LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Lý do nghiên cứu.1
2. Lịch sử nghiên cứu .2
3. Mục tiêu của đề tài .5
4. Phạm vi nghiên cứu.5
5. Mẫu khảo sát.4
6. Câu hỏi nghiên cứu .4
7. Giả thuyết nghiên cứu.4
8. PhƯơng pháp nghiên cứu.5
9. Kết cấu của luận văn.5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG .7
1.1. Tổng quan về xung đột môi trƯờng.7
1.1.1. Khái niệm về môi trƯờng 7
1.1.2. Ô nhiễm môi trƯờng 9
1.1.3. Khái niệm về xung đột môi trƯờng.14
1.1.4. Tính tất yếu của xung đột môi trƯờng ..........................................................................16
1.1.5. Đặc điểm của xung đột môi trƯờng ..............................................................................17
1.1.6. Các dạng xung đột môi trƯờng ........................................ .
1.1.7. Phân loại xung đột môi trƯờng ........................................ .
1.2. Khái niệm về đá vôi và khái quát về ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi, hoạt
động khai thác mỏ đá .
1.2.1. Cộng đồng dân cƯ 26
1.2.2. Khái niệm quản lý.........................................................................................................26
1.2.3. Khái niệm quản lý môi trƯờng......................................................................................27
3. Chính sách công nghệ đối với xung đột môi trƯờng.............................28
1.3.1. Khái quát chung về Chính sách 28
1.3.2. Tổng quan chung về công nghệ 29
1.4. Chính sách công nghệ đối với giải quyết xung đột môi trƯờng trong hoạt động khai thác mỏ
đá vôi 30
1.4.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ..........................................................................30
1.4.2. Chính sách về tài chính đối với việc giải quyết các xung đột môi trƯờng trong hoạt
động khai thác mỏ đá vôi........................................................................................................31
1.4.3. Chính sách về công nghệ thông tin trong tuyên truyền, việc giải quyết các xung đột
môi trƯờng. .............................................................................................................................31
Kết luận chƯơng 1 34
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG
RONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ......................................................35
25 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cho môi trƣờng xung quanh chúng ta đặc biệt
môi trƣờng không khí càng trở nên ô nhiễm trầm trọng. Chính vì vậy giải quyết tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng đòi hỏi sự quan tâm của nhà nƣớc đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng làm ảnh hƣởng
đến đời sống của ngƣời dân. Với những lý do nêu trên tác giả nghiên cứu đề tài Áp dụng chính sách
công nghệ để giải quyết xung đột môi trƣờng trong hoạt động khai thác mỏ (Nghiên cứu trƣờng
hợp các mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn) nhằm đƣa ra những giải pháp chính sách công nghệ giải
quyết tình trạng xung đột môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng tại huyện Kinh Môn do các hoạt động khai
thác mỏ.
Ý nghĩa lý thuyết của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung giải pháp công
nghệ và chính sách công nghệ về xung đột môi trƣờng trong các mỏ đá vôi; đánh giá thực trạng
xung đột và thực trạng các vấn đề môi trƣờng, từ đó nhận dạng các điểm yếu cần khắc phục trong
công tác quản lý môi trƣờng tại các mỏ đá vôi.
Ý nghĩa thực tế: Thông qua việc giải quyết các xung đột môi trƣờng, chỉ ra những vấn đề về
môi trƣờng từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và các cấp chính quyền
2
trong việc hoạch định chính sách quản lý môi trƣờng, nhằm bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền
vững.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về xung đột môi trƣờng là vấn đề đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu
dƣới các góc độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên
nhƣ sau:
Tại Mỹ, vào năm 1978 tạp chí The Ammerican Sociologist Vol.13 (Tháng 2) đã giới thiệu
bài báo nổi tiếng của William R.Catton và R.Riley E.Dunlap có tên “Environment: A New
Paradigm” [26]. Đây là một bài báo viết về những tranh chấp môi trƣờng, An ninh môi trƣờng, chỉ
ra ranh giới của những nghiên cứu trƣớc đó, mà đặc điểm chủ yếu là sử dụng các phƣơng pháp xã
hội học để nghiên cứu môi trƣờng.
Năm 1990, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng thộc đại học Australia đã tổ
chức một khóa đào tạo về quản lý xung đột môi trƣờng trên cơ sở những nghiên cứu điển hình
quản lý môi trƣờng ở Australia. Xung đột môi trƣờng là một vấn đề bức xúc và đang diễn ra
rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới.
Năm 1993, trung tâm đào tạo thƣờng xuyên của học viện Công nghệ Châu Á (AIT) đã đƣa
nội dung xung đột môi trƣờng vào chƣơng trình đào tạo chính thức trong khóa học về môi trƣờng.
Trong chƣơng trình này, đề cập đến khái niệm và nguyên nhân xung đột môi trƣờng, đồng thời đƣa
ra những lý thuyết về các phƣơng thức giải quyết xung đột môi trƣờng nhƣ một bộ phận quan trọng
của chính sách quản lý môi trƣờng.
Đối với vấn đề xung đột môi trƣờng ngày càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Việt Nam cũng
có những đề tài về xung đột môi trƣờng đƣợc thực hiện trong nƣớc nhƣ:
Lê Thanh Bình (2000) “Chính sách quản lý môi trƣờng đối với việc giải quyết xung đột môi
trƣờng”[9]. Nghiên cứu này tác giả chủ yếu đề cập đến việc tìm cơ sở lý luận cho các luận cứ khoa
học mang tính lý thuyết cho việc giải quyết xung đột môi trƣờng.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) “Giải pháp quản lý môi trƣờng thông qua việc nhận dạng
xung đột môi trƣờng giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cƣ sống xung quanh (Nghiên cứu
trƣờng hợp tại bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội)” [13]. Tác giả đi sâu vào vấn đề môi trƣờng,
xung đột môi trƣờng tại bãi rác Nam Sơn. Và đề ra các biện pháp giải quyết xung đột môi trƣờng
3
liên quan đến bãi rác, cơ chế xử lý, thu gom rác, và tiêu chuẩn để có một bãi rác không ảnh hƣởng
đến sức khỏe của ngƣời dân.
Nguyễn Đắc Dƣơng (2009) “Đề xuất chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng thông qua
việc nhận dạng và giải quyết xung đột môi trƣờng giữa các cộng đồng dân cƣ trong khu vực sông
Nhuệ, sông Đáy (đoạn qua tỉnh Hà Nam)” [12]. Tác giả chỉ ra đƣợc các giải pháp chính sách giảm
thiểu ô nhiễm môi trƣờng, ngăn ngừa xung đột môi trƣờng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
một cách bền vững.
Nguyễn Xuân Hoa (2010) “Nhận dạng vấn đề môi trƣờng thông qua nhận diện xung đột môi
trƣờng giữa các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân cƣ sống xung
quanh” [16]. Tác giả đi vào giải quyết xung đột giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên, giữa các
cơ sở sản xuất gây ô nhiễm với cộng đồng dân cƣ, xem xét vấn đề trong mối quan hệ với các cơ
quan quản lý môi trƣờng, chính quyền địa phƣơng để đề xuất phƣơng thức quản lý môi trƣờng.
Vũ Hải Trang (2010) “Rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nƣớc, doanh
nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lí xung đột môi trƣờng do tác động của rác thải công
nghệ” [31]. Đề tài đã chỉ ra các rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa nhà nƣớc, doanh
nghiệp và cộng đồng trong việc xử lý rác thải công nghệ (E-Waste)
Nguyễn Thị Thu Thảo (2013) “Quản lý môi trƣờng trên cơ sở nhận diện xung đột môi
trƣờng giữa các doanh nghiệp thủy sản với công đồng dân cƣ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”. Vấn đề
về xung đột môi trƣờng đề tài đã chỉ ra một mặt của xung đột giữa các doanh nghiệp với cộng đồng
dân cƣ [15].
Ngoài ra còn còn một số các nghiên cứu liên quan khác về vấn đề xung đột môi trƣờng
nhƣng phạm vi hẹp chƣa đánh giá hết tác hại của xung đột trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi.
Các đề tài nghiên cứu trên đã mô tả đƣợc thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng
và chính sách quản lý môi trƣờng thông qua việc giải quyết xung đột môi trƣờng ở một số tỉnh,
thành phố. Tuy nhiên đối với huyện Kinh Môn vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, tác giả
muốn thực hiện nghiên cứu này để phân tích rõ hơn về thực trạng những xung đột môi trƣờng ở
huyện Kinh Môn, mối quan hệ giữa những xung đột môi trƣờng và vấn đề gải quyết ô nhiễm môi
trƣờng mỏ đá vôi để có những đề xuất phƣơng pháp, cách quản lý môi trƣờng tốt hơn.
3. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách công nghệ đối với xung đột môi trƣờng trong hoạt
4
động khai thác mỏ đá vôi.
Phân tích thực trạng xung đột môi trƣờng trong hoạt động khai thác mỏ nói chung và khai
thác các mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn.
Đề xuất các chính sách công nghệ nhằm giải quyết xung đột môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng
trong hoạt động khai thác mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Xung đột môi trƣờng trong hoạt động khai thác mỏ nói chung và các mỏ đá vôi tại huyện
Kinh Môn. Chính sách công nghệ đối với hoạt động khai thác mỏ nói chung và các mỏ đá vôi tại
huyện Kinh Môn.
Phạm vi thời gian: 2007-2014.
5. Mẫu khảo sát
Mẫu đƣợc chọn để nghiên cứu là các mỏ đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn, cụ thể: Công
ty ViCem xi măng Hoàng Thạch Thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng (các mỏ đá
vôi: Mỏ đá vôi đá sét Hoàng Thạch, Mỏ đá vôi Áng Dâu, Áng Rong, mỏ sét G6, G7, Mỏ đá vôi Vãi
Sƣ thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn); Công ty xi măng Phúc Sơn Thị trấn Phú Thứ, huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng (Mỏ Đá vôi Nhẫm Dƣơng, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn; Mỏ Cát kết
Núi Giếng, Thị trấn Minh Tân; Mỏ sét Bắc Hiệp Hạ, Xã Hiệp Sơn; Mỏ đá sét Núi Công, Xã Duy
Tân và thị trấn Phú Thứ) Công ty Cổ phần sản xuất VLXD Thành Công III. Khu công nghiệp Hiệp
Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng (các mỏ đá vôi: Mỏ đá vôi ở phía Nam núi Ngang thuộc xã
Duy Tân và Tân Dân, Mỏ đá vôi Núi Ngang, Xã Duy Tân, Mỏ đá sét Trại Chẹm, Xã Bạch Đằng).
Nguồn thông tin để khảo sát đƣợc lấy từ các cơ quan quản lý môi trƣờng đó là: Sở Tài nguyên và
môi trƣờng tỉnh Hải Dƣơng, Đội Cảnh sát môi trƣờng, phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện,
Cán bộ địa chính - xây dựng và môi trƣờng các xã, thị trấn liên quan, ngƣời dân tại các khu vực
khảo sát.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Bằng những chính sách công nghệ nào để giải quyết các xung đột về môi trƣờng và tình
trạng ô nghiễm môi trƣờng để từ đó xây dựng biện pháp quản lý môi trƣờng một cách hiệu quả trên
địa bàn huyện Kinh Môn?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Quản lý chặt xung đột môi trƣờng giữa các hoạt động khai thác mỏ với cộng đồng dân cƣ.
5
- Áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trƣờng trong xử lý khí thải,
khói bụi giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về quản lý môi trƣờng, tạo
nguồn cán bộ chuyên môn cho huyện.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, ƣu đãi đối với các mỏ khai thác đá vôi áp dụng công
nghệ sản xuất sạch, ít khói bụi.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Bằng phƣơng pháp phân tích tổng hợp tác giả chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến xung đột
môi trƣờng, những lý luận và các dẫn chứng thực tiễn, từ đó đƣa ra những nhóm giải pháp nhằm
giải quyết các xung đột môi trƣờng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu hiện trƣờng tác giả đã trực tiến đến các mỏ, các công ty doanh
nhiệp các cơ quan liên quan đến việc khai thác đá vôi để nắm bắt quy trình hoạt động khai thác chế
biến đá vôi, từ đó đề ra những hƣớng nghiên cứu cho đề tài.
- Phƣơng pháp điều tra, thống kê từ thực tiến các báo cáo, số liệu thống kê của các mỏ đá,
các công ty doanh nghiệp khai thác chế biến đá và các ngành quản lý tài nguyên về môi trƣờng tác
giả chắt lọc, thống kê số liệu liên quan tới đề tài để làm rõ hơn thực trạng khai thác đá vôi tại huyện
kinh môn nguyên nhân và những xung đột.
9. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị đƣợc trình bày trong 3
chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về môi trƣờng, xung đột môi trƣờng.
- Chƣơng 2: Phân tích thực trạng xung đột môi trƣờng trong hoạt động khai thác mỏ.
- Chƣơng 3: Giải pháp và chính sách công nghệ giải quyết các xung đột môi trƣờng trong
hoạt động khai thác mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn.
6
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG
Trong Chƣơng 1 tác giả trình bày cơ sở lý luận, các khái niệm xung quanh vấn đề về môi
trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, xung đột môi trƣờng, tổng quan về xung đột môi trƣờng, các dạng về
xung đột môi trƣờng, tổng quan về hoạt động khai thác các mỏi đá và các chính sách đối với xung
đột môi trƣờng trong nƣớc và trên thế giới.
1.1. Tổng quan về xung đột môi trường
1.1.1. Khái niệm về môi trƣờng
Môi trƣờng có rất nhiều yếu tố cấu tạo thành nhƣ yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội chính vì vậy
khái niệm về môi trƣờng cũng có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, có thể nêu ra một vài khái
niệm nhƣ sau:
Khái niệm “môi trƣờng” dƣới tiếp cận hệ thống (Giáo trình Lý thuyết hệ thống - Vũ Cao Đàm),
có thể coi “Môi trường là tập hợp các phần tử nằm ngoài hệ thống được xem xét và có tương tác với hệ
thống được xem xét” [29].
Theo Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất, nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật” [20].
Môi trƣờng sống của con ngƣời theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc,
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp thì môi trƣờng sống của con ngƣời chỉ bao
gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội liên quan trực tiếp đến chất lƣợng cuộc sống của con
ngƣời. Nhƣ vậy, có thể xem môi trƣờng sống của con ngƣời bao gồm môi trƣờng tự nhiên và môi
trƣờng xã hội.
Môi trƣờng tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên nhƣ địa hình, địa chất, đất đai,
khí hậu, nƣớc, sinh vật
Môi trƣờng xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, định hƣớng
hoạt động của con ngƣời theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc
8
sống của con ngƣời khác với các sinh vật khác. Môi trƣờng xã hội đƣợc thể hiện cụ thể bằng các
luật lệ, thể chế, quy định.
Ngoài ra, ngƣời ta còn phân biệt khái niệm môi trƣờng nhân tạo bao gồm tất cả các yếu tố do
con ngƣời tạo ra và chịu sự chi phối của con ngƣời nhƣ: nhà ở, đƣờng xá, các phƣơng tiện đi lại,
công viên
Các loại môi trƣờng trên luôn tồn tại cùng nhau và có mối quan hệ tƣơng tác chặt chẽ với
nhau và có ảnh hƣởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời.
Đối với từng cá thể con ngƣời cũng nhƣ toàn thể nhân loại, môi trƣờng có ý nghĩa vô cùng
quan trọng bởi những chức năng đặc biệt của nó. Xét một cách khái quát, nói đến chức năng, tính
hữu ích của môi trƣờng, có thể kể đến ba chức năng chính sau đây:
+ Môi trƣờng là không gian sinh tồn của con ngƣời. Giống nhƣ mọi sinh vật khác, để tồn tại
và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý và tinh thần con ngƣời cần có một không gian sống với những
yêu cầu nhất định về chất và lƣợng của nó. Môi trƣờng trƣớc hết chính là không gian sống đó, là
yếu tố có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của con ngƣời. Đó là một chức năng hết sức quan trọng
của môi trƣờng đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời.
+ Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lƣợng, thông tin cần
thiết cho cuộc sống và hoạt động của con ngƣời. Thiếu đi những yếu tố này, con ngƣời khó có thể
tiến hành bất kỳ một hoạt động nào cho sự phát triển của chính mình. Nói cách khác, thiếu đi
những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn cho
sự phát triển của chính mình.
+ Môi trƣờng là nơi chứa đựng và xử lý chất thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất của mình. Một điều rất dễ nhận thấy là trong quá trình sinh tồn, con ngƣời
không chỉ khai thác những nguồn lợi thiên nhiên xung quanh mình mà còn phải bỏ rất nhiều loại
chất thải khác nhau vào môi trƣờng. Môi trƣờng, bằng khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình,
không chỉ chứa đựng mà còn có thể tự đồng hoá một lƣợng chất thải nhất định để đảm bảo sự cân
bằng tự nhiên của chính nó. Vì thế, trong một giới hạn nhất định, con ngƣời có thể thải bỏ các chất
thải vào môi trƣờng mà không làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng không gian sống của mình.
Từ những lý do cần thiết về môi trƣờng nêu trên trên cơ sở nghiên cứu và triển khai luận văn
này tác giả chọn khái niệm môi trƣờng theo chức năng. Đây là một trong các tiêu chí để đánh giá
xung đột môi trƣờng ngay cả khi xung đột còn tiềm ẩn. Dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia quy định,
khi một trong các chức năng của môi trƣờng bị khai thác quá mức sẽ dẫn đến mất cân bằng về môi
9
trƣờng, chất lƣợng môi trƣờng không đảm bảo, tài nguyên có thể tái tạo ít hơn lƣợng tài nguyên đã
sử dụng, tài nguyên khai thác lớn hơn lƣợng thay thế, chất thải ra môi trƣờng lớn hơn lƣợng chất
thải tái sử dụng hoặc phân hủy tự nhiên thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng và xung đột môi trƣờng
xảy ra một cách trầm trọng.
1.1.2. Ô nhiễm môi trƣờng
Là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội cả nƣớc hiện nay là tình trạng
ô nhiễm môi trƣờng sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời gây ra,và một
mặt do tệ nạn khai thác khoáng sản bừa bãi, thải các chất thải và khói bụi ra môi trƣờng làm gây ô
nhiễm môi trƣờng không khí, nguồn nƣớc và môi trƣờng sinh hoạt của ngƣời dân. Vấn đề này ngày
càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của
các thế hệ hiện tại và tƣơng lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản
lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Trong những năm đầu thực hiện đƣờng lối đổi mới, vì tập trung ƣu tiên phát triển kinh tế và
cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng chƣa chú
trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trƣờng với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra
phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng diễn ra phổ biến và ngày
càng nghiêm trọng. Đối tƣợng gây ô nhiễm môi trƣờng chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy
trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trƣờng bao
gồm 3 loại chính là: Ô nhiễm đất, ô nhiễm nƣớc và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô
nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô
nhiễm vƣợt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền
thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phƣơng. Tuy nhiên, hậu
quả về môi trƣờng do các hoạt động sản xuất làng nghề đƣa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình
trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lƣợng bụi
và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội
Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nƣớc có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền
thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thƣờng xuyên
và lao động không thƣờng xuyên. Các làng nghề đƣợc phân bố rộng khắp cả nƣớc, trong đó các
khu vực tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng
10
sông Cửu Long. Riêng ở đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nƣớc. Hình thức
các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng
sản xuất chật chội, việc đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải ít đƣợc quan tâm, ý thức bảo vệ
môi trƣờng sinh thái của ngƣời dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý,
giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc, chƣa có những chế tài đủ mạnh đối với những
hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trƣờng và cũng chƣa kiên quyết loại bỏ những làng nghề
gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề ngày
càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái
tại các làng nghề không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những
ngƣời dân làng nghề mà còn ảnh hƣởng đến cả những ngƣời dân sống ở vùng lân cận, gây phản
ứng quyết liệt của bộ phận dân cƣ này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trƣờng, tại các đô thị lớn,
tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nƣớc thải, rác thải sinh hoạt, rác
thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống
cấp thoát nƣớc không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nƣớc thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ
và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trƣờng mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí
nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày
ngƣời dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm
nghìn mét khối nƣớc thải độc hại; các phƣơng tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc.
Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức
benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2016 của
Ngân hàng Thế giới (WB), trên 16 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất,
nƣớc, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo
báo cáo của Chƣơng trình môi trƣờng của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác
nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tƣ pháp, hiện nay có
khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ
chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất.
11
Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chƣa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn
định không cao, tình trạng văn bản mới đƣợc ban hành chƣa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ
biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh
tế... trong việc bảo vệ môi trƣờng.
Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trƣờng, nhất là của lực lƣợng Cảnh
sát môi trƣờng chƣa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện,
đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Các cở sở pháp lí, chế
tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng và các loại tội phạm về môi trƣờng vừa
thiếu, vừa chƣa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những
hành vi xâm hại môi trƣờng. Rất ít trƣờng hợp gây ô nhiễm môi trƣờng bị xử lí hình sự; còn các
biện pháp xử lí khác nhƣ buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh
hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng cũng không đƣợc áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng
nhƣng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.
Thứ ba, các cấp chính quyền chƣa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công
tác bảo vệ môi trƣờng, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát
về môi trƣờng. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trƣờng của các cơ quan chức năng đối với các
cơ sở sản xuất dƣờng nhƣ vẫn mang tính hình thức, hiện tƣợng “phạt để tồn tại” còn phổ biến.
Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ còn tồn tại nhiều bất
cập và chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ đƣợc tiến hành một cách hình thức, qua loa đại
khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lƣợng thẩm định và phê duyệt không cao.
Thứ tƣ, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trƣờng trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến
chƣa phát huy đƣợc ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia
gìn giữ và bảo vệ môi trƣờng.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ
môi trƣờng còn hạn chế; phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chƣa đáp ứng đƣợc đòi
hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trƣờng hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện đƣợc những
thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trƣờng.
1.1.3. Khái niệm về xung đột môi trường
Xung đột là chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa học khác nhau và nhiều học giả nổi
tiếng đã viết về chủ đề này nhƣ Karl Marx, Max Weber, George Simmel, Rolf Dahrendorf, Lewis
Coser. Mỗi tác giả đều có cách nhìn nhận khác nhau về xung đột: Nhƣ Karl Marx (1818-1883) đã
đƣa ra lý thuyết xung đột giai cấp, theo đó với sự phát triển của phân công lao động và sở hữu về tƣ
12
liệu sản xuất sẽ hình thành các giai cấp khác nhau bên trong một xã hội; sự bất bình đẳng của các
giai cấp này dựa trên vị thế khác nhau của họ trong quá trình sản xuất của xã hội, nhƣng trƣớc hết
là chiếm hữu hay không chiễm hữu các phƣơng tiện sản xuất nhƣ nguyên liệu, máy móc hay đất
đai. Nó trở thành lý do cho sự quan tâm khác nhau và đối kháng tới việc nên giữ hay phải thay đổi
những dạng thống trị và sở hữu đang tồn tại, nhƣng quyền lợi đối kháng này có thể và sẽ thể hiện
thành các cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp thống trị và sỡ hữu với giai cấp những ngƣời lao
động bị loại ra khỏi quyền lực và sỡ hữu. Weber, xung đột xã hội có ý nghĩa khác nhau tùy theo
chúng dựa trên quyền lợi giai cấp do thị trƣờng môi giới, nhu cầu cách biệt các cộng đồng xã hội hay
quyền lợi, quyền lực của các đảng phái. Tác giả Simmel cho rằng xung đột không chỉ là kết quả của
các cấu trúc xã hội hay những động cơ thiết yếu đối với lịch sử mà nó là một thành tố trung tâm của
quá trình xã hội hay nó chính là đối tƣợng độc lập của việc phân tích xã hội học. Xung đột (Confict)
là trạng thái đối lập hay thù địch, sự đấu tranh; conflict cũng có nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng, bất
hòa nghiêm trọng, tranh cãi, tranh luận, sự đối lập, sự khác biệt, bất đồng, không tƣơng hợp. Nhƣ vậy,
từ xung đột ở đây đƣợc hiểu rộng hơn chứ không phải xung đột chỉ là sự đấu tranh, có đe dọa, vũ
lực.1 Theo Gunter Endruweit- nhà xã hội học ngƣời Đức cho rằng: “ Xung đột xã hội là các quan hệ
và quá trình xã hội mà ở đó có thể phân biệt hai hay nhiều cá nhân hay nhóm có quyền lợi đối lập
nhau trong những cách giải quyết vấn đề nhất định” 2. Tác giả Lê Thanh Bình trong nghiên cứu của
mình đã dẫn ra ba cách hiểu xung đột môi trƣờng của viện Khoa học Công nghệ Châu Á - AIT nhƣ
sau: Xung độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004414_9165_2006730.pdf