Luận án Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông cửu long trong xây dựng nông thôn mới

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 7

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 7

1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình tổng quan và những

nội dung cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 24

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NGUỒN LỰC

THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI 32

2.1. Nguồn lực thanh niên và xây dựng nông thôn mới 32

2.2. Các yếu tố tác động tới vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông

Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới 54

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ NGUỒN LỰC

THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 72

3.1. Thực trạng thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long

trong xây dựng nông thôn mới 72

3.2. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong thực hiện

vai trò của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây

dựng nông thôn mới hiện nay 96

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÒ

NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 121

4.1. Quan điểm phát huy vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long

trong xây dựng nông thôn mới 121

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò nguồn lực thanh niên

đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới 127

KẾT LUẬN 161

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

PHỤ LỤC 179

pdf204 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông cửu long trong xây dựng nông thôn mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo tồn, sửa chữa, phát huy các giá trị của những công trình văn hóa đó ít có lực lượng xã hội nào phù hợp hơn thanh niên. Bằng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, lực lượng thanh niên ĐBSCL đang tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc và văn hóa Nam bộ. Những điệu lý, câu hò, làn vọng cổ, cải lương được thanh niên sáng tạo, gìn giữ và không ngừng phát huy. Lực lượng thanh niên tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, tốt đẹp, tham gia phát triển văn hóa cộng đồng địa phương, đi đầu trong xây dựng nếp sống mới, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Họ là những người trực tiếp tham gia tu sửa, làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương. Lực lượng thanh niên tích cực tham gia thực hiện và động viên người dân thực hiện nếp sống mới trong cưới, sinh đẻ, ma chay, tết, lễ hội, đồng thời mạnh dạn đấu tranh xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn cờ bạc, ma túy, rượu chè bê tha, lối sống buông thả, coi thường pháp luật ở nông thôn hiện nay. Thanh niên cũng là lực lượng hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, không ngần ngại giúp đỡ người già không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ mồ côi, tật nguyền, để chia sẽ khó khăn, mất mát với người dân nông thôn, đồng thời góp phần thực hiện tiêu chí về “Văn hóa” trong xây dựng NTM. Lực lượng thanh niên thông qua tổ chức mình, thường xuyên tiến hành nhiều hoạt động có ý nghĩa góp phần định hướng và xây dựng lối sống lành mạnh cho tuổi trẻ và người dân ở địa phương. Riêng trên địa bàn tỉnh Long An, qua 05 năm (2012-2017), các cấp bộ Đoàn đã tổ chức hơn 2.710 lượt hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ, thể dục thể thao thu hút trên 406.500 lượt 89 đoàn viên, thanh niên tham gia, toàn tỉnh có hơn 200 sân chơi thường xuyên cho thanh niên [31, tr.8]. Những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do lực lượng thanh niên và tổ chức thanh niên thực hiện vừa góp phần tập hợp được đông đảo thanh thiếu niên và người dân địa phương, vừa khơi dậy ý chí, sức mạnh thể chất và tinh thần của họ để phục vụ cho xây dựng NTM. Nhờ sự đóng góp tích cực của lực lượng thanh niên và tổ chức của thanh niên trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Tính đến đầu năm 2016, ĐBSCL có 1101/1260 xã đạt tiêu chí về văn hóa, chiếm tỷ lệ 87,38% (tăng 281 xã so với năm 2011) [5]. Ba là, trong thực hiện tiêu chí về “Môi trường và an toàn thực phẩm”. Lực lượng thanh niên ĐBSCL luôn tiên phong trong tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định, đi đầu trong các hoạt động thiết thực về giữ gìn, bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Nhiều ý kiến của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền các tỉnh ĐBSCL đều thống nhất rằng, thanh niên là lực lượng chính, xung kích, tình nguyện trong làm sạch các dòng sông, tổ chức phát hoang bụi rậm ở các tuyến lộ, trồng cây xanh trên các tuyến đường và các trụ sở, cơ quan, trường học, doanh nghiệp. Lực lượng thanh niên rất tích cực thực hiện và tuyên truyền về hiệu quả của việc trồng hàng rào cây xanh ở từng gia đình, đến nay trong vùng có hàng trăm km hàng rào cây xanh mọc lên, đã làm cho diện mạo nông thôn thêm xanh, sạch, không khí thêm trong lành. Trong 05 năm (2012-2017), lực lượng thanh niên ĐBSCL trồng mới trên 10 triệu cây rừng và cây xanh phân tán vừa góp phần phát triển rừng, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp vừa bảo vệ đê bao; thanh niên phát hoang hàng trăm km bụi rậm ở các tuyến lộ nông thôn; vớt hàng nghìn tấn rác, làm sạch hơn 1.000km các dòng sông, kênh rạch. Riêng ở địa bàn tỉnh Cà Mau, lực lượng thanh niên tổ chức phát hoang gần 45km bụi rậm ở các tuyến lộ, trồng trên 218.000 cây xanh các loại trên tuyến đường và các trụ sở, cơ quan, trường học, doanh nghiệp [26, tr.7]. Ở địa bàn tỉnh Long An, lực lượng thanh niên đã thành lập, duy trì hoạt động trên 192 90 mô hình thanh niên xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu với hơn 5.200 đoàn viên, thanh niên tham gia; trồng hơn 450.000 cây xanh các loại; thu gom được trên 250 tấn rác thải; giúp đỡ trên 2.500 hộ dân khắc phục hậu quả của thiên tai bão lũ [31, tr.4]. Nhờ những đóng góp đó đã làm cho các dòng sông ở ĐBSCL trở nên trong sạch, tươi mát hơn, dòng chảy được khơi thông, môi trường cảnh quang nông thôn xanh - sạch - đẹp. Lực lượng thanh niên ĐBSCL còn là nòng cốt trong tham gia công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; là lực lượng tích cực trong tham gia tuyên truyền các cơ sở nuôi trồng thủy sản, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở địa phương tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm; là lực lượng tiên phong trong vận động nhân dân tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, dọn vệ sinh môi trường nhằm ngăn chặn sự lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9, H5N1, dịch tai xanh, nhất là dịch tả lợn châu Phi đối với các đàn heo tại địa phương hiện nay. Những đóng góp của thanh niên nêu trên đã góp phần tích cực vào việc thực hiện tiêu chí về môi trường của các địa phương trong vùng. Tính đến đầu năm 2016, ĐBSCL có 475/1260 xã đạt tiêu chí về môi trường, chiếm tỷ lệ 37,7% (tăng 422 xã so với năm 2011) [5]. 3.1.4.2. Một số hạn chế Một là, trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng lao động của một bộ phận không nhỏ TNNT ĐBSCL nhìn chung còn thấp; đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận TNNT còn nghèo nàn, trong khi các địa điểm vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa còn thiếu, yếu kém về cơ sở vật chất; sân chơi, dụng cụ tập luyện thể dục - thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên,... điều này ảnh hưởng đến kết quả tập hợp, khơi dậy năng lực, sức mạnh thể chất lẫn tinh thần của thanh niên phục vụ xây dựng NTM. Hai là, việc đẩy lùi các tập quán lạc hậu ở nông thôn chuyển biến chậm; tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, an ninh trật 91 tự - xã hội ở nông thôn nhiều nơi chưa tốt đã gây không ít khó khăn, trở ngại trong phát huy vai trò thanh niên xây dựng NTM. Ba là, ở nhiều vùng nông thôn ĐBSCL công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường của lực lượng đoàn viên, thanh niên và tổ chức Đoàn cho người dân còn chưa được thực hiện tốt. Do vậy, nhiều nơi nông dân còn chưa hình thành thói quen gom rác lại để xử lý, vẫn còn một lượng không nhỏ các loại vỏ còn chứa ít thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vứt bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt được đẩy thẳng ra sông, ao, hồ, cùng với nhà vệ sinh trên sông đã gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt. Thói quen thả rong trâu, bò, chó của người dân nông thôn nhiều nơi chưa được khắc phục. Chính bản thân một bộ phận thanh niên còn chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho địa phương. Điều này phần nào được phản ánh qua kết quả khảo sát thanh niên tại các tỉnh ĐBSCL. Khi hỏi về sự tham gia của họ đối với hoạt động giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường ở địa phương, kết quả có đến 63 ý kiến trả lời “Tham gia ít”, chiếm tỷ lệ 17,5%; 24 ý kiến trả lời “Tham gia mang tính hình thức”, chiếm tỷ lệ 6,7% và 15 ý kiến trả lời “Không tham gia”, chiếm tỷ lệ 4,2% . Trong số 63 ý kiến trả lời “Tham gia ít”, có 27 ý kiến của thanh niên dân tộc, 29 ý kiến TNNT, 07 ý kiến thanh niên thành thị và trong 15 ý kiến trả lời “Không tham gia”, có 06 ý kiến của thanh niên dân tộc, 07 ý kiến TNNT và 02 ý kiến thanh niên thành thị (xem phụ lục 11). Điều này cho thấy, ý thức tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường của thanh niên thành thị tốt hơn so với thanh niên dân tộc và TNNT. Chính vì vậy đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là tổ chức Đoàn ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc ĐBSCL cần quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho thanh niên để góp phần thực hiện đạt tiêu chí này trong xây dựng NTM. Kết quả khảo sát trên ít nhiều cho thấy thực trạng môi trường ở nhiều vùng nông thôn ĐBSCL hiện nay. Ở nông thôn ĐBSCL hiện còn nhiều gia 92 đình thanh niên vẫn vứt rác thải bừa bãi, không thu gom, gây ô nhiễm quanh khu vực gia đình cư trú; xác chết động vật không chôn cất mà đổ ra sông, ao, hồ. Một bộ phận nhỏ TNNT lười biếng không chịu phát hoang bụi rậm quanh nhà và ven đường, không thực hiện trồng hàng rào cây xanh theo chủ trương chung của địa phương để tạo cảnh quan môi trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dịch sốt xuất huyết do muỗi ở ĐBSCL thường xuyên bùng phát, nhất là vào mùa hè, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. 3.1.5. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hệ thống chính trị” trong xây dựng nông thôn mới 3.1.5.1. Những thành tựu chủ yếu Một là, trong thực hiện tiêu chí về “Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật”. Đa số cán bộ, công chức, viên chức trong độ tuổi thanh niên ở ĐBSCL đều tích cực học tập về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,... và đạt chuẩn theo quy định. Hệ thống chính trị cơ sở nếu chất lượng thấp, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kém thì không thể tổ chức phục vụ tốt cho người dân và tổ chức có hiệu quả việc triển khai, thực hiện xây dựng NTM ở địa phương. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, đồng thời cũng là đáp ứng nội dung của tiêu chí “Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật” trong xây dựng NTM, đa số đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở độ tuổi thanh niên, đặc biệt là cán bộ đoàn đều tích cực tham gia học tập về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,... Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, từ năm 2012 đến năm 2017 có 129 cán bộ, công chức ở độ tuổi thanh niên được đào tạo trung cấp thanh vận, 965 người được đào tạo chuyên môn trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, 727 người được đào tạo trung cấp, cao cấp chính trị [30, tr.9]. Lực lượng Đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia xây dựng tổ chức đoàn ở địa phương vững mạnh, nhờ đó đa số tổ chức Đoàn của xã trong vùng ĐBSCL đều đạt loại khá trở lên. Điển hình tại địa bàn tỉnh Cà Mau, trong 05 93 năm (2012-2017), kết quả xếp loại tổ chức Đoàn hàng năm đối với Chi đoàn cơ sở, “Mạnh” đạt 93%; “Khá” đạt 5,7%; “Trung bình” chỉ có 1,3%. Đối với Chi đoàn, “Mạnh” đạt 76,8%; “Khá” đạt 16%; Trung bình” 6% và “Yếu” chỉ có 1,2% [26, tr.12]. Thanh niên là lực lượng tích cực trong cung cấp thông tin pháp luật cho nhân dân địa phương, trong góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, từ đó góp phần xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Lực lượng thanh niên thông qua tổ chức mình đã tích cực tuyên truyền, phổ biến Hiến Pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013, các bộ Luật Hình sự, Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy, đã góp phần xây dựng ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật trong thanh niên và người dân. Hai là, trong thực hiện tiêu chí về “Quốc phòng và an ninh”. Lực lượng thanh niên ĐBSCL luôn xung kích, đi đầu trong tham gia bảo vệ Tổ quốc, tích cực tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng thanh niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, thế hệ trẻ ĐBSCL sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Qua 05 năm (2012- 2017), hàng chục nghìn thanh niên ĐBSCL lên đường nhập ngũ (riêng tỉnh Sóc Trăng có 6.521 thanh niên lên đường nhập ngũ) góp phần bảo vệ Tổ quốc. Đa số các địa phương ĐBSCL đều hoàn thành tốt chỉ tiêu quốc phòng được giao. Thanh niên ĐBSCL cũng là lực lượng xung kích trong tham gia giữ gìn an ninh trật tự - xã hội ở địa phương. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã thành lập 169 “Đội hình thanh niên tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông” và 122 “Đội thanh niên xung kích an ninh” ở các địa phương [34, tr.5]. Các đội tình nguyện đã phối hợp và hỗ trợ tích cực với lực lượng công an trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuần tra, phát hiện và tham gia giải quyết nhiều vụ việc vi phạm pháp luật ở địa bàn dân cư. Lực lượng thanh niên ĐBSCL đi đầu trong tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng thanh niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng 94 đồng, ổn định cuộc sống, giúp thanh niên chậm tiến tiến bộ hơn. Thông qua nhiều loại hình hoạt động, lực lượng thanh niên và tổ chức thanh niên ĐBSCL đã cảm hóa được hàng chục nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, làm chuyển biến nhận thức và hành vi của thanh thiếu niên và người dân về ý thức chấp hành pháp luật, qua đó góp phần quan trọng trong thực hiện tiêu chí về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật của xây dựng NTM. Tiêu biểu như tại địa bàn tỉnh Bến Tre có 213 “Câu lạc bộ tuổi trẻ pháp luật” tại xã, phường, thị trấn, trường học, trong đó có hơn 60% câu lạc bộ hoạt động hiệu quả hàng năm; có 104 “Câu lạc bộ thắp sáng niềm tin”; có 33 “Câu lạc bộ hướng thiện”; tổ chức Đoàn cảm hóa gần 3.000 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, tỷ lệ cảm hóa tiến bộ hàng năm trên 60% [25, tr.3]. Những kết quả nêu trên, lực lượng thanh niên góp phần thúc đẩy hoàn thành tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Đến đầu năm 2016, ở ĐBSCL có 822/1260 xã đạt tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, chiếm tỷ lệ 65,24% (tăng 470 xã so với năm 2011); có 1200/1260 xã đạt tiêu chí về quốc phòng và an ninh, chiếm tỷ lệ 95,24% (tăng 281 xã so với năm 2011) [5]. 3.1.5.2. Một số hạn chế Một là, còn một bộ phận thanh niên, nhất là TNNT thờ ơ với vấn đề chính trị - xã hội, không muốn tham gia vào tổ chức Đoàn, Hội ở địa phương. Hiện nay ở nhiều tỉnh ĐBSCL kết quả tập hợp thanh niên tham gia Đoàn, Hội có tỷ lệ rất thấp. Toàn tỉnh Bạc Liêu có 40.198 hội viên/375.645 thanh niên (chiếm 10,7%), đang sinh hoạt tại 1.481 chi hội, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm [24, tr.10]. Nhiều tỉnh đoàn ở ĐBSCL tỷ lệ thu hút thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội chưa đạt chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. (tỉnh đoàn Kiên Giang, nhiệm kỳ 2012-2017, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn đạt tỷ lệ 57,5%; vào tổ chức Hội đạt 65% so với chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh [30, tr.12]. Qua kết quả khảo sát trong thanh niên ĐBSCL về mong muốn tham gia tổ chức Đảng, mức độ tham gia sinh hoạt Đoàn của họ đã thể hiện rõ tình trạng này. Khi hỏi thanh niên ở các tỉnh 95 ĐBSCL về nguyện vọng phấn đấu vào Đảng của họ, kết quả có đến 17 ý kiến trả lời “Không”, chiếm tỷ lệ 4,7% và có 29 ý kiến trả lời “Không quan tâm”, chiếm tỷ lệ 8,1%; về mức độ tham gia sinh hoạt Đoàn của thanh niên, kết quả có 72 ý kiến trả lời “Không tham gia”, chiếm tỷ lệ 20% (trong đó có 31 ý kiến thanh niên dân tộc, 36 ý kiến TNNT và 05 ý kiến thanh niên thành thị) (xem phụ lục 11). Đây là thực tế mà các tổ chức Đoàn ĐBSCL cần đáng lưu tâm hiện nay trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên ở địa phương, nhất là ở nông thôn và vùng đồng bào dân tộc để thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Hai là, nhiều hoạt động phong trào của Đoàn có biểu hiện dàn trải, thiếu hấp dẫn, chỉ thu hút một bộ phận đoàn viên tích cực, thanh niên tiên tiến tham gia, còn đông đảo thanh niên đứng bên ngoài các phong trào nên chất lượng, hiệu quả chưa cao. Chẳng hạn ở tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh có 375.645 thanh niên, nhưng tham gia phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” trong 05 năm (2012-2017), thanh niên chỉ đóng góp 5.349 ngày công lao động trong sửa chữa lộ giao thông, phát hoang bụi rậm; tham gia đóng góp giao thông thuỷ lợi, thủy nông nội đồng 2.735 ngày công [24, tr.4]. Ba là, một bộ phận TNNT kém hiểu biết về pháp luật, có các hành vi vi phạm pháp luật như vi phạm luật giao thông, cờ bạc, trộm cắp, nghiện ma túy, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến việc thực hiện các tiêu chí về “Hệ thống chính trị” trong xây dựng NTM. Điển hình như trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong 06 tháng đầu năm 2016, lực lượng công an khởi tố 141 vụ tội phạm về trật tự xã hội, bắt, xử lý 153 đối tượng; phát hiện, xử lý 31.900 trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông thủy, bộ (trong đó có 64,3% số vụ xảy ra ở địa bàn nông thôn; đối tượng vi phạm dưới 30 tuổi chiếm 73,2%) [127]. Do sự tham gia của thanh niên trong xây dựng NTM còn hạn chế nên kết quả xây dựng NTM ở ĐBSCL cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Tính cuối năm 2017, khu vực ĐBSCL còn 635 xã đạt 10-14 tiêu chí NTM; 228 xã đạt 5-9 tiêu chí NTM và còn 3 xã đạt dưới 5 tiêu chí NTM [116]. 96 3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY 3.2.1. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới 3.2.1.1. Nguyên nhân của thành tựu Một là, sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên cả nước nói chung, trong đó có thanh niên ĐBSCL. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều sự quan tâm dành cho thanh niên, tạo điều kiện về mọi mặt để thanh niên trưởng thành, phát triển, cống hiến cho đất nước. Đảng đưa ra những chủ trương, ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên nhằm chăm lo, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, thế hệ trẻ về mọi mặt để trở thành lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nhà nước cụ thể hóa bằng các quy định để thanh niên có điều kiện thuận lợi về học hành, rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, rèn luyện sức khỏe, phát triển về trí tuệ và thể lực, lao động, sản xuất, kinh doanh, việc làm, vui chơi giải trí lành mạnh,... tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Đây là tiền đề hết sức thuận lợi để thanh niên có kiến thức, năng lực, trình độ, nhận thức đóng góp xây dựng NTM. Đồng thời góp phần xây dựng NTM cũng chính là việc làm thể hiện trách nhiệm của thanh niên để đáp lại sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và khỏi phụ sự kỳ vọng của dân tộc. Hai là, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố; các tỉnh đoàn, thành đoàn ĐBSCL trong việc phát huy vai trò nguồn lực thanh niên xây dựng NTM. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh đoàn, thành đoàn ĐBSCL tiến hành các phong trào, các cuộc vận động để thu hút, tập hợp thanh niên tham gia xây dựng NTM. Các 97 tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố ĐBSCL quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, về cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương để vận động, phát huy tối đa vai trò thanh niên trong xây dựng NTM. Trong đó, đặc biệt là các tỉnh đoàn, thành đoàn ĐBSCL đã trực tiếp tổ chức thực hiện nhiều phong trào, cuộc vận động thanh niên địa phương tham gia xây dựng NTM; vận động người dân địa phương, các doanh nghiệp, mạnh thường quân đóng góp công sức, tiền của trong xây dựng NTM. Các tỉnh đoàn, thành đoàn quan tâm đúng mức công tác thông tin, tuyên truyền xây dựng NTM trong đoàn viên, thanh niên và người dân. Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền đã làm thay đổi nhận thức trong nhiều thanh niên, từ đó họ có ý thức, tinh thần, trách nhiệm với xây dựng NTM ở địa phương. Những đóng góp của thanh niên ĐBSCL trong thực hiện các tiêu chí từ hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất đến các tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường và hệ thống chính trị chính là kết quả của công tác tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia xây dựng NTM mang lại. Ba là, nội dung và phương thức hoạt động Đoàn, Hội ngày càng bám sát nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa phương. Trong hoạt động, tổ chức Đoàn, Hội ĐBSCL thực hiện đa dạng các hình thức giúp đỡ thanh niên gắn với việc thực hiện các tiêu chí NTM. Thường xuyên tổ chức các chương trình đồng hành, hỗ trợ thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên góp phần xây dựng NTM. Nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội đều coi trọng tính hợp lý của mỗi công việc, mỗi đối tượng, mỗi phong trào, phù hợp với tình hình, năng lực nội tại của thanh niên để đạt hiệu quả cao nhất; các phong trào vừa gắn với lợi ích thanh niên vừa góp phần xây dựng NTM. Do đó, nội dung và phương thức hoạt động Đoàn, Hội trở nên hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, qua đó tập hợp được đông đảo thanh niên tham gia xây dựng NTM. 98 Bốn là, những đặc điểm tích cực của thanh niên ĐBSCL từng bước được phát huy đã góp phần đem lại nhiều thành tựu cho xây dựng NTM. (1) Thanh niên ĐBSCL là những con người gan dạ, dũng cảm trong đấu tranh cũng như trong chinh phục tự nhiên và lao động sản xuất. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trẻ, mới được mở mang, khai khẩn cách đây khoảng 400 năm. Vào thế kỷ thứ XVII, về cơ bản đây là vùng đất còn hoang dã, sình lầy, sông rạch chằng chịt, với rừng thiêng nước mặn, cá sấu, muỗi mòng, rắn rết, khung cảnh thiên nhiên cây cối sầm uất, nguy hiểm, là môi trường vô cùng lạ lùng, bí hiểm, đầy đe dọa, gây ra nỗi khiếp sợ cho những lưu dân mới đến đây lập nghiệp. Đối diện với một môi trường thiên nhiên vừa có nhiều thuận lợi, vừa đầy khó khăn, những lớp lưu dân thanh niên đầu tiên phải đổ nhiều mồ hôi và cả máu để khai khẩn đất đai, xây dựng và bảo vệ xóm làng. Cùng với cuộc chống chọi với thiên nhiên đầy gian khổ và nguy hiểm đó là những năm tháng chống giặc ngoại xâm trường kỳ gian khổ đã rèn luyện cho người thanh niên bản lĩnh gan dạ, can đảm, mạo hiểm để vượt qua mọi khó khăn, xây dựng nên những xóm làng, cuộc sống mới. Trong xây dựng NTM ở ĐBSCL hiện nay, những phẩm chất đáng quý này giúp thanh niên trở nên bản lĩnh hơn, mạnh mẽ hơn sẵn sàng chịu đựng hy sinh, gian khổ để khai phá đất đai ở những vùng hoang hóa, phèn mặn của ĐBSCL nơi đầy những khó khăn để tạo dựng cuộc sống mới tươi đẹp. Bằng bản lĩnh gan dạ, dũng cảm, thanh niên ĐBSCL xung kích chinh phục biển khơi trên những con tàu thô sơ trước biển rộng bao la nhiều sóng dữ, đầy hiểm nguy vừa đánh bắt, vừa khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đó cũng chính là các hoạt động đóng góp để thu nhập tăng thêm, đảm bảo quốc phòng, an ninh của xây dựng NTM. (2) Thanh niên ĐBSCL là những con người cởi mở, phóng khoáng, thích tự do, giàu nghĩa khí, trọng nghĩa tình. 99 Thanh niên ĐBSCL với tính cách chung của con người Tây Nam Bộ “Hào phóng và lòng hiếu khách” [57, tr.24] “Chữ nghĩa được đặt lên hàng đầu trong cuộc sống” [101, tr.675]. Do ĐBSCL có đất đai rộng lớn, thanh niên, nhất là TNNT sống rải rác và thưa thớt nên mức độ cố kết cộng đồng dân cư lỏng lẻo, phong tục tập quán không quá ràng buộc nặng nề như ở Bắc bộ và Trung bộ. Chính điều này cùng với thiên nhiên trù phú đã tạo cho thanh niên ĐBSCL yêu thích tính cách tự do, phóng khoáng, không thích màu mè, chau chuốt trong lời ăn, tiếng nói, không câu nệ, không thích những hình thức lễ nghi ràng buộc. Từ đầu thế kỷ XVII, nhiều thanh niên nghèo người Việt ở Bắc bộ và Trung bộ, không khuất phục trước cường quyền, không chịu nổi ách áp bức, bóc lột tàn bạo và những cuộc chiến tranh dai dẳng của hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã phải rời bỏ quê cha đất tổ, tiến dần về phương Nam tìm đường mưu sinh lập nghiệp. Đến vùng đất phương Nam xa lạ, hoang vắng, họ phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ đầy khiếp sợ để mở ấp, lập làng. Trước điều kiện, hoàn cảnh khó khăn đó đã tôi luyện thanh niên ĐBSCL thành những người “Hành hiệp trượng nghĩa”, sống giàu nghĩa khí theo tinh thần “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Tinh thần “giàu nghĩa khí, trọng nghĩa tình” của người dân Nam Bộ xưa ít nhiều vẫn còn lưu giữ trong máu quyết của nhiều thanh niên ĐBSCL hiện nay, thôi thúc họ có những hành động cao đẹp góp phần cho xây dựng NTM. Dù tiền bạc không dư dả nhưng thanh niên sẵn sàng giúp nhau về cây, con giống miễn phí, hiến đất cho nhà nước trị giá hàng trăm triệu đồng mà không hề câu nệ, tính toán, bỏ hàng trăm triệu đồng mua xe cứu thương phục vụ miễn phí người dân nghèo, hay thấy hoàn cảnh đáng thương của người nghèo, người cơ nhỡ, sẵn sàng giúp đỡ trong khi mình phải chịu cảnh khó khăn. Những đức tính giàu tính nhân văn ấy là nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp NTM ở ĐBSCL đạt nhiều kết quả tích cực. (3) Thanh niên ĐBSCL năng động, dám nghĩ, dám làm không lùi bước trước khó khăn. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới khai phá, con người không quá nặng nề về truyền thống, phong tục, tập quán cổ xưa, tính liên kết cộng 100 đồng, dòng họ, làng xã kém bền chặt so với vùng Bắc bộ và Trung bộ, điều này đã thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo cá nhân, khuyến khích tìm tòi hướng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nguon_luc_thanh_nien_dong_bang_song_cuu_long_trong_x.pdf
Tài liệu liên quan