MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.i
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.viii
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1.5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .5
1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.5
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thương mại điện tử .5
1.1.2 Các mô hình giao dịch trong TMĐT.6
1.1.3 Vai trò của Thương mại điện tử:.9
1.2 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN .12
1.2.1 Các kênh phân phối phòng trực tuyến của khách sạn .13
1.2.2 Quy trình của đặt phòng qua mạng .17
1.2.3 Thanh toán trong đặt phòng khách sạn qua mạng.17
1.2.4 Ưu điểm từ dịch vụ đặt phòng trực tuyến.18
1.2.5 Nhược điểm từ dịch vụ đặt phòng trực tuyến .19
1.3 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT.20
1.3.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA).20
1.3.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) .21
1.3.3 Mô hình chấp nhận TMĐT (e-Commerce Adoption Model - e-CAM).23
1.4 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.25
1.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .28
1.5.1 Mô hình nghiên cứu.28
1.5.2 Giả thuyết đề xuất.30
1.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .31
CHƯƠNG 2.33
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.33
2.1 THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.33
2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ.33iv
2.1.2 Nghiên cứu chính thức.36
2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.37
2.3 MẪU NGHIÊN CỨU VÀ BẢNG CÂU HỎI .38
2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .38
2.4.1 Phân tích mô tả.38
2.4.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo.39
2.4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .39
2.4.4 Phân tích tương quan.41
2.4.5 Phân tích hồi quy bội.41
2.5 KẾT LUẬN .42
CHƯƠNG 3.43
PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN
TRỰC TUYẾN.43
3.1 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG QUA MẠNG TẠI VIỆT NAM.43
3.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU.46
3.2.1 Phân bố mẫu theo đặc điểm thường xuyên sử dụng Internet .46
3.2.2 Phân bố mẫu theo nơi sinh sống và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến .47
3.2.3 Phân bố mẫu theo giới tính và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến.47
3.2.4 Phân bố mẫu theo nhóm tuổi và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến .48
3.2.5 Phân bố mẫu theo Trình độ học vấn và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến .48
3.2.6 Phân bố mẫu theo Nghề nghiệp và và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến .49
3.2.7 Phân bố mẫu theo Thu nhập và đặc điểm mua bán phòng trực tuyến .50
127 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn qua mạng của khách du lịch nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách sạn trực tuyến tại
Việt Nam và kết quả phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu bao gồm các bước: (1) Mô
tả mẫu nghiên cứu, (2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Hệ số Cronbach Alpha,
(3) Phân tích nhân tố khám phá EFA, (4) Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết bằng cách phân tích hồi qui tuyến tính, phân tích tương quan, phân tích hồi qui
đa biến và phân tích phương sai.
3.1 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG QUA MẠNG TẠI VIỆT NAM
Có một thực tế là khách du lịch tự túc Việt Nam dù đã biết về dịch vụ trực tuyến,
cụ thể là đặt phòng khách sạn online nhưng phần lớn vẫn giữ thói quen tiêu dùng cũ –
đặt phòng khách sạn trực tiếp. Những khách hàng đó đã bỏ qua rất nhiều lợi thế của dịch
vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến. Khảo sát của Ivivu đưa ra một kết luận hết sức đáng
quan tâm: 65% khách du lịch tự túc người Việt có thói quen đặt phòng trực tiếp tại
khách sạn với lý do là có thể thương lượng được giá và không muốn đi qua trung
gian. Mặc dù vậy khảo sát cùng cho thấy đã có sự biến đổi trong thói quen tiêu dùng của
một bộ phận khách hàng trẻ bởi số người dưới 30 tuổi. Đây chính là cơ hội cho các
khách sạn tăng doanh thu bằng phương tiện TMĐT [8].
Tại Việt Nam, có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản phẩm du
lịch như du lịch trong nước, tour nước ngoài, đặt phòng khách sạn, các loại hình du
lịch Những tháng cao điểm, con số có thể lên đến 8 triệu lượt, chiếm tỷ lệ 98%
người sử dụng dịch vụ du lịch thực hiện tìm kiếm online trước khi chọn tour [23]. Qua
các con số trên, các doanh nghiệp du lịch có thể thấy các phương thức giao tiếp với
khách hàng cũng đã thay đổi và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam bắt
kịp với thế giới và tận hưởng những lợi ích to lớn mà nó đem lại.
Hiện cả nước có trên 15.000 khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort), ngoài website
đặt phòng trực tiếp của mình, có khoảng 7.300 - 7.500 khách sạn tham gia các hệ
44
thống bán phòng trực tuyến qua trang cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trung gian
kết nối như Expedia, Booking.com, Mangdatphong.vn, Agoda, Ivivu, Chudu24, Các
đại lý du lịch trực tuyến (OTA) đang chiếm một thị phần nhất định dần thay thế cho
đại lý du lịch (Travel Agency - TA) truyền thống [12].
Xu hướng sắp tới tại Việt Nam, khách hàng có thể đặt phòng trực tuyến bằng
các phần mềm ứng dụng viết cho những thiết bị di động thông minh. Khi đó, du khách
có thể đặt phòng và thanh toán mọi lúc mọi nơi qua iPhone, thiết bị chạy hệ điều hành
Android hay IOS[1].
Thị trường đặt phòng qua mạng tại Việt Nam mặc dù chỉ mới nở rộ trong vòng
3 năm trở lại đây nhưng đã thu hút khá nhiều nhà cung cấp trung gian nước ngoài và
nội địa. Sau đây là một số nhà cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến nổi bật tại Việt Nam
3.1.1 Trang web
Trang web đặt phòng trực tuyến hàng đầu và đang tăng trưởng nhanh
nhất ở châu Á. Sức vươn toả của Agoda trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vô
cùng lớn với khả năng đặt phòng nhanh chóng ở hơn 40.000 khách sạn trong khu vực.
Hơn nữa với tư cách là một bộ phận của Priceline.com, mạng lưới của Agoda là kết
nối toàn cầu, cho phép họ cung cấp giá cả tốt nhất ở hơn 200.000 khách sạn trên toàn
thế giới. Với 38 ngôn ngữ khác nhau, Agoda đã phục vụ hàng triệu du khách trong lịch
sử 10 năm qua và chia sẻ những nhận xét và kinh nghiệm của hàng trăm nghìn du
khách trên website của mình.
Danh hiệu Trang web đặt phòng tốt nhất Châu Á năm 2008 đã được trao tặng
cho Agoda tại lễ khai trương Giải Thưởng Về Web Của TravelMole dành cho châu Á.
Ngoài ra, Agoda vừa được bầu chọn là Trang web du lịch trực tuyến được yêu thích
nhất trong danh sách giải thưởng sáng kiến du lịch trực tuyến của TravelMole và
EyeforTravel 2012 [1].
3.1.2 Trang web www.booking.com
Booking.com B.V., thuộc Priceline.com (Nasdaq: PCLN), sở hữu và
điều hành Booking.com™, đại lý đặt phòng khách sạn trực tuyến đứng đầu thế giới.
45
Mỗi ngày, trên 425,000 đêm nghỉ được đặt qua Booking.com, và trang web thu hút
hơn 30 triệu khách truy cập mỗi tháng từ cả thị trường khách du lịch giải trí và khách
doanh nhân trên toàn thế giới.
Được thành lập vào năm 1996, Booking.com B.V. đảm bảo giá tốt nhất cho bất
kỳ loại chỗ ở nào, từ các nhà nghỉ gia đình cỡ nhỏ cho tới căn hộ executive cũng như
suite sang trọng 5-sao. Với môi trường toàn cầu đích thực, trang web của Booking.com
có trên 40 ngôn ngữ và cung cấp hơn 286,387 chỗ ở tại 180 quốc gia [2].
3.1.3 Trang web www.expedia.com
Expedia, Inc là công ty mẹ của một số thương hiệu du lịch trực
tuyến bao gồm Expedia.com, Hotels.com, Hotwire.com, Egencia, Venere và Elong.
Expedia, Inc 's công ty hoạt động hơn 100 điểm thương hiệu bán hàng tại hơn 60 quốc
gia. Expedia còn có khả năng đặt phòng đi du lịch cho hơn 10.000 đối tác như hàng
không, khách sạn, các thương hiệu tiêu dùng, và các trang web lưu lượng truy cập cao
thông qua mạng liên kết Expedia. Expedia cung cấp hơn 75.000 khách sạn cùng hơn
3.000 hoạt động kỳ nghỉ và điểm du lịch thú vị trên khắp thế giới [9].
3.1.4 Trang web www.iVIVU.com
là trang web hình thành bởi liên doanh giữa Tập Đoàn Thiên
Minh (TM) Việt Nam và Tập đoàn Wotif.com (WTF) - Úc với mục tiêu cung cấp
dịch vụ đặt phòng trực tuyến cùng hệ thống quản lý khách sạn cho khu vực Đông
Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Khách hàng mục tiêu của iVIVU.com là công
dân và người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam, Lào, Campuchia với hơn
18.500 nhà cung cấp phòng trong khu vực như Việt Nam, Lào, Campuchia và các
nước khác trên toàn thế giới thông qua kênh kinh doanh trực tuyến.
Điểm ưu việt của iVIVU.com là nhắm đến những yêu cầu cụ thể của các khách
hàng, cung cấp dịch vụ phòng từ những khách sạn bình dân đến cao cấp trên phạm vi
toàn cầu, đặc biệt tập trung khai thác các khách sạn từ 0 sao đến 3 sao trong khu vực
Việt Nam, Lào và Campuchia [14].
46
3.1.5 Trang web www.chudu24.com
Hoạt động từ năm 2008, Chudu24 hiện nay là dịch vụ đặt
phòng khách sạn và chuyên nghiệp tại Việt Nam với gần 2000 khách sạn trong nước
và trên 160,000 khách sạn quốc tế tại tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
Chudu24 liên tục mỗi năm là khách mời duy nhất của Việt Nam tại các buổi hội
thảo của lãnh đạo các công ty và tập đoàn du lịch trực tuyến hàng đầu của Châu Á và
thế giới. Chudu24 luôn không ngừng đẩy mạnh hoạt động và phát triển, cả về sản
phẩm, dịch vụ và đội ngũ, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng [4].
3.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện như đã trình bày trong chương 2, tác giả
đã gửi email và chia sẻ trên mạng xã hội khoảng 300 bảng câu hỏi phỏng vấn trực
tuyến với công cụ google forms. Kết quả thu được 238 phản hồi đạt tỷ lệ 78%. Sau khi
loại bỏ các phản hồi không hợp lệ như trả lời thiếu hoặc các câu trả lời đều giống nhau,
số mẫu nghiên cứu chính thức là của đề tài là n = 200 với tỷ lệ phản hồi hợp lệ là 84%.
Đặc điểm của mẫu được nghiên cứu trong nghiên cứu này bao gồm hai nhóm đặc
điểm chính là (1) Các đặc điểm nhóm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,
nghề nghiệp) và (2) Các đặc điểm sử dụng Internet vào việc mua sắm trực tuyến.
3.2.1 Phân bố mẫu theo đặc điểm thường xuyên sử dụng Internet
Bảng phân bố mẫu theo đặc điểm “thường xuyên sử dụng Internet” cho thấy
100% số người tham gia vào nghiên cứu này là những người thường xuyên sử dụng
Internet. Trong số 200 đối tượng quan sát, đối tượng sử dụng internet trên 7 năm
chiếm đến 38% (76 người), đối tượng sử dụng internet dưới 3 năm chiếm tỷ lệ thấp
nhất với 26 người (13%)
Bảng 3.1: Thống kê kinh nghiệm sử dụng Internet
Kinh nghiệm sử dụng Internet Số người Tỷ lệ
Dưới 3 năm 26 13.0
Từ 3 – 5 năm 43 21.5
Từ 5 – 7 năm 55 27.5
Trên 7 năm 76 38.0
47
3.2.2 Phân bố mẫu theo nơi sinh sống và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến
Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo nơi sinh sống và đặc điểm đặt KS trực tuyến
Tham gia đặt KS trực tuyến
Có Không
Tổng số
Nơi sinh sống
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1. Nha Trang 38 25,5 25 49,0 63 31,5
2. Hồ Chí Minh 111 74.5 26 51.0 137 68,5
Tổng cộng 149 100.0 38 100.0 200 100,0
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra
Qua bảng 3.3 ta thấy, số người có tham gia khảo sát chủ yếu đến từ TP. Hồ Chí
Minh với 137 người tham gia (chiếm 68,5%) và 63 người từ Nha Trang (31,5%) tham
gia trả lời bảng câu hỏi.
Số lượng người đã từng tham gia đặt phòng khách sạn trực tuyến là 149 người
(74,5%), trong đó, TP. HCM chiếm 74,5% Nha Trang chiếm 25,5%.
3.2.3 Phân bố mẫu theo giới tính và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến
Bảng 3.3: Bảng phân bố mẫu theo giới tính và đặc điểm đặt KS trực tuyến
Tham gia đặt KS trực tuyến
Có Không
Tổng số
Giới tính
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1. Nam 58 38.9 26 51.0 84 42.0
2. Nữ 91 61.1 25 49.0 116 58.0
Tổng cộng 149 100.0 51 100.0 200 100.0
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra
Kết quả khảo sát ở bảng 3.3 cho thấy có 84 nam (42%) và 116 nữ (58%) tham
gia trả lời bảng câu hỏi. Tỷ lệ nữ tham gia vào nghiên cứu này nhiều hơn nam nhưng
không đáng kể. Tỷ lệ tham gia đặt phòng khách sạn trực tuyến của nữ cũng có sự
chênh lệch khá nhiều với 61.1% trong tổng số 149 người sử dụng dịch vụ đặt khách
sạn online.
48
3.2.4 Phân bố mẫu theo nhóm tuổi và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến
Bảng phân bố mẫu theo “nhóm tuổi” và “đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến”
cho thấy tổng số người tham gia vào nghiên cứu này chiếm đa số thuộc nhóm tuổi từ
25 đến 35 tuổi với 93 người (46.5%), tiếp theo là nhóm tuổi dưới 25 là 65 người
(32.5%), từ 35 đến 45 tuổi là 38 người (19.0%) và trên 45 tuổi là 4 người (2%).
Bảng 3.4: Bảng phân bố mẫu theo nhóm tuổi và đặc điểm đặt KS trực tuyến.
Tham gia đặt khách sạn trực tuyến
Có Không
Tổng số
Độ tuổi
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1. Dưới 25 tuổi 51 34.2 14 27.5 65 32.5
2. Từ 25- 34 tuổi 78 52.3 15 29.4 93 46.5
3. Từ 35 - 45 tuổi 20 13.4 18 35.3 38 19.0
4. Trên 45 tuổi 0 0.0 4 7.8 4 2.0
Tổng cộng 149 100.0 51 100.0 200 100.0
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra
Số lượng người đã từng tham gia đặt phòng khách sạn trực tuyến chủ yếu nằm
trong độ tuổi dưới 25 (34.2%) và từ 25 đến dưới 35 tuổi (52.3%). Trong tổng số 42
người thuộc độ tuổi từ 35 – dưới 45 và trên 42 tuổi, số lượng người không tham gia
dịch vụ đặt khách sạn trực tuyến khá nhiều với 22 người (43.1%).
3.2.5 Phân bố mẫu theo Trình độ học vấn và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến
Bảng kết quả 3.5 cho thấy tổng số người tham gia vào nghiên cứu này chiếm đa
số thuộc nhóm có trình độ Đại học với 128 người (64%), tiếp theo là nhóm có trình độ
sau Đại học với 45 người (22.5%). Còn lại là nhóm có trình độ Phổ thông & Trung cấp
– Cao đẳng với 27 người (13.5%).
Bảng 3.5: Bảng phân bố mẫu theo học vấn và đặc điểm đặt KS trực tuyến
Tham gia đặt khách sạn trực tuyến
Có Không
Tổng số
Trình độ học vấn
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1. Phổ thông 1 0.7 3 5.9 4 2.0
2. Trung cấp, cao đẳng 14 9.4 9 17.6 23 11.5
3. Đại học 95 63.8 33 64.7 128 64.0
4. Sau Đại học 39 26.2 6 11.8 45 22.5
Tổng cộng 149 100.0 51 100.0 200 100.0
49
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra
Tương tự, số người đã từng tham gia đặt khách sạn trên mạng Internet cũng
thuộc nhóm Đại học – 95 người (63.8%), sau Đại học – 39 người (26.2%).
3.2.6 Phân bố mẫu theo Nghề nghiệp và và đặc điểm đặt khách sạn trực tuyến
Bảng phân bố mẫu theo “Nghề nghiệp” 3.6 cho thấy tổng số người tham gia vào
nghiên cứu này chiếm đa số thuộc nhóm có công việc chuyên môn là nhân viên văn
phòng với 88 người (44%), nhà quản lý với 37 người (18.5%) đây là các nhóm đối
tượng thường xuyên tiếp xúc với Internet. Tiếp theo là kỹ sư với 28 người (14%), nhóm
chuyên viên kỹ thuật với 17 người (8.5%), nhóm sinh viên với 15 người (7.5%), nội trợ
và nghề nghiệp khác có 15 người (7.5%).
Bảng 3.6: Bảng phân bố mẫu theo Nghề nghiệp và đặc điểm đặt KS trực tuyến.
Tham gia đặt khách sạn trực tuyến
Có Không
Tổng số
Nghề nghiệp
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1. Nội trợ 2 1.3 4 7.8 6 3.0
2. Sinh viên 10 6.7 5 9.8 15 7.5
3. Nhân viên VP 71 47.7 17 33.3 88 44.0
4. Kỹ sư 22 14.8 6 11.8 28 14.0
5. Chuyên viên kỹ thuật 13 8.7 4 7.8 17 8.5
6. Nhà quản lý 23 15.4 14 27.5 37 18.5
7. Khác 8 5.4 1 2.0 9 4.5
Tổng cộng 149 100.0 51 100.0 200 100.0
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra
Nhóm nhân viên văn phòng cũng là nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người
tham gia đặt phòng khách sạn qua internet (149) với 71 người (47.7%). Nhà quản lý
chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 với 23 người (15.4%), tiếp đến là kỹ sư – chuyên viên kỹ thuật
với 35 người (23.5%), nghề nghiệp khác với 8 người chiếm 5.4%, số người nội trợ tham
gia đặt phòng khách sạn trực tuyến không nhiều, chỉ có 2 trên tổng số 6 người tham gia
khảo sát (1.3%).
50
3.2.7 Phân bố mẫu theo Thu nhập và đặc điểm mua bán phòng trực tuyến
Kết quả bảng 3.7 cho thấy tổng số người tham gia vào nghiên cứu này chiếm đa
số thuộc nhóm có thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng với 91 người (45.5%), tiếp theo là
nhóm trên 10 triệu với 71 người (35.5%), nhóm dưới 3 triệu và từ 3 đến 6 triệu chiếm
19% với 38 người.
Bảng 3.7: Bảng phân bố mẫu theo thu nhập và đặc điểm đặt KS trực tuyến
Tham gia đặt khách sạn trực tuyến
Có Không
Tổng số
Thu nhập
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1. Ít hơn 3 triệu 9 6.0 10 19.6 19 9.5
2. Từ 3 - < 6triệu 14 9.4 5 9.8 19 9.5
3. Từ 6 - < 10 triệu 63 42.3 28 54.9 91 45.5
4. Trên 10 triệu 63 42.3 8 15.7 71 35.5
Tổng cộng 149 100.0 51 100.0 200 100.0
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra
Số người có thu nhập trên 10 triệu và nhóm 6 – 10 triệu có số người tham gia
đặt khách sạn trực tuyến cao nhất với 126 người chiếm 84.6, nhóm 3 – 6 triệu chiếm
9.4% với 14 người, cuối cùng là nhóm dưới 3 triệu với 9 người (6%)
3.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG CRONBACH ALPHA
Trong các thang đo đã nêu, có ba trường hợp đặc biệt khi phân tích Cronbach’s
Alpha lần thứ nhất:
(1) Trường hợp mục hỏi “PU5” trong thang đo Nhận thức tính hữu dụng (PU),
kết quả trình bày trong bảng 3.9 cho thấy mục hỏi PU5 có hệ số tương quan giữa biến
và tổng khá thấp (= 0.137) và nếu loại bỏ đi mục hỏi PU5 này thì hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha của thang đo này sẽ tăng lên 0.766. Vì vậy cần loại mục hỏi này ra
khỏi thang đo.
(2) Trường hợp mục hỏi “PEU1” trong thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng
PEU, kết quả trình bày trong bảng 3.8 cho thấy mục hỏi PEU1 có hệ số tương quan
giữa biến và tổng khá thấp (= 0.212) và nếu loại bỏ mục hỏi PEU1 ra khỏi thang đo thì
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này sẽ tăng lên đáng kể từ 0.551 lên
51
0,796. Vì vậy cần loại mục hỏi này ra kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_su_dung_dich_vu_da.pdf