 17 x
5 Công ty Than Cao Sơn Cổ phần 51 x 15 20 x
6 Công ty Than Hà Tu Cổ phần 51 x 15 18 x
7 Công ty Than Hà Lầm Cổ phần 57,45 x 15 28 x
8
Công ty Than Mông
Dương
Cổ phần
54,02 x 14 26 x
9 Công ty Than Vàng Danh Cổ phần 62,5 x 15 42 x
10 Công ty Than Mạo Khê
Chi
nhánh
100 x 16 30
11 Công ty Than Nam Mẫu
Chi
nhánh
100 x 16 31
12 Công ty Than Quang Hanh
Chi
nhánh
100 x 15 29 x
13 Công ty Than Dương Huy
Chi
nhánh
100 x 14 26 x
14 Công ty Than Thống Nhất
Chi
nhánh
100 x 16 28 x
15 Công ty Than Khe Chàm
Chi
nhánh
100 x 15 26 x
16 Công ty Than Hồng Thái
Chi
nhánh
100 x 15 25
17 Công ty Than Hạ Long
Chi
nhánh
100 x 13 24
18 Công ty Than Hòn Gai
Chi
nhánh
100 x 14 40
19 Công ty Than Uông Bí TNHH 100 x 15 26
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
3.1.3. Khái quát về Công ty cổ phần Than Cao Sơn
Công ty CP Than Cao Sơn (Công ty) trước đây là Xí nghiệp Xây dựng mỏ Than
Cao Sơn, được thành lập ngày 06 tháng 6 năm 1974 do Liên Xô (cũ) giúp đỡ thiết kế
và xây dựng. Ngày 08 tháng 8 năm 2006, Công ty chuyển thành Công ty CP Than Cao
Sơn, là công ty con của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam và từ ngày 02
73
tháng 01 năm 2007, Công ty chính thức hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần.
Với truyền thống 40 năm xây dựng và phát triển, tính đến tháng 12 năm 2014,
Công ty CP Than Cao Sơn đã khai thác được trên 55 triệu tấn than, tiêu thụ gần 54
triệu tấn và bốc xúc vận chuyển trên 405 triệu m3 đất đá. Sản lượng khai thác chiếm
khoảng 10% sản lượng của toàn Tập đoàn TKV, là một trong số các doanh nghiệp khai
thác than lớn nhất thuộc Tập đoàn, là đối tượng doanh nghiệp khai thác than điển hình
để nghiên cứu sâu và áp dụng các nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí
trong nội dung tiếp theo của luận án.
* Quy trình và công nghệ khai thác than tại doanh nghiệp
Hoạt động khai thác được tiến hành bằng phương pháp khai thác lộ thiên: Sau khi
đo đạc, phân tích cấu tạo địa chất, tính toán các chỉ tiêu, Công ty tiến hành đưa máy
khoan vào các vị trí đã được tính toán để tiến hành khoan và đặt chất nổ. Sau khi tiến
hành công tác nổ mìn bằng phương pháp vi sai toàn phần để phá vỡ kết cấu của đất đá,
để lộ các vỉa than ra khỏi mặt đất, Công ty sử dụng các máy xúc để xúc đất đá lên ô tô
và vận chuyển đến bãi thải ngoài, phần lớn đất đá được chuyển bằng ôtô tự đổ ra bãi
thải Đông Cao Sơn. Than sẽ được vận chuyển đến nhà máy tuyển, hoặc tiêu thụ tại
cảng. Cụ thể:
Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác than tại Công ty CP Than Cao Sơn
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn khảo sát 2010 - 2014 của
Công ty CP Than Cao Sơn
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn khảo sát 2010 - 2014 của Công
ty CP Than Cao Sơn thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu trong bảng 3.3.
Khoan
Bốc xúc
Nổ mìn
Vận chuyển Đất đá
Bãi thải
Than Sàng tuyển
Máng ga đi Cửa Ông
Cảng Công ty
74
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty CP Than Cao Sơn giai đoạn 2010-2014
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
1. SL đất đá bốc xúc M3 27.008.276 32.100.560 25.413.273 30.230.688 28.062.698
2. SL than NK khai thác Tấn 3.833.889 3.873.381 3.516.236 3.891.210 3.579.005
3. Tổng DTT từ BH và
CCDV
Trđ
2.577.817 3.604.499 3.335.275 3.851.237 4.117.322
4. LN sau thuế Trđ 75.557 80.519 44.556 48.964 4.280
5. Tỷ lệ LNst/Tổng DTT % 2,93 2,23 1,34 1,27 0,1
6. Tổng TS (NV) tại thời
điểm cuối năm
Trđ
1.234.572 1.695.256 1.427.683 1.624.661 1.816.908
7. Tổng chi phí SXKD Trđ 2.531.905 3.595.326 3.325.866 4.716.845 4.144.296
8. Lãi cơ bản trên CP đ 7.556 7.421 2.970 3.442 285
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Kế toán - Thống Kê giai đoạn 2010 -2014, Công ty CP Than Cao Sơn).
* Tình hình biến động chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của
Công ty CP Than Cao Sơn giai đoạn 2010-2014
Tình hình biến động chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành than khai thác của
Công ty giai đoạn 2010 - 2014 được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản trên Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu phản ánh chi phí SXKD và giá thành sản phẩm của
Công ty giai đoạn 2010 -2014
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
1. SL đất đá bốc xúc
M3 27.008.276 32.100.560 25.413.273 30.230.688 28.062.698
2. SL than NK khai thác
Tấn 3.833.889 3.873.381 3.516.236 3.891.210 3.579.005
3. Tổng chi phí SXKD
Trđ 2.531.905 3.595.326 3.325.866 4.716.845 4.144.296
4. Tiết kiệm (-), bội chi (+)
chi phí đ –8.495.000.000 +1.257.500.000 –508.000.000 +6.788.190.000 –4.924.710.880
5.Giá thành đơn vị 1Tthan
khai thác đ/1tấn 553.204 782.103 792.266 848.728 917.140
6. Giá thành đơn vị 1m3 đất
đá bóc đ/1m
3
69.650 75.446 93.177 94.076 123.320
7. Mức tiết kiệm (bội
chi)/1T than khai thác đ/1T - 2.216 +325 -144 +1.744 -1.376
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Kế toán - Thống Kê giai đoạn 2010 -2014, Công ty Than Cao Sơn)
Trong giai đoạn khảo sát 2010 - 2014, qua số liệu của các chỉ tiêu trên các Bảng
3.3, 3.4 ta nhận thấy: các chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh theo hiện vật (sản lượng than khai thác, khối lượng đất đá bóc) và theo giá trị
(tổng chi phí SXKD, tổng doanh thu thuần, tổng lợi nhuận sau thuế) đều tăng, bên cạnh
đó sự gia tăng qui mô tổng tài sản (nguồn vốn) tại thời điểm cuối các năm tài chính thể
hiện sự phát triển về qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
75
Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy, tỷ lệ LNst/DTT của doanh nghiệp có xu hướng
giảm dần qua các năm nghiên cứu, nói cách khác tốc độ tăng tổng chi phí sản xuất kinh
doanh giai đoạn vừa qua có xu hướng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần của
doanh nghiệp, điều này càng được khẳng định khi giá thành đơn vị 1T than khai thác
và 1m
3
đất đá bóc của Công ty liên tục tăng dần theo các năm trong giai đoạn nghiên
cứu.
Hình 3.5 và Hình 3.6 cho thấy đặc điểm tỷ trọng của từng yếu tố chi phí trong giá
thành 1T than nguyên khai khai thác và sự biến động của các yếu tố chi phí trong giá
thành 1T than nguyên khai giai đoạn 2010-2014, trong đó, chi phí vật liệu, chi phí dịch
vụ mua ngoài có xu hướng liên tục tăng, và chiếm tỷ trong lớn trong giá thành than
khai thác của doanh nghiệp (từ 30% - 40%).
Hình 3.3. Biến động giá thành đơn vị 1m3
đất đá bóc của Công ty CP Than Cao Sơn
giai đoạn 2010-2014
Hình 3.4. Biến động giá thành đơn vị 1T
than NK khai thác của Công ty CP Than
Cao Sơn giai đoạn 2010-2014
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng của các yếu tố chi phí trong giá thành 1T than
nguyên khai khai thác của Công ty CP Than Cao Sơn giai đoạn 2010-2014
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
2010 2011 2012 2013 2014
đ
/1
m
3
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
2010 2011 2012 2013 2014
đ
/1
T
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chi phí khác bằng tiền
Chi phí DV mua ngoài
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí nhân công
Chi phí NVL
76
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của các yếu tố chi phí trong giá thành 1T than
nguyên khai khai thác của Công ty CP Than Cao Sơn giai đoạn 2010-2014
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT chi phí trong doanh
nghiệp khai thác than
Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của doanh nghiệp khai thác than kết hợp
khảo sát, quan sát thực tế và phỏng vấn sâu về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp, tác giả đã xác định hệ thống các nhân tố tác động đến tổ chức công tác
kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác than qua hình 3.7.
Hình 3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị chi phí trong DNKTT
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
Trong các nhân tố trên, có nhân tố mang tính khách quan, không thể kiểm soát
được (ví dụ: về cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật qui định của Nhà nước,
của Tập đoàn TKV; về các nhân tố liên quan điều kiện sản xuất, môi trường kinh
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
2010 2011 2012 2013 2014
đ
/t
ấn
Chi phí NVL
Chi phí NC
Chi phí KH TSCĐ
Chi phí DVMN
Chi phí khác bằng tiền
Các nhân tố ảnh hưởng
tổ chức KTQT chi phí
trong DNKTT
Nhóm nhân tố
khách quan
Điều kiện sản
xuất, môi
trường kinh
doanh, tổ
chức sản xuất
và tổ chức
quản lí
Chính
sách, chế
độ quản lý
của NN,
Cơ chế nội
bộ Tập
đoàn TKV
Sự tiến bộ
KHKT,
công nghệ
trong SX
và quản lí
kinh tế
Nhu cầu
thông tin
chi phí
phục vụ
quản trị
doanh
nghiệp
Nhóm nhân tố
chủ quan
Tình hình
trang bị và
ứng dụng
thành tựu
KHKT
trong hạch
toán kế toán
Nhận thức,
khả năng và
trình độ của
đội ngũ
nhân sự thực
hiện công
tác hạch
toán kế
toán
77
doanh, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lí DN;), tổ chức kế toán quản trị chi phí
trong DNKTT phải dựa vào đó để điều chỉnh xây dựng cho phù hợp. Trong đó đặc
biệt lưu ý các nhân tố mang tính đặc trưng của ngành.
- Điều kiện sản xuất, môi trường kinh doanh, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lí
+ Điều kiện sản xuất: Các doanh nghiệp khai thác than thực hiện hoạt động khai
thác trên các khoáng sàng khác nhau có vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện mỏ - địa chất,
điều kiện khai thác thuận lợi và khó khăn khác nhau nên có chi phí khai thác nói riêng,
chi phí sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh khác nhau. Các yếu tố
như: hệ số bóc, hệ số đào lò, hệ số đất đá lẫn, điều kiện giao thông, diện tích khai
trường khai thác, cự ly với khu dân cư lân cận,... đều tác động đến chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp khai thác than - đối tượng phản ánh của KTQT chi phí.
+ Môi trường kinh doanh: nhân tố này có tác động không nhỏ đến tổ chức kế
toán quản trị chi phí. Cụ thể, môi trường kinh doanh đặt ra các nhu cầu về thông tin chi
phí của doanh nghiệp do vậy kế toán quản trị chi phí được tổ chức thực hiện cho phù
hợp. Môi trường kinh doanh ổn định, ít biến động kế toán quản trị chi phí tập trung vào
thu nhận, kiểm soát thông tin chi phí; nếu môi trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nghien_cuu_to_chuc_ke_toan_quan_tri_chi_phi_trong_doanh_nghiep_khai_thac_than_ap_dung_cho_cong_ty.pdf