LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 3
3. Mục đích nghiên cứu 16
4. Câu hỏi và khung nghiên cứu 16
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
6. Phương pháp nghiên cứu 18
7. Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án 20
8. Kết cấu của luận án 21
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 22
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 22
1.1.1. Khái niệm, mục tiêu và phân loại kiểm toán nội bộ 22
1.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 29
1.1.3. Nội dung, quy trình, phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật của kiểm toán nội bộ 33
1.1.4. Kiểm toán nội bộ với quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 41
1.1.5. Kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp 48
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 49
1.2.1. Khái niệm tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 49
1.2.2. Căn cứ và nguyên tắc tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 52
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 55
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 60
1.3.1. Tổ chức xây dựng quy chế và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 60
1.3.2. Tổ chức xác định nội dung kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 68
224 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam (Trung Quốc), Singapore...
Sau ngày 30/4/1975, Đất nước hoàn toàn toàn thống nhất, ngoài Nhà máy xi măng Hải Phòng và một số cơ sở xi măng lò đứng, ngành xi măng còn tiếp quản nhà máy xi măng Hà Tiên với công suất 300.000 tấn/năm, sản xuất theo phương pháp ướt đã được xây dựng từ thời Mỹ - Ngụy.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980) để phù hợp với công cuộc xây dựng lại, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng mới hai nhà máy xi măng hiện đại, công suất lớn: Bỉm Sơn (Thanh Hoá) và Hoàng Thạch (Hải Dương). Nhà máy xi măng Bỉm Sơn do Liên Xô (cũ) đầu tư với hai lò quay phương pháp ướt, kích thước 5,0x185m, công suất 1,2 triệu tấn Clinker/năm. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch do F.L Smidth đầu tư với một lò quay phương pháp khô, kích thước 5,5x89 m, công suất 1,1 triệu tấn Clinker/năm. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn bắt đầu sản xuất năm 1981, nhà máy xi măng Hoàng Thạch năm 1983. Phía Nam, tại tỉnh Kiên Giang, Nhà máy xi măng Hà Tiên với 02 lò quay phương pháp ướt, kích thước 3,3x100 của hãng Venot-Pic (Pháp) và từ 1991 được mở rộng với 01 lò quay phương pháp khô, kích thước 4,8x64m của hãng Polysius (Pháp). Clinker sản xuất một phần chuyển về Thủ Đức bằng đường thuỷ để nghiền và đóng bao phục vụ cho nhu cầu của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước yêu cầu cấp bách về xi măng chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng Đất nước và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985); để phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng đã và đang được đầu tư mới, ngày 7/9/1979 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 308/CP thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Sau hơn 13 năm hoạt động, ngày 05 tháng 10 năm 1993 Bộ xây dựng có Quyết định số 456/BXD-TCL đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp xi măng thành Tổng CTXM Việt nam, tiếp theo đó Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 670/TTg ngày 14/11/1994 thành lập Tổng CTXM Việt nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị lưu thông, sự nghiệp của Ngành xi măng với nhiệm vụ chính trị to lớn là sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc.
Từ những năm 1990 nhu cầu xi măng hàng năm tăng khoảng 20%, cung không đủ cầu do đó các CTXM đã có kế hoạch phát triển sản xuất, mở rộng, đầu tư, liên doanh để có sản lượng xi măng phù hợp với nhu cầu của thị trường. trong các CTXM có Tổng CTXM Việt nam là một trong 17 Tổng công ty được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lâp Tập đoàn kinh doanh. Thêm vào đó, ngày 8 tháng 2 năm 1996 Chính phủ có nghị định số 08/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng CTXM Việt nam. Như vậy, từ thập niên 90 các CTXM đã được chính phủ ban hành văn bản pháp quy quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động, đây là một bước phát triển khá toàn diện đối với các CTXM trên phương diện quy định pháp lý hoạt động.
Tính đến cuối năm 2018, theo thống kê của Hiệp hội xi măng Việt nam, hiện tại cả nước có khoảng 52 CTXM với 83 lò quay xi măng tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước cùng với các trạm nghiền và trạm đóng bao xi măng khác. Tổng công suất thiết kế đạt 97.640.000 tấn/năm, trong đó sản lượng sản xuất của các CTXM Việt nam năm 2018 đạt 85.215.141 tấn, sản lượng tiêu thụ 81.339.985 tấn cùng năm. Như vậy, tính đến năm 2018 sản lượng xi măng sản xuất vượt quá mức tiêu thụ, phản ánh tình trạng chung của các CTXM VN, cung cao hơn cầu. Bảng 2.1 thể hiện các chỉ tiêu liên quan đến năng lực sản xuất và tiêu thụ của các CTXM Việt nam năm 2018.
Bảng 2. 1: Năng lực sản xuất và tiêu thụ các CTXMVN 2018
1
Tổng công suất thiết kế/Designed capacity total:
97.640.000 (tấn xi măng/ cement tons)
2
Sản lượng sản xuất/Production amount:
85.215.141 (tấn xi măng/ cement tons)
3
Sản lượng tiêu thụ/Consumtion amount:
81.339.985 (tấn xi măng/ cement tons)
+ Tiêu thụ nội địa/ Domestic Consumption:
60.271.000 (tấn xi măng/ cement tons)
+ Xuất khẩu/Export (xi măng + Clinker)
21.068.985 (tấn xi măng + clinker/ clinker + cement tons)
4
Hiệu suất huy động chung: (2) / (1)
» 87%
5
Công suất trung bình/1 dây chuyền
» 1.176.386 tấn/dây chuyền
6.
Chủng loại sản phẩm chính/Types of main products:
+ Clinker: PC50, PC60
+ Xi măng Portland: PC40, PC50
+ Xi măng Portland hỗn hợp: PCB30, PCB40
+ Xi măng trắng (PCW); Một số loại chuyên dụng: chịu mặn, bền sunphat
(Nguồn: [21])
Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn, có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật liệu đầu vào do đó chủ động được về năng lực sản xuất, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt. Bảng 2.2. thể hiện số lượng lò quay xi măng tại Việt nam phân bố trên 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Phụ lục 2.6 thể hiện danh sách các lò quay xi măng trực thuộc các CTXM Việt nam trên toàn quốc.
Phụ lục 2.7 mô tả sơ dồ phân bố các nhà máy xi măng trên toàn quốc tính đến thời điểm năm 2018.
Bảng 2. 2: Số lượng lò quay xi măng tại Việt nam theo vùng miền
Vùng miền/Area
Số lượng Quantity
Công suất lò nung (tấn clinker/ngày)
Rotation kiln capacity (tons clinker/day)
Cỡ lớn (³ 4.000)
TB (2.500 ¸ 4.000)
Nhỏ (£ 2.500)
Miền Bắc (North)
56
13
08
35
Miền Trung (Central)
22
13
03
06
Miền Nam (South)
05
03
02
00
Toàn quốc (Whole country)
83
29
13
41
(Nguồn: [21])
Biểu đồ 2.1 thể hiện sự phân bố của các lò quay xi măng theo vùng miền, do đặc điểm sản xuất gắn liền với vùng nguyên liệu đá vôi nên hầu hết các nhà máy xi măng Việt nam tập trung tại miền Bắc và số ít tại miền Nam.
Biểu đồ 2. 1: Số lượng lò quay xi măng theo vùng miền
(Nguồn: [21])
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế, Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.
Hiện nay trên sản phẩm xi măng trên thị trường có nhiều loại, tuy nhiên thông dụng trên thị trường Việt Nam gồm hai loại sản phẩm chính: Xi măng Portland chỉ gồm thành phần chính là clinker và phụ gia thạch cao, ví dụ: PC 30, PC 40, PC 50 và Xi măng Portland hỗn hợp vẫn với thành phần chính là clinker và thạch cao, ngoài ra còn một số thành phần phụ gia khác như đá pudôlan, xỉ lò. Ở thị trường các loại xi măng này có tên gọi như PCB 30, PCB 40.
Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật khô, ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật lạc hậu, thì những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến 2,3 triệu tấn mỗi năm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với những nhà máy khác ở Đông Nam Á hiện nay.
Ngành công nghiệp xi măng cũng như các ngành công nghiệp khác, đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn cản trở sự phát triển như: Giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như than đá, thạch cao và clinker tăng đều qua các năm, trong khi đó những nguyên liệu này Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Thêm vào đó, giá gas, dầu hiện nay biến động ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Điều này tác động không nhỏ đến sản xuất và kết quả hoạt động của ngành. Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp, Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng. Hiện này với các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia tăng công suất, đổi mới công nghệ.
Từ những giai đoạn mới thành lập, thị phần lớn nhất tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu thuộc về các CTXM thuộc Tổng CTXM Việt Nam (VICEM). Tuy nhiên tính đến năm 2018, thị phần tiêu thụ nội địa lớn nhất giữa các khối doanh nghiệp thuộc về khối doanh nghiệp địa phương – Tập đoàn với 37%, tiếp theo là khối VICEM với 35% thị trường nội địa và cuối cùng là khối doanh nghiệp xi măng liên doanh 28%.
Phụ lục 2.8 mô tả khối lượng xi măng tiêu thụ nội địa theo các khối doanh nghiệp xi măng các tháng trong năm 2018.
Phụ lục 2.9 mô tả khối lượng xi măng tiêu thụ nội địa phân theo vùng miền các tháng trong năm 2018.
Biểu đồ 2. 2: Sản lượng tiêu thụ nội địa các khối doanh nghiệp xi măng năm 2018
(Nguồn: [21])
Đối với thị trường xuất khẩu, hiện tại các CTXM Việt nam xuất khẩu 02 sản phẩm chính bao gồm: Xi măng và Clinker. Sản lượng xuất khẩu trong năm 2018 chiếm hơn 25% tổng sản lượng tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chính của xi măng Việt Nam là các nước: Bangladet, Philippin, Peru, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, xi măng là loại sản phẩm được sản xuất từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đát nước, do đó trong thời gian tới theo chính sách của Nhà nước và Chính phủ các đơn vị sản xuất nên hạn chế xuất khẩu xi măng và các sản phẩm phụ của ngành với phương hướng sản xuất vừa đủ lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu giới hạn.
Phụ lục 2.10 mô tả khối lượng xi măng và Clinker tiêu thụ các tháng năm 2018.
Phụ lục 2.11 mô tả thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm xi măng và Clinker.
Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của các CTXM Việt Nam
a, Đặc điểm quy trình sản xuất xi măng
Xi măng là một sản phẩm vật liệu xây dựng phổ biến được dùng vô cùng rộng rãi hiện nay. Bản chất xi măng là một loại chất kết dính thủy lực và trải qua quy trình công nghệ chế biến vô cùng phức tạp. Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định. Về cơ bản, quy trình sản xuất xi măng được tổng hợp thành 6 giai đoạn sau: Phụ lục 2.12 mô tả quy trình sản xuất xi măng.
• Tách chiết nguyên liệu thô
• Nghiền, phân chia theo tỉ lệ, và trộn lẫn
• Giai đoạn trước khi cho vào lò
• Giai đoạn trong lò
• Giai đoạn làm mát và giai đoạn nghiền hoàn chỉnh
• Đóng bao và vận chuyển
Giai đoạn 1: Tách chiết nguyên liệu thô
Sản xuất xi măng sẽ sử dụng các nguyên liệu thô là: canxi, silic, sắt, và nhôm. Những thành phần này lấy trong đá vôi, đất sét và cát. Xi măng có hỗn hợp cát và đất sét với tỉ lệ nhỏ. Trong cát và đất sét có thể đáp ứng nhu cầu về silic, sắt và nhôm.
Đá vôi: Đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ, cắt tầng theo đúng quy trình và quy hoạch khai thác, sau đó đá vôi được xúc và vận chuyển tới máy đập búa bằng các thiết bị vận chuyển có trọng tải lớn, tại đây đá vôi được đập nhỏ thành đá dăm cỡ 25 x 25 và vận chuyển bằng băng tải về kho đồng nhất sơ bộ rải thành 2 đống riêng biệt, mỗi đống khoảng 15.000 tấn.
Đá sét: Đá sét được khai thác bằng phương pháp cày ủi hoặc khoan nổ mìn và bốc xúc vận chuyển bằng các thiết bị vận tải có trọng tải lớn về máy đập búa. Đá sét được đập bằng máy đập búa xuống kích thước 75 mm (đập lần 1) và đập bằng máy cán trục xuống kích thước 25 mm (đập lần 2). Sau đập đá sét được vận chuyển về rải thành 2 đống riêng biệt trong kho đồng nhất sơ bộ, mỗi đống khoảng 6.600 tấn.
Phụ gia điều chỉnh: Để đảm bảo chất lượng Clanh-ke, Công ty kiểm soát quá trình gia công và chế biến hỗn hợp phối liệu theo đúng các Modun, hệ số được xác định. Do đó ngoài đá vôi và đá sét còn có các nguyên liệu điều chỉnh là quặng sắt (giàu hàm lượng ô xít Fe2O3), quặng bôxit (giàu hàm lượng ô xít Al2O3) và đá Silíc (giàu hàm lượng SiO2).
Giai đoạn 2: Phân chia tỉ lệ, trộn lẫn và nghiền
Nguyên liệu thô từ quặng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm của nhà máy, ở đây sẽ giúp nhà máy phân tích, phân chia tỉ lệ chính xác giữa đá vôi và đất sét trước khi bắt đầu nghiền, tỉ lệ thông thường thì 80% là đá vôi và 20% là đất sét. Tiếp theo là nghiền hỗn hợp nhờ vào các con lăn quay và bàn xoay. Bàn xoay quay liên tục dưới con lăn và con lăn tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp. Con lăn sẽ nghiền hỗn hợp thành bột mịn. Hỗn hợp nguyên liệu thô sẽ được dự trữ trong đường ống sau khi đã nghiền hỗn hợp thành bột mịn.
Giai đoạn 3: Trước khi nung
Sau khi được nghiền hoàn chỉnh, nguyên liệu được đưa và buồng trước khi nung. Buồng này chứa một chuỗi các buồng xoáy trục đứng, nguyên liệu thô đi qua đây và vào trong lò nung. Buồng trước nung này tận dụng nhiệt tỏa ra từ lò, sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, khiến cho nhà máy thân thiện với môi trường hơn.
Giai đoạn 4: Giai đoạn trong lò
Lò khá lớn và có thể xoay được được coi là phần quan trọng nhất của quá trình sản xuất xi măng. Trong lò nhiệt độ có thể lên tới 14500C. Nhiệt độ này đạt được là bắt nguồn từ phản ứng hóa học gọi là phản ứng khử Cacbon và phản ứng này còn thải ra khí CO2. Nhiệt độ cao trong lò làm cho nguyên liệu nhão ra.
Chuỗi phản ứng hóa học giữa Ca và SiO2 tạo ra thành phần chính trong xi măng (CaSiO3). Lò nhận nhiệt từ bên ngoài nhờ khí tự nhiên hoặc than đá. Khi nguyên liệu ở phần thấp nhất của lò nung thì nó sẽ hình thành lên xỉ khô.
Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền thành phẩm
Sau khi ra khỏi lò, xỉ sẽ được làm mát nhờ vào khí cưỡng bức, xỉ sẽ tỏa ra lượng nhiệt hấp thụ được là từ từ giảm nhiệt, lượng nhiệt mà xỉ tỏa ra sẽ được thu lại quay trở vào lò, việc làm này giúp tiết kiệm được năng lượng. Tiếp đến là giai đoạn nghiền hoàn chỉnh, các viên bi sắt nghiền bột mịn ra, bột mịn được nghiền ra chính là xi măng thành phẩm.
Giai đoạn 6: Đóng bao và vận chuyển
Sau khi nghiền thành bột xi măng được đóng bao với trọng lượng từ 20-50 kg/ túi, sau đó được phân phối tới các của hàng và người tiêu dùng.
b, Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất
Đối với các CTXM nói chung trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói chung tổ chức sản xuất thường bao gồm nhiều đơn vị phân bổ trên toàn quốc như: nhà máy sản xuất, trạm nghiền xi măng và trạm đóng bao xi măng. Xét trên phương diện sản xuất, trong 03 đơn vị sản xuất trên thuộc ngành xi măng thì chỉ có nhà máy sản xuất xi măng đảm bảo được cả 06 giai đoạn của quy trình sản xuất xi măng từ giai đoạn Tách chiết nguyên liệu thô đến việc đóng bao xi măng thành phẩm, đối với 02 đơn vị còn lại là trạm nghiền xi măng và trạm đóng bao xi măng là đơn vị sản xuất nhưng chỉ đáp ứng một số các giai đoạn trong quy trình. Trạm nghiền được sử dụng để nghiền Clinker và Thạch cao phụ gia xi măng thành phẩm và trạm đóng bao chỉ đáp ứng giai đợn cuối cùng của quá trình sản xuất. Tại các trạm đóng bao, xi măng được chứa trong lò quay cuối cùng và tùy thuộc vào lượng tiêu thụ của nhà máy mới đóng bao chuyển cho thị trường.
Với đặc điểm như trên các nhà máy xi măng thường được xây dựng tại địa phương gắn liền với nguồn nguyên liệu đầu vào tại Miền Bắc là chính, còn các trạm nghiền và trạm đóng bao của các nhà máy này được phân bổ tại miền Trung và miền Nam để phục vụ cho quá trình kinh doanh. Như vậy, việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các CTXM thường tập trung chủ yếu tại nhà máy sản xuất chính, các đơn vị thành viên phân bổ chủ yếu là các trạm nghiền và các trạm đóng bao xi măng.
2.1.2. Các căn cứ tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt nam
Các văn bản pháp lý liên quan đến KTNB ra đời trong giai đoạn các doanh nghiệp Nhà nước đang bắt đầu phát triển mạnh, trong khi các loại hình doanh nghiệp khác đang nhen nhóm hoặc phát triển khá manh mún. Đầu tiên là Quyết định 832/QĐ/TC/CĐKT ngày 28/10/1997 có hiệu lực bắt đầu từ năm 1998 kèm theo quy chế KTNB áp dụng cho DNNN. Quy chế 832/QĐ/TC/CĐKT do Bộ trưởng bộ tài chính ban hành gồm có 06 chương quy định về nội dung, trình tự, phương pháp thực hiện KTNB tại các DNNN. Đồng thời quy chế còn chỉ rõ các quy định liên quan đến KTVNB trong đơn vị bao gồm các chức danh KTV trưởng và các KTVNB thành viên, cách thức tiến hành tổ chức bộ máy KTNB trong DNNNcũng như đối với các đơn vị thành viên trực thuộc. Quy chế ra đời là một sự đánh dấu bước ngoặt về mặt pháp lý đối với việc xây dựng và vận hành KTNB tại Việt Nam.
Sau sự ra đời của quyết định 832/QĐ/TC/CĐKT Bộ tài chính ban hành thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16/04/1998 hướng dẫn tổ chức bộ máy KTNB tại các doanh nghiệp nhà nước. Thông tư chia làm 2 phần hướng dẫn tổ chức bộ máy KTNB các DNNN là tổng công ty và tại các DNNN độc lập, trong đó quy định rõ số lượng biên chế KTVNB tại DNNN, kinh phí hoạt động và trả lương cho bộ máy KTNB, các quy định về tiêu chuẩn của trưởng phòng KTNB. Thông tư đã hướng dẫn cụ thể cho các DNNN là tổng công ty cũng như các DNNN độc lập trong việc tổ chức bộ máy KTNB theo đúng quy định của Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng.
Ngày 22/12/1998 Bộ tài chính tiếp tục ban hành thông tư số 171/1998/TT-BTC hướng dẫn thực hiện KTNB tại các DNNN, thông tư có hiệu lực 15 ngày sau ngày ký và thay thế thông tư số 52/1998/TT-BTC do trong quá trình thực hiện thông tư số 52/1998/TT-BTC các DN nhận thấy một số vướng mắc. Theo đó tuỳ thuộc vào quy mô SXKD, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thể và trình độ năng lực của đội ngũ kế toán... Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực. Việc tổ chức bộ máy KTNB không bắt buộc đối với các DN. Các DNNN đã tổ chức bộ máy KTNB theo quy định tại Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16/4/1998 của Bộ Tài chính thì tuỳ tình hình của DN có thể tiếp tục duy trì tổ chức và hoạt động của bộ máy KTNB hoặc tổ chức lại theo quy định tại Thông tư này. Đối với các DN chưa tổ chức bộ máy KTNB nếu đủ điều kiện và thấy cần thiết phải tổ chức bộ máy KTNB thì Tổng giám đốc (Giám đốc) DN lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời có quy định liên quan đến KTNB đối với DNNN và công ty CP. Trong đó DNNN quy định trong điểm d, khoản 2, Điều 91: Hội đồng thành viên có quyền nghĩa vụ trong việc tổ chức hoạt động KTNB và quyết định thành lập đơn vị KTNB của công ty. Quy định về quyền và nghĩa vụ Ban kiểm soát trong DNNN, điểm c khoản 2 Điều 102 và khoản 7 Điều 104 ghi rõ: Ban kiểm soát giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế KTNB, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của công ty. Có quyền đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Đối với CTCP điều 165 quy định: Ban Kiểm soát CTCP có quyền và nghĩa vụ: (1) rà soát kiểm tra và đánh giá hiệu lực hiệu quả của hệ thống KSNB, KTNB, QTRR và cảnh báo sớm của công ty, (2) Có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận KTNB của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao. Như vậy, Luật đã nhắc đến KTNB được tổ chức trực thuộc Ban kiểm soát và có chức năng tư vấn cho ban kiểm soát các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, KTNB chỉ là 1 bộ phận chức năng của Ban kiểm soát mà chưa có quy định riêng bắt buộc cho việc tổ chức hay thực hiện KTNB tại các DNNN và CTCP.
Luật Kế toán số 88/2015/QH13 được ban hành ngày 20/11/2015 đã quy định về trách nhiệm của KTNB trong việc tổ chức thực hiện hoạt động kế toán và KSNB tại đơn vị tại khoản 4, điều 39. Theo đó, KTNB có nhiệm vụ: (1) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB; (2) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của BCTC, báo cáo KTQT trước khi trình ký duyệt; (3) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán; (4) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán. Việc quy định chi tiết về KTNB sẽ được Chính phủ xây dựng, nhưng Luật Kế toán năm 2015 đã xác định các nhiệm vụ, vai trò cơ bản của KTNB trong đơn vị kế toán.
Năm 2016, Chính phủ ban hành dự thảo về nghị định KTNB quy định về tổ chức và hoạt động của KTNB. Nghị định này khác với các quyết định và thông tư đã ban hành ở chỗ phạm vi điều chỉnh rộng hơn, không chỉ quy định tổ chức hoạt động của KTNB trong các DNNN mà còn áp dụng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngày 22/1/2019 dự thảo được thông qua, chính phủ ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về KTNB. Nội dung chính của Nghị định được trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2. 3: Nội dung chính Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ 2019
STT
Nội dung
STT
Nội dung
1
Các đơn vị phải tổ chức KTNB
11
Thuê dịch vụ KTNB
2
Mô hình tổ chức
12
Quy chế, quy trình KTNB
3
Mục tiêu của KTNB
13
Phương pháp thực hiện của KTNB
4
Nhiệm vụ KTNB
14
Kế hoạch KTNB hàng năm
5
Các nguyên tắc cơ bản của KTNB
15
Lưu Hồ sơ, tài liệu KTNB
6
Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ nguyên tắc cơ bản của KTNB
16
Báo cáo KTNB
7
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
17
Đảm bảo chất lượng KTNB
8
Tiêu chuẩn KTVNB, trưởng KTNB
18
Trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận KTNB, KTVNB, trưởng KTNB.
9
Bổ nhiệm, miễn nhiệm KTVNB, trưởng KTNB
19
Trách nhiệm của các bên (HĐQT/HĐTV, BKS, TGĐ, Bộ phận được kiểm toán)
10
Quyền lợi của người làm công tác KTNB
20
Quản lý Nhà nước về KTNB
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Căn cứ theo điều 10, mục 1, chương II của Nghị định thì các đơn vị sau đây phải thực hiện KTNB: a) Công ty niêm yết; b) Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; c) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, rất nhiều các CTXN Việt nam là các DNNN hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, do đó theo yêu cầu bắt buộc của Nghị định cần tổ chức bộ phận KTNB.
Ngày 10/11/2019, Bộ tài chính phối hợp với Hiệp hội kế toán và Kiểm toán Việt nam tổ chức Hội thảo xin ý kiến xây dựng bộ quy chuẩn mẫu về KTNB cũng như Chuẩn mực về KTNB áp dụng tại Việt nam. Trong đó, bộ quy chuẩn mẫu về KTNB được xây dựng cho các loại hình đơn vị, tổ chức thuộc đối tượng tổ chức KTNB theo Nghị định KTNB số 05/2019/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ. Các ý kiến đóng góp trong Hội thảo cùng với các văn bản xin ý kiến gửi cho các đơn vị, bộ phận chức năng có liên quan sẽ được tổng hợp và ghi nhận để xây dựng, hoàn thiện quy chế mẫu cũng như chuẩn mực KTNB trong thời gian tới.
Về phía các CTXM Việt nam, các căn cứ, tài liệu, văn bản về tổ chức KTNB chưa nhiều, do tổ chức KTNB tại các CTXM Việt nam còn hạn chế. Về tổ chức bộ máy KTNB chỉ được thực hiện tại 02 CTXM, như các Quyết định ban hành liên quan đến tổ chức bộ máy KTNB, quyết định ban hành Quy chế KTNB, còn lại chủ yếu các tài liệu được ban hành trong kèm theo với tổ chức hoạt động của các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong các CTXMVN.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt nam
KTNB là bộ phận trực thuộc DN nhưng có chức năng đánh giá độc lập đối với các hoạt động trong nội bộ DN. KTNB đuợc hình thành nhằm hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc thiết kế và vận hành các chức năng QTDN, QTRR và KSNB. Mỗi DN yêu cầu mức độ khác nhau của mỗi chức năng, tùy thuộc vào các điều kiện chính trị kinh tế xã hội và yêu cầu quản lý riêng chi phối đến hoạt động của từng DN. Và do đó những yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến tổ chức KTNB trong mỗi DN. Đối với các CTXM Việt Nam, những yếu tố sau đây được đánh giá là có ảnh hưởng chính đến tổ chức xây dựng Quy chế, bộ máy KTNB, tổ chức xác định nội dung kiểm toán, tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận, phương pháp kỹ thuật kiểm toán và tổ chức quy trình KTNB.
2.1.3.1. Các yếu tố bên trong
(*) Chiến lược phát triển của các CTXM Việt nam
Chiến lược phát triển của các CTXM Việt nam được quy định bằng văn bản trong Đại hội Hiệp hội xi măng Việt nam năm 2019. Theo đó, một trong những chiến lược phát triển được nhấn mạnh là chiến lược phát triển bền vững, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, vừa bảo vệ môi trường. Với chiến lược phát triển này, hoạt động của các CTXM Việt nam nói chung và KTNB nói riêng ngoài việc tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh còn cần chú trọng, tập trung giải quyết các vấn đề môi trường giúp các CTXM Việt nam phát triển bền vững.
(*) Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của các CTXM Việt nam
Thứ nhất, rủi ro và quản trị rủi ro trong các CTXM Việt nam
Các CTXM Việt nam thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu cho thấy những rủi ro chính được các CTXM Việt nam nhận diện có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cùng như khả năng hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đặt ra của các công ty bao gồm:
+ Rủi ro thời tiết: Rủi ro thời tiết là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình sản xuất kinh doanh của các CTXM Việt nam. Khởi điểm của mùa xây dựng cũng là thời điểm cả nước có nhiều đợt mưa kéo dài trên diện rộng, hàng loạt các công trình xây dựng đã phải tạm dừng kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_to_chuc_kiem_toan_noi_bo_trong_cac_cong_ty_xi_mang_v.docx