Luận văn Các yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CẢM ƠN . i

LỜI CAM ĐOAN . ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ . viii

TÓM TẮT LUẬN VĂN . ix

CHưƠNG 1 MỞ ĐẦU .1

1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .3

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .3

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu.4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

1.4.1 Đối tượng nhiên cứu .4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .4

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.4

1.6 Cấu trúc của luận văn .5

Tóm tắt chương 1 .6

CHưƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN7

2.1 Khái niệm về động lực làm việc.7

2.2 Lý thiết liên quan.10

2.2.1 Thuyết Nhu cầu cho thứ bậc của Abraham Maslow (1943).10

2.2.2 Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg (1959).12

2.2.3 Thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963).13

2.2.4 Thuyết kỳ vọng của Vroom .14

2.2.5 Thuyết E.R.G của Alderfer (1972) .16

2.2.6 Thuyết nhu cầu của McClelland (1985) .17

2.2.7 Nghiên cứu của Hackman và Oldham (1976) .18

pdf89 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập và phúc lợi Động lực cho nhân viên 27 (4) Công việc ổn định, (5) Lƣơng cao, (6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, (7) Điều kiện làm việc tốt, (8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, (9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị, (10) Sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề cá nhân. - Theo nghiên cứu của Simons và Enz (1995), “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực của nhân viên khách sạn Mỹ và Canada”. Nghiên cứu khảo sát 278 nhân viên của mƣời khách sạn khác nhau tại Mỹ và Canada. Bảng câu hỏi dựa trên mô hình mƣời yếu tố tạo động lực cho nhân viên của Kovach (1987). Ngƣời trả lời đƣợc yêu cầu xếp hạng các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc của họ theo thứ tự từ một đến mƣời với một là quan trọng nhất và mƣời là ít quan trọng nhất. Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này cho biết mức độ ảnh hƣởng các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên theo thứ tự nhƣ sau: (1) Lƣơng cao, (2) Công việc ổn định, (3) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, (4) Điều kiện làm việc tốt, (5) Công việc thú vị, (6) Đƣợc công nhận đầy đủ thành tích công việc, (7) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, (8) Cảm giác đƣợc tham gia, (9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị, (10) Sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề cá nhân. - Theo nghiên cứu của Wong, Siu và Tsang (1999): thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Hồng Kông”. Nghiên cứu cũng sử dụng mƣời yếu tố tạo động lực của Kovach (1987) làm công cụ và cũng yêu cầu ngƣời trả lời sắp xếp các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc từ 01 đến 10. Kết quả nghiên cứu nhƣ sau: (1) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (2) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên; (3) Lƣơng cao; (4) Công việc ổn định; (5) Điều kiện làm việc tốt; (6) Đƣợc công nhận đầy đủ thành tích công việc; (7) Công việc thú vị; (8) Cảm giác đƣợc tham gia ; (9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị; (10) Sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân, là những yếu tố có ảnh hƣởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên. 28 Bảng 2.3: Tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực làm việc. Yếu tố Kỳ vọng Lĩnh vực Nguồn Điều kiện làm việc + Doanh nghiệp, Khách sạn Kovach (1987), Linder (1998), Simons và Enz (1995), Wong Siu và Tsang (1999). (4) Thu nhập và phúc lợi + Doanh nghiệp, Khách sạn, Quản lý công Kovach (1987), Phạm Thị Thu Trang (2010), Lê Thị Bích Phụng (2011), Linder (1998), Hoàng Thị Hồng Lộc (2014), Simons và Enz (1995), Wong Siu và Tsang (1999). (9) Bản chất công việc + Quản lý công, Doanh nghiệp, Khách sạn Kovach (1987), Hoàng Thị Hồng Lộc (2014), Wong Siu và Tsang (1999). (4) Cơ hội đào tạo và thăng tiến + Quản lý công, Doanh nghiệp Kovach (1987), Hoàng Thị Hồng Lộc (2014), Linder (1998), Simons và Enz (1995), Wong Siu và Tsang (1999). (5) Sự hỗ trợ của lãnh đạo + Doanh nghiệp, Quản lý công, Khách sạn Kovach (1987), Linder (1998), Simons và Enz (1995), Wong Siu và Tsang (1999). (4) Mối quan hệ với đồng nghiệp + Doanh nghiệp Kovach (1987), Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Nguyễn Thị Hải Huyền (2013), Lê Thị Bích Phụng (2011). (4) Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2016. Nhƣ vậy, điểm qua các nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên trong công việc ở các lĩnh vực cũng nhƣ ở các quốc gia khác nhau, ta có thể thấy mô hình mƣời yếu tố tạo động lực của Kovach (1987) đã đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến trong việc tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố công việc đến động lực làm việc của nhân viên ở các lĩnh vực, quốc gia khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều kiểm định đƣợc rằng các yếu tố trong mƣời yếu tố công việc 29 của Kovach đã tạo đƣợc động lực làm việc cho nhân viên, hoặc ở nƣớc này hoặc ở nƣớc khác, hoặc ở lĩnh vực này hoặc ở lĩnh vực khác. Điều này cũng nói lên rằng, động lực làm việc của nhân viên phụ thuộc vào mƣời yếu tố chính là cảm giác đƣợc tham gia, sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân, công việc thú vị, sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, đƣợc công nhận đầy đủ thành tích công việc, công việc ổn định, lƣơng cao, xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị và điều kiện làm việc tốt. Đây cũng là nền tảng trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài này. 2.4 Đề xuất mô hình nhiên cứu và giả thuyết 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Tác giả lựa chọn mô hình mƣời yếu tố động viên đƣợc phát biểu bởi Kovach (1987) và các nghiên cứu trƣớc là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu. Đây là mô hình đƣợc lựa chọn nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực trong các doanh nghiệp nhiều quốc gia châu Á, trong đó có một số nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý công. Các yếu tố độc lập đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đã đƣợc kiểm định trong các nghiên cứu của Linder (1998), Nguyễn Thị Hải Huyền (2013), đặc biệt là nghiên cứu trong lĩnh vực các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức của Hoàng Thị Hồng Lộc (2014). Đề tài sử dụng các yếu tố độc lập đƣợc kiểm định trong lĩnh vực tạo động lực là cơ sở lý thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, cũng nhƣ căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm để xác định và điều chỉnh tên gọi các yếu tố đầy đủ hơn. Kết quả 2/3 thành viên trong nhóm thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu tố đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng đáng kể đối với động lực làm việc của công chức, là “Mối quan hệ với đồng nghiệp” vào nghiên cứu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, 2/3 thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng cần gộp 03 yếu tố “Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên”, “Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân” và “Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị” thành yếu tố “Sự hỗ trợ của lãnh đạo”; gộp 03 yếu tố “Công việc thú vị”, “Công việc ổn định”, “Sự tự chủ trong công việc” thành “Bản chất 30 công việc”. Hơn nữa, các thành viên trong nhóm thảo luận cũng cho rằng cần đổi yếu tố “Lƣơng cao” trong nghiên cứu của Kovach (1987) và các nghiên cứu trƣớc thành yếu tố “Thu nhập và phúc lợi”, đổi yếu tố “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp” trong nghiên cứu của Kovach (1987) và các nghiên cứu trƣớc thành yếu tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” cho phù hợp với điều kiện tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh (Được tác giả thể hiện tại bảng phụ lục 1a). Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu và kết quả nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên cứu đƣợc tác giả đề xuất bao gồm 06 biến độc lập: (1) Thu nhập và phúc lợi, (2) Bản chất công việc, (3) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (4) Điều kiện làm việc, (5) Sự hỗ trợ của lãnh đạo, (6) Mối quan hệ với đồng nghiệp, và biến phụ thuộc là Động lực làm việc cho công chức đƣợc trình bày. H1 H2 H3 H4 H5 H6 H4 Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Tác giả nghiên cứu đề xuất, 2016. 2.4.2 Giả thiết và khái niệm nghiên cứu Điều kiện làm việc Điều kiện làm việc là tình trạng nơi làm việc của công chức Chi cục. Đối với đề tài nghiên cứu này điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hƣởng đến sức khỏe Điều kiện làm việc Thu nhập và phúc lợi Bản chất công việc Cơ hội đào tạo và thăng tiến Sự hỗ trợ của lãnh đạo Mối quan hệ với đồng nghiệp Động lực làm việc cho công chức 31 và sự tiện lợi của công chức Chi cục khi làm việc, bao gồm: cơ sở vật chất nơi làm việc, thời gian làm việc, nơi làm việc an toàn thoải mái (Dubrin, 1995), thời gian làm thêm. Khi công chức đƣợc làm việc tại môi trƣờng thoải mái, đầy đủ các thiết bị, nơi làm việc sạch sẽ tiện nghi, công chức sẽ cảm thấy đƣợc quan tâm. Phần nào thỏa mãn nhu cầu của công chức, đây chính là một nhân tố quan trọng giúp tạo động lực làm việc cho công chức và tăng năng suất lao động. Do đó, giả thuyết H1 đƣợc đặt ra nhƣ sau: H1: Điều kiện làm việc ảnh hƣởng thuận chiều đến động lực làm việc cho công chức. Thu nhập và Phúc lợi Thu nhập và phúc lợi thể hiện ở nhu cầu sinh lý và an toàn trong thuyết nhu cầu của Maslow (1943), là yếu tố quan trọng nhất đối với nhân viên khách sạn trong các nghiên cứu của Simons & Enz (1995) tại Mỹ, Canada và nghiên cứu của Charles và Marshall (1992) tại Caribean. Phúc lợi có vai trò quan trọng trong việc xác định mức thỏa mãn công việc. Một chính sách thu nhập và phúc lợi tốt phải thể hiện ở mức lƣơng phù hợp với năng lực và mức độ đóng góp của nhân viên. Sự khen thƣởng tƣơng xứng với thành tích đóng góp, chính sách phúc lợi đa dạng và phong phú, thể hiện sự quan tâm đến nhân viên và làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng với chính sách phúc lợi của công ty đồng thời có tác dụng kích thích nhân viên trong công việc. Theo Trần Kim Dung (2011), phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của ngƣời lao động, có tác dụng kích thích nhân viên làm việc và gắn bó với doanh nghiệp. Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H2 nhƣ sau: H2: Thu nhập và phúc lợi ảnh hƣởng thuận chiều đến động lực làm việc cho công chức. Bản chất công việc Bản chất công việc thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, mang tính thách thức, tạo cơ hội để sử dụng, phát huy các kỹ năng cá nhân (Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2010). Theo Hackman và Oldham (1976) cho rằng việc tổ chức công việc hợp lý sẽ tạo động lực làm việc ngay từ bên trong nhân viên, tạo đƣợc sự thỏa mãn và hiệu quả 32 công việc. Theo hai nhà nghiên cứu này công việc cần phải sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau, ngoài ra nhân viên cần phải có một số quyền nhất định. Một nhân viên có năng lực khi đƣợc giao những nhiệm vụ khó khăn và trách nhiệm thƣờng nỗ lực hết mình để vƣợt qua và chứng tỏ bản thân. Mol (1991) cho rằng nếu nhân viên không có quyền hạn phù hợp tƣơng ứng với trách nhiệm sẽ không có động lực làm việc. Yếu tố này đƣợc phát triển từ yếu tố “công việc thú vị”, “Sự tự chủ trong công việc” và “Công việc ổn định” trong nghiên cứu của Kovach (1987). Nhiều mô hình nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm xác định yếu tố động viên nhân viên cũng chú trọng vào các thuộc tính của công việc. Tại Việt Nam, nghiên cứu Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010) cũng cho thấy vai trò của yếu tố bản chất cồng việc tác động đến việc tạo sự hứng thú làm việc của các nhân viên làm việc toàn thời gian trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, tác giả đặt giả thuyết đối với khái niệm bản chất công việc phù hợp nhƣ sau: H3: Bản chất công việc ảnh hƣởng thuận chiều đến động lực làm việc cho công chức. Cơ hội đào tạo và thăng tiến Yếu tố này đƣợc đổi tên từ yếu tố “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp” trong nghiên cứu của Kovach và các nghiên cứu của Maslow (1943), Herzberg (1959). Đào tạo: đƣợc xem là một dạng đầu tƣ vốn con ngƣời và sự đầu tƣ này đƣợc thực hiện bởi cá nhân hoặc công ty (Wetland, 2003). Những nhân viên mà công ty thuê đƣợc tham gia các chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng của họ và đƣợc hy vọng sẽ sử dụng các kỹ năng, kiến thức học đƣợc để áp dụng trong công việc cũng nhƣ chia sẻ cho các đồng nghiệp khác. Những nhân viên tham gia vào một khóa đào tạo sẽ đƣợc cung cấp những kỹ năng cần thiết hoặc giúp sửa chữa những thiếu sót trong biểu hiện của họ; trong khi việc phát triển chỉ có ảnh hƣởng để cung cấp cho nhân viên khả năng mà tổ chức cần trong tƣơng lai (Gomez-Mejia, Balkin và Cardy, 1995). Phát triển kỹ năng có thể bao gồm cải thiện cả về những kỹ năng đọc, viết cơ bản, cách giao tiếp cá nhân, hoặc khả năng giải quyết vấn đề. Ngày nay nhiều công ty nhận ra rằng họ càng huấn luyện nhân viên của mình thì nhân viên của mình ngày càng có xu hƣớng gắn bó với công ty. Hơn nữa, những 33 kiến thức học sau chƣơng trình đạo tạo đó đều giúp ích cho nhân viên trong việc gia tăng doanh số bán hàng. Theo Oosthuizen (2001) thăng tiến là một yếu tố động viên và có mức độ động viên rất lớn. Nghiên cứu này chỉ ra rằng đây là yếu tố quan trọng trong việc nhân viên có thỏa mãn hay không, có đƣợc động lực làm việc hay không. Storey và Sisson (1993) cho rằng đào tạo và thăng tiến là dấu hiệu của sự gắn kết trong nhân viên. Đào tạo và thăng tiến cũng giúp giảm sự luân chuyển công việc (Wetland, 2003). Nó cũng phản ánh chiến lƣợc của tổ chức là dựa vào sự tăng giá trị hơn là dựa vào việc cắt giảm chi phí. Các công ty hàng đầu đã thừa nhận ràng việc cung cấp cho nhân viên với hàng loạt cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng chính là chìa khóa cho việc kích thích động viên và giữ lại nguồn nhân lực chủ chốt (Bassi và Buren, 1999). Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H4 nhƣ sau: H4: Cơ hội đào tạo và thăng tiến ảnh hƣởng thuận chiều đến động lực làm việc cho công chức. Sự hỗ trợ của Lãnh đạo Động lực thúc đẩy tinh thần làm việc thƣờng nảy sinh một cách tự nhiên khi nhân viên có một nhà ngƣời lãnh đạo giỏi mà họ nể trọng. Một công ty có thể có môi trƣờng làm việc, chế độ lƣơng thƣởng, phúc lợi hay chính sách đãi ngộ tốt... cho nhân viên, nhƣng một ngƣời lãnh đạo kém cỏi có thể vô hiệu hóa những ƣu điểm này và làm mất đi động lực thúc đẩy của cấp dƣới. Theo Grant (2007), động lực làm việc của nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào những gì ngƣời lãnh đạo thể hiện. Mỗi hành động của họ đều có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động lực làm việc của nhân viên trên cả hai mặt tích cực hay tiêu cực tùy vào thâm niên điều hành, lãnh đạo. Theo Nelson (1996) cho rằng giao tiếp không tốt giữa quản lý và nhân viên làm giảm động lực làm việc. Khi nhân viên cảm thấy tổ chức không quan tâm đến họ, họ sẽ có thể mất đi động lực và không nỗ lực nhiều trong công việc. Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H5 nhƣ sau: H5: Sự hỗ trợ của lãnh đạo ảnh hƣởng thuận chiều đến động lực làm việc chung cho công chức. Mối quan hệ với đồng nghiệp Yếu tố này đƣợc bổ sung dựa trên kết quả phân tích, thảo luận nhóm đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu của Herzberg (1959), Nguyễn Ngọc Lan Vy 34 (2010). Mối quan hệ trong công việc là mối quan hệ đƣợc thiết lập giữa nhân viên với nhân viên (quan hệ đồng nghiệp) hay cũng có thể là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới (quan hệ với lãnh đạo). Một môi trƣờng làm việc mà ở đó các đồng nghiệp cởi mở, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp làm việc ảnh hƣởng rất nhiều đến động lực làm việc của nhân viên và ngƣợc lại (Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2010). Tƣơng tự mối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần có đƣợc sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiêp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp. Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với công việc để đạt đƣợc kết quả tốt nhất. Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là ngƣời đáng tin cậy. Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết H6 nhƣ sau: H6: Mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hƣởng thuận chiều đến động lực làm việc cho công chức. Tóm tắt chƣơng 2 Chƣơng 2 tổng hợp cơ sở lý thuyết về động lực làm việc cho công chức cũng nhƣ các phƣơng pháp đánh giá động lực làm việc đang đƣợc sử dụng rộng rãi hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả cũng lƣợc khảo các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 06 yếu tố là: (1) Điều kiện làm việc, (2) Thu nhập và phúc lợi, (3) Bản chất công việc, (4) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (5) Sự hỗ trợ của lãnh đạo, (6) Mối quan hệ với đồng nghiệp. Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề đƣợc phân tích ở chƣơng tiếp theo. Chƣơng tiếp theo tác giả sẽ trình bày phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu. 35 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chƣơng 2 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về động lực làm việc cho công chức và đƣa ra mô hình nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết này làm nền tảng cho nghiên cứu trong chƣơng này. Chƣơng 3, tác giả sẽ giới thiệu phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong xây dựng và đánh giá các thang đo, kiểm định thang đo. 3.1 Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. 3.1.1 Nghiên cứu định tính Tác giả thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm gồm 10 thành viên tham gia. Mô hình nghiên cứu ban đầu dựa trên cơ sở lý thuyết của Kovach (1987) và các nghiên cứu trƣớc nhƣ đã nêu ở chƣơng 2 đƣợc sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính. Phƣơng pháp này sử dụng nhằm để hiệu chỉnh các thang đo của nƣớc ngoài, xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Từ cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. (Tác giả thể hiện tại Bảng phụ lục 1a: Dàn bài thảo luận nhóm). Qua nghiên cứu định tính, kết quả cho thấy có nhiều yếu tố xác định ở thang đo nháp bị loại bỏ. Cơ sở để loại bỏ là 2/3 các công chức đƣợc phỏng vấn cho rằng các yếu tố đó không tạo động lực cho họ hoặc là họ chƣa quan tâm đến các yếu tố này khi đi làm hoặc có sự trùng lặp yếu tố, yếu tố này đã bao hàm trong yếu tố kia, có những đề xuất mới. Từ đó, 2/3 thành viên trong nhóm thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu tố đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng đáng kể đối với động lực làm việc cho công chức, là “Mối quan hệ với đồng nghiệp” vào nghiên cứu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, 2/3 thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng cần gộp 03 yếu tố “Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên”, “Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân” và “Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị” thành yếu tố 36 “Sự hỗ trợ của lãnh đạo”; gộp 03 yếu tố “Công việc thú vị”, “Công việc ổn định”, “Sự tự chủ trong công việc” thành “Bản chất công việc”. Hơn nữa, nhóm thảo luận cũng cho rằng cần đổi yếu tố “Lƣơng cao” trong nghiên cứu của Kovach (1987) và các nghiên cứu trƣớc thành yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” cho phù hợp với điều kiện tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh (Tác giả thể hiện tại bảng phụ lục 1b: Kết quả thảo luận nhóm). Kết quả của lần thảo luận nhóm này cho thấy có sáu yếu tố chính mà các công chức cho rằng họ bị ảnh hƣởng đến động lực làm việc tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đƣa vào nghiên cứu định lƣợng. 3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lƣờng các yếu tố tác động đến động lực làm việc cho công chức từ ý kiến của công chức đang làm việc tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 9/2016. Phƣơng pháp thu thập thông tin sử dụng là phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn. Từ những thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc, tiến hành xác định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố (EFA), kiểm định giá trị trung bình, kiểm định mô hình bằng hồi qui, thang đo Likert đƣợc sử dụng để đo lƣờng cảm nhận của đối tƣợng đƣợc khảo sát, xác định mối tƣơng quan...Tất cả các thao tác này đƣợc tiến hành bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả phân tích sẽ cho cái nhìn tổng quát về động lực làm việc cho công chức, đồng thời cũng tìm hiểu đƣợc mối liên quan giữa các yếu tố công việc tác động đến động lực làm việc cho công chức. 37 3.2 Quy trình nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu. Nguồn: tác giả nghiên cứu, 2016. Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Hệ thống lý thuyết về động lực làm việc Sơ lƣợc về các nghiên cứu trƣớc đây Thu thập dữ liệu thứ cấp Thảo luận nhóm Xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ Xây dựng thang đo và thiết kế bản câu hỏi Thu thập số liệu sơ cấp - Mã hóa và làm sạch dữ liệu - Phân tích số liệu: +Đánh giá độ tin cậy thang đo Crobach’ alpha +Phân tích nhân tố khám phá EFA +Phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả nghiên cứu và kiến nghị Kết luận Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lƣợng Đạt Đạt Không đạt Không đạt 38 3.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo Thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc cho công chức đƣợc xây dựng dựa trên thang đo Smith và cộng sự (1969), Srivastava và Bhatia (2013), Akhtar và cộng sự (2014), Ahmad và cộng sự (2014), sau đó đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với Chi cục quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh thông qua nghiên cứu định tính bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm (Phụ lục 1b). Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo chính thức đƣợc trình bày trong các bảng dƣới đây. Thang đo “Điều kiện làm việc” Thang đo “Điều kiện làm việc” dựa trên thang đo Srivastava và Bhatia (2013) gồm 06 biến quan sát đƣợc mã hóa từ DKLV1 đến DKLV6. Bảng 3.1: Thang đo điều kiện làm việc. Kí hiệu Biên quan sát Nguồn DKLV1 Nơi làm việc của các Anh/Chị đƣợc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ. Srivastava và Bhatia (2013) DKLV2 Anh/Chị không phải làm thêm giờ quá nhiều. Srivastava và Bhatia (2013) DKLV3 Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc là phù hợp Srivastava và Bhatia (2013) DKLV4 Nơi làm việc của các Anh/Chị rất thoải mái. Srivastava và Bhatia (2013) DKLV5 Anh/Chị không tốn nhiều thời gian để đi lại giữa nhà và cơ quan. Nghiên cứu định tính DKLV6 Anh/Chị đƣợc tiếp nhận đầy đủ thông tin cần thiết để làm việc. Nghiên cứu định tính Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh, 2016. Thang đo “Thu nhập và phúc lợi” Thang đo “Thu nhập và phúc lợi” dựa trên thang đo Smith và cộng sự (1969), Srivastava và Bhatia (2013) gồm 05 biến quan sát đƣợc mã hóa từ TNPL1 đến TNPL5. 39 Bảng 3.2: Thang đo Thu nhập và phúc lợi. Kí hiệu Biến quan sát Nguồn TNPL1 Anh/Chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Chi cục. Smith và cộng sự (1969) TNPL2 Thu nhập đƣợc trả tƣơng xứng với năng lực làm việc và đóng góp của Anh/Chị với Chi cục Smith và cộng sự (1969) TNPL3 Chi cục trả thu nhập cho công chức rất công bằng. Smith và cộng sự (1969) TNPL4 Chính sách phúc lợi của Chi cục đầy đủ Srivastava và Bhatia (2013) TNPL5 Anh/Chị hài lòng với chế độ phúc lợi của Chi cục Srivastava và Bhatia (2013) Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh, 2016. Thang đo “Bản chất công việc” Thang đo “Bản chất công việc” dựa trên thang đo Akhtar và cộng sự (2014) gồm 04 biến quan sát đƣợc mã hóa từ BCCV1 đến BCCV5. Bảng 3.3: Thang đo Bản chât công việc. Kí hiệu • Biến quan sát Nguồn BCCV1 Công việc của Anh/Chị rất thú vị Akhtar và cộng sự (2014) BCCV2 Công việc phù hợp với năng lực của Anh/Chị Akhtar và cộng sự (2014) BCCV3 Sự phân công công việc trong Chi cục là hợp lý Akhtar và cộng sự (2014) BCCV4 Anh/Chị luôn đƣợc khuyến khích để nâng cao hiệu quả công việc Akhtar và cộng sự (2014) BCCV5 Anh/Chị không bị áp lực cao trong công việc Nghiên cứu định tính Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh, 2016. 40 Thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến ” Thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” dựa trên thang đo Smith và cộng sự (1969) gồm 05 biến quan sát đƣợc mã hóa từ DTTT1 đến DTTT5 Bảng 3.4: Thang đo về Cơ hội đào tạo và thăng tiến. Ký hiệu Biến quan sát Nguồn DTTT1 Chi cục tạo nhiều cơ hội cho Anh/Chị trong đào tạo Smith và cộng sự (1969) DTTT2 Anh/ Chị luôn đƣợc khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Smith và cộng sự (1969) DTTT3 Anh/Chị có nhiều cơ hội thăng tiến trong Chi cục Smith và cộng sự (1969) DTTT4 Anh/Chị tham gia nhiều khóa đào tạo về chính trị Smith và cộng sự (1969) DTTT5 Chính sách thăng tiến của Chi cục có công bằng Nghiên cứu định tính Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh, 2016. Thang đo “Sự hỗ trợ của lãnh đạo” Thang đo “Sự hỗ trợ của lãnh đạo” dựa trên thang đo Akhtar và cộng sự (2014) gồm 06 biến quan sát đƣợc mã hóa từ HTLD1 đến HTLD6. Bảng 3.5: Thang đo về Sự hỗ trợ của lãnh đạo Ký hiệu Biến quan sát Nguồn HTLD1 Lãnh đạo Chi cục khuyến khích Anh/Chị tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng của bộ phận Akhtar và cộng sự (2014) HTLD2 Lãnh đạo luôn hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của Anh/Chị Akhtar và cộng sự (2014) HTLD3 Anh/Chị luôn nhận đƣợc hỗ trợ, hƣớng dẫn kịp thời nghiệp vụ từ cấp trên để hoàn thành công việc Akhtar và cộng sự (2014) HTLD4 Anh/Chị đƣợc tôn trọng và tin cậy trong công việc Akhtar và cộng sự (2014) HTLD5 Lãnh đạo của Anh/Chị luôn gƣơng mẫu trong công tác Nghiên cứu đinh tính HT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cac_yeu_to_tao_dong_luc_lam_viec_cho_cong_chuc_tai.pdf
Tài liệu liên quan