LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC HÌNH VẼ . viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN THưƠNG MẠI THEO HưỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ .22
1.1. BẢN CHẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN THưƠNG MẠI THEO
HưỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC
QUỐC GIA HIỆN NAY .22
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển và phát triển bền vững .22
1.1.2. Bản chất của phát triển thương mại theo hướng phát triển bền vững.29
1.1.3. Sự cần thiết của phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh
hội nhập quốc tế của các quốc gia hiện nay.32
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HưỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THưƠNG
MẠI THEO HưỚNG BỀN VỮNG CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ.40
1.2.1. Nội dung và các tiêu chí phản ánh sự phát triển thương mại theo hướng bền
vững của các quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế .40
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng bền vững
của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.47
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN THưƠNG MẠI THEO HưỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
.50
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia.50
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam .64
Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
THưƠNG MẠI THEO HưỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY.65
2.1. MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THưƠNG MẠI
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.65
211 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thương mại theo hướng bền vững tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng
xuất khẩu lớn. Một số khâu, yếu tố khác trong chuỗi giá trị có ảnh hƣởng chi phối
đến phần giá trị gia tăng của các nhà sản xuất, xuất khẩu, thị phần thì Việt Nam
chƣa vƣơn ra đƣợc. Trong kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá trong hàng xuất
khẩu có xu hƣớng giảm, chỉ chiếm 56,4% vào năm 2016, ở mức thấp so với các
nƣớc trong khu vực (tỷ lệ này năm 2016 của Thái Lan là 67,5%, Trung Quốc là
83,3%). Đặc biệt, đối với việc sản xuất các mặt hàng giá trị cao hoặc hàm lƣợng
công nghệ cao (nhƣ điện tử, điện thoại) thì tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam lại
càng giảm.
Bảng 2.1: Tỷ lệ nội địa hoá hàng xuất khẩu
Đơn vị tính: %
Năm Việt Nam Malaysia Thái Lan Philippines Trung Quốc
2005 63.9 55.0 61.6 73.7 73.7
2006 61.9 56.6 62.9 68.3 74.1
2007 59.2 55.9 63.9 75.8 75.2
2008 58.5 59.7 61.0 75.2 77.0
2009 62.8 60.2 65.6 78.1 80.5
2010 59.5 59.4 64.0 76.1 78.9
2011 58.2 60.6 61.2 76.5 78.3
2012 59.1 61.9 61.6 76.1 79.2
2013 58.6 62.8 62.5 79.0 79.7
2014 57.6 63.4 63.3 79.6 80.5
2015 55.5 63.1 66.4 78.0 82.7
2016 56.4 63.9 67.5 76.6 83.3
Nguồn: OECD (2019)
Tăng trƣởng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam thực tế đã không đem lại sự gia
tăng tƣơng ứng trong thu nhập cho nền kinh tế và doanh nghiệp sản xuất do sự rớt
giá, gia tăng giá cánh kéo giữa hàng hoá nông sản, hoặc hàng sản xuất sử dụng
nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ với hàng công nghiệp, hàng có hàm
88
lƣợng công nghệ cao. Điều này thể hiện mô hình phát triển thƣơng mại chủ yếu dựa
vào gia công, lắp ráp, lao động và tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển thƣơng mại
thiếu bền vững, theo Kaplinsky gọi là tăng trƣởng gây bần cùng hoá. Nếu trong giai
đoạn trƣớc, giá trị gia tăng của công đoạn sản xuất, gia công, lắp ráp đã thấp, thì
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, giá trị gia tăng của
khâu này tiếp tục giảm sâu. Do đó, để thu đƣợc giá trị lớn hơn trong chuỗi giá trị
toàn cầu, Việt Nam cần vƣợt qua khỏi khâu sản xuất, lắp ráp và đầu tƣ nhiều hơn
vào những khâu tiền sản xuất nhƣ nghiên cứu và phát triển, thiết kế.. hoặc những
khâu hậu sản xuất nhƣ marketing, phân phối
2.2.3.2 Đóng góp của thương mại trong GDP
Trong giai đoạn 1995-2019, giá trị thƣơng mại Việt Nam có xu hƣớng tăng
đều vào các năm cuối kỳ nghiên cứu. Nếu năm 2000, thƣơng mại là 62.836 tỷ đồng
thì đến năm 2017 đạt 536.259 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với năm 2000; tốc độ tăng
trƣởng trung bình là 14,35%/năm. Thƣơng mại đã đóng góp vào sự tăng trƣởng
kinh tế chung của Việt Nam. Năm 1995, thƣơng mại đóng góp 107,05% vào GDP
chung và duy trì mức tỷ trọng cao đến năm 2019 là 259,8% (Phụ lục 7).
Nguồn: Tổng cục thống kê (2020)
Hình 2.11: Đóng góp thƣơng mại trong GDP của Việt Nam giai đoạn
1995-2019
Xét về quy mô, đóng góp GDP của thƣơng mại chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy
nhiên, nhìn sâu hơn có thể thấy tăng trƣởng GDP và xuất khẩu cơ bản dựa vào khu
vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Khu vực kinh tế trong nƣớc liên tục nhập siêu ở quy
mô lớn trong khi khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài liên tục có thặng dƣ.
0%
50%
100%
150%
200%
250%
300%
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
T
ri
ệu
U
S
D
Thƣơng mại Đóng góp Thƣơng mại /GDP
89
Nguồn: Tổng cục thống kê (2019)
Hình 2.12: Đóng góp của các thành phần kinh tế vào cán cân thƣơng mại
Trong khi đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài luôn đạt thặng dƣ.
Năm 2010, xuất siêu của khu vực này giảm xuống còn 2.184,5 triệu USD, nhƣng lại
có xu hƣớng tăng ngay sau đó và đến năm 2019 xuất siêu ở mức 35.850 triệu USD.
Năm 2019, tính riêng xuất khẩu khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 68,8%
tổng giá trị xuất khẩu. Sự suy giảm cầu trong nƣớc 2012-2014 cũng không tác động
mạnh đến khu vực này, lý do các doanh nghiệp FDI hƣớng đến thị trƣờng nƣớc
ngoài, các tập đoàn đa quốc gia và đang có xu hƣớng đầu tƣ sản xuất một số khâu
trong chuỗi giá trị từ Trung Quốc, Thái Lan sang Việt Nam. Nhƣ vậy, thành tích
xuất siêu đạt đƣợc là nhờ vào khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này cho thấy
sự chƣa bền vững trong phát triển thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay, nguy cơ nền
kinh tế bị lệ thuộc vào FDI và sự hạn chế trong việc tận dụng các cơ hội từ hội
nhập.
2.2.3.3. Đóng góp của thương mại vào mục tiêu bảo vệ môi trường
Trong kỳ nghiên cứu, phát triển thƣơng mại đã có những đóng góp vào việc
duy trì, phát triển sinh học và bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Khoa học công nghệ hiện đại đƣợc áp dụng trong sản xuất, ứng dụng công
nghệ thông tin đã làm hạn chế sử dụng phân hoá học, giảm thiểu sử dụng lƣợng
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, tăng cƣờng sử
dụng nguyên liệu có thể tái tạo, cải thiện đất, làm giảm thiểu tác động xấu tới môi
trƣờng sinh thái. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ
đƣợc nhân rộng ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Mở rộng diện tích canh tác trên
những vùng đất trống, trồng cây góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, khôi phục
hệ sinh thái, phòng chống thiên tai. Ngoài ra, thƣơng mại phát triển góp phần nâng
-24,669
-20,913
-25,910
17,154
35,850
-30,000
-20,000
-10,000
0
10,000
20,000
30,000
40,000
T
ri
ệu
U
S
D
Khu vực kinh tế trong nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
90
cao thu nhập của ngƣời dân, các sản phẩm an toàn cho sức khoẻ và thân thiện với
môi trƣờng đƣợc ƣu tiên lựa chọn.
Nguồn: Tổng cục thống kê, WB (2020)
Hình 2.13: Xuất khẩu tài nguyên Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019
Xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm thô, sản
phẩm thô và sơ chế đã gây những tác hại đối với môi trƣờng. Hoạt động khai thác
khoáng sản gây nhiều tác động xấu đến môi trƣờng nhƣ tích tụ hoặc phát tán chất
thải, ảnh hƣởng đến sử dụng nƣớc, ô nhiễm nƣớc, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit
mỏ, dần phá vỡ cân bằng sinh thái Đặc biệt là hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam. Với nguồn vốn đầu
tƣ hạn chế, khai thác bằng phƣơng pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và
nhất là chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành luật pháp chƣa cao nên các doanh
nghiệp ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng, an toàn lao động, bảo vệ tài
nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trƣờng.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã làm ảnh hƣởng đến
diện tích rừng Việt Nam, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, chất lƣợng rừng chƣa
đƣợc cải thiện. Khai thác gỗ trái phép là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng (Phụ
lục 11). Mặc dù diện tích rừng tăng đều nhƣng chất lƣợng rừng chƣa đƣợc cải thiện.
Rừng trồng mang tính thuần loại về cây trồng cao, tính đa dạng sinh học thấp.
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
T
ri
ệu
U
S
D
Xuất khẩu tài nguyên XK tài nguyên/GDP
91
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 2.14: Mối tƣơng quan giữa sản lƣợng gỗ khai thác và diện tích rừng
tự nhiên giai đoạn 1995-2019
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (2019), giai đoạn 2012-2017, diện
tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật chiếm 11%, do chuyển
mục đích sử dụng rừng tại những dự án đƣợc duyệt chiểm 89%. Năm 2019, phát
hiện 1.179 vụ phá rừng, tăng 16% so với năm 2018, vận chuyển động vật hoang dã
tăng 21%.
Phát triển thƣơng mại kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng, điển hình là
ô nhiễm không khí. Các nguồn ô nhiễm không khí chính là giao thông vận tải, sản
xuất công nghiệp, than đá và sản xuất nhiệt, sản xuất thép, xi măng và vật liệu xây
dựng, sản xuất nông nghiệp, sản xuất tại các làng nhỏ ở nông thôn. Ví dụ, các sản
phẩm dệt và nhuộm phát ra bụi, SO2 (sulfur dioxide) và NO2 cho môi trƣờng xung
quanh, đƣợc báo cáo là cao hơn tiêu chuẩn môi trƣờng không khí Việt Nam
(MONRE, 2008). Lƣợng khí thải CO2 từ sử dụng năng lƣợng cho các hoạt động sản
xuất có thể đƣợc coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất cho thấy mối quan
hệ trực tiếp giữa các hoạt động mở cửa thƣơng mại và mức độ suy thoái môi trƣờng
(Halicioglu, 2009). Khi các hoạt động sản xuất tăng lên, sẽ sử dụng nhiều năng
lƣợng hơn và do đó dẫn đến lƣợng khí thải CO2 vào môi trƣờng nhiều hơn, đặc biệt
trong bối cảnh tự do hoá thƣơng mại (Ang, 2008; Tan et al., 2014).
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
18,000
D
iệ
n
t
íc
h
r
ừ
n
g
t
ự
n
h
iê
n
(
N
g
h
ìn
h
a)
S
ản
l
ƣ
ợ
n
g
k
h
ai
t
h
ác
g
ỗ
(
n
g
h
ìn
m
3
)
Sản lƣợng khai thác gỗ Diện tích rừng tự nhiên
92
Nguồn: ourworldindata.org (2020)
Hình 2.15: Lƣợng khí thải CO2 bình quân đầu ngƣời của Việt Nam và các
quốc gia
Việt Nam đã phê chuẩn Khung Liên hợp quốc về Công ƣớc biến đổi khí hậu
(UNFCCC) năm 1994 và Nghị định thƣ Kyoto năm 2002. Việt Nam đã tích cực
thực hiện các nghĩa vụ chung nhƣ phát triển Truyền thông quốc gia về biến đổi khí
hậu, kiểm kê GHG và đánh giá các biện pháp giảm thiểu và ứng phó với các hoạt
động về biến đổi khí hậu. Lƣợng khí thải CO2 bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam
tăng đều đặn từ 1985 đến 2017. Lƣợng khí thải CO2 vẫn thấp hơn nhiều so với các
quốc gia trong khu vực và thế giới, nguyên nhân có thể là do quy mô sản xuất nhỏ
hơn và mật độ dân số đông.
Hiện nay ô nhiễm không khí là một vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng ở Việt
Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn và khu công nghiệp. Xét về tốc độ tăng lƣợng
khí thải CO2 của Việt Nam và một số quốc gia thì tốc độ tăng của Việt Nam lại cao
nhất. Sự gia tăng lƣợng khí thải CO2 ở Việt Nam một phần phản ánh sự kém hiệu
quả của công nghệ giảm carbon ở Việt Nam. Theo đánh giá của Hội đồng quốc tế
về biến đổi khí hậu (IPCC), Việt Nam là một trong năm quốc gia hàng đầu trên thế
giới sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, Việt
Nam cần nghiêm túc xem xét bảo vệ môi trƣờng và phát thải CO2 trong phát triển
kinh tế và tự do hóa thƣơng mại.
93
Nguồn: ourworldindata.org (2020)
Hình 2.16: Tốc độ tăng lƣợng khí thải CO2 của Việt Nam và các quốc gia
Việt Nam đã ban hành khung pháp lý để bảo vệ môi trƣờng trong mối quan hệ
hài hòa với sự phát triển kinh tế và xã hội. Luật Bảo vệ môi trƣờng đƣợc ban hành
năm 1993, sửa đổi vào năm 2005 và 2014. Theo Điều 18 của Luật Bảo vệ Môi
trƣờng, chỉ có ba nhóm dự án bắt buộc phải chuẩn bị đánh giá tác động môi trƣờng,
là: (i) các dự án mà sự cho phép đầu tƣ phải đƣợc quyết định bởi sự ủy quyền của
Quốc hội, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ; ii) các dự án can thiệp hoặc sử dụng
các khu vực đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia, khu lịch sử và văn
hóa, di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh; và (iii) các dự
án có thể có tác động bất lợi đến môi trƣờng. Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2014 là Luật
đầu tiên cung cấp khung pháp lý để đối phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tuy
nhiên, Việt Nam đã tham gia và thảo luận về biến đổi khí hậu trên toàn quốc từ năm
2000 nên cần phải tích hợp biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển kinh tế và
xã hội, bao gồm các cân nhắc về phát thải khí nhà kính và phát triển năng lƣợng tái
tạo. Nhìn chung, Việt Nam đã ban hành khung pháp lý để bảo vệ môi trƣờng và
giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, thiếu các yêu cầu pháp lý và hƣớng dẫn cụ
thể để đánh giá tác động của chính sách thƣơng mại đối với môi trƣờng ở Việt Nam.
Điều này hạn chế việc xem xét các tác động môi trƣờng có thể xảy ra do phát triênr
thƣơng mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Việt Nam.
2.2.3.4 Đóng góp của thương mại vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo
Quy mô thƣơng mại ngày càng mở rộng sẽ tạo ra nhiều công việc cho xã hội.
Việc làm đóng vai trò quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu
nhập, đóng góp tích cực ổn định kinh tế, xã hội và phát triển bền vững. Nhờ thƣơng
mại tăng trƣởng liên tục trong giai đoạn 1995-2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ
37,4% năm 1998 xuống dƣới 4% năm 2019.
94
a. Số lao động thương mại trong tổng số lao động
Việt Nam là nƣớc có quy mô dân số lớn và bắt đầu bƣớc vào giai đoạn cơ cấu
dân số vàng với nguồi lực lao động dồi dào. Theo Phạm Ngọc Toàn (2011), lực
lƣợng lao động nƣớc ta đến năm 2050 đạt 68,2 triệu ngƣời, chiếm khoảng 76% dân
số từ 15 tuổi trở lên, ở thập niên 2040-2050 lực lƣợng lao động hầu nhƣ không tăng
(chỉ dao động từ 68,0 đến 68,2 triệu lao động).
Nguồn: Tổng cục thống kê (2019)
Hình 2.17: Cơ cấu lao động thƣơng mại Việt Nam
Năm 2019, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 54.668,6 nghìn ngƣời.
Đây là nhóm có tiềm năng tiếp thu đƣợc tri thức, kỹ thuật mới để nâng cao chất
lƣợng nguồn lao động Việt Nam. Sự gia tăng tự nhiên của lực lƣợng lao động và
quá trình biến đổi cơ cấu tuổi dân số cho thấy đây là một lợi thế cạnh tranh quan
trọng của Việt Nam trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài góp phần thúc đẩy nền kinh tế -
xã hội phát triển. Tuy nhiên, hiện nay lao động trong nhóm tuổi 15-49 lại đang có
xu hƣớng giảm dần, tỷ trọng lao động trên 50 tuổi có xu hƣớng tăng, phản ánh nguy
cơ Việt Nam phải đối mặt với những thách thức của già hóa lực lƣợng lao động
nhằm phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững đất nƣớc, phát triển nguồn nhân
lực và bảo đảm an sinh xã hội. Thời gian quá độ từ già hóa dân số sang dân số già
nhanh sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lao động và không đủ ngƣời để để cung cấp các
dịch vụ cho ngƣời già và trẻ em.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và lao động giản đơn
đang dần trở nên kém hiệu quả, thay vào đó là lợi thế đang có xu hƣớng tập trung
vào những hàng hoá đƣợc sản xuất với công nghệ cao và sử dụng nhiều vốn. Tốc độ
dịch chuyển lao động từ khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang các khu vực kinh tế khác
0
20
40
60
80
100
120
2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
%
Thƣơng mại Ngành khác Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp chế biến, chế tạo
95
trong kỳ nghiên cứu, giảm từ 51,5% năm 2005 xuống 34,7% năm 2019. Cơ cấu
nghề nghiệp có sự dịch chuyển tƣơng đồng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Thực tế, phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam hiện có quy mô nhỏ, sản xuất thủ
công, sử dụng nhiều lao động trình độ thấp nhƣ giày dép, dệt may, chế biến nông
sản.. Khi tham gia vào quá trình tự do hóa thƣơng mại với khu vực và thế giới, sẽ
phải giảm dần và tiến tới dỡ bỏ những hàng rào bảo hộ về thuế quan và phi thuế
quan đối với hàng hoá sản xuất trong nƣớc. Nếu khu vực sản xuất nào không duy trì
đƣợc khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, kể cả ở thị trƣờng trong nƣớc sẽ bị phá
sản. Hệ luỵ đem lại ở Việt Nam hiện nay là thất nghiệp và giảm thu nhập sẽ tăng lên
ở một số bộ phận dân cƣ, mà trƣớc hết là khu vực nông thôn nơi cung cấp nguồn lao
động với trình độ, kỹ năng thấp. Đồng thời vấn đề bất công bằng xã hội cũng từ đó
gia tăng.
Nhƣ vậy, với những tác động của việc thúc đẩy thƣơng mại chƣa thực sự hợp
lý đã gây ra những tổn thƣơng về khía cạnh xã hội theo tiếp cận phát triển bền vững
là rất lớn.
b. Thu nhập bình quân lao động trong ngành thương mại
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng
góp cho phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững, thông qua việc làm nâng cao
chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội. Đối với
ngƣời lao động, trách nhiệm xã hội doanh nghiiệp thể hiện ở việc tăng thu nhập,
nâng cao chất lƣợng cuộc sống và sức khoẻ cho ngƣời lao động và gia đình ngƣời
lao động, mở rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội, tuân thủ về chuẩn mực bình
đẳng giới và an toàn lao động.
Thƣơng mại và xuất khẩu hàng hoá tăng nhanh đã góp phần làm tăng GDP, do
đó làm tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời. Trong giai đoạn 2005 – 2019, thu nhập
bình quân cả nƣớc tăng từ 1.693.500 đồng năm 2005 lên 6.800.000 đồng năm 2019.
So với mặt bằng thu nhập chung của cả nƣớc, thu nhập của lao động thƣơng mại ở
mức cao hơn, đạt 7.662.365 đồng vào năm 2019. Nhìn chung, thu nhập của lao
động thƣơng mại tăng tạo ra nguồn động viên, khích kệ lớn cho lao động thƣơng
mại cải thiện cuộc sống.
Nếu tính thu nhập theo thành phần kinh tế, khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc có
mức thu nhập bình quân cao nhất với 11,91 triệu đồng/ngƣời/tháng (tăng 4,4% so
với năm 2016). Khu vực doanh nghiệp FDI có mức thu nhập bình quân năm 2017 là
9,04 triệu đồng/ngƣời/tháng (tăng 6,2% so với năm 2016). Khu vực doanh nghiệp
96
ngoài nhà nƣớc có mức thu nhập của ngƣời lao động thấp nhất là 7,37 triệu
đồng/ngƣời/tháng (tăng 15,1% so với năm 2016) (Sách trắng doanh nghiệp Việt
Nam, 2019). Mặc dù với mức thu nhập không cao, nhƣng các doanh nghiệp FDI là
khu vực có tốc độ thu hút lao động tăng nhanh nhất trong ba khu vực. Năm 2017,
khu vực FDI thu hút 4,5 triệu lao động (chiếm 31,1% tổng số lao động), bình quân
giai đoạn 2010 - 2017, mỗi năm khu vực này thu hút thêm 11,1% lao động.
Nguồn: Tổng cục thống kê (2019)
Hình 2.18: Thu nhập bình quân lao động thƣơng mại trong khu vực Nhà nƣớc
Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2018), 80% lao động
đƣợc doanh nghiệp FDI tuyển dụng không cần bằng cấp chứng chỉ. Các doanh
nghiệp FDI chỉ thực hiện những khâu đơn giản nhất trong dây chuyền tại Việt Nam,
mô hình gia công giản đơn tận dụng nguồn lao động giá rẻ, trẻ, phù hợp với những
công việc có tính chất đơn giản, lặp đi lặp lại và không cần nhiều thời gian đào tạo.
Với mức thu nhập chỉ vừa đủ thậm chí là thiếu so với nhu cầu cuộc sống tối thiểu,
ngƣời lao động đang làm việc để tồn tại chứ không phải là sống để có đƣợc các giá
trị của cuộc sống. Hệ luỵ là một lƣợng lớn lao động trẻ Việt Nam không đƣợc qua
đào tạo, trình độ thấp, bị hấp dẫn vào những công việc giản đơn, một vòng luẩn
quẩn bế tắc đói nghèo, gây sức ép về an sinh xã hội. không hấp thụ đƣợc sự
chuyển giao khoa học công nghệ hiện, vƣơn lên trau dồi và bồi dƣỡng trình độ
chuyên môn để phù hợp với yêu cầu xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc
tế và xu hƣớng công nghiệp 4.0. Đây là một thách thức lớn đối với phát triển
thƣơng mại theo hƣớng bền vững ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Ngoài ra, việc không phân biệt giới trong tuyển dụng lao động, chế độ bảo
hiểm xã hội, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động luôn đƣợc
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
N
g
h
ìn
đ
ồ
n
g
Cả nƣớc Thƣơng mại Tốc độ tăng thu nhập LĐ TM
97
doanh nghiệp trong lĩnh vực thƣơng mại quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, một số
doanh nghiệp thƣơng mại trong khu vực FDI, khu vực tƣ nhân có những hành vi
trốn hoặc hạn chế việc đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động, hoặc môi trƣờng
làm việc không đảm bảo Do đó, để đảm bảo phát triển thƣơng mại theo hƣớng
bền vững trong tƣơng lại, cần có sự giám sát sát sao của các cơ quan cóp thẩm
quyền, các doanh nghiệp thƣơng mại cần xây dựng chiến lƣợc nâng cao đời sống và
đảm bảo môi trƣờng làm việc tốt cho ngƣời lao động.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển thƣơng mại và toàn cầu hoá dẫn đến phát sinh
nhiều vấn đề xã hội nhƣ: di cƣ lao động từ nông thôn lên thành thị (năm 2019, dân
di cƣ tăng 1,2 triệu dân, chiếm 3,5% dân số thành thị), ngƣời nông dân chịu thiệt
thòi trong việc phân chia giá trị gia tăng từ quá trình tự do hoá thƣơng mại các
thƣơng lái thu gom nông sản ép giá đối với nông dân, nâng giá vật tƣ nông nghiệp
trục lợi, chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng có xu
hƣớng tăng lên. Khoảng cách thu nhập bình quân tính theo đầu ngƣời giữa thành thị
và nông thôn tăng từ 292.000 đồng năm 1999, lên 1.060.000 đồng năm 2010 và
chênh lệch 1.900.000 đồng năm 2019.
Bất bình đẳng kinh tế càng tăng thì càng làm giảm bình đẳng cơ hội cho thế
hệ tƣơng lai, tạo nên một vòng luẩn quẩn bất bình đẳng. Một đặc điểm của ngƣời
nghèo là họ rất dễ bị tổn thƣơng bởi các cú sốc. Thực hiện tự do hoá thƣơng mại với
khu vực và thế giới với những thay đổi về giá tƣơng đối, thay đổi cơ cấu cầu lao
động và sự gia tăng cạnh tranh là những cú sốc lớn đối với bộ phận ngƣời nghèo.
Thực tế, một sự thay đổi bất thƣờng về giá quốc tế của một loại hàng hoá có thể
khiến cho một số không nhỏ ngƣời lao động trở nên nghèo khó hoặc chỉ đủ ăn rơi
vào túng quẫn (Hà Văn Sự, 2004). Một ví dụ điển hình là sự biến động giá cà phê
thế giới những năm vừa qua đã đƣa nhiều ngƣời trồng cà phê Việt Nam rơi vào
danh sách dƣới mức nghèo chuẩn. Tƣơng tự là những cú sốc đối với các những hộ
gia đình nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá ba sa, tôm, cao su Ở Việt Nam, ngoài
hơn 30% ngƣời nghèo ra còn có rất nhiều ngƣời tuy không nghèo nhƣng thu nhập
rất gần với mức nghèo đói và vì vậy một cú sốc do thƣơng mại quốc tế đem lại cũng
có thể đƣa họ trở thành nghèo đói. Một cuộc điều tra tại An Giang thì hơn 40%
ngƣời nghèo là những ngƣời mới nghèo, mà một trong những nguyên nhân không
thể không nói đến là hệ luỵ của quá trình thúc đẩy xuất khẩu chƣa hợp lý và đúng
hƣớng (Hà Văn Sự, 2015). Ngoài ra, các nhóm dân cƣ thiệt thòi thiếu hiểu biết về
quyền và có rất ít không gian để lên tiếng về quyền của mình; có tiếng nói hạn chế
98
trong việc ra quyết định và đời sống chính trị. Sự tham gia của ngƣời dân vào việc
hoạch định chính sách, giám sát bộ máy chính quyền ở mức thấp, đa phần sự tham
gia trực tiếp hay gián tiếp chỉ mang tính hình thức và chỉ trên giấy tờ ở các mức độ
khác nhau. Theo Oxfam (2015), lực lƣợng lao động di cƣ ở Việt Nam dƣờng nhƣ
đang bị gạt khỏi mô hình tăng trƣởng kinh tế nhanh hiện thời ở Việt Nam. Lao động
nhập cƣ chiếm 7,7% tổng dân số (không tính nhóm di cƣ ngắn hạn); 94% lao động
di cƣ là từ nông thôn ra thành thị, trong đó 70% tập trung ở các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, lao động nhập cƣ không đƣợc tính tới trong việc hoạch định chính sách
phát triển kinh tế, phân bổ ngân sách tại địa phƣơng nơi họ làm việc. Thực trạng họ
đã và đang bị đổ lỗi là nguyên nhân của hiện trạng quá tải dân số, mất vệ sinh, tệ
nạn xã hộiNhiều lao động nhập cƣ không dám lên tiếng bảo vệ bản thân khi bị
xâm phạm quyền lợi hợp đồng, bóc lột. UNDP Việt Nam (2015), lý do chủ yếu của
sự thiệt thòi về cơ hội và tiếng nói là do hạn chế thông tin và thiếu hiểu biết về
quyền của bản thân. 41% ngƣời Việt Nam không biết về hiến pháp, 89,4% có nhu
cầu tiếp cận thông tin pháp luật và đa số ngƣời dân thiếu nhận thức về chính sách
thuế. Ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số tiếp cận rất hạn chế với các thông tin thuế, ngân
sách, quyền lợi đƣợc hƣởng các dịch vụ công. Do đó cần phải có chính sách giải
quyết và kiểm soát các vấn đề bất bình đẳng đa chiều, đan xen, hài hoà giữa các lợi
ích kinh tế - xã hội – môi trƣờng.
2.2.4 Thực trạng chính sách phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong
bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam
Phát triển bền vững nói chung và phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững
nói riêng đã trở thành đƣờng lối, quan điểm của Nhà nƣớc. Để thực hiện mục tiêu
phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, Nhà nƣớc đã ban hành và điều chỉnh các chính sách thƣơng mại cho phù hợp với
tình hình thực tế từng giai đoạn. Năm 2019, Việt Nam ghi dấu mốc quan trọng
trong quá trình hội nhập quốc tế nhƣ đàm phán, ký kết và tham gia các Hiệp định
thƣơng mại tự do thế hệ mới, ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dƣơng, thực thi các cam kết kinh tế của Việt Nam. Để tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu, chú trọng mục tiêu phát triển thƣơng mại
theo hƣớng bền vững, các chính sách thƣơng mại đƣợc ban hành hoặc đƣợc điều
chỉnh phù hợp với thực tiễn cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nƣớc.
2.2.4.1 Chính sách mặt hàng
99
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế này sinh nhiều nguy cơ mất an ninh lƣơng
thực. Giá cả các mặt hàng tăng – giảm không chỉ phụ thuộc vào năng suất, chi phí
sản xuất mà còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách của Chính phủ, hoạt động đầu
cơ, ảnh hƣởng đến quy mô sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của ngƣời dân.
Ngoài ra, đối với một số mặt hàng thiết yếu nhƣ điện, xăng dầu, hiện nay có sự độc
quyền, thâu tóm và kiểm soát thị trƣờng của doanh nghiệp Nhà nƣớc, gây ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững. Vì vậy, để
đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định, kiểm soát lạm phát, bình ổn giá và thực hiện mục
tiêu phát triển thƣơng mại theo hƣớng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở
Việt Nam hiện nay, chính sách quản lý, điều tiết, kiểm soát giá của Nhà nƣớc đối
với các mặt hàng thiết yếu là rất cần thiết.
a. Chính sách quản lý mặt hàng thiết yếu
(1) Đường. Theo cam kết Hiệp định thƣơng mại hàng hoá ASEAN (ATIGA),
từ ngày 01/01/2018, Việt Nam phải dỡ bỏ hạn ngạch nhập k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_thuong_mai_theo_huong_ben_vung_tai_viet_n.pdf