Luận văn Biện pháp quản lý tại tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.2

4. Giả thuyết khoa học.2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.2

6. Phạm vi nghiên cứu .2

7. Phương pháp nghiên cứu .2

7.1. Nhóm phương pháp lý luận .2

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .3

7.3. Nhóm phương pháp toán học.3

8. Cấu trúc luận văn.3

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG

HỒ SƠ MÔN HỌC Ở CÁC TRưỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .4

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .4

1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hồ sơ môn học đối với hoạt động dạy học ở

trường THPT .4

1.2.1. Khái niệm hồ sơ.4

1.2.2. Hồ sơ môn học.4

1.3. Một số khái niệm .8

1.3.1. Khái niệm quản lý .8

1.3.2. Quản lý giáo dục.9

1.3.3. Hoạt động dạy học.10

1.3.3.1. Mục đích và nhiệm vụ dạy học.10

1.3.3.2. Nội dung dạy học .11

1.3.3.3. Phương pháp và phương tiện dạy học.11

1.3.3.4. Giáo viên với hoạt động dạy.13

1.3.3.5. Học sinh với hoạt động học.13

1.3.4. Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học .17

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý tại tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch bài giảng đã chuẩn bị. Giờ dạy của giáo viên đƣợc đánh giá theo tiêu chí đánh giá do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành [2]. - Hiệu trƣởng chỉ đạo quản lý công tác chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, tiến hành chỉ đạo theo các bƣớc sau đây: - Quán triệt giáo viên tăng cƣờng nhận thức tầm quan trọng của công tác chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng giáo dục. - Xác định rõ các tiêu chí cụ thể cho việc chuẩn bị bài dạy, chuẩn bị giáo án phải thể hiện đƣợc hoạt động của thầy - trò hay không, có phân phối thời gian - Lấy kiến của các tổ trƣởng, tổ phó chuyên môn nhằm đánh giá đúng chất lƣợng công tác chuẩn bị hồ sơ môn học. - Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh + Quan điểm chỉ đạo: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá hƣớng ngƣời học tham gia vào quá trình đánh giá, đảm bảo chính xác, khách quan công bằng ở khâu đánh giá. Kết hợp linh hoạt hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận giữa kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp, hƣớng cho học sinh biết cách tự kiểm tra đánh giá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 + Đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn, đồng thời phù hợp đối tƣợng, phân hoá đƣợc trình độ học sinh, có câu hỏi mở để phát huy tính sáng tạo của học sinh. Với các môn khoa học xã hội, học sinh đƣợc bày tỏ chính kiến trƣớc mỗi vấn đề, qua đó hun đúc tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân đối với cộng đồng. + Khâu tổ chức kiểm tra: Đối với những bài kiểm tra từ 45 phút trở lên Nhà trƣờng tiến hành ra đề chung toàn khối, kiểm tra đồng loạt, khâu coi và chấm bài thực hiện đúng quy chế, khách quan, công bằng. Trong những năm gần đây do làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá thu thông tin chính xác, tạo động lực cho giáo viên cố gắng, học sinh học tập tốt hơn. * Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học Xuất phát từ nhận thức: Nề nếp dạy học mang dấu hiệu đặc trƣng của mặt quản lý hành chính - sƣ phạm trong trƣờng học, thể hiện tính tổ chức và kỷ luật cao, nó cũng thể hiện tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể. Nề nếp dạy học có tính ổn định và là nền tảng cho việc nâng cao chất lƣợng dạy học. Trong nhiều năm, trƣờng THPT Bình Yên luôn chỉ đạo sát sao việc duy trì nề nếp dạy học cụ thể: - Nề nếp thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện dạy học theo phân phối chƣơng trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và ban hành; thực hiện tốt các chủ đề giáo dục địa phƣơng; chủ đề dạy học tự chọn. - Nề nếp thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngành về hoạt động dạy học bộ môn. - Nề nếp chuẩn bị hồ sơ môn học khi lên lớp, ra vào lớp đúng giờ, đảm bảo thời gian cho tiết dạy. - Duy trì nề nếp dự giờ thăm lớp vừa để động viên giáo viên, học sinh vừa trực tiếp đánh giá hoạt động dạy - học trong các giờ dạy. * Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Các hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên đƣợc hiệu trƣởng hết sức chú trọng nhƣ phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; tạo điều kiện cho giáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 viên tham gia các lớp tập huấn: Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, tích hợp giáo dục môi trƣờng trong các môn học ngữ văn, sinh học, hoá học, giáo dục công dân, địa lý, tích hợp giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản vào các môn sinh học, địa lý, ngữ văn Khích lệ giáo viên viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, thƣờng xuyên dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên sử dụng thiết bị thí nghiệm giỏi; tổ chức hội giảng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Thƣờng xuyên tổ chức giao lƣu chuyên môn với các trƣờng có phong trào dạy tốt trong Tỉnh. * Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch: Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và thực hiện kế hoạch năm học đƣợc hiệu trƣởng nhà trƣờng đặc biệt chú trọng. Ngay từ đầu năm học, hiệu trƣởng tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trƣờng học. Trên cơ sở đó các tổ chuyên môn, tổ hồ sơ - nghiệp vụ sƣ phạm lên kế hoạch kiểm tra trong năm. Lựa chọn lực lƣợng kỉểm tra, thực hiện kế hoạch kiểm tra thƣờng xuyên. Dựa vào kết quả kiểm tra điều chỉnh hoạt động dạy - học. Nhờ làm tốt mặt công tác này nên nhà trƣờng đã xây dựng, duy trì tốt nề nếp dạy học đồng thời tạo động lực cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. * Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học Trong những năm qua đổi mới phƣơng pháp dạy học là nhiệm vụ thƣờng xuyên đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ của nhà trƣờng phải nỗ lực, vƣợt qua khó khăn của Trƣờng, khó khăn trong tâm lý của bản thân. Bởi lẽ những giờ học thầy giảng, trò nghe và ghi chép đã ăn sâu vào tâm thức mỗi thầy giáo cô giáo, nay trong mỗi giờ học thầy giáo đóng vai trò hƣớng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới này thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị của giáo viên cho mỗi giờ lên lớp. Từ chỗ giáo án chỉ là bản sao những ý chính trong sách giáo khoa chuyển thành bản kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của học sinh trong giờ học. Từ việc mỗi giờ giảng thầy chỉ cần truyền thông tin trong sách đến học sinh chuyển sang việc thầy tổ chức các hoạt động để ngƣời học tự chiếm lĩnh kiến thức. Vì thế việc đổi mới phƣơng pháp dạy học không thể một sớm một chiều thực hiện đƣợc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Nội dung đã chỉ đạo: - Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học trong mối quan hệ biện chứng với mục tiêu, nội dung trong chƣơng trình dạy học. - Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tiếp cận hoạt động nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập; tăng cƣờng dạy cách tự học, tự nghiên cứu; tạo điều kiện cho học sinh đƣợc thực hành, tận dụng tối đa kinh nghiệm của học sinh (kế thừa kiến thức đã có) và tạo điều kiện để thầy - trò hợp tác đồng thời hình thành năng lực tự quản cho học sinh. - Chỉ đạo tiết kiệm ngân sách để đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phƣơng tiện hiện đại huy động tối đa các nguồn lực phục vụ đổi mới phƣơng pháp. - Đổi mới cách tổ chức, quản lý để tối ƣu quá trình dạy học: Hiệu trƣởng từ việc quản lý chƣơng trình ổn định chuyển sang trạng thái quản lý sự thay đổi thể hiện ở chố số tiết của môn học luôn thay đổi, chƣơng trình dạy học tự chọn thay đổi theo đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Trên thực tế hiệu trƣởng chƣa quen với cách quản lý này. Phỏng vấn trực tiếp, đồng chí Hiệu trƣởng cho biết “Điểm yếu nhất trong công tác quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT Bình Yên hiện nay là quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học. khâu đầu tiên thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học. - Khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên chƣa thực sự có chất lƣợng mà mang nặng tính chất hành chính. Việc đánh giá công tác chuẩn bị còn gặp nhiều khó khăn, chƣa khách quan do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể”. 2.3. Thực trạng quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên Trên thực tế, ở các phƣơng diện khác nhau nhà trƣờng đã và đang triển khai công tác chuẩn bị hồ sơ dạy học. Căn cứ vào tiêu chuẩn hồ sơ môn học, khảo sát về các mặt nhận thức, hành vi và kết quả thực tế nhƣ sau: 2.3.1. Về nhận thức: Khảo sát 69 cán bộ, giáo viên cho kết quả thống kê ở bảng 3 Qua khảo sát cho thấy mức độ nhận thức của giáo viên về hồ sơ môn học rất khác nhau: - Đối với kế hoạch môn học (theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo giáo viên phải lập kế hoạch tuần) thì có tới 43,5% số ngƣời đƣợc hỏi cho là không quan trọng; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 46,4% đánh giá là quan trọng chỉ có 10,1% giáo viên cho là rất quan trọng. Điều này thể hiện rõ trên thực tế xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên tại trƣờng. Hầu hết giáo viên nhận thức, kế hoạch môn học lập để kiểm tra là chủ yếu. Trong thực tế giảng dạy, ít khi đối chiếu kế hoạch đã xây dựng với thực tế. Nói cách khác, kế hoạch giảng dạy môn học hiện nay chỉ là hình thức, ít phát huy tác dụng. - Đánh giá mức độ quan trọng của giáo án: 58,0% số ngƣời đƣợc hỏi cho là rất quan trọng, 34,8% cho là quan trọng còn 7,2 % cho là không quan trọng. Nhận thức sự định hƣớng của giáo viên đối với hoạt động học tập của học sinh thể hiện trong giáo án 62,4% cho là rất quan trọng, 30,4% đánh giá là quan trong, 7,2 % cho là không quan trọng. Nhƣ vậy hầu hết giáo viên đã nhận thấy vai trò định hƣớng của giáo viên đối với hoạt động của học sinh trong các giờ học. Bảng 3: Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về hồ sơ môn học TT Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Vai trò của Kế hoạch giảng dạy đối với hoạt động dạy học 7 32 30 10,1 % 46,4 % 43,5% 2 Giáo án là bản kế hoạch cho hoạt động của giáo viên và học sinh trong mỗi giờ học trên lớp. 40 24 5 58.0% 34,8% 7,2% Giáo án thể hiện vai trò của giáo viên định hƣớng cho hoạt động học tập của học sinh trên lớp. 43 21 5 62,4% 30,4% 7,2% 3 Việc thể hiện rõ hoạt động của thầy- trò trong giáo án. 61 8 0 88,4% 11,5% 0% 4 Đổi mới PPDH trƣớc hết phải đổi mới cách soạn giáo án 60 9 0 87.0% 13,0% 0% 5 Tài liệu phục vụ sinh hoạt chuyên đề, bài tập chuyên đề 37 30 2 53,6% 43,5% 2,9% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Việc thể hiện rõ hoạt động của thầy - trò trong giáo án: 88,4% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng rất quan trọng, 11,5% cho là quan trọng, nhƣ vậy trong nhận thức mọi giáo viên đã thống nhất giáo án phải thể hiện rõ hoạt động của thầy - trò trong giờ học. Đổi mới phƣơng pháp dạy học trƣớc hết cần phải đổi mới cách soạn giáo án 87,0% cho là rất quan trọng, 13,0% cho là quan trọng. Nhận thức về tài liệu phục vụ sinh hoạt chuyên đề, bài tập chuyên đề 53,6% ý kiến cho là rất quan trọng, 43,5% đánh giá là quan trọng có 2,9% ý kiến cho là không quan trọng. 2.3.2. Điều kiện phục vụ công tác xây dựng hồ sơ môn học * Cơ sở vật chất: Nhà trƣờng đáp ứng cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt công tác xây dựng hồ sơ môn học. Qua khảo sát 100% giáo viên có ý kiến đánh giá: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học đã đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học... * Về thời gian: Khảo sát 69 giáo viên, có 33,4% giáo viên cho là thiếu thời gian để xây dựng kế hoạch bài học, 62,3% giáo viên cho rằng đủ thời gian xây dựng kế hoạch bài giảng, 4,3 % không có ý kiến rõ ràng. Số giáo viên cho là không đủ thời gian để xây dựng kế hoạch bài giảng tập trung ở các môn: Toán, ngữ văn, giáo dục công dân, tiếng Anh, một số giáo viên dạy môn vật lý, hoá học. * Năng lực giáo viên thể hiện qua kết quả khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên thống kê ở bảng 4. Nhận xét kết quả khảo sát: - Về kiến thức: Hầu hết giáo viên giảng dạy tại trƣờng đƣợc đào tạo chính quy tập trung nên có đủ trình độ để dạy bậc THPT. Hạn chế của giáo viên là thiếu kiến thức thực tế, kiến thức về xã hội. Trên 90,0% giáo viên có nguyện vọng đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn. - Về phƣơng pháp, kỹ năng: Kết quả khảo sát cho thấy trên 90,0% số giáo viên đƣợc hỏi có nhu cầu đƣợc bồi dƣỡng các kỹ năng dạy nhƣ: Kỹ năng lựa chọn, kết hợp các phƣơng pháp trong dạy học; Kỹ năng thông đạt hiệu quả; kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm; Kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy; kỹ năng hợp tác... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bảng 4: Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng và nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức Mức độ cần thiết Rất quan trọng Khá quan trọng Bình thƣờng Rất cần Thiết Cần thiết Bình thƣờng Chƣa cần Kiến thức môn học 64 5 0 59 10 0 0 92,8 % 7,2% 85,5% 14,6% Lý luận dạy học 46 23 0 46 23 0 0 66,7% 33,3% 66,7% 33,3% Kiến thức về cách tiếp cận đối tƣợng 40 24 5 38 26 5 0 58,0% 34,8% 7,2% 55,1% 37,7% 7,2% Kiến thức tổ chức hoạt động dạy học 41 23 5 36 28 5 0 59,4% 33,3% 7,2% 52,2% 40,6% 7,2% Kiến thức về các lĩnh vực có liên quan 20 41 8 20 41 8 29,0% 59,4% 11,6% 29,0% 59,4% 11,6% Kỹ năng thiết kế kế kế hoạch dạy học, tài liệu chuyên đề 43 18 8 43 18 8 0 62,3% 26,1% 11,6% 62,3% 26,1% 11,6% Kỹ năng tiếp cận học sinh 43 13 13 43 13 13 0 62,3% 18,8% 18,8% 62,3% 18,8% 18,8% Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học 51 13 5 51 13 5 0 73,9% 18,8% 7,3% 73,9% 18,8% 7,3% Kỹ năng giải quyết các tình huống trong dạy học 49 15 5 49 15 5 71,1% 21,7% 7,2% 71,1% 21,7% 7,2% Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu 51 18 0 51 18 0 0 73,9% 26,1% 73,9% 26,1% Kỹ năng tổ chức tự học cho học sinh 48 21 0 48 21 0 0 69,6% 30,4% 69,6% 30,4% Kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp 51 18 0 51 18 0 0 73,9% 26,1% 73,9% 26,1% Từ kết quả điều tra cho thấy vấn đề bồi dƣỡng thƣờng xuyên năng lực giảng dạy của giáo viên đang trở nên cấp thiết, đặc biệt là các kỹ năng dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 2.3.3. Thực trạng tổ chức chỉ đạo công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường THPT Bình Yên - Quan điểm chỉ đạo: giáo viên phải chuẩn bị kế hoạch bài giảng, tài liệu giảng dạy trƣớc khi lên lớp 2 ngày đƣợc tổ chuyên môn xác nhận. Kế hoạch giảng dạy cần nêu rõ mục tiêu từng bài học, kiến thức trọng tâm của bài, phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học, địa điểm thực hiện kế hoạch. Nhà trƣờng chƣa ban hành mẫu kế hoạch bài giảng thống nhất, giáo viên xây dựng kế hoạch bài giảng dựa vào thông tin thu đƣợc sau các đợt tập huấn đổi mới phƣơng pháp và kinh nghiệm của bản thân. Tồn tại lớn nhất là nhà trƣờng chƣa tổ chức tập huấn quy trình xây dựng hồ sơ môn học chung trong toàn trƣờng mà mới chỉ đạo tập huấn theo nhóm chuyên môn nên công tác xây dựng hồ sơ môn học còn nhiều bất cập cần khắc phục. 2.3.4. Thực trạng công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường THPT Bình Yên * Nhận thức về tầm quan trọng công tác xây dựng kế hoạch Kết quả khảo sát cho thấy: Trong số 69 giáo viên đƣợc hỏi ý kiến có 43, 5% số nƣời đƣợc hỏi cho rằng kế hoạch dạy học bộ môn không qua trọng. Điều này chứng tỏ giáo viên xem nhẹ công tác xây dựng kế hoạch bộ môn. Giáo viên chỉ lập kế hoạch để sử dụng khi kiểm tra, ít giáo viên thƣờng xuyên sử dụng đến trong quá trình giảng dạy. Kế hoạch dạy học bộ môn chƣa phát huy đƣợc vai trò của nó. Chính vì vậy giáo viên chƣa chủ động với những giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn đã nêu trong kế hoạch. Họ thụ động thực hiện kế hoạch dạy học theo phân phối chƣơng trình do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ít giáo viên đầu tƣ thời gian, công sức, trí tuệ cho hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học. Kế hoạch dạy học bộ môn đƣợc xây dựng một cách thiếu căn cứ, thiếu thực tế dẫn đến chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu. * Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch bài giảng - Quy trình lập kế hoạch bài giảng + Với các môn khoa học tự nhiên giáo viên lập kế hoạch bài giảng theo quy trình sau: Đọc bài học trong sách giáo khoa; đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học; lựa chọn thông tin đƣa vào bài giảng nhằm đạt mục tiêu bài giảng; lập kế hoạch bài giảng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Một khâu rất quan trọng mà ít giáo viên thực hiên trƣớc khi lập kế hoạch bài giảng là giải các bài tập. Khâu này rất quan trọng, trên cơ sở thực hiên khâu này trong giờ lý thuyết giáo viên định hƣớng cho học sinh để quá trình tự học của học sinh đạt hiệu quả cao. + Các môn khoa học xã hội nhân văn: Giáo viên đọc sách giáo khoa, sách giáo viên rồi soạn bài, rất ít giáo viên tra cứu thông tin trên mạng hay các phƣơng tiện thông tin khác để cập nhật thông tin phục vụ bài giảng. - Yêu cầu: Kế hoạch bài giảng [5] thể hiện các phần: Mục tiêu (về kiến thức, kỹ năng, thái độ); chuẩn bị của Thầy - trò cho bài học; tiến trình lên lớp (Kiểm tra bài cũ; đặt vấn đề vào bài mới; hoạt động của giáo viên và học sinh, kiến thức cần đạt, củng cố bài học; hƣớng dẫn tự học ở nhà) - Đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học + Xác định mục tiêu: Do đƣợc trang bị đủ sách giáo viên nên giáo viên không khó khăn trong việc xác dịnh mục tiêu bài giảng. Tuy nhiên mục tiêu về kiến thức thƣờng chỉ đƣợc dừng ở mức 3 (theo 8 mức của Blom) mục tiêu về thái độ nhiều giáo viên chƣa quan tâm thích đáng. Trong nhiều bài giảng giáo viên chƣa khai thác triệt để cơ hội giáo dục thái độ. + Xác định kiến thức trọng tâm: nhiều giáo viên lúng túng khi xác định kiến thức trọng tâm nên khi xây dựng kế hoạch bài giảng còn dàn trải, và thực thi kế hoạch trên lớp luôn thiếu thời gian. + Phần chuẩn bị của thầy - trò đƣợc nêu rất sơ sài, hình thức bởi lẽ kế hoạch bài giảng phải đƣợc xây dựng trƣớc một tuần giáo viên mới có cơ hội thông báo sự chuẩn bị này đến học sinh; hoặc phải đƣợc nêu ở cuối bài giảng trƣớc để học sinh kịp thời nắm bắt và chuẩn bị. - Phần tiến trình lên lớp, ở mục ổn định tổ chức lớp giáo viên có kế hoạch nhƣng rất ít khi thực hiện (điều này thể hiện khi lãnh đạo nhà trƣờng kiểm tra đột xuất sĩ số học sinh rất ít giáo viên nắm đƣợc). Mục kiểm tra bài cũ, chuẩn bị cho bài mới hầu hết giáo viên chỉ lập kế hoạch kiểm tra bài cũ đánh giá, cho điểm; Trong giáo án không thể hiện sự kiểm tra của giáo viên đối với sự chuẩn bị bài của học sinh. Chính vì thế học sinh chƣa tích cực chuẩn bị cho học bài mới trƣớc khi đến lớp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 - Phần hoạt động của giáo viên và học sinh trong thực hiện kế hoạch bài giảng: + Kế hoạch bài giảng đã thể hiện đƣợc hoạt động của thầy - trò, kiến thức cần đạt. Song chƣa thể hiện sự phát huy tính tích cực của học sinh do chƣa có kế hoạch kế thừa kinh nghiệm, kiến thức sẵn có của học sinh. + Kế hoạch bài giảng chƣa có hệ thống câu hỏi hợp lý: hầu hết là những câu hỏi vụn vặt, tốn thời gian, ít câu hỏi mang tính khái quát. +Trong kế hoạch bài giảng ít thể hiện sự linh hoạt phối hợp các phƣơng pháp khi giáo viên tiến hành kế khoạch này trên lớp. - Phần củng cố bài, hƣớng dẫn học sinh tự học: Các hoạt động củng cố, luyện tập đƣợc giáo viên thể hiện rõ trong kế hoạch nhằm đánh giá nhận thức của học sinh sau khi thực hiện kế hoạch bài giảng. Phần hƣớng dẫn học sinh tự học mang nặng tính hình thức, giáo viên chƣa có định hƣớng cho học sinh tự học ở nhà. Đây là điểm rất yếu trong công tác xây dựng kế hoạch bài giảng của hầu hết giáo viên. - Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng kế hoạch bài giảng và tiến hành dạy học trên lớp: “Bài giảng điện tử” phải đƣợc xây dụng công phu gồm sự phối hợp giữa kênh chữ và kênh hình, lời nói của ngƣời dạy. Kế hoạch bài giảng nêu rõ mục đích yêu cầu, thể hiện các hoạt động của thầy và trò, hƣớng dẫn học sinh tự học - học sinh có thể tự học không cần sự có mặt của thầy giáo. “Bài giảng điện tử” có hiệu quả cao với đối tƣợng ngƣời học là ngƣời lớn học theo hình thức giáo dục từ xa, giáo dục thƣờng xuyên, có thể nói là ít có hiệu quả dạy học trên lớp học ở trƣờng phổ thông. Kết quả khảo sát cho thấy: 100% giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị điện tử vào dạy học (tuy chất lƣợng khác nhau). Với ƣu điểm nổi bật của loại bài giảng này là hình ảnh đẹp, sinh động, lƣợng thông tin đƣa vào bài giảng tăng đáng kể so với kiểu bài dạy truyền thống. Những nội dung khó diễn đạt bằng lời nói khi sử dụng phƣơng tiện hỗ trợ, giáo viên dễ dàng đƣa thông tin đến học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, đã bộc lộ những nhƣợc điểm nhƣ sau: + Bài giảng quá lạm dụng các thiết bị dạy học dẫn đến vai trò của ngƣời giáo viên bị lu mờ. Bài giảng nhiều lúc trở thành các đoạn phim ngắn. Học sinh tiếp thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 bài thụ động không đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực, giờ học không còn sôi nổi rất ít có sự trao đổi hai chiều giữa thầy và trò. + Có những bài giảng chỉ có các trang trình chiếu, không có mục đích yêu cầu, không hƣớng dẫn, thuyết minh các hoạt động của thầy, của trò dẫn đến giáo viên dạy tùy hứng, không xác định đƣợc trọng tâm bài giảng vì thế chất lƣợng giờ dạy không cao. + Loại bài đƣợc đánh giá là phù hợp nhất với dạy học ở trƣờng trung học phổ thông và đƣợc nhiều giáo viên sử dụng là: sau khi lập kế hoạch bài giảng, dựa vào mục đích yêu cầu, các hoạt động của thầy- trò, giáo viên soạn các trang trình chiếu. Loại bài giảng này có những ƣu điểm nổi bật đó là thể hiện đƣợc đầy đủ ý đồ của ngƣời dạy, xác định rõ nội dung bài giảng, việc làm của thầy, của trò. Hạn chế của loại bài giảng này là soạn xong để lâu mới dạy giáo viên sẽ lúng túng trong sự phối hợp giữa giảng bài và trình chiếu. Nhƣ vậy phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trƣờng đang diễn ra mạnh mẽ, tuy nhiên thiếu tính đồng bộ, nhất quán, chất lƣợng chƣa cao đòi hỏi cần phải có định hƣớng khắc phục. * Thực trạng công tác chuẩn bị tài liệu cho sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động hỗ trợ học tập Về tài liệu phục vụ hoạt động chuyên đề, chƣa có mẫu thống nhất nên giáo viên soạn tài liệu chủ yếu theo mẫu sau: - Mục tiêu chuyên đề - Điều kiện thực hiện: Cơ sở vật chất, tài chính; nguồn nhân lực; chuẩn bị của giáo viên, học sinh để thực hiện thành công chuyên đề - Tiến trình buổi sinh hoạt: lập theo thứ tự tuyến tính từ trên xuống. - Tổng kết, đánh giá, dặn dò. 2.3.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường THPT Bình Yên Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hồ sơ môn học đối với chất lƣợng dạy học nên nhà trƣờng chú trọng kiểm tra công tác xây dựng hồ sơ môn học. Năm 2004 đã thành lập Tổ hồ sơ - nghiệp vụ sƣ phạm hoạt động dƣới sự điều hành của phó hiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 trƣởng phụ trách chuyên môn. Trong quy chế làm việc của nhà trƣờng quy định: “Tổ hồ sơ có nhiệm vụ giúp phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn điều hành hoạt động chuyên môn trong nhà trƣờng, chấn chỉnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên theo sát mục tiêu đổi mới phƣơng pháp, nâng cao chất lƣợng dạy học”. - Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá hồ sơ môn học gồm: Các quy định về hành chính khi tiến hành kiểm tra. - Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên, kế hoạch bài giảng, sổ chủ nhiệm, sổ ghi điểm, lịch báo giảng, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớpTổ trƣởng chuyên môn kiểm tra thƣờng xuyên hàng tuần trƣớc khi giáo viên lên lớp giảng dạy; kiểm tra đột xuất. - Kết quả xếp loại hồ sơ là một nội dung đánh giá công chức, đánh giá thi đua. Nhìn chung vấn đề đánh giá hồ sơ môn học tại nhà trƣờng hiện nay còn nhiều bất cập do thiếu tiêu chí đánh giá khoa học, kết quả đánh giá mang tính chất chủ quan dựa vào kinh nghiệm của ngƣời kiểm tra. Qua khảo sát ý kiến tập thể cán bộ, giáo viên có 100% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng hồ sơ môn học cần có tiêu chí đánh giá cụ thể, khoa học công bố công khai để mọi người thực hiện. Tóm lại: Mặc dù thực trạng công tác xât dựng hồ sơ môn học đã phát huy tính sáng tạo ở phần lớn giáo viên, nhƣng đối với giáo viên trẻ công tác này đối với họ còn thiếu kinh nghiệm, hoặc do năng lực hạn chế. Giáo viên tre còn lúng túng khi xây dựng hồ sơ môn học theo phƣơng pháp mới, đặc biệt chƣa thể hiện ý tƣởng phát triển năng lực tự học cho học sinh. - Giáo viên tự xây dựng hồ sơ môn học, có tính cá nhân cao, ít trao đổi với đồng nghiệp, việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm còn hạn chế chứng tỏ năng lực hợp tác còn yếu. - Có một số giáo viên xem nhẹ công tác xây dựng hồ sơ môn học, hoặc chuẩn bị chiếu lệ, đối phó với các cấp quản lý. Chất lƣợng dạy của những giáo viên này phản ánh rõ kết quả của quá trình chuẩn bị hồ sơ môn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 - Giáo viên cần đƣợc bồi dƣỡng thêm các kỹ năng dạy học, nhất là kỹ năng xây dựng hồ sơ môn học, kỹ năng lựa chọn kết hợp các phƣơng pháp trong dạy học, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Hoạt động quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học mang nặng tính chất hành chính, hình thức, chƣa đi sâu vào quản lý chất lƣợng. Có thể nói thực trạng quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học tại trƣờng trung học phổ thông Bình Yên trong những năm qua còn bộc lộ những tồn tại đòi hỏi có hệ thống các biện pháp quản lý đồng bộ để nâng cao chất lƣợng quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỒ SƠ MÔN HỌC Ở TRƢỜNG THPT 3.1. Nguyên tắc trong quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích Bất kỳ hoạt động nào cúng phải đảm bảo tính mục đích, các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học phải đảm bảo mục đích nâng cao chất lƣợng hồ sơ môn học, đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay. 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với lý luận Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học phải đảm đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học, đồng thời đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn. Tính thực tiễn của các biện pháp phải thể hiện rõ: Phù hợp năng lực giáo viên; phù hợp với với mục tiêu giáo dục trung học; phù hợp đặc điểm môn học; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trƣờng nhƣng đồng thời phù hợp với thực tiễn quản lý hoạt động dạy học tại các nhà trƣờng THPT. Xuất phát từ cơ sở lý luận đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn do vậy các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng hồ sơ m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_bien_phap_quan_ly_tai_to_truong_chuyen_mon_doi_voi.pdf
Tài liệu liên quan