Luận án Tư tưởng tự do tinh thần của f.m. dostoievski và giá trị của nó

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

ĐỐI VỚI LUẬN ÁN

7

1.1. Tình hình nghiên cứu về sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của

F.M.Dostoievski

7

1.2. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng tự do tinh thần của

F.M.Dostoievski

15

1.3.Tình hình nghiên cứu về giá trị của tư tưởng tự do tinh thần của

F.M.Dostoievski

23

1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận

án

29

Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH

THÀNH TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA

F.M.DOSTOIEVSKI

33

2.1. Những yếu tố lịch sử- xã hội đương thời ảnh hưởng tới sự hình

thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski

33

2.2. Những yếu tố lý luận ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do

tinh thần của F.M.Dostoievski

43

2.3. Nhân tố chủ quan tác động đến sự hình thành tư tưởng tự do tinh

thần của F.M.Dostoievski

57

Chương 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG

TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI

67

3.1. Quan niệm về tự do tinh thần của F.M.Dostoievski

3.2. Tự do tinh thần chứa đựng khát vọng con người được là chính mình

67

72

3.3. Tự do tinh thần là thể phức hợp của chứa đựng sự “giằng xé” giữa

các yếu tố nội tâm

83

pdf162 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng tự do tinh thần của f.m. dostoievski và giá trị của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Dostoievski rất đa dạng với nhiều tầng lớp, lứa tuổi, quan niệm. Nhưng nhân vật là chủ thể hiện sinh bộc lộ quan điểm của Dostoievski trong các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm những con người rất bình thường: những sinh viên, nhà văn, gái điếm, những người nghèo trong xã hội Nga lúc ấy. Họ có tuổi đời còn trẻ, đứng trước nhiều hoài bão và lựa chọn, hứng thú tìm cái mới, khao khát trật tự mới. Do vậy, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhân vật trong truyện của Dostoievski tạo nên một nhà thương điên. Họ say sưa diễn thuyết về những cuộc tìm kiếm cái mới. Chính trong lúc viết về họ, Dostoievski đang nghiên cứu, tìm hiểu về thế giới của con người, muốn tìm bí ẩn ở bên trong con người và trong chính bản thân ông. Dostoievski chú ý đến bản diện cá nhân, đó là thế giới bí ẩn mà Dostoievski muốn tìm kiếm ở trong nhân loại và được đánh thức bởi chính khát vọng tốt đẹp của ông về con người. Khách thể này được bộc lộ dần dần, sau những thay đổi trong cuộc đời Dostoievski, nó làm cho thế giới quan của ông thay đổi. Nội dung tư tưởng về TDTT của Dostoievski chính là nhận thức về chính ông, về con người, về các vấn đề của tồn tại xã hội và ý thức xã hội của nước Nga thế kỷ XIX. Tác phẩm của ông thể hiện rõ sự vận động về tư tưởng, nhận thức về các giá trị, chủ yếu là các tác phẩm được ông viết từ năm 1864 cho đến khi ông mất (năm 1881). Trong các tác phẩm của Dostoievski được viết từ thập niên sáu mươi của thế kỷ XIX cho thấy Dostoievski băn khoăn giữa hai quan niệm về TDTT. Để rồi sau này, ông xác định TDTT như một giá trị phải lựa chọn, phải đấu tranh nội tâm. Tác phẩm “Bút ký dưới hầm” (1864) được viết sau khi vợ và anh trai Dostoievski mất, khi ông hết hạn đày ải ở Siberia và khi ông trở về nước. Ông hoang mang trước hiện tại. Vì bản thân ông được trả lại tự do cùng phẩm tước quý tộc, nhưng luôn bị chính quyền Sa hoàng theo dõi, hồ nghi nên thôi thúc ông nhận thức về giá trị của bản thân mình. Chủ thể hiện sinh trong “Bút ký dưới hầm” là một trí thức, anh ta cuồng vì tù túng trong những công việc quen thuộc đến nhàm chán, anh ta coi mình như kẻ có 40 năm 74 “sống dưới hầm”- 40 năm nô lệ về tinh thần. Anh ta nhức nhối, bức bối về cuộc sống nô lệ nên muốn ngoi lên tự do, muốn được sống TDTT, được ý thức sáng suốt về bản thân, nhưng lại bị xã hội coi như một bệnh trạng. Anh ta nhận thức về chính mình và đưa ra những tuyên ngôn về tự do. Trong đó, chủ thể hiện sinh thấy sự phi lý của chính mình, anh ta giễu cợt bản thân, giễu cợt những kẻ cho là mình đã hiểu biết tất cả, anh ta giễu cợt cái tự do bề ngoài. Từ quan điểm của trí thức có bốn mươi năm dưới hầm, Dostoievski cho tự do là cái cao nhất trong bảng giá trị. Tự do là cái quý báu nhất, quan trọng nhất, có nhân tính nhất trong con người. F.M. Dostoievski cho rằng, tự do là một thành tố của tư lợi, trong bảng giá trị của con người. Nếu ta coi tư lợi của con người gồm có: phú quý, tài sản, bình yên, tự do... thì tự do là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt nhất, đứng cao nhất. Tự do là giá trị tinh thần phân biệt với những giá trị vật chất. “Tự do là được làm theo ý mình”, là sự tự do lựa chọn của ý chí. Ông viết: “Con người là vậy đó. Tất cả là do một cái rất tầm thường, một cái không đáng nhắc tới chút nào cả mà ra: đó là vì con người ta, bất cứ là ai, bao giờ và ở đâu cũng khát vọng được hành động theo ý hắn muốn chứ không theo những mệnh lệnh của lý trí và tư lợi”[30, tr.146]. Cá nhân có thể tạm thời mất tự do thể xác nhưng không thể mất TDTT- tự do tư tưởng, tự do lựa chọn. Vì vậy, TDTT là khi cá nhân được lựa chọn các giá trị, không chấp nhận mình tẻ nhạt trong những khuôn mẫu định sẵn. Ông viết: “Ta mất đi thói quen đến cái độ ta thấy như ghê tởm với đời sống thực sự, “đời sống sống động”, và chính vì vậy ta không thể chịu nổi khi người ta nhắc đến nó”[30, tr.23]. Cá thể hiện sinh tách mình ra khỏi đám đông để tự nhận thức về mình, phân tích, giải mã chính mình trong các bảng giá trị hiện tại. “Tôi luôn luôn nhận thấy trong con người tôi chứa đầy những yếu tố tương phản nhau kinh khủng. Tôi cảm thấy chúng lúc nào cũng lúc nhúc trong tôi. Tôi biết suốt đời chúng vẫn như thế trong người tôi và đòi thoát ra ngoài, nhưng tôi không cho chúng ra; tôi cố ý không cho chúng thoát được ra. Chúng hành hạ tôi đến nhục nhã, làm tôi phát điên lên, khiến tôi cuối cùng phải phát ngấy. Ôi, tôi mệt mỏi và chán chường biết chừng nào!”[30,tr.130]. 75 Từ chỗ nhận thức về mình, chủ thể thấy trong mình chỉ là những hỗn độn, mâu thuẫn. Bởi vì anh ta thấy trong mình nhiều nhu cầu, nhục cảm và đôi khi là sự huyễn hoặc chính mình. “Do hiểu tự do là sự gia tăng nhu cầu và mau chóng thỏa mãn nhu cầu, người ta xuyên tạc bản chất của mình, bởi vì họ làm nảy sinh ra trong bản thân họ nhiều ham muốn và thói quen vô nghĩa và ngu ngốc, nhiều giả tưởng hết sức vô lý! Người ta sống chỉ để ghen tị với nhau, để thỏa mãn nhục cảm và để vênh vang” [25, tr.482]. Khi nhu cầu càng được nuôi dưỡng, lớn lên, thì việc thỏa mãn các nhu cầu trở thành thỏa mãn nhục cảm. Nó làm con người trở nên tầm thường trong quá trình đáp ứng các nhu cầu về vật chất, quyền uy. Dostoievski nhìn thấy trong sự phong phú của dục vọng có sự đa dạng của nhân loại. Ông viết: “Trong khi dục vọng mới là cái biểu lộ toàn diện cuộc đời, nghĩa là cuộc đời con người toàn vẹn, kể cả lý trí lẫn những thúc giục của bản năng. Và cuộc đời chúng ta mặc dù trong cách biểu hiện ấy nhiều khi có những kẻ vô cùng khốn nạn nhưng nó vẫn là đời sống chứ không phải là một sự lấy căn một cách bình phương!” [30, tr.148]. Khi có tự do, con người sẽ tìm hiểu mình, đối diện với chính mình (chẳng hạn, nhân vật tự nhận thức đồng thời tự phê phán mình: “tôi là một người bệnh hoạn”, “tôi là một tên công chức quèn”, “tôi là một thằng khốn nạn”, “một kẻ độc ác”, “tôi là một tên thư ký hạng bét”, “tôi là một thằng hèn, một thằng nô lệ” [30]. Con người luôn ý thức sáng suốt để tìm kiếm tự do. Hành trình ý thức trải qua sự tự đấu tranh với cái vỏ bọc mưu sinh trở thành sự đối diện “tôi” với cái bản ngã của mình. Bản thân mỗi người là tổng thể vô vàn mâu thuẫn, luôn chứa đựng những yếu tố mâu thuẫn nhau, tương phản nhau, sâu sắc, sự phức tạp, đa dạng của tinh thần khiến mâu thuẫn thiện - ác, tốt - xấu luôn ngự trị trong anh ta. Về lý thuyết, tinh thần của cá nhân luôn phản ánh và phù hợp với tinh thần xã hội, xây dựng các chuẩn tắc của xã hội. Tuy nhiên, khi tinh thần cá nhân có lúc mâu thuẫn với tinh thần xã hội đương thời mà không cách nào giải quyết được, nó gây ra sự bí bách của tinh thần đương 76 đại. Dostoievski cho rằng tự phê phán mình, phê phán các giá trị hiện tại để đi đến cái tiến bộ hơn. TDTT đối lập với tình trạng nô lệ tinh thần- tình trạng bị áp bức, đè nén về tinh thần, con người không được bộc lộ các cảm xúc, ý tưởng. Dostoievski đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng nô lệ cảm xúc, nô lệ tinh thần là sức mạnh của chuẩn tắc, phong tục tập quán, định kiến, thói quen giết chết sự sáng tạo, mới mẻ, giết chết nhân tính. Khi bị nô lệ tinh thần, chủ thể phải sống theo những trật tự sẵn có, trở thành con người đại chúng nên không được bộc lộ cái tôi cá nhân, cái bản ngã của con người nhân tính. 3.2.2. Khát vọng con người được là chính mình Nhân vật của Dostoievski thường là nhân vật cá tính, các nhân vật đối lập với nhau, thậm chí trong một cá thể cũng thấy sự bất nhất, sự đối lập và những cao trào mâu thuẫn. Do vậy, quan niệm về TDTT trong tác phẩm của ông không được trình bày theo một hướng cố định, mà cho thấy sự đấu tranh, mâu thuẫn để tìm tòi, lựa chọn giá trị. Dostoievski đưa ra hai cách quan niệm về TDTT, hai cách lựa chọn để chủ thể hiện sinh lựa chọn, tái tạo mình. Trong tác phẩm “Bút ký dưới hầm”, Dostoievski chỉ ra hai cách hiểu về lựa chọn TDTT. Theo hướng lựa chọn thứ nhất, mâu thuẫn giữa cái cá nhân với xã hội, giữa cái đơn độc và đám đông luôn tồn tại, nên con người trở nên tự kỷ, là con người ích kỷ co núp mình trong bóng tối. TDTT là đời sống tinh thần phức tạp giữa nhiều giá trị, nên nhằm đạt tới những giá trị của chính mình thì con người phải đấu tranh vượt qua cái thấp hèn, cái ích kỷ, cũng như vượt qua lề thói cũ. Tự do công dân là điều kiện để thúc đẩy TDTT, khiến đời sống tinh thần phong phú. Trong lúc lựa chọn các giá trị mới, chính cá thể dễ bị vi phạm những giá trị đạo đức hiện tồn. Vì thế mà TDTT có lúc biểu hiện thành sự điên khùng, ngông cuồng kích động. Dostoievski viết: “Cái ý muốn tự do của tôi, cái tự ý của tôi, cái tính khí bất thường của tôi, cho dù nó điên khùng đến mấy, cái ngông cuồng khích động tôi một độ điên loạn đó của 77 tôi- vâng, đó chính là cái mà người ta đã gạt sang một bên, đó chính là cái tư lợi có lợi nhất trong những bảng phân loại của quý vị nó không hề có được một chỗ, đó chính là cái nó bẻ gãy ra trăm ngàn mảnh vụn mọi hệ thống, mọi lý thuyết”[30, tr.146,147]. Theo Dostoievski, con người sống bằng lợi ích, nhưng không có lợi ích nào đạt giá trị cao như tự do. Con người cần có và phải có những điều kiện để trở nên tự do, độc lập, lựa chọn một lối đi riêng. Trong xã hội Nga đương thời, để có được TDTT, cá nhân phải mâu thuẫn với xã hội, với số đông. Con người theo số đông là con người tập thể, không được định danh, không có cá tính. Khi chủ thể muốn tìm kiếm các giá trị, trước hết, chủ thể muốn được là chính mình, muốn tìm kiếm cái cá tính, cái bản sắc của mình. Do vậy, chủ thể căm phẫn trước những gì đè nén tinh thần và cưỡng bức lương tâm, không cho con người sống với ý nghĩ thật. Dostoievski vạch ra mâu thuẫn của con người trong xã hội Nga thế kỷ XIX, rằng con người thông minh là con người cần phải có bổn phận đạo đức, phải là một sinh vật không có cá tính nào hết; nếu là con người có cá tính, con người hành động thì anh ta là một kẻ thấp hèn. Vì trong xã hội đó, ý thức sáng suốt là một bệnh trạng, khi càng sáng suốt, càng đối diện và soi mình, anh ta càng thấy tinh thần của mình không thể thiếu cái ác, cái xấu. Trên con đường đi đến danh vọng người ta phải quỵ lụy, phải ác, phải chà đạp và giả dối để rồi có lúc chính họ phải chùn bước trước những cái ác, cái xấu, tự xấu hổ và lên án mình. Ông viết: “Tất cả mấu chốt là ở chỗ, cái làm tôi điên tiết nhất là ở chỗ, ngay cả những lúc cáu giận nhất, tôi luôn cảm thấy xấu hổ nhận ra rằng tôi chẳng những không phải là người độc ác, mà thậm chí còn không phải là người hay cáu giận... và tôi cứ thích bày trò làm ngoáo ộp dọa con nít để tự an ủi mình thế thôi” [30, tr.130]. Chủ thể hiện sinh càng ý thức rõ về cái thiện, cái đẹp và cao thượng thì họ càng lún sâu vào cái thấp hèn, thích nghi trong việc sa lầy đó, sống chung với cái xấu như một quy luật tất yếu. Dostoievski đã khái quát và cho rằng đó là các dạng chấn thương trong tâm hồn cá thể hiện sinh. Vì thế, sau khi đối diện với chính mình, con người vừa khát vọng, đồng thời lại vừa lo sợ tự do. Có lúc người ta chỉ dám làm một nửa và tự an ủi mình bằng những dối 78 lừa, quay lại với những quy luật sẵn có đang kìm hãm năng lực tự ý thức. Đây là biện chứng của tư duy và của TDTT. Dostoievski viết: “Giả sử có ai cho chúng ta thêm tự do nữa đi, nới lỏng tay cho chúng ta thêm nữa đi, mở rộng môi trường hoạt động, thả lỏng dây cương thêm nữa đi ...tôi dám chắc, nếu thật như thế, chúng ta sẽ lại tức khắc xin được dắt tay dẫn đi như cũ cho mà coi” [30, tr.225]. Dostoievski đặt ra hai lựa chọn đạt TDTT: lựa chọn tách mình ra khỏi tập thể hay ẩn trong tập thể, lựa chọn sống thật với bản thân với khiếm khuyết của mình, hay sống hời hợt của con người tập thể. Trong tác phẩm này, Dostoievski đã cho thấy quan điểm của ông: phải nhận thức lại chính mình . Trong tác phẩm “Bút ký dưới hầm” cũng đã phác họa một con đường nhận thức về TDTT khác: đó là tự do nhu cầu, tự do dục vọng, chạy theo motif về các giá trị vật chất của xã hội. Sự lựa chọn ích kỷ, giả dối, cái không đúng với giá trị mới tích cực mà chỉ là chấp nhận một bản diện của mình gắn với cái cũ, cái hiện tại của lịch sử. Sự lựa chọn này là có tính phổ biến trong xã hội Nga đương thời, đó là sự lựa chọn mang tính yếm thế, bắt buộc, đầy mâu thuẫn trong mỗi con người. Lựa chọn theo hướng thứ nhất được thể hiện trong tư tưởng của nhóm nhân vật trong: “Gã khờ” ( hay “Chàng ngốc” 1866), “Tội ác và trừng phạt” (còn được dịch là “Tội ác và hình phạt”, 1865), “Đầu xanh tuổi trẻ” (hay “Chàng thiếu niên”,1875), “Anh em nhà Karamazov” (1880). Đây là các nhân vật đại diện cho tư sản, quý tộc Nga, một bộ phận trí thức yếu đuối, bị tư tưởng đám đông lấn át, họ đánh mất cái bản diện cá nhân, chỉ còn lại thói khoe khoang, ích kỷ phường hội. Theo họ, tự do là theo đuổi chủ nghĩa cá nhân, do đó, tự do của họ đi ngược lại lợi ích của quần chúng nghèo khổ, lương thiện. Chủ yếu những người quan niệm TDTT theo hướng này là giới địa chủ Nga, họ nhân danh vô thần để cho rằng TDTT là được làm tất cả, do đó, vì mục đích và nhu cầu ngày càng lớn, họ sẵn sàng dối trá, tàn ác, thủ đoạn. Việc lựa chọn giá trị thể hiện rõ trong tác phẩm “Lũ người quỷ ám” (1872). Trong tác phẩm này, Dostoievski đưa ra hàng chục con người sống trong những 79 khung cảnh cũ kỹ và kỳ quái, sinh hoạt và tranh luận trong các tổ chức chính trị, họ tranh luận với nhau và với chính mình. Các nhân vật mang tâm thế vừa bấn loạn, vừa do dự khi đi tìm đời sống đích thực của nước Nga. Họ rao giảng Phúc Âm, luận giải về đức tin, sự bất tử và tự do. Nhân vật Satov thấy được những người Nga dám vượt đại dương để tìm kinh nghiệm của bản thân [26, tr.161], Xtepan nhận thấy con người muốn thoát cơn đau này để lại sa vào cơn đau khác, con người tự khởi tố chính mình, đuổi được con quỷ trong mình sẽ chiến thắng và lấy lại được tự do [26, tr.228], Kirillov cho rằng tất cả mọi bất hạnh vì tất cả đều sợ thi triển ý chí tự do của mình [26, tr.717]. Dostoievski để cho những trí thức Nga thời ấy tự giác ngộ con đường đi cho mình và giác ngộ cho số phận xã hội Nga. Nhưng chính họ không thoát nổi cái bóng của tự do, vì vậy, họ tự bức tử mình, chạy trốn khỏi tự do. Theo hướng thứ hai, hiểu TDTT là sự lựa chọn không xác định thời gian và không gian, nó đòi hỏi tìm cái mới trong công cuộc diệt trừ cái cũ. Do vậy, cũng có thể là sự lựa chọn những gì chưa phù hợp với hiện thực. Tự do theo nghĩa không giới hạn của người này sẽ vi phạm tự do của người khác. Dostoievski không đi theo khuynh hướng lựa chọn vị kỷ. Trong các tác phẩm của Dostoievski, những nhân vật chính diện của ông luôn mở lòng cùng với khát vọng tự do, khát vọng được là chính mình. Cá nhân muốn thể hiện mình, muốn mình nổi bật và dũng cảm trước tập thể. Thông qua tác phẩm: “Anh em nhà Caramazov” Dostoievski cho rằng, đau buồn là thứ song hành để tiến tới tự do.TDTT là được làm những gì theo bản năng mình muốn và được tự đánh giá những ham muốn đó. Cái làm cho xã hội phong phú và đa dạng không chỉ nhờ yếu tố sinh học mà đặc biệt là học thuyết chính trị- xã hội thời phong kiến trói buộc con người trong cảnh nô lệ về thể xác và ý chí. Trong lúc nông nô và nông dân Nga chịu áp bức tột cùng về thể xác, thông qua các chính sách kinh tế, thì vấn đề TDTT càng trở nên xa xỉ. Điều này thôi thúc ông suy ngẫm về những người nghèo khổ, yêu chuộng tự do, tìm hiểu giá trị thực chất của tội ác và sự trừng phạt. Những người hiểu TDTT theo hướng này chủ yếu là giới trí thức trẻ ở Nga, họ còn có niềm tin theo Kito nên họ do dự trước cái ác, đấu tranh cho cái thiện, hy sinh vì cái thiện, cái đẹp. 80 Trong tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” (1865), chủ thể hiện sinh là những con người nghèo khó như Raskoniov và bạn của anh ta. Raskoniov khát vọng thoát khỏi định kiến rằng kẻ nghèo khó thì không thể có tự do, bị nô lệ. Anh tìm thấy nguyên nhân nỗi khổ, sự nô lệ của những người nghèo, họ nô lệ vì tự ti nghèo khổ, bệnh tật, nợ nần. Raskonikov muốn vứt bỏ tầng tầng áp bức nên anh giết người, anh muốn trở thành người hùng. Nhưng đạt được mục đích, anh trở nên đau khổ. Tội ác của mụ già quý tộc thì bị trừng phạt bằng cái chết, nhưng hành động giết người, nhân danh cái cao cả của anh thực ra lại là một tội ác chịu trừng phạt của chất vấn lương tâm, nó giày vò anh Thông qua tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” , Dostoievski khái quát rằng, con người không thể thoát ra khỏi cái bóng của xã hội đương thời. Con đường đạt tới TDTT hay con đường tìm kiếm cái mới, diệt trừ cái cũ lại đọa đày đau khổ như vậy. Từ cuối thập niên 60 của thế kỷ XIX, Dostoievski đã có bước tiến mới trong nhận thức về tự do, rằng giá trị của tự do nằm ngay trong giá trị chân thực của cuộc sống, nó gắn với số phận một con người, do vậy, nó thôi thúc con người phải có hành động vươn đến tự do, vì chính mình và cộng đồng chứ không chỉ suy nghĩ, tách mình ra khỏi cộng đồng. Dostoievski quan niệm những yếu tố tương phản giữa thiện và ác, tốt và xấu luôn song hành với nhau trong một con người. Con người vì trú ẩn trong cái hầm tối tăm, cách li với xã hội bên ngoài, vì bí bách thiếu không gian nên sinh ra đủ thứ ác về tinh thần. Dostoievski cho rằng, tự do lựa chọn duy ý chí thì sinh ra cái ác tinh thần như: rên rỉ, cấu xé bản thân mình, ghen tuông, quẫn trí, cáu giận vô lý, nó là nguyên nhân của tội ác hình sự (các tác phẩm như “Tội ác và trừng phạt”, “Anh em nhà Caramazov” đã thể hiện rất rõ điều này). Dostoievski cho rằng, đau khổ là nguyên nhân duy nhất của ý thức. Theo Dostoievski, sự sinh tồn của con người hiện sinh trong xã hội đương đại không phải ở sự tồn tại thể xác, mà là tồn tại tinh thần. Chính sự phức tạp tinh thần ấy mới làm nên nhân cách con người. Trong khi những quy luật hình thành xã hội nhờ một tư lợi “trí tuệ” thì con người có một tư lợi đặc biệt khác là “tự do”, điều 81 đó xung đột với những chuẩn tắc của xã hội đương thời. Con người phân biệt với động vật bởi ý thức, nhưng càng ý thức sáng suốt, càng muốn mình bị “bóp méo” cho phù hợp với những lý tưởng của xã hội thì con người lại càng đau khổ, điên loạn và bất lực. Ông viết: “Tôi không những không thể trở thành độc ác, mà còn chẳng thể trở thành cái quái gì hết: chẳng thể ác mà cũng chẳng thể hiền, chẳng thể đểu cáng mà cũng chẳng thể lương thiện, chẳng thể là anh hùng cũng chẳng thể là một con bọ. Giờ đây tôi đang sống cho hết chuỗi ngày của tôi trong cái lỗ này, tự huyễn hoặc mình bằng niềm an ủi độc ác và vô ích rằng một kẻ thông minh thì chẳng bao giờ trở thành được cái gì ráo trọi, và chỉ có đứa ngu si mới trở thành gì đó mà thôi. Vâng, một con người thông minh của thế kỉ XIX cần và phải có bổn phận đạo đức, phải là một sinh vật không cá tính nào hết. Còn con người có cá tính, con người hành động, nhất thiết phải là một kẻ thấp hèn”[30, tr.130-131]. Như vậy, Dostoievski coi con người “thấp hèn” là chủ thể hiện sinh nhận thức đầy đủ các giá trị, còn con người “thông minh” thì không nhận thức được bản thân và giá trị sống. Con người thấy mình thấp hèn chính vì sáng suốt, nhận ra mình trong tương quan các giá trị xã hội, không muốn chấp nhận cái cũ, định kiến. Do đó, lựa chọn thấp hèn là lựa chọn không có danh vọng, còn lựa chọn thông minh là lựa chọn chỉ cần làm theo xã hội, loại bỏ cái tôi, để theo các bảng giá trị của đám đông về tiền bạc, quyền lực và danh vọng. Con người có thể có lúc hạ mình xuống cấp độ thú vật với những bản năng dục vọng, có lúc lại đưa mình lên làm người cao cả với những yếu tố xã hội trách nhiệm. Con người mắc nạn trong TDTT và tinh thần của họ đang ngày càng vươn đến tự do, nhưng lại hoảng sợ trước tự do. Vì TDTT gây ra những căn bệnh tinh thần. Những trí thức cao ngạo trước xã hội nhưng trở nên thấp hèn trước tự vấn của cái tôi. Con người hành động là con người của đám đông, chối bỏ bản diện cá nhân nên đối lập với con người tinh thần, con người hành động được Dostoievski cho là chất phác. Còn con người tinh thần thì phức tạp, vì trải qua các cuộc đấu tranh dai 82 dẳng mà chưa có hồi kết, nên để tránh những tệ nạn, cái ác, cái xấu thì con người cần có trách nhiệm song hành với tự do. Ở nghĩa hẹp, TDTT theo Dostoievski là tự do tư tưởng, tự do cảm xúc. Đó là những giây phút con người là mình, kiểm nghiệm và đấu tranh với lương tâm mình về những trạng thái sống. Khi ông cho thấy Ivan và Raskolnikov ân hận, tự giày vò, giằng xé thì chính đó là những giây phút tự do có được nhờ sự tự vấn lương tâm. Nhân vật tôi (trong tác phẩm “Bút ký dưới hầm”) chửi bốn mươi năm nói láo của mình, cho rằng mình là kẻ khốn nạn, tên thư ký quèn, là kẻ tiểu nhân, hèn hạthì đó là lúc cá thể TDTT thông qua lý trí, tự đánh giá mình. Khi các nhân vật của ông buồn khổ hay vui sướng, hạnh phúc đó là TDTT nhờ những cảm xúc trực tiếp đối với hiện tại. TDTT mang dấu ấn của cá nhân con người. Cách ông diễn đạt về tự do trong các tác phẩm của mình có thể khái quát thành: Cách lựa chọn thứ nhất là: TDTT = tự ý = tính khí bất thường = cái tư lợi có lợi nhất trong con người = không có hệ thống, lý thuyết. Có lúc, ông khái quát tự do trong cụm từ “được phép làm tất cả”. Ông đánh giá rằng, ý muốn tự do thực ra mới là cái tư lợi có lợi nhất cho con người. TDTT chính là ý muốn cá nhân, nó biến đổi một cách đường đột như “tính khí bất thường”, nó chấp nhận trong tinh thần con người không chỉ những gì đúng đắn, bình thản mà cả những sai lầm trong lương tâm, sự điên loạn, ngông cuồng. Nói cách khác, tất cả những gì hiện đang tồn tại và mãi vẫn tồn tại một cách tự nhiên như con người thì đó là TDTT. TDTT không chấp nhận những thước đo, sự định sẵn; nó không phù hợp với cái tất nhiên mà phù hợp với sự ngẫu nhiên. Hai cách quan niệm này thực ra là mâu thuẫn, đối lập nhau. Nó là bản chất của nội tâm con người trong quá trình lựa chọn. Con người luôn mâu thuẫn với chính mình. Nó cũng là bản chất của một xã hội luôn tồn tại hai mặt; tốt- xâu, cũ- mới. Nó cũng là bản chất của phát triển: phát triển luôn chấp nhận mâu thuẫn và đấu tranh. 83 3.3. Tự do tinh thần là thể phức hợp chứa đựng sự “giằng xé” giữa các yếu tố nội tâm Dostoievski không chỉ đưa ra chủ thể, khách thể hiện sinh, không chỉ đưa ra hai cách quan niệm về tự do và hai cách lựa chọn TDTT. Với Dostoievski, ông tập trung chỉ ra rằng, TDTT là việc tìm kiếm giá trị, nhưng việc tìm kiếm đó không hề đơn giản mà nó chứa đựng sự đấu tranh nội tâm. Dostoievski chịu ảnh hưởng của nhiều nhà triết học của nhân loại, khi nghiên cứu về con người, ông chú ý đến đạo đức trong con người. Dostoievski tiếp thu tư duy của Kant, cho rằng đạo đức là cái nâng con người lên cao hơn thế giới tự nhiên. Dostoievski đã nhận thấy bản chất của TDTT là khao khát được sống là mình với các giá trị sống tốt đẹp, trong đó bao gồm các giá trị về tình yêu, đức tin, trách nhiệm xã hội. Để đạt tới TDTT con người phải chịu những khủng hoảng tinh thần. Tinh thần cải biến bản tính thú vật của con người, song không phải vì thế mà con người đánh mất bản tính sinh học của mình, nó làm cho bản năng thấm nhân tính. Con người cảm nhận được TDTT khi nhận ra cái tôi và làm chủ được cái tôi của mình. Vậy TDTT gồm có những yếu tố nào? Chúng có mối quan hệ với nhau ra sao? Yếu tố nào nổi bật nhất trong đó? Theo Dostoievski, TDTT trong thế giới tinh thần của con người là sự tương tác giữa các yếu tố: ham muốn, lý trí, niềm tin, sự giày vò, trách nhiệm. Con người có nhiều mong muốn, nhiều nhu cầu cần được đáp ứng. Những mong muốn sẽ là điều kiện cần để hình thành TDTT. Tinh thần là thế giới bên trong của con người, tách biệt với thể xác ở sự tinh vi nhạy cảm và thuộc miền sâu thẳm của con người, không dễ xét đoán hay nắm bắt. Con người có nhiều mong muốn, trong đó có nhục cảm. Nhục cảm của con người thực chất là những mong muốn, hay ham muốn bản năng của con người. Nhục cảm được Dostoievski khái quát từ những giây phút rên rỉ của tinh thần, trạng thái muốn tỏ ra bi thương hoặc kiêu ngạo của bản thân, những mong muốn đánh đập, tàn sát, giết chết con người. Khi cha của Ivan thèm thuồng, lợi dụng cô gái điên, để sau đó sinh ra Xmediakov, đó là nhục cảm. Khi Ivan căm thù cha mình, muốn giết cha, Rakonhikov rắp tâm giết bà già 84 chủ cửa hiệu cầm đồ, đó cũng là nhục cảm. Con người có nhiều mong muốn (ham muốn). Những ham muốn tiêu cực, bản năng gắn với nhục cảm như thói hiếu kỳ, bản năng tìm cái lạ, cái khoái lạc. Nhục cảm khiến việc lựa chọn hành vi của con người gần gũi với cái gọi là bản năng tầm thường, nó là thú tính, cái phần ác của con người. Ở mức độ này con người sẽ mang tội danh như giết người, mua dâm như Xmediakov hay Ivan (trong “Anh em nhà Caramazov”). Chính vì vậy con người phải có lý trí để tránh những giây phút bị thú tính làm cho lung lạc. Thông qua dục vọng và ham muốn mới khiến cho cuộc đời phong phú làm cho con người mang những khuôn mặt khác nhau. Theo Dostoievski, những ham muốn cao quý, không hề thấp hèn, như: muốn làm điều thiện,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_tuong_tu_do_tinh_than_cua_f_m_dostoievski_va_gia.pdf
Tài liệu liên quan