Luận văn Áp dụng các tiêu chuẩn vốn theo quy định của basel II, III nhằm tăng cường đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. i

DANH MỤC BẢNG. ii

DANH MỤC HÌNH. iii

LỜI MỞ ĐẦU.4

1.Tính cấp thiết của đề tài. 4

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

4. Đóng góp mới của đề tài . 6

5. Kết cấu của đề tài. 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC TIÊU CHUẨN VỐN QUỐC TẾ

BASEL TRONG ĐẢM BẢO AN TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG.8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 8

1.1.1. Đối với tình hình nghiên cứu ngoài nước . 8

1.1.2. Đối với tình hình nghiên cứu ở trong nước . 8

1.2. Cơ sở l{ luận về việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel trong đảm bảo an toàn

hệ thống ngân hàng . 9

1.2.1. Quan điểm về an toàn hệ thống ngân hàng thương mại . 9

1.2.2.Sự cần thiết của đảm bảo an toàn ngân hàng thương mại. 10

1.2.3.Nội dung đánh giá an toàn hệ thống ngân hàng thương mại. 11

1.3. Căn cứ của việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel vào việc đảm bảo an toàn vốn. 15

1.3.1. Lịch sử ra đời và mục đích của hiệp ước Basel. 15

1.3.2. Nội dung cơ bản của hiệp ước Basel. 16

1.3.3. Các nội dung của Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel III. 19

pdf29 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng các tiêu chuẩn vốn theo quy định của basel II, III nhằm tăng cường đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách xử l{ tài sản bảo đảm còn nhiều rất vướng mắc, phức tạp, chậm được khắc phục, hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho xử l{ nợ xấu. VAMC (vietnam asset management company) đã được thành lập, đã mua nợ, song việc giải quyết số nợ này ra sao là cả một vấn đề. Tỷ lệ nợ xấu cao, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn lớn lại trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ngân hàng khó khăn do lãi suất giảm nhanh, tín dụng khó tăng, chi phí hoạt động cao khiến áp lực lợi nhuận đè nặng lên vai các ngân hàng, cả các ngân hàng ở diện tái cấu trúc cũng như các ngân hàng lớn. Bản thân các ngân hàng, để kiểm soát nợ xấu cũng phải cho vay rất thận trọng. Thế nhưng, nợ xấu từ khoản vay cũ vẫn không ngừng phát sinh, nợ nhóm 2, 3 chuyển sáng nhóm 4, 5 đã kéo theo trích lập dự phòng rủi ro cao lên và lợi nhuận sẽ hẹp dần. Chính điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản l{ và tạo tính ổn định trong toàn bộ chuỗi hoạt động tài chính này. Hiện tại, để hướng tới sự tuân thủ, thống nhất với tiêu chuẩn quốc tế và hơn hết là sự đảm bảo an toàn trong hoạt động thì hệ thống NHTM cần đáp ứng ba yêu cầu. Thứ nhất, `cần thực hiện 5 hiệu quả nguyên tắc quản trị rủi ro nhằm tăng tính ổn định và bền vững cho hệ thống. Thứ hai, các ngân hàng cần đảm bảo minh bạch thông tin theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giám sát hoạt động. Cuối cùng, đổi mới hoạt động giám sát hệ thống nhằm mục đích thực hiện đúng nhất với vai trò đảm bảo sự an toàn. Để thực hiện được ba yêu cầu trên thì việc áp dụng chuẩn mực Basel II và Basel III một cách đúng đắn là việc cấp thiết. Do đó, việc nghiên cứu các luận điểm về an toàn hệ thống ngân hàng, luận cứ trong việc áp dụng tiêu chuẩn vốn Basel II và III, thực trạng và các giải pháp an toàn của toàn bộ hệ thống trên cơ sở áp dụng khuyến nghị của ủy ban Basel đã và đang được đặt ra. Từ những yêu cầu được đặt ra phía trên tôi xin lựa chọn đề tài “Áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II và Basel III vào việc đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam” để nghiên cứu. Đề tài trả lời câu hỏi “Cần đưa ra các giải pháp nào để đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở của Basel II và đổi mới Basel III?” 2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở của Basel II và III và đổi mới của hai hiệp ước này Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: Về khía cạnh l{ luận: Hệ thống hóa các l{ luận liên quan tới “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM” Phân tích các nguyên tắc của Basel II và Basel III Phân tích một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới áp dụng hiệp ước vốn Basel II và III từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng các khuyến nghị với Việt Nam Về khía cạnh thực tiễn: Đánh giá thực trạng đảm bảo an toàn của hệ thống NHTM tại Việt Nam trên cơ sở so sánh với các khuyến nghị của Basel II và III Xây dựng giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở của Basel II và đổi mới của Basel III 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá sự an toàn vốn của hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam trên cơ sở của hiệp ước vốn Basel II và III. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài áp dụng trong giai đoạn 2011- 2015. Đây là thời kz hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới 2008 - 2009. Tài chính thế giới biến động liên tục, đa chiều, nhiều chính sách, giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường tiếp tục được ban hành và thực hiện. Song hành với đó là những nỗ lực hoàn hiện thể chế, chính sách tài chính; quyết liệt cải cách hành chính gắn với tăng cường hiện đại hóa ngành Tài chính. Có thể nói, đây là thời kz được chú trọng trong việc cải cách đi lên và phát triển bền vững sau cuộc khủng hoảng lớn vừa diễn ra. Phạm vi không gian: hệ thống các NHTM tại Việt Nam. Phạm vi về nội dung: Đánh giá các hoạt động rủi ro và tính minh bạch trong hệ thống ngân hàng thương mại thêm vào đó là phân tích về hoạt động giám sát của NHNN đối chiếu với các khuyến nghị của ủy ban Basel. Đánh giá và nhận xét về kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn vốn Basel của các nước trên thế giới qua các mặt kế hoạch thực hiện, phạm vi và phương pháp áp dụng để làm cơ sở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 4. Đóng góp mới của đề tài Về mặt lý luận, đề tài tiếp cận và giải thích một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến an toàn và phòng chống rủi ro ngân hàng trên nhiều góc độ. Không chỉ vậy, đề tài chỉ ra được các mặt ưu nhược điểm của tiêu chuẩn vốn Basel II và sự phát triển của Basel III. Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích và phản ánh thực trạng đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam với điều kiện áp dụng theo các khuyến nghị của hiệp ước Basel. Bên cạnh đó, đề tài chỉ rõ các vấn đề rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam trong thời kz 2010-2015. Đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam theo tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel. 5.Kết cấu của đề tài Bên cạnh phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo thì đề tài kết cấu gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở l{ luận và thực tiễn về việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel trong đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam Chương 4: Bối cảnh, định hướng và giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam theo tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel 7 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC TIÊU CHUẨN VỐN QUỐC TẾ BASEL TRONG ĐẢM BẢO AN TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Đối với tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới hiện nay có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng và triển khai hai hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II & III cũng như việc phân tích nghiên cứu về chúng. Một số nghiên cứu nổi bật có thể kể đến như sau: Các khái niệm về rủi ro hệ thống và an toàn hệ thống ngân hàng *“Managing systemic risk” của Charles Taylor (2009) và “Defining systemic risk” của Darryl Hendricks (2009)+ đưa ra các định nghĩa và sự giải thích rõ ràng về các khái niệm ở hệ thống ngân hàng. Các nghiên cứu về kinh nghiệm triển khai Basel II tại các nước như Mỹ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á *“Proposals for the Implementation of the New Basel capital adequacy standards in Hongkong” của Dean vào năm 2004 hay “Understanding the framework- Adopting the Basel II Accord in Pacific” của Deloitte Touche Tomashu vào năm 2005+ Tháng 6/2014, tại hội nghị kinh tế tài chính lần 2 tại Viên, Max Kubat, giáo sư trường Crech đã có bài nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa Basel II và III và nhấn mạnh sự mới trong hiệp ước Basel III. Nhìn chung các nghiên cứu đã cung cấp cơ sở l{ luận khá chuẩn mực về an toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và kinh nghiệm của các quốc gia trong áp dụng tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel II&III nhằm đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Đây là cơ sở quan trọng tạo điều kiện cho các ngân hàng tại Việt Nam vận dụng áp dụng để đảm bảo an toàn hệ thống. 1.1.2. Đối với tình hình nghiên cứu ở trong nước Hiện nay trong nước chưa có công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các nội dung liên quan tới Basel I, Basel II và Basel III và các giải pháp toàn diện về việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Các nghiên cứu vẫn còn lẻ tẻ và phân tán thường xét trên một hoặc một số mặt của hệ thống các khuyến nghị của hiệp ước, có thể kể đến: Năm 2009, chuyên gia Peter Hayward trong dự án TA 7087 VIE của ADB đã tiến hành phân tích thực trạng các hoạt động giám sát của ngân hàng trong mối quan hệ đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại thông qua nghiên cứu “hỗ trợ Phát triển thị trường vốn và Nâng cao năng lực cho khu vực tài chính: Cơ cấu thanh tra giám sát”. Tuy nhiên, dự án thiên về việc đánh giá xây dựng mô hình giám sát 9 tài chính cho Việt Nam Năm 2010, nghiên cứu “25 nguyên tắc giám sát ngân hàng theo Basel II và việc tuân thủ của Việt Nam” của tiến sĩ Hạ Thị Thiều Dao chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa thực tế của Việt Nam và các yêu cầu của ủy ban Basel. Từ năm 2006 đến nay, Ngân hàng nhà nước tổ chức khá nhiều hội thảo để bàn về việc vận dụng và áp dụng Basel trong hệ thống ngân hàng thương mại. Đặc biệt, trong năm 2015 có ba hội thảo nổi bật có thể kể đến đó là + Hội thảo “Các thông lệ tốt nhất trong quản l{ dự án Basel”đã phối hợp với Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính (BTCI) và đối tác tư duy đến từ Canada - Tập đoàn Tư vấn Rủi ro Toàn cầu (Blackice) Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính (BTCI) và đối tác tư duy đến từ Canada - Tập đoàn Tư vấn Rủi ro Toàn cầu (Blackice). Mục đích của hội thảo này là thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia về quản l{ dự án Basel, các thông lệ tốt nhất trong việc thực hiện triển khai basel II đối với các NHTM đúng lộ trình, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ quản l{ ngân hàng Việt Nam trong quá trình triển khai áp dụng chuẩn mực Basel II. + Ngày 06/10/2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Ngân hàng Shinhan, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Quản l{ vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II”. Mục đích của hội thảo nhắm tới việc chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia, cán bộ thực hành giàu kinh nghiệm của Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc, Ngân hàng Shinhan Việt Nam về nội dung liên quan đến việc xây dựng lộ trình chi tiết triển khai Basel II, thực hiện đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ (ICAAP), quản l{ hệ thống và dữ liệu rủi ro theo Basel II - hiện đang là những khó khăn, thách thức mà các ngân hàng Việt Nam gặp phải khi áp dụng Basel II theo Phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2015 và áp dụng Basel II theo Phương pháp nâng cao vào cuối năm 2018. Tuy nhiên những hội thảo này chỉ nói được tới một khía cạnh trong việc quản l{ và áp dụng hiệp ước vốn và chưa khái quát một cách hệ thống. Vì vậy đề tài được phát triển và nghiên cứu nhằm bổ sung những phần nghiên cứu còn thiếu là rất cần thiết. 1.2.Cơ sở lý luận về việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel trong đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng 1.2.1. Quan điểm về an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng tuy nhiên an toàn ngân hàng có thể được xem xét toàn diện trên cả hai góc độ vi mô và vĩ mô. Cụ thể nhưsau: 10 1.2.1.1. Quan điểm an toàn với một ngân hàng thương mại - xét trên góc độ vi mô An toàn ngân hàng đứng trên tầm nhìn vi mô có thể hiểu là việc hạn chế những rủi ro mang tính đặc thù của từng ngân hàng từ đó hướng tới đảm bảo sự an toàn cho những ngân hàng này một cách riêng lẻ. Một NHTM có thể đảm bảo được khả năng thanh toán những khoản nợ tại mọi thời điểm xác định và không gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và cộng đồng dù có những tác động từ các diễn biến bất lợi của nền kinh tế - xã hội là một ngân hàng lành mạnh hay phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu rằng, ngân hàng an toàn cần có còn đủ mức vốn để trụ vững trong điều kiện xấu nhất. Theo cách nhìn nhận với góc độ vi mô, xét theo phương diện hệ thống, hệ thống ngân hàng an toàn là một hệ thống bao gồm hầu hết những ngân hàng trong đó đảm bảo khả năng thanh toán và luôn có khả năng duy trì được tình trạng như vậy trước tác động của mọi biến cố. 1.2.1.2. Quan điểm an toàn ngân hàng thương mại - xét trên góc độ vĩ mô Khác với quan điểm an toàn ngân hàng từ góc độ vi mô, an toàn ngân hàng theo góc độ vĩ mô được hiểu là việc đảm bảo sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng thông qua việc xác định và giảm trừ rủi ro hệ thống. Theo WB và IMF, hệ thống ngân hàng an toàn phải tránh được sự đổ vỡ hàng loạt với số lượng lớn các định chế trong đó và tránh được tình trạng trì trệ trong việc thể hiện chức năng của các ngân hàng thương mại. Cụ thể, để đảm bảo an toàn ngân hàng, cần xác định và dự báo sớm những nguy cơ tiềm tàng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn sớm sự bất ổn xuất hiện trong hệ thống. HệthốngngânhàngpháttriểnantoànbaogồmcácNHTM,bản thân thị trường và cả các cơ sở hạ tầng cho các ngân hàng và thị trường đó vận hành; cùng với nhau có khả năng hấp thụ các bất ổn, hấp thụ các ảnh hưởng tiêu cực diễn ra trênthịtrường;hệthốngngânhàngpháttriểnantoàn,ổnđịnh,thựchiệntốtvàhiệuquả việc phân bổ nguồn lực tài chính từ khu vực tiết kiệm đến khu vực đầu tư; các rủi ro tài chính được hệ thống này định giá và đánh giá một cách phù hợp nhất; các rủi ro phải được hệ thống này quản lý một cách hiệu quả nhất. Như vậy, cách nhìn nhận và đánh giá theo quan điểm vĩ mô đưa ra một hướng nhìn toàn diện, tổng thể hơn và phù hợp với nghiên cứu về hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay khi Việt Nam hướng tới một nền tài chính - ngân hàng hội nhập. 1.2.2.Sự cần thiết của đảm bảo an toàn ngânhàng thương mại 11 Các tổ chức hàng đầu trên thế giới như IMF, WBluôn khuyến cáo các quốc gia cần quan tâm và tuân thủ chặt chẽ cẩn trọng để đảm bảo sự an toàn trong thị trường tài chính nói chung và đặc biệt là thị trường ngân hàng. Ngân hàng thương mại được coi là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Đây thực sự là một loại hình doanh nghiệp dịch vụ tài chính, mặc dù giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác rất khó phân biệt sự khác nhau, nhưng người ta vẫn phải tách ngân hàng thương mại ra thành một nhóm riêng vì những lý do rất đặc biệt như tổng tài sản có của các ngân hàng luôn là khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống tài chính. Thực tế đã chỉ ra thị trường tài chính và nền kinh tế nói chung rất nhạy cảm với những bất ổn của hệ thống ngân hàng những ảnh hưởng của nó thông qua các chức năng hỗ trợ các dòng vốn luân chuyển, phân bổ vốn giữa các ngành nghề, nâng cao môi trường kinh doanh và góp phần xây dựng văn hóa kinh doanh Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng rất dễ bị ảnh hưởng và chịu những tác động từ những lý do quen thuộc nhưng lại liên tục biến đổi từ nhiều yếu tố. Từ tính chất hoạt động và từ những thay đổi của môi trường mà đã đặt ra rất nhiều thách thức và đòi hỏi yêu cầu cao sự quan tâm cần thiết trong việc bảo đảm an toàn ngân hàng. 1.2.3.Nội dung đánh giá an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Trên cơ sở quan điểm về an toàn dưới góc độ vi mô và vĩ mô, việc đánh giá an toàn ngân hàng cũng được xem xét dưới 2 góc độ trên. 1.2.3.1. Đánh giá an toàn ngân hàng dưới góc độ vi mô Việc đánh giá an toàn dưới cái nhìn của từng ngân hàng cụ thể có rất nhiều cách để tiếp cận nhưng phương pháp đánh giá theo quá trình hoạt động của ngân hàng được coi là phù hợp nhất. Việc đánh giá được chia thành 2 giai đoạn: (i) đánh giá trước khi bắt đầu hoạt động (cấpphépthànhlập,..);và(ii)đánhgiátrongquátrìnhhoạtđộng(đánhgiáantoàn,đánh giá và kiểm tra tình hình hoạt động, xử lý và ngăn chặn các hoạt động không được phép,..) 1.2.3.1.1. Đánh giá trước khi hoạtđộng Đây chính là việc kiểm tra khi xem xét việc cấp phép và đồng ý cho ngân hàng đi vào hoạt động kinh doanh dựa trên các yêu cầu của việc thành lập theo văn bản pháp luật quy định. Đánh giá trước khi hoạt động thực chất là việc kiểm tra khi xem xét cấp phép thành lập và hoạt động kinh doanh ngân hàng, bao gồm những yêu cầu chung về điều kiện tham gia thị trường (hay điều kiện thành lập) theo luật định và phạm vi hoạt động kinh doanh. Những ngân hàng muốn 12 thành lập hoặc muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ những qui định chung và phải tuân thủ chặt chẽ những bộ luật điều chỉnh hiện hành. Những yêu cầu chung về điều kiện thành lập chủ yếu gồm cơ cấu sở hữu, những điều kiện về nhà quản lý, cơ sở vật chất... 1.2.3.1.2. Đánh giá trong quá trình hoạt động Để đánh giá mức độ vững mạnh của một ngân hàng, IMF và BIS đều khuyến nghị áp dụng hệ thống đánh giá CAMELS do Cục quản lý liên hiệp tín dụng Mỹ (National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng. Đây là hệ thống phân tích nhằm đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Assset Quality), Quản lý (Management), Lợi nhuận (Earnings), Thanh khoản (Liquidity) và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to MarketRisk). Đánh giá an toàn không nhằm thay thế việc quản lý hoạt động của ngân hàng mà chỉ đưa ra những tiêu chuẩn an toàn để qua đó đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, thông qua các tiêu chuẩn an toàn, các chủ thể đánh giá có thể có những kết quả chính xác nhất về an toàn xét trên góc độ từng ngân hàng riêng lẻ. 1.2.3.2. Đánh giá an toàn ngân hàng dưới góc độ vĩ mô Nếu như đánh giá an toàn vi mô là nhằm hạn chế những rủi ro mang tính đặc thù của từng ngân hàng để đảm bảo sự an toàn cho từng ngân hàng riêng lẻ thì an toàn vĩ mô là nhằm hạn chế rủi ro hệ thống để đảm bảo sự an toàn ổn định cho cả hệ thống tài chính. Đánh giá an toàn vĩ mô được hiểu là hoạt động đánh giá nhằm đảm bảo sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng thông qua việc xác định và giảm trừ rủi ro hệ thống. 1.2.3.2.1. Rủi ro hệ thống và an toàn hệ thống ngân hàng Theo Taylor (2009), "Rủi ro hệ thống hàm ý tới rủi ro hay xác suất đổ vỡ trong toàn bộ hệ thống - đối ngược với đổ vỡ của các thành phần riêng lẻ - và có các bằng chứng ở sự tương quan hay cùng chuyển động của hầu hết hoặc tất cả các thành phần”. Tuy nhiên trong báo cáo của Nhóm G10 về hợp nhất trong lĩnh vực tài chính (2001) lại đưa ra quan niệm:"Rủirotàichínhmangtínhhệthốnglàrủiro mà mộtsựkiệnsẽgâyratổnthấtvề giá trị kinh tế hoặc niềm tin trong hệ thống tài chính, và sự gia tăng bất trắc theo đó trong phần lớn 13 hệ thống tài chính; và điều này đủ nghiêm trọng để rất có thể có những tácđộngtiêucựctớinềnkinhtếthực”. Có thể thấy quan niệm về rủi ro hệ thống trên thị trường tài chính vẫn còn khá mới mẻ và có nhiều sự khác biệt trong phần định nghĩa nhưng tựu chung nhất có thể hiểu rằng rủi ro hệ thống là một dạng gây ra đổ vỡ cho toàn bộ hệ thống hay cả thị trường tài chính chứ không diễn ra lẻ tẻ. Khái niệm này đặc biệt được quan tâm khi một loạt ngân hàng sụp đổ thời kỳ 2008. Ví dụ điển hình nhất là vào năm 2008, ngân hàng Lehman Brothers- ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ tuyên bố phá sản gây một cú sốc lớn cho thị trường tài chính. Một làn sóng khủng hoảng niềm tin lan rộng toàn cầu sẽ tạo ra làn sóng bán tháo chứng khoán. Hàng loạt đối tác cung cấp vốn cho Lehman kể cả các cổ đông có thể chịu các khoản tổn thất nặng nề. Với quy mô tài sản trên 600 tỷ USD và hàng ngàn tỷ USD hợp đồng phái sinh, việc thanh lý tài sản sẽ vô cùng khó khăn và làm giá chứng khoán và bất động sản càng thêm suy giảm. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu và cho vay hoặc các hợp đồng phái sinh với Lehman sẽ chịu các khoản lỗ lớn. Từ mức vốn hóa 45 tỷ USD vào đỉnh điểm 2007, giờ đây giá trị của Lehman gần như về số 0. Có thể thấy, việc mất khả năng của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu rút vốn đã gây ra đổ vỡ hệ thống; đến lượt nó lại làm cho các ngân hàng khác hoặc người vay vốn cũng bị theo. Một chuỗi các đổ vỡ liên tiếp có thể xảy ra vì các ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt tàichính.Họchovaymượnlẫnnhau,nắmgiữsốdưtiềngửicủanhau,vàthựchiện thanh toán qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Vì mối quan hệ chặt chẽ với nhau như vậy, một sự mất khả năng thanh toán nào đó của một ngân hàng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng khác và tiếp tục đến ngân hàng khác Một điều khá nguy hiểm là theo xu hướng hiện nay các công ty được phép tiếp cận được nguồn vốn ở các thị trường vốn mà không qua ngân hàng khiến cho sự đổ vỡ ngân hàng trở nên bớt nghiệm trọng hơn nhưng những rối loạn hệ thống có thể bùng phát bên ngoài hệ thống ngân hàng và lan tỏa thông qua các liên kết vốn chứ không thuần túy chỉ gói gọn trong các mỗi quan hệ ngân hàng nữa. 1.2.3.2.2. Đối tượng đánh giá an toàn vĩ mô 14 Việc đánh giá an toàn vĩ mô cần được đánh giá đều toàn hệ thống và trước hết là việc phân loại các tổ chức tài chính trên cơ sở đo lường mức độ tràn rủi ro của mục tiêu hay còn là sự lây lan rủi ro từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Trên cơ sở mức độ lan tràn rủi ro giữa các ngânhàng,cácngânhàngcó thể đượcchiathành2nhómnhưsau: Nhóm 1: những ngân hàng trong nhóm này có mức độ lan tràn rủi ro cao sang các tổ chức khác. Đây là những “tổ chức mang tính hệ thống” chiếm tầm quán trọng lớn trong cả hệ thống ngân hàng. Sẽ là nghiêm trọng cho toàn hệ thống nếu như bất cứ tổ chức nào trong nhóm này gặp vấn đề khó khăn tài chính. Những tổ chức này đòi hỏi không những đánh giá an toàn vi mô mà cả đánh giá an toàn vĩ mô thật chặtchẽ. Nhóm 2: bao gồm những ngân hàng thường có qui mô nhỏ nhưng có mức độ đòn bẩy tài chính cao (chủ yếu là các ngân hàng nhỏ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), có tầm quan trọng đối với cả hệ thống không nhiều. Tuy nhiên, nếu chúng cùng có động thái giống nhau trên thị trường như một nhóm thống nhất thì sự ảnh hưởng của chúng đối với hệ thống là đáng kể. Do vậy, bên cạnh đánh giá an toàn vi mô thì chúng cũng phải được đánh giá vĩ mô ở một mức độ nàođó. 1.2.3.2.3. Nội dung đánh giá an toàn vĩ mô Để đảm bảo xem xét toàn diện an toàn vĩ mô, nội dung đánh giá cần tập trung vào các khía cạnhsau: Một, kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy các cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ngay sau thời kỳ thịnh vượng của chu kỳ tín dụng. Trong thời kỳ thịnh vượng vấn đề rủi ro dường như bị lãng quên do hầu như mọi NHTM đều đượccholàantoànvàpháttriển;đồngthờiranhgiớigiữasảnphẩmtàichínhantoànvà không an toàn trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên,ởthờikỳthoáitràothìngượclại,cácđịnhchếtàichínhđều cóvẻđángnghingại,tiềmẩnnhiềurủiro.Nhằmngănchặnrủirohệthốngtrongchukì tài chính thịnh vượng – thoái trào, yêu cầu vốn tối thiểu được sử dụng mang tính chu kì trong đánh giá an toàn vĩ mô. Trong thời kì bùng nổ, vốn tối thiểu tăng lên làm “tấm đệmvốn”chốnglạinhữngcúsốcbấtlợichohệthốngthôngquaviệchạnchếtìnhtrạng cho vay quá mức. Ngược lại trong thời kì khó khăn, vốn tối thiểu sẽ giảm đi cho phép cácNHTMcóthểmởrộngtíndụngđápứngnhucầucủathịtrường. 15 Hai, về cơ bản, không phải tất cả các NHTM đều có nguy cơ rủi ro hệ thống như nhau bởi điều này còn phụ thuộc khá nhiều vào sự liên kết các ngân hàng, chức năng, sự phức tạp trong kinh doanh và bản thân quy mô của nó. Vì vậy cần phải đánh giá chặt chẽ thông qua qui định vốn tối thiểu cao đối nhữngNHTMvànhómNHTMcótầmảnhhưởngtớicảhệthốngngânhàng. Việc đánh giá tài chính doanh nghiệp là một nội dung đánh giá an toàn hệ thống cần quan tâm nhằm giảm bớt khả năng doanh nghiệp bị tổn thất và tác động lan truyền tới hệ thống tài chính. Ba,đánh giá mức độ gắn kết giữa hệ thống các NHTM với thị trường quốc tế. Xu hướng hiện nay của các ngân hàng mạnh là vươn tầm tay sang các nước khác để tăng phạm vi hoạt động và cạnh tranh do đó để việc đánh giá đảm bảo thì cần có một cơ chế áp dụng một cách chuẩn mực trên toàn thế giới để không có sự quá khác biệt hoặc chênh lệch quá cao giữa nước nội địa và nước ngoài. Tóm lại, để đánh giá an toàn ngân hàng một cách toàn diện, các chủ thể đánh giá cần xem xét cả trên khía cạnh vi mô (rủi ro trong hoạt động riêng lẻ của từng ngân hàng) và trên khía cạnh vĩ mô (rủi ro có tính hệ thống của toàn bộ hệ thống NHTM cũng như thị trường tàichính). 1.3.Căn cứ của việc áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel vào việc đảm bảo an toàn vốn 1.3.1.Lịch sử ra đời và mục đích của hiệp ước Basel Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Nhằm củng cố hoạt động và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ. Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kz vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008119_2994_2006119.pdf
Tài liệu liên quan