MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG 8
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã công bố 8
1.2. Các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước 17
1.3. Những khoảng trống và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 32
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN TRONG LIÊN KẾT VÙNG 34
2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan 34
2.2. Đặc điểm và nội dung của phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng 43
2.3. Vai trò của liên kết vùng đối với phát triển kinh tế biển của địa phương
trong vùng 47
2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển kinh tế biển trong liên kết
vùng và bài học cho tỉnh Quảng Bình 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH
QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ 70
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ 70
3.2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình
trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 -2017 77
3.3. Những hạn chế của phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết
vùng Bắc Trung Bộ và vấn đề đặt ra cần giải quyết 113
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ
ĐẾN NĂM 2030 120
4.1. Bối cảnh mới tác động đến sự phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 120
4.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng
Bắc Trung Bộ 122
4.3. Những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong
liên kết vùng Bắc Trung Bộ 125
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
172 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng bắc trung bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Quảng Bình có thể kết
nối nhanh chóng với các địa danh du lịch nổi tiếng của các tỉnh, thành lân
cận như Cửa Lò, Nghệ An; Cồn Cỏ, Quảng Trị và di tích Cố đô Huế. Sân
76
bay Đồng Hới cách cảng biển Hòn La khoảng 60 km, đây là lợi thế để
Quảng Bình khai thác phục vụ và phát triển các ngành kinh tế biển. Dọc bờ
biển từ đèo Ngang giáp Hà Tĩnh đến Ngư Thủy Nam giáp Quảng Trị có 9 bãi
tắm, 8 di tích lịch sử văn hóa cùng với những danh thắng phân bố trải đều rất
thuận tiện cho phát triển loại hình du lịch biển [18].
Bờ biển có thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho
Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn và được đánh giá là vùng biển có
trữ lượng lớn về thủy hải sản, vừa đa dạng và phong phú về chủng loài, ước
tính có trên 1.000 loài, trong đó có những loài quý hiếm như tôm hùm, tôm
sú, mực ống, mực nang, sò huyết, rắn biển. Quảng Bình có một ngư trường
rộng lớn với trữ lượng cao và đa dạng về chủng, loài, trong đó có những loại
hải sản quý hiếm, là một trong những địa phương có vùng nước có khả năng
nuôi trồng thủy sản khá lớn, độ mặn và độ pH rất phù hợp cho nuôi trồng thủy
sản cao cấp nhằm phục vụ cho xuất khẩu. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy
sản thì trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình là khoảng 51.000 tấn, chưa kể
đến một số loài như cá ngừ, cá chuồn; trữ lượng tôm biển ước tính là 2.000
tấn và mực là 8.000 đến 10.000 tấn[51]. Trong bối cảnh hiện nay, các hộ nuôi
trồng thủy sản của Quảng Bình có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
trên 3 mặt nước như nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Độ mặn ở vùng mặt
nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15 km giao động từ 8-30%o và độ pH từ
6,5- 8, chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước
cho các ao nuôi tôm cua xuất khẩu.Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng và
tiềm năng về tài nguyên biển trên các mặt: du lịch, cảng biển, ngư trường
rộng lớn và phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy
sản. Quảng Bình hoàn toàn có cơ hội để trở thành một địa phương phát triển
mạnh về kinh tế biển tổng hợp. Bên cạnh đó, vị trí địa lý đặc thù, thuận lợi
cho việc giao thương với các địa phương trong vùng và các quốc gia láng
giềng trong khu vực, điều đó tạo điều kiện cho Quảng Bình phát huy được hết
lợi thế về tiềm năng biển của mình trong liên kết với khu vực Bắc Trung Bộ.
77
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ BIỂN CỦA
TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN
2010 -2017
3.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển
3.2.1.1. Thực trạng phát triển ngành thủy sản (đánh bắt, khai thác,
nuôi trồng, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá)
- Đánh bắt, khai thác thủy sản
Đánh bắt, khai thác hải sản của Quảng Bình trong những năm qua có
những phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của đất nước.
Năng lực khai thác hải sản ngày càng được nâng cao, giai đoạn 2010 - 2017,
số lượng tàu, thuyền có động cơ gia tăng nhanh chóng, đáng chú ý là số lượng
tàu cá có công suất trên 90 CV được đầu tư đóng mới để khai thác xa bờ ngày
càng được chú trọng và gia tăng về số lượng, năm 2010 toàn tỉnh mới chỉ có
597 chiếc có công suất trên 90 CV, đến năm 2017 số lượng tàu có công suất
trên 90CV đã đạt 1.392 chiếc, tăng 112% (Bảng 3.2), số lao động trực tiếp
trên các tàu cá trên 22.000 người [96]. Điều này cho thấy năng lực của ngành
khai thác hải sản của Quảng Bình đã dần thay đổi, từ bỏ dần phương thức
khai thác gần bờ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển chuyển sang phương
thức khai thác hiện đại, xa bờ với tư duy tiến ra biển xanh.
Bảng 3.2: Số lượng tàu có động cơ khai thác thủy sản
của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị: chiếc
Năm 2010 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng 4.985 4.346 4.066 4.012 4.844 5.242
Công suất > 90CV 597 644 1022 1.167 1.234 1.392
Khai thác xa bờ 1.164 1.264 1.449 1.383 1.466 1.622
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Niên giám thống kê Quảng Bình 2016
và Kế hoạch số 778/KH-UBND ngày 25/5/2018 về thực hiện Chương trình
mục tiêu Phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018 - 2020
của UBND tỉnh Quảng Bình [13]; [101]
78
Ngoài việc tăng công suất tàu, thuyền để vươn ra khác thác đại dương,
công cụ để các phương tiện sử dụng khai thác cũng đã có thay đổi từ những
công cụ khai thác thích hợp gần bờ với năng suất đánh bắt thấp như mành, vó
sang công cụ đánh bắt xa bờ với năng suất đánh bắt cao như lưới kéo, lưới
vây, rưới rê. Cụ thể năm 2010 có 1.575 tàu thuyền sử dụng công cụ mành vó
để đánh bắt; 725 tàu, thuyền sử dụng lưới kéo; 167 tàu, thuyền sử dụng lưới
vây; 595 tàu thuyền sử dụng lưới rê thì đến năm 2016 số thàu thuyền sử dụng
mành vó để đánh bắt chỉ còn 618 chiếc; số tàu thuyền sử dụng lưới kéo còn
170 chiếc; lưới vây tăng lên 189 chiếc; đặc biệt số tàu thuyền sử dụng lưới
kéo tăng lên 2.088 chiếc [13, tr.176].
Việc nâng cao năng lực khai thác đã mang lại những kết quả về mặt sản
lượng khai thác cũng như giá trị kinh tế mà ngành khai thác hải sản đạt được.
Các số liệu (Bảng 3.3) cho thấy, năm 2010 sản lượng khai thác đạt 40.170 tấn,
giá trị sản xuất hải sản ở lĩnh vực khai thác đạt 953.733 triệu đồng, thì đến
năm 2017, sản lượng khai thác đạt 59.485 tấn, nuôi trồng đạt 11.644 tấn, giá
trị sản xuất thuỷ sản đạt 2.153 tỷ đồng [94]. Đây thực sự là bước ngoặt đánh
dấu sự phát triển của ngành khai thác hải sản Quảng Bình khi thay đổi
phương thức khai thác từ “gần bờ” sang “tiến ra đại dương”, đồng thời cho
thấy khả năng thích ứng và thay đổi để bắt kịp xu thế phát triển của các ngành
kinh tế biển theo hướng bền vững.
Bảng 3.3: Sản lượng và giá trị khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị tính: tấn, triệu đồng
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sản lượng 40.727 42.832 47.230 50.159 53.314 57.009 50.203 59.489
Giá trị 953.733 1.251.826 1.451.232 1.204.873 1.297.762 1.444.180 1.269.885 2.153.000*
(* Số liệu chưa được phân tách giữa hai lĩnh vực khai thác, nuôi trồng)
Nguồn: Cục thống kê Quảng Bình(2017), Niên giám thống kê Quảng Bình
2016, Nxb Thống kê [13, tr.170, 174]
79
Nhìn vào chuỗi số liệu về sản lượng và giá trị đạt được của lĩnh vực
khai thác hải sản của Quảng Bình cho thấy tốc độ tăng bình quân từ năm 2010
đến năm 2015 liên tục đạt khoảng 6-8%/ năm trên cả lĩnh vực khai thác và giá
trị thu được. Tuy nhiên, năm 2016 có dấu hiệu sụt giảm về sản lượng xuất
phát từ sự cố môi trường về xả, thải độc hại của Formusa Hà Tĩnh đã làm cho
4 tỉnh Trung Trung Bộ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường biển. Hậu
quả mà sự cố này mang lại đối với các ngành kinh tế dựa vào khai thác tiềm
năng của tài nguyên biển đến nay vẫn chưa khắc phục hết. Mặc dù sản lượng
đánh bắt tăng lên, song năng suất đánh bắt của các phương tiện đang có xu
hướng giảm, việc đánh bắt cũng đạt gần đến ngưỡng giới hạn của sự bền
vững, đặc biệt đối với những phương tiện đánh bắt ven bờ đã làm cạn kiệt
nguồn lợi hải sản. Sự cố Formusa có tác động hết sức to lớn và gây thiệt hại
lâu dài đến nguồn lợi hải sản ven bờ, nhưng cũng là cơ hội để ngư dân ven
biển hành nghề đánh bắt hải sản của Quảng Bình biến bất lợi thành lợi thế
chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng hiện đại, xa bờ.
Từ năm 2006, Quảng Bình thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi nghề
khai thác vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường theo hướng
vươn khơi. Trong hai năm 2009 và 2010, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến
ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình khai thác cá dưa bằng lưới rê tại hai xã
Bảo Ninh, thành phố Ðồng Hới và Quảng Xuân huyện Quảng Trạch mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Yêu cầu đặt ra đối với hình thức khai thác này là tàu
khai thác phải được thiết kế với công suất từ 45CV trở lên, hoạt động tốt ở độ
sâu từ 50m nước trở ra, chịu được gió cấp sáu, cấp bảy. Trên tàu đã được
trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ thông tin liên lạc và cứu hộ, cứu nạn.
Đáng chú ý nhất trong quá trình sản xuất của ngành khai thác, đánh bắt
trên biển của Quảng Bình là việc thành lập các Tổ đoàn kết, Tổ hợp tác giữa
những người sản xuất trong lĩnh vực này. Nếu mô hình Tổ đoàn kết chỉ là mô
hình liên kết tự phát nên thiếu tính bền vững và hiệu quả mang lại chưa cao
80
thì Tổ hợp tác tỏ rõ tính ưu việt hơn trong việc liên kết các ngư dân phục vụ
cho đánh bắt xa bờ. Đây là cơ sở cho việc hình thành các liên kết sản xuất
theo chuỗi trong quá trình sản xuất, khai thác, đánh bắt hải sản. Mô hình này
sẽ phát huy được tính hiệu quả trong quá trình liên kết các khâu của quá trình
sản xuất, giúp dần chuyển từ đánh bắt, khai thác nhỏ lên một nền đánh bắt,
khai thác xa bờ, ngày càng hiện đại.
- Nuôi trồng thủy sản
Bắt đầu từ chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2000- 2010 với các mục tiêu: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm
đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, theo
hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước
góp phần ổn định đời sống nhân dân. Nuôi trồng thuỷ sản phải từng bước theo
hướng hiện đại hoá, kết hợp với các phương pháp nuôi khác phù hợp với điều
kiện từng vùng. Chú trọng phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ và ven biển, đồng
thời phát triển nuôi nước ngọt. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất
khẩu và nuôi trồng thuỷ hải sản khác phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Diện tích nuôi trồng thủy sản đã có sự biến đổi rõ rệt về quy mô, năm
2010 diện tích chỉ mới 4.717,6 ha, năm 2016 tăng lên 5.674,6 ha, diện tích
nuôi thâm canh tăng mạnh từ 916,1 ha lên 1.331,7 ha; diện tích nuôi quảng
canh và quảng canh cải tiến năm 2010 là 1.984,0 ha giảm xuống còn 1.515,9
ha; sự linh hoạt trong sử dụng diện tích mặt nước nuôi, trồng hải sản thông
qua hình thức nuôi bán thâm canh ngày càng tăng, năm 2010 là 1.817,5 ha
đến năm 2016 tăng lên 2.827,0 ha (Biểu đồ 3.3). Diện tích nuôi bán thâm canh
tăng cho thấy đã có sự nhận thức về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu
trong nuôi, trồng thủy sản, nghề luôn gắn với những sự tác động của yếu tố
khí hậu, thời tiết đến kết quả và sản lượng của quá trình sản xuất. Sự chuyển
đổi phương thức nuôi trồng kèm theo việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật nuôi
trồng hiện đại là bước chuyển phù hợp với xu hướng nuôi trồng trên quy mô
lớn, đồng thời giúp thích ứng kịp thời với tình hình biến đổi khí hậu đang tác
động trực tiếp đến những địa phương ven biển như Quảng Bình.
81
4717.6 4664.6 4968.7
5148.5
5674.6
916.1 1247 1179 1189.2
1331.7
1817.5
2629.9 2555.1 2220.8
2827
1984
787.7
1234.6
1738.5 1515.9
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2010 2013 2014 2015 2016
Đ
ơ
n
v
ị:
h
a
Tổng s ố Thâm canh Bán thâm canh Quảng canh
Biểu đồ 3.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2010- 2016 theo phương thức nuôi trồng
Nguồn: Cục thống kê Quảng Bình(2017), Niên giám thống kê Quảng Bình
2016, Nxb Thống kê [13, tr.172]
Ngoài việc thực hiện chuyển đổi diện tích theo phương thức nuôi thâm
canh và bán thâm canh, phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới
trong nuôi trồng thuỷ sản đối với tỉnh Quảng Bình. Từ năm 2006 mô hình nuôi
tôm thẻ chân trắng trên cát bắt đầu được thử nghiệm với diện tích 1 ha; đến năm
2015, toàn tỉnh có 1.087 ha nuôi tôm mặn, lợ, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng trên cát là 260 ha với sản lượng 2.330 tấn, chiếm 23,9% diện tích và
chiếm 52,3% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh, 5 tháng đầu năm 2016, diện tích nuôi
tôm trên cát ở Quảng Bình là 134 ha, giảm so với cùng kỳ do một số diện tích bị
thu hồi để xây dựng khu du lịch, sản lượng đạt 711 tấn [30], giải quyết việc làm
thường xuyên cho trên 13.000 lao động [62]. Trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng
110 cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, trong đó có 8 doanh nghiệp, còn lại là
hộ gia đình và nhóm hộ gia đình. Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tăng
cao qua hàng năm, năm 2012 chỉ đạt khoảng 5 tấn/ha, năm 2015 đã tăng lên
khoảng 9-10 tấn/ha, cá biệt có nơi đạt 15 tấn/ha [8]. Nghề nuôi tôm trên cát phát
triển đã làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn ven biển, giải quyết việc làm,
tăng hiệu quả sử dụng đất cát ven biển, giảm áp lực đối với các nghề khai thác
gần bờ, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bảo vệ an ninh biển và nguồn lợi
thủy sản. Hiện nay, người dân đang đầu tư nuôi tôm thâm canh, phát triển các
vùng nuôi tập trung và áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật mới nhằm
82
7585
8369 8433
9133
9808 10050
11224
11941 11601 11644
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Đơn vị : Tấn
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài đối tượng nuôi mặn, lợ chủ yếu
là tôm thẻ chân trắng; ngoài ra là tôm sú, cua, cá mặn lợ., các đối tượng nuôi như
cá chim vây vàng, cá dìa, bống bớp, cá lăng chấm,... góp phần phát triển đa dạng
hóa đối tượng nuôi, tăng giá trị gia tăng và góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên
sinh vật biển, hướng đến mục tiêu nuôi, trồng thủy sản bền vững.
Sự gia tăng diện tích, áp dụng nhiều phương thức nuôi trồng linh hoạt,
đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng trên cả 3 môi trường nước: mặn, lợ, tập
trung vào các mặt hàng thủy sản có năng suất và giá trị cao đã đem lại những
kết quả nhất định cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Quảng Bình, năm 2010
sản lượng nuôi trồng đạt 8.433 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng nước ngọt:
4.820 tấn, sản lượng nuôi trồng nước lợ và ven biển: 3.623 tấn; năm 2015 đạt
11.942 tấn, nước ngọt: 6.939 tấn, nước lợ và ven biển: 5.549 tấn; năm 2016
đạt: 11.601 tấn, nước ngọt: 6.850 tấn, nước lợ và ven biển: 4.751 tấn [13,
tr.174]. Năm 2017 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 11.644 tấn [94].Tốc
độ tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2017 trung bình 6,93%
cao hơn giai đoạn 2000 - 2010 gần 3%.
Biểu đồ 3.4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2008 - 2017
Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình (2017), Báo cáo tổng kết tình hình
thực hiện kế hoạch năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2018, ngày 28/11/2017 [94]
83
480.376
648.881
760.362
562.567
605.584
628.675
599.602
600
0 100 200 300 400 500 600 700 800
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Đơn vị tính: triệu đồng
N
ă
m
Sự thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm,
tập trung vào những sản phẩm có chất lượng như: tôm thẻ, sú và các loại cá
có giá trị thương phẩm cao, chuyển đổi mô hình nuôi trồng từ nhỏ, lẻ sang mô
hình tập trung theo hướng sản xuất lớn, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ nuôi
trồng hiện đại, gia tăng diện tích nuôi trên những vùng đất cát trắng, biến bất
lợi thành lợi thế, mang lại giá trị gia tăng, góp phần nâng cao mức thu nhập
cho ngư dân. Những kết quả đó được thể hiện qua giá trị sản xuất nuôi trồng
thủy sản trong giai đoạn 2010-2016, năm 2010 được: 483.376 triệu đồng đến
năm 2016: 599.602 triệu đồng (Biểu đồ 3.5). Năm 2017, giá trị sản xuất của
nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản đạt 2.149.000 triệu đồng [84]. Xét theo
cơ cấu giá trị giữa hai lĩnh vực nói trên, và tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực
nuôi trồng, giá trị sản xuất của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản năm 2017 ước đạt
khoảng hơn 600.100 triệu đồng.
Biểu đồ 3.5: Giá trị sản xuất của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Quảng Bình
giai đoạn 2010 - 2017 (theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Niên giám thống kê Quảng Bình 2016 và Báo
cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2018, ngày 28/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình [13]; [94]
Biểu đồ sản lượng và giá trị của ngành nuôi trồng toàn ngành thủy sản
giai đoạn 2010 - 2017 chi ra, những năm 2011, 2012 sản lượng khai thác thấp
nhưng đạt giá trị sản xuất cao, nguyên nhân do dịch cúm gia cầm và dịch
84
bệnh của lợn đã làm sự khan hiếm về thực phẩm và đẩy giá cả của của các
mặt hàng thực phẩm thay thế tăng cao (trong đó có thủy sản), năm 2016 giá
trị sản xuất của lĩnh vực này lại giảm, vì do sự cố ô nhiễm môi trường biển
miền Trung đã làm cho sản phẩm nuôi trồng ven biển bị thiệt hại về mặt giá
trị gia tăng, mặc dù sản lượng chỉ giảm hơn 300 tấn nhưng tâm lý e ngại sản
phẩm bị ô nhiễm nên tổng giá trị sản xuất của lĩnh vực này bị thiệt hại đáng
kể. Điều đó cho thấy vấn đề phối hợp, liên kết giữa các địa phương trong quy
hoạch phát triển các ngành, nghề, lĩnh vực cần phải thống nhất và nằm trong
quy hoạch tổng thể của vùng. Sự tác động về mặt kinh tế và điều phối, chia sẻ
lợi ích là rất lớn, nếu chỉ vì lợi ích cục bộ của từng địa phương, công tác quản
lý và giám sát về môi trường bị buông lỏng sẽ gây hậu quả khôn lường đối
với các địa phương khác trong toàn vùng.
- Chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá
Giai đoạn 2006-2016, Quảng Bình đầu tư xây dựng và nâng cấp được 5
cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất 3.300 tấn/năm, gồm:
Nhà máy thủy sản đông lạnh xuất khẩu Sông Gianh, Xí nghiệp xuất nhập
khẩu thủy sản Sông Gianh, Xí nghiệp xuất khẩu nông thuỷ sản Quảng Bình,
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình và nhà máy chế biến thủy sản
xuất khẩu Đại Thịnh. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các cơ sở này không
đủ năng lực cạnh tranh với thị trường, thiếu nguyên liệu, hoạt động thua lỗ,
chuyển chủ đầu tư hoặc đóng cửa, giải thể. Hiện nay, chỉ còn 2 cơ sở sản xuất
gia công hải sản đông lạnh, sản xuất cầm chừng là Công ty cổ phần thủy sản
sông Gianh và Công ty cổ phần thủy sản Năm Sao [96]. Trong khi các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở Quảng Bình "sống cầm hơi" dựa vào
việc gia công sản phẩm, hoặc xuất khẩu ủy thác qua các đơn vị khác thì phần
lớn nguyên liệu thủy sản trong tỉnh do các cá nhân trong và ngoài tỉnh thu
mua. Thực tế đó cho thấy sự yếu kém của các doanh nghiệp chế biến thủy sản
tại địa phương trong quá trình tổ chức các kênh thu mua, phân phối, năng lực
cạnh tranh của sản phẩm thủy sản mà các doanh nghiệp này đảm nhiệm.
Giai đoạn 2010 - 2016 Quảng Bình đã xây dựng chiến lược sản xuất,
chế biến thủy sản xuất khẩu, có kế hoạch đầu tư sản xuất nguyên liệu, đổi mới
85
285
233
39
97
715
56
213 207
111
0
139
58
41
11
0
50
100
150
200
250
300
2010 2013 2014 2015 2016
Đ
ơ
n
v
ị
: T
ấ
n
Năm
Mực Tôm Cá
công nghệ nhằm nâng cao chất lượng của ngành chế biến hải sản. Hoạt động
đó đã mang lại một số thành quả nhất định trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu
hải sản. Năm 2010 xuất khẩu hải sản đạt: 2.198 nghìn USD, năm 2013 đạt: 3.196
nghìn USD, năm 2014 đạt: 2.217 nghìn USD, năm 2015 đạt: 1.645 nghìn USD,
năm 2016 do ảnh hưởng bởi sự cố Formosa xuất khẩu mặt hàng này chỉ còn
808.8 nghìn USD [13, tr.212]. Sản phẩm hải sản từ hoạt động nuôi trồng và đánh
bắt hải sản của tỉnh chủ yếu được chế biến thô để tiêu thụ chủ yếu tại thị trường
nội tỉnh (khoảng 50 - 60%) phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và khách du
lịch, số còn lại chủ yếu xuất khẩu thị trường Hà Nội, Lào và Trung Quốc. Hoạt
động xuất nhập khẩu hải sản của tỉnh chủ yếu thông qua đường tiểu ngạch, sản
lượng xuất khẩu chính ngạch vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình.
Bên cạnh đó, Quảng Bình đã chú trọng vào chế biến xuất khẩu các mặt
hàng thủy sản có lợi thế của địa phương là mực đông, tôm đông và cá đông lạnh.
(Biểu đồ 3.6). Đây là sự chuyển hướng đúng đắn của địa phương, nên tập trung
vào những mặt hàng có chất lượng và thế mạnh nên mang lại giá trị gia tăng cao.
Biểu đồ 3.6: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chế biến thủy sản
của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016
Nguồn: Cục thống kê Quảng Bình(2017), Niên giám thống kê Quảng Bình
2016, Nxb Thống kê [13, tr.213]
86
Sản phẩm chế biến thủy sản truyền thống Quảng Bình hiện nay đã bao
gồm rất nhiều nhóm hàng đa dạng và phong phú như: hải sản khô (cá khô,
mực khô), nước mắm các loại, mắm các loại, cá muối, ruốc..., sản xuất nước
mắm vẫn là nghề chiếm số lượng lớn nhất với gần 800 cơ sở chế biến chủ yếu
theo hình thức hộ gia đình và tập trung ở các địa phương ven biển như: Đức
Trạch, Thanh Trạch (Bố Trạch), Cảnh Dương, Quảng Phú, Quảng Xuân
(Quảng Trạch), Bảo Ninh, Quang Phú (Đồng Hới), Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy
Trung (Lệ Thủy)..., sản lượng chế biến nước mắm hàng năm bình quân đạt
khoảng 2,85 triệu lít và trên 70% tổng sản lượng phục vụ cho nội tỉnh, chế
biến thủy sản khô đứng thứ 2 với khoảng gần 200 cơ sở chế biến, cung cấp
cho thị trường tiêu thụ sản lượng bình quân trên 820 tấn/năm [70]. Riêng các
nhóm hàng còn lại sản lượng không cao và quy mô sản xuất nhỏ. Cá biệt, có
một vài sản phẩm phục vụ cho ngành du lịch, được nhiều du khách biết và tìm
mua như: mực khô, nước mắm. Đáng ghi nhận là trong vài năm trở lại đây,
nhiều cơ sở chế biến tư nhân đã đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản
phẩm và thậm chí đã in nhãn mác và đăng ký bảo hộ chất lượng cho thương
hiệu sản phẩm như: nước mắm Quy Đức ở xã Đức Trạch, nước mắm Khánh
Cường ở xã Bảo Ninh, nước mắm Nhân Nam ở xã Nhân Trạch...
Trước năm 2011, tỉnh Quảng Bình chưa có tàu dịch vụ thu mua thủy
sản trên biển, hiện nay toàn tỉnh có 08 tàu, công suất mỗi tàu trên 400CV
chuyên thu mua hải sản tại các vùng biển xa bờ, giúp các tàu tiêu thụ hải sản
khai thác ngay trên biển, tăng thời gian và hiệu quả của chuyến biển [98].
Hoạt động liên kết chế biến, mua bán hải sản trong địa bàn tỉnh chỉ mới diễn
ra ở mức độ nhỏ lẻ, chủ yếu là do các cơ sở thu mua bảo quản, chế biến, kinh
doanh thuỷ sản hải sản có đầu tư kinh phí cho các tàu cá khai thác đánh bắt
hải sản và bắt đầu thiết lập mối liên kết với các công ty bên ngoài để tạo thành
chuỗi sản xuất và tiêu dùng. Các cơ sở này xuất khẩu theo hình thức tiểu
ngạch phối hợp với các công ty xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế ở các
tỉnh phía Bắc; Công ty cổ phần thủy sản Năm Sao là chi nhánh của Công ty
87
mẹ tại Quảng Ninh; Công ty cổ phần thủy sản Sông Gianh liên kết với các
công ty tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hải Phòng để tiêu thụ sản phẩm.
Quảng Bình hiện đã đầu tư xây dựng các khu dịch vụ hậu cần nghề cá,
gồm: Cảng cá Sông Gianh, diện tích 2,24 ha, mặt nước, công suất tàu 20CV đến
150CV cập cảng từ 10 - 12.000 lượt chiếc/năm, hàng hóa qua cảng 22.000
tấn/năm; Cảng cá Nhật Lệ, diện tích 4,5 ha, công suất tàu 140 - 250CV, hàng
hóa qua cảng 15.000 tấn/năm. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh,
diện tích 21 ha, sức chứa 450 tàu 20 - 300 CV; Khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá cửa Roòn, neo đậu tránh trú bão cho 282 tàu thuyền có công suất đến 200
CV; Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Nhật Lệ, neo đậu 1.270 tàu, công suất
90 - 300 CV và hiện đang điều chỉnh bổ sung kết hợp xây dựng cảng cá. Tuy
nhiên, giá trị thu được từ việc khai thác thu phí dịch vụ từ các cảng cá chưa cao,
năm 2009 chỉ đạt 796 triệu đồng, năm 2011 đạt 1,36 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2,2 tỉ
đồng, năm 2016 đạt 1,7 tỉ đồng [71] (Biểu đồ 3.7).
Biểu đồ 3.7: Giá trị thu từ dịch vụ cảng cá của tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2009 - 2016
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm
2009, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016 của Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Bình [69]
Xét trên bình diện toàn tỉnh, lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến
hải sản thường do tư nhân đảm nhận, chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình,
doanh nghiệp nhỏ, chưa có sự tập trung về các đầu mối lớn, phân tán, rãi rác ở
trong các làng nghề biển. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý, khó áp
796
1360
1700
1710
2200
1700
0 500 1000 1500 2000 2500
2009
2011
2013
2014
2015
2016
Đơn vi :triệu đồng
N
ă
m
88
dụng được quy trình hiện đại, tự động hóa trong việc cung cấp hậu cần cho
các tàu đánh cá xa bờ, đồng thời việc thu mua các sản phẩm của ngư dân phân
tán, hệ quả của vấn đề đã được bộc lộ ngay là một số cơ sở, nhà máy chế biến
thủy sản của địa phương không có đủ nguyên liệu sản xuất dẫn đến tình trạng
hoạt động cầm chừng, thua lỗ, phá sản hoặc giải thể.
Từ năm 2010 đến nay, toàn ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải
sản và dịch vụ nghề cá của Quảng Bình đã đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận. Những kết quả đạt được của ngành này đã đóng góp đáng kể vào tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương, điều quan trọng là những kết
quả đó đã trực tiếp góp phần giải quyết được vấn đề cải thiện và nâng cao
mức thu nhập cho nhân dân toàn tỉnh và cư dân đang sinh sống và lao động
trực tiếp trong ngành nông nghiệp, thủy sản của địa phương. Năm 2010 thu
nhập từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản so với cơ cấu thu nhập bình
quân đầu người theo nguồn thu chiếm 23% trong tổng thu nhập, năm 2012
chiếm gần 18%, năm 2014 chiếm 17,2%, năm 2016 chiếm 14,3%. Mặc dù tỉ
lệ ngày càng thấp, tuy nhiên giá trị thực tế ngày càng tăng trong cơ cấu thu
nhập hàng tháng của người dân (Biểu đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_kinh_te_bien_cua_tinh_quang_binh_trong_li.pdf