MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẰM
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC HỌC VIẾT CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI.6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề hình thành kỹ năng tiền học đọc học
viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .10
1.2. Cơ sở lý luận của việc hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi .14
1.2.1. Vấn đề chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào học ở trường phổ
thông.14
1.2.2. Sự hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi vào học ở trường phổ thông.22
1.2.3. Sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi.32
1.2.4. Các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết tại trường
mầm non.34
1.2.5 Một số đặc điểm tâm lý ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng tiền
học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .35
1.2.6. Đặc điểm hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi tại trường mầm non.39
1.2.7. Vai trò của người lớn trong việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học
viết tại trường mầm non.41
Tiểu kết chương 1 .44Chương 2. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC
HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNHDƯƠNG .46
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.46
2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng vấn đề .46
2.1.2. Nội dung khảo sát thực trạng vấn đề .46
2.1.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát .47
2.1.4. Phương pháp khảo sát .48
2.2. Kết quả khảo sát: .48
2.2.1. Kết quả khảo sát những thông tin chung của giáo viên mầm non.48
2.2.2. Thực trạng nhận thức của GVMN, GVTH về bản chất của việc chuẩn
bị cho trẻ học đọc, học viết. .49
2.2.3. Các biện pháp đã được giáo viên sử dụng để hình thành các kỹ năng
tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi .54
2.2.4. Những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ
năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi .58
2.2.5. Thực trạng về biểu hiện kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ 5 - 6 tuổi
tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương .60
Tiểu kết chương 2 .67
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH
THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC HỌC VIẾT CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG.68
3.1. Tổ chức nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non.68
3.1.1. Tổ chức nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học
viết cho trẻ 5 – 6 tuổi .68
3.1.2. Xác định một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non.693.1.3. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp hình thành kỹ năng tiềntiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non .70
3.2. Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5
– 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.73
3.2.1. Các nhiệm vụ hình thành các kĩ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 –
6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh BìnhDương.73
3.2.2. Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho
trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnhBình Dương.74
3.2.3. Khai thác hoạt động chung (hoạt động học tập) của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi tại trường mầm non nhằm hình thành kỹ năng tiền học đọc học
viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường. .76
3.2.4. Khai thác hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường
mầm non như biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường. .79
3.3 Một số kế hoạch giờ học và các trò chơi trong hoạt động vui chơi hình thành
kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mẫu
giáo Cây Trường. .83
3.4 Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động tại trường mẫu giáo Cây Trường,
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. .83
3.4.1. Mục đích thực nghiệm. .83
3.4.2. Đối tượng thực nghiệm. .83
3.4.3. Thời gian thực nghiệm.83
3.4.4. Nội dung thực nghiệm. .83
3.4.5. Tiến hành thực nghiệm. .83
3.4.6. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm.95
3.4.7. Kết quả thử nghiệm và phân tích. .96
Tiểu kết chương 3 .112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.114
TÀI LIỆU THAM KHẢO.116
PHỤ LỤC
172 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dựng môi trường viết, đọc" nhưng hiệu quả biện
pháp này không cao, do nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân thứ nhất, dễ gặp phải đó là xây dựng môi trường theo chỉ đạo và
khuyến khích của cấp trên song không sử dụng triệt để hiệu quả của nó. Thường thì chỉ
để đối phó với các kì thanh tra, kiểm tra. Môi trường chữ viết hay môi trường đọc, viết
thường được hiểu là mọi nơi đều có chữ, mọi đồ vật đều có chữ nhưng chẳng bao
giờ yêu cầu trẻ đọc những chữ, từ đó cả. Chính vì vậy, môi trường đọc, viết ở đây bị
bỏ phí, chỉ còn tính chất trang trí, trưng bày.
Nguyên nhân thứ hai, là do giáo viên chưa thực sự lôi cuốn trẻ vào việc khai thác
công dụng của môi trường đọc, viết, hoặc không hướng dẫn trẻ sử dụng đúng mục
đích, cách thức của môi trường. Phần lớn trẻ không có biểu hiện ham thích hay hứng
thú đọc chữ, không tò mò với các chữ viết mà cô tạo ra trong môi trường được gọi là
môi trường đọc, viết đó. Các ấn phẩm: truyện, sách, báo, tạp chí trong môi trường
đọc, viết đó. Do không được giáo viên hướng dẫn sử dụng nên trẻ chỉ chủ yếu xem
tranh ảnh trong các ấn phẩm: truyện, sách, báo, tạp chí chứ không đọc to lên và
thường không biết bảo quản, xem xong không biết cất gọn lên kệ hoặc giành giật gây
rách, nhàu nát sách. Chính vì vậy, giáo viên rất ngại cho trẻ tiếp xúc với những ấn
phẩm này.
Có sự tỉ lệ nghịch giữa biện pháp được giáo viên cho là có mức độ cần thiết thấp
nhưng lại có mức độ sử dụng khá thường xuyên như biện pháp: Dạy trẻ đọc kéo dài
một âm vị nào đó có trong một tiếng; Làm quen trẻ với tên gọi của âm vị; Dạy trẻ xác
định vị trí của âm vị nào đó ở trong tiếng (là âm đầu hay âm cuối); Dạy trẻ gọi tên các
tiếng đơn giản có chứa một âm vị nào đó.
Nhìn chung biện pháp sử dụng mô hình để giúp trẻ hình thành biểu tượng về từ
âm, tiếng và câu không được giáo viên đề cao và rất hiếm khi sử dụng. Thực tế, biện
pháp dạy trẻ đọc kéo dài một âm vị nào đó có trong một tiếng cũng hiếm khi được giáo
viên sử dụng. Qua thăm dò, thì phần lớn giáo viên tỏ ra lạ lẫm với những biện pháp này.
Qua nghiên cứu giáo án, kế hoạch hoạt động và dự giờ một số hoạt động hình
58
thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ của giáo viên mầm non, nhận thấy, các
biện pháp giáo viên sử dụng khá ít, thường lặp đi lặp lại theo các bước có sẵn như một
khuôn khổ (trình chiếu slide cho trẻ xem hình rồi đàm thoại với trẻ về hình ảnh đó, cho
trẻ đọc từ dưới hình, tìm chữ cái đã học có trong từ, sau đó giới thiệu chữ cái mới, dạy
trẻ phát âm chữ cái theo nhóm, cá nhân, cả lớp, giới thiệu những chữ cái khác có trong
nhóm chữ trẻ đang học; cho trẻ chơi các trò chơi với chữ cái đã học như: Phát cho
mỗi trẻ một thẻ chữ cái, sau đó, cả lớp đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát, khi cả lớp hát
dứt một bài hát nào đó, cô giơ thẻ chữ, trẻ có thẻ chữ giống cô thì nhảy vào vòng tròn
và đọc to tên thẻ chữ của mình; Cho trẻ thi đua tìm khoanh tròn hoặc nối các chữ cái
đã học trong bài thơ, bài hát được in sẵn hoặc tìm chữ cái được yêu cầu như thẻ chữ
của cô trong rổ nhiều thẻ chữ cái); Giáo viên ít chú trọng luyện kỹ năng nghe cho trẻ
cho trẻ nghe và phát hiện âm vừa nghe, chỉ chú trọng cho trẻ nhìn và đọc âm, hay tìm
các âm trong từ
2.2.4. Những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ
năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi
Bảng 2.8. Kết quả việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên dạy lớp một về những
khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ năng tiền học đọc
học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi
STT Thuận lợi, khó khăn
Mức độ
Rất đồng ý Đồng ý Không
đồng ý
Thuận lợi
1
Trẻ được làm quen với tiền học đọc học viết theo
chương trình giáo dục mầm non có nội dung chi tiết
phù hợp với chương trình lớp một.
22.2% 55.6% 22.2%
2 Trẻ hứng thú học tập 22.2% 77.8% 0
Khó khăn
1 Trẻ đã được dạy trước chương trình tiểu học từ lớp mẫu
giáo nhưng không đúng phương pháp. 22.2% 44.4% 33.3%
2 Chữ của trẻ xấu, không đúng quy định. 66.7% 0 33.3%
3 Trình độ của các trẻ không đồng đều 44.4% 44.4% 11.1%
4 Một số phụ huynh cho con đi học thêm ngoài giờ học 0 100% 0
5 Trẻ học trước chương trình nên không hứng thú trong giờ học 44.4% 33.3% 22.2%
Bảng 2.8 cho thấy, phần lớn giáo viên tiểu học cho rằng: Trẻ được làm quen với
tiền học đọc học viết theo chương trình giáo dục mầm non có nội dung chi tiết phù hợp
với chương trình lớp một, và đánh giá cao hứng thú học tập của trẻ tạo điều kiện thuận
59
lợi cho công tác dạy học đọc, viết ở lớp một. Tuy nhiên, đa số giáo viên lớp một cho
rằng về mặt kỹ năng đã được hình thành ở trẻ còn rất yếu; chữ viết trẻ xấu, không
đúng quy định cũng như trình độ của trẻ không đồng đều gây khó khăn rất lớn cho
giáo viên trong việc uốn nắn ban đầu. Nếu việc hình thành kỹ năng học đọc, học viết ở
trẻ tốt và đúng quy định thì công tác dạy học của giáo viên tiểu học thuận lợi hơn rất
nhiều. 100% giáo viên cho rằng, phụ huynh đều cho trẻ học thêm ngoài giờ học, là khó
khăn đối với công tác giảng dạy của giáo viên đồng thời giảm hứng thú trong giờ học
tại trường của trẻ.
Bảng 2.9. Kết quả việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 – 6
tuổi về những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ
năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi
STT Thuận lợi, khó khăn
Mức độ
Rất
đồng ý Đồng ý
Không
đồng ý
Thuận lợi
1 Có chủ trương phổ cập lớp mẫu giáo 5 tuổi và có yêu
cầu cụ thể với giáo viên dạy lớp lá. 88.2% 8.8% 2.9%
2 Chương trình giáo dục mầm non đã đề ra các nội dung
chi tiết làm quen trẻ với đọc và viết 85.3% 14.7% 0
3 Có đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu 91.2% 8.8% 0
4 Trẻ hứng thú học tập 91.2% 8.8% 0
5 GV nhiệt tình với việc hình thành kỹ năng tiền học đọc,
học viết cho trẻ 82.4% 17.6% 0
6 Phụ huynh quan tâm đến việc chuẩn bị cho trẻ học đọc,
học viết 82.4% 14.7% 2.9%
Khó khăn
1 Chỉ đạo việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết
cho trẻ chưa rõ ràng 61.8% 14.7% 23.5%
2 Cơ sở vật chất, giáo cụ hỗ trợ chưa phong phú 64.7% 14.7% 20.6%
3 Giáo viên mầm non chưa hiểu rõ bản chất của đọc và
viết 50% 8.8% 41.2%
4 Giáo viên mầm non chưa hiểu rõ bản chất của việc
chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết 50% 14.7% 35.3%
5
Cô giáo MN dạy trước chương trình nhưng không nắm
được phương pháp dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học
(lớp một)
52.9% 11.8% 35.3%
6 Chữ giáo viên xấu, không đúng quy định các kiểu chữ 47.1% 23.5% 29.4%
7 Chưa thật sự gắn liền việc học đọc – viết với nhu cầu
cuộc sống của trẻ và ngôn ngữ nói mạch lạc 52.9% 20.6% 26.5%
8 Trình độ của các trẻ không đồng đều 58.8% 38.2% 2.9%
9 Một số phụ huynh chưa hiểu đúng về bản chất của việc
chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết 61.8% 35.3% 2.9%
60
Bảng 2.9 cho thấy, phần lớn GVMN và GVTH đều cho rằng, phụ huynh rất
quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với việc đọc, viết, song chưa có biện pháp hợp lý
nên dễ làm cho trẻ chán học hoặc việc làm quen sai phương pháp khiến giáo viên rất
khó điều chỉnh. Đa số phụ huynh lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi đều không cho trẻ đi học
thêm giáo viên lớp một, chỉ cho trẻ đi học vào 3 tháng hè sau khi kết thúc chương trình
mẫu giáo. Một số phụ huynh có con lớn hơn, đang học cấp một thì cho anh chị của các
em dạy đánh vần, học chữ một cách tùy tiện, mặc cho các cháu không có phương pháp
sư phạm. Việc làm này không làm mất đi hứng thú học tập của các em, ngược lại các
em còn hứng thú hơn với việc học chữ. Tuy nhiên, chính bản thân các trẻ là anh chị
của các bé còn có rất nhiều hạn chế trong học đọc, học viết, điều này đồng nghĩa với
việc các bé mẫu giáo 5 – 6 tuổi này cũng vướng phải những sai lầm như các anh chị
mình, làm trẻ mất phương hướng khi đi học chính thức ở trường tiểu học, đây lại là
một khó khăn không nhỏ cho công tác dạy học của lớp một.
Trong thời gian học hè, trẻ sẽ được giáo viên cấp một dạy kèm về toán và luyện
chữ. Phụ huynh cho rằng, như vậy sẽ an tâm hơn khi trẻ vào lớp một; Phần lớn phụ
huynh không hiểu lợi hại của việc cho trẻ đi học thêm vào ngày hè, cho con đi học
theo phong trào vì sợ con không theo kịp bạn bè. Chính vì sự ép buộc này, khiến trẻ
không có hứng thú đi học, trẻ xem học chữ như là tra tấn và dù giáo viên dạy hè của
trẻ có chuyên môn hay không thì việc dạy, học hè cũng chỉ có mục đích chủ yếu chỉ để
trẻ biết viết, biết làm toán trước khi vào lớp một. Việc dạy trước, học trước này khiến
trẻ mất đi hứng thú, cũng như ham muốn học tập khi vào lớp một, gây tâm lý chủ quan
cho của trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành kỹ năng đọc viết thực thụ của trẻ
sau này.
2.2.5. Thực trạng về biểu hiện kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ 5 - 6 tuổi
tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Thực trạng về biểu hiện kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ 5 - 6 tuổi tại một số
trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, được khảo sát thông qua việc thăm
dò ý kiến của GVMN và GVTH, đồng thời khảo sát thực trạng tại hình thành kỹ năng
tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường thực nghiệm. Qua khảo sát
thu được các kết quả sau:
61
2.2.5.1. Kỹ năng nghe của trẻ: Nghe và phân biệt đúng các tiếng (đơn giản)
thanh và âm vị
Bảng 2.10. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVMN về tỉ lệ hình thành kỹ năng nghe
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT Các kỹ năng tiền học đọc học
viết
Tỉ lệ
81%
đến
100%
61%
đến
80%
41%
đến
60%
21%
đến
40%
≤ 20% Không
ý kiến
1 Kỹ năng tách từ như là đơn vị
ý nghĩa độc lập của ngôn ngữ 0 11.8% 52.9% 17.6% 11.8% 5.9%
2 Kỹ năng tách câu như là đơn
vị ý nghĩa của ngôn ngữ 0 2.9% 55.9% 20.6% 14.7% 5.9%
3
Kỹ năng chia câu ra các từ và
tạo lập câu từ
2 – 4 từ đơn giản
0 11.8% 50% 17.6% 14.7% 5.9%
4
Kỹ năng phân tích các âm
thanh (các âm vị) của một
tiếng đơn giản
8.8% 14.7% 50% 5.9% 14.7% 5.9%
5 Phân biệt nguyên âm và phụ âm 0 8.8% 50% 8.8% 26.5% 5.9%
6 Liên hệ đúng đắn âm vị và chữ cái 5.9% 35.3% 32.8% 11.8% 8.8% 5.9%
Bảng 2.11. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVTH về tỉ lệ hình thành kỹ năng nghe
của trẻ vào đầu năm học lớp một
STT
Các kỹ năng tiền học đọc học
viết
Tỉ lệ
81% đến
100%
61%
đến
80%
41%
đến
60%
21%
đến
40%
≤20% Không
ý kiến
1 Kỹ năng tách từ như là đơn vị ý
nghĩa độc lập của ngôn ngữ 0 11.1% 22.2% 22.2% 44.4% 0
2 Kỹ năng tách câu như là đơn vị
ý nghĩa của ngôn ngữ 0 0 11.1% 44.4% 44.4% 0
3 Kỹ năng chia câu ra các từ và
tạo lập câu từ 2 – 4 từ đơn giản 0 0 11.1% 22.2% 44.4% 0
4
Kỹ năng phân tích các âm thanh
(các âm vị) của một tiếng đơn
giản
0 22.2% 11.1% 33.3% 33.3% 0
5 Phân biệt nguyên âm và phụ âm 22.2% 0 22.2% 0 55.6% 0
6 Liên hệ đúng đắn âm vị và chữ cái 0 0 44.4% 22.2% 33.3% 0
Dựa vào kết quả ở bảng 2.10 và bảng 2.11, ta nhận thấy: Có sự khác biệt giữa
62
nhận xét của GVMN và GVTH về tỉ lệ hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết ở
trẻ. Trong khi GVMN cho rằng các kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi đã được hình thành và đạt được mức độ trung bình hoặc khá cao thì GVTH lại
cho rằng tỉ lệ kỹ năng này ở trẻ đầu vào lớp một lại chỉ ở mức thấp hoặc rất thấp. Điều
này chứng tỏ việc hiểu bản chất cũng như đánh giá việc hình thành các kỹ năng tiền
học đọc học viết ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có sự khác biệt giữa GVMN và GVTH. Có
thể giả thuyết rằng, yêu cầu về các kỹ năng tiền học đọc học viết của hai cấp học có sự
không tương đồng, dẫn đến tình trạng trên..
Kỹ năng tách câu, từ dường như chưa được hình thành ở trẻ, hầu hết trẻ lẫn lộn
câu hay tiếng khi được hỏi hoặc không phân biệt được câu hay tiếng. Hoặc cũng rất ít
trẻ nhận biết được trong một tiếng đơn giản có âm nào. Phần lớn GVMN cho trẻ làm
quen với từng chữ cái riêng biệt, không gắn chữ với các từ có nghĩa, mặc dù ban đầu
các chữ cái được giới thiệu từ một từ có nghĩa nhưng sau đó, hầu hết giáo viên, tách
rời chúng ra khỏi từ, khỏi ngữ cảnh có nghĩa và yêu cầu trẻ học chủ yếu bằng cách ghi
nhớ từng chữ cái riêng biệt đó. Điều này khiến cho việc ghi nhớ của trẻ trở nên không
chủ định, do trẻ không có nhu cầu, hứng thú, nên trẻ mau quên và mỗi ngày trôi qua,
học thêm nhiều chữ cái mới trẻ lại dễ dàng quên đi những chữ cái cũ, thậm chí cả
những chữ đơn giản, quen thuộc như "o, a" trẻ cũng không phân biệt được, hoặc không
liên hệ được khi nghe giáo viên hỏi.
2.2.5.2. Kỹ năng đọc của trẻ: Đọc chữ to, rõ, các tiếng có thanh, các âm vị.
Bước đầu làm quen với việc đọc bập bẹ, đọc một tiếng (đơn giản)
Bảng 2.12. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVMN về tỉ lệ hình thành kỹ năng đọc
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT
Các kỹ năng tiền học đọc học
viết
Tỉ lệ
81%
đến
100%
61%
đến
80%
41%
đến
60%
21%
đến
40%
≤20% Không ý
kiến
7 Nhận biết các chữ cái 67.6% 23.5% 2.9% 2.9% 2.9% 0
8 Trẻ biết cách ghép chữ thành
từ đơn giản 44.1% 14.7% 8.8% 17.6% 8.8% 5.9%
9 Kỹ năng đọc các từ, câu đơn
giản, quen thuộc 50% 14.7% 20.6% 5.9% 5.9% 2.9%
63
Bảng 2.13. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVTH về tỉ lệ hình thành kỹ năng đọc
của trẻ vào đầu năm học lớp một
STT Các kỹ năng tiền học
đọc học viết
Tỉ lệ
81%
đến
100%
61%
đến
80%
41%
đến
60%
21%
đến
40%
≤20% Không
ý kiến
7 Nhận biết các chữ cái 44.4% 11.1% 0 0 44.4% 0
8 Trẻ biết cách ghép chữ
thành từ đơn giản
11.1
% 11.1% 22.2% 11.1% 44.4% 0
9
Kỹ năng đọc các từ,
câu đơn giản, quen
thuộc
11.1
% 22.2% 11.1% 0 55.6% 0
Ở kỹ năng tiền học đọc của trẻ, vẫn có sự chênh lệch rất lớn trong đánh giá của
GVMN và GVTH. Tỉ lệ đánh giá của GVMN về kỹ năng này ở trẻ tập trung chủ yếu ở
mức độ 81% đến 100%, trong khi GVTH lại tập trung đánh giá kỹ năng của trẻ ở mức
rất thấp (dưới 20%). Trong kỹ năng đọc, yêu cầu của giáo viên thường là trẻ đọc
thuộc, nhớ chữ cái, phát âm đúng vì vậy, GVMN thường viết chữ cái đã học lên
bảng, hoặc phát thẻ chữ rồi chỉ hoặc cho trẻ khác chỉ cho tất cả lớp cùng đọc một cách
khô khan, vô nghĩa, chính vì thế mà nhiều trẻ không thể đọc được dù một chữ cái đơn
giản, những trẻ này có khuynh hướng bắt chước trẻ khác để đọc theo khiến giáo viên
tưởng rằng trẻ đã đọc được. Chỉ cần 1 trẻ đọc đúng là tất cả trẻ còn lại cũng đọc đúng
nhưng lại quên ngay sau đó, trẻ biết thì vẫn biết, mà trẻ chưa biết vẫn hoàn toàn không
biết. Bên cạnh đó, hầu hết GVMN không hướng trẻ vào việc đọc và tự đọc theo cách
của trẻ nên trẻ không ham thích đọc sách, không hướng sự chú ý của mình vào môi
trường chữ mà giáo viên đã tạo. Chính vì nguyên nhân này mà cho đến cuối năm mẫu
giáo 5 – 6 tuổi khi được hỏi, phần lớn các trẻ hầu như quên hết những gì cô đã dạy. Đó
là nguyên nhân dẫn đến sự đánh giá khác nhau khá lớn giữa GVMN và GVTH về tỉ lệ
các kỹ năng đã được hình thành ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và trẻ đầu vào lớp một.
2.2.5.3. Kỹ năng viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi: Ngồi đúng tư thế, cầm bút
đúng cách, biết tô màu và tạo các con chữ
64
Bảng 2.14. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVMN về tỉ lệ hình thành kỹ năng tiền
học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
STT
Các kỹ năng tiền học
đọc học viết
Tỉ lệ
81%
đến
100%
61%
đến
80%
41%
đến
60%
21%
đến
40%
≤20
%
Không ý
kiến
10 Ngồi đúng tư thế, cầm
bút đúng cách 79.4% 14.7% 2.9% 2.9% 0 0
11 Kỹ năng viết các chữ cái 64.7% 26.5% 5.9% 2.9% 0 0
12 Kỹ năng sao chép con
chữ 61.8% 23.5% 8.8% 2.9% 0 2.9%
Bảng 2.15. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVTH về tỉ lệ hình thành kỹ năng tiền
học viết của trẻ vào đầu năm học lớp một
STT Các kỹ năng tiền học
đọc học viết
Tỉ lệ
81%
đến
100%
61%
đến
80%
41%
đến
60%
21%
đến
40%
≤20% Không
ý kiến
10 Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách
11.1
% 22.2% 0 22.2% 44.4% 0
11 Kỹ năng viết các chữ cái
22.2
% 22.2% 11.1% 0 44.4% 0
12 Kỹ năng sao chép con
chữ
44.4
% 0 11.1% 33.3% 11.1% 0
Tương tự với các kỹ năng trên, kỹ năng tiền học viết của trẻ cũng nhận được sự
đánh giá không tương đồng giữa giáo viên của 2 cấp học. Kỹ năng tiền học viết của trẻ
vẫn được GVMN đánh giá rất cao ở mức độ 81% đến 100% trong khi GVTH lại đánh
giá rất thấp chỉ đạt mức dưới 20%. Chỉ có kỹ năng sao chép con chữ của trẻ được
GVTH đánh giá ở mức cao. Nguyên nhân là do trẻ đã có đủ các yếu tố về thể chất để
có thể học đọc học viết khi vào lớp một, cơ tay, vận động tinh của các ngón đã phát
triển, trẻ có thể cầm, điều khiển bút theo mong muốn của mình để sao chép con chữ.
Tuy nhiên, do GVMN chưa chú trọng rèn trẻ các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ
nên vào lớp một kỹ năng này của trẻ hầu như chưa được hình thành và khi vào lớp một
GVTH hầu như phải được rèn lại từ đầu cho trẻ.
2.2.5.4. Kỹ năng học tập của trẻ 5 – 6 tuổi: Tuân thủ các quy định trong giờ
học, biết giơ tay khi muốn phát biểu, biết tự kiểm tra đánh giá
65
Bảng 2.16. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVMN về tỉ lệ hình thành kỹ năng học
tập của trẻ 5 – 6 tuổi
Tỷ lệ
STT Các kỹ năng
tiền học đọc học viết
81%
đến
100%
61%
đến
80%
41%
đến
60%
21% đến
40% ≤20%
Không
ý kiến
13 Kỹ năng tự kiểm tra, tự
đánh giá 8.8% 52.9% 11.8% 17.6% 0 8.8%
14 Kỹ năng thực hiện các qui
định trên giờ học 58.8% 17.6% 11.8% 2.9% 0 8.8%
Bảng 2.17. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVTH về tỉ lệ hình thành kỹ năng học
tập của trẻ vào đầu năm học lớp một
STT
Các kỹ năng tiền học đọc
học viết
Tỷ lệ
81%
đến
100%
61%
đến
80%
41%
đến
60%
21%
đến
40%
≤20% Không
ý kiến
13 Kỹ năng tự kiểm tra, tự
đánh giá 0 33.3% 11.1% 33.3% 22.2% 0
14 Kỹ năng thực hiện các qui
định trên giờ học 11.1% 33.3% 11.1% 11.1% 33.3% 0
Kỹ năng học tập của trẻ đã được GVTH đánh giá tốt hơn so với các kỹ năng khác
và có sự phù hợp với sự đánh giá của GVMN. Có thể nói, do GVMN đã rất chú trọng
trong chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp một nên kỹ năng này của trẻ phần nào đã được
hình thành. Nếu trường mầm non phối hợp tốt với trường tiểu học, thường xuyên cho trẻ
tham quan trường tiểu học để được làm quen với môi trường này, cũng như công dụng
chức năng của các đồ dùng, bàn ghế trong lớp một, được trò chuyện với các anh chị học
sinh tiểu học về những việc cần làm khi vào lớp một kết hợp với việc thường xuyên tổ
chức các giờ học, các hoạt động ở trường mầm non cho giống với trường tiểu học thì kỹ
năng này của trẻ sẽ được đánh giá cao hơn.
Qua quan sát, dự giờ kết hợp với nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ, nhận
thấy, thực tế kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ còn rất yếu và hầu như chưa được
hình thành. Nguyên nhân là do giáo viên chỉ chú trọng cho tập trung rèn trẻ vào giờ hoạt
động chung, chủ yếu cho trẻ hoàn thành các bài tập làm quen chữ cái, có tổ chức cho trẻ
chơi với chữ cái trong giờ hoạt động chung, giờ chơi, tạo môi trường chữ Song không
hấp dẫn, không gây được hứng thú đối với trẻ, không chú trọng lôi cuốn trẻ vào hoạt
66
động với môi trường đọc viết, tương tác với ấn phẩm. Trẻ nhỏ vốn thích chơi những trò
vui nhộn, thích chú ý vào những gì mới lạ, nên một khi môi trường được tạo ra từ đầu
năm học, sẽ dần trở nên quen thuộc, tồn tại một cách hiển nhiên trong mắt trẻ, không
phát huy được mặt tích cực của mình mà chỉ mang tính chất trang trí.
67
Tiểu kết chương 2
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động hình thành kỹ năng tiền học
đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương, cho thấy:
Giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi và phụ huynh có con em theo học lớp mẫu giáo
5 – 6 tuổi đều rất quan tâm đến việc học của trẻ, song phần lớn chưa nhận thức đầy đủ
về bản chất của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học đọc, học viết khi vào lớp
một. GVMN còn coi việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết (kỹ năng tiền học đọc học
viết) là biết viết chữ cái, học thuộc 29 chữ cái. Phụ huynh coi chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một là cho trẻ biết viết, biết làm toán trước khi vào lớp một.
Biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
của giáo viên còn chưa phát triển đồng đều các kỹ năng cho trẻ. Chỉ chú trọng nhiều
vào cho trẻ phát âm các chữ cái và viết chữ cái riêng biệt, và thường tập trung vào giờ
hoạt động chung, ít khi tổ chức ngoài giờ học và các hoạt động khác. Giáo viên thường
giữ vai trò chủ đạo, các hoạt động thường xuất phát từ giáo viên thay vì xuất phát từ
nhu cầu của trẻ; còn mang tính áp đặt đối với trẻ. Giáo viên ít sáng tạo, chưa sử dụng
nhiều biện pháp thích hợp thu hút chú ý và lòng mong muốn học chữ của trẻ. Chưa
hình thành được kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ.
Kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn hạn chế như kỹ
năng nghe, đọc, viết, kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng học tập.
Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động hình thành kỹ năng tiền học đọc
học viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương và nhận thấy nhiều yếu kém trong công tác này cho thấy giáo viên cần
chú trọng tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, biến việc
học đọc, viết trở thành nhu cầu, hứng thú của trẻ thì kỹ năng tiền học đọc học viết sẽ
được hình thành ở trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học đọc, viết tốt khi vào lớp một.
68
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN
PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC HỌC VIẾT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Dựa trên cơ sở lý luận (Chương 1) và thực trạng (Chương 2) sử dụng biện pháp
hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường
mầm non, chúng tôi tiến hành đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ
năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
3.1. Tổ chức nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học
viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non
3.1.1. Tổ chức nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc
học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi
Việc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi tại trường mầm non được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực
tiễn. Cơ sở thực tiễn bao gồm tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý và
giáo viên một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, ý kiến của GVMN và
GVTH tại các trường thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương về thực trạng tổ chức các
hoạt động hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Đề tài
tôi tập trung khai thác các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi, như kỹ năng: nghe, đọc, viết, các kỹ năng học tập, kỹ năng tự
kiểm tra, đánh giá.
Để hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần
tổ chức tốt các hoạt động tại trường, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và
trường tiểu học để có sự thống nhất quan điểm cũng như nội dung trong công tác này.
Các biện pháp cần phù hợp với độ tuổi, phong phú, hấp dẫn trẻ, phải khuyến khích,
khơi gợi ở trẻ lòng ham muốn, thích thú với việc học đọc học viết, biến các tiết học
chữ thành niềm vui khám phá, thành nhu cầu của trẻ. Có như vậy, trẻ cũng có thể tự
69
mình đi sâu vào thế giới của sách vở và của những con chữ, để chữ viết gần gũi hơn
đối với trẻ, trẻ không còn bỡ ngỡ, hay có cảm giác hụt hẫng, lo sợ khi vào lớp một với
một môi trường hoàn toàn mới lạ, với những nhiệm vụ mới và địa vị xã hội cũng
mới
3.1.2. Xác định một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non
Tại trường mầm non, có nhiều các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhưng
các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo thì chưa được
đề cập nhiều. Có thể chia biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:
Biện pháp sử dụng lời nói: Giáo viên sử dụng biện pháp dùng lời nhằm hình
thành kỹ năng nghe, phân biệt âm thanh cho trẻ; hình thành kỹ năng học tập (nghe và
tiếp nhận nhiệm vụ học tập bằng lời)
Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan: Sử dụng khi cho trẻ quan sát khẩu hình
miệng khi giáo viên phát âm; Quan sát các giáo cụ trực quan; Quan sát thao tác, cách
thức giáo viên tạo thành chữ viết, cách sử dụng công cụ viết; Quan sát cách giáo viên
thao tác với sách trong việc đọc
Ngôn ngữ viết là hình thức ngôn ngữ có tính chủ định và tính có ý thức. Sự phát
triển tính có chủ định của ngôn ngữ nói là cơ sở cho việc nắm vững ngôn ngữ viết sau
này. Sự hình thành ý thức đơn giản về ngôn ngữ của bản thân (về hành vi ngôn ngữ,
các hành động ngôn ngữ), tính có chủ định của ngôn ngữ là khía cạnh quan trọng nhất
của việc chuẩn bị cho trẻ học ngôn ngữ viết. Phẩm chất này là thành phần của sự sẵn
sàng tâm lí nói chung với việc học.
Có thể nói, con đường dạy học đọc, học viết cần được bắt đầu từ việc nghiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2015_02_03_1328195220_4424_1872771.pdf