Luận án Phát triển tín dụng cho hộ nghèo tại tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT. vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .ix

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 4

2.1. Mục tiêu chung . 4

2.2. Mục tiêu cụ thể . 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu. 4

3.2.1. Phạm vi về không gian . 4

3.2.2. Phạm vi về thời gian. 4

3.2.3. Phạm vi về nội dung. 4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 5

5. Đóng góp của luận án . 5

6. Bố cục của luận án. 6

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 7

1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước . 7

1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam. 11

1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án. 18

1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu . 19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN

DỤNG CHO HỘ NGHÈO. 21

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cho hộ nghèo . 21

pdf199 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển tín dụng cho hộ nghèo tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo Đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt 3.370 USD/người/năm (bình quân chung cả nước năm 2018 là 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD) [80] (Phụ lục 4.3). - Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hương tích cực. Năm 2018, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,9%, khu vụ công nghiệp và xây dựng chiếm 57,2%, khu vực thương mại dịch vụ chiếm 31,9%. So với năm 2017, khu vực công nghiệp xây dựng chuyển dịch tăng 0,8 điểm phần trăm, cơ cấu khu vực nông lâm nghiệp thủy sản giảm 0,7 điểm phần trăm (Phụ lục 4.4). - Kết quả sản xuất các ngành Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành của tỉnh được thể hiện tại phụ lục 4.5. Tổng giá trị sản xuất các ngành liên tục tăng qua các năm. Năm 2016 tăng 26,09% so với năm 2015, năm 2017 tăng 18,15% so với năm 2016, năm 2018 tăng 16,77% so với năm 2017, bình quân qua 4 năm tăng 20,27%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng mỗi năm tăng bình quân 21,15%, đạt tốc độ lớn nhất trong ba ngành, trong khi đó giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 11,62%, ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản mỗi năm tăng bình quân 5,00%. Về cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm 93,71%, dịch vụ chiếm 4,47%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,82% (Phụ lục 4.5). 4.2. Tổ chức quản lý tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Hệ thống tín dụng chính thức cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên Hiện nay, hệ thống tín dụng chính thức cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên có sự tham gia của NHCSXH, QTDND Yên Minh, QTDND Phú Lương, Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một thành viên Tình Thương (TYM). 82 Sơ đồ 4.1: Hệ thống tín dụng chính thức cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên NHCSXH tỉnh Thái Nguyên được thành lập, theo quyết định số 41/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT-NHCSXH Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Đây là mô hình đặc thù, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung sức thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Ban đại diện HĐQT tỉnh gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh, 11 thành viên gồm: Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Giám đốc sở tài chính, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch HND, Chủ tịch HPN, Chủ tịch hội CCB, Bí thư ĐTN, Giám đốc NHCSXH tỉnh. NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nh m giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với XĐGN bảo đảm an sinh xã hội. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 2 QTDND là QTDND Yên Minh (thị xã Phổ Yên) và QTDND Phú Lương (huyện Phú Lương), đều được thành lập năm 2008. Đây là một loại hình kinh tế tập thể đang được khuyến khích phát triển và nhân rộng, đáp ứng nhu cầu g i tiền và vay vốn của người dân. Qua thực tế hoạt động của 2 QTDND tại các địa phương đã chứng minh đây là mô hình kinh tế tập NHCSXH Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TN TY Hộ nghèo Hộ Hội viên Hộ nghèo (không là hội viên) H Hội viên (Phụ nữ nghèo) Hộ QTDND TYM Qu Cụm, nhóm Hộ 83 thể hiệu quả, được đông đảo nhân dân ủng hộ, góp phần XĐGN, đặc biệt là giúp hạn chế đáng kể tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Đây được xem là một trong những hướng mở giải quyết khó khăn về vốn, thúc đẩy KT-XH phát triển, nâng cao đời sống cho người dân. TYM chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được triển khai hoạt động từ tháng 1 năm 2008, nh m góp phần thực hiện chương trình XĐGN của Chính phủ. Vay món lớn, trả dần b ng những món nhỏ, không cần tài sản thế chấp, khi trả hết vốn, còn được rút một khoản tiết kiệm, đó là những ưu việt mà TYM Thái Nguyên đem lại cho những phụ nữ nghèo và phụ nữ có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh khi tiếp cận nguồn vốn vay của TYM. 4.2.2. Phân công, phân cấp quản lý tín dụng cho hộ nghèo Với đặc thù là một định chế tài chính của nhà nước, hoạt động phi lợi nhuận, đối tượng phục vụ chủ yếu là các hộ nghèo, hoạt động của NHCSXH gắn liền với cấp ủy và chính quyền các địa phương nên góp phần đảm bảo hiệu quả các chính sách tín dụng xã hội của nhà nước tới tất cả mọi người dân ở địa phương [82]. - Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố: + Cân đối nguồn vốn từ ngân sách cấp huyện, thành phố ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo khác trên địa bàn. + Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. - Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư + Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ổn định nguồn vốn từ ngân sách tỉnh ủy thác cho NHCSXH. + Tham mưu cho UBND tỉnh tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào đầu mối là NHCSXH tỉnh để cho vay hộ nghèo. - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo. 84 + Làm đầu mối tổng hợp các ý kiến, kiến nghị các cơ chế chính sách của Nhà nước, của Ngành đối với tín dụng chính sách đồng thời, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, với Ngành, với UBND tỉnh bổ sung, s a đổi các cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn. - Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện + Phối hợp với các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân. + Tham mưu kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện. + Tham mưu cho Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện về kế hoạch nguồn vốn cho vay hộ nghèo hàng năm. + Có giải pháp chủ động thực hiện việc huy động, quản lý và s dụng vốn hiệu quả. Chú trọng chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV. - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội + Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố điều tra, rà soát tổng hợp danh sách hộ nghèo trình UBND tỉnh phê duyệt. + Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ Lao động -Thương binh và xã hội cân đối bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì mở rộng việc làm và vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Ban Dân tộc tỉnh + Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, NHCSXH tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chương trình tín dụng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. + Phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các chương trình, chính sách tín dụng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, HND, HPN, HCCB, Tỉnh Đoàn 85 + Phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến người nghèo. + Thực hiện chức năng giám sát cộng đồng đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. + Phối hợp với NHCSXH mở rộng cuộc vận động “Vì người nghèo” để huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự nguyện tham gia đóng góp bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. 4.2.3. Thể chế phát triển tín dụng cho hộ nghèo Trong những năm qua, hộ nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng, Nhà nước và Chính phủ b ng nhiều các chương trình, chính sách để phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Các chương trình, chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách tín dụng đối với người nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ [8]. Theo đó, thành lập NHCSXH theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ [68]. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ [66]. Với mục tiêu thực hiện hỗ trợ nhà ở cho khoảng 311.000 hộ nghèo khu vực nông thôn. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ [65]. Chính sách này được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. 86 Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ [64]. Nội dung chính sách bao gồm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ [9]. Nghị định này quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn. Ngoài ra, còn có Chính sách tín dụng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 [10]. Cùng với đó, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội [3]. Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020, nh m cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo [11]. Quyết định số 1845/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Ban hành chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020 [79]. Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển KT - XH, ổn định sản xuất và đời sống các xóm đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” [81]. Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [82]. 87 Bên cạnh đó còn có nhiều chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, các chính sách đặc thù đối với hộ nghèo, chính sách về xây dựng nông thôn mới cũng được áp dụng và triển khai. Các chính sách được triển khai đã làm cho cuộc sống của người dân thay đổi theo chiều hướng tích cực, tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận được với các thông tin và kỹ thuật sản xuất, phát triển thị trường, cải thiện được phúc lợi, giúp họ nâng cao tay nghề và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, từ đó có thể giúp hộ nghèo tiếp cận và s dụng đồng vốn có hiệu quả hơn. 4.3. Thực trạng nghèo và tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên 4.3.1. Bức tranh chung về nghèo tỉnh Thái Nguyên 4.3.1.1. Tình hình hộ nghèo theo cách tiếp cận đơn chiều và đa chiều Trong những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra b ng tiền. Hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Với việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận từ đơn chiều (tiêu chí về thu nhập) sang đa chiều (cả về thu nhập và sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản) áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. Việc chuyển đổi tiêu chí nghèo từ đơn chiều sang đa chiều đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo có chiều hướng tăng cao (Phụ lục 4.6). So sánh giữa 2 cách tiếp cận: Một là, tiếp cận truyền thống dưới góc độ thu nhập thì tổng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo 2011-2015 của tỉnh Thái Nguyên là 22.123 hộ trong tổng số 313.950 hộ (chiếm tỷ lệ 7,06%), nhưng khi s dụng cách tiếp cận mới là đo lường nghèo theo đa chiều thì kết quả thu được lại có một sự chênh lệch rất lớn, tổng số hộ nghèo của tỉnh Thái Nguyên theo chuẩn nghèo 2016- 2020 lên tới 42.080 hộ chiếm 13,4% so với tổng số hộ, tăng lên gấp 1,9 lần. 88 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đơn chiều và tiếp cận đa chiều Nguồn: [54] 4.3.1.2. Tình hình hộ nghèo theo đơn vị hành chính Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự điều hành của lãnh đạo các ngành, sự nỗ lực cố gắng của các địa phương và sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể, nhiều mô hình làm tốt công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, xuất hiện nhiều hộ nông dân nghèo sản xuất giỏi, đời sống của nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm nhanh từ 20,57% (năm 2011) xuống còn 6,39% (năm 2018), giảm 14,18%, tương ứng 38.086 hộ thoát nghèo (Phụ lục 4.7). Do có vị trí địa lý khác nhau, tình hình phát triển kinh tế khác nhau nên tỷ lệ hộ nghèo cũng có sự khác nhau cơ bản giữa các địa phương trong toàn tỉnh. Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo cho thấy một thực tế đó là sau mỗi lần thay đổi chuẩn nghèo thì tỉ lệ hộ nghèo gần như quay lại mức độ đầu của giai đoạn trước. Nếu như năm 2015 toàn tỉnh có 22.123 hộ nghèo (chiếm 7,06%) thì năm 2016 số hộ nghèo đã tăng gần gấp đôi 42.080 hộ (chiếm 13,4%), đến cuối năm 2018 số hộ nghèo giảm xuống còn 20.705 hộ (chiếm 6,39%). 4.3.1.3. Tình hình hộ nghèo theo khu vực Hộ nghèo chủ yếu sống tập trung ở nông thôn khi có trên 93% hộ nghèo sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Căn cứ vào số liệu tính toán được, ở nông thôn cứ trung bình 12 hộ dân thì có 1 hộ nghèo, ở thành thị cứ trung bình 67 hộ dân thì có 1 hộ nghèo (Phụ lục 4.8). 0 5 10 15 Tiếp cận nghèo đơn chiều Tiếp cận nghèo đa chiều 7,06 13,4 Cách tiếp cận Tỷ lệ (%) 89 4.3.1.4. Tình hình hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Cách tiếp cận nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 là cách tiếp cận dựa theo quyền con người, quyền được bảo đảm an sinh xã hội nh m đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Các nhu cầu cơ bản này được coi là quan trọng ngang b ng nhau và con người có quyền được đáp ứng tất cả các nhu cầu này để có thể đảm bảo cuộc sống bình thường. Theo đó, các chiều thiếu hụt được dựa trên 5 tiêu chí và 10 chỉ tiêu cơ bản. 5 tiêu chí thể hiện nhu cầu xã hội cơ bản của con người bao gồm: Giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin (Phụ lục 4.9). Số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ tiêu Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh là lớn nhất, 11.301 hộ, chiếm 54,58% trong tổng số hộ nghèo, trong đó khu vực nông thôn chiếm 56,12%, khu vực thành thị chiếm 33,78%. Có nghĩa là, trong tổng số 20.705 hộ nghèo toàn tỉnh Thái Nguyên thì có tới 11.301 hộ không s dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh. Ngoài ra có tới 6.392 hộ gia đình nghèo, trong đó khu vực nông thôn là 6.014 hộ, khu vực thành thị là 378 hộ đang ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ chiếm và tới 30,87% tổng sổ hộ nghèo; 13,99% tổng số hộ nghèo không có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn. Chỉ tiêu có tỷ lệ thiếu hụt ít nhất đó là tình trạng đi học của tr em chiếm 2,26% tức 467 hộ thiếu hụt về chỉ số này. Qua đó mới thấy được, chất lượng cuộc sống của hộ nghèo đang rất thấp, họ đang phải đối mặt với những thiếu hụt trầm trọng về những nhu cầu xã hội cơ bản. 90 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu [52] 4.3.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo, tuy nhiên, theo kết quả điều tra 400 hộ nghèo và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý là lãnh đạo UBND xã, các tổ chức CT - XH ở địa phương, tác giả đã tổng hợp được những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng nghèo trên địa bàn như sau (Phụ lục 4.10). Nhìn chung phần lớn các hộ đều đánh giá các nguyên nhân gây ra nghèo là do thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác và thiếu phương tiện sản xuất. Trong đó, nguyên nhân hàng dầu là do thiếu vốn để sản xuất. Chính vì vậy mà trong các chương trình giảm nghèo đang được triển khai thực hiện thì vấn đề cung ứng vốn cho người nghèo là không thể thiếu, bởi vốn là đầu mối trung gian của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác như thiếu lao động, điều kiện sản xuất khó khăn, không biết cách làm ăn, v.v., cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo. 4.3.3. Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên Thực hiện chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo, bố trí kinh phí thực hiện hàng năm và đã phát huy tác dụng, hỗ trợ có hiệu quả cho hộ nghèo (Phụ lục 4.11). 3,83% 28,41% 9,75% 2,26% 30,87% 25,1% 19,04% 54,58% 12,06% 13,99% 0 10 20 30 40 50 60 Chiều thiếu hụt 91 Chính sách hỗ trợ về y tế: trong giai đoạn 2011-2018 đã thực hiện cấp 2.513.966 lượt th BHYT cho người nghèo, với tổng kinh phí 1.375.380 triệu đồng. Công tác lập danh sách và cấp phát th bảo hiểu y tế đã được phân cấp cho các huyện, thành, thị đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện và kịp thời phục vụ công tác khám chữa bệnh của người nghèo. Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo: trong giai đoạn 2011-2018 toàn tỉnh đã có 77.467 lượt hộ nghèo vay vốn, với tổng số tiền 2.051.512 triệu đồng, chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo. Chính sách về dạy nghề: số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956 là 4.487 người với số tiền hỗ trợ là 31.500 triệu đồng, tỷ lệ người học nghề có việc làm sau đào tạo nghề đạt 75%, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 58% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 38,5%. Chính sách Khuyến nông - lâm - ngư nghiệp: với các chương trình có nguồn vốn lồng ghép từ nguồn kinh phí của Trung ương, nguồn kinh phí địa phương đã triển khai xây dựng 561 mô hình khuyến nông phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tập huấn khuyến nông, lâm, ngư nghiệp cho 99.187 lượt người tham dự, kinh phí thực hiện 1.116.379 triệu đồng. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng tốt hơn, tiếp cận các nguồn giống mới có chất lượng, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện cụ thể của gia đình. Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo: toàn tỉnh đã thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho 979.028 học sinh, sinh viên, tr em mẫu giáo với tổng số tiền 692.776 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo đã phần nào hỗ trợ học sinh con hộ nghèo có điều kiện học tập tốt hơn, giảm bớt khó khăn cho gia đình, từ đó nâng cao tỷ lệ đi học chuyên cần ở các xã vùng khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh. Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chính 92 sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của UBND tỉnh theo Quyết định số 2037/QĐ- UBND ngày 16/9/2014 (Phụ lục 4.12). Tổng nguồn vốn đầu tư cho các chương trình XĐGN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2018 là 1.763.895 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ chương trình 135 giai đoạn II là 912.456 triệu đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất 51,73%. Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn: số kinh phí đã cấp giai đoạn 2011-2018 là 1.679.511 triệu đồng, đầu tư xây dựng 657 công trình, góp phần thực hiện mục tiêu tăng cường cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thúc đẩy phát triển KT-XH, cải thiện đời sống của người dân. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: thực hiện xây dựng 30 mô hình giảm nghèo, kinh phí thực hiện 8.608 triệu đồng. Các mô hình thực hiện chủ yếu như: nuôi cá chép giống, chăn nuôi gà và trồng lúa lai, lợn lai F1, lợn nái móng cái sinh sản.... Thông qua các mô hình này giúp các cấp, các ngành và người nghèo biết được các cách làm hay, hiệu quả, biết phát huy sức mạnh tập thể và quan trọng hơn là người nghèo giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm để cùng vươn lên thoát nghèo. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của tỉnh được triển khai hiệu quả, góp phần trợ giúp người nghèo là đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở các xóm, bản đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, ổn định sản xuất và đời sống, tạo nhận thức mới trong công tác giảm nghèo và thực hiện công b ng xã hội. Kinh phí thực hiện phân bổ cho các huyện là 75.776 triệu đồng, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng là 40.640 triệu đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất 35.136 triệu đồng. 4.4. Thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên 4.4.1. Tăng trưởng tín dụng cho hộ nghèo * Doanh số cho vay Việc cung cấp tín dụng cho hộ nghèo là một nhu cầu tất yếu nh m thực hiện chủ trưởng giảm nghèo nhanh và bền vững của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện chủ trương này, trong những năm qua với chức năng là kênh tín dụng chính thức cho hộ nghèo, hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có sự 93 tăng trưởng vượt bậc về doanh số cho vay với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đều tăng trên 5%. Điều này thể hiện chính sách mở rộng tín dụng của tất cả các TCTD cho hộ nghèo, phù hợp với kinh tế nông thôn trong việc tăng cường mở rộng tiếp cận dịch vụ tín dụng và cũng đúng với xu hướng của các chính sách khuyến khích khu vực nông thôn phát triển trong thời gian qua. Doanh số cho vay hộ nghèo của NHCSXH năm 2010 là 223.587 triệu đồng, đến năm 2018 doanh số cho vay của Ngân hàng này đã tăng lên và đạt 415.569 triệu đồng, tăng gấp 1,85 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,06%. So với NHCSXH quy mô tăng trưởng cho vay đối với hộ nghèo của TYM và QTDND là rất thấp, chỉ ở mức 7.484 triệu đồng và 1.210 triệu đồng năm 2010, đến năm 2018 doanh số cho vay của 2 tổ chức này là 32.562 triệu đồng và 1.788 triệu. Mặc dù, là một TCTD có quy mô tín dụng nhỏ, nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm của TYM tương đối cao, bình quân đạt 20,17% cao hơn mức bình quân của cả NHCSXH và QTDND. Những con số này cho thấy đã có sự thay đổi trong chính sách đưa nguồn vốn tín dụng đến với hộ nghèo (Phụ lục 4.13). * Dư nợ cho vay Trên cơ sở nguồn vồn cho vay hàng năm được bổ sung cộng với số thu hồi nợ và mức cho vay tối đa tăng, tổng số dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo tăng lên liên tục trong những năm qua.Trong 3 TCTD cung cấp tín dụng cho hộ nghèo, tốc độ tăng trưởng bình quân của NHCSXH trong giai đoạn này là thấp nhất 5,86%, nhưng lại là đơn vị dẫn đầu về tăng trưởng số lượng, tổng dư nợ của tổ chức này đã tăng từ 684.437 triệu đồng (năm 2010) lên 1.363.470 triệu đồng (năm 2018), tức tăng 679.033 triệu đồng (tăng gần gấp đôi). Theo tính toán của tác giả dư nợ cho vay hộ nghèo của NHCSXH chiếm từ 96,69% - 98,09% tổng dư nợ cho vay hộ nghèo của các TCTD chính thức. Điều này xuất phát từ chính sách của Chính phủ đối với việc tăng cường tiếp cận tín dụng cho các hộ nghèo và cũng xuất phát từ vị trí chủ đạo của Ngân hàng này trong khu vực tài chính nông thôn về khả năng tài chính, nhân lực và mạng lưới bao phủ rộng khắp của mình so với các TCTD khác (Phụ lục 4.14). 94 Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức ủy thác qua các tổ chức CT-XH theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay nh m huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội hướng về người nghèo. Năm 2010 tổng số dư nợ ủy thác chỉ có 684.437 triệu đồng, đến ngày 31/12/2018, dư nợ cho vay ủy thác đạt 1.363.470 triệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_tin_dung_cho_ho_ngheo_tai_tinh_thai_nguye.pdf
Tài liệu liên quan