Luận văn Chiến lược phát triển xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa chữa các công trình dầu khí thuộc liên doanh Việt – Nga vietsovpetro đến năm 2020

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN .4

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN .4

1.1.1. Khái niệm .4

1.1.1.1. Khái niệm về chiến lược .4

1.1.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh .4

1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh .6

1.2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH .7

1.2.1. Phân tích căn cứ hình thành chiến lược:.7

1.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô .8

1.2.1.1.1. Phân tích môi trường kinh tế .8

1.2.1.1.2. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố pháp luật - chính sách .10

1.2.1.1.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố chính trị.10

1.2.1.1.4. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên - xã hội.11

1.2.1.1.5. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật - công nghệ .11

1.2.1.2. Phân tích môi trường vi mô .12

1.2.1.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại .13

1.2.1.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .13

1.2.1.2.3. Phân tích ảnh hưởng của nhà cung ứng.13

1.2.1.2.4. Phân tích ảnh hưởng của khách hàng .14

1.2.1.2.5. Phân tích ảnh hưởng của sản phẩm thay thế .14

pdf112 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa chữa các công trình dầu khí thuộc liên doanh Việt – Nga vietsovpetro đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12,93%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng bình quân là 11,95%/năm. Trái với lãi suất huy động VND, lãi suất huy động USD ít biến động hơn so với năm 2011, mức lãi suất phổ biến vẫn duy trì 2,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Quan trọng nhất, lãi suất cho vay đối với DN cũng đã được điều chỉnh giảm từ 1 đến 1,5%/năm so với mặt bằng chung năm 2011. Mức lãi suất cho vay cả ngắn hạn lẫn cho vay trung, dài hạn trên thị trường bình quân 18,7%/năm đối với các khoản vay 12 tháng trở lên. Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 41 Mặc dù XNXL có tiềm lực tài chính dồi dào, chưa phải vay vốn NH để sản xuất kinh doanh, nhưng việc điều chỉnh lãi suất giảm của các NH góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các công ty, các DN là nhà cung ứng vật tư, thiết bị cho XNXL và giúp các DN này hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí giá thành thiết bị, vật tư Ngoài ra, đặc thù của nghành xây lắp dầu khí là chi phí mua sắm vật tư thiết bị phục vụ thi công luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong việc hình thành giá thi công, chế tạo các công trình dầu khí . Vì vậy việc giảm chi phí giá vật tư thiết bị từ việc giảm lãi suất của NH tuy không trực tiếp nhưng lại là một ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của XNXL. Tóm lại, lãi xuất và tỷ giá trong giai đoạn hiện nay tương đối ổn định, điều này về mặt lý thuyết là ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như với XNXL. e. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài Thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng. Nhiều ngành công nghiệp mới, quan trọng đã ra đời từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như công nghiệp dầu khí, sản xuất thép, điện,... Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của khu vực có vốn ĐTNN (kể cả dầu khí) năm 2012 đạt 72,2 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 55% tổng KNXK cả nước. Rõ ràng, khu vực này vẫn duy trì được vai trò dẫn dắt, đóng góp phần lớn vào thành tích XK, trực tiếp tạo nguồn thu ngoại tệ, từng bước cân bằng cán cân thanh toán, xuất - nhập khẩu nói chung. Cũng trong năm 2012, nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 59,943 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,7% kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, năm 2012, khu vực ĐTNN đã xuất siêu 11,9 tỷ USD. Về vốn FDI, năm 2012, Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, tính từ 1/1/2012 đến 31/12/2012, cả nước đã có 1.287 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Trong năm 2012 có 550 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 42 đăng ký tăng thêm là 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Trong đó, cả nước có 549 dự án ĐTNN thuộc ngành chế biến, chế tạo, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,7 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2012. Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam qua các năm 2008-2012. Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đăng ký đầu tư FDI (tỷ USD) 71,7 21,5 18,6 14,7 16,3 [Nguồn: Tổng hợp từ trang web Bộ Kế hoạch và Đầu tư] Qua bảng thống kê trên, ta có thể nhận thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm dần qua các năm từ 2008 đến năm 2011, nhưng bất ngờ lại tăng lên vào năm 2012. Điều này chính tỏ sự phục hồi của FDI. Mặt khác, vốn FDI của Việt Nam đang tập trung vào các dự án có hiệu quả, giải ngân nhanh chứ không chạy theo tổng số vốn FDI đăng ký. Đây hoàn toàn là chính sách hợp lý trong giai đoạn hiện nay nhằm hạn chế tối đa các dự án “ treo”, gây lãng phí cho nhà nước. Vốn các dự án FDI trong những năm qua tiếp tục được tập trung vào các ngành công nghiệp, trong đó ngành dầu khí chiếm tỷ lệ đầu tư khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực lọc hoá dầu với số tiền đầu tư lến đến cả tỷ USD là một tín hiệu rất tính cực. Có thể liệt kê các dự án có phần vốn đầu tư lớn của nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí các năm qua và trong tương lai như: Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (tổng mức đầu tư 3,3 tỷ USD; Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn (Cà Mau) liên doanh với Công ty Chevron, công suất 6,4 tỷ m3/năm (tổng mức đầu tư trên 1,5 tỷ USD); Dự án liên doanh điều hành mỏ khí Nam Côn Sơn với Công ty BP (tổng mức đầu tư 1,3 tỷ USD); Dự án Tổ hợp hoá dầu Miền Nam (tổng mức đầu tư 4 tỷ USD). Nhờ những khoản đầu tư mạnh từ các công ty nước ngoài vào lĩnh vực trong ngành dầu khí đã tạo cơ hội cho các ngành cung cấp dịch vụ, xây lắp dầu khí,... Đây chính là cơ hội lớn cho XNXL cung cấp các dịch vụ có chất lượng của mình cho khách hàng. 2.3.1.2. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, thông tin. Theo xu thế chung đó, trình độ công nghệ Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 43 của ngành xây dựng công trình khai thác dầu khí cũng có những bước tiến mạnh mẽ, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất, các sản phẩm, vật liệu và công nghệ mới ra đời ngày càng nhiều. Những tiến bộ về khoa học công nghệ trong ngành cũng đòi hỏi chi phí đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và mua công nghệ mới ngày càng cao. Nhưng nhờ đó thời gian thi công rút ngắn hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh, chi phí xây dựng giảm. Ngành xây dựng công trình khai thác dầu khí từ xưa đến nay luôn là ngành sản xuất đòi hỏi trình độ công nghệ cao và phức tạp, đặc biệt là đối với các công trình khai thác dầu khí trên biển. Trong ngành dầu khí các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc chế tạo, lắp đặt và bảo dưỡng vận hành để công trình có thể khai thác dầu khí ngoài khơi một cách an toàn trong suốt thời gian hoạt động (khoảng 30 năm) là một việc rất quan trọng và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Với trình độ công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể lắp đặt được các công trình tại những vùng biển có độ sâu dưới 100m. Tuy nhiên hiện nay nhiều mỏ đã có kế hoạch bắt đầu phát triển ở vùng biển có độ sâu hơn 100m như: mỏ Đại Bàng (120m), Mãng Cầu (130m), Mộc Tinh (118m), Hải Thạch (138m), hay Bể Sông Hồng (120m). Để có thể khai thác ở mức nước càng sâu thì yêu cầu về công nghệ càng cao. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình khai thác dầu khí sẽ phải nỗ lực không ngừng để làm chủ các công nghệ mới nhằm khai thác an toàn và hiệu quả các mỏ ở khu vực nước sâu. Nhu cầu đầu tư đóng mới các giàn khoan nước sâu (100-200m), các tàu khoan, các tàu cẩu, tàu rải ống làm việc ở mức nước sâu đến 200m đòi hỏi nguồn vốn rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã có tác động lớn đối với sự phát triển của Xí nghiệp XLKSSC. Bằng việc đầu tư cho công nghệ mới nhằm khai thác các mỏ ở khu vực nước sâu, Xí nghiệp đang sẵn sàng nắm bắt cơ hội làm chủ thị trường trong phân khúc này. 2.3.1.3. Phân tích môi trường chính trị - pháp luật Tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam trong những thập kỷ gần đây luôn được đánh giá là một trong những nước ổn định nhất trên thế giới, điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dầu khí nói riêng. Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 44 Sự ra đời của Luật Dầu khí năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2000 và năm 2008 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ cho hoạt động khai thác dầu khí trong lãnh thổ Việt Nam. Sau gần 15 năm thực hiện Luật Dầu khí, các công ty nước ngoài và liên doanh tham gia thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam tăng lên rất nhanh đã tạo ra một thị trường có tiềm năng rất lớn đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh cao trong ngành. Các bộ luật này cũng đưa ra điều kiện chặt chẽ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, các yêu cầu về bảo vệ môi trường được đòi hỏi chặt chẽ hơn, khí đồng hành không được đốt bỏ như trước nên nhu cầu xây dựng các giàn nén khí và đường ống dẫn khí trở nên rất cấp bách nếu muốn đưa các mỏ dầu vào khai thác. Do các yêu cầu của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm nên sẽ có nhiều công trình khai thác dầu khí cần đến dịch vụ Khảo sát duy trì chứng chỉ đăng kiểm, đặc biệt là khảo sát ngầm bằng thiết bị lặn điều khiển từ xa (ROV). Dịch vụ này cũng có một thị trường đầy tiềm năng. Môi trường chính trị-pháp luật đã tạo ra những cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành phát triển mạnh nhưng cũng mang đến không ít thách thức và nguy cơ mà các doanh nghiệp phải vượt qua. 2.3.1.4. Phân tích môi trường văn hoá - xã hội Những năm gần đây kinh tế nước ta ngày càng phát triển nhanh, theo đó đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt. Thu nhập của người làm công ăn lương cũng tiếp tục được cải thiện. Hình 2.4: GDP trên đầu người của Việt Nam giai đoạn 2003- 1012 Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 45 Đời sống xã hội được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao. Chính điều này dẫn tới việc sử dụng nhiều thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và tiêu tốn nhiều năng lượng. Nhu cầu năng lượng của xã hội tăng cao, sản lượng khai thác của ngành dầu khí cũng phải không ngừng tăng cao. Nhu cầu gia tăng sản lượng khai thác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội đã tạo ra cơ hội phát triển cho ngành dầu khí. 2.3.1.5. Phân tích môi trường tự nhiên Những năm gần đây thời tiết luôn có những diễn biến khó lường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân cũng như tới các hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc trưng của ngành khai thác dầu khí là khai thác chủ yếu ngoài biển nên điều kiện tự nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động sản xuất của ngành. Đặc điểm thời tiết biển Việt Nam là rất khắc nghiệt, khí hậu theo mùa nên thời gian thi công biển chỉ kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 8. Các tháng còn lại trong năm là thời gian biển động và xảy ra nhiều trận bão nhiệt đới nên chủ yếu dành cho công việc chế tạo trên bờ. Do vậy tiến độ thi công các công trình phải bảo đảm kịp thời để lắp đặt ngoài biển. Hiện nay phần lớn diện tích thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao đã được ký hợp đồng dầu khí và đã được thăm dò, khai thác. Tiềm năng dầu khí còn lại nằm ở các khu vực nước sâu, xa bờ, có điều kiện địa lý, địa chất phức tạp, khó khăn, đặc biệt phần lớn các lô nằm trong khu vực nhạy cảm trên Biển Đông nơi đang có tranh chấp lãnh thổ với các nước khác. Hiện nay việc lắp đặt các công trình dầu khí biển diễn ra chủ yếu ở khu vực nước nông trên dưới 50m. Việc thăm dò và khai thác tại khu vực nước sâu, có điều kiện địa lý, địa chất phức tạp, khó khăn đòi hỏi sự đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất rất lớn trong ngành xây dựng công trình dầu khí biển. Để thích ứng và đối phó với sự thay đổi của môi trường tự nhiên, các công ty khai thác dầu khí phải có sự chuẩn bị chu đáo về con người, và đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật tàu bè. Vùng biển nước sâu đầy tiềm năng dầu khí là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng công trình biển. Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 46 2.3.2. Phân tích môi trường vi mô 2.3.2.1. Phân tích môi trường ngành và những đối thủ cạnh tranh Triển vọng thị trường xây lắp dầu khí khá rộng mở, theo các báo cáo nghiên cứu thị trường thì từ nay đến năm 2020, mỗi năm sẽ có từ 3 đến 4 giàn khoan được đầu tư đóng mới và kèm theo là rất nhiều công trình phụ trợ khác. Đây là một cơ hội rất tốt để XNXL tham gia, phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Để làm được điều này, một trong các công việc là phải nghiên cứu điểm mạnh điểm yếu của mình và của các đối thủ cạnh tranh theo phương châm của các cụ đã dạy : “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể kiểm soát tốt diễn biến thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân tích các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng, cũng như cách xác định, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp quản trị đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn. Vì vậy XNXL với vị thế người dẫn đầu trong ngành sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường, bao gồm cả các công ty trong Tập đoàn như PTSC, PV Construction, PV Shipyard và các công ty ngoài tập đoàn như Lilama, Vina Offshore, Alpha ECC Nhìn chung các công ty này còn kém về cơ sở vật chất, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm thi công, nhưng họ có lợi thế về giá thành thấp do chi phí nhân công rẻ. Bên cạnh đó một số công ty nước ngoài như McDermott International (Mỹ), Saipem S.p.A (Ý), Clough (Úc), Swiber Holdings Limited (Singapore), Hyundai Heavy Industry (Hàn Quốc)với lợi thế về chất lượng và tính chuyên nghiệp cao cùng với đội tàu thi công rất mạnh, cũng gia nhập vào thị trường bằng cách liên danh với các công ty Việt Nam để tham gia đấu thầu các công trình xây dựng giàn khoan. Các công ty này có tính chuyên nghiệp và chất lượng cao, đảm bảo được tiến độ xây dựng nhưng lại có giá thành rất cao và hoạt động hậu cần rất khó khăn do chưa có chi nhánh ở Việt Nam. Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 47 Danh sách các đối thủ cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất chính của xí nghiệp bao gồm: • Về gia công chế tạo, lắp đặt công trình dầu khí biển: PTSC, PVC, Vinashin, Lilama. Trong đó, PTSC có vị thế hơn cả trong ngành. • Về sửa chữa, hiện đại hoá, cải hoán và bảo trì hệ thống kết cấu giàn: PV Drilling, PTSC, PVEP, PVC, Alpha ECC. • Về dịch vụ khảo sát công trình: Trường cao đẳng nghề dầu khí, PTSC. Nói chung các doanh nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực này có đặc điểm là vừa cạnh tranh gay gắt với nhau lại vừa hợp tác với nhau trong nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Tập đoàn. Các công ty PVC MS, Lilama, Anpha ECC thường xuyên hợp tác với XNXL trong vai trò nhà thầu phụ để thi công các công trình. Công ty PTSC MC cũng hợp tác với XNXL trong nhiều dự án lớn. Năm 2009, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 233 về phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của nhau trong các đơn vị thành viên, các liên doanh trong Tập đoàn. Chủ trương này đã tạo ra rào cản kỹ thuật đối với các công ty ngoài Tập đoàn và các công ty nước ngoài, các công ty này chỉ có thể tham gia vào thị trường với tư cách nhà thầu phụ hoặc liên danh với các công ty thành viên tập đoàn. Trong 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thì lĩnh vực gia công chế tạo, lắp đặt công trình dầu khí biển là lĩnh vực kinh doanh chính của xí nghiệp. Do vậy, để tập trung làm rõ việc hoạch định chiến lược cho lĩnh vực chủ yếu và quan trọng nhất này, trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh và khuôn khổ của luận văn của mình, tôi lựa chọn việc tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh của loại hình gia công chế tạo, lắp đặt công trình dầu khí biển và tiến hành phân tích theo năm bước đã nêu trong Chương I như sau: Bước 1: Liệt kê và đánh giá sơ bộ các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực gia công chế tạo, lắp đặt công trình dầu khí biển. Dựa trên các yếu tố về cơ sở vật chất, kinh nghiệm thi công và tên tuổi trên thị trường Việt Nam, các công ty sau có thể coi là đối thủ cạnh tranh chính của XNXL: Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 48 a. Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Cơ khí Hàng hải thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PTSC. Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC MC) là công ty con của Tổng công ty PTSC. Những loại hình dịch vụ chính của PTSC MC là dịch vụ gia công lắp ráp, chế tạo, vận chuyển và lắp đặt các cấu kiện, thiết bị dầu khí, chạy thử, bảo dưỡng, sửa chữa, đóng mới, hoán cải các phương tiện nổi, thực hiện các dự án EPIC và hợp đồng chìa khóa trao tay và các công việc khác liên quan đến lĩnh vực cơ khí hàng hải. Tổng doanh thu của PTSC MC năm 2012 đạt trên 11.00 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt trên 900 tỷ đồng. PTSC MC đã trúng thầu và thực hiện thành công hàng loạt các dự án lớn và vừa như Total Package Solution (TPS) do Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí làm Chủ đầu tư, Dự án module khối nhà ở 140 người (LQ-CPC/99) do XNLD Vietsovpetro làm Chủ đầu tư, Dự án lắp đặt trạm nén khí đầu vào nhà máy Dinh Cố (GPP), Dự án bồn chứa Condensate Nam Côn Sơn (NCSCSP), Dự án Talisman với việc chế tạo các cấu kiện gồm khối nhà ở 48 người và các cầu dẫn, tháp đuốc, Dự án Phát triển mỏ Rạng Đông bao gồm việc chế tạo giàn đầu giếng WHP S1 và hai cầu dẫn, Dự án NULQ với khối nhà ở 63 người, Dự án cải tạo giàn đầu giếng N1 do Công ty JVPC làm chủ đầu tư, Dự án Sư Tử Đen...... Để thực hiện các dự án lớn, PTSC MC hiện có nguồn nhân lực (công nhân, kỹ sư và chuyên gia nước ngoài) và điều kiện cơ sở vật chất, cảng bãi, kho hàng, thiết bị cẩu kéo, thiết bị nâng hạ và các dịch vụ cơ sở khác luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng: một công trường thi công tại Vũng Tàu với diện tích bãi thi công gần 250m x 450m và diện tích kho hàng 6000m2 . Cầu cảng dài 250m với mực nước sâu 9 - 12m cho phép các tàu có trọng tải lên tới 25.000 tấn có thể cập cảng, ngoài ra còn rất thuận lợi cho việc hạ thuỷ các công trình có trọng tải tối đa là 3.000 tấn từ bãi thi công xuống xà lan/tàu bằng nhiều phương thức hạ thuỷ khác nhau như dùng cần cẩu, thiết bị kéo Ngoài nguồn nội lực của Công ty, PTSC MC cũng thiết lập được mối quan hệ khá chặt chẽ với các đối tác lớn trong và ngoài nước. Nhờ đó, PTSC MC có khả Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 49 năng huy động và tận dụng nguồn nhân lực, vật lực, trình độ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm từ các đối tác nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của công việc. [nguồn: www.ptsc.com.vn] Điểm mạnh: Là cơ sở vật chất bao gồm hệ thống cảng biển, bãi thi công, máy móc thiết bị thi công và tàu bè. PTSC MC đã bước đầu tạo dựng được uy tín và thị phần trên thị trường. PTSC MC đã phát triển được lực lượng lao động có kinh nghiệm và chất lượng, được đào tạo tốt. Bên cạnh đó Tổng công ty PTSC còn có một lợi thế rất quan trọng là nhận được sự ưu ái rất lớn của Tập đoàn. PTSC MC cũng thiết lập được mối quan hệ khá chặt chẽ với các đối tác lớn trong và ngoài nước. Một mặt mạnh khác nữa của công ty là công tác marketing khá hiệu quả. Điểm yếu: Điểm yếu lớn nhất của công ty là chưa có nhiều kinh nghiệm thi công ngoài biển. Mặc dù có đội tàu dịch vụ lớn mạnh nhưng công ty lại chưa có tàu cẩu nào để phục vụ thi công trên biển. Việc phát triển dịch vụ quá nhiều lĩnh vực cũng là yếu tố khiến công ty không thể phát triển hơn nữa lĩnh vực cơ khí hàng hải. b. Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí thuộc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Lĩnh vực kinh doanh, sản xuất chính của công ty bao gồm: Khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan, khối thượng tầng, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng dầu, khí hóa lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ; Xây dựng các công trình dầu khí (ngoài khơi và trên đất liền); Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cảng sông, cảng biển, xây dựng đô thị, kinh doanh văn phòng nhà ở; Đóng tàu, giàn khoan trên đất liền, ngoài biển; Sản xuất thiết bị cơ khí phục vụ ngành dầu khí, đóng tàu và kinh doanh cảng sông, cảng biển; Đầu tư xây dựng các nhà máy chế tạo ống thép, nhà máy chế tạo cơ khí, thiết bị phục vụ ngành dầu khí,... Các dự án tiêu biểu do PVC-MS thực hiện từ 2006 tới 2012 (chủ yếu với vai trò nhà thầu phụ cho Vietsovpetro): • Chế tạo, lắp ráp và sơn chống ăn mòn Chân đế Đại Hùng - Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn II; • Chế tạo, lắp ráp và sơn chống ăn mòn chân đế, dự án Sư Tử Đen Đông Bắc; • Tổ hợp lắp đặt tuyến ống trên bờ thuộc gói thầu EPC - Dự án PM3 Cà mau; Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 50 • Chế tạo chân đế - Dự án Phát triển Cá Ngừ Vàng; • Chế tạo, lắp ráp và sơn chống ăn mòn Chân đế và Khối thượng tầng giàn nhẹ BK15, RC3, RC5, RCDM, BK10 của Vietsovpetro.[Nguồn: www.pvc.vn] Công ty có quan hệ hợp tác với Vietsovpetro và được giao cho làm nhà thầu phụ với khối lượng công việc từ 70-80%. Công ty nhận được sự hỗ trợ của công ty mẹ PVC về vốn và trong các dịch vụ chuyên ngành. PVC - MS là một trong những nhà thầu trong nước có đủ năng lực đảm nhận thi công công tác chế tạo kết cấu thép trong các công trình dầu khí. Tuy nhiên điểm yếu của PVC-MS là chưa có khả năng thi công các công trình xây dựng ngoài biển, một lĩnh vực rất khó khăn nhưng đem lại doanh thu cao hơn. Về mặt cơ sở vật chất, công ty còn chưa có được những yếu tố rất quan trọng đối với ngành xây dựng công trình dầu khí biển như các thiết bị thi công cơ giới lớn, bãi thi công lắp ráp hiện đại hay là cảng nước sâu chuyên dụng cho các công trình lớn. Lực lượng lao động của công ty chưa thực sự giỏi, còn thiếu chuyên nghiệp và chưa có kinh nghiệm quản lý các dự án lớn. PVC-MS có một số lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp dầu khí: Thứ nhất, PVC-MS có được sự hỗ trợ từ phía Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (đơn vị nắm 51% vốn điều lệ của PVC – MS) trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên ngành. Thứ hai, PVC-MS có lợi thế là đơn vị đầu tiên của ngành Dầu khí về chuyên ngành chế tạo thiết bị dầu khí và hệ thống công nghệ cho công tác lọc dầu, các nhà máy khí và nhiệt điện. Thứ ba, về năng lực thi công, hiện tại, PVC-MS là một trong những nhà thầu trong nước có đủ năng lực đảm nhận thi công công tác chế tạo kết cấu thép trong các công trình dầu khí. Các chỉ tiêu tài chính: Tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả hoạt động của PVC-MS không ngừng tăng qua các năm. Cùng với đó, nhờ lợi thế là Công ty con của PVC, PVC-MS nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí trong huy động vốn. Điểm mạnh: Công ty có quan hệ hợp tác với Vietsovpetro và được giao cho làm nhà thầu phụ với khối lượng công việc từ 70-80%. Công ty nhận được sự hỗ trợ của công ty mẹ PVC về vốn và trong các dịch vụ chuyên ngành. PVC-MS là một trong những nhà thầu trong nước có đủ năng lực đảm nhận thi công công tác chế tạo kết cấu thép trong các công trình dầu khí. Nguyễn Anh Thái Cao học QTKD 2010 51 Điểm yếu: Điểm yếu của PVC-MS là chưa có khả năng thi công các công trình xây dựng ngoài biển, một lĩnh vực rất khó khăn nhưng đem lại doanh thu cao hơn. Về mặt cơ sở vật chất, công ty còn chưa có được những yếu tố rất quan trọng đối với ngành xây dựng công trình dầu khí biển như các thiết bị thi công cơ giới lớn, bãi thi công lắp ráp hiện đại hay là cảng nước sâu chuyên dụng cho các công trình lớn. Lực lượng lao động của công ty chưa thực sự giỏi, còn thiếu chuyên nghiệp và chưa có kinh nghiệm quản lý các dự án lớn. c. Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) Lĩnh vực hoạt động của PV Shipyard là chế tạo, sửa chữa, hoán cải các loại giàn khoan biển như giàn khoan tự nâng, giàn bán chìm, tàu khoan, các cấu kiện thượng tầng ngoài khơi, các phương tiện nổi hay tàu chuyên chở dầu FPSO, FSO.... PV Shipyard tiến hành chế tạo thành công ụ khô được hoàn thành vào năm 2010 và giàn khoan bán chìm đầu tiên của Việt Nam là giàn Tam Đảo 03 vào năm 2012. Điều này một lần nữa khẳng định năng lực và kinh nghiệm trong việc chế tạo giàn khoan, đóng tàu của PV Shipyard đang dần có vị thế khá cao trong nghành. Trong những năm qua, PV Shipyard luôn nhận được sự đầu tư mạnh mẽ của Tập đoàn nhằm xây dựng công ty thành căn cứ đóng mới và sửa chữa giàn khoan dầu khí ngang tầm các tập đoàn chế tạo giàn khoan có tên tuổi trên thế giới. Công ty đã bước đầu xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình nên đã thu hút được những nhân lực có trình độ từ các công ty khác. Tuy vậy, điểm yếu của PV Shipyard là những điểm yếu của một công ty mới gia nhập ngành, đó là cơ sở vật chất chưa đầy đủ, kinh nghiệm còn thiếu đặc biệt là kinh nghiệm thi công ngoài biển và chưa có được tên tuổi trong ngành. Điểm mạnh: PV Shipyard nhận được sự đầu tư mạnh mẽ của Tập đoàn nhằm xây dựng công ty thành căn cứ đóng mới và sửa chữa giàn khoan dầu khí ngang tầm các tập đoàn chế tạo giàn khoan có tên tuổi trên thế giới. Công ty đã bước đầu xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình nên đã thu hút đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272721_8904_1951745.pdf
Tài liệu liên quan