Luận án Pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet tại Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU . 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 8

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu . 35

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ DỊCH

VỤ QUẢNG CÁO THưƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG

INTERNET. 42

2.1. Khái quát lý luận về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến

trên mạng internet . 42

2.2. Lý luận pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến

trên mạng internet . 63

Chương 3: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO THưƠNG

MẠI TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG INTERNET TẠI VIỆT NAM

HIỆN NAY. 91

3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương

mại trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay . 91

3.2. Thực trạng thực thi pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại

trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay . 110

Chương 4: PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI

PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO THưƠNG MẠI TRỰC

TUYẾN TRÊN MẠNG INTERNET Ở VIỆT NAM . 127

4.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao

hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực

tuyến trên mạng internet . 127

 

pdf190 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chủ thể còn lại trong nền kinh tế như công chúng, người dùng internet (người tiếp nhận quảng cáo) hay các cơ quan nhà nước với vai trò quản lý và hỗ trợ hoạt động của người quảng cáo. Ngược lại, người quảng cáo cũng có những nghĩa vụ pháp lý cụ thể với cơ quan nhà nước và người tiếp nhận quảng cáo. Trong một số trường hợp, các chủ thể không chỉ chịu trách nhiệm riêng dựa trên vai trò của mình trong hoạt động QCTMTT mà có thể liên đới để cùng nhau chịu trách nhiệm khi xảy ra các hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Mặt khác, Luật Thương mại 2005 tiếp cận dưới góc độ mục đích của chủ thể trong các quan hệ hợp đồng nên gọi tên các chủ thể như vậy, còn Luật Quảng cáo 2012 lại gọi tên các chủ thể dưới góc độ hoạt động mà các chủ thể đó thực hiện nên chia thành: Người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, người tiếp nhận quảng cáo và người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo. 2.2.5.3. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet Trong Luận án này, tác giả không đề cập đến những hợp đồng thiết kế sản phẩm quảng cáo mà các công ty thiết kế hoàn thành dựa trên yêu cầu từ người quảng cáo vì hợp đồng này đối với phương thức quảng cáo truyền thống cũng vậy, không có sự khác biệt với QCTMTT, hầu như không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện DVQCTMTT. Kết quả của hợp đồng này, người quảng cáo đã có được thông điệp, sản phẩm quảng cáo để triển khai QCTMTT trên mạng internet. 81 Luật Thương mại 2005 có đưa ra hai loại hợp đồng trong hoạt động này là: Hợp đồng dịch vụ QCTM giữa bên thuê QCTM và bên cung ứng dịch vụ QCTM; và hợp đồng phát hành QCTM giữa người phát hành QCTM và bên thuê phát hành quảng cáo. Còn trong Luận án, tác giả sẽ xem xét cụ thể hơn các loại hợp đồng có thể xuất hiện trong quan hệ pháp luật giữa các chủ thể của DVQCTMTT. Qua phần chủ thể đã đề cập phía trên, có thể thấy mối quan hệ giữa ba chủ thể cơ bản của QCTMTT được thực hiện dựa trên hai loại hợp đồng cơ bản là hợp đồng cung ứng dịch vụ QCTM và hợp đồng phát hành QCTM. Một là, hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến Đây là hợp đồng được kí kết giữa bên cung ứng DVQCTMTT và bên thuê DVQCTMTT. Trong đó, bên thuê DVQCTMTT chính là người quảng cáo, những người có nhu cầu thực hiện chiến dịch quảng cáo, đưa thông điệp quảng cáo của mình đến công chúng, người dùng internet. Bên cung ứng dịch vụ quảng cáo là các mạng lưới quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, những chủ thể được phép thực hiện các dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành. - Về hình thức, hợp đồng này phải được ghi nhận dưới hình thức văn bản theo quy định của Luật Thương mại 2005. - Về nội dung, người kinh doanh quảng cáo có thể thực hiện nhiều giai đoạn trong DVQCTMTT hay nói cách khác, thường là họ cung cấp các “giải pháp tổng thể” cho người quảng cáo, cụ thể là: (i) Phát hành, đăng tải thông điệp quảng cáo bằng những cách thức, phương tiện khác nhau như tìm kiếm lựa chọn những người phát hành quảng cáo có những “vị trí đẹp” trên các trang web, ứng dụng, video... của các nền tảng công nghệ hoặc là sử dụng chính những nền tảng công nghệ của mình để thực hiện những công việc nhất định như đưa lên các banner của các trang web (nếu người kinh doanh quảng cáo có các trang web), đưa vào các từ khóa tìm kiếm (nếu người kinh doanh quảng cáo có các công cụ tìm kiếm); (ii) Theo dõi giám sát hoạt động của 82 chiến dịch quảng cáo và gửi báo cáo định kỳ hay cũng có thể có sự điều chỉnh trong việc phát hành quảng cáo nếu thấy rằng chiến dịch chưa có hiệu quả; (iii) Đồng hành cùng thương hiệu, tư vấn và xử lý khi có sự cố thông tin đối với thương hiệu... cũng như thực hiện các công việc liên quan đến chiến dịch truyền thông thương hiệu cho người quảng cáo. Hai là, hợp đồng phát hành quảng cáo (hợp đồng hợp tác quảng cáo) - Hợp đồng với một bên là người phát hành quảng cáo: Với mục đích chính để phát hành thông điệp, sản phẩm quảng cáo thì một bên chủ thể trong hợp đồng này là người phát hành quảng cáo, người này đã sở hữu được những sản phẩm công nghệ trên mạng internet (trang web, trò chơi, ứng dụng, video) có thể đặt thông điệp quảng cáo vào đó. Hoạt động chính của người này là làm cho sản phẩm về mặt công nghệ của mình phổ biến hơn đối với công chúng, song song với đó, thông điệp quảng cáo gắn kèm cũng sẽ phổ biến đến công chúng, các khách hàng tiềm năng trên mạng internet. Hợp đồng phát hành quảng cáo có thể được giao kết trực tiếp giữa người phát hành quảng cáo này với chính người quảng cáo khi người quảng cáo đã nhắm sẵn là chiến dịch quảng cáo này sẽ được phát hành trên một kênh hay một sản phẩm nào đó, tức là đã có sự lựa chọn cụ thể từ người quảng cáo. Mặt khác, hợp đồng này cũng có thể phát sinh giữa người phát hành quảng cáo với các mạng lưới quảng cáo, những người kinh doanh quảng cáo. Loại hợp đồng này thường phổ biến hơn do người quảng cáo thường tìm đến các mạng lưới quảng cáo để dễ dàng thông qua mạng lưới mà tiếp cận được nhiều vị trí đặt quảng cáo, thay vì phải làm việc với từng người phát hành quảng cáo đơn lẻ. Trong trường hợp này, các mạng lưới thường đi “thu mua” sẵn nhiều vị trí đặt quảng cáo khi thấy những người phát hành quảng cáo có tiềm năng. - Hợp đồng với một bên là người chuyển tải sản phẩm quảng cáo: Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là một đối tượng đặc biệt khi sử dụng chính mình, có thể là cơ thể hay những khả năng khác của bản thân để 83 đưa sản phẩm quảng cáo đến công chúng có thể chính là người kinh doanh dịch vụ quảng cáo để ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo trong đó sử dụng chính mình là phương tiện quảng cáo. Tương tự như ở trên, nếu người phát hành quảng cáo có những vị trí để gắn quảng cáo thì người chuyển tải sản phẩm quảng cáo sẽ gắn quảng cáo với mình. Đây cũng là trường hợp mà những người nổi tiếng hợp tác với người quảng cáo để quảng cáo trực tiếp cho họ hay hợp tác với các mạng lưới quảng cáo giống như người phát hành quảng cáo. Các hợp đồng phát hành quảng cáo này cũng được gọi là hợp đồng hợp tác quảng cáo giữa các bên, nhưng nội dung cơ bản thì vẫn thể hiện mục đích phát hành các thông điệp, sản phẩm quảng cáo qua các phương tiện, phương thức nhất định trên mạng internet. Ba là, hợp đồng đại lý quảng cáo Các mạng lưới quảng cáo của nước ngoài, sở hữu các nền tảng công nghệ được sử dụng ngay tại Việt Nam cũng đang tiến hành DVQCTMTT đối với người dùng internet Việt Nam nhưng về mặt pháp luật thì các chủ thể này không được phép tiến hành quảng cáo tại Việt Nam nên phát sinh ra những hợp đồng đại lý quảng cáo được giao kết giữa mạng lưới quảng cáo của nước ngoài với các mạng lưới quảng cáo trong nước, các công ty quảng cáo trong nước. 2.2.5.4. Quản lý nhà nước trong dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet Những rủi ro tiềm ẩn đã được trình bày ở phần trên đối với các chủ thể tham gia vào QCTMTT là một vấn đề lớn cần lưu tâm từ phía Nhà nước, cần có sự tác động từ Nhà nước, nói cách khác là một cơ chế quản lý nhà nước đối với DVQCTMTT trên mạng internet để vừa phát huy những lợi ích của QCTMTT cũng như kiểm soát được những bất trắc mà loại hình dịch vụ này mang lại cho xã hội. Vì vậy, tác giả cũng nghiên cứu về cơ chế quản lý của các cơ quan nhà nước đối với DVQCTMTT trên mạng internet. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý DVQCTMTT trên mạng internet theo phân 84 công nhiệm vụ của cơ quan được quy định trong các văn bản pháp luật, theo ngành, theo lĩnh vực. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo theo thẩm quyền. Theo quy định tại Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo thì trách nhiệm quản lý về quảng cáo nói chung thuộc về Bộ VHTTDL. Bộ này chủ quản về việc xây dựng các cơ chế, cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo và các nhiệm vụ khác về quản lý quảng cáo như thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của pháp luật; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo Trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ VHTTDL cũng nhận thức rõ sự phối hợp với các Bộ có liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Ngoài ra, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phối hợp với Bộ VHTTDL quản lý nhà nước về quảng cáo; quản lý nhà nước về nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc ngành, lĩnh vực được phân công. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Thương mại 2005, với vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó bao gồm hoạt động QCTM, Bộ Công Thương cũng chịu trách nhiệm quản lý DVQCTMTT. Tuy vậy, Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại lại chỉ điều chỉnh đối với một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại mà hầu như không nhắc đến hoạt động quảng cáo thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005. Với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, đi sâu đi sát vào tình hình tại từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có trách 85 nhiệm quản lý chung đối với hoạt động quảng cáo từ tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại địa phương; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền và báo cáo định kỳ việc quản lý hằng năm cho Bộ VHTTDL. Nhìn chung, cơ chế quản lý dịch vụ QCTM ở nước ta hầu như chỉ dựa vào sự quản lý từ phía cơ quan nhà nước, sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp vào việc quản lý quảng cáo mang tính chất gián tiếp, chủ yếu dừng lại ở việc tư vấn chính sách pháp luật hay tổ chức các hoạt động bổ trợ chứ không tham gia một cách trực tiếp vào. Sau đây, ta xem xét cơ chế quản lý quảng cáo ở một số nước trên thế giới: * Ở Singapore Về mặt lập pháp, Singapore là một trong số ít những nước trên thế giới xây dựng Bộ luật quảng cáo và kèm theo một loạt phụ lục, trong đó Bộ luật quảng cáo sẽ đưa ra những nguyên tắc chung, cơ bản còn các phụ lục sẽ giúp điều chỉnh cụ thể hơn đối với các hình thức khác nhau của hoạt động quảng cáo. Các phụ lục kèm theo giúp Nhà nước dễ dàng đưa ra các quy định thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của hoạt động quảng cáo cũng như giúp các chủ thể công dân, tổ chức có thể tiếp cận và áp dụng pháp luật dễ hơn trong thực tiễn cuộc sống. Bộ luật quảng cáo của Singapore cũng hướng đến các đối tượng áp dụng chính là người quảng cáo, bên bán hàng khuyến mại và các cơ quan thông tin đại chúng. Ngoài ra, cần chú ý, một trong các nguyên tắc áp dụng của Bộ luật nhắc đến phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động quảng cáo là tất cả những quảng cáo hiện diện trên lãnh thổ Singapo mà không phân biệt nước xuất xứ [118]. Cơ quan quản lý chất lượng quảng cáo tại Singapore (ASAS) được thành lập vào năm 1976 với mục đích chính để thúc đẩy quảng cáo một cách đạo đức ở Singapore, là một cơ chế tự điều chỉnh trong ngành quảng cáo, là một hội đồng tư vấn cho Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore (CASE). ASAS điều chỉnh các hoạt động quảng cáo thông qua Quy tắc thực hành quảng cáo 86 Singapore (SCAP) với nhận thức rằng trách nhiệm đảm bảo quảng cáo trung thực nằm ở cả người quảng cáo và người tiêu dùng [117]. Điều này hoạt động vì lợi ích của cả người quảng cáo và người tiêu dùng vì nó đảm bảo rằng thông qua sự công bằng, có sự cân bằng về niềm tin và trách nhiệm giữa hai bên. Hội đồng ASAS bao gồm đại diện từ các người quảng cáo, các đơn vị đại lý quảng cáo, cơ quan của Chính phủ, chủ các phương tiện truyền thông và các tổ chức hỗ trợ khác. Về mặt thẩm quyền, đối với bất kỳ hành vi quảng cáo nào vi phạm quy định của Bộ luật quảng cáo, ASAS có quyền yêu cầu người quảng cáo hoặc tổ chức quảng cáo sửa đổi hoặc rút lại quảng cáo đó, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động quảng cáo và một số nhiệm vụ khác. Ngoài các biện pháp xử lý trên, ASAS còn có thể công khai thông tin kết quả điều tra về những hành vi vi phạm quảng cáo để người tiêu dùng được biết [118]; từ đó, người tiêu dùng có thêm một cơ sở để đánh giá, lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào uy tín, không có những hành vi quảng cáo gian dối với người tiêu dùng. * Ở Vương quốc Anh Quy định quảng cáo ở Anh có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm hệ thống tự quản lý tiêu chuẩn được thiết lập và tôn trọng, tồn tại bên cạnh các luật bao gồm Bảo vệ người tiêu dùng khỏi Quy định giao dịch không lành mạnh và Bảo vệ doanh nghiệp khỏi Quy định tiếp thị sai lệch. Các cơ quan quản lý khác nhau đóng vai trò khác nhau bao gồm ASA - quản lý hệ thống tự quản lý [119], văn phòng Tiêu chuẩn Giao dịch của chính quyền địa phương và Cơ quan Thị trường và Cạnh tranh (CMA). Mặc dù những người quảng cáo có thể có các thỏa thuận hợp lý thường xuyên với ASA và Tiêu chuẩn giao dịch, CMA tập trung vào các vấn đề có khả năng làm méo mó toàn bộ thị trường. ASA được CAP thành lập vào năm 1962, là cơ quan quản lý quảng cáo, chịu trách nhiệm về vấn đề quảng cáo trên cơ sở Bộ luật Quảng cáo. Từ năm 1988, ASA có thêm thẩm quyền giải quyết khiếu nại liên quan đến quảng cáo sai lệch và quảng cáo không bình đẳng dựa trên việc áp dụng Quy định về 87 quảng cáo sai lệch. Hiện nay, những khiếu nại tương tự được xử lý dựa trên cơ sở của Quy định về Thương mại bất bình đẳng và Bảo vệ người tiêu dùng và Quy định về Bảo vệ kinh doanh và Tiếp thị sai lệch năm 2008. Hơn 40 năm sau khi thành lập, hoạt động với quy chế tự điều chỉnh đối với quảng cáo không chuyển tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, ASA bắt đầu chịu trách nhiệm cả về quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng. Từ năm 2010 đến nay, hệ thống tự điều chỉnh trong quản lý quảng cáo đã thay đổi phù hợp với sự thay đổi trong xã hội và sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng [118]. Tại Anh, ngành quảng cáo chịu sự điều chỉnh từ rất nhiều luật và các văn bản khác nhau. Luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư chi phối việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân để tiếp thị trực tiếp và có khả năng tác động đến phân tích, nhắm mục tiêu lại và các loại quảng cáo hành vi trực tuyến khác. Sự ra đời của Quy định bảo vệ dữ liệu chung vào tháng 5 năm 2018 có ý nghĩa lớn, đặc biết đối với nhiều người quảng cáo, các nhà đại lý và tất cả các doanh nghiệp còn chưa tuân thủ các quy định này. * Ở Hoa Kỳ Việc tiếp thị và quảng cáo trên Internet đều phải tuân theo luật, cũng như bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác Các quy tắc cơ bản được thực thi bởi FTC theo Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang. FTC có nhiệm vụ đưa ra các tuyên bố chính sách, hướng dẫn chi tiết, hội thảo và các thông báo hiện tại cho các quy định quảng cáo. Đối với tiếp thị và tiếp thị trên Internet, có một bộ luật hoàn toàn mới để bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng và đảm bảo quảng cáo trực tuyến trung thực [120]. Những luật bảo vệ người tiêu dùng áp dụng cho các hoạt động thương mại trên các phương tiện truyền thông khác cũng áp dụng cho các doanh nghiệp internet. Điều quan trọng là việc tiết lộ dữ liệu về các điều khoản của giao dịch phải được đặt gần với yêu cầu. 88 * Ở Trung Quốc Trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã chuyển sự tập trung sang việc quy định chặt chẽ hơn việc quảng cáo và gần đây là quảng cáo trực tuyến. Nối tiếp việc sửa đổi Luật quảng cáo được thực hiện vào năm 2015, Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại (SAIC) mới ban hành văn bản “Các biện pháp tạm thời cho Quản trị Quảng cáo Internet” (phần Phụ lục), bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 năm 2016 [122]; trong đó, Trung Quốc ngầm thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các người quảng cáo muốn quảng bá hàng hóa, dịch vụ của mình tại đất nước này. Luật quảng cáo này được áp dụng công bằng với cả các công ty Trung Quốc cũng như các công ty nước ngoài tại đây. Các quy định về quảng cáo này được soạn lại từ Luật Quảng cáo năm 1994 và dài gấp đôi bản cũ. Nó được ban hành để tăng cường việc bảo vệ người tiêu dùng và có những quy định mạnh mẽ hơn đối với các người quảng cáo. Quy định mới đã làm rõ nội dung nào được coi là quảng cáo trên Internet, trực tiếp đưa ra các quy tắc cho các đơn vị quảng cáo trực tuyến, và phác thảo các biện pháp điều tra cũng như hình phạt cho những người vi phạm [121]. Do tính phổ biến của quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc, các quy định sẽ có tác động rộng rãi đến hành động của các người quảng cáo và nhà khai thác nền tảng. 2.2.5.5. Bảo vệ quyền lợi của người dùng internet trong quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet Người dùng internet trong quá trình sử dụng internet của mình gặp phải các QCTMTT trên mạng internet được cài đặt, phân phối tự động thông qua các mã quảng cáo trên các trang web, các trò chơi mình tham gia. Người dùng internet do đó đóng vai trò là người tiếp nhận quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo 2012. Trong quá trình tương tác với các QCTMTT, người dùng internet – người tiếp nhận quảng cáo có thể trở thành người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi nhờ thông điệp quảng cáo mà mình tiếp nhận trở thành người mua hàng hóa, sản phẩm, sử dụng dịch vụ được quảng cáo. 89 Là đối tượng thụ động trong hoạt động QCTM này, pháp luật chủ yếu quy định về quyền của chủ thể theo hướng bảo vệ lợi ích cho chủ thể, còn nghĩa vụ chỉ là nghĩa vụ chứng minh thiệt hại nếu muốn đòi bồi thương cho thiệt hại của mình gây ra do quảng cáo. Theo đó, người tiếp nhận quảng cáo thực hiện việc mua hàng hóa, sản phẩm, sử dụng dịch vụ được quảng cáo thì cũng như những người tiêu dùng khác thường gặp phải vấn đề đầu tiên là việc được cung cấp thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không chính xác, gây nhầm lẫn dẫn đến việc quyền lợi trực tiếp bị xâm hại. Vấn đề này được quy định ngay tại Luật Quảng cáo cũng như có thể áp dụng các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vấn đề thứ hai có thể gặp phải ở tất cả người dùng internet tiếp nhận quảng cáo dù là người tiêu dùng hay không: Để đặt các quảng cáo tự động một cách có hiệu quả nhất (tức là tìm đến đúng khách hàng mục tiêu), những đơn vị phân phối, phát hành quảng cáo đã sử dụng những cách thức nhất định để thu thập thông tin về sở thích, hoạt động của người đó thông qua những hoạt động của họ trên internet. Đây không phải là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Trong thực tế đối với các hoạt động quảng cáo truyền thống thì người phát hành quảng cáo cũng đã thực hiện những nghiên cứu, khảo sát nhất định về người tiêu dùng để phát hành quảng cáo tại những địa điểm phù hợp nhất, tiềm năng nhất. Tuy nhiên, trong môi trường internet thì việc tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng nhất trong việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người quảng cáo lại có thể nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp hơn. Môi trường internet dễ dàng trong việc trao đổi thông tin, trong một thời gian ngắn, với những công nghệ, chương trình máy tính nhất định có thể thu thập được thông tin của một nhóm khách hàng lớn. Câu chuyện này liên quan đến an toàn thông tin mạng và công nghệ thông tin, được quy định chủ yếu trong Luật Công nghệ thông tin và Luật An toàn thông tin mạng. 90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về DVQCTMTT trên mạng internet, cho phép rút ra các kết luận sau: 1. DVQCTMTT trên mạng internet ứng dụng các công nghệ mạng máy tính, các phương tiện điện tử để nhằm mục đích xúc tiến cho hoạt động thương mại của các thương nhân, tức là hình thức quảng bá thông tin cho thương nhân sử dụng môi trường internet để đưa thông điệp của thương nhân đến các khách hàng mục tiêu trong công chúng. DVQCTMTT trên mạng internet có nhiều lợi ích khi có thể quảng bá nhanh chóng, dễ dàng thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không giới hạn ranh giới địa lý, nhưng cũng đặt ra những thách thức với công tác quản lý nhà nước và sự ảnh hưởng đến toàn thể xã hội. 2. Pháp luật về DVQCTMTT trên mạng internet điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện DVQCTMTT trên mạng internet nhằm mục đích sinh lợi. Pháp luật về DVQCTMTT trên mạng internet được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, nội dung chính mà Luận án nghiên cứu bao gồm việc xem xét các quy định về điều kiện kinh doanh DVQCTMTT trên mạng internet, các chủ thể tham gia vào DVQCTMTT trên mạng internet, hợp đồng DVQCTMTT trên mạng internet, quản lý nhà nước đối với hoạt động này và việc bảo vệ quyền lợi người dùng internet sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ người quảng cáo. Nhìn chung, pháp luật về DVQCTMTT trên mạng internet không chỉ dựa trên các quy định nền tảng của pháp luật về quảng cáo cũng như pháp luật về QCTM, dịch vụ QCTM trong Luật Thương mại, mà xét về đặc trưng dịch vụ này được thực hiện trong môi trường mạng internet, có thể thấy rằng, dịch vụ này còn được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, về cung cấp dịch vụ nội dung số trong Luật Công nghệ thông tin và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc xử lý các hoạt động sử dụng công nghệ thông tin sai phạm 91 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO THƢƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG INTERNET TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet Dựa trên khái niệm về người kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Khoản 6 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 thì hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo. Quá trình quảng cáo bao gồm nhiều công đoạn và các công đoạn có thể được thực hiện dưới nhiều loại hợp đồng dịch vụ quảng cáo như hợp đồng dịch vụ QCTM, hợp đồng phát hành QCTM Trong quá trình quảng cáo, có thể kể đến hai công đoạn chính là tạo ra sản phẩm quảng cáo và phân phối, phát hành sản phẩm quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo. Điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể có hai dạng điều kiện cơ bản là điều kiện đối với đối tượng quảng cáo (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) và điều kiện để kinh doanh các dịch vụ quảng cáo. 3.1.1.1. Về điều kiện đối với đối tượng quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet Để thực hiện hoạt động quảng cáo cho một đối tượng quảng cáo nhất định thì chủ thể tham gia cần lưu ý những điều kiện nhất định về tính chất hợp pháp của đối tượng quảng cáo đó như nếu quảng cáo cho hoạt động kinh doanh thì hoạt động kinh doanh này phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay nếu quảng tài sản thuộc loại tài sản có giấy chứng nhận quyền sở 92 hữu (hoặc quyền sử dụng) thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) tài sản. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước trên thế giới, khi nói về nội dung quảng cáo thường cũng đưa ra những tiêu chí nhất định đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, rượu bia, thuốc lá hay các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến các đối tượng như trẻ em. Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo 2012 đã đưa ra những điều kiện cụ thể đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế phẩm sinh học từ Điều 3 đến Điều 11. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo chỉ được phép thực hiện hoạt động quảng cáo đối với các đối tượng quảng cáo đặc biệt này sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo. Cụ thể là trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này thuộc về các cơ quan là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo lĩnh vực các cơ quan này được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận theo quy định. Ví dụ, theo Điều 3 của Nghị định, quảng cáo thuốc phải có nội dung phù hợp với các tài liệu liên quan như giấy phép lưu hành, tờ hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt, chuyên luận về thuốc đã được ghi trong Dược thư Quốc gia và bao gồm những nội dung như: Tên thuốc; hoạt chất của thuốc; chỉ định của thuốc; chống chỉ định hoặc k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_dich_vu_quang_cao_thuong_mai_truc_tuyen.pdf
Tài liệu liên quan