Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 6

1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan và những

vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 30

2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 30

2.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 48

Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG,

NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 71

3.1. Thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 71

3.2. Hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành

Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 92

3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 103

Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

VIỆT NAM HIỆN NAY 111

4.1. Quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 111

4.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 121

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 162

pdf184 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các quốc gia. Vì vậy, trong lĩnh vực đường sắt cũng đặt ra đòi hỏi khách quan phải hợp tác và trí thức hoá lao động ở tất cả các nội dung hoạt động để bảo đảm tính hiệu quả cao nhất. Sự phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới không những tạo ra cơ hội mới để phát triển khoa học và công nghệ ngành đường sắt, mà còn tạo tiền đề quan trọng và những áp lực cần thiết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Sự phát triển kinh tế tri thức cũng tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực quốc gia. Đây là điều kiện, tiền đề rất thuận lợi để tạo nguồn và trực tiếp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Mặt khác, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước cũng đã và đang có sự phát triển tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật để thực hiện việc thu hút, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục cũng đã và sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Một số chủ trương, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt đã bám sát thực tiễn, bước đầu được quán triệt và thực hiện có hiệu quả. Thời gian qua, việc tổ chức xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt của Bộ Giao thông vận tải đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đổi mới toàn diện, nên thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội, là cơ sở để lựa chọn phát triển nguổn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Trên cơ sở cố gắng cao của các trường đào tạo nhân lực trong ngành, Ban Tổ chức Cán bộ - Lao động... đã tuyển chọn đội ngũ cán bộ để 79 đào tạo các cấp, bậc và trình độ sau đại học từng bước được chuẩn hoá theo quy định chung, nên chất lượng đầu vào được nâng lên rõ rệt. Về nguyên nhân chủ quan, Đảng ủy Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trong những năm qua đã quan tâm đúng mức đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của ngành về mọi mặt. Kết quả có nhiều chuyển biến quan trọng, bước đầu khắc phục được một số hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà giai đoạn trước mắc phải, như chưa có chương trình cụ thể theo chức danh của từng loại hình đào tạo và sử dụng cán bộ với phương châm sống lâu lên lão làng. Hiện nay đã có sự đổi mới khá đồng bộ về cả kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá cán bộ giúp cho việc quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp và hiệu quả hơn. Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước để xây dựng chiến lược đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt cho phù hợp. Mặt khác, sự nỗ lực của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành đường sắt đã có nhận thức về sứ mệnh cao cả của ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, về trọng trách của mỗi cá nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải là những lực lượng tiêu biểu về trí tuệ, cũng như khả năng, trình độ lãnh đạo, quản lý. 3.1.2. Thành tựu phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay Sự phát triển của đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học trong toàn ngành nói riêng. Nhận thức về vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, khoa học đối với sự phát triển của ngành, với sự chỉ đạo của Bộ 80 Giao thông vận tải, của ngành nên kết quả xây dựng đội ngũ này những năm qua đã có số lượng, chất lượng, cơ cấu khá hợp lý và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt của ngành. Về số lượng, cơ cấu, của đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay là đã có 6.290 người, chiếm 15,41 % tổng số lao động toàn ngành. Trong đó, ở cơ quan Tổng Công ty có 394 người; các đơn vị phụ thuộc 3.238 người; các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1.711 người và các Công ty cổ phần 947 người. Lực lượng này có tuổi đời bình quân là 40 tuổi, tuổi nghề bình quân là 15 năm. Về chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay là khá cao. Trước hết, là về ngoại ngữ, đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ ngành đường sắt có trình độ A tiếng Anh trở lên, trong đó nhiều cán bộ có thể làm việc được với chuyên gia của nước ngoài và dịch tài liệu chuyên ngành. Về tin học, 100% có chứng chỉ tin học A trở lên, sử dụng được tin học văn phòng trong công việc, trong đó, nhiều cán bộ là chuyên gia giỏi về tin học, ứng dụng vào nghiên cứu khoa học, công nghệ. Thực tế cho thấy, ngành đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ khá đa dạng, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, chuyên gia đầu ngành, giảng viên được đào tạo ở nhiều chuyên ngành: Đầu máy, toa xe; Tín hiệu giao thông; Vận tải đường sắt; Kinh tế vận tải; Kinh tế xây dựng; Công trình đường sắt Sự phát triển về chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ là cơ sở cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong ngành. Về cơ bản, hoạt động nghiên cứu khoa học đã đáp ứng yêu cầu trước mắt cho sản xuất, kinh doanh của ngành. Trong giai đoạn 2011- 2014, Tổng Công ty đã triển khai thực hiện 217 đề tài nghiên cứu. Giai đoạn 2015 đến năm 2018 đã có gần 230 đề tài và sáng kiến. Các đề tài đều có tính ứng dụng cao, làm cơ sở xây dựng chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, nâng cao an toàn chạy tàu, giám sát quản lý thiết bị, phương tiện hiệu quảTừ các hoạt 81 động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, giúp cho cán bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nâng cao khả năng tiếp cận, chuyển giao, thích nghi với những công nghệ mới. Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành đường sắt những năm qua đã đảm nhiệm được công tác đào tạo nghề, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh từ bậc sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Hàng năm đào tạo được hàng ngàn lao động có tay nghề, cung ứng cho các đơn vị trong toàn ngành. Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ là lực lượng giảng viên, được các trường có chiến lược phát triển phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đào tạo. Những năm gần đây, đội ngũ giảng viên của cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, trực thuộc Ngành đa số là lực lượng trẻ và có trình độ đào tạo cao. Năm 2017, Trường Cao đẳng Đường sắt, với số lượng giảng viên là 225 người, đã tổ chức tốt công tác đào tạo cho 1.289 học sinh, sinh viên hệ chính quy; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo thường xuyên cho 9.517 lượt học viên (vượt chỉ tiêu kế hoạch); liên kết với các Trường Đại học Giao thông vận tải và Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức đào tạo trên 700 sinh viên. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đào tạo liên quan trực tiếp đến lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt có ba chuyên ngành đại học: Khai thác vận tải đường sắt, Công nghệ kỹ thuật cơ khí đầu máy toa xe, Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường sắt và hai chuyên ngành đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về hạt trưởng, tuần đường trong quản lý khai thác đường sắt và nghiệp vụ gác chắn đường ngang. Ngoài ra, Trường Đại học Giao thông vận tải tham gia đào tạo ba chuyên ngành Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng Đường sắt, Kỹ thuật xây dựng Cầu - Đường sắt, Khai thác vận tải đường sắt đô thị. Ngành Đường sắt Việt Nam với đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ đã đào tạo được hàng ngàn lao động có tay nghề, cung ứng cho các đơn vị trong toàn ngành. Tính đến năm 2018, đã có tới 6.290 cán bộ khoa học của các nhóm trong toàn ngành được đào tạo[Phụ lục 9.2]. Đối với mạng lưới đường 82 sắt hiện tại, hàng loạt các dự án nâng cấp cải tạo đang được lên kế hoạch và tổ chức triển khai, các công nghệ tiên tiến đang từng bước được áp dụng để dần thay thế cách điều hành khai thác thủ công. Kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đã được ứng dụng, quá trình sắp xếp lại, điều hành tổ chức sản xuất sẽ tinh giảm được biên chế Để phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành, lãnh đạo đã xây dựng kế hoạch đào tạo 46 chuyên gia trong nước trong thời gian tới và ký hợp đồng nguyên tắc với Trường Cao đẳng Đường sắt nhằm phối hợp triển khai chương trình đào tạo chuyên gia theo kế hoạch phê duyệt. Việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ ngành Đường sắt Việt Nam, trước hết là quan tâm đến đào tạo đủ đội ngũ kỹ sư chuyên môn sâu cũng như đội ngũ chuyên gia trong nước cho ngành. Qua đó, đội ngũ nhân lực chất lượng cao tại Tổng Công ty đang dần đáp ứng yêu cầu về số lượng. Đối với lực lượng giảng viên làm công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khi tuyển vào, Tổng Công ty đã kiểm tra trình độ, năng lực, khả năng truyền đạt kiến thức của lực lượng này nên chất lượng đào tạo được nâng cao. Bước đầu đã có sự liên kết, hợp tác trong việc xây dựng những chiến lược cụ thể để đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên môn sâu, ngay từ khi thành lập các Dự án của Tổng Công ty, đáp ứng nguồn nhân lực nòng cốt trong giai đoạn tiếp nhận bàn giao Tổng Công ty, cũng như đào tạo nhân sự Tổng Công ty. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã xây dựng được những chính sách cụ thể và ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại địa phương, từ đó dần tạo sự ổn định về nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Trong tuyển dụng nhân sự, đã thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, tạo nhiều cơ hội trọng dụng và phát huy người tài. Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ ngoại ngữ dần dần được cải thiện, nâng cao, 83 do vậy, tạo những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, trau dồi và kế thừa kiến thức từ các chuyên gia nước ngoài. Nguyên nhân của thành tựu phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành Đường sắt Việt Nam trong những năm qua có cả khách quan, chủ quan. Nguyên nhân khách quan là Đảng, Nhà nước ta đã có quan điểm, chính sách và yêu cầu cao trong đổi mới căn bản và toàn diện công tác giáo dục và đào tạo để có được nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đã đặt ra đòi hỏi cao đối với đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành Đường sắt Việt Nam. Nguyên nhân chủ quan, Bộ Giao thông vận tải cũng đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt về mọi khâu, xác định rõ mục tiêu, nhu cầu đào tạo, quy trình, đổi mới nội dung gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu, để nâng cao sản phẩm đào tạo sau khi ra trường, đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ của ngành. Bản thân đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của ngành đường sắt đã nhận rõ sứ mệnh lịch sử cao cả của ngành trong giai đoạn cách mạng mới, tâm huyết cho sự phát triển của ngành và lợi ích của tập thể, của cá nhân mà phải phấn đấu, đạt kết quả trong hoạt động của mình. Sự điều chỉnh quy hoạch, đổi mới, sắp xếp hệ thống các trường trong ngành cũng như dự án xây dựng trung tâm thực hành tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã và sẽ tạo ra khả năng cung cấp dồi dào về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực ngành đường sắt. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học trong ngành đường sắt được quan tâm phát triển cùng với những cơ chế, chính sách cụ thể, đã và đang tạo ra động lực nhất định để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành đường sắt hiện nay. 84 3.1.3. Thành tựu phát triển đội ngũ doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay Vị thế, vai trò của tầng lớp doanh nhân ở nước ta gắn với sự nghiệp chung của đất nước. Trong thư gửi giới công thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giữ gìn lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế tài chính vững vàng và thịnh vượng... Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượn" [56, tr.53]. Doanh nhân ở nước ta là những người quản lý doanh nghiệp trong kinh doanh (từ sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ) ở các thành phần kinh tế. Doanh nhân có vị trí quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa. Doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam có thể hiểu là đội ngũ những người đảm nhiệm hoạt động quản lý kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ kinh doanh trong doanh nghiệp của ngành đường sắt. Gồm những người tham gia một công đoạn trong điều hành nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất trong Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hiện nay. Về số lượng, cơ cấu, đội ngũ doanh nhân trong ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, có mặt ở 24 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong đó có 15 Công ty tham gia quản lý đường sắt; 05 Công ty thông tin tín hiệu đường sắt; 01 Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt; 01 Công ty In đường sắt; 01 Công ty In Đường sắt Sài Gòn; 01 Công ty Xe lửa Dĩ An. Đội ngũ doanh nhân của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là lực lượng quan trọng trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành đường sắt, thể hiện ở sự đóng góp ngày càng tăng thuộc 85 nhiều lĩnh vực và công đoạn cụ thể. Có thể thấy, những năm qua đội ngũ doanh nhân Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đặc biệt các doanh nhân ở các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cũng tăng về số lượng. Về chất lượng của đội ngũ doanh nhân trong ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, tham gia trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng có nhiều tiến bộ về tính chuyên nghiệp; sự liên kết hợp tác; bước đầu có chiến lược kinh doanh lâu dài; năng lực tài chính dần dần được khẳng định; tri thức công nghệ và kinh nghiệm về thương trường ngày càng được nâng cao. Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hiện nay, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh của ngành, Tổng Công ty đã phê duyệt đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt trong đó có việc phát triển đội ngũ doanh nhân Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Mục tiêu chung của đề án là xây dựng đội ngũ doanh nhân hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, ngày càng lớn mạnh có năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu. Đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt được theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, đào tạo theo chương trình ngành giao thông vận tải, tăng cường khả năng kinh doanh và các kiến thức chuyên đề về quản lý doanh nghiệp và các khóa đào tạo khác. Một trong các mục tiêu của công tác tái cơ cấu ngành đường sắt hiện nay là giảm những người không có năng lực, đạo đức kém và tuyển những nguồn nhân lực mới tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn cho các doanh nhân để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Những năm qua, kể từ khi đi vào hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, công ty đã tiến hành nhiều chương trình, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại. Cụ thể, từ năm 2011- 2015, Tổng Công 86 ty đã tổ chức đào tạo được 5 lớp cho 220 lượt cán bộ quản lý doanh nghiệp, 132 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năm 2016 - 2018, đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực kinh doanh cho các trưởng phòng kinh doanh các chi nhánh vận tải, các cán bộ kinh doanh của công ty. Hiện nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, nhất là các tổ chức đường sắt tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốcnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt tại các cơ sở đào tạo trong ngành, thực hiện các hình thức bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên kinh doanh. Tổng Công ty cũng đã có những hợp tác chiến lược với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải để có được nguồn đầu vào tốt để bảo đảm chất lượng đầu ra, sát với nhu cầu thực tế của thị trường. Với vai trò ngày càng tăng của đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt, trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, việc phát triển đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt nói riêng và đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành đường sắt. Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân cùng với các bộ phận khác của nguồn nhân lực chất lượng cao là phải có nhận thức đúng về vai trò, sứ mệnh của doanh nhân nước ta. Những vấn đề bêu trên phù hợp với yêu cầu nêu trong Nghị quyết của Đảng về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết của Bộ Chính trị nhấn mạnh: "Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, có trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và đảm bảo độc lập, tự chủ của nền kinh tế"[2]. 87 Nguyên nhân khách quan tác động đến phát triển đội ngũ doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam, những năm qua, là do Đảng, Nhà nước ta đã có đánh giá đúng vai trò quan trọng, là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đổi mới cơ chế để tạo sân chơi bình đẳng và quyền chủ động tham gia sản xuất, kinh doanh của thành phần kinh tế tư nhân cũng như đội ngũ doanh nhân. Nguyên nhân chủ quan, Bộ Giao thông vận tải, ngành đường sắt đã thấy rõ vai trò của đội ngũ doanh nhân trong ngành của mình, nên đã chủ động đào tạo, mở rộng những chuyên ngành để có những doanh nhân trẻ. Đồng thời, đã biết thu hút những doanh nhân có khả năng kinh doanh, sản xuất của xã hội vào ngành để liên kết cùng phát triển và cùng có lợi. Đội ngũ doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam trong những năm qua đã tích cực làm chủ bản thân, nâng cao tri thức nghề nghiệp, năng lực sản xuất, kinh doanh, tài chính và pháp luật. Họ đã biết tăng cường mối quan hệ liên kết, gắn kết, phối hợp cùng có lợi với các lực lượng, các đơn vị của ngành dưới sự lãnh đạo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải. 3.1.4. Thành tựu phát triển đội ngũ công nhân lành nghề ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay Về số lượng, cơ cấu đội ngũ công nhân lành nghề của ngành đường sắt những năm qua đã có sự gia tăng rất nhanh. Sự gia tăng này là hệ quả tự nhiên và tất yếu của sự thay đổi cơ chế, sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động của ngành giai đoạn 2011 - 2014 và với giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng gần gấp 2 lần. Đây là giai đoạn ngành đường sắt có chủ trương đẩy mạnh, mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng liên tục là để đáp ứng yêu cầu phát triển. So sánh giữa giai đoạn 2011 - 2014 với giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng là 61,3%. Giai đoạn này Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đẩy mạnh và phát triển hàng loạt các lĩnh vực hoạt động mới, như: kỹ thuật, phân phối, dịch vụ đường sắt, các dịch vụ kỹ thuật, tài chính, bảo hiểm, xây lắp cầu và đường mới... 88 Các năm gần đây, số lượng nhân lực có sự thay đổi khá lớn, cụ thể như, năm 2009, tổng số nhân lực toàn ngành chỉ trên 10 ngàn người, sau đó Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mở rộng mạnh mẽ và phát triển các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mới... Do vậy, đến năm 2010 - 2011, con số này tăng mạnh lên trên 20 ngàn người, số lao động cao nhất là năm 2014 (gần 40 ngàn người). Tuy nhiên, sau đó, với chủ trương cơ cấu lại ngành, số lượng nhân lực giảm xuống trong thời gian 2016 - 2018. Sự gia tăng về quy mô số lượng nhân lực nói chung và đội ngũ lao động lành nghề đã góp phần để Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tăng trưởng, tạo ra nguồn doanh thu lớn, góp phần nộp ngân sách đáng kể cho đất nước. Về chất lượng của đội ngũ công nhân lành nghề ngành đường sắt những năm qua, toàn bộ đội ngũ công nhân viên làm công tác trực tiếp sản xuất hay còn gọi là đội ngũ tuyến đầu là 31.945 người, đều đã qua đào tạo các nhóm ngành và nghiệp vụ trực tiếp phục vụ sản xuất như: điều hành chạy tàu hỏa, lái tàu, quản trị kinh doanh vận tải đường sắt, xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt và bảo dưỡng đầu máy và bảo dưỡng toa xe, thông tin, tín hiệu đường sắt, vận hành máy thi công đường sắt, lắp đặt cầu, hàn Ngoài ra, hình thức đào tạo cơ bản qua trường có bằng cao đẳng, thì ngành đã chú trọng khá đa dạng hơn như: tập huấn, tự bồi dưỡng, hình thức cầm tay chỉ việc theo phương châm người có kỹ năng cao bồi dưỡng cho người thấp, người cũ bồi dưỡng cho người mới về cả chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng giao tiếp. Thực tế cho thấy, sự gia tăng số lượng công nhân lành nghề của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thời gian vừa qua, đã giúp tăng tổng doanh thu toàn Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, khai thác tốt những tiềm năng phát triển của ngành. Tuy nhiên, so sánh với các Tổng Công ty khác trong nước thuộc lĩnh vực khai khoáng, như Tổng Công ty Than và Khoáng sản có trên 100.000 lao động, hoặc so với Tổng Công ty Dệt may với khoảng 900.000 lao động và một số Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông, Điện lực, Cao su, thì số lượng lao động lành nghề của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đều thấp hơn. 89 Kết quả phát triển đội ngũ lao động lành nghề của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hiện nay bước đầu được đào tạo cơ bản, đầy đủ trên tất cả các mặt. Cụ thể là, về kỹ năng giao tiếp được nâng cao, đặc biệt là giao tiếp bằng tiếng Anh, nâng cao sự chuyên nghiệp trong giao tiếp với đối tác nói chung, góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Khả năng làm việc nhóm dần được cải thiện, do đó nâng cao được năng suất lao động cũng như hiệu quả công việc. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thì yêu cầu làm việc theo nhóm là rất cần thiết. Về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công nhân lành nghề đường sắt Việt Nam hiện nay, có chứng chỉ ngoại ngữ khá cao, chiếm tỷ lệ 70 %, so với những năm trước 2010. Qua thực tế công việc và qua khảo sát cho thấy, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ này đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là thuận lợi lớn đối với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, khi chuẩn bị tiếp cận với các công nghệ mới, như: đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị, bán vé điện toán, điều khiển tập trung, vận tải đa phương thức... Đội ngũ công nhân lành nghề tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được đào tạo cơ bản và ở cấp độ cao so với mặt bằng chung của cả nước và đối với các Tổng Công ty khác. Tỷ lệ lao động qua đào tạo luôn từ 80% - 90% tổng số lao động, cao gấp 2 lần tỷ lệ của các nước đang phát triển và gấp 5 lần so với mặt bằng chung của Việt Nam. (Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê về tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế phân theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thì lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 chiếm khoảng 14,6 - 18,4%; lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm phần lớn với 81,8 - 85,4% tổng số lao động tại Việt Nam). Giai đoạn 2015 - 2018 Tổng Công ty đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho 600 người; đào tạo nâng cao kiến thức cho 1.000 người. Đối với đào tạo mới, nâng cao trình độ, từ đại học trở lên 500 người, từ trung cấp, cao đẳng nghề là hơn 1.000 người. 90 Như vậy, qua thống kê cho thấy, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã xây dựng và phát triển được khá đủ nguồn nhân lực phục vụ cho mọi khâu quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp đường sắt. Tuy nhiên, số lượng lao động thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được đào tạo chính quy chuyên ngành đường sắt hay đã tham gia học thêm các khóa bổ túc chuyên ngành đường sắt chưa cao. Do vậy, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang phải chú trọng xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ lao động lành nghề, có tay nghề cao thuộc các ngành nghề cốt lõi nhằm đảm bảo đủ nhân lực có trình độ cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt lĩnh vực khai thác vận tải đường sắt. Trong giai đoạn 2015 - 2020, hầu hết nhân lực lao động tại Tổng Công ty Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_nganh_duong.pdf
Tài liệu liên quan