Luận án Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . . I

TÓM TẮT . . II

ABSTRACT . IV

CHỮ VIẾT TẮT . . VI

MỤC LỤC . VIII

HÌNH & BẢNG BIỂU . X

PHẦN MỞ ĐẦU . . 1

1. Đặt vấn đề . . 1

2. Tính cấp thiết của đề tài . . . 1

3. Lý do chọn Cù Lao Chàm để thử nghiệm mô hình . 2

4. Mục đích nghiên cứu . 3

5. Phương pháp luận nghiên cứu . 3

6. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể . 3

7. Đối tư ợng nghiên cứu . 3

8. Phạm vi nghiên cứu . . . 4

9. Nội dung nghiên cứu . 4

10. Đóng góp khoa học mới của luận án . 4

11. Kết cấu luận án . 6

Chương 1. . 7

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7

1.1. Phương pháp nghiên cứu chung . 7

1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu . . 7

1.3. Phương pháp PRA . 8

1.4. Phương pháp phân tích thông tin. 9

1.5. Phương pháp tính sản lượng trên một đơn vị cường lực đánh bắt . 9

1.6. Phương pháp chọn mẫu điều tra . 16

1.7. Phương pháp phân tích chất lượng môi trường và đa dạng sinh học . 16

Chương 2. . 19

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐỒNG QUẢN LÝ . 19

2.1. Quan niệm về đồng quản lý . 19

2.2. Áp dụng thực tế đồng quản lý . . 23

2.3. Nhận định và các bài học kinh nghiệm . . 27

Chương 3. . 30

XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM . 30

MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ . . 30

3.1. Hệ thống các tiêu chí, cơ chế chung cho một mô hình đồng quản lý . 30

3.1.1. Khái niệm quản lý TN,MT trên cơ sở hệ sinh thái . 34

3.1.2. Định hướng quản lý năng lực khai thác quá mức nghề cá mở . 34

3.1.3. Vấn đề tài chính của cơ quan ĐQL. . 35

3.2. Giả thiết ban đầu . . 35

3.3. Luận giải mục tiêu ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL . 37

3.4. Xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL tại KBTB CLC . 40

3.4.1. Phần lý luận . 40

3.4.1.1. Khung logic định hướng xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL . . . 40

3.4.1.2. Phân tích khung logic ĐQL . 42

3.4.1.3. Xây dựng nền tảng hệ quả ĐQL . 44

3.4.1.4. Phân tích khung hệ quả ĐQL . . 44

3.5.1.5. Thiết kế mô hình Đồng quản lý . 46

3.4.2. Phần thực tiễn . 49

3.4.2.1. Khối quản lý Nhà nước với các hoạt động chính trị - xã hội . 49

3.4.2.2. Khối các bên liên quan với các hoạt động thực nghiệm khoa học . 59

3.4.2.3. Khối cộng đồng với hoạt động sản xuất vật chất và các lĩnh vực khác của thực tiễn . . . 76

3.5. Kế hoạch tài chính bền vững cho KBTB Cù Lao Chàm . . 79

Chương 4. . 80

DIỄN GIẢI VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ . 80

ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ . 80

4.1. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý hiệu quả TN,MT trên cơ sở hệ sinh thái . 80

4.2. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý hiệu quả nghề cá ven bờ . 94

4.3. ĐQL hỗ trợ KBTB phát triển hiệu quả sinh kế thay thế tại CLC . 102

4.4. ĐQL hỗ trợ KBTB góp phần phát triển kinh tế địa phương . 107

4.5. Kết quả lợi ích hiện tại của KBTB Cù Lao Chàm . 108

4.6. Xác lập được cơ chế bền vững cho KBTB Cù Lao Chàm. 112

4.7. Kết quả quan trắc giám sát . . 118

4.8. Kết quả chất lượng môi trường và ĐDSH . 120

4.9. Đánh giá các kết quả đạt được của KBTB Cù Lao Chàm . 136

4.10. Nhận định về tính khả thi của mô hình ĐQL . 148

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 152

1. Kết luận . . 152

2. Kiến nghị . 153

pdf223 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du khách [121]. Trong mô hình hầm khí sinh học người dân chịu chi phí san ủi mặt bằng, đào hầm khoảng 4 triệu đồng/hộ, số còn lại khoảng 8 triệu đồng/hộ được hợp phần hỗ trợ. Hầm khí sinh học có thể tích 6m3 có nắp đậy cố định và bổ sung một bể chứa rác xử lý rác hữu cơ tạo thêm đầu vào cho hầm. Các hộ được hướng dẫn sử dụng và 4 hầm đều đi vào vận hành tốt. Cụ thể, lượng khí đốt không những đảm bảo đủ dùng cho hộ ông Trần Mưa (Bãi Ông), bà Bùi Thị Mỗi (Bãi Hương), mà còn giải quyết thêm chất thải chăn nuôi cho 6 hộ xung quanh. Do đó, các hộ đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp chuồng trại, mở rộng quy mô tăng số lượng vật nuôi. Mô hình hầm khí sinh học được cộng đồng đánh giá là phù hợp với điều kiện CLC, khả thi trong việc giải quyết vấn đề chất thải chăn nuôi và một phần rác thải sinh hoạt cho hộ gia đình, cần được phát triển rộng rãi cho cộng đồng CLC trong tương lai [58]. 90 Trong mô hình trồng rau sạch có hai chủ hộ thực hiện mô hình trồng rau sạch đã cung cấp cho thị trường trên 01 tấn rau xanh các loại và hơn 400 kg rau mầm. Trong mô hình đào tạo nguồn nhân lực địa phương có 6/16 em tốt nghiệp Trường trung cấp kinh tế Hoa Sữa, được các doanh nghiệp giải quyết việc làm tại CLC, các học viên còn lại cũng đã tìm được công việc ổn định có thu nhập khá cao tại Hội An và Đà Nẵng [6]. 03 em của các gia đình tại Bãi Hương học nghề may túi xách du lịch tại cơ sở Thạch Thùy - Hội An, 01 em ở Bãi Hương đã tốt nghiệp Cao đẳng Y tế, được thực tập tại Bệnh viện Hội An, và đang làm việc tại CLC. Trong chương trình quỹ tín dụng, cộng đồng CLC còn được giải quyết vay một số vốn để phát triển kinh tế gia đình như: chăn nuôi, chế biến nước mắm, hải sản khô; đã có sản phẩm phuc vụ du khách và dân trên đảo [90]. Hiện tại, nguồn vốn tín dụng này được ủy quyền cho Hội liên hiệp Phụ nữ Hội An quản lý và đã giải ngân hơn 400 triệu đồng riêng cho năm 2009.  Kết quả hành động tham gia của chính quyền địa phương trong thúc đẩy phát triển và duy trì bền vững Các thiết chế cộng đồng quản lý hiệu quả TN,MT Quản lý TN,MT tai KBTB Cù Lao Chàm được thể hiện qua sự thành lập/ban hành các thiết chế cộng đồng theo thời gian từ tháng 10/2003 - 10/2010 và được duy trì bền vững. Trong quá trình ĐQL các thiết chế cộng đồng là kết quả của sự đồng thuận giữa các thành phần cộng đồng với nhau trong việc quản lý TN,MT đồng thời nhà nước có trách nhiệm thành lập và phê chuẩn các cam kết của cộng đồng làm cơ sở pháp lý hỗ trợ cho địa phương trong công tác quản lý được trình bày trong bảng 4.2. Bảng 4.2. Diễn biến các thiết chế cộng đồng được thành lập/ban hành và duy trì STT Thiết chế cộng đồng góp phần vào việc quản lý TN,MT (được tính từ khi thành lập và thời gian duy trì) Diễn biến theo thời gian 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Quyết định thành lập ban quản lý dự án xây dựng khu bảo tồn biển và được duy trì x x x x 2 Câu lạc bộ bảo tồn biển được thành lập x x x 3 Quyết định quy hoạch phân x x x x x x 91 vùng và quy chế quản lý khu bảo tồn (số…) 4 Quyết định thành lập Ban quản lý khu bảo tồn, đội tuần tra x x x x x 5 Ban bảo tồn thôn được thành lập x x x x x 6 Ban quản lý du lịch được thành lập x x x x 7 Tổ kiểm tra môi trường và túi nylon được thành lập x x 8 Kế hoạch quản lý bảo tồn biển được phê chuẩn và thực hiện x x x 9 Chỉ thị 04 cấm khai thác cua đá x x Như vậy theo bảng 4.9 có thể nhận thấy trong thời gian từ tháng 10/2003 đến tháng 10/2006, việc quản lý TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm đã bắt đầu được tiếp cận với khái niệm quản lý tổng hợp và quản lý thích ứng trên cơ sở hệ sinh thái. Cộng đồng đã được giới thiệu về bảo tồn biển, CLC đã được phân vùng bảo vệ, và ngư trường khai thác được kiểm soát thông qua mùa vụ. Năm 2006 là năm bản lề chuyển biến mạnh mẽ hệ thống quản lý TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm, thông qua quy hoạch phân vùng chức năng để bảo vệ, khai thác hợp lý và phát triển bền vững được UBND tỉnh phê chuẩn, các tổ chức cộng đồng được thành lập để thực thi. Đặc biệt đội tuần tra bảo tồn biển được thành lập làm đầu mối phối kết hợp với các bên liên quan như bộ đội biên phòng, công an địa phương, thanh tra thủy sản cùng với cộng đồng quản lý TN,MT theo quy chế và các đối tượng tài nguyên mục tiêu cũng được bảo vệ theo các quy định khác nhau. Năm 2008 là năm cộng đồng CLC chọn lọc ưu tiên sáu đối tượng tài nguyên mục tiêu để bảo vệ, kèm theo một cơ chế tài chính bền vững để quản lý các nguồn lợi TN,MT cũng đã được xây dựng và triển khai bằng một kế hoạch quản lý được chính quyền địa phương phê chuẩn. Năm 2009 và 2010 là thời gian cộng đồng được hướng dẫn tăng cường công tác quản lý các hoạt động du lịch tại địa phương. Cộng đồng đã tham gia phong trào “CLC nói không với túi nylon”, cùng với chất lượng môi trường cũng được cộng đồng ưu tiên quan tâm, và hành động này không chỉ dừng lại ở vấn đề môi trường mà nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng CLC. Sự phát triển của du lịch đã và đang là cơ hội của cộng đồng nhưng lại 92 là thách thức đối với TN,MT tại CLC. Chỉ thị 04 về cấm khai thác cua Đá được thành phố Hội An ban hành cùng các quy chế cộng đồng trong việc quản lý TN,MT theo tiến trình ĐQL đã và đang hỗ trợ cho việc thực thi cam kết của cộng đồng đối với quản lý TN,MT tại địa phương; cũng nhằm mục đích đảm bảo cho lợi ích và trách nhiệm của các thành phần cộng đồng được chia sẻ một cách công bằng. Xây dựng, quản lý và vận hành hiệu quả hệ thống rác thải cho Cù Lao Chàm Tổng lượng rác thải CLC là 1.300 kg/ngày, riêng Bãi Làng là 776 kg với 270 kg rác không phân hủy đã gây ô nhiễm môi trường [67]. Người dân CLC vui mừng khi được tiếp cận với chương trình “Xây dựng và vận hành hệ thống rác thải cho Cù Lao Chàm” với kinh phí 800 triệu đồng; được phân nhiệm như sau: phòng TN,MT đóng 01 chiếc tàu vận chuyển rác, 04 xe đẩy rác; Công ty Công trình Công cộng tiếp nhận, vận chuyển rác vào đất liền; UBND xã Tân Hiệp tổ chức thu gom, vận chuyển rác đến tàu và thu lệ phí rác; KBTB hướng dẫn cộng đồng phân loại rác tại nguồn theo hướng 3R; hỗ trợ một máy nén rác đặt tại Bãi Làng, theo đó rác phân hủy được làm phân hữu cơ, rác không phân hủy sẽ được nén ép thành tấm chuyển vô đất liền. Chương trình khởi động từ năm 2009 và được duy trì cho đến hiện nay theo quy định của xã: cộng đồng CLC phải phân loại rác tại nguồn, đóng lệ phí vệ sinh môi trường đầy đủ [93]. Năm 2009, UBND xã Tân Hiệp phát động toàn thể cán bộ, người dân và các đơn vị đóng trên địa bàn xã ra quân tổng vệ sinh CLC nhân dịp các ngày lễ lớn như ngày “Cù Lao Chàm nói không với túi ni lông”, ngày “Cù Lao Chàm được công nhận là KDTSQ Thế giới”, ngày “Một ngày vì Hội An sạch hơn”. Các phong trào đã thu hút được nhiều người tham gia và được duy trì như một thông lệ hằng năm. . Quản lý hiệu quả mâu thuẫn cộng đồng Cù Lao Chàm Chính quyền địa phương xử phạt dựa vào các quy định của quy chế bảo tồn biển mà cộng đồng đã góp ý. Ví dụ: việc vất rác bừa bãi, đánh bắt trong rạn, bẻ san hô… Mâu thuẫn từ cái loa phóng thanh buổi sáng ở CLC làm mất giấc ngủ của khách lưu trú, nhưng lại đánh thức ngư dân dậy đúng giờ đi biển. Để hai bên cùng 93 có lợi, cộng đồng Bãi Hương đã thảo luận và thống nhất đề nghị UBND xã đặt cái loa cách xa nhà lưu trú với khoảng cách vừa đủ để gọi ngư dân ra biển [58]. Qua đợt tập huấn “Nghiên cứu việc phát triển du lịch sinh thái ở KDTSQ Cù Lao Chàm” do UNESCO tài trợ, được tổ chức ở CLC để tập huấn cho nhóm cộng đồng hạt nhân tiếp cận, sử dụng phương pháp PRA thu thập thông tin trong cộng đồng Người dân đã thấy được điều kiện để hình thành và phát triển bền vững một sản phẩm du lịch, cũng như sự liên kết các chuỗi sản phẩm du lịch với nhau; và cũng đã nhận ra được lợi ích của việc phải liên kết các nhóm ngành nghề ở Cù Lao Chàm để hỗ trợ, bảo vệ nhau và cùng nhau cạnh tranh với cộng đồng ngoài KBTB; chứ không phải là cộng đồng Cù Lao Chàm cạnh tranh với nhau. Ban bảo tồn thôn cũng đã tổ chức họp dân nâng cao nhận thức về giao tiếp xã hội, dàn xếp mâu thuẫn trong việc chèn kéo du khách. Qua đó, cộng đồng nhận thấy được vấn đề sinh kế của người dân CLC phải gắn liền với nguồn lợi tự nhiên, đó là nét đặc trưng riêng và khác biệt với cộng đồng trên đất liền. Vì vậy, cộng đồng CLC phải liên kết, tương tác nhau cùng có lợi tạo nên điểm mạnh để thu hút du khách hơn là một sự cạnh tranh không lành mạnh. Phát động thành công chiến dịch “Cù Lao Chàm nói không với túi ni lông” Ngày 21/05/2009 đồng chí Nguyễn Sự, Bí thư thành ủy Hội An phát động chiến dịch “Cù Lao Chàm nói không với túi ni lông” đã tạo nên tiếng vang lớn. Đây là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện giảm thiểu túi ni lông bảo vệ môi trường, được nhân dân trên đảo ủng hộ. Địa phương đã yêu cầu các hộ kinh doanh lập bảng cam kết không sử dụng túi ni lông, đoàn viên thanh niên thu gom túi ni lông từ các hộ kinh doanh, cấp phát 10.000 túi tự phân hủy nhằm thay thế túi ni lông trong sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, công ty tơ tằm Á Đông đã hỗ trợ địa phương cấp phát cho nhân dân 2.000 giỏ nhựa, tre chắn rác trên biển, 1.300 cà mèn nhựa. Ngày 10/09/2009, thành phố tổ chức sơ kết; đánh giá kết quả thực hiện cho thấy hiện nay, chiến dịch “Cù Lao Chàm nói không với túi ni lông” đã đi vào nề nếp, túi ni lông sử dụng tại CLC giảm 80 - 90%, ý thức người dân được nâng cao. Xây dựng được chương trình vì sức khỏe cộng đồng 94 Hỗ trợ xây dựng được một trạm xá tại Bãi Hương giúp giải quyết các trường hợp sơ cứu, cấp cứu kịp thời. 4.2. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý hiệu quả nghề cá ven bờ Nghề cá tại Cù Lao Chàm đã từng được quản lý theo năng suất khai thác hàng năm (tấn/năm). Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm từ tháng 10/2003 đến 10/2010 cho thấy đã ĐQL hiệu quả nghề cá ven bờ tại Cù Lao Chàm theo cách tiếp cận hệ sinh thái.  Kết quả điều tra năng lực và không gian khai thác nghề cá tại CLC Mục đích của kết quả nghiên cứu, điều tra năng lực và không gian nghề cá trong các vùng đánh bắt của CLC, nhằm kiểm soát hiệu quả những phương tiện khai thác trên ngư trường và hạn chế sự gia tăng cường lực đánh bắt. Năng lực và không gian nghề cá CLC được điều tra bằng phương pháp phỏng vấn theo bảng câu hỏi, kê khai các nghề và ngư lưới cụ đánh bắt mà hộ gia đình sử dụng khai thác nguồn lợi biển (điều tra năm 2005, 2009, 2010). Đối với ngư dân địa phương CLC, vùng biển khai thác thủy sản được chia làm ba vùng: Vùng rạn từ bờ đảo trở ra khoảng 0 - 0,3 km tập trung các nghề lặn, lưới kình, lưới dí, lưới nhói, lưới bi, và bắt ốc; vùng ngoài rạn được tính từ 0,3 - 2 km tập trung các nghề câu tay, lưới trích, lưới dày, lưới thanh hai, lưới thanh ba, lưới mực; và vùng nước sâu được tính từ 2 - 20 km là ngư trường của các nghề lưới thưa, lưới cao, mành điện, mành mực và câu vàng (xem hình 4.7). 95 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Vùng 0 - 0,3 km Vùng 0,3 - 2 km Vùng 2 - 20 km Ngư trường % n ăn g lự c Lặn Lưới kình Lưới dí Lưới nhói Lưới bi Bắt ốc Cây tay Lưới trích Lưới dày Lưới thanh hai Lưới thanh ba Lưới mực Lưới thưa Lưới cao Mành điện Mành mực Cầu vàng Hình 4.7. Phân bổ năng lực khai thác tại các vùng ngư trường Khai thác thủy sản là hoạt động kinh tế chính của CLC, tuy nhiên phương tiện đánh bắt lại thô sơ, công suất thấp, không thể đi xa bờ với thời gian dài ngày. Nên phần lớn năng lực khai thác nghề cá CLC tập trung chủ yếu vào vùng ngư trường ngoài rạn cách bờ từ 0,3 - 2 km chiếm 68.92%, tiếp đến là vùng nước sâu từ 2 - 20 km chiếm 17.15% và cuối cùng là ngư trường vùng rạn từ bờ trở ra 0,3 km chiếm 13,94% (xem hình 4.8). 96 Hình 4.8. Phân bổ năng lực khai thác trên các vùng ngư trường Nếu như phân bổ năng lực các nhóm nghề khai thác theo hình 4.9, thì nhóm lưới rê chiếm 73,6% năng lực, nhóm câu chiếm 15,1%, nhóm mành chiếm 4,8%, nhóm lặn chỉ chiếm 1,2%, các nhóm các nghề khác chiếm khoảng 5%. Điều này có nghĩa là phần lớn nghề khai thác thủy sản của CLC tập trung vào nghề lưới, trong khi đó nghề lặn chỉ tập trung vào một phần rất bé của cộng đồng đánh bắt CLC. Lưới thưa, lưới cao, mành điện, mành mực, câu vàng (năng lực hậu cần khai thác chiếm 17,14%) Lưới trích, lưới dày, lưới thanh hai, lưới thanh ba, câu mực, câu tay (năng lực hậu cần khai thác chiếm 68,92%) Lặn, lưới kình, lưới bi, lưới dí, lưới nhói (năng lực hậu cần khai thác chiếm 13,94%) CỘNG ĐỒNG CÙ LAO CHÀM 2 - 20 km 0 - 0,3km 0,3 - 2 km 0,3 - 1 km 15 km 97 0 10 20 30 40 50 60 70 80 % n ăn g lự c NHÓM LƯỚI RÊ NHÓM MÀNH NHÓM CÂU NHÓM LẶN NHÓM KHÁC Nhóm nghề khai thác Thôn Bãi Ông Thôn Cấm Thôn Bãi Làng Thôn Bãi Hương Hình 4.9. Phân bổ năng lực theo nhóm nghề đánh bắt tại Cù Lao Chàm Trên quần đảo CLC, nghề biển thôn Bãi Hương chiếm 38,4% năng lực đánh bắt, trong đó nhóm nghề lưới rê 32,5%; tiếp đến là thôn Bãi Làng chiếm 26,1%, thôn Bãi Ông chiếm 18,6%, và cuối cùng là thôn Cấm chiếm 16,8% năng lực đánh bắt, trong đó nhóm lưới rê của 3 thôn còn lại chiếm khoảng trên dưới 15%. Nghề câu được tìm thấy nhiều nhất tại thôn Bãi Làng chiếm 7,9%, các thôn còn lại chiếm khoảng 2 -3 % tổng năng lực khai thác (xem hình 4.10). 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Thôn Bãi Ông Thôn Cấm Thôn Bãi Làng Thôn Bãi Hương % n ăn g lự c NHÓM LƯỚI RÊ NHÓM MÀNH NHÓM CÂU NHÓM LẶN NHÓM KHÁC Hình 4.10. Phân bổ năng lực đánh bắt theo các thôn của Cù Lao Chàm Sản lượng, sản phẩm đánh bắt Theo hình 4.11 tổng sản lượng khai thác thủy sản ven bờ liên tục tăng từ 1996 đến 2004, với sản lượng khai thác trung bình là 1.467 tấn/năm [89]. Tuy nhiên, từ 2005 đến 2009 sản lượng trung bình có xu hướng giảm còn 865 tấn/năm do áp dụng quy chế quản lý. 98 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 Tấn 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 Năm Tổng sản lượng Hình 4.11. Tổng sản lượng thủy sản của CLC từ năm 1996- 2009 Từ năm 2005, KBTB quản lý khai thác thủy sản theo các quy định của từng vùng ngư trường, cụ thể từ 0 - 0,3 km được kiểm soát rất chặt chẽ bởi các quy định trong vùng lõi; nên sản lượng đã giảm đáng kể, với sản lượng trung bình hằng năm chỉ 22 tấn; từ 0,3 km đến 2 km là vùng khai thác hợp lý, đã kiểm soát được các hình thức khai thác giã cào cho ngư dân địa phương có điều kiện thuận lợi làm các nghề lưới thanh hai, thanh ba, lưới cá Trích,… với sản lượng trung bình hằng năm đã tăng lên 180 tấn; từ 2 - 20 km là vùng của các nghề mành, câu, vây với sản lượng trung bình hằng năm là 662 tấn. (xem hình 4.12). 0 200 400 600 800 1,000 1,200 Vùng 0 - 0,3 km Vùng 0,3 - 2 km Vùng 2 - 20 km Ngư trường khai thác Tấn 2005 2006 2007 2008 2009 Hình 4.12. Sản lượng đánh bắt hằng năm trên các vùng ngư trường 99 Hình 4.13 và 4.14 biểu thị các sản phẩm thường đánh bắt được trong những vùng ngư trường khác nhau tại Cù Lao Chàm. Hình 4.13. Phân bổ sản phẩm đánh bắt theo các vùng ngư trường Tổng sản lượng 661.991 kg. Tỷ lệ nghề: mành điện (78,7%), câu vàng (21,3%). Tỷ lệ sản phẩm: cá Cơm (30,6%), cá Nục (22,1%), cá Hố (12,5%), cá Tím (8,7%), cá Ve (7,9%), cá Lưỡi trâu (5%), cá Ngân (4,9%), cá Liệt (2,4%), cá Căng (2,2%), cá Đổng (1,5%), cá Lạc (1,4%), cá Đối (0,4%), cá Hồng (0,4%). Tổng sản lượng 179.782 kg. Tỷ lệ nghề: lưới thanh hai (67,7%), lưới thanh ba (31,9%), câu tay mực (0,3%). Tỷ lệ sản phẩm: cá Sòng (21,5%), cá Trích (17,7%), cá Ngân (16,9%), cá Bạc má (12,5%), cá Hố (12,5%), cá Liệt (6,4%), cá Thu (5%), cá Nục (3,1%), cá Phèn (2,1%), cá Rựa (2,0%), mực Lá (0,3%), Tổng sản lượng 21.757 kg. Tỷ lệ nghề: lưới mực (82%), lặn (15,8%), lưới bi (2,2%). Tỷ lệ sản phẩm: cá Bò (46,2%), mực Nang (11,6%), cá Kình (11%), tôm Hùm (10%), ốc Nghệ (8%), Hải sâm (4,7%), ốc Đụn (3,6%), cá Bi (2,2%), ốc Vú nàng (1,2%), cá Mú (1,2%), Bào ngư (0,3%), CỘNG ĐỘNG CÙ LAO CHÀM 15 km 0,3 -1km 0-0,3km 2-20km 0,3-2km 100 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 Vùng 0 - 0.3 km Vùng 0.3 - 2 km Vùng 2 - 20 km Ngư trường khai thác Tấ n/ nă m Cá kình Hải sâm Ốc vú nàng Cá mó Bào ngư Cá bò Mực nang Cá bi Tôm hùm Ốc nghệ Ốc đụn Cá hố Cá đổng Cá lạc Cá căng Cá đuối Cá hồng Cá nục Cá cơm Cá ve Cá liệt Cá ngân Cá lưỡi trâu Cá tím Mực lá Cá sòng Cá bạc má Cá rựa Cá phèn Cá thu Cá trích Hình 4.14. Phân bổ sản lượng, sản phẩm theo các vùng ngư trường Sản lượng khai thác thủy sản hằng năm giảm dần theo thời gian từ năm 2005 đến 2009. Điều này thể hiện, KBTB CLC đã dần dần kiểm soát được việc đánh bắt không hợp lý và ổn định hoạt động khai thác trên ngư trường (xem hình 4.15). 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tấn Vùng 0 - 0,3 km Vùng 0,3 - 2 km Vùng 2 - 20 km Hình 4.15. Sản lượng hằng năm của CLC theo các vùng ngư trường Hoạt động khai thác trong vùng lõi (0 - 0,3 km) đã được ổn định, trong khi đó hai vùng khai thác hợp lý (0,3 - 2 km) và vùng chuyển tiếp (2 - 20 km) sản lượng khai thác thay đổi một cách rõ ràng theo từng năm. Vùng khai thác hợp lý, sản lượng tăng dần, được biểu diễn trong hình 4.16. 101 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tấn Vùng 0 - 0,3 km Vùng 0,3 - 2 km Vùng 2 - 20 km Hình 4.16. Biểu diễn tổng sản lượng từng vùng trong KBTB CLC Doanh thu nghề cá Cù Lao Chàm Doanh thu hải sản của CLC giai đoạn 1998 - 2004, tăng từ 10 tỷ đồng đến 21 tỷ đồng, nhưng sang giai đoạn 2005 - 2009 sản lượng đánh bắt giảm kéo theo doanh thu cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, năm 2005 doanh thu khoảng hơn 8 tỷ và con số này đã tăng dần lên và đạt hơn 15 tỷ đồng trong những năm sau (xem hình 4.17). Nguyên nhân được giải thích, do thời gian trước 2005 chủ yếu khai thác tập trung vào các loài cá nổi như cá Cơm, cá Nục, cá Trích, cá Lầm là những loại cá làm nước mắm, lại bán cho trung gian với giá rẻ nên phải gia tăng cường lực đánh bắt để tăng sản lượng theo kiểu năm sau phải cao hơn năm trước, cộng với khai thác không hợp lý và quá mức để tăng thu nhập. Thì sang giai đoạn 2005 - 2009 là thời gian áp dụng mô hình ĐQL, mặc dù giá thủy hải sản trong nước luôn tăng nhưng doanh thu của thời ký này luôn thấp hơn giai đoạn 1998 - 2004, vì sản lượng khai thác thủy sản hằng năm giảm dần do ngư trường đánh bắt tại CLC đã được kiểm soát bảo vệ theo quy chế bảo tồn biển. Có điều tuy doanh thu thấp hơn giai đoạn 1998 - 2004 nhưng qua ĐQL, người ngư dân nhận thức được mục đích của bảo tồn để phát triển bền vững hệ sinh thái; nên ngư dân CLC đồng thuận thực thi tuân thủ quy chế phân vùng mà cộng đồng đã đóng góp ý kiến, để bổ sung một số ngành nghề sinh kế thay thế hỗ trợ tăng thêm thu nhập và tập trung khai thác các loài cá có giá trị kinh tế như cá Hồng, cá Mú, cá Hố, cá Nhói, cá Chim…bán trực tiếp cho du khách với giá cao hơn; nên từ 102 sau năm 2005 đến nay, doanh thu cũng đang tăng dần lên, riêng năm 2006 doanh thu vọt tăng cao do trúng mùa cá Hố. 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Thời gian Triệu đồng Doanh thu Hình 4.17. Doanh thu khai thác hải sản tại Cù Lao Chàm (1998 - 2009) 4.3. ĐQL hỗ trợ KBTB phát triển hiệu quả sinh kế thay thế tại CLC Nếu như trước đây, sinh kế của người dân địa phương chủ yếu dựa vào khai thác biển; thì hiện nay, ĐQL đã góp phần phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Theo đó, người dân CLC được đào tạo đa dạng những ngành nghề sinh kế thay thế dựa vào các lĩnh vực khai thác biển, khai thác rừng, dịch vụ biển, dịch vụ bờ, sản xuất chế biến, chăn nuôi trồng trọt và thủ công mỹ nghệ.  Đánh giá được ảnh hưởng kinh tế hộ gia đình do phân vùng bảo vệ Để hỗ trợ thiết thực cho việc quy hoạch phát triển sinh kế thay thế, một khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình từ việc phân vùng được tiến hành, làm cơ sở giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh kế cộng đồng sau khi đóng cửa ngư trường vùng rạn. Qua việc phỏng vấn, đánh giá kinh tế hộ gia đình của 100 ngư dân làm nghề lặn và các loại lưới dày chuyên đánh trong vùng rạn bằng các công cụ bản đồ, lịch mùa vụ, bảng câu hỏi và thảo luận với sự trợ giúp của các kỹ thuật viên được tiến hành đồng loạt, góp phần minh chứng sự phụ thuộc vào TN,MT của cộng đồng CLC 89. Biễu diễn (%) số hộ ngư dân bị ảnh hưởng bởi việc phân vùng bảo vệ KBTB và mức độ ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình của các ngư dân này được thể hiện trong hình 4.18. 103 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Ảnh hưởng kinh tế hộ gia đình % Số hộ ngư dân bị ảnh hưởng Hình 4.18. Biểu diễn (%) số hộ ngư dân bị ảnh hưởng bởi việc phân vùng Đánh giá được thực hiện từ tháng 10 đến 12 năm 2006. Theo đó, ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình được phân làm 6 mức độ khác nhau. Mức 6 biểu hiện ảnh hưởng kinh tế hộ gia đình lớn hơn 50%, có nghĩa là nếu hộ gia đình chấp hành một cách nghiêm túc không đánh bắt trong các vùng cấm, vùng phục hồi sinh thái và không có một nghề nghiệp gì mới để làm sinh kế thay thế, thì thu nhập kinh tế của gia đình này bị giảm đi hơn 50% so với thu nhập trước đây. Tương tự như vậy, mức 5: từ 4050%, mức 4: từ 3040%, mức 3: từ 2030%, mức 2: từ 1020%, và cuối cùng mức 01 biểu hiện ảnh hưởng nhỏ hơn 10%. Sự phân chia các mức ảnh hưởng này có phần chi tiết vì kinh tế hộ gia đình CLC hoạt động với một chuỗi các nghề khác nhau, đặc biệt là những nghề đánh bắt thủy sản trong các vùng được bảo vệ của KBTB 50. Ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình từ việc phân vùng này phần lớn trong khoảng 30% trở lại, có nghĩa là 40% số người tham gia đánh bắt trong vùng rạn trước đây bị ảnh hưởng ở mức 2 (từ 1020% thu nhập), 30% ở mức 3 (từ 2030% thu nhập). Quan trọng nhất đánh giá đã chỉ ra được một số hộ gia đình bị ảnh hưởng lớn ở mức 4 trở lên. Những gia đình này phần lớn là các hộ nghèo, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào việc đánh bắt bằng thúng chai sơ sài ở vùng rạn. Phương pháp đánh giá cũng như mức độ tin cậy của kết quả được xây dựng theo hướng dẫn của Ikkelsen Britha (1995) 115. Phương pháp đánh giá theo PRA 104 qua các công cụ bảng câu hỏi, bản đồ ngư trường, lịch mùa vụ, thu nhập theo ngành nghề, phỏng vấn sâu được mô tả chi tiết trong báo cáo đánh giá ảnh hưởng sinh kế từ việc phân vùng [50]. Kết quả đánh giá được kiểm tra chéo thông qua thảo luận cộng đồng, bằng cách xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ tác động vào vùng rạn và được cộng đồng bình chọn, Việc đánh giá kết quả qua bình chọn rộng rãi trong cộng đồng đã thể hiện tính minh bạch và trung thực của các thông tin được cung cấp từ các hộ gia đình đã thể hiện mức độ tin cậy của kết quả đánh giá 51.  Phát triển được các ngành nghề sinh kế thay thế Bằng phương pháp phỏng vấn sâu 140 đại diện hộ gia đình theo mẫu câu hỏi, được phân chia thành 14 nhóm để thảo luận trong hoạt động nghiên cứu lợi ích cộng đồng trong khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An năm 2010. Qua tỷ lệ tham gia 7 nhóm nghề nghiệp chính theo hình 4.19 cho thấy nhóm nghề khai thác biển vẫn là nhóm nghề chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay tại CLC với 65,35% người tham gia, tiếp đến là các nhóm nghề dịch vụ bờ chiếm 15,66%, chăn nuôi trồng trọt 8,63%, khai thác rừng 6,745%, sản xuất chế biến 2,59%, dịch vụ biển 1,77%, và thủ công mỹ nghệ 0,26%. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Dịch vụ bờ Dịch vụ biển Khai thác rừng Khai thác biển Sản xuất chế biến Chăn nuôi trồng trọt Thủ công mỹ nghệ Các nhóm nghề % Hình 4.19. Các nhóm nghề hiện tại trong KBTB Cù Lao Chàm Những nhóm nghề trên được phân bổ theo kinh nghiệm, thâm niên của người tham gia hoạt động (xem hình 4.20). Trong đó, số người có từ 40 - 50 năm thâm 105 niên kinh nghiệm của nhóm nghề khai thác biển vẫn còn hoạt động chiếm 0,67% và từ 10 - 20 năm vẫn còn hoạt động chiếm 24,88%. Số người tham gia những nhóm nghề có thâm niên từ 0 - 5 năm chiếm 25,88%, trong đó, nghề khai thác biển 10,2%, dịch vụ bờ 8,14%, sản xuất chế biến 1,91%, chăn nuôi trồng trọt 1,47%, khai thác rừng 2,67%, dịch vụ biển 1,30%, và thủ công mỹ nghệ chiếm 0,18%. Như vậy, trong 5 năm trở lại đây, ngành nghề của CLC đã đa dạng hơn, tỷ lệ người tham gia trong các nhóm nghề khai thác biển đã giảm dần từ 24,88%, xuống 16,92%, đến 10,20%; trong khi đó, nhóm dịch vụ bờ số người tham gia tăng dần từ 2,42%, lên 3,79%, đến 8,14%. Đặc biệt theo hình 4.20, nhóm nghề khai thác rừng đã gia tăng số người tham gia từ 1,47%, lên 1,53% đến 2,67%. Cho thấy, một số hoạt động khai thác mới đối với nguồn lợi tài nguyên rừng đã xuất hiện và ngày một gia tăng theo nhu cầu của du lịch. Điều này dự báo một thử thách mới cho Cù Lao Chàm trong việc phát triển du lịch. CLC cần quan tâm giám sát chỉ số này để đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên rừng trê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthvnu0066.pdf
Tài liệu liên quan