Luận văn Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ. vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG

QUẢN TRỊ RỦI RO.8

1.1. Cơ sở lý luận chung về công cụ tài chính phái sinh.8

1.1.1. Công cụ tài chính phái sinh.8

1.1.2. Sự cần thiết phát triển công cụ tài chính phái sinh.16

1.2. Quản trị rủi ro.17

1.3. Việc sử dụng công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro tài chính.18

1.4. Tình hình sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tại các

doanh nghiệp trên thế giới .20

1.4.1 Quy mô thị trường công cụ phái sinh thế giới .20

1.4.2 Tình hình sử dụng công cụ tài chính phái sinh của một số nước .22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO

QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT

NAM THỜI GIAN QUA .30

2.1. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam thời gian qua .30

2.2. Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp XNK

Việt Nam .35

2.2.1. Đối với rủi ro tỷ giá.35

2.2.2. Đối với rủi ro lãi suất .37

2.2.3. Đối với rủi ro giá cả hàng hóa.38

2.3. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro tại các

doanh nghiệp XNK VN thời gian qua.39

2.3.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phái sinh tại Việt Nam.39

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nửa tổng số doanh nghiệp phải đóng cửa trong suốt hai thập kỷ qua (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2018). 2.2.3. Đối với rủi ro giá cả hàng hóa “Sự biến động của giá cả hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp sự biến động của chi phí, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Giá cả biến động khiến những dự kiến về giá cả của DN sẽ bị sai lệnh làm giá đầu ra khi ký kết hợp đồng không chuẩn xác và tương ứng kịp với sự gia tăng giá đầu vào. Giá cả đầu vào biến động bất lợi là nguyên nhân tất yếu dẫn tới tăng giá thành sản phẩm, tăng chi phí và làm giảm năng lực cạnh tranh, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu sự nhạy cảm của DN về sự biến động giá cả hàng hóa càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao. Ví dụ, công ty sản xuất ô tô sẽ có rủi ro giá hàng hóa vì họ sử dụng những loại hàng hóa như là thép và cao su để sản xuất xe. Giá cả hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, đặc biệt là việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế. 39 2.3. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp XNK VN thời gian qua 2.3.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phái sinh tại Việt Nam Tại Việt Nam, thị trường phái sinh còn đang trong giai đoạn mới vận hành và còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro (Đinh Bảo Ngọc, Võ Hoàng Diễm Trinh, 2017). Để thị trường hoạt động hiệu quả, việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động phái sinh là điều vô cùng cần thiết. 2.3.1.1 Luật Thương mại Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/02/1999 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Các hợp đồng kỳ hạn được thực hiện lúc này chủ yếu là các giao dịch buôn bán ngoại tệ giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoặc giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Nghị định 158/2006/NĐ-CP được ban hành ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. Nghị định 51/2018/NĐ-CP cho phép các SGDHH Việt Nam liên thông với SGDHH thế giới sẽ giúp thúc đẩy tiến trình hội nhập của các SGDHH Việt Nam nhanh hơn, theo kịp sự phát triển của thế giới. Bên cạnh đó, việc cho phép các SGDHH được niêm yết giao dịch tất cả các mặt hàng mà nhà nước không cấm và những mặt hàng kinh doanh có điều kiện sẽ giúp DN tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao vị thế, góp phần tăng trưởng kinh tế, bình ổn thị trường. 40 2.3.1.2. Các quy định hiện hành về cung ứng sản phẩm phái sinh đối với các TCTD a. Luật các TCTD 2010 Hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng và TCTD nói chung chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD 2010. Theo đó, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các NHTM cũng được điều chỉnh theo luật này. Khoản 23, Điều 4 đã quy định “Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác”. Việc cung ứng sản phẩm phái sinh của các NHTM Việt Nam được thực hiện theo Điều 105: “1. Sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản, NHTM được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây: a) Ngoại hối; b) Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.”; “2. NHNN quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của NHTM.”... Trong Điều 107 cũng quy định về các hoạt động kinh doanh khác của NHTM sau khi được NHNN cấp phép, bao gồm cả cung ứng dịch vụ phái sinh. b. Pháp lệnh Ngoại hối Trong các sản phẩm phái sinh, ngoại tệ là loại tài sản cơ sở quan trọng và phổ biến, vì thế, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh cũng nằm dưới sự quản lý của các quy định về hoạt động ngoại hối tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18/3/2013 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối) và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. c. Quy định của NHNN Trên cơ sở Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN đã ban hành các quy định làm nền tảng cho triển khai các công cụ tài chính phái sinh, cụ thể bao gồm: 41 - Về cấp giấy phép đối với nghiệp vụ phái sinh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNN): Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-NHNN ngày 29/11/2017 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. - Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh: + Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Văn bản này đưa ra các quy định cụ thể về các sản phẩm kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn ngoại tệ của các NHTM. + Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06/01/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM và chi nhánh NH nước ngoài + Thông tư số 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM. - Về hoạt động ngoại hối: Văn bản hợp nhất số 45/VBHN-NHNN ngày 17/10/2016 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các TCTD tại Việt Nam được điều chỉnh theo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ bao gồm Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản quy định do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành. Đây là cơ sở giúp các TCTD triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế. các TCTD Việt Nam tập trung chủ yếu vào 3 nhóm phái sinh được NHNN cho phép thực hiện bao gồm phái sinh ngoại tệ, lãi suất và giá cả hàng hóa. Hệ thống khung pháp lý là cơ sở quan trọng nhất quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thị trường phái sinh và tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường tài chính, đồng thời các văn bản pháp luật cũng là cơ sở 42 quan trọng cho những dịch vụ mới ra đời. Như vậy, môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực pháp lý cao là điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính phái sinh và đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế. 2.3.2. Kênh giao dịch của thị trường phái sinh tại Việt Nam 2.3.2.1 Sở giao dịch Ở Việt Nam, sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được thành lập là Sở Giao dịch Hạt điều, ra đời vào ngày 03/07/2002. Tiếp theo là Trung tâm Giao dịch Thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) thành lập ngày 25/05/2002. Liên quan tới mặt hàng cà phê, có Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) được thành lập năm 2008. Ngày 11/09/2009, Tập đoàn Sacombank đã đưa vào hoạt động Sở Giao dịch Thép (STE) đầu tiên của Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Nhung, 2017). Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) được phép thành lập từ ngày 01/09/2010 và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/04/2011. Ngày 20/10/2010, Sở Giao dịch Hàng hóa Triệu Phong (TPE) ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. TPE được thành lập theo Quyết định số 4596/GP-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 01/09/2010. Cổ đông sáng lập của TPE bao gồm 2 pháp nhân là Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES), Công ty Cổ phần Vàng Quốc tế Triệu Phong (TPG) và các thể nhân. TPE có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, được phép giao dịch tất cả các loại hàng hóa do Bộ Công Thương quy định tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT ký ngày 18/8/2010, bao gồm cà phê, cao su và thép. Tuy nhiên đến tháng 08/2012 Sở giao dịch này đã tạm ngưng hoạt động (TTXVN). Sở Giao dịch hàng hóa Info (Info Commodity Exchange – Hà Nội) được thành lập năm 2013 tuy nhiên cũng đã đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động (Nguyễn Thị Nhung, 2017). Hiện nay, tại Việt Nam, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (tiếng Anh: Mercantile Exchange of Vietnam; viết tắt: MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao 43 dịch hàng hóa tập trung toàn quốc duy nhất. Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung số 486/GP-BCT do Bộ Công thương cấp ngày 08/06/2018, chính thức vận hành từ ngày 17/08/2018. Sở giao dịch hàng hóa quy mô cấp quốc gia tại Việt Nam này có vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, vận hành với 40 mặt hàng chủ lực, là sản phẩm thế mạnh và có nhu cầu đầu tư lớn tại thị trường Việt nam, bao gồm các loại hàng hóa: nông sản, nguyên liệu công nghiệp nhẹ, nguyên liệu công nghiệp nặng, năng lượng và kim loại. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng. MXV sở hữu công nghệ chuyển giao với nền tảng tối ưu về hỗ trợ giao dịch hàng hóa tốt nhất thế giới như CME (Chicago Mercantile Exchange), ICE (Intercontinental Exchange) hay TOCOM (Tokyo Commodity Exchange). Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán bù trừ, kiểm định, vận chuyển hàng hóa và chuyển giao thanh khoản Các sở giao dịch hàng hóa Việt Nam được tạo ra nhằm giảm chi phí giao dịch hàng hóa, quản trị rủi ro, cải thiện tính thanh khoản, đặc biệt là bổ sung một kênh đầu tư mới trên thị trường tài chính, giúp cho hàng hóa Việt Nam tiệm cận gần hơn tới các giao dịch hiện đại trên thế giới. 2.3.2.2 Hệ thống các ngân hàng thương mại Đầu tháng 04/2004, Techcombank là đơn vị đầu tiên trong cả nước được phép thí điểm dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai cho mặt hàng cà phê và tiến đến mở rộng sang một số mặt hàng khác như đậu tương, cao su Hợp đồng tương lai là phương thức giao dịch theo thông lệ quốc tế rất phổ biến ở nhiều nước. Techcombank hiện có hệ thống điện tử nối mạng trực tiếp với các sàn giao dịch lớn trên thế giới như LIFFE, TOCOM, NYMEX. Với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro, hạn chế tối đa mức thua lỗ có thể có, bảo đảm được lợi nhuận cũng như tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại của các thị trường lớn 44 trên thế giới. Việc các DN VN bắt đầu tham gia giao dịch trên thị trường kỳ hạn sẽ rất quan trọng để bảo vệ, phòng chống rủi ro khi giá cà phê biến động mạnh. Tính đến cuối 2006, đã có hơn 30 DN xuất khẩu cà phê trong tổng số hơn 40 DN lớn của Việt Nam đã tham gia giao dịch cà phê trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai thông qua Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam. Trong đầu năm 2006, nhiều DN, cá nhân ở Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia giao dịch “khống” – (giao dịch hàng giấy) trên thị trường LIFFE, nâng số lượng chủ thể tham gia giao dịch lên (Báo Bắc Kạn, 2006). Tuy nhiên, họ đã chịu rất nhiều tổn thất do không nắm được cách thức tham gia, không đủ trình độ và thông tin để nắm bắt sự biến động đến chóng mặt của thị trường. Sau Techcombank, ngày 26/05/2006, Ngân hàng Nhà nước cho phép Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) được thực hiện nghiệp vụ dịch vụ hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa. Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc BIDV, sự biến động bất thường của giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới trong những năm qua đã đặt ra cho các DN Việt Nam nói chung và các DN kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên nói riêng, một yêu cầu cần thiết có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, bảo đảm cho sự phát triển bền vững lâu dài. Từ thực tế như vậy, BIDV đã quyết định bắt tay với đối tác là Công ty Natexis Commodity Markets (trụ sở tại Singapore) để cung cấp dịch vụ này tới các DN kinh doanh mặt hàng cà phê của Việt Nam, trước mắt là các DN tập trung tại tỉnh Đắc Lắc nơi được xem là thủ phủ cà phê của cả nước. Từ tháng 7-2006, BIDV đã bắt đầu thí điểm triển khai dịch vụ tới khách hàng. Sau hai tháng thí điểm, ngân hàng đã đặt lệnh thành công trên 23.000 lot cà phê (tương đương hơn 115.000 tấn cà phê) cho các khách hàng là DN xuất khẩu cà phê, giúp các DN thực hiện hiệu quả chiến lược bảo hiểm rủi ro biến động của giá cà phê phù hợp với mức chấp nhận rủi ro của mỗi DN, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng trong tương lai, từ đó giúp giảm thiểu được rủi ro biến động giá. BIDV là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm phái sinh nói chung và phái sinh hàng hóa nói riêng tại thị trường Việt Nam. BIDV bắt đầu nghiên cứu triển khai các sản phẩm phái sinh hàng hóa từ năm 2006. Hiện nay, 45 BIDV đã có danh mục sản phẩm phái sinh hàng hóa cung cấp cho các khách hàng đa dạng về loại sản phẩm bao gồm hợp đồng tương lai giá hàng hóa, hoán đổi giá hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá hàng hóa và đa dạng về loại hàng hóa từ các mặt hàng nông sản, kim loại đến các mặt hàng xăng dầu khí hóa lỏng, nhiên liệu bay. Năm 2018, ngân hàng BIDV đạt mức kỷ lục gần 1 tỷ USD tương đương hơn 23.000 tỷ đồng doanh số giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) USD/VND và là Ngân hàng đầu tiên cung ứng giao dịch Quyền chọn giá cả hàng hóa mặt hàng dầu diesel trên thị trường Việt Nam (Minh Đức, 2018). Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ mới, hiện đại trong đó có các giao dịch phái sinh (phái sinh ngoại tệ, phái sinh lãi suất, phái sinh hàng hóa). Hiện nay tại Việt Nam, hàng loạt các ngân hàng TMCP tham gia cung cấp các dịch vụ cho các DN XNK trên thị trường phái sinh hàng hóa. Ngày 21/02/2018, Ngân Hàng TMCP Quân đội (MB) được nhận Quyết định về việc bổ sung nội dung giấy phép hoạt động “Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa”. Ngày 15/05/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1085/QĐ-NHNN về việc bổ sung nội dung Giấy phép của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank), theo đó Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nội dung hoạt động “Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa”. Theo thông tin trên website của Ngân hàng Vietinbank, ngày 05/10/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ra Quyết định số 1912/QĐ-NHNN chấp thuận bổ sung nội dung hoạt động “Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa” vào nội dung hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Theo thông tin đăng trên Tạp chí Ngân Hàng, Vietcombank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bổ sung hoạt động “Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng 46 hóa” vào Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng theo Quyết định số 2447/QĐ-NHNN có hiệu lực từ 25/11/2019. Các NHTM tại Việt Nam cung cấp sản phẩm phái sinh đa dạng trong giao dịch ngoại hối, lãi suất và hàng hóa. Tác giả tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.2. Các công cụ phái sinh đang được áp dụng tại các NH TMCP Việt Nam Ngân hàng Kỳ hạn Tương lai Quyền chọn Hoán đổi Ngoại tệ Lãi suất Ngoại tệ Lãi suất Hàng hóa Ngoại tệ Lãi suất Hàng hóa Ngoại tệ Lãi suất Hàng hóa VCB x x x x x BIDV x x x x x x x Vietinbank x x x x x x x Agribank x x x MBbank x x x x x x x Techcombank x x x x x ACB x x Eximbank x x x Nguồn: Tổng hợp từ thông tin dành cho KHDN trên website các NHTMCP VN 2.3.3. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro tại các DN XNK Việt Nam thời gian qua “Việt Nam là một trong số những quốc gia dẫn đầu Thế giới về xuất khẩu nông sản với danh mục sản phẩm đa dạng từ gạo, cà phê, cao su, đến hạt điều, đậu tương,...Đặc điểm của các mặt hàng nông sản là sản lượng không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả biến động nhanh, mạnh. Thực tế kinh doanh nông sản Việt Nam trong những năm vừa qua đã chứng kiến nhiều địa phương, doanh nghiệp do không ổn định đầu ra nên sản xuất còn tự phát, nông dân bị cuốn vào vòng luẩn quẩn trồng – chặt – trồng và được mùa mất giá, mất mùa được giá khiến 47 việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, định giá rất bị động, thu nhập người sản xuất và kinh doanh nông sản đều bấp bênh. Ngoài ra, do không có sở giao dịch (SGD) hàng hóa đúng nghĩa và liên thông với thị trường quốc tế nên nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam luôn phải bán dưới giá bình quân Thế giới. Những bất cập trên đã cho thấy nhu cầu phát triển thị trường phái sinh cho các DN để quản lý rủi ro biến động giá hàng hóa, tạo điều kiện cho các DN và người sản xuất tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi với chiến lược phát triển dài hạn và tạo sự bình đẳng cho các DN Việt Nam khi tham gia cuộc cạnh tranh gay gắt với các DN nước ngoài trong thị trường hàng hóa liên tục biến động”. Hiện nay, việc nhìn nhận và sử dụng các giao dịch phái sinh hàng hóa đã được cải thiện rất nhiều. Những giao dịch này được đặt trong bức tranh tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cộng với vai trò cần thiết về công cụ phòng ngừa rủi ro, công cụ phái sinh hàng hóa đang được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và sử dụng. Đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ cho các sàn ngoại khai thác, trong khi các sàn Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai. Dù Việt Nam đã có sở giao dịch hàng hóa nhưng do tính thanh khoản kém, lại chỉ giới hạn ở một số mặt hàng như cà phê, cao su, thép nên doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu giao dịch trên các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới như LIFFE, LME (London), NYBOT, NYMEX, CME (New York), TOCOM (Tokyo). Trong khuôn khổ giới hạn nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp XNK VN trong thời gian qua, tác giả tìm hiểu và phân tích theo các ngành hàng tiêu biểu. i. Đối với nông sản (công ty cà phê, thức ăn chăn nuôi, công ty dệt sợi) Tại Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 05/2020 ước đạt 2,171,400 bao (bao= 60kg), giảm 10,90% so, với cùng kỳ 2019. Tuy vậy, tổng lượng xuất khẩu 5 tháng đầu 2020 vẫn 4,80% cao hơn năm ngoái, ước đạt 13,58 triệu bao với giá trị xuất khẩu 1,37 tỷ USD tăng 3,3% so với cùng kỳ (Tổng cục Hải Quan). Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê arabica đạt 37,18 nghìn tấn, trị giá 87,88 triệu USD, tăng 34,2% về lượng và tăng 51,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 48 Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica sang nhiều thị trường tăng, như: Mỹ tăng 52,5%, đạt 13,8 nghìn tấn; Bỉ tăng 84,7%, đạt 8,53 nghìn tấn (Tổng cục Hải Quan). Trước tình hình xuất khẩu cà phê trên thị trường sôi nổi như vậy, biến động giá là thách thức lớn nhất mà ngành cà phê đang phải đối mặt hiện nay. Ngày 26/06/2020, thị trường thế giới giảm trở lại, giá cà phê robusta tại London giao tháng 7/2020 giảm 1,15% giao dịch xuống mức 1.181 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2020 giảm 0,83% giao dịch xuống mức 95,2 US cent/pound. Cà phê - mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề phòng vệ trước những rủi ro về giá. Vì vậy các nhà sản xuất, kinh doanh cà phê Việt Nam đều chủ động trong việc nâng cao nhận thức, sử dụng các công cụ phòng vệ rủi ro về giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai. Đối với mặt hàng cà phê, giao dịch kỳ hạn qua các ngân hàng thương mại được biết đến từ năm 2004 và chính thức giao dịch qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (VNX) từ cuối năm 2010 và Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) năm 2011. Ngày 11/03/2011, nhằm đa dạng hóa các hình thức giao dịch và cung cấp công cụ tài chính bảo hiểm rủi ro về giá cho người trồng, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) phối hợp với Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) tổ chức khai trương giao dịch hợp đồng cà phê kỳ hạn. Techcombank đóng vai trò là ngân hàng uỷ thác thanh toán thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho các hoạt động giao dịch tại BCEC, thanh toán bù trừ cho các giao dịch của nhà đầu tư, dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ, đánh giá lại các trạng thái giao dịch và thực hiện thanh toán tiền. Để thực hiện giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa niêm yết trên Sở giao dịch nước ngoài thông qua MXV và phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định so với giá trị các hợp đồng giao dịch. 49 Bảng 2.3. Mức ký quỹ giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 15/01/2020 STT Tên hàng hóa Mã giao dịch Sở giao dịch nước ngoài liên thông Mức ký quỹ ban đầu/ Hợp đồng 1 Cà phê Robusta LRC ICE EU 22,250,250 VND 2 Cà phê Arabica KCE ICE US 103,578,750 VND Nguồn: MXV Tại Việt Nam, giai đoạn 2004-2006, sản phẩm hợp đồng tương lai hàng hóa mới được cung cấp bởi những nhà môi giới là các ngân hàng thương mại như: Techcombank, BIDV, VCB, Vietinbank trên thị trường phái sinh hàng hóa. Giao dịch hợp đồng tương lai ở Việt Nam thường tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, cao su và gần đây đã phát triển sang các mặt hàng nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu như kim loại màu, ngũ cốc và bông sợi tuy nhiên số lượng giao dịch còn khá khiêm tốn. Những doanh nghiệp đang thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do tính tự quyết cao và khả năng chịu trách nhiệm về rủi ro bởi việc sử dụng các công cụ phái sinh hàng hóa thiếu kinh nghiệm và không tuân thủ triệt để kỷ luật đầu tư có thể phát sinh thua lỗ. ii. Đối với nhiên liệu (công ty máy bay, công ty dầu khí...) Các công cụ phái sinh giúp các công ty dầu khí thế giới giảm thiểu rủi ro trước sự biến động của giá dầu thô, giá khí và giá các sản phẩm liên quan. Dầu khí là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều rủi ro do giá dầu thế giới thường xuyên biến động theo cung - cầu của thị trường, tốc độ phát triển kinh tế, các chính sách về tài chính tiền tệ, chính sách của các nước xuất khẩu dầu mỏ, sự tăng giảm giá trị đồng USD Vì vậy, các công cụ phái sinh phòng vệ rủi ro về biến động giá dầu thô và giá xăng dầu đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư. 50 Rủi ro về giá trong lĩnh vực dầu khí có liên quan đến khâu sản xuất của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Các rủi ro về giá mà các đối tượng tham gia thị trường và các công cụ phái sinh để xử lý rủi ro đó được trình bày trong bảng sau. Bảng 2.4. Các rủi ro về giá trong ngành dầu khí và chiến lược quản trị rủi ro Đối tượng tham gia thị trường Rủi ro về giá Các chiến lược quản trị rủi ro và công cụ phái sinh được áp dụng Các công ty sản xuất/kinh doanh dầu (PVEP, PV OIL) Giá dầu thô thấp Bán hợp đồng dầu thô tương lai hoặc mua quyền chọn bán Các nhà máy lọc dầu (BSR, NSRP) Giá dầu thô cao Giá sản phẩm thấp Tỷ suất lợi nhuận thấp Mua hợp đồng dầu thô tương lai hoặc mua quyền chọn mua Bán hợp đồng sản phẩm tương lai hoặc thực hiện hợp đồng hoán đổi, mua quyền chọn bán Mua crack spread Các công ty điều hành kho bãi (PV GAS Trading, PV OIL) Giá dầu thô cao Giá sản phẩm thấp Tỷ suất lợi nhuận thấp Hợp đồng quyền chọn calendar spread Các khách hàng lớn: Công ty phân phối (Khí thiên nhiên) Các nhà máy điện khí Công ty hàng không và công ty vận chuyển Giá không ổn định; giá bán buôn cao hơn giá bán lẻ Tỷ suất lợi nhuận nhỏ Giá dầu cao Mua hợp đồng tương lai, mua quyền mua hoặc mua basis contracts Mua spark spread Dùng hợp đồng hoán đổi Nguồn: EIA Rủi ro giá dầu là rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất được biết đến từ cuối năm 2014, khi giá dầu giảm mạnh từ 111 USD/ thùng (tháng 6/2014), xuống khoảng trên 51 dưới 50 USD/thùng (cuối năm 2014) và có thời điểm xuống dưới 30 USD/thùng (đầu năm 2016). Giá dầu chỉ phục hồi trở lại vào giai đoạn cuối năm 2018 và ở ngưỡng 60 – 70 USD/thùng dầu năm 2019. Biến động của giá dầu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty dầu khí về doanh thu, lợi nhuận và việc đầu tư các dự án mới. Hàng không là lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng lớn từ biến động giá xăng dầu vì đây là yếu tố quyết định chi phí/lợi nhuận của doanh nghiệp. Các hãng hàng không trên thế giới thường xuyên sử dụng các công cụ phái sinh để phòng vệ rủi ro về giá khi mua xăng dầu, trong đó có hình thức phổ biến nhất là hợp đồng tương lai. Để hợp đồng tương lai đạt hiệu quả, việc dự báo xu hướng giá phải được thực hiện tốt. Nếu giá xăng dầu thực tế ở thời điểm thực hiện hợp đồng tương lai thấp hơn giá ký kết trong hợp đồng thì bên mua sẽ bị lỗ và ngược lại. Ngoài nghiệp vụ dự báo, việc tính toán tỷ trọng mua theo hợp đồng tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cac_nhan_to_tac_dong_den_quyet_dinh_su_dung_cong_cu.pdf
Tài liệu liên quan