Luận văn Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - Xã hội đến chất lượng nước sông Phan, tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu, ý nghĩa của luận văn. 3

 2.1. Mục tiêu 3

 2.2. Ý nghĩa 3

3. Nội dung nghiên cứu 3

4. Cấu trúc của luận văn. 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 5

1.1 Tổng quan về Vĩnh Phúc 5

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 5

1.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh 5

1.1.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa hình, thủy văn 6

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 11

1.1.2.1. Kinh tế 11

1.1.2.2. Văn hóa - xã hội 13

1.1.2.3. Giáo dục – y tế 14

1.1.2.4. Văn hóa – thông tin – thể thao – phát thanh truyền hình 15

1.1.2.5. An ninh - quốc phòng 15

1.2. Điều kiện tự nhiên, , KT - XH lưu vực sông Phan 16

1.2.1. Điều kiện tự nhiên 16

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 18

1.2.2.1. Đặc điểm dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội 18

1.2.2.2. Tình hình kinh tế 22

1.3. Một số vấn đề về môi trường lưu vực sông Phan 27

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1. Phương pháp luận và đối tượng nghiên cứu 29

2.2. Phương pháp thu thập tư liệu và phân tích xử lý tư liệu. 30

2.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn thực địa; 31

2.4. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu, phân tích mẫu. 31

2.5. Phương pháp xử lý số liệu. 32

2.6. Phương pháp dự báo ảnh hưởng môi trường 33

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

3.1. Hiện trạng các nguồn thải vào sông. 34

3.1.1. Nguồn thải rắn 34

3.1.2. Nguồn thải lỏng 36

3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Phan 38

3.2.1. Nhóm chỉ tiêu lý – hóa 40

3.2.2. Nhóm chỉ tiêu hóa học 43

3.2.3. Nhóm chỉ tiêu sinh học 50

3.3. Ảnh hưởng môi trường của hoạt động KT – XH tới chất lượng nước sông Phan 54

3.3.1. Tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản 54

3.3.2. Tác động của hoạt động nông lâm nghiệp 56

3.3.3. Tác động của các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất 59

3.3.4. Tác động của các khu dân cư trong lưu vực sông Phan 61

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - Xã hội đến chất lượng nước sông Phan, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng trọt. Do đặc điểm phân bố trải rộng của diện tích đất canh tác nông nghiệp, từ thượng nguồn đến hạ nguồn, cho nên rất khó khăn trong việc xác định nguồn thải và lượng thải. Thông thường, nước cấp phục vụ canh tác được điều tiết qua hệ thống mương tưới và tiêu. Tuy nhiên, vào những thời điểm mưa lũ, nước từ các ruộng có thể chảy tràn và đổ vào hệ thống các chi lưu của sông Phan. Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi cũng là một hoạt động sản xuất khá phổ biến tại địa bàn nghiên cứu. Mặc dù không có những trại chăn nuôi lớn nhưng vì đa số là khu vực nông thôn nên hầu như gia đình nào cũng chăn nuôi gia súc gia cầm. Số lượng gia súc gia cầm ở các xã là tương đối nhiều và hoạt động chăn nuôi cũng phát sinh một lượng lớn nước thải và chất thải rắn. Với đặc thù là sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên các loại chất thải trong quá trình chăn nuôi được các hộ tận dụng cho việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, còn lượng nước thải chăn nuôi đều được thải ra cống, rãnh, ra ngoài môi trường mà không có biện pháp thu gom xử lý nào. Việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm này rất khó khăn do các hộ căn nuôi qui mô nhỏ và phân tán. Nước thải chăn nuôi thường chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn và vi sinh rất cao, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh. Ở một số địa phương nơi có các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, nguồn nước thải chăn nuôi đổ vào sông có thể được xác định dễ dàng. Một số điểm thải điển hình của hoạt động chăn nuôi đổ vào sông là nước thải trại lợn Đồi Cây Gia đổ vào đoạn sông Phan chảy qua Kim Xá (huyện Tam Dương) đang làm suy giảm nghiệm trọng chất lượng nước sông. Ở xã Vân Xuân và Bình Dương (huyện Vĩnh Tường) có nhiều hộ chăn nuôi làm hầm biogas, khi mở hầm mùi hôi thối lan rộng. Xã Vân Xuân (huyện Vĩnh Tường) có khoảng 100 hầm biogas, lượng nước thải cũng chảy ra mương, rãnh xung quanh gây mất vệ sinh chung. Ngoài ra, còn rất nhiều các hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, dàn trải trên khắp lưu vực sông, do đó việc xác định các nguồn phát thải từ do hoạt động chăn nuôi đổ vào sông nhìn chung rất khó khăn. 3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Phan Được hình thành từ nhiều chi lưu khác nhau và trải dài trên một diện tích khá lớn, do đó chất lượng nước trên toàn bộ sông Phan biến đổi tương đối phức tạp. Sự biến động phức tạp này bắt nguồn từ các nguyên nhân như: sự khác biệt về địa hình, sự phân bố các khu đô thị và dân cư không đồng đều, sự phát triển các khu công nghiệp, sự chuyển biến sang một nền nông nghiệp thâm canh cao và sự hình thành của các mô hình trang trại chăn nuôi với quy mô trung bình đến rất lớn. Phần thượng nguồn của hệ thống sông Phan bắt nguồn chủ yếu từ dãy Tam Đảo. Với địa hình dốc, tốc độ dòng chảy lớn nên chất lượng nước ở đây khá tốt. Dân cư phân bố khá thưa thớt trên khu vực này do đó ảnh hưởng của các hoạt động dân sinh đến môi trường nước còn ở mức độ thấp. Nguy cơ gây nhiễm bẩn và suy thoái nguồn nước ở khu vực này chủ yếu là các hoạt động phát triển du lịch. Hoạt động tự nhiên như xâm thực khoét sâu lòng của hệ thống sông trẻ trên nền sông cổ, cũng như sự xói mòn rửa trôi ở lớp đất mặt có khả năng làm suy giảm chất lượng môi trường nước của sông Phan ở khu vực này. Phần hạ lưu sông bao gồm những chi lưu có nguồn gốc gắn liền với sông Hồng cổ. Các nhánh sông trên khu vực này chảy qua nhiều khu công nghiệp mới và khu dân cư tập trung, do vậy chất lượng môi trường nước chịu ảnh hưởng của hoạt động dân sinh và các hoạt động công nghiệp. Các hoạt động khai thác các nguồn lợi từ sông cũng đang gây ra những ảnh hưởng đáng kể cho nước sông Phan. Các mẫu nước và mẫu trầm tích được thu thập dọc theo sông Phan từ phía thượng nguồn về hạ nguồn nhằm đánh giá toàn diện biến động về chất lượng của nước sông Phan, đồng thời xác định ảnh hưởng của các hoạt động phát triển KT – XH đến môi trường nước. Các chỉ tiêu lý hóa học của nước được đo trực tiếp với máy đo nhanh hiện trường hoặc được bảo quản và mang về phân tích tại Phòng phân tích trung tâm, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Biến động về chất lượng môi trường nước của toàn bộ hệ thống sông Phan có thể dựa trên sự đánh giá đối với từng phân vùng hay từng đoạn sông. Tuy nhiên, trong đề tài này chất lượng nước được đánh giá theo nhóm các tác nhân lý - hóa, hóa học và sinh học. Theo cách đánh giá này, có thể nhận thấy rõ sự biến động chất lượng nước khi chảy qua các địa phương khác nhau, đồng thời cho phép nhận định rõ hơn về những ảnh hưởng đặc thù của các hoạt động dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp đến chất lượng nước. Các nhóm chỉ tiêu được phân chia cụ thể như sau: Nhóm chỉ tiêu lý-hóa: pH, DO, độ dẫn, độ đục, độ muối, TSS. Nhóm chỉ tiêu hóa học: BOD, COD, NH4+, NO3-, NO2-, Cl-, các kim loại nặng, tổng dầu mỡ Nhóm chỉ tiêu sinh học: coliform, E.coli 3.2.1. Nhóm chỉ tiêu lý – hóa Xét một cách tổng thể thì nhóm các chỉ tiêu lý – hóa môi trường nước sông Phan biến động không lớn trên toàn bộ hệ thống. Sự chênh lệch giữa các giá trị đo đạc trên toàn bộ hệ thống sông là không lớn: pH: 6,5 - 6,8; DO: 2,0 – 4,3; Độ dẫn: 177 – 235 µS/cm; Độ đục (NTU): 32 – 65; Độ muối: 0,009 – 0,012 mg L-1; TSS: 24,5 – 35,8 mg L-1. Hình 03: Biến động các chỉ tiêu lý - hóa môi trường nước sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 Trên toàn bộ hệ thống dòng chảy, biến động lớn nhất là các thông số về tổng chất rắn lơ lửng và độ đục. Phần thượng nguồn sông Phan, trên địa bàn huyện Tam Dương và Vĩnh Tường, hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước sông tương đối thấp và có xu hướng giảm dần. Hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp nhất ghi nhận được ở đoạn sông chảy vào thị trấn Thổ Tang (25,4mg L-1). Trên đoạn sông từ thị trấn Thổ Tang đến thành phố Vĩnh Yên, hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước lại có xu hướng tăng lên. Đoạn sông từ thành phố Vĩnh Yên chảy về Mê Linh có hàm lượng chất rắn lơ lửng tăng vọt (TSS: 32,1 – 35,8 mg L-1). Sự biến động của hàm lượng chất rắn lơ lửng trên toàn bộ hệ thống sông Phan có thể thấy rõ khi dòng sông chảy qua các đô thị (thị trấn Thổ Tang, thành phố Vĩnh Yên) và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn QCVN-2008 thì hàm lượng chất rắn lơ lửng vẫn còn ở mức thấp, giá trị trung bình TSS chỉ bằng 50,8 – 71,6% so với TCCP. Sự thay đổi về độ đục tỷ lệ thuận với sự biến đổi về hàm lượng chất rắn lơ lửng. Nước tương đối trong ở phần thượng nguồn, nơi có hàm lượng rắn lơ lửng thấp hơn. Độ đục của nước tăng lên ở những đoạn sông chảy qua các khu dân cư tập trung. Đặc biệt, đoạn sông ở phần hạ lưu nơi có mặt nhiều khu công nghiệp, độ đục nước sông tăng đáng kể so với các đoạn sông phía thượng nguồn. Kết quả phân tích độ đục của mẫu lấy tại ngã ba giao cắt với sông Cà Lồ cho thấy sự pha loãng từ nước sông Cà Lồ làm độ đục giảm đáng kể. Các giá trị đo đạc về độ dẫn trên toàn bộ hệ thống sông Phan cho thấy hàm lượng các ion hòa tan trong môi trường nước có xu hướng tăng dần từ thượng nguồn về hạ lưu. Các giá trị về độ dẫn dao động từ 179 – 235 µS/cm. Sự biến động về độ dẫn chịu ảnh hưởng tổng hợp của rất nhiều các yếu tố khác nhau, ví dụ như: nguồn cung cấp các ion hòa tan (nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp), khả năng hấp phụ các ion của chất rắn lơ lửng và các vật liệu trầm tích, khả năng hút thu của các thực vật thủy sinh, Nằm trên vùng có địa hình khá bằng phẳng nên dòng sông Phan tương đối hiền hòa. Sự xáo trộn dòng chảy nhỏ do đó lượng oxy bổ sung cho nước không cao. Nồng độ oxy hòa tan (DO) đo được trên toàn bộ dòng sông dao động từ 2,0 – 3,3 mg L-1. Nếu so sánh với QCVN (DO ≥ 4 mg L-1) nồng độ oxy hòa tan trên toàn bộ sông Phan đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ oxy hòa tan thấp biểu thị sự suy giảm chất lượng môi trường nước, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các động vật thủy sinh. Tuy sự biến động về nồng độ oxy hòa tan trên toàn bộ dòng sông là không lớn, nhưng vẫn có thể nhận thấy xu hướng biến đổi đó là: nồng độ oxy giảm khi dòng sông chảy qua thị trấn Thổ Tang (2,0 – 2,1 mg L-1), sau đó lại tăng lên sau khi dòng sông chảy qua địa phận thành phố Vĩnh Yên (3,0 – 3,3 mg L-1). Tại ngã ba sông nơi giao cắt với sông Cà Lồ, nồng độ oxy hòa tan tăng lên đáng kể (DO = 4,3 mg L-1). Nồng độ oxy hòa tan trong nước có thể giảm đi do sự tiêu thụ oxy từ các phản ứng phân hủy chất hữu cơ trong nước. Sự sụt giảm nồng độ này thường được bù lại do oxy từ không khí hòa tan vào nước hoặc quá trình quang hợp được thực hiện bởi một số sinh vật phù du. Hình 04: Biểu đồ biến động các yếu tố lý – hóa trên dòng sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 3.2.2. Nhóm chỉ tiêu hóa học Biến động về các chỉ tiêu hóa học trên toàn bộ dòng sông Phan nhìn chung là không lớn. Hàm lượng chất hữu cơ và các ion hòa tan thấp (so sánh với QCVN – 2008) và khá đồng nhất trên toàn bộ hệ thống sông: COD: 10,7 – 16,1 mg L-1; BOD: 7,6 – 11,0 mg L-1; NH4+ : 0,04 – 0,10 mg L-1; NO3- : 4,8 – 24,5 mg L-1; Cl- : 31,5 – 36,2 mg L-1; PO43- : 0,16 – 0,64 mg L-1. Nồng độ tương đối thấp của các ion khoáng cho thấy mức độ suy thoái môi trường nước sông Phan nhìn chung chưa quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên biểu đồ hình 05 có thể thấy một vài điểm “dị thường” nơi có nồng độ một số chất tăng cao đột biến. Tại những điểm này ô nhiễm nước cục bộ có thể dễ dàng nhận ra được. Hình 05: Biến động các chỉ tiêu hóa học môi trường nước sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 Chất hữu cơ trong nước chủ yếu là các hợp chất dễ phân hủy sinh học. Tỷ lệ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD) chiếm ~ 68 – 71% tổng lượng chất hữu cơ. Sông Phan ở đầu nguồn có hàm lượng chất hữu cơ trong nước khá thấp (BOD: 8,5 – 8,8 mg L-1; COD: 12,0 – 12,4 mg L-1). Mẫu nước lấy tại cầu Hoàng Phú, xã Kim Xá có sự tăng lên đáng kể về hàm lượng chất hữu cơ, giá trị BOD và COD xác định được lần lượt là 12,4 và 17,5 mg L-1. Sự gia tăng đáng kể về hàm lượng chất hữu cơ ở đây có thể do ảnh hưởng của nước thải từ trại lợn của xã Hoàng Lâu. Trên đoạn sông Phan đi qua Vĩnh Tường - Yên Lạc – thành phố Vĩnh Yên, hàm lượng các chất hữu cơ có xu hướng tăng lên (BOD: 7,9 – 11,4 mg L-1; COD: 11,2 – 16,1 mg L-1). Đoạn sông Phan từ thành phố Vĩnh Yên chảy về phía hạ lưu, hàm lượng chất hữu cơ lại giảm xuống rõ rệt (BOD: 7,6 – 8,4 mg L-1, COD: 10,7 – 11,9 mg L-1). Nguyên nhân của sự “dị thường” này có thể liên quan đến khả năng điều hòa của Đầm Vạc. Sự pha loãng nước thải hay quá trình tự làm sạch sinh học trong hồ có thể làm giảm đáng kể hàm lượng chất hữu cơ trong nước. Bên cạnh đó, những vùng đất ngập nước ven sông trên đoạn sông từ Đồng Cương về Đầm Vạc cũng có thế đóng vai trò “lọc nước” làm cho hàm lượng chất hữu cơ giảm đi. Nồng độ các ion khoáng (NH4+, NO2-, NO3-, PO43-) trong nước là khá thấp ngoại trừ NO3-: Nồng độ NH4+ trung bình là 0,04 – 0,22 mg L-1, NO2- là 0,005 – 0,018 mg L-1, NO3- là 4,3 – 24,5 mg L-1, PO43- là 0,15 – 0,64 mg L-1. Hầu hết các ion này đều có nồng độ nhỏ hơn tiêu chuẩn QCVN – 2008 (NH4+: 0,5 mg L-1; NO2-: 0,04 mg L-1; NO3-: 10 mg L-1; PO43-: 0,3 mg L-1). Nồng độ thấp của NH4+ trong nước sông Phan có thể liên quan đến sự hấp phụ gây nên bởi các keo âm (vật liệu lơ lửng, trầm tích vô cơ và hữu cơ) làm cho nồng độ hòa tan của ion này trong dung dịch giảm xuống. Trong khi đó, các keo dương (sequioxit) cũng có khả năng làm giảm lượng PO43- tự do trong nước. So với các ion khác, NO3- có nồng độ cao vượt trội. Ái lực hấp phụ thấp của các vật liệu lơ lửng, trầm tích đáy (các keo dương) đối với anion NO3- thấp có thể làm cho NO3- tồn tại nhiều hơn ở trạng thái tự do trong nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa giữa các dạng tồn tại khác nhau của nitơ trong nước luôn luôn xảy ra tùy theo từng điều kiện môi trường cụ thể (ví dụ như: pH, nhiệt độ,). Sự biến động về nồng độ NO3- nhìn chung có tương quan thuận với hàm lượng các chất hữu cơ có mặt trong nước. Diễn biến chủ đạo của anion NO3- là: có nồng độ thấp ở đoạn sông đầu nguồn (Hoàng Đan, Hoàng Lâu), tăng đột biến trên đoạn sông chảy qua Kim Xá (nơi chịu ảnh hưởng của nước thải trại lợn ở Hoàng Lâu) sau đó giảm mạnh; xu hướng tăng nhẹ là đặc trưng cho đoạn sông từ thị trấn Thổ Tang về thành phố Vĩnh Yên, và sau đó lại giảm đáng kể trên đoạn sông từ TP. Vĩnh Yên đến ngã ba giao cắt với sông Cà Lồ. Tương tự như diễn biến của chất hữu cơ, biến động của nồng độ NO3- chịu ảnh hưởng của: - Nước thải trại lợn (xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương); - Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư tập trung (TT. Thổ Tang, TP. Vĩnh Yên); - Khả năng điều hòa, “tự làm sạch sinh học” của Đầm Vạc và một số khu vực đất ngập nước ven sông. So với các anion khác có mặt trong nước, nồng độ Cl- thường cao hơn lần lượt từ ~ 5, 150, 500 và 5000 lần so với các ion NO3-, PO43-, NH4+ và NO2-. Ngoài nguồn gốc tự nhiên, nồng độ cao Cl- trong nước có thể bắt nguồn từ các hoạt động dân sinh (nước thải sinh hoạt, phân bón). Nồng độ Cl- trong nước sông Phan nhìn chung không biến động nhiều, dao động từ 31,5 – 36,2 mg L-1. Mẫu nước lấy tại vị trí giao cắt với sông Cà Lồ có nồng độ Cl- tăng vọt. Điều này có thể là do nồng độ các ion hòa tan trên sông Cà Lồ cao hơn so với sông Phan. Hình 06: Biểu đồ biến động các yếu tố hóa học trên dòng sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 Các kim loại nặng trong nước sông Phan: Các kim loại nặng có mặt trong nước có khả năng gây ức chế sinh trưởng và phát triển của các sinh vật thủy sinh. Bên cạnh đó, sự tích lũy kim loại nặng trong cơ thể các sinh vật này thông qua chuỗi thức ăn có thể gây ra những tác động có hại đối với sức khỏe con người. Nồng độ hòa tan của các ion kim loại nặng trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố lý, hóa và sinh học rất phức tạp, ví dụ như: pH, Eh, DOM (chất hữu cơ hòa tan), thành phần trầm tích, sự có mặt của các thực vật thủy sinh, Hình 07: Biến động nồng độ các kim loại nặng trong MT nước sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 Nước sông Phan nhìn chung có hàm lượng các ion kim loại nặng hòa tan rất thấp. So với quy chuẩn (QCVN-2008), nồng độ trung bình các kim loại nặng thấp hơn từ vài chục cho đến vài nghìn lần. Sự biến động nồng độ các ion này là không lớn trên toàn bộ hệ thống sông: Cu: 0,002 – 0,008 mg L-1, Pb: 0,001 – 0,003 mg L-1, Zn: 0,003 – 0,014 mg L-1, Ni: 0,005 – 0,009 mg L-1, As: 0,001 – 0,005 mg L-1 và Cr3+: 0,007 – 0,011 mg L-1. Sự có mặt của các ion hòa tan với nồng độ thấp có thể do sự chuyển hóa của các ion này từ dạng hòa tan sang dạng hấp phụ trên bề mặt các keo âm có mặt trong lớp trầm tích đáy sông. Hình 08: Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích đáy sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 Kết quả phân tích các mẫu trầm tích có vị trí tương ứng với các mẫu nước được lấy cho thấy: Không giống như sự biến động về nồng độ trong nước, sự khác biệt về hàm lượng kim loại nặng tích lũy ở các điểm lấy mẫu trên hệ thống sông Phan là rất khác biệt: Cu: 3 – 26 mg L-1, Pb: 66 – 121 mg L-1, Zn: 41 – 174 mg L-1; Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích trung bình cao hơn gấp vài nghìn lần so với nồng độ hòa tan trong nước; Chì và kẽm là hai nguyên tố tích lũy nhiều nhất trong trầm tích. Hình 09: Biểu đồ biến động các yếu tố hóa học trên dòng sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 3.2.3. Nhóm chỉ tiêu sinh học Nguồn gây ô nhiễm vi sinh vật cho môi trường nước thường là do các nguồn thải từ bệnh viện, nhà vệ sinh, khu trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, xác chết động vật, rác và nước thải sinh hoạt, Để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật, người ta thường dùng chỉ số Coliform (tổng số vi khuẩn dạng coli) và chỉ số E.coli. Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli (E.coli) - gọi là trực khuẩn đại tràng chiếm 80% tổng số vi sinh vật sống trong ruột người và một số động vật. Sự tồn tại của E.coli nói lên khả năng tồn tại của các nhóm vi sinh vật gây bệnh khác có trong đường ruột. Vì vậy, ở đâu có mặt E.coli với một số lượng quá mức cho phép chứng tỏ ở đó môi trường đã bị ô nhiễm vi sinh vật. E.coli đã được dùng làm sinh vật chỉ thị trong việc đánh giá nguồn nước có bị ô nhiễm phân hay không. Kết quả phân tích Coliform trong nước trên toàn bộ sông Phan cho thấy mức độ ô nhiễm vi sinh vật là rất khác biệt trên các đoạn sông. Chỉ số Coliform dao động trong khoảng 405 – 10200 MPN/100 mL. Diễn biến chỉ số Coliform có thể được khái quát như sau: chỉ số Coliform thấp ở phía thượng nguồn (Hoàng Đan); tăng dần khi sông chảy qua Kim Xá, và tăng đáng kể trên đoạn sông từ TT. Thổ Tang đến TP. Vĩnh Yên; từ TP. Vĩnh Yên đến ngã ba giao cắt sông Cà Lồ chỉ số Coliform giảm rõ rệt. Hình 10: Biến động chỉ số Coliform và E.coli trong nước sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 Biến động về chỉ số Coliform trên sông Phan cho thấy nguồn nước đã bị ô nhiễm vi sinh vật do ảnh hưởng của nguồn nước thải từ trại chăn nuôi (Hoàng Lâu), nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung (TT. Thổ Tang; TP. Vĩnh Yên). - Phía đầu nguồn dòng sông (địa phận Hoàng Đan), chỉ số Coliform rất thấp (405 MPN/100 mL) chứng tỏ nguồn nước ở đây hầu như không có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh vật. - Trên đoạn sông tiếp nhận nước thải trại lợn từ Kim Xá đến TT. Thổ Tang, chỉ số Coliform dao động từ 3900 – 4350 MPN/100 mL, tăng đáng kể so với Coliform trên đoạn sông thượng nguồn. - Trên đoạn sông TT. Thổ Tang đến TP. Vĩnh Yên, do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ khu dân cư đông đúc nên chỉ số Coliform tăng mạnh (từ 8100 – 10200 MPN/100 mL). Nếu so với quy chuẩn (QCVN – 2008), chỉ số coliform trên đoạn sông này cao hơn giá trị cho phép từ ~1,1 – 1,4 lần. - Đoạn sông từ TP. Vĩnh Yên chảy về ngã ba giao cắt với sông Cà Lồ có chỉ số Coliform giảm rõ rệt (3100 – 3750 MPN/100 mL). Đặc biệt, mẫu nước lấy tại cầu Lạc Ý cho thấy chỉ số Coliform giảm rõ rệt (400 MPN/100 mL). Như vậy có thể kết luận rằng: Đầm Vạc đóng vai trò quan trọng trong điều hòa, pha loãng và thúc đẩy quá trình tự làm sạch của dòng sông. Tương tự chỉ số Coliform, sự biến động về số lượng khuẩn E.coli trong nước trên toàn bộ sông Phan khá rõ rệt, dao động từ 2 – 600 MPN/100 mL. Trên đoạn sông từ Kim Xá (Tam Dương) chảy qua TT. Thổ Tang (Vĩnh Tường) đến Tề Lỗ (Yên Lạc), đến TP. Vĩnh Yên có sự tăng vọt về chỉ số E.coli (100 – 600 MPN/100 mL). Sự tăng trội về E.coli trên đoạn sông này chứng tỏ nước sông thường xuyên bị bổ sung một lượng nước thải ô nhiễm phân. Với tốc độ tăng nhanh dân số của những đô thị nơi sông Phan chảy qua, lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông sẽ ngày một tăng. Sự suy thoái dòng chảy do các tác nhân ô nhiễm sinh học có nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, sự nhiễm bẩn từ các tác nhân ô nhiễm sinh học này có thể phần nào hạn chế được nếu như: Lòng sông thông thoáng, tạo ra sự lưu thông cho dòng nước; Duy trì diện tích đất ngập nước liên thông với dòng sông để đảm bảo sự điều hòa, pha loãng và thúc đẩy quá trình làm sạch tự nhiên; Áp dụng các biện pháp xử lý nước thải trước khi đổ vào các thủy vực. Hình 11: Biểu đồ biến động các yếu tố sinh học trên dòng sông Phan Nguồn: Dự án cải tạo cảnh quan sinh thái và BVMT lưu vực sông Phan, 2009 Tóm lại, chất lượng nước sông Phan nhìn chung là khá tốt; hầu hết các thông số lý hóa học đều nằm trong giới hạn cho phép (theo QCVN – 2008). Một số các thông số (ví dụ như: DO, coliform) ở một vài địa điểm lấy mẫu là cao hơn so với QCVN, và sự ô nhiễm cục bộ biểu hiện tại một vài đoạn trên dòng sông Phan. Như vậy, dựa trên đánh giá các thông số lý-hóa-sinh có thể tạm chia sông Phan thành các đoạn sông có chất lượng nước khác nhau: Đoạn 1: Phần thượng nguồn trên địa bàn các xã Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có chất lượng nước tốt. Tất cả các chỉ tiêu lý hóa sinh đều đạt quy chuẩn cho phép. Đoạn 2: Từ xã Kim Xá đến TT. Thổ Tang (Vĩnh Tường): chất lượng nước bị suy giảm do sông tiếp nhận nước thải từ trại chăn nuôi. Đoạn 3: Từ TT. Thổ Tang đến TP. Vĩnh Yên: nguồn nước bị nhiễm bẩn khá nghiêm trọng do dòng sông tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ khu dân cư đông đúc. Nhiều thông số lý – hóa – sinh vượt quá quy chuẩn cho phép. Đoạn 4: Từ TP. Vĩnh Yên đổ về ngã ba giao cắt với sông Cà Lồ: chất lượng nước được cải thiện hơn so với đoạn ‘Thổ Tang – Vĩnh Yên’. Hệ thống các khu đất ngập nước ven sông và Đầm Vạc có vai trò quan trọng trong quá trình pha loãng và tự làm sạch của dòng sông. 3.3. Ảnh hưởng môi trường của hoạt động KT – XH tới chất lượng nước sông Phan Lưu vực sông Phan bao gồm các tiểu vùng nông thôn, thành thị, vùng ven đô nơi rất đa dạng về các loại hình hoạt động KT-XH. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn khu vực góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế và đưa Vĩnh Phúc trở thành một trung tâm kinh tế ở miền Bắc. Bên cạnh thành công trong phát triển KT-XH, những vấn đề môi trường bắt đầu trở nên trầm trọng hơn và cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Báo cáo kết quả phân tích chất lượng nước sông Phan trong đợt lấy mẫu tháng 9, 11/2009 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích về thành phần và một số tính chất lý hóa của nước sông đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN. Tuy nhiên, do mẫu nước được thu thập vào thời điểm cuối mùa mưa, khi lưu lượng nước trên sông khá dồi dào, nên nước sông được pha loãng nhiều hơn và nồng độ các chất ô nhiễm giảm xuống. Trong mùa khô, khi lưu lượng nước sông Phan giảm đi những vấn đề về chất lượng nước sẽ thể hiện rõ ràng hơn. 3.3.1. Tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản Do đặc điểm về địa hình và chế độ dòng chảy đặc thù nên đoạn thượng nguồn sông Phan (từ Tam Đảo đến Quốc lộ 2- huyện Vĩnh Tường) không phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Diện tích mặt nước hẹp, dòng chảy mạnh vào mùa mưa và cạn vào mùa khô là yếu tố cơ bản hạn chế hoạt động nuôi trồng ở phụ hệ này. Một số hồ lớn như hồ Xạ Hương với diện tích lên đến 83 ha và dung tích chứa xấp xỉ 10 triệu m3 trên phụ hệ này khá phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay các hồ này chủ yếu sử dụng cho mục đích điều hòa nước và tưới tiêu. Ở đoạn từ Vĩnh Tường đến Vĩnh Yên, diện tích mặt nước tương đối hạn chế và thường bị thu hẹp đáng kể vào mua khô nên hoạt động đánh bắt thủy sản tại sông Phan có quy mô nhỏ và chủ yếu diễn ra trong mùa mưa. Các loại thủy sản khai thác là cá, tôm, tép và hến. Trong đó, hến sông Phan được coi là một đặc sản của địa phương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà trong những năm gần đây lượng hến khai thác giảm mạnh. Đặc biệt, hến sông Phan đã không còn ở một số xã như Trung Nguyên, Tề Lỗ,... Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông hầu như không đáng kể. Các diện tích mặt nước nuôi thủy sản phần lớn là các đầm nhỏ và các vùng đất trũng ven sông không thuận tiện cho trồng trọt. Ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản đến môi trường nước chủ yếu là sự tăng lên về hàm lượng hữu cơ và một số các kim loại nặng hòa tan trong nước liên quan đến lượng thức ăn bổ sung cho hoạt động nuôi trồng. Thức ăn sử dụng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản chỉ được sử dụng một phần, phần còn lại hòa tan hoặc lắng đọng xuống lớp trầm tích đáy. Lượng chất dinh dưỡng dư thừa trong nước có khả năng làm cho nguồn nước bị phú dưỡng và tảo phát triển. Lượng chất hữu cơ trong nước sinh ra do tảo sinh trưởng và chết đi làm cho lượng oxy hòa tan giảm. Đặc biệt, trong thời kỳ mùa khô khi nước sông thường tù hãm, lượng oxy hòa tan càng giảm mạnh thúc đẩy các quá trình phân hủy yếm khí làm cho môi trường trở nên ô nhiễm hơn. Bên cạnh đó, một lượng bùn thải hữu cơ chứa các mầm bệnh và các độc chất (các kim loại nặng) là nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm chất lượng nước. Hiện nay, hoạt động khai thác thủy sản sử dụng chất độc đang làm nhiễm độc nguồn nước nghiêm trọng. Cyanua là một trong những hóa chất phổ biến thường được lén lút sử dụng để “đầu độc” cá. Việc sử dụng hóa chất này có lẽ bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của người dân khi cho rằng cyanua chỉ là tác nhân “gây mê” cá. 3.3.2. Tác động của hoạt động nông lâm nghiệp Hoạt động lâm nghiệp Trên suốt chiều dài lưu vực sông, ảnh hưởng của hoạt động nông lâm nghiệp mang những đặc thù khác nhau. Tại đoạn thượng nguồn nơi có địa hình đồi núi, các hoạt động trồng và khai thác lâm sản có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông. Trong khi đó, ở địa hình bằng phẳng trên nền phù sa sông Hồng, các yếu tố gây suy giảm chất lượng nước sông ở phần hạ lưu sông Phan lại xuất phát từ các hoạt động canh tác lúa và hoa màu. Hoạt động trồng và khai thác lâm sản góp phần làm thay đổi diện tích thảm phủ thực vật do đó có ảnh hưởng đến quá trình xói mòn, rửa trôi của đất. Vật liệu bị xói mòn trong đó có khoáng sét sẽ góp phần làm trầm trọng thêm quá trình suy thoái đất đồng thời gây ra ô nhiễm cho các thủy vực. Khôi phục và tăng diện tích rừng kết hợp với các biện pháp bảo vệ đất sẽ là chìa khóa giúp cho chất lượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_362_541_1869927.doc
Tài liệu liên quan