Luận án Thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ VỚI NGHỀ

CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON .8

1.1. Các nghiên cứu về thái độ .8

1.1.1. Nghiên cứu thái độ như là một chức năng tâm lí cá nhân .8

1.1.2. Các nghiên cứu về cấu trúc và biểu hiện của thái độ cá nhân .15

1.1.3. Nghiên cứu sự hình thành và thay đổi thái độ cá nhân.17

1.1.4. Hướng nghiên cứu các phương pháp đo lường thái độ .18

1.2. Những nghiên cứu về thái độ với nghề của giáo viên mầm non .22

1.2.1. Những nghiên cứu về thái độ với nghề.22

1.2.2. Những nghiên cứu về thái độ với nghề của giáo viên.26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ VỚI NGHỀ CỦA GIÁO

VIÊN MẦM NON .28

2.1. Thái độ với nghề .28

2.1.1. Thái độ.28

2.1.2. Thái độ với nghề.40

2.2. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non.43

2.2.1. Nghề giáo viên mầm non .43

2.2.2. Khái niệm thái độ với nghề của giáo viên mầm non.47

2.2.3. Biểu hiện thái độ với nghề của giáo viên mầm non .49

2.2.4. Tiêu chí đánh giá thái độ với nghề của giáo viên mầm non .53

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ với nghề của giáo viên mầm non .57

pdf205 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích cực: 5 điểm Câu hỏi 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên - Trả lời theo phương án: "Rất yếu": 1 điểm - Trả lời theo phương án: "Yếu": 2 điểm - Trả lời theo phương án: "Vừa": 3 điểm - Trả lời theo phương án: "Mạnh": 4 điểm - Trả lời theo phương án: "Rất mạnh": 5 điểm Như vậy, theo cách tính điểm như trên, để thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng tôi quy định mức độ biểu hiện thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên: Mức 5: 5 điểm; Mức 4: 4 điểm; Mức 3: 3 điểm; Mức 2: 2 điểm; Mức 1: 1 điểm. Dựa vào quy định này, chúng tôi tính điểm trung bình thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên của toàn mẫu nghiên cứu nói chung, xét theo trình độ chuyên môn, thâm niên nghề nghiệp, địa bàn công tác và thành phần dân tộc của GVMN các tỉnh Tây Nguyên. Chúng tôi quy ước thang đánh giá chung: Như vậy, điểm trung bình cộng (TBC) tối đa là 5, tối thiểu là 1. Điểm mà GV đạt được càng cao thì biểu hiện thái độ càng được đánh giá cao. Điểm định lượng đối với từng mức độ được xác định dựa vào phân phối chuẩn, tức điểm 77 trung bình cộng đạt được của toàn bộ mẫu nghiên cứu và độ lệch chuẩn. Cụ thể cơ sở để chia khoảng điểm như sau: Mức 1 < Điểm TBC - 2SD ĐTB - 2SD ≤ Mức 2 < Điểm TBC - 1SD Điểm TBC - 1SD ≤ Mức 3 < Điểm TBC + 1SD Điểm TBC + 1SD ≤ Mức 4< Điểm TBC + 2SD Mức 5 ≥ Điểm TBC + 2SD Khoảng ĐTB cụ thể toàn thang đo như sau: * Đối với đánh giá chung thái độ Mức 1 < 1,83 1,83 ≤ Mức 2 < 2,64 2,64 ≤ Mức 3 < 3,43 3,43 ≤ Mức 4 < 4,24 4,24 ≤ Mức 5 ≤ 5,00 - Nhận thức nghề Mức 1 < 1,82 điểm 1,82 ≤ Mức 2 < 2,62 2,62 ≤ Mức 3 < 3,43 3,43 ≤ Mức 4 < 4,22 4,22 ≤ Mức 5 ≤ 5,00 - Xúc cảm nghề Mức 1<1,80 điểm 1,80 ≤ Mức 2 < 2,59 2,59 ≤ Mức 3 < 3,40 3,40 ≤ Mức 4 < 4,20 4,20 ≤ Mức 5 ≤ 5,00 - Hành động nghề Mức 1< 1,86 điểm 1,86 ≤ Mức 2 < 2,65 2,65 ≤ Mức 3 < 3,45 3,45 ≤ Mức 4 < 4,23 4,23 ≤ Mức 5 ≤ 5,00 78 - Các yếu tố ảnh hưởng Mức 1 "Rất yếu" < 1,80 điểm 1,80 ≤ Mức 2 "Yếu" < 2,60 2,60 ≤ Mức 3 "vừa" < 3,41 3,41 ≤ Mức 4 "mạnh" < 4,20 4,20 ≤ Mức 5 "rất mạnh"≤ 5,00 * Đánh giá độ tin cậy của thang đo Theo mô hình lý thuyết, có nhiều cách để đánh giá độ tin cậy của một bộ công cụ nghiên cứu. Để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá mức độ tương quan giữa các Item trong cùng miền đo; sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach. Mô hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng Item trong từng thang đo, toàn bộ phép đo và tính tương quan của từng Item với đỉnh của các Item còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo. Độ tin cậy của từng kiểu thang đo được coi là thấp nếu hệ số Alpha < 0,40. Độ tin cậy của cả thang đo được coi là thấp nếu hệ số Alpha < 0,60. Kết quả phân tích độ tin cậy của bảng hỏi trên mẫu GVMN cho thấy các kiểu thang đo của phép đo này có hệ số tin cậy Alpha từ 0,54 đến 0,918 - đạt mức khá. Bảng 3.2. Độ tin cậy của bảng hỏi về các nội dung được nghiên cứu trên mẫu GVMN Các tiêu chí đo Hệ số tin cậy Alpha Mẫu khách thể n = 347 Thái độ với trẻ 0,806 Thái độ với giá trị nghề 0,764 Thái độ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 0,873 Thái độ với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 0,851 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên 0,832 79 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cho thấy hệ số KMO = 0,719 > 0,5 phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm Barletts là 13503,9 với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05, (bác bỏ giả thuyết Ho các biến quan sát không có tương ứng với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về mô hình phân tích nhân tố không phù hợp và sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các thang đo của bảng hỏi, các mệnh đề đều có nội dung phù hợp, cần chỉnh sửa khoảng 10% số câu hỏi trong bảng hỏi. Sau khi chỉnh sửa độ tin cậy và độ giá trị của các phần trong bảng hỏi đã tăng lên. Độ tin cậy và độ giá trị của từng phần trong bảng hỏi cho phép chúng tôi sử dụng để điều tra chính thức. Điều tra đại trà Mục đích: Thu thập các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nội dung: Gồm 4 câu hỏi đã chỉnh sửa sau điều tra thăm dò về các vấn đề như đã trình bày ở điều tra thăm dò. Cách thức tiến hành: - Bước 1: Liên hệ và làm việc với Ban giám hiệu các trường mầm non để xin được điều tra. - Bước 2: Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi cho GVMN. - Bước 3: Thu phiếu điều tra Xử lý kết quả Trong đề tài luận án của chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS phiên bản 22.0 để xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu. SPSS For Windows là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê dùng cho khoa học xã hội. Khi sử dụng phần mềm này các câu hỏi, các ý trả lời cần phải được mã hóa theo ngôn ngữ riêng của chương trình. Chúng tôi sử dụng chương trình này để tính toán tất cả các số liệu của đề tài như: độ tin cậy của thang đo, tỷ lệ %, điểm trung bình, độ lệnh chuẩn, hệ số tương quan, kiểm định T - test 80 3.2.3.2. Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý (Phụ lục 1.3): * Cấu trúc nội dung bảng hỏi gồm: 32 item trao đổi với CBQL về thái độ của GVMN đối với 4 lĩnh vực nghề được thể hiện qua 3 mặt nhận thức, cảm xúc và hành động nghề. Phần cuối của bảng hỏi là tìm hiểu về thông tin cá nhân - Thái độ đối với trẻ em (gồm 8 item): 1, 2, 3, 4, 5,6,7,8. - Thái độ đối với giá trị nghề (gồm 8 item): 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16. - Thái độ đối với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ (gồm 8 item): 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. - Thái độ đối với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (gồm 8 item): 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32. Lượng hoá các thông tin thu được từ các câu hỏi - Trả lời theo phương án 1: mức độ sẵn sàng rất thấp, rất tiêu cực: 1 điểm - Trả lời theo phương án 2: Mức độ sẵn sàng khá thấp,tương đối tiêu cực: 2 điểm - Trả lời theo phương án 3: Mức trung bình: 3 điểm - Trả lời theo phương án 4: Mức độ sẵn sàng khá cao, tương đối tích cực: 4 điểm - Trả lời theo phương án 5: Mức độ sẵn sàng rất cao, rất tích cực: 5 điểm. Các nội dung về các bước soạn thảo giống như phần bảng hỏi giành cho GVMN (mục 3.3.4.1) 3.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Sau khi xử lý và phân tích sơ bộ các kết quả khảo sát thực tiễn trên diện rộng, những vấn đề còn vướng mắc tiếp tục được tìm hiểu thông qua phỏng vấn sâu. * Mục đích: Thu thập, bổ sung thông tin để làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng. * Nguyên tắc phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp bằng những câu hỏi mở, khách thể được trả lời tự do. Trong phỏng vấn này chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau để GVMN, CBQL và phụ huynh có thể trả lời trực tiếp hoặc hồi tưởng lại những suy nghĩ của mình. Khi phỏng vấn sâu, chúng tôi cố gắng tạo sự tin cậy ở GVMN, CBQL cũng như phụ huynh, làm sao để các đối tượng không cảm thấy mình đang bị chất vấn, mà là buổi nói chuyện, trao đổi về công việc hằng ngày của GV. Các thông tin cá nhân của khách thể được đảm bảo bí mật. 81 Mỗi GVMN, mỗi CBQL và phụ huynh được phỏng vấn 2 lần, mỗi lần khoảng 45 phút. * Nội dung phỏng vấn Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết, rõ ràng theo từng vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, trình tự, nội dung phỏng vấn có thể linh hoạt, mềm dẻo tùy theo từng khách thể. * Khách thể phỏng vấn Chúng tôi chủ yếu đi sâu phỏng vấn 10 GVMN, 10 CBQL và 10 phụ huynh 3.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thái độ với nghề được biểu hiện ở 3 thành phần nhận thức, xúc cảm và hành động. Ba thành phần này có mối quan hệ rất chặt chẽ, vững chắc với nhau. Nếu nhận thức trong thái độ với nghề có biểu hiện tích cực sẽ là cơ sở nền tảng cho cảm xúc tích cực đối với nghề từ đó tạo nên các hành động nghề tích cực. Vì thế để nâng cao thái độ với nghề của GVMN, chúng tôi sử dụng biện pháp tác động nâng cao nhận thức nghề của họ. 3.2.5.1. Mục đích thực nghiệm Xác định hiệu quả các biện pháp tác động tâm lý đến nhận thức của GVMN nhằm nâng cao thái độ với nghề của GVMN. 3.2.5.2. Giả thuyết thực nghiệm Có thể nâng cao thái độ với nghề của GVMN nếu có biện pháp tác động phù hợp đến nhận thức về nghề của họ. 3.2.5.3. Biến thực nghiệm và biến phụ thuộc - Biến thực nghiệm: Biện pháp tác động vào nhận thức - Biến phụ thuộc: Thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên được bộc lộ qua tính sẵn sàng và chiều hướng nhận thức trong thái độ với nghề của GVMN. 3.2.5.4. Nội dung thực nghiệm * Mục đích: Nâng cao tính sẵn sàng và chiều hướng nhận thức tích cực trong thái độ với nghề của GVMN. * Nội dung tác động: Tổ chức bồi dưỡng, tọa đàm, thảo luận về các nội dung: Tầm quan trọng của bậc học mầm non, vai trò, vị thế xã hội của nghề; tầm quan trọng, nội dung, phương 82 pháp tìm hiểu, đánh giá đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh sống của trẻ em; phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ gắn với địa bàn và các yếu tố về văn hóa dân tộc người Tây Nguyên; vai trò, ý nghĩa, nội dung, cách thức và kỹ năng và cơ hội học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. (Nội dung cụ thể tại phụ lục 3) * Hình thức: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng theo nhóm, phát tài liệu. 3.2.5.5. Địa điểm và thời gian tiến hành thực nghiệm Quá trình tiến hành thực nghiệm tác động được tổ chức tại trường Mầm non trên địa bàn huyện Cư Kuil, tỉnh Đắk Lắk vào tháng 9/2017. 3.2.5.6. Quy trình thực nghiệm * Bước 1. Chọn mẫu - Mẫu thực nghiệm được lựa chọn từ mẫu điều tra đại trà gồm 36 GVMN thuộc 6 trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thái độ với nghề ở mức 1 và 2. - Mẫu đối chứng. Bên cạnh việc so sánh kết quả thay đổi các tiêu chí thái độ với nghề trước và sau thực nghiệm ngay ở nhóm thực nghiệm để khẳng định hiệu quả các biện pháp, chúng tôi sử dụng phương pháp đối chứng. Nhóm đối chứng gồm 34 GVMN được chọn từ mẫu đại trà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thái độ với nghề ở mức 1 và 2. (Danh sách GVMN tham gia vào thực nghiệm tại phục lục 4). * Bước 2. Tổ chức thực nghiệm Biện pháp: Mời chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Tâm lý, Giáo dục mầm non nói chuyện, tọa đàm, trao đổi về các chuyên đề tác động vào nhận thức trong thời gian gian 6 ngày, trong đó 4 ngày trên lớp, 2 ngày GV tự nghiên cứu tại nhà. * Bước 3. Đo và đánh giá kết quả thực nghiệm Cách đo và đánh giá giống với cách đo và đánh giá ở phần thực trạng: - Phát phiếu hỏi giành cho GVMN ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi kết thúc thực nghiệm 1 tuần. Xử lý kết quả thực nghiệm giống như cách xử lý phần thực trạng. - Đánh giá thái độ với nghề của GVMN theo 5 mức, qua 3 mặt biểu hiện và 4 lĩnh vực nghề 83 - Đầu tiên chúng tôi đánh giá, so sánh kết quả nhận thức về nghề của GVMN ở nhóm thực nghiệm qua 4 lĩnh vực nghề trước và sau khi tác động và với nhóm đối chứng - Tiếp theo đánh giá, so sánh chung thái độ với nghề của nhóm thực nghiệm với kết trước khi thực nghiệm và với nhóm đối chứng. 3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xử lý các số liệu thu được qua điều tra bằng phiếu hỏi. Số liệu thu được qua khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Windows phiên bản 20.0. Các thông số và phép toán thống kê được chúng tôi sử dụng các chỉ số sau: - Phần phân tích thống kê mô tả sử dụng các chỉ số sau: Điểm trung bình cộng (Mean) dùng để tính điểm đạt được ở từng mệnh đề và của từng yếu tố tâm lý. Độ lệch chuẩn (Standardied Deviotion) dùng để mô tả mức độ phân tán câu hỏi hay mức độ tập trung của các câu trả lời mà khách thể đã chọn. Tần suất và chỉ số phần trăm của các phương án trả lời. - Phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau: Phân tích so sánh: Chúng tôi chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình (compare means) trong nghiên cứu này. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê nếu xác suất P < 0.05. Phân tích tương quan nhị biến: Dùng để tìm nhận thức sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Trong luận án này, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan pearson-poduduct moment. Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1, cho ta biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho ta biết mối liên hệ thuận giữa 2 biến số. Giá trị - (r < 0) cho ta biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 nghĩa là 2 biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (P), chúng ta có thể biết mức độ có nghĩa của mối quan hệ. Khi P < 0.05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa phân tích về mối quan hệ giữa 2 biến số. 84 3.3. Thang đánh giá thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên Dựa vào các biểu hiện thái độ và các tiêu chí đánh giá thái độ với nghề của GVMN (chương 2), chúng tôi xác định mức độ thái độ với nghề của GVMN theo 5 mức độ 3.3.1. Đánh giá chung thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá thái độ với nghề của GVMN như đã trình bày trong chương 2, chúng tôi sử dụng thang 5 bậc (5 mức độ) để định mức độ biểu hiện thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên. Mức 1. Thái độ sẵn sàng rất thấp, rất tiêu cực. Mức 2. Thái độ sẵn sàng khá thấp, tương đối tiêu cực Mức 3. Thái độ trung bình Mức 4. Thái độ sẵn sàng khá cao, tương đối tích cực Mức 5. Thái độ sẵn sàng rất cao, rất tích cực 3.3.2. Đánh giá thái độ với nghề của giáo viên mầm non qua các mặt biểu hiện 3.3.2.1. Thái độ với nghề biểu hiện qua nhận thức - Mức độ 1: Mức độ sẵn sàng nhận thức về nghề rất thấp, rất tiêu cực: GV có tâm thế nhận thức về nghề rất thấp nên rất thụ động, miễn cưỡng trong nhận thức, theo kiểu bắt buộc và có quan điểm, nhìn nhận, đánh giá về nghề rất tiêu cực, lệch lạc. - Mức độ 2: Mức độ sẵn sàng nhận thức về nghề khá thấp, tương đối tiêu cực: GV có tâm thế nhận thức về nghề tương đối thấp nên khá thụ động, miễn cưỡng trong nhận thức và có quan điểm, nhìn nhận, đánh giá về nghề tương đối tiêu cực, lệch lạc. - Mức độ 3: Mức độ nhận thức về nghề trung bình: mức độ sẵn sàng trong nhận thức về nghề của GV không cao, không thấp; chiều hướng nhận thức không tích cực, cũng không tiêu cực. GV không chủ động, cũng không thụ động trong nhận thức về nghề và có quan điểm, nhìn nhận, đánh giá về nghề không tích cực, biện chứng, cũng không tiêu cực, lệch lạc. - Mức độ 4: Mức độ sẵn sàng nhận thức về nghề khá cao,tương đối tích cực: GV có tâm thế nhận thức về nghề tương đối cao nên khá chủ động trong nhận thức và có quan điểm, nhìn nhận, đánh giá về nghề tương đối tích cực, đúng đắn. 85 - Mức độ 5: Mức độ sẵn sàng nhận thức về nghề rất cao, rất tích cực: GV có tâm thế nhận thức về nghề rất rất cao nên rất chủ động trong nhận thức và có quan điểm, nhìn nhận, đánh giá về nghề rất tích cực, đúng đắn. 3.3.2.2. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non biểu hiện qua cảm xúc - Mức độ 1: Độ nhạy cảm của cảm xúc với nghề rất thấp, rất tiêu cực: GV rất khó xuất hiện những rung cảm với nghề; họ rất không yêu nghề, yêu trẻ, rất không hài lòng về công việc của mình. - Mức độ 2: Độ nhạy cảm của cảm xúc với nghề khá thấp, tương đối tiêu cực: GV tương đối khó xuất hiện những rung cảm với nghề; họ tương đối không yêu nghề, yêu trẻ, tương đối không hài lòng về công việc của mình. - Mức độ 3: Xúc cảm với nghề trung bình: Độ nhạy cảm trong cảm xúc của GVMN với nghề không cao, cũng không thấp; xúc cảm với nghề không tích cực, cũng không tiêu cực. GV không khó, cũng không dễ xuất hiện những rung cảm với nghề; xúc cảm với nghề ở mức độ trung tính, không yêu thích nhưng cũng không chán ghét, không hài lòng nhưng cũng không thất vọng về công việc của mình. - Mức độ 4: Độ nhạy cảm của cảm xúc với nghề khá cao, tương đối tích cực: GV khá dễ dàng xuất hiện rung cảm với nghề; tương đối yêu nghề, yêu trẻ, hài lòng với công việc của mình. - Mức độ 5: Độ nhạy cảm của cảm xúc với nghề rất cao, rất tích cực: GV rất dễ xuất hiện những rung cảm với nghề; rất yêu nghề, yêu trẻ, hài lòng với công việc của mình. 3.3.2.3. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non biểu hiện qua hành động - Mức độ 1: Mức độ sẵn sàng hành động rất thấp, rất tiêu cực: GV có tâm thế hành động rất thấp nên họ xây dựng, triển khai các hoạt nghề một cách miễn cưỡng, thụ động; có hành vi, thao tác, lời nói trong hoạt động nghề rất không mô phạm, không chuẩn mực. - Mức độ 2: Mức độ sẵn sàng hành động khá thấp, tương đối tiêu cực: GV có tâm thế hành động tương đối thấp dẫn đến khá thụ động trong việc xây dựng, triển khai các hoạt nghề; có hành vi, thao tác, lời nói trong hoạt động nghề tương đối không mô phạm, chuẩn mực. 86 - Mức độ 3: Mức độ trung bình: GV có mức độ sẵn sàng hành động không cao, không thấp; chiều hướng hành động không tích cực, cũng không tiêu cực. - Mức độ 4: Mức độ sẵn sàng hành động khá cao, tương đối tích cực: GV có tâm thế hành động tương đối cao nên khá chủ động trong việc xây dựng, triển khai các hoạt động nghề; có hành vi, thao tác, lời nói trong trong hoạt động nghề tương đối mô phạm, chuẩn mực. - Mức độ 5: Mức độ sẵn sàng hành động rất cao, rất tích cực: GV có tâm thế hành động rất cao nên rất chủ động trong việc xây dựng, triển khai các hoạt nghề; có hành vi, thao tác, lời nói trong hoạt động nghề rất mô phạm, chuẩn mực. 87 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Luận án được nghiên cứu theo một chu trình tổ chức chặt chẽ qua từng bước, từng giai đoạn và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc trưng của tâm lý học. Quy trình nghiên cứu luận án được thực hiện theo ba giai đoạn: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thực nghiệm sư phạm. Các số liệu thu được xử lý theo phương pháp định tính và định lượng ở mức độ khoa học và tường minh với sự hỗ trợ của phần mền xử lý số liệu SPSS phiên bản 20.0. Sử dụng thang đo 5 mức để định mức các mức độ thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên theo quy ước: Mức 1. Thái độ sẵn sàng rất thấp, rất tiêu cực; Mức 2. Thái độ sẵn sàng khá thấp, tương đối tiêu cực; Mức 3. Thái độ trung bình; Mức 4. Thái độ sẵn sàng khá cao, tương đối tích cực; Mức 5. Thái độ sẵn sàng rất cao, rất tích cực. Kết quả thu được đủ sự tin cậy và có giá trị về mặt khoa học. Đặc biệt là sự kiểm chứng các trường hợp cụ thể thông qua thực nghiệm tác động. Đó là cơ sở để nhận được kết quả nghiên cứu mang tính khoa học và ở mức độ khách quan. 88 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÁI ĐỘ VỚI NGHỀ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN Trong chương này chúng tôi tập trung những vấn đề chủ yếu sau đây: - Phân tích kết quả khảo sát thực trạng thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên. - Thực nghiệm các biện pháp tác động tâm lý nâng cao thái độ với nghề của GVMN theo chiều hướng tích cực. 4.1. Thực trạng thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên Như đã trình bày trong phần lý thuyết, thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên được biểu hiện ở 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành động. Để xác định mức độ biểu hiện thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên, chúng tôi dựa vào các lĩnh vực nghề đã trình bày trong chương 3. Cụ thể: - Thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên với trẻ em. - Thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên với giá trị nghề. - Thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. - Thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các kết quả khảo sát thực trạng được phân tích theo trình tự từ khái quát chung đến các tiêu chí cụ thể. Chúng tôi đánh giá thái độ với nghề của theo mẫu chung và theo tham số: trình độ chuyên môn, thâm niên nghề, thành tích thi đua, địa bàn công tác, thành phần dân tộc. Dưới đây là kết quả khảo sát: 4.1.1. Đánh giá chung thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên 4.1.1.1. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên xét chung Để tìm hiểu thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên, chúng tôi đã sử dụng 3 câu hỏi tương ứng với 3 mặt nhận thức, xúc cảm, hành động của GVMN 89 đối với nghề. Mỗi câu gồm từ 20 đến 24 item, hỏi về 4 lĩnh vực: đối với trẻ em; với giá trị nghề; với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và với việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chúng tôi đánh giá thái độ trên 5 mức, kết quả nghiên cứu được thể hiện cụ thể dưới đây: a. Thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên biểu hiện qua ba mặt nhận thức, cảm xúc và hành động Để có cái nhìn tổng quan về thái độ với nghề của của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên, trước hết, chúng tôi đánh giá chung thái độ qua 3 mặt nhận thức, xúc cảm và hành động, kết quả thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 4.1. Các mặt biểu hiện của thái độ với nghề của giáo viên mầm non các tỉnh Tây Nguyên STT Các mặt biểu hiện ĐTB ĐLC Tỷ lệ % các mức độ 1 2 3 4 5 1 Nhận thức 3,10 0,80 5,7 15,6 30,5 29,2 19,1 2 Xúc cảm 3,02 0,79 1,8 10,7 38,7 26,9 21,9 3 Hành động 3,23 0,80 1,0 10,9 39,2 34,8 14,0 Chung 3,12 0,80 2,83 12,4 36,1 30,3 18,3 Kết quả thu được ở bảng 4.1, chúng ta thấy ĐTB chung: 3,12; ĐLC: 0,80 biểu hiện thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tây Nguyên đạt mức độ 3 - mức độ trung bình. Thể hiện tính sẵn sàng trong thái độ với nghề không cao, không thấp; chiều hướng thái độ không tích cực, cũng không tiêu cực. Nghĩa là tâm thế trong thái độ của người GVMN với nghề chưa thực sự sẵn sàng, chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên cũng không hoàn toàn thụ động mà theo kiểu đến đâu làm đến đó. Chiều hướng thái độ trung tính. Có thể nói đây là một thái độ "làng nhàng", với thái độ này, GVMN chưa đầu tư, cống hiến hết mình cho công việc. Điều này tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Mức độ thái độ trung bình biểu hiện ở cả 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành 90 động nghề. ĐTB của nhận thức, cảm xúc, hành động nghề của GVMN dao động từ 3,10 - 3,23, khoảng điểm trung bình mức độ 3, và có sự chênh lệch không đáng kể. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể từng mặt biểu hiện để hiểu rõ hơn về thái độ với nghề của GVMN các tỉnh Tấy Nguyên. Đầu tiên là biểu hiện thái độ với nghề về mặt nhận thức của GVMN có ĐTB: 3,10; ĐLC: 0,8 - Nhận thức nghề ở mức độ 3. Ở mức độ này, GVMN có thái độ nhận thức trung bình. Tâm thế sẵn sàng nhận thức về nghề của GV không cao, không thấp nên nhận thức về nghề không chủ động cũng không thụ động. Chiều hướng nhận thức về nghề không tích cực, biện chứng, cũng không tiêu cực, lệch lạc. Cũng có thể nói là GV chưa thực sự sẵn sàng, chủ động nhận thức về nghề và có quan điểm nhìn nhận, đánh giá về nghề chưa thực sự đúng đắn, tích cực. Với thái độ nhận thức này, GVMN sẽ khó tiếp cận và lĩnh hội được một cách đầy đủ, đúng đắn những tri thức, kỹ năng mới về chuyên môn nghiệp vụ như đặc điểm riêng của trẻ em trong lớp; về nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục mới... Và không phải là tiền đề thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của GV. Tỉ lệ GVMN có thái độ nhận thức nghề mức trung bình chiếm nhiều nhất là 30,5%; có 29,2% GVMN có thái độ nhận thức về nghề ở mức độ 4 - Mức độ sẵn sàng trong nhận thức về nghề khá cao và có chiều hướng nhận thức tương đối tích cực: Biểu hiện GV nhận thức về nghề một cách khá chủ động và có quan điểm nhìn nhận, đánh giá nghề tương đối tích cực, đúng đắn. 19,1% GVMN có thái độ nhận thức về nghề ở mức độ 5: Mức độ sẵn sàng trong nhận thức về nghề rất cao và có chiều hướng nhận thức rất tích cực, biểu hiện GV rất chủ động trong nhận thức về nghề và có quan điểm, nhìn nhận, đánh giá về nghề rất tích cực, đúng đắn. Tổng mức độ 4 và 5 chiếm 48,3%. Đây là kết quả rất đáng mừng. Tuy nhiên, kết quả thực trạng cũng chỉ ra có 15,6% GVMN có thái độ nhận thức về nghề ở mức độ 2 và 5,7% ở mức độ 1 (tổng 21,3%). Nghĩa là một bộ phận GVMN có mức độ sẵn sàng trong nhận thức về nghề của GVMN tương đối thấp đến rất thấp và chiều hướng nhận thức về nghề tương đối tiêu cực đến rất tiêu cực: Biểu hiện GV có tâm thế nhận thức về nghề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thai_do_voi_nghe_cua_giao_vien_mam_non_cac_tinh_tay.pdf
Tài liệu liên quan