Luận văn Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CẢI

CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ

TẬP TRUNG . 9

1.1. Thủ tục hành chính. 9

1.2. Cải cách thủ tục hành chính . 15

1.3. Mô hình một cửa điện tử tập trung. 16

Tiểu kết Chương 1. 29

Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ TẬP TRUNG TẠI TRUNG

TÂM HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. 31

2.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng . 31

2.2. Hệ thống văn bản liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính theo

mô hình một cửa điện tử tập trung . 34

2.3. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập

trung tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng . 37

2.4. Đánh giá chung về công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình

một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng . 58

Tiểu kết Chương 2. 65

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ TẬP TRUNG

TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG . 67

3.1. Xây dựng và thực thi văn hóa công vụ tại Trung tâm hành chính thành

phố Đà Nẵng. 67

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cửa, một cửa liên thông của các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố tại trung tâm hành chính thực hiện theo Quyết định số 9294/QĐ-UBND ngày 16 tháng 40 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại của các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố Đà Nẵng được sơ đồ hóa tại Hình 2.1. Hình 2.1. Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các sở, ban, ngành [Nguồn: Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng] Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc cơ quan, đơn vị, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ của tổ chức, cá nhân: + Trường hợp hồ sơ của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị thì hướng dẫn cụ thể, chu đáo để tổ chức, cá nhân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định hiện hành; 41 + Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bằng Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg) để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh. Việc hướng dẫn này được thực hiện theo nguyên tắc một lần, cụ thể, đầy đủ, theo đúng quy định đã được niêm yết công khai; + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết hoặc trích xuất từ phần mềm một cửa Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (bao gồm 02 liên). Liên số 01 giao cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg). Liên số 02 (được bổ sung thêm nội dung ký nhận kết quả của tổ chức, cá nhân; thời gian nhận kết quả thực tế và tình trạng nhận kết quả sớm, đúng, trễ hẹn) chuyển kèm hồ sơ chuyển cho phòng hoặc công chức chuyên môn xử lý. + Đối với hồ sơ giải quyết ngay, không viết hoặc trích xuất Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, nhưng vẫn phải thực hiện việc nhập thông tin, dữ liệu hồ sơ vào phần mềm một cửa hoặc sổ theo dõi hồ sơ (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg). - Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện, bộ phận văn thư của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chuyển lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thực hiện thủ tục tiếp nhận, luân chuyển, quản lý hồ sơ như hồ sơ thủ tục hành chính được nộp trực tiếp. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn cách thức xác định, nhận dạng hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị được nộp qua đường bưu điện cho bộ phận văn thư. - Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua dịch vụ hành chính công trực tuyến mức 3 hoặc mức 4, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ trực tuyến của tổ chức, cá nhân trong vòng 04 giờ làm việc: 42 + Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thông qua địa chỉ email, hoặc chức năng thông báo thuộc phần mềm giải quyết hồ sơ trực tuyến. Việc hướng dẫn này được thực hiện theo nguyên tắc một lần, cụ thể, đầy đủ, theo đúng quy định đã được công khai; + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thực hiện thao tác tiếp nhận hồ sơ trên phần mềm giải quyết hồ sơ trực tuyến, sau đó chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý đồng thời thông báo với tổ chức, cá nhân thời hạn giải quyết hồ sơ (thông qua địa chỉ email, hoặc chức năng thông báo thuộc phần mềm giải quyết hồ sơ trực tuyến). Thời hạn giải quyết được tính từ ngày Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đồng ý tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tổ chức, cá nhân. - Tất cả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố do các sở, ban, ngành tham mưu xử lý, hồ sơ trình UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố được tiếp nhận theo cơ chế một cửa tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng UBND thành phố. - Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, nếu quy định về thủ tục hành chính còn vướng mắc, chưa rõ ràng thì công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ trực tiếp trao đổi ngay với phòng (hoặc công chức) chuyên môn để thống nhất trước khi nhận hồ sơ. Bước 2: Luân chuyển hồ sơ - Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải lập hoặc trích xuất từ phần mềm một cửa Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg) và chuyển cho phòng (hoặc công chức) chuyên môn trong buổi làm việc (chuyển cùng hồ sơ và liên số 02 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả). Trường hợp 43 hồ sơ được tiếp nhận trong 30 phút cuối buổi làm việc thì có thể chuyển hồ sơ cho phòng (hoặc công chức) chuyên môn vào đầu giờ của buổi làm việc kế tiếp. - Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được sử dụng trong nội bộ đơn vị, chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Không bắt buộc trích xuất Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ từ phần mềm một cửa trong trường hợp hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức 3 và mức 4 hoặc hồ sơ được quét (scan) sau khi được tiếp nhận trực tiếp để luân chuyển trên phần mềm (Phòng, công chức chuyên môn có thể xử lý ngay sau khi nhận được hồ sơ luân chuyển trên phần mềm mà không nhất thiết phải chờ hồ sơ giấy). - Phòng (hoặc công chức) chuyên môn có thẩm quyền xử lý, giải quyết hồ sơ có trách nhiệm: + Tiếp nhận hồ sơ được luân chuyển; + Trong trường hợp, phát hiện hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ (do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sai sót trong việc tiếp nhận) thì chuyển trả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, không trực tiếp yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm liên hệ với tổ chức, cá nhân để xin lỗi và đề nghị hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trên nguyên tắc bổ sung một lần. - Đối với các hồ sơ thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông giữa các cơ quan, đơn vị, khi luân chuyển từ cơ quan, đơn vị này đến cơ quan, đơn vị khác, việc tiếp nhận phải được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, UBND quận, huyện, UBND phường, xã có thực hiện thủ tục hành chính; không được nhận và trả kết quả trực tiếp tại các phòng, ban chuyên môn của các cơ quan, đơn vị. Cơ quan, đơn vị nhận hồ sơ thực hiện đầy đủ quy trình 44 tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tương tự như đối với thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Bước 3: Xử lý, giải quyết hồ sơ - Phòng (hoặc công chức) chuyên môn thẩm định, xử lý hồ sơ theo quy định hiện hành, trình lãnh đạo có thẩm quyền ký. - Trường hợp hồ sơ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của nhiều đơn vị, cá nhân thì phòng (hoặc công chức) chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ sơ chủ động phối hợp với đơn vị, cá nhân khác có liên quan cùng xử lý hồ sơ. - Đối với các hồ sơ cần kiểm tra thực tế thì quá trình kiểm tra thực tế phải được lập biên bản, ghi rõ các bên tham gia, thời gian, nội dung và kết quả kiểm tra. Biên bản được lưu giữ theo hồ sơ. - Đối với những hồ sơ qua xác minh, thẩm tra, thẩm định chưa đủ điều kiện giải quyết, công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian mà cơ quan, đơn vị đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ (trừ những trường hợp được quy định khác trong các văn bản pháp luật của Trung ương và UBND thành phố). Văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ gửi tổ chức, cá nhân phải nêu rõ “thời gian giải quyết hồ sơ sau khi ông bà bổ sung đủ hồ sơ bằng tổng thời gian giải quyết theo quy định trừ thời gian giải quyết lần đầu”. Trừ những trường hợp văn bản pháp luật của Trung ương và UBND thành phố có quy định cụ thể thời gian (số ngày) giải quyết sau khi bổ sung hồ sơ thì văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ gửi tổ chức, cá nhân phải nêu rõ thời gian trên. - Đối với những hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết, công chức báo cáo cấp có thẩm quyền ký văn bản trả lời, nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ giải quyết chậm hơn thời gian quy định thì phải có 45 văn bản giải thích, xin lỗi tổ chức, cá nhân do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký ban hành. Riêng đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai do Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại quận, huyện (trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) tiếp nhận, giải quyết, văn bản giải thích và xin lỗi tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ trễ hẹn phải do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký ban hành. - Đối với các thủ tục hành chính theo quy định phải phối hợp với cơ quan, đơn vị khác trong quá trình giải quyết hồ sơ thì nội dung và thời gian phối hợp phải được quy định rõ trong quyết định của Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính đó hoặc quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị. Trường hợp hồ sơ do nhiều cơ quan, đơn vị cùng phối hợp giải quyết, nếu trễ hạn, văn bản giải thích, xin lỗi tổ chức, cá nhân do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì ký ban hành; các cơ quan, đơn vị phối hợp trễ hạn thì phải ký văn bản giải thích, xin lỗi lý do trễ hẹn đối với cơ quan chủ trì. Bước 4: Trả kết quả - Sau khi có kết quả giải quyết hồ sơ, phòng (hoặc công chức) chuyên môn chuyển trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Đối với hồ sơ mà tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp thì kết quả giải quyết hồ sơ được chuyển kèm Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Sau khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ từ phòng chuyên môn, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân; đề nghị tổ chức, cá nhân ký và ghi cụ thể thời gian nhận kết quả, tình trạng nhận kết quả sớm, đúng, trễ hẹn vào Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (liên số 02, để lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả). 46 - Đối với hồ sơ thực hiện qua dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4, việc giao trả kết quả được thực hiện trực tuyến (thông qua email, chức năng trả kết quả thuộc phần mềm giải quyết hồ sơ trực tuyến), gửi trực tiếp hoặc thông qua đường chuyển phát văn bản cho tổ chức, cá nhân. Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) được thực hiện thông qua các công cụ thanh toán trực tuyến, chuyển khoản theo quy định hiện hành của pháp luật. - Nghiêm cấm tình trạng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các sở, ban, ngành để tổ chức, cá nhân đi lại nhiều lần để nhận kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. - Trường hợp hồ sơ được giải quyết sớm hơn thời gian hẹn trả thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chủ động gọi điện thoại hoặc dùng các hình thức khác phù hợp để thông báo cho tổ chức, cá nhân đến nhận hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ được giải quyết chậm hơn thời gian hẹn trả thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gọi điện thoại hoặc dùng các hình thức khác phù hợp thông báo cho tổ chức, cá nhân trước thời gian hẹn trả theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để tổ chức, cá nhân không phải đi lại nhiều lần. Ngay sau khi có kết quả giải quyết hồ sơ, gọi điện hoặc dùng hình thức khác phù hợp thông báo để tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả kèm theo văn bản giải thích, xin lỗi của cơ quan, đơn vị. 2.3.1.3. Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Hệ thống thông tin chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng là hệ thống thông tin thực hiện dịch vụ công cho công dân, doanh nghiệp và công chức của thành phố Đà Nẵng. Hệ thống thông tin chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng có địa chỉ: egov.danang.gov.vn. Về phía công dân, doanh nghiệp sau khi đăng nhập bằng tài khoản đã được đăng ký và xác thực bởi cơ quan nhà nước có thể thực hiện các dịch vụ 47 hành chính công một cách đơn giản và thuận tiện. Công dân, doanh nghiệp quản lý được hồ sơ cá nhân (thông tin cá nhân, giấy tờ số) và toàn bộ các giao dịch với cơ quan nhà nước thông qua việc nộp, theo dõi tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý hồ sơ thực hiện dịch vụ hành chính công trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc trực tuyến tại Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng. Về phía công chức tại các sở, ban, ngành, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có thể sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử để tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, luân chuyển và xử lý hồ sơ, trả kết quả hồ sơ và thực hiện thống kê, báo cáo tùy theo vai trò được phân công. Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng có các chức năng như sau: Xác thực người dùng; Cung cấp thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Thủ tục hành chính được cung cấp bao gồm các thông tin chính được đồng bộ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính gồm Mã thủ tục hành chính, các nội dung bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính và các thông tin khác: Mã định danh cơ quan; Mức độ dịch vụ công trực tuyến; Công khai các thông tin về mã số hồ sơ thủ tục hành chính và mức độ hoàn thành việc giải quyết thủ tục hành chính. Cung cấp thông tin trạng thái giải quyết thủ tục hành chính; thống kê, tổng hợp tình hình cung cấp, giải quyết thủ tục hành chính; Tiếp nhận hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân từ Bộ phận Một cửa, tự động sinh mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi việc xử lý hồ sơ, trả kết quả. Đăng ký dịch vụ nộp hộ hồ sơ qua đường bưu điện; Thanh toán trực tuyến phí, lệ phí đối với một số dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4. 48 Quản lý toàn bộ quá trình giải quyết đối với từng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ghi nhận từng bước thực hiện của quá trình theo thời gian thực và lưu trữ thông tin lịch sử của việc giải quyết thủ tục hành chính; Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; công khai tình hình, kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dùng. Các chức năng nổi bật của Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng đó là: Thứ nhất, Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng quy định công nhận giá trị pháp lý về thông tin khách hàng thông qua xác thực dữ liệu điện tử. Theo đó, các thông tin cơ bản về khách hàng được thu thập, xác thực và lưu trữ bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; số hộ chiếu, ngày cấp, cơ quan cấp; trình độ học vấn; trình độ chuyên môn kỹ thuật; nghề nghiệp, nơi làm việc; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; họ và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con; họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ, số sổ hộ khẩu; email; các bản quét (scan) các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy phép lái xe... được lưu giữ trên phần mềm một cửa điện tử hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dân cư đã được tích hợp. Dữ liệu này được sử dụng là dữ liệu xác thực pháp lý khi tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính kể từ lần giao dịch thứ hai. Trong quá trình giao dịch thủ tục hành chính với các cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ điện tử của khách hàng được bổ sung thêm các thông tin liên quan đến giải quyết giao dịch đó. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lần đầu có trách nhiệm bảo đảm tính pháp lý của các dữ liệu đầu vào khi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ ban đầu và không được yêu cầu công dân, tổ chức xuất trình các thông tin ban đầu kể từ lần giao 49 dịch thứ hai đã được lưu trữ điện tử trên hệ thống các phần mềm được tích hợp theo yêu cầu nêu trên. Thứ hai, Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng cho phép tổ chức, công dân đăng ký dịch vụ nộp và chuyển phát nhanh kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo địa chỉ yêu cầu. Đây là một loại hình dịch vụ trọn gói được cung cấp trên cơ sở dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính cộng thêm “nhận tại địa chỉ, phát tại địa chỉ, phát tận tay, báo phát”, là dịch vụ không bắt buộc, được cung ứng khi công dân, tổ chức có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện lựa chọn. Thay vì nộp và nhận kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trực tiếp tại trụ sở cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, công dân, tổ chức có thể trả cước phí để yêu cầu nhân viên bưu điện nhận hồ sơ hoặc chuyển trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại địa chỉ đã đăng ký trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, giao diện đăng ký dịch vụ được thể hiện tại Hình 2.1. Hình 2.2. Giao diện đăng ký dịch vụ nộp hồ sơ qua đường bưu điện tại Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng [Nguồn: Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng] Thứ ba, cổng thanh toán trực tuyến thành phố Đà Nẵng được tích hợp 50 trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng. Để sử dụng dịch vụ này, các cá nhân, tổ chức truy cập Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng để sử dụng các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4, đồng thời thanh toán trực tuyến các phí, lệ phí dịch vụ công qua tài khoản ngân hàng, thẻ hoặc tiền mặt hiện có. 2.3.2. Thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa Hiện nay, có 1.117 thủ tục hành chính thuộc 19 cơ quan, đơn vị tại Trung tâm hành chính thực hiện thông qua cơ chế một cửa (Bảng 2.2). Bảng 2.2. Số lượng thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố Đà Nẵng [Nguồn: Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng] Thứ tự Đơn vị Số lượng 1 Ban Quản lý An toàn thực phẩm 6 2 Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp 48 3 Sở Công Thương 102 4 Sở Du lịch 12 5 Sở Giáo dục và Đào tạo 18 6 Sở Giao thông Vận tải 80 7 Sở Kế hoạch và Đầu tư 111 8 Sở Khoa học và Công nghệ 30 9 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 52 10 Sở Ngoại vụ 13 11 Sở Nội vụ 97 12 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 49 13 Sở Tài chính 15 14 Sở Tài nguyên và Môi trường 111 15 Sở Thông tin và Truyền thông 38 16 Sở Tư pháp 171 17 Sở Văn hóa và Thể thao 51 18 Sở Xây dựng 41 19 Sở Y tế 72 Tổng cộng 1.117 51 2.3.3. Thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa liên thông Qua thống kê và nghiên cứu các thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành có mối quan hệ về thủ tục hành chính theo hướng kết quả thủ tục hành chính của đơn vị này là thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính tại đơn vị khác; UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành 05 các Đề án triển khai thực hiện cơ chế liên thông, liên kết đối với với các thủ tục, lĩnh vực, cụ thể: Quyết định số 8734/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc giải quyết thủ tục hành chính đăng ký xác nhận và cấp biển hiệu “Xe ô tô vận chuyển khách du lịch”; Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài và đăng ký nhập hộ khẩu; Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính về cấp phép đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị đối với công trình xây dựng; Quyết định số 4576/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định thực hiện cơ chế liên kết trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện giữa các sở, ban, ngành; Quyết định số 5001/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng. Số lượng thủ tục hành chính được triển khai cơ chế một cửa liên thông theo các Đề án đã được UBND thành phố ban hành tại Bảng 2.3. 52 Bảng 2.3. Thống kê số thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông tại theo các Đề án liên thông thủ tục hành chính được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành [Nguồn: Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng] Thứ tự Đề án liên thông Số thủ tục hành chính liên thông Các đơn vị tham gia Đơn vị tiếp nhận và trả kết quả 1 Liên thông trong việc giải quyết thủ tục hành chính đăng ký xác nhận và cấp biển hiệu “Xe ô tô vận chuyển khách du lịch” . 02 Sở Giao thông vận tải Sở Du lịch Sở Giao thông vận tải 2 Liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài và đăng ký nhập hộ khẩu 02 Sở Tư pháp Công an quận, huyện Sở Tư pháp 3 Liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính về cấp phép đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị đối với công trình xây dựng. 02 Sở Xây dựng Sở Giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải 4 Liên kết trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp 38 Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương; Sở Khoa học và Sở Kế hoạch và Đầu tư 53 Thứ tự Đề án liên thông Số thủ tục hành chính liên thông Các đơn vị tham gia Đơn vị tiếp nhận và trả kết quả và cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện giữa các sở, ban, ngành. Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hóa và Thể Thao; Sở Y tế; Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng 5 Liên thông trong đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng. 02 Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng 2.3.4. Xây dựng thủ tục hành chính thành dịch vụ công trực tuyến 2.3.4.1. Thủ tục hành chính được xây dựng thành dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 Trong tổng số 1117 thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố có 244 thủ tục hành chính được xây dựng dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, có 197 thủ tục hành chính được xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 47 thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4. Số lượng các dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 của các sở, ban, ngành thuộc thành phố Đà Nẵng được thống kê tại Bảng 2.4. Bảng 2.4. Số lượng thủ tục hành chính 54 được xây dựng thành dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 [Nguồn: Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng] Thứ tự Đơn vị Tổng số dịch vụ công trực tuyến Dịch vụ công mức 3 Dịch vụ công mức 4 1 Ban Quản lý An toàn thực phẩm 0 0 0 2 Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp 8 8 0 3 Sở Công Thương 23 17 6 4 Sở Du lịch 0 0 0 5 Sở Giáo dục và Đào tạo 6 6 0 6 Sở Giao thông Vận tải 19 3 16 7 Sở Kế hoạch và Đầu tư 52 52 0 8 Sở Khoa học và Công nghệ 10 8 2 9 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 10 3 7 10 Sở Ngoại vụ 4 4 0 11 Sở Nội vụ 25 24 1 12 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 1 0 13 Sở Tài chính 5 2 3 14 Sở Tài nguyên và Môi trường 4 4 0 15 Sở Thông tin và Truyền thông 26 17 9 16 Sở Tư pháp 4 4 0 17 Sở Văn hóa và Thể thao 10 10 0 18 Sở Xây dựng 11 11 0 19 Sở Y tế 26 23 3 Tổng số 244 197 47 55 Biểu đồ 2.1 thể hiện cơ cấu thủ tục hành chính được xây dựng thành dịch vụ công trực tuyến, số lượng mức 3, mức 4 chiếm 22% tổng số thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành thuộc thành phố Đà Nẵng. Trong đó, số lượng thủ tục hành chính được xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức 4 chiếm 4% tổng số thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức 3 chiếm 18% số thủ tục hành chính. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thủ tục hành chính được xây dựng thành Dịch vụ công phân theo các mức độ trực tuyến [Nguồn: Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng] 2.3.4.2. Các dịch vụ công trực tuyến được tiếp nhận, giải quyết thông qua các hệ thống giao dịch trực tuyến Hiện nay, có 159 dịch vụ công trực tuyến (chiếm 65 % tổng số dịch vụ công trực tuyến) được triển khai tiếp nhận, giải quyết thông qua Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ egov.danang.gov.vn và 85 dịch vụ công trực tuyến (chiếm 35 % tổng số dịch vụ công trực tuyến) thực hiện thông qua các Cổng dịch vụ công của các Bộ 56 ngành trung ương áp dụng toàn quốc, cụ thể tại Bảng 2.5. Bảng 2.5. Thống kê các dịch vụ công trực tuyến được tiếp nhận, giải quyết thông qua các hệ thống giao dịch trực tuyến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_theo_mo_hinh_mot_cua_di.pdf
Tài liệu liên quan