Luận văn Các loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng

MỞ ĐẦU .4

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG

PHẠM .12

1.1. Các khái niệm có liên quan .12

1.1.1. Khái niệm đồng phạm .12

1.1.2. Khái niệm các loại người đồng phạm.14

1.2. Phân biệt các loại ngƣời đồng phạm với chủ thể của một số tội phạm .16

1.2.1. Phân biệt các loại người đồng phạm với chủ thể trong tội che giấu tội phạm

.16

1.2.2. Phân biệt các loại người đồng phạm với chủ thể trong tội không tố giác tội

phạm.19

1.2.3. Phân biệt các loại người đồng phạm với người hoạt động đắc lực trong một

số tội phạm .20

1.3. Pháp luật hình sự của một số nƣớc quy định về các loại ngƣời đồng

phạm.22

1.3.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga.22

1.3.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức .23

1.3.3. Pháp luật hình sự Hoa Kỳ .24

1.3.4. Pháp luật hình sự quốc tế .25

Chƣơng 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999 VỀ CÁC

LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA HỌ.28

pdf32 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật hình sự Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/1999; Nguyễn Trung Thành, Cơ sở và những nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự 8 trong trường hợp phạm tội có tổ chức, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2002; Dương Văn Tiến, Phân biệt đồng phạm với che dấu tội phạm và không tố giác tội phạm, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/1985 Các tài liệu nêu trên đều đề cập đến các khía cạnh khác nhau và các mức độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề đồng phạm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về đồng phạm gắn với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn cụ thể là thành phố Hải phòng thì chưa có công trình nào nghiên cứu.Việc nghiên cứu này nhằm có cơ sở thực tiễn cho những đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự cũng như nâng cao các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa bàn. Do vậy, để góp phần khẳng định sự cần thiết của việc quy định các nội dung liên quan đến chế định đồng phạm, học viên lựa chọn đề tài “ Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)” để làm đề tài cho luận văn nghiên cứu của mình là phù hợp với thực tế yêu cầu về xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự hiện nay. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến các loại người đồng phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là vấn đề xác định TNHS, quyết định hình phạt của các loại người đồng phạm. Việc nghiên cứu này nhằm mục đích phân biệt cụ thể các loại người đồng phạm với nhau và phân biệt các loại người đồng phạm với một số khái niệm có liên quan trong khoa học Luật hình sự (người che giấu tội phạm, người không tố giác tội phạm, người hoạt động đắc lực). Đồng thời, nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng pháp luật liên quan đến đồng phạm trong quá trình xét xử những vụ án có đồng phạm tại một địa bàn trọng điểm là thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2011-2015), đưa ra kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện chế định đồng phạm trong BLHS. 9 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam, cụ thể là: - Nghiên cứu một số vấn đề chung về khái niệm, đặc điểm pháp lý của các loại người đồng phạm Luật hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu Pháp luật hình sự của một số nước quy định về các loại người đồng phạm. - Nghiên cứu các quy định của BLHS 1999 về các loại người đồng phạm, nguyên tắc xác định TNHS của người đồng phạm, quyết định hình phạt trong đồng phạm và một số vấn đề khác liên quan đến chế định đồng phạm. - Nghiên cứu tình hình phạm tội dưới hình thức đồng phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, qua đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về đồng phạm và thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở đối tượng, mục đích nghiên cứu đã xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về đồng phạm mà cụ thể là các loại người đồng phạm. Bao gồm: nghiên cứu khái quát khái niệm các loại người đồng phạm; phân tích vị trí, vai trò của các loại người đồng phạm qua đó xác định các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, quyết định hình phạt trong đồng phạm. - Về tư liệu thực tế, tác giả nghiên cứu dựa trên thực tiễn xét xử các vụ án có đồng phạm của tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, giai đoạn 05 năm (2011- 2015) phân tích, làm sáng tỏ, từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện quy định của BLHS liên quan đến chế định đồng phạm, đồng thời nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 10 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quá trình nghiên cứu trong đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp phân tích: Phương pháp này thể hiện trong luận văn là những lý giải, phân tích những điều luật qui định về chế định đồng phạm của các nhà nghiên cứu khoa học luật hình sự Việt Nam qua đó rút ra được sự cần thiết, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong đời sống pháp luật, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam. - Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đưa ra kiến giải cho các qui định về các loại người đồng phạm, từ đó rút ra được những kết luận về thực trạng, giải pháp và các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật. - Phương pháp thống kê xã hội học: Phương pháp này được thể hiện thông qua những tài liệu, số liệu cũng như các báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng trong thời gian vừa qua về tình hình xét xử đồng phạm để làm cơ sở phân tích, nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân, giải pháp. Ngoài ra trong đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích thuần túy quy phạm pháp luật; nghiên cứu, điều tra án điển hình... để phân tích và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, học viên đã tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố; các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong luận văn. 5. Những đóng góp mới của luận văn Dưới góc độ lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về các loại người đồng phạm trong khoa học Luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, 11 đã làm rõ các khái niệm về người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức trong đồng phạm, phân biệt các loại người đồng phạm với một số chủ thể không trong vụ đồng phạm mà hiện nay thường có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ chế định đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999; phân tích thông qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2011 đến năm 2015, qua đó chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành; chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng quy định, đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về đồng phạm . Về thực tiễn, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng BLHS Việt Nam liên quan đến việc xác định các loại người đồng phạm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm dưới hình thức đồng phạm. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài kết cấu cơ bản của một luận văn, gồm lời mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn được chia làm ba chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các loại người đồng phạm Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 về các loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự của họ Chương 3: Thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng và một số kiến nghị, đề xuất 12 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM 1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm đồng phạm Nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự của nước ta trong những năm đầu của chính quyền nhân dân, vấn đề đồng phạm chưa được quy định một cách đầy đủ, cụ thể, đồng phạm mới chỉ được phân biệt thành chính phạm và tòng phạm, đồng nhất TNHS của những người tham gia trong bất kỳ trường hợp nào. Từ những năm 60 đến trước năm 1985, cùng với sự phát triển của khoa học luật Hình sự, vấn đề đồng phạm đã được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong các sách báo pháp lý, các công trình nghiên cứu. Tại Hội nghị tổng kết xét xử năm 1963, Tòa án nhân dân tối cao có định nghĩa về đồng phạm (cộng phạm) như sau: “Coi là cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí, cùng chung hành động, nghĩa là hoặc tổ chức, hoặc xúi giục, hoặc giúp sức hoặc trực tiếp cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội để cùng đạt tới kết quả phạm tội”. Định nghĩa này về cơ bản đã xây dựng được khái niệm đồng phạm, trong đó xác định được những dấu hiệu điển hình của đồng phạm. Tuy nhiên, nó chưa mang tính khái quát và chưa phản ánh được những dấu hiệu đặc trưng của đồng phạm. Mặc dù thực tiễn xét xử từ những năm 1946 đã đề cập đến vấn đề đồng phạm trong các văn bản pháp luật hình sự nhưng vấn đề đồng phạm vẫn chưa được quy định thành một chế định cụ thể. Đồng phạm là một khái niệm cơ bản trong khoa học luật hình sự, Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta năm 1985, được Quốc hội thông qua vào ngày 27/6/1985 lần đầu tiên ghi nhận khái niệm đồng phạm, tại Điều 17:“Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm”. Quy định này đã đánh dấu một bước phát triển tích cực trong hoạt động lập pháp hình sự ở nước ta. Thuật ngữ đồng phạm thay thế cho thuật ngữ cộng phạm được sử dụng trong 13 các văn bản pháp luật hình sự trước đây, mặc dù bản chất pháp lý không thay đổi, nhưng chính xác hơn. Tuy nhiên, khái niệm đồng phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 1985 vẫn tồn tại nhược điểm về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự, đó là thuật ngữ “hai người” được hiểu thuộc phạm trù “nhiều người”, nói cách khác có sự lặp lại không cần thiết. Do đó, Bộ luật Hình sự 1999, được Quốc hội thông qua vào ngày 21/12/1999 đã đưa ra định nghĩa pháp lý về khái niệm đồng phạm tại Khoản 1 Điều 20 như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Trong luật hình sự Việt Nam, khái niệm đồng phạm là khái niệm cơ bản để từ đó xác định các quy phạm khác của chế định đồng phạm về các loại người đồng phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm trong đồng phạm, các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Việc nhận thức đúng đắn khái niệm đồng phạm và xác định chính xác đồng phạm trong thực tiễn xét xử là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự. Nguyên tắc này nhằm mục đích xử lý đúng người, đúng tội, không kết tội oan và không để lọt tội phạm. Từ khái niệm đồng phạm nêu trên, ta có thể đưa ra những căn cứ để xác định một vụ đồng phạm bao gồm: Thứ nhất, về mặt khách quan: số lượng người tham gia trong vụ án phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và họ phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm, mặc dù có người trực 14 tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm. Thứ hai, về mặt chủ quan: tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án là nguy hiểm cho xã hội , mong muốn thực hiện tội phạm hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại. Đối với những tội phạm mà động cơ và mục đích nêu trong điều luật là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì chỉ những người phạm tội có động cơ và mục đích giống nhau thì mới có thể là đồng phạm của nhau. Trên thực tế, trường hợp đồng phạm thường gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn trường hợp chỉ có một người phạm tội. Do số người, thời gian thực hiện tội phạm nhiều hơn và giữa họ có điều kiện giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất, dẫn đến hoạt động phạm tội kiên quyết và táo bạo hơn. Trong vụ đồng phạm, các đối tượng phạm tội dễ che giấu vết tích của tội phạm, trốn tránh sự truy tìm của các cơ quan điều tra. Những tội phạm nguy hiểm nhất thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm sở hữuĐồng phạm có tính nguy hiểm cao hơn cho xã hội nên được quy định rất kỹ trong phần chung BLHS 1999 (Điều 20, Điều 48 khoản 1 điểm a) và trong phần các tội phạm, ví dụ: Điều 79 tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Điều 82 tội bạo loạn 1.1.2. Khái niệm các loại người đồng phạm Nghiên cứu lịch sử khoa học luật hình sự nước ta, có thể thấy khái niệm người đồng phạm chưa được các nhà làm luật quan tâm, ghi nhận về mặt pháp lý, mà chỉ đề cập đến từng loại người đồng phạm cụ thể. Như vậy, để có một 15 khái niệm chính xác về người đồng phạm chúng ta phải đi từ khái niệm đồng phạm là khái niệm cơ bản, từ khái niệm đó, có thể hiểu người đồng phạm là người cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với người khác, người đồng phạm phải là người thỏa mãn các điều kiện cơ bản của tội phạm, đồng thời phải cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội với người khác. Theo quy định pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật chính thống hiện nay, các loại người đồng phạm được phân biệt thành bốn loại người, bao gồm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Cơ sở để phân biệt các loại người đồng phạm là dựa trên vai trò, tính chất, sự tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm. Trong một vụ đồng phạm, mỗi loại người đồng phạm khác nhau sẽ tham gia với một vai trò khác nhau, hành vi, tính chất phạm tội cũng khác nhau, nhưng động cơ, mục đích phạm tội là giống nhau . Việc phân biệt các loại người đồng phạm có một ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Phân biệt các loại người đồng phạm giúp các cơ quan áp dụng pháp luật có được cái nhìn tổng quan, đúng đắn xuyên suốt quá trình xét xử vụ án có đồng phạm. Theo khoa học Luật hình sự, người thực hành là người có vai trò quan trọng nhất, vì họ là người thực hiện hành vi nguy hiểm được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người thực hành chính là người hiện thực hóa ý định phạm tội của cả nhóm đồng phạm. Mức độ thiệt hại của tội phạm do họ quyết định. Do đó, nhiều quy định xác định TNHS của vụ đồng phạm phụ thuộc vào hành vi của người thực hành. Tuy nhiên, người thực hành không phải là người nguy hiểm nhất. Theo quan điểm hiện nay, người tổ chức, người xúi giục được coi là người nguy hiểm nhất, vì họ là tác giả tinh thần của tội phạm. Người giúp sức cũng có đóng góp vai trò trong vụ đồng phạm, nhưng mức độ nguy hiểm không như hành vi của người tổ chức, người xúi giục. 16 1.2. Phân biệt các loại ngƣời đồng phạm với chủ thể của một số tội phạm Trong Bộ luật hình sự, có những hành vi bị coi là tội phạm, có tính chất tương đối giống với hành vi của một trong những người đồng phạm như: người che dấu tội phạm, người không tố giác tội phạm, người hoạt động đắc lực Do đó, trên thực tế và lý luận cần phân biệt để đảm bảo sự nhận thức thống nhất. 1.2.1. Phân biệt các loại người đồng phạm với chủ thể trong tội che giấu tội phạm Che giấu tội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của vụ án hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Người thực hiện hành vi che giấu tội phạm phải chịu TNHS về tội che giấu tội phạm trong các trường hợp được quy định tại Điều 313 BLHS 1999. Tuy nhiên, đến BLHS 2015, vấn đề TNHS của người che giấu tội phạm đã có sự thay đổi. Người che giấu tội phạm sẽ được loại trừ TNHS trong một số trường hợp người che giấu là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của BLHS 2015. Về cơ bản, tội che giấu tội phạm có các đặc trưng như sau: a) Chủ thể: chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Vì theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 313 BLHS 1999 thì không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó theo quy định tại Điều 12 BLHS 1999 thì người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội 17 phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn người đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. b) Mặt khách quan: hành vi khách quan của tội che giấu tội phạm là hành vi che giấu tội phạm. Những hành vi này được thực hiện một cách độc lập, sau khi người khác đã thực hiện tội phạm . Tuy nhiên hành vi che giấu này không phải do hứa hẹn trước với người thực hiện tội phạm mà chỉ che giấu sau khi biết tội phạm đã thực hiện. Hành vi che giấu tội phạm có thể được thực hiện dưới một trong các hình thức sau: - Che giấu người phạm tội: là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm nhưng đã chứa chấp, nuôi giấu trong nhà mình, tìm địa điểm cho người phạm tội ẩn náu để không bị bắt, giúp đỡ người phạm tội bỏ trốn, giúp người phạm tội thay hình đổi dạng để tránh sự truy tìm, phát hiện của mọi người hoặc có những hành vi khác che giấu người phạm tội. - Che giấu các dấu vết của tội phạm: một tội phạm xảy ra bao giờ cũng để lại các dấu vết, các dấu vết mà tội phạm để lại có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chứng minh tội phạm, từ dấu vết mà cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra thủ phạm. Thông thường, người thực hiện hành vi phạm tội tự mình xoá các dấu vết, nhưng cũng nhiều trường hợp người phạm tội do không kịp xoá các dấu vết nên sau khi phạm tội đã nhờ người khác hoặc tuy không được nhờ nhưng người khác tự mình xoá các dấu vết của tội phạm nhằm che giấu hành vi phạm tội của người đã thực hiện tội phạm đó. - Che giấu tang vật của tội phạm: tang vật của vụ án là công cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm. Che giấu tang vật là hành vi 18 cất giấu, huỷ hoại hoặc làm biến dạng công cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm. - Hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội: cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội là không muốn cho tội phạm bị phát hiện, xử lý theo pháp luật. Hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội rất đa dạng như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn từ chối cung cấp các tài liệu, sổ sách, giấy tờ có liên quan đến tội phạm; từ chối cung cấp địa chỉ, nơi ở của người phạm tội đang ẩn náu mà mình biết rõ; dùng quyền hành để dụ dỗ, mua chuộc, cướng ép người khác không khai báo, không cung cấp tài liệu, cho cơ quan tiến hành tố tụng. c) Mặt chủ quan : hành vi che giấu tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là tạo điều kiện giúp cho người phạm tội trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Hậu quả của hành vi che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội đã thực hiện hành vi che giấu tội phạm, không phụ thuộc vào kết quả của việc che giấu đó có đạt kết quả hay không. Ngoài ra, cũng cần phân biệt trường hợp hứa sẽ che giấu hành vi phạm tội trước khi một người thực hiện hành vi phạm tội nhưng sau khi tội phạm được thực hiện thì họ không có sự che dấu gì, với trường hợp không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã có hành vi che giấu người phạm tội. Trong trường hợp hứa hẹn trước sẽ che giấu tội phạm, người phạm tội bị xử lý hình sự theo tội danh mà người phạm tội đã thực hiện với vai trò là đồng phạm giúp sức. 19 Ví dụ: Trước khi thực hiện hành vi cướp tài sản, A rủ B cùng tham gia, B đã hứa hẹn trước là sẽ cất giấu tài sản mà A cướp được. Trong trường hợp này, B sẽ bị xử lý hình sự về tội cướp tài sản mà A đã thực hiện với tư cách là đồng phạm giúp sức. 1.2.2. Phân biệt các loại người đồng phạm với chủ thể trong tội không tố giác tội phạm Không tố giác tội phạm là khái niệm gần gũi với vụ án đồng phạm, nhưng không phải là đồng phạm. Đây là tội phạm độc lập, tội này tuy được thực hiện với hình thức lỗi cố ý nhưng người phạm tội không hứa hẹn trước về việc không tố giác tội phạm. Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi đến sau, khi mà tội phạm đã được thực hiện xong. Khác với tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm được thực hiện khi tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác. Nếu tội che giấu tội phạm áp dụng khi tội phạm đã được thực hiện, biết rõ điều ấy mà cố tình che giấu, tội che giấu tội phạm được thực hiện bằng phương pháp hành động, thì tội không tố giác tội phạm được thực hiện bằng phương pháp không hành động. Tội không tố giác tội phạm cũng có một số đặc trưng như sau: a) Chủ thể: chủ thể của loại tội phạm này cũng không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Ngoài ra, BLHS 1999 quy định các trường hợp không tố giác tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 314 BLHS 1999, loại trừ TNHS trong trường hợp người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Bổ sung trường hợp người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội 20 phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (Khoản 3 Điều 314 BLHS 1999). b) Mặt khách quan: tội che giấu tội phạm được thực hiện bằng các hành vi: che giấu người phạm tội, che giấu các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc hành vi khác cản trở việc điều tra, xử lý người phạm tội. Những hành vi này được thực hiện một cách độc lập, sau khi người khác đã thực hiện tội phạm mà không hứa hẹn trước, vì vậy đây không phải là đồng phạm, mà là tội phạm độc lập. Tội che giấu tội phạm được thực hiện bằng phương pháp hành động, bằng sự chủ động tích cực làm những việc mà BLHS sự cấm. c) Mặt chủ quan: tội che giấu tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp. Người che giấu tội phạm biết rõ tội phạm đã được thực hiện, biết rõ che giấu tội phạm là cản trở hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, gây khó khăn cho hoạt động này, tuy nhiên họ mong muốn che giấu trót lọt tội phạm. So với BLHS 1999, nội dung quy định về không tố giác tội phạm trong BLHS 2015 cơ bản vẫn bao gồm nội dung nêu trên. Tuy nhiên, bổ sung thêm Khoản 3 Điều 19 BLHS 2015 về người bào chữa. Theo đó, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 BLHS 2015. 1.2.3. Phân biệt các loại người đồng phạm với người hoạt động đắc lực trong một số tội phạm Khác với khái niệm người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, khái niệm người hoạt động đắc lực không được ghi nhận một cách cụ thể, chính thức trong BLHS và cũng không được đề cập, nghiên cứu trong các 21 tài liệu chuyên khảo của luật hình sự. Tuy nhiên, trong một số điều của BLHS 1999, tại phần các tội phạm: Điều 81, Điều 82 quy định về tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, tội bạo loạn...có nhắc đến một loại người là người hoạt động đắc lực. Vậy khái niệm người hoạt động đắc lực được hiểu như thế nào? Người hoạt động đắc lực có phải là một trong số các loại người đồng phạm hay không? Vấn đề này cũng nên được pháp luật hình sự nghiên cứu, quy định một cách đầy đủ. Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng người hoạt động đắc lực là người tham gia chủ yếu, tích cực trong suốt quá trình thực hiện tội phạm cùng với những người đồng phạm khác, là người đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định đối với hành vi phạm tội. Người hoạt động đắc lực có thể là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức, miễn là trong vụ đồng phạm họ tham gia với mức độ cao, có một vai trò quan trọng trong vụ án và có những hành vi làm gia tăng mức độ nguy hiểm của vụ án đó. Nếu việc phân biệt các loại người đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008270_5141_2002961.pdf
Tài liệu liên quan