Luận án Vai trò của khoa hoc và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. .7

1.1. Những công trình bàn về thực trạng và vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy

vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay.7

1.2. Những công trình bàn về thực trạng và vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy

vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay.19

1.3. Những công trình bàn về các giải pháp phát huy vai trò của KH&CN đối với sự

phát triển của LLSX ở Việt Nam trong thời gian tới .30

1.4. Những vấn đề đặt ra luận án sẽ tiếp tục giải quyết .36

Chương 2: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN . 38

2.1. Khoa học và công nghệ.38

2.2. Lực lượng sản xuất.48

2.3. Vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của LLSX.63

Chương 3: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .87

3.1. Khái quát quá trình nhận thức và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy

vai trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX ở Việt Nam từ năm 1986 .87

3.2. Thực trạng vai trò trò của KH&CN đối với sự phát LLSX ở Việt Nam .95

3.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát huy vai

trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX ở Việt Nam .109

3.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy vai trò của KH&CN đối với sự

phát triển LLSX ở Việt Nam hiện nay .120

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHOA

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN

XUẤT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .132

4.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác

phát triển, ứng dụng KH&CN vào sản xuất.132

pdf184 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của khoa hoc và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển, góp phần tạo ra thành quả của sự nghiệp đó. Khoa học xã hội chỉ ra sự cần thiết của việc kế thừa, phát huy làm giàu từ các nguồn lực mềm khác, từ các di sản giá trị văn hóa tinh thần và vật chất truyền thống. Nhờ nghiên cứu các vấn đề về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, văn học, tôn giáo, tín ngưỡng, đặc điểm tư duy, bản sắc văn hóa của con người, đưa ra các tiêu chí của hệ thống giá trị, định hướng xây dựng nền văn hóa theo hệ thống chuẩn mực tiên tiến, hội nhập vào xu thế phát triển toàn cầu mà vẫn giữ vững được bản sắc văn hóa dân tộc. Khoa học xã hội thực hiện vai trò tham mưu, tư vấn, phản biện các chủ trương, chính sách, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Tham mưu, tư vấn, phản biện là chức năng của các ngành khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng. Khoa học xã hội cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng đất nước, không chỉ dừng ở chức năng minh họa chính sách, mà là định hướng, hoạch định chính sách, tư vấn, thẩm định, giám sát, phản biện các chương trình, dự án cho một quốc gia. Khoa học xã hội truyền bá, phổ biến tri thức về khoa học xã hội của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hóa hiện nay, giao lưu, hợp tác quốc tế về mặt khoa học xã hội ngày càng mở rộng, tạo điều kiện khách quan thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Tác động của cuộc cách công nghiệp lần thứ tư đã tạo cơ hội cho việc cung cấp thông tin ngày càng đa dạng hơn từ các nguồn khác nhau, làm cho các nhà khoa học từ các nước xích lại gần nhau, cùng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau đây là xu hướng khách quan. Quốc tế hóa trong lĩnh vực học thuật giữa các nhà khoa học xã hội được tiến hành qua nhiều diễn đàn, cuộc hội nghị, hội thảo, các dự án 82 nghiên cứu song phương, đa phương của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tạo nên một mạng lưới liên kết của các nhà khoa học thế giới vô cùng phong phú đa dạng. Trên phương diện này, khoa học xã hội đóng vai trò cầu nối tạo cơ hội cho việc giao lưu, học hỏi là hết sức cần thiết, để có được những quan điểm riêng, phù hợp với đặc điểm từng nước. Ở thế kỷ XXI khoa học xã hội không còn có sự chia cắt do đối lập ý thức hệ hay khác biệt quốc gia, mà đã liên kết với nhau trong các hội nghề nghiệp quốc tế, sự trao đổi giao lưu cũng như sự tham gia chung vào những chủ đề nghiên cứu hay các dự án quốc tế. Điều này, làm cho việc tiếp nhận, tiếp biến, truyền tải và truyền bá các tri thức về khoa học xã hội ngày càng thuận lợi và dễ dàng hơn. Đối với Việt Nam, từ khi đất nước đổi mới đến nay khoa học xã hội tiếp tục cung cấp những tri thức lý luận, làm sáng tỏ và sâu sắc nhiều vấn đề về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, về tính tất yếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, về sự nghiệp đổi mới, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đồng thời đề xuất nhiều giải pháp mà Đảng và Nhà nước phải làm trong bối cảnh hiện nay. Những chủ trương, chính sách của Đảng đã và đang tiến hành lấy ý kiến đánh giá, thẩm định và phản biện từ các nhà khoa học. Nhờ đó, các quan điểm, chủ trương, chính sách gần với thực tiễn hơn và đi vào cuộc sống. Khoa học xã hội góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân trong nhận thức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Khoa học xã hội góp tiếng nói to lớn, đấu tranh trực tiếp trên mặt trận tư tưởng, lý luận; bảo vệ và phát triển quan điển, đường lối của Đảng trong tình hình mới, trước những biến đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, trước yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội XII của Đảng xác định, làm cho khoa học xã hội nói riêng, KH&CN nói chung, phát 83 triển mạnh mẽ, thực sự là quốc sách hàng đầu, “là động lực quan trọng nhất để phát triển LLSX hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh” [49, tr.116,120]. Tóm lại, vai trò to lớn của khoa học xã hội trong hoạch định chủ trương, đường lối phát triển, vai trò tham mưu, tư vấn, phản biện các chủ trương, chính sách, góp phần bảo đảm phát triển bền vững đất nước nói chung và phát triển LLSX nói riêng. Bên cạnh vai trò to lớn của KH&CN đối với phát triển LLSX hiện nay, việc lợi dụng thành tựu KH&CN vì mục đích và lợi ích cá nhân cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: Biểu hiện đầu tiên là thất nghiệp, việc làm, nhà ở, giao thông và dịch bệnh mới, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức huỷ diệt hàng loạt. Có thể xem CNTB (chủ nghĩa tư bản) là một minh chứng, CNTB sử dụng tiến bộ KH&CN vào kinh tế, quân sự để gây chiến tranh hủy hoại cuộc sống của nhân loại. Hay quá trình sản xuất tự động hóa đã gây thất nghiệp hàng loạt. Điều này, cũng đang tồn tại trong lòng các nước tư bản phát triển. KH&CN đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa nhưng cũng làm cho sự cạnh tranh giữa các trung tâm tư bản lớn như: Mỹ, Nhật và Tây Âu ngày càng gay gắt. Chính cuộc cạnh tranh này làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia là vô cùng lớn và khả năng xích lại gần nhau là rất khó. Trong xu thế hội nhập quốc tế, xu thế của “thế giới phẳng” hiện nay có sự đồng nhất các tiêu chuẩn của sản phẩm, của công nghệ, nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong điều kiện thị trường chung. Nhưng sự đồng nhất hoá đó là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự đồng nhất hoá các chuẩn 84 mực của lối sống, hành vi ứng xử, của quan niệm, thói quen và thị hiếu, điều này làm cho các giá trị văn hoá, đạo đức có thể bị xáo trộn. Những thành tựu trong lĩnh vực sinh học, y học, sinh sản nhân tạo, biến đổi gien, nhân bản vô tính, cấy ghép các cơ quan phủ tạng người; mỗi thành tựu như vậy đều mở ra những triển vọng lớn đối với sản xuất và bảo vệ sức khoẻ con người; nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề mà nhân loại không thể không quan tâm đặc biệt là vấn đề đạo đức xuống cấp. Cuối cùng là truyền thông và internet, một thành tựu kỳ diệu của KH&CN hiện đại. Vai trò và tiện ích của nó rất lớn, không thể ngờ. Tuy nhiên, trên phương diện văn hoá, đạo đức là điều đáng lo đối với người dân và chính phủ của các nước. Thay vì tham gia trực tiếp vào các hoạt động hay các quan hệ giao tiếp của cuộc sống sinh động, nhiều người ngồi hàng giờ trước màn hình ti vi hoặc vi tính, giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua một thế giới ảo. Thế giới đó làm cho một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ học vì nghiện game, những trò bạo lực học đường, văn hóa phẩm đồi trụy đây là điều đáng báo động cho sự xuống cấp về đạo đức ở thanh thiếu niên không riêng những nước nghèo, nước kém phát triển. Anhxtanh đã từng viết: Thời đại của chúng tôi đã sinh ra nhiều nhân vật thiên tài, phát minh của họ làm cho cuộc sống của ta thoải mái nhiều. Chúng tôi đã sớm dùng sức mạnh của cơ khí để vượt qua biển cả, đã lợi dụng sức mạnh của máy móc để giải phóng con người ra khỏi lao động chân tay cực nhọc. Chúng tôi đã biết bay, chúng tôi dùng sóng điện từ để dễ dàng thông tin với nhau một điểm này tới một điểm khác trên trái đất. Nhưng việc sản xuất và phân phối hàng hóa là vô tổ chức. Nhân loại sống trong ám ảnh kinh hoàng, lo sợ bị thất nghiệp sẽ rơi vào cảnh nghèo khổ bi thảm. Hơn nữa con người sống trong các quốc 85 gia khác nhau còn luôn chém giết nhau. Do những nguyên nhân đó, mọi người khi nghĩ đến tương lai đều không thể không bàn hoàng lo ngại... [trích theo 76, tr.194 -195]. Cho nên, vấn đề đặt ra là chúng ta cần chủ động và tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực để cho tiến bộ KH&CN thực sự là nền tảng và động lực của nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, KH&CN vì con người, lấy mục đích phát triển con người là cao nhất. Tóm lại, KH&CN có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, KH&CN đưa nhân loại tiến vào ngưỡng cửa của một thời đại mới - thời đại kinh tế tri thức, xét trên phương diện trình độ của LLSX ngày càng phát triển không ngừng. Phát huy vai trò của KH&CN đối với sản xuất và đời sống nói chung và LLSX nói riêng là yêu cầu tất yếu của mọi quốc gia dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Kết luận chương 2 Khoa học là hệ thống những tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn, từ đó vạch ra mối quan hệ nội tại, bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình, chỉ ra những quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp con người nhận thức, cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân con người. Công nghệ là sự ứng dụng khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạt động của con người. Công nghệ là hệ thống các phương tiện dùng để thực hiện quá trình sản xuất. KH&CN có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau. Khoa học phục vụ cho công nghệ và ngược lại, chính sự phát triển của công nghệ làm cho những phát minh khoa học nhanh chóng được ứng dụng trong 86 thực tiễn. Công nghệ cao giúp cho khoa học phát triển nhanh hơn, thời gian nghiên cứu khoa học được rút ngắn rất nhiều. LLSX là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, thể hiện năng lực thực tiễn của con người, được tạo thành từ sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất trong quá trình chinh phục, cải biến tự nhiên, thực hiện việc sản xuất xã hội. Vai trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX là làm thay đổi kết cấu, nội dung của LLSX và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với phát triển LLSX là làm cho LLSX thay đổi đột phá. Những thành tựu của cuộc cách mạng này được ứng dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, khiến LLSX phát triển mang tính nhảy vọt. Từ cải tiến, tạo ra nhiều công cụ lao động mới, hiện đại và thông minh đến thay thế vị trí, chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất làm cho lao động đạt hiệu quả cao hơn. Và việc tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, nhiều nguyên, nhiên vật liệu mới, đáp ứng được những yêu cầu cao của sản xuất tất cả nói lên rằng cùng với KH&CN, cách mạng công nghiệp lần thứ tư có vai trò đặc biệt đối với phát triển LLSX trong giai đoạn hiện nay. 87 Chương 3 VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Khái quát quá trình nhận thức và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò của KH&CN đối với sự phát triển LLSX ở Việt Nam từ năm 1986 KH&CN đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển LLSX. Các nước chậm và kém phát triển, nếu không tận dụng những thành tựu KH&CN hiện đại để phát triển LLSX của nước mình, thì sẽ tụt hậu và khó theo kịp sự phát triển của thế giới. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Ngay trong giai đoạn tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, từ đầu những năm 60 Đảng ta đã chủ trương tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Từ năm 1986 đến nay, mặc dù điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự quan tâm của Đảng, thể chế hóa của Nhà nước, nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ các nhà khoa học, cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân, KH&CN Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và phát triển LLSX nói riêng. Điều này được thể hiện trong rất nhiều chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Tại Đại hội IX năm 2001, Đảng ta nhận định “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. KH&CN sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển LLSX. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này 88 đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” [43, tr.64-65]. Đảng ta chủ trương phát triển KH&CN phải hướng vào việc nâng cao năng suất lao động; xây dựng năng lực công nghệ quốc gia đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao như tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa... Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) tiếp tục khẳng định: Phát triển mạnh và, kết hợp chặt chẽ hoạt động khoa học - công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức,... Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế,... Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học - công nghệ, Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ cho một số lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao [trích theo 44, tr.210-211]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã vạch những định hướng lớn về phát triển KH&CN trong thời kỳ mới: KH&CN giữ vai trò then chốt trong việc phát triển LLSX hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển KH&CN nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. 89 Phát triển đồng bộ các lĩnh vực KH&CN gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực KH&CN của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu KH&CN hiện đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng KH&CN [trích theo 43, tr.78]. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XI đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nêu rõ quan điểm: Thứ nhất, phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ KH&CN đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển KH&CN. Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thứ ba, đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN. Thứ tư, ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu 90 ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường KH&CN. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cuối cùng là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức KH&CN tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia người Việt Nam định cư ở nước ngoài, và người nước ngoài tham gia các dự án KH&CN của Việt Nam. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc [7]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng đề ra mục tiêu tổng quát và nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển KH&CN trong giai đoạn hiện nay: Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển LLSX hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI. [ trích theo 45, tr.76]. Ngay sau Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, Luật KH&CN ra đời (ngày 18/6/2013), xác định rõ nhiệm vụ nâng cao năng lực KH&CN để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; kịp thời dự báo, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai. Luật này nhấn mạnh việc tiếp thu thành tựu KH&CN của thế giới để tạo ra, ứng 91 dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền KH&CN Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống. Tiếp sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN năm 2013. Sự ra đời của Luật KH&CN năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này đã kịp thời khắc phục những bất cập của Luật KH&CN năm 2000, đồng thời tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện, triển khai các hoạt động KH&CN ở nước ta. Ngày 19/6/2017, Quốc hội đã ban hành Luật Chuyển giao công nghệ. Luật cũng quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ; biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường KH&CN; quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. Đây tiếp tục là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp cận những công nghệ tiên tiến của thế giới và vận dụng vào quá trình phát triển đất nước, thúc đẩy LLSX Việt Nam phát triển. Đại hội XII (năm 2016), kế thừa và phát triển chủ trương về KH&CN của các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương trước đó, đặc biệt là Hội nghị lần thứ sáu của ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển LLSX hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đến năm 2020, 92 KH&CN Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới. Như vậy, từ Đại hội IX đến Đại hội XII Đảng ta đặc biệt quan tâm đến phát triển và ứng dụng KH&CN vào phát triển sản xuất. Mặc dù giai đoạn này thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần thứ tư chưa được thể hiện trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội; các luật về KH&CN trong giai đoạn từ 2016 trở về trước cũng chưa đề cập đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhưng đã tạo ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp cận, huy động và chuyển giao KH&CN hiện đại của thế giới mà hiện nay chúng ta gọi là cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước và phát triển LLSX Việt Nam. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra tại Davos - Thụy Sĩ (từ ngày 20 đến 23/01/2016) với chủ đề “Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự, ngay sau sự kiện, có nhiều Hội thảo quan trọng về cách mạng công nghiệp lần thứ tư được tổ chức ở Việt Nam. Các Hội thảo đã cung cấp những cơ sở lý luận, thực tiễn, những luận cứ quan trọng để Đảng và Nhà nước ta ban hành những chủ trương, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để chúng ta có thể tiếp cận, chuyển giao những thành tựu KH&CN tiên tiến của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào Việt Nam, giúp Việt Nam có điều kiện tiếp cận cuộc cách mạng này, tận dụng cơ hội phát triển trong đó có phát triển LLSX. Với mục đích và ý nghĩa như vậy, ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong Chỉ thị, Chính phủ phân tích và chỉ ra Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội cho việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản 93 xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra những thách thức đối với một số ngành, lĩnh vực của Việt Nam như: Chất lượng nguồn nhân lực, vấn đề việc làm và trình độ KH&CN Việt Nam còn yếu kém. Để chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng CNTT - truyền thông, bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, mục đích cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thu và phát triển được các công nghệ sản xuất mới, tiên tiến. Chính phủ quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực đào tạo nghề, đã thay đổi Luật Dạy nghề do không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, bằng Luật Giáo dục nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật, có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới. Chính phủ yêu cầu nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó có cách tiếp cận, đề ra giải pháp phù hợp và phát huy hiệu quả của cuộc cách mạng này. Ngày 23/3/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong Nghị quyết này, thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo: KH&CN, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá trong chính sách công nghiệp quốc gia; tận dụng hiệu quả lợi thế của nước đi 94 sau trong công nghiệp hoá, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, đi tắt, đón đầu một cách hợp lý trong phát triển các ngành công nghiệp [97]. Như vậy, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã nhấn mạnh việc phát huy vai trò của KH&CN trong giai đoạn hiện nay. Phát triển, ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, đây là nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của tất cả các ngành, các cấp. Trong quá trình phát huy vai trò KH&CN, nhiều chủ trương của Đảng đặt yêu cầu chú trọng phát triển đồng bộ ba lĩnh vực đó là: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, KH&CN. Xây dựng được nền tảng khoa học tự nhiên hiện đại cho KH&CN nói chung; Việt Nam phấn đấu đạt trình độ hàng đầu của khu vực và thứ hạng cao trên thế giới ở một số lĩnh vực; làm chủ, ứng dụng và phát triển các công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phát triển LLSX. Để thực hiện được lộ trình trên, Đảng ta xác định vai trò to lớn, vai trò động lực của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển LLSX nói riêng. Và trong giai đoạn hiện nay nhu cầu phát triển nhanh, bền vững LLSX, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam vô cùng cấp bách. Đảng ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_khoa_hoc_va_cong_nghe_doi_voi_su_phat_tr.pdf
Tài liệu liên quan