Luận án Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của luận án .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Những đóng góp mới của luận án .4

5. Bố cục của luận án .5

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.6

1.1. Sơ lược các công trình nghiên cứu tiêu biểu về tiếp cận tín dụng ngân hàng của

DNNVV .6

1.1.1. Các công trình nước ngoài .6

1.1.2. Các công trình trong nước.8

1.2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu.11

1.2.1. Về phương pháp nghiên cứu .11

1.2.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV .13

1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.15

TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 1.16

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .17

2.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

nhỏ và vừa .17

2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế .17

2.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.23

2.1.3. Tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV.29

2.2. Bài học kinh nghiệm về tiếp cận tín dụng NH của DNNNVV.39

2.2.1. Kinh nghiệm của Chính phủ các nước.39

2.2.2. Kinh nghiệm tại các địa phương trong nước.41

2.2.3. Kinh nghiệm tại các NH.42

pdf231 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng NH của DNNVV Năm Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ xấu của DNNVV Tỷ đồng 121,1 118,8 116,8 115 113,4 112,1 Tổng nợ xấu của NH Tỷ đồng 610,1 618,3 615,9 634,2 657,1 668,5 Tổng dư nợ của NHTM Tỷ đồng 22.316 ,2 26.491 ,0 30.928 ,5 36.562 ,1 42.776 ,4 50.706 ,0 Tổng dư nợ của DNNVV Tỷ đồng 11.158, 1 13.775, 3 16.546, 7 20.109, 2 24.254, 2 30.930, 7 Tỷ trọng nợ xấu của NH/tổng dư nợ % 2,73 2,33 1,99 1,74 1,53 1,32 Tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ DNNVV % 1,08 0,86 0,71 0,57 0,47 0,36 Tỷ trọng nợ xấu của DNNVV/tổng nợ xấu của NH % 19,84 19,22 18,97 18,14 17,25 16,77 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh NH) Chất lượng tín dụng của DNNVV giai đoạn 2013 – 2018 có tín hiện tích cực: tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ DNNVV tại các NHTM tỉnh Thái Nguyên liên tục giảm, năm 2018 đạt 0,36% tức là giảm 0,72% so với năm 2013. Giá trị này cho biết khi NH cho DNNVV vay 100 đồng thì có 0,36 đồng chuyển sang nợ xấu. Như vậy mức rủi ro khi cho DNNVV vay không cao, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu của NH/tổng dư nợ (1,32%). Hiện nay khoảng 61% tổng dư nợ cho vay của NHTM tỉnh Thái Nguyên dành cho khối DNNVV, tỷ trọng nợ xấu của DNNVV/tổng nợ xấu của NH giảm dần mặc dù không nhiều, dao động quanh mức 18%/ năm. Năm 2018 Tỷ trọng nợ xấu của DNNVV/tổng nợ xấu của NH là 16,77% nghĩa là: cứ 100 đồng nợ xấu của NHTM có 16,77 đồng nợ xấu thuộc nhóm DNNVV - đây vẫn là con số tạm chấp nhận, đặc biệt khi tổng nợ xấu của NH có xu hướng tăng nhưng nợ xấu của DNNVV giảm dần theo năm. Trong thời gian tới các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên cần có các chính sách hỗ trợ tín dụng tốt hơn đối với khối DN này, cần coi 94 DNNVV là nhóm khách hàng tiềm năng, quan trọng của NH để có ưu đãi phù hợp - Đây là hướng đi đúng đắn giúp NH đạt kết quả kinh doanh tốt hơn. Biểu đồ 4.6. Thị phần dư nợ cho vay DNNVV của các NHTM năm 2013 và 2018 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh NH) Cần lưu ý, thị phần cho vay DNNVV của các NH trên địa bàn tỉnh có sự phân hóa khá rõ rệt, cụ thể nhóm NH mạnh trong hệ thống gồm: NH Vietinbank, NH Agribank, NH BIDV, NH Quân đội, NH Vietcombank luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất đạt trên 65%/tổng dư nợ. Điều này cho thấy uy tín của các NH có cổ phần Nhà nước nắm giữ luôn tạo sự tin tưởng cho DN và lượng vốn cho vay lớn nên luôn được DN lựa chọn giao dịch đầu tiên. Điểm cần chú ý là năm 2018 thị phần dư nợ cho vay của các chi nhánh NHTM còn lại giảm đi 7% so với năm 2013 chiếm 28%, tuy có sự gia tăng về quy mô dư nợ nhưng thị phần giảm sút. Điều này khiến lãnh đạo các chi nhánh cần xem xét và có hướng đi cụ thể trong thời gian tới để chi nhánh có thể gia tăng cả quy mô và thị phần dư nợ, nhờ đó vị thế của NH mới được khẳng định. 95 4.3.3. Đánh giá nhu cầu và khó khăn của DNNVV khi vay vốn NH thông qua số liệu điều tra 4.3.3.1. Nhu cầu và tỷ lệ vốn vay được từ NH của DNNVV Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát từ phía DNNVV, tác giả nhận thấy: Nhu cầu vay vốn NH của DN siêu nhỏ chủ yếu từ 1 - 2 lần/năm, trong đó số tiền vay được đạt 50 - 60% so với số tiền đề nghị vay chiếm tỷ lệ lớn nhất. Mặc dù các DN siêu nhỏ có mong muốn vay nhiều hơn nhưng do đặc điểm quy mô gây cản trở lớn đến việc tiếp cận vốn NH. DN nhỏ có nhu cầu vay vốn khá lớn 59% DN muốn vay từ 1- 2 lần/năm và 41% DN muốn vay từ 3 - 4 lần/năm, trong đó, số vốn vay được đáp ứng lớn nhất đạt 50 - 60% so với số tiền đề nghị vay. Các khoản vay của DN vừa thường không quá lớn cho mỗi lần vay và sử dụng tài sản hiện vật để bảo đảm nên có thể vay từ 3 - 4 lần/năm với nhiều khoản vay được chiếm 60 - 70% nhu cầu vay. Một số DN có quy mô vừa vay từ 1 - 2 lần/năm thường giá trị mỗi khoản vay lớn và hạn mức vay đạt 70%/ nhu cầu vay. Bảng 4.10. Tổng hợp nhu cầu và tỷ lệ vốn vay được của các DNNVV điều tra Đơn vị tính: % Tiêu chí Quy mô Ngành nghề Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Nông, lâm nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Thương mại, dịch vụ Nhu cầu vay vốn/năm 1 - 2 lần 81 59 66 78 62 43 3 - 4 lần 19 41 34 22 38 57 Tỷ lệ vốn vay được/nhu cầu vay 40 - 50% 30 26 21 52 30 18 50 - 60% 41 46 42 37 34 23 60 - 70% 19 28 37 11 36 59 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra DNNVV năm 2017) Một lưu ý, các NH chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản nhằm đảm bảo tính an toàn của khoản vay. Các DN trong lĩnh vực nông nghiệp có nhu cầu vay vốn ít và tỷ lệ vốn vay được đạt 40 - 50% nhu cầu vay chiếm tỷ lệ lớn nhất. DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có nhu cầu vay vốn từ 1 - 2 lần/ năm nhưng số tiền vay trong mỗi lần vay khá lớn. DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ vay với mục đích nhập hàng hóa nên số tiền không quá lớn và nhanh chóng thu hồi vốn nên có nhu cầu vay vốn nhiều trong năm. Với kết quả trên ta 96 thấy, tiếp cận tín dụng của các DN có quy mô vừa và quy mô nhỏ tốt hơn DN siêu nhỏ cả về số lần vay vốn cũng như số vốn được vay. Các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại tiếp cận nguồn vốn tín dụng tốt nhất so với các ngành nghề khác do đặc thù của loại hình kinh doanh và tài sản đảm bảo. DN nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế khi tiếp cận nguồn vốn NH do đặc điểm và cách thức kinh doanh. 4.3.3.2. Những khó khăn khi tiếp cận tín dụng NH của DNNVV Trong quá trình phỏng vấn cán bộ NH cho biết, hiện nay chính sách tín dụng đối với DNNVV được NH tạo điều kiện hỗ trợ trên nhiều khía cạnh từ tư vấn, thủ tục, gói vay ưu đãivà liên tục thay đổi nhằm phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế. Do vậy, số lượng cán bộ NH cho rằng quá trình vay vốn tại NH của DNNVV hiện nay đã có nhiều thuận lợi chiếm tỷ lệ cao đạt 26%, chỉ có 8% người được phỏng vấn cho rằng DN còn gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn tại NH. Giá trị trung bình đạt được là 3,22/5 điểm nghĩa là NH khá hài lòng với mức độ tiếp cận tín dụng đối với DNNVV hiện nay. Đây được coi là nỗ lực lớn của ngành NH nói chung và các NHTM nói riêng. Về phía DNNVV có sự khác biệt so với nhận định cán bộ NH đưa ra, cụ thể: 29,7% người được hỏi cho rằng DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn; 16% DN cho rằng rất khó khăn trong đó đa số là các DN hoạt động trong ngành công nghiệp chế tạo; chỉ có 11,3% DN cho rằng dễ tiếp cận và chủ yếu nằm trong nhóm DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Giá trị trung bình đạt được là 2,79/5 điểm điều đó cho thấy Mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV được đánh giá ở mức trung bình. Bảng 4.11. Đánh giá mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV Đơn vị tính: % Thang đo Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Thuận lợi Rất thuận lợi Giá trị trung bình Đánh giá từ phía DNNVV 48 89 74 55 34 2,79 Tỷ lệ 16,00 29,70 24,70 18,30 11,30 Đánh giá từ phía NH 4 10 15 13 8 3,22 Tỷ lệ 8,00 20,00 30,00 26,00 16,00 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017) Tác giả tiến hành tìm hiểu những khó khăn khi DNNVV tiếp cận nguồn tín dụng NH bằng phiếu điều tra, theo đó người trả lời có thể lựa chọn nhiều phương án được nêu ra. Về phía DNNVV, khó khăn đầu tiên được đa số chủ DN lựa chọn là 97 Tài sản đảm bảo không đáp ứng yêu cầu với 249/300 phiếu, tiếp theo là việc DN gặp nhiều khó khăn khi hoàn thiện các thủ tục vay vốn mà NH quy định với 239/300 phiếu, sau đó là những khó khăn liên quan đến hoàn thiện báo cáo tài chính, phương án SXKD, lãi suất của các khoản vay. Về phía NH những khó khăn trong vay vốn của DNNVV cũng có mức độ tương tự giống trả lời của DN. Chỉ riêng lãi suất vay cao xếp vị trí thứ 5 trong đánh giá của DNNVV thì NH có mức đánh giá thứ 6. Ngoài ra, theo ý kiến của người được phỏng vấn có nhiều khó khăn khác làm ảnh hưởng đến tiếp cận vốn của DN như: sự đa dạng của các gói tín dụng, mối quan hệ giữa NH - DN, trình độ của CBTD, trình độ của chủ DN Bảng 4.12. Những khó khăn của DNNVV khi tiếp cận tín dụng NH ĐVT: % Tiêu chí Phỏng vấn DNNVV Phỏng vấn NH Số phiếu đồng ý Tỷ lệ Số phiếu đồng ý Tỷ lệ 1. Tài sản đảm bảo không đáp ứng yêu cầu 249 83,1 53 84,1 2. Không có sự hoàn thiện các thủ tục vay vốn 239 79,5 50 79,4 3. Báo cáo tài chính không đầy đủ, minh bạch 214 71,4 45 71,4 4. Phương án sản xuất không khả thi 192 63,9 40 63,5 5. Lãi suất vay cao 182 60,7 33 52,4 6. Lịch sử tín dụng của DN kém 173 57,5 38 60,3 7. Ý kiến khác 131 43,5 26 41,3 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017) 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên 4.4.1. Sự tác động của môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV Vị thế và vai trò của DNNVV ngày càng được nâng cao, vì vậy phát huy sức mạnh của khối DN này nhằm nâng tầm kinh tế Việt Nam là trọng tâm trong các chính sách của Đảng và Nhà nước những năm gần đây. Hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho DNNVV đã được ban hành trong đó có hỗ trợ vốn cho DNNVV (Phụ lục 7a) như: Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016: “Về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” với nhiều hành động mạnh mẽ và thực tế đã tạo niềm tin cho các DN đang hoạt động tại Việt Nam. Mục tiêu chính của Nghị quyết liên quan đến 98 hỗ trợ vốn cho DN là yêu cầu các NHTM cần: Đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, giảm bớt phiền hà cho DNNVV; các NHTM đã gỡ bỏ nhiều giấy tờ không quá liên quan để giảm bớt phiền hà cho DN cũng như rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ. Một cú hích cho kinh tế Việt Nam đó là Luật hỗ trợ DNNVV được ban hành ngày 21/06/2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ DNNVV có hiệu lực trong năm 2018 với nhiều hy vọng cho sự phát triển tốt hơn nữa của khối DNNVV trên cả nước. Trong thời gian tới, các NHTM sẽ có nhiều động thái tích cực liên quan đến đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của DN. Nhờ đó đến tháng 12 năm 2018 tổng số DNNVV đang hoạt động lên đến trên 620.000 DN. Dựa vào số liệu được tổng hợp từ Báo cáo hoạt động của NHNN và các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018, tác giả nhận thấy số lượng DNNVV vay được vốn và số tiền được vay đều có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây, Chính phủ đã thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp từ miễn, giảm, giãn nợ thuế cho DN như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu, thuế đấtđối với nhiều loại hình DN và các ngành nghề kinh doanh khác nhau nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của DN, trong đó cần kể đến: Thông tư số 76/2015/TT-BTC, Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Quyết định số 1726/QĐ-TTg, Luật số 04/2017/QH14Để các chính sách phát huy tác dụng, một hệ thống các cơ quan nhà nước, tổ chức hiệp hộiđược thành lập nhằm thực thi các nội dung của chính sách, hỗ trợ các DNNVV. Hệ thống này bao gồm nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương như Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV; Cục Phát triển DN; Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phốvà các cơ quan khác như VCCI, hiệp hội DNNVVđã phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng NH. Từ những chỉ đạo cấp vĩ mô, lãnh đạo tỉnh và ban giám đốc NHNN chi nhánh Thái Nguyên đã có những định hướng cụ thể, đưa ra nhiều chính sách phù hợp liên quan đến việc hỗ trợ tín dụng cho DNNVV trên địa bàn. 99 Biểu đồ 4.7. Số lượng DNNVV vay được vốn NH giai đoạn 2013 - 2018 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động của các chi nhánh NHTM giai đoạn 2013 - 2018) Trong giai đoạn 2015 - 2017, hàng loạt các chính sách liên quan đến tín dụng cho DNNVV đã được UBND tỉnh Thái Nguyên và chi nhánh NHNN chi nhánh Thái Nguyên ban hành như: Nghị quyết 2279/2015/QĐ-UBND về Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 28/QĐ-UBND về Thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyênđã giúp nhiều DNNVV tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn NH. Tăng cường kết nối với các đối tượng liên quan cho phát triển tín dụng, tổ chức Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp với nhiều buổi gặp gỡ, hội thảo, đối thoại, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn giữa NH - DN. Đặc biệt đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp sau khi Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND về Chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020 được ban hành, số lượng và số vốn vay được của DN nông nghiệp đã tăng lên. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 06 KCN với 153 DN đang hoạt động (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2017) góp phần giải quyết lượng lao động lớn cho tỉnh và các địa phương lân cận. Tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với các DN khi tham gia vào khu công nghiệp như: miễn giảm thuế đất, miễn nộp thuế thu nhập DN theo giai đoạn, ưu đãi về vốn và hỗ trợ cơ sở hạ tầngNhờ vào sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền, khối DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc, tính hết 100 tháng 06 năm 2018 thu ngân sách của tỉnh đạt 7000 tỷ đồng, tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản cân đối thu chi ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên theo nhiều phản ánh của lãnh đạo tại các chi nhánh NHTM cho biết: những hướng dẫn, quy định nhằm cụ thể hóa các chính sách từ Chính phủ triển khai còn chậm, những quy định về quyền hạn nghĩa vụ của các đối tượng liên quan chưa được phân định rõ ràng khiến NH còn lúng túng, chậm trễ trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ nên lợi ích thu được chưa đạt kỳ vọng của Chính phủ. Thêm nữa, quá trình triển khai các chính sách tại tỉnh còn chậm, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” khiến sự chỉ đạo, hỗ trợ chưa mạnh mẽ, quyết liệt, chưa giải quyết triệt để rào cản trong quá trình tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Một số giám đốc DN khi được hỏi cho biết: “Nghị định 39/2018/NĐ – CP có đưa ra nhiều ưu đãi đối với DN khởi nghiệp sáng tạo nhưng đến nay tỉnh Thái Nguyên chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể giúp DN hoàn thiện hồ sơ và chưa xây dựng Hội đồng xét duyệt công nhận đổi mới sáng tạo để DN được hưởng ưu đãi”. 4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ phía NH Tác giả tiến hành đánh giá những yếu tố từ phía NH ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV bằng phương pháp thống kê mô tả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 thông qua 05 nhóm yếu tố được tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu lý thuyết nền tảng và tổng quan tài liệu tại Chương 1. Kết quả tại bảng 4.13 tổng hợp từ Phụ lục 08a cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ phía NH đến tiếp cận tín dụng của DNNVV bằng đánh giá của cán bộ NH. Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố ảnh hưởng từ phía NH Tên biến Giá trị trung bình Mức độ đánh giá Lãi suất 2,74/5 điểm Trung bình Thủ tục cho vay 2,57/5 điểm Thấp Mức độ đa dạng của các gói tín dụng 3,00/5 điểm Trung bình Trình độ của cán bộ tín dụng 2,85/5 điểm Trung bình Quy định về tài sản đảm bảo 2,49/5 điểm Thấp (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ NH năm 2017) Yếu tố có mức đánh giá thấp nhất là Quy định về tài sản đảm bảo đạt 2,49/5 điểm, hiện nay để đảm bảo sự an toàn cho các khoản vay hầu hết các NH đều 101 yêu cầu DN cần phải có tài sản thế chấp với nhiều quy định chặt chẽ. Chính điều này đã khiến DN lúng túng khi hoàn thiện giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, hơn nữa NH không có những văn bản cụ thể khi thẩm định các loại tài sản khác nhau đã gây ra khó khăn khi CBTD đến thẩm định tài sản của DN. 58% cán bộ NH chưa hài lòng với biến quan sát Quy trình, quy định đánh giá tài sản đảm bảo linh hoạt, dễ thực hiện và NH dễ dàng xác định quyền sở hữu tài sản của DN khi điểm đánh giá đạt thấp nhất với 2,48/5 điểm. nghĩa là người được phỏng vấn cho rằng quy trình đánh giá quyền sở hữu và TSĐB còn nhiều bất cập, khó khăn đối với NH và DN. Điều này cho thấy mức độ hài lòng trong quy trình đánh giá tài sản, giấy tờ thực hiện cũng như căn cứ thẩm định còn thấp, nó ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hồ sơ vay của DNNVV. Hiện nay, VPbank là NH đi đầu trong việc đưa ra những khoản vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo - thể hiện sự mạnh dạn của NH đồng hành với DN nhưng yêu cầu rất cao trong việc chứng minh năng lực tài chính, sự đảm bảo của đối tượng thứ 3 có uy tín và lãi suất khá cao nên ít DNNVV tại Thái Nguyên tiếp cận được hình thức vay này. Vì vậy, đơn giản hóa thủ tục liên quan đến TSĐB và gói tín dụng không cần TSĐB là hướng đi trong tương lai của các NHTM. Tuy nhiên, chính sách tín dụng cần đảm bảo sự an toàn đối với khoản vay nhằm tăng cường tính hiệu quả tín dụng NH. Yếu tố thứ hai có mức đánh giá thấp là Thủ tục cho vay, kết quả phản ánh sự không hài lòng của người được hỏi liên quan đến các nội dung như: NH thường xuyên đơn giản hóa thủ tục vay, đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng, hay DN dễ dàng hoàn thành hồ sơ vayBiến quan sát Hồ sơ vay vốn của DN thường dễ dàng đáp ứng theo yêu cầu của NH được 61,3% người trả lời đánh giá không đồng ý và cho rằng DN thường gặp khó khăn khi hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ bao gồm các nội dung liên quan đến tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính, phương án SXKDTheo thông tin từ người trả lời BCTD - DN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hướng dẫn và thực hiện hồ sơ vay vốn, thông thường nếu tự làm DN có thể mất đến 3 tuần hoặc nếu muốn nhanh có thể nhờ CBTD làm hộ nhưng phải bỏ thêm chi phí phát sinh. Bà Trần Thị Thùy Linh – Phó giám đốc phòng giao dịch Gia Sàng ngân hàng BIDV cho biết: “Để DN hoàn thiện 1 bộ hồ sơ vay vốn tại NH cần phải sửa lại ít nhất 2 – 3 lần mới đáp ứng các yêu cầu”. Điều này đã làm nản lòng nhiều DNNVV có nhu cầu vay vốn. Trong tương lai, NHNN cần có chỉ đạo quyết liệt hơn trong công tác rà soát, định hướng sự đơn giản hóa trong thủ tục vay vốn giúp các 102 NHTM có căn cứ xây dựng quy trình và cắt giảm yêu cầu không phù hợp trong hồ sơ vay vốn của DNNVV nhờ đó vừa hỗ trợ DN tiếp cận nguồn tín dụng NH vừa giúp NH mở rộng thị trường. Hiện nay, mức lãi suất cho vay của NH luôn được điều chỉnh theo mục tiêu kinh tế vĩ mô. Riêng đối với DNNVV các NHTM như: BIDV, Vietcombank, Vietinbank áp dụng mức ưu đãi về lãi suất đó là giảm từ 0,5 - 1% lãi suất trong năm đầu tiên khi DN tiến hành vay 1 khoản vay nhất định. Đặc biệt, với những khoản vay ưu đãi DN có thể nhận được mức lãi suất ưu đãi hơn. Do đó, yếu tố Lãi suất trong nghiên cứu được đánh giá ở mức trung bình đạt 2,74/5 điểm, nghĩa là người được hỏi khá đồng ý với những câu hỏi đặt ra trong phiếu như: lãi suất cho sự linh hoạt trong từng thời kỳ, đối với từng nhóm khách hàng. Để cạnh tranh trong hệ thống NH, các NHTM liên tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi cho DNNVV như: Quy mô vốn dành cho DNNVV của Vietcombank cũng đã tăng từ 150 - 200% hay tại Agribank mục tiêu cho khối DN này vay chiếm 30 - 40% tỷ trọng dư nợ, với lượng vốn tăng lên trên 100.000 tỷ đồngVPbank áp dụng nhiều gói vay tín chấp với lãi suất ưu đãi, bà Nguyễn Thị Hồng Loan Giám đốc khách hàng DN Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Thái Nguyên cho biết: “Hiện nay, NH có rất nhiều gói tín dụng hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: sản phẩm gạo, cafe, gỗ, thủy sản với số tiền vay cao và lãi suất linh hoạt. Ngoài ra, một điểm mạnh của NH liên quan đến tín dụng cho DN là gói vay không cần tài sản thế chấp, cụ thể: Gói cho vay tín chấp dành cho tất cả các DNNVV có hạn mức vay 3 tỷ đồng; Gói cho vay tín chấp nhanh dành cho DN siêu nhỏ hạn mức cho vay: 1 tỷ đồng/khách hàng. Nhờ đó, nhiều DNNVV không có tài sản đảm bảo có cơ hội để tiếp cận gói vay ưu đãi này”; NH Quân đội áp dụng cho vay chuyên biệt dành cho các DNNVV kinh doanh trong những lĩnh vực đặc trưng như: đóng tàu, nông sảnNH Đại dương cho vay ngắn hạn với lãi suất VND từ 6,71%/năm, lãi suất USD từ 2,68%/năm và ưu đãi 20 - 50% phí dịch vụ cho các DN nhập khẩuĐiều đó đã tạo ra nhiều cơ hội cho DNNVV tiếp cận những nguồn vốn vay ưu đãi. Các NHTM nên tiếp tục duy trì sự ổn định và linh hoạt trong chính sách lãi suất vừa tuân thủ quy định của NHNN vừa tạo cơ hội cho DNNVV vay vốn, nhờ đó tăng trưởng tín dụng của NH có sự phát triển vượt bậc. Tuy vậy, trong yếu tố Mức độ đa dạng của các gói tín dụng có biến quan sát NH cung cấp các gói tín dụng đối với từng nhóm ngành kinh doanh của 103 DNNVV được 57% người được phỏng vấn không đồng ý với tình hình thực tế tại Thái Nguyên. Lý do là vì: các DNNVV tại Thái Nguyên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, chế tạo, sản xuất chènhưng các NH lại dành gói ưu đãi không phải là thế mạnh của địa phương như: đóng tàu, công nghiệp mũi nhọn, cafe, lâm sảnĐiều này ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của DNNVV. Các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên cần có đề xuất, tham mưu với Hội sở chính về những bất cập liên quan đến các gói tín dụng ưu đãi để xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các địa phương có DN kinh doanh đặc thù. Nhờ đó, giúp DNNVV có điều kiện tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi phù hợp và chi nhánh cũng gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần tại tỉnh Thái Nguyên. Đối với yếu tố Trình độ của cán bộ tín dụng, 100% cán bộ trả lời phỏng vấn cho biết cán bộ NH có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp như: Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị, Kế toándo vậy quá trình thẩm định hồ sơ tương đối chuyên nghiệp. Hơn nữa, thái độ phục vụ thân thiệt, nhiệt tình của CBTD khiến DNNVV khi giao dịch tại NH thường cảm thấy dễ chịu, không áp lực và những chi phí phát sinh trong quá trình vay cũng giảm thiểu. Điều này tạo có hội giúp DNNVV có có hội gia tăng tiếp cận tín dụng NH. Các NHTM có thể tiếp tục đào tạo chuyên sâu cho CBTD thông qua các chương trình tập huấn, cử đi học chuyên sâuđể nâng cao trình độ, kỹ năng và sự nhạy bén của nhân viên NH trong quá trình thẩm định hồ sơ, ra quyết định cho vay đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của khoản vay. 4.4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ phía DNNVV 4.4.3.1. Phân tích định tính Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS 22.0, luận án đã tiến hành tổng hợp kết quả các biến quan sát từ phiếu điều tra, khảo sát từ phía DNNVV đến tiếp cận tín dụng NH vào Phụ lục 8b và được trình bày tóm tắt tại bảng 4.14 như sau: ❖ Tài sản đảm bảo: đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV với kết quả đạt được thấp đạt 2,48/5 điểm có nghĩa DN không đáp ứng/không đồng ý được với nội dung câu hỏi đưa ra. Trong đó, 56,3% người trả lời không hài lòng với biến quan sát DN dễ dàng hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài 104 sản đảm bảo để nộp cho NH với nhiều vấn đề như: DN thường gặp khó khăn khi hoàn thành thủ tục chứng minh quyền sở hữu tài sản; Tài sản không đáp ứng yêu cầu của NH. Trong quá trình phỏng vấn, 55% DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cho rằng DN dễ dàng hoàn thiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay thường đạt trên 60% giá trị tài sản đảm bảo. Ông Nguyễn Quang Thái – Giám đốc công ty TNHH Sơn Nguyên cho biết: “Hiện DN đang kinh doanh chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, khi có nhu cầu mua thêm xe ôtô để mở rộng kinh doanh DN thường vay tiền từ NH và sau đó thế chấp chiếc xe đó vào NH để làm tài sản đảm bảo. Thủ tục được thực hiện nhanh gọn, số tiền được vay chiếm 70% giá trị tài sản đảm bảo”. Trong khi đó kết quả này chỉ là 32% đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 18% đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thậm chí số tiền được vay thường dao động quanh mức 60% so với nhu cầu thực tế và DN nông nghiệp còn thấp hơn. Vì vậy, để tiếp cận tốt hơn nguồn tín dụng NH, DNNVV cần chuẩn bị tốt các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, tính pháp lý, giá trị TSĐB. Thêm vào đó, cần nghiên cứu các quy định của mỗi NH để cung cấp chính xác giấy tờ theo yêu cầu liên quan đến TSĐB nhằm giảm thời gian hoàn thiện hồ sơ. Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố từ phía DNNVV Tên biến Giá trị trung bình Mức độ đánh giá Tài sản đảm bảo (CO) 2,48/5 điểm Thấp Mối quan hệ của DN với NH (RE) 2,69/5 điểm Trung bình Năng lực của DNNVV (CA) 2,52 /5 điểm Thấp Báo cáo tài chính (FI) 2,51/5 điểm Thấp Quy mô của DNNVV (SZ) 2,99/5 điểm Trung bình Phương án SXKD của DN (BP) 2,54/5 điểm Thấp Trình độ của chủ DN (QU) 2,90/5 điểm Trung bình (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra DNNVV năm 2017) ❖ Mối quan hệ của DN với NH: Trong quá trình phỏng vấn, 90% DN trả lời rằng thường vay vốn tại 1-2 NH do đã quen làm việc tại đó và như vậy sẽ có một số lợi thế như: nắm rõ quy trình thủ tục, được tư vấn kỹ càng, nhiệt tình, thời gian hoàn thành nhanh gọn. Do vậy, yếu tố Mối quan hệ của DN với NH được người trả lời khá đồng ý với các câu hỏi đưa ra và mức độ ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng đạt trung bình (2,69/5 điểm). Biến quan sát DN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tang_cuong_tiep_can_nguon_von_tin_dung_ngan_hang_cua.pdf
Tài liệu liên quan