MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .3
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của luận văn.3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .4
7. Kết cấu của luận văn.5
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI .6
1.1. Tổng quan về tín dụng Ngân hàng .6
1.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng . 6
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng . 9
1.2. Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại.13
1.2.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân . 13
1.2.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân. 13
1.2.3. Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân . 15
1.3. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân.17
1.3.1. Khái quát về mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với KHCN18
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cho vay KHCN của NHTM . 21
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cho vay KHCN của NHTM25
1.4. Kinh nghiệm về cho vay khách hàng các nhân trên địa bàn huyện Lệ Thủy
và bài học kinh nghiệm chi Agibank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình.
.29
1.4.1. Một số kinh nghiệm thực tiễn . 29
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy
Quảng Bình . 31
KẾT LUẬN CHưƠNG 1.32
103 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của Agibank;
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng xây dựng dự án.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế
độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Agibank;
- Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế
nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của
Agibank;
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề
ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Agibank;
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị,... phục vụ
trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như quảng bá thương hiệu
của Agibank;
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu
cầu đột xuất của Agibank.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Agibank giao.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Đến 31/12/2017, tổng số lao động của Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy
Quảng Bình là 44 người, Chi nhánh được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức
năng, đứng đầu là Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi
hoạt động của Ngân hàng. Giám đốc điều hành công việc hàng ngày thông qua các
bộ phận giúp việc gồm 02 phòng ban chức năng và 3 phòng giao dịch. Dưới quyền
trực tiếp Giám đốc có 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng cấp tín dụng. Đây là những
người trợ giúp Giám đốc trong quản trị điều hành một số công việc thuộc lĩnh vực
38
được phân công và cùng với Giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động
chung của Ngân hàng: chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công
việc, thực hiện chủ trương chính sách và quan điểm của Đảng và Nhà nước, của
Ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,...
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu t chức của chi nhánh Agriban chi nhánh hu ện Lệ
Thủ Quảng Bình
* Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng tại trụ sở chính trung tâm; quản lý và sử
dụng vốn; quản lý và điều hành thanh khoản các khoản tín dụng; xây dựng và quản
lý kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm; xem xét, thẩm định và tư vấn cho
Giám đốc trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng theo quy định của
Ngân hàng và của ngành; quản lý toàn bộ quy trình tín dụng từ khâu thẩm định
khách hàng cho đến khi tất toán khoản vay; phụ trách mảng rủi ro tín dụng; thực
hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; thường xuyên
theo dõi tình hình khách hàng, lập phương án và thực hiện thu hồi nợ đối với những
khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
Kế
hoach
kinh
doanh
Phòng
giao dịch
Kiến
Giang
Phòng
Kế toán
Ngân
quỹ
Phòng
giao dịch
Chợ
Trạm
Phòng
giao dịch
Mỹ Đức
Điểm giao
dịch lưu
động
bằng xe ô
tô chuyên
dùng
05 cây
ATM
39
* Phòng Kế toán - Ng n quỹ
Gồm có 3 bộ phận chính:
- Bộ phận Kế toán Ngân quỹ:
Thực hiện quản lý chứng từ hoá đơn thanh toán, lập các báo cáo tài chính
ngày, tháng, quý, năm; lập kế hoạch tài chính; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
trong nước, giải ngân, thu nợ, hạch toán chi phí, thuế; xác định kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng,...; tổ chức công tác thu chi tiền mặt trực tiếp với khách
hàng; cung cấp thông tin kế toán cho các phòng ban chức năng và Ban giám đốc.
- Bộ phận Dịch vụ - Maketting:
Quản lý việc sử dụng thiết bị tin học, thực hiện việc kiểm tra, đăng ký thông
tin khách hàng, mở tài khoản, phát hành thẻ ATM, Bên cạnh đó phụ trách công
tác quảng cáo tuyên truyền về các sản phẩm dịch vụ. Quản lý, nghiên cứu và phát
triển sản phẩm kinh doanh ngoại hối.
- Bộ phận Hành chính:
Quản lý, theo dõi, bảo quản các tài sản, vận hành và xử lý các phương tiện đi
lại của cơ quan.Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, theo
chỉ đạo của Ban giám đốc.
* Các phòng giao dịch
Gồm 3 Phòng giao dịch được phân bổ đều trên địa bàn hoạt động của Chi
nhánh bao gồm: Phòng giao dịch Mỹ Đức, Phòng giao dịch Chợ Trạm và Phòng
giao dịch Kiến Giang. Các Phòng giao dịch trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ huy
động vốn, cho vay và các nghiệp vụ khác.
Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình có 05 cây ATM
phân bổ đều khắp cả huyện và 01 điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên
dùng đóng ở xã Ngư Thủy Bắc.
Mạng lưới hoạt động phân bổ đều khắp cả huyện đảm bảo cho chi nhánh tiếp
cạnh nhanh nhất đến các nhu cầu của khách hàng, tạo nhiều thuận lợi trong việc mở
rộng quy mô cũng như cạnh tranh với các tổ chức tin dụng khác.
40
2.1.5. Đặc điểm đội ngũ lao động của Chi nhánh
Bảng 2.1: Tình hình lao đ ng của Chi nhánh qua 3 năm 2015 -2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh
SL
(Người)
Cơ cấu
(%)
SL (Người)
Cơ cấu
(%)
SL
(Người)
Cơ cấu
(%)
2016/2015 2017/2016
+, - % +, - %
T ng số CBNV 41 100 42 100 44 100 1 2.4 2 4.8
* Theo giới tính
- Nam 21 51.2 21 50 22 50 0 0 1 4.8
- Nữ 20 48.8 21 50 22 50 1 5.0 1 5.0
* Theo trình đ
- ĐH, trên ĐH 39 95.1 40 95.2 42 95.5 1 2.6 2 5.0
- Cao đẵng 0 0 0 0 0 0 0
- Trung cấp 2 4.9 2 4.8 2 4.5 0 0 0 0
- Phổ thông 0 0 0 0 0 0 0
* Theo nghiệp vụ
- Tín dụng 20 48.8 20 47.6 21 47.7 0 0 1 5.0
- Kê toán 13 31.7 14 33.3 15 34.1 1 7.7 1 7.1
- Ngân quỹ 4 9.8 4 9.5 4 9.1 0 0 0 0
- Tin học 1 2.4 1 2.4 1 2.3 0 0 0 0
- DV&MKT 1 2.4 1 2.4 1 2.3 0 0 0 0
- HCNS 2 4.9 2 4.8 2 4.5 0 0 0 0
- LĐ khác 0 0 0 0 0 0 0 0.0 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy)
Xét về cơ cấu đội ngũ lao động ta thấy, do Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy
Quảng Bình xác định hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nên CBTD luôn chiếm
tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động. Cụ thể: Năm 2015 số lượng CBTD chiếm 48,8%; Năm
2016 là 47,6% và năm 2017 chiếm 47,7%. Mặc dù vậy so với yêu cầu thực tế của hoạt
động tín dụng vẫn còn thiếu nhiều cần bổ sung tuyển dụng thêm trong thời gian tới.
41
Về trình độ chuyên môn: Đến 31/12/2017 chi nhánh có 13 thạc sỹ (chiếm
29,5%), đại học 29 người (chiếm 65,9%) và dưới đại học 02 người (chiếm 4,5%).
Số cán bộ được đào tạo chính quy 29 người (chiếm 65%). Đây là một tỷ lệ tương
đối cao, vì vậy có thể nói chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh cơ bản đáp ứng
yêu cầu hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng hiện đại.
2.1.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Lệ
Thủy Quảng Bình
Hoạt động huy động vốn
Muốn cho vay KHCN thì các Ngân hàng phải có vốn để cho vay. Đây là vấn
đề luôn gắn liền với sự tồn tại của Ngân hàng, một Ngân hàng hoạt động có hiệu
quả thì Ngân hàng phải có chính sách huy động vốn và vận dụng vốn huy động để
đầu tư sao cho vay KHCN có hiệu quả.
Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình là chi nhánh trực thuộc Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình,
nên chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay cấp trên và nguồn vốn tự huy động để hoạt động.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của Huyện phát triển tốt,
đời sống của người dân được nâng cao, các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công
nghiệp phát triển, nên nguồn vốn trong những năm gần đây liên tục tăng cao. Hoạt
động huy động tiền gửi từ dân cư cũng vì vậy mà gặp nhiều thuận lợi.
Cụ thể tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng
Bình trong 3 năm 2015-2017 như sau:
42
Bảng 2.2: Tình hình hu đ ng vốn tại Agriban chi nhánh hu ện Lệ Thủ Quảng Bình giai đoạn 2015-2017
(Đvt: triệu đồng)
CHỈ TIÊU
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 TĐTG
BQ/năm
(%) GT % GT % GT % +/- % +/- %
Nguồn vốn hu đ ng 872,852 1,071,406 1,263,387 198,554 22.75% 191,981 17.92% 20.33%
Theo loại tiền 872,852 100.0% 1,071,406 100.00% 1,263,387 100% 198,554 22.75% 191,981 17.92% 20.33%
- VND 852,084 97.62% 1,057,462 98.70% 1,261,627 99.86% 205,378 24.10% 204,165 19.31% 21.71%
- Ngoại tệ (qui ra VND) 20,768 2.38% 13,944 1.30% 1,760 0.14% (6,824) -32.86% (12,184) -87.38% -60.12%
Theo tính chất tiền gửi 872,852 100% 1,071,406 100.00% 1,263,387 100% 198,554 22.75% 191,981 17.92% 20.33%
-Tổ chức 32,514 3.73% 58,435 5.45% 59,820 4.73% 25,921 79.72% 1,385 2.37% 41.05%
- Tiền gửi dân cư 840,338 96.27% 1,012,971 94.55% 1,203,567 95.27% 172,633 20.54% 190,596 18.82% 19.68%
Theo ỳ hạn 872,852 100% 1,071,406 100.00% 1,263,387 100% 198,554 22.75% 191,981 17.92% 20.33%
- KKH 65,419 7.49% 99,122 9.25% 106,420 8.42% 33,703 51.52% 7,298 7.36% 29.44%
- Dưới 12T 456,666 52.32% 492,157 45.94% 495,496 39.22% 35,491 7.77% 3,339 0.68% 4.23%
- Từ 12T trở lên 350,767 40.19% 480,127 44.81% 661,471 52.36% 129,360 36.88% 181,344 37.77% 37.32%
(Nguồn: Phòng Kế toán-NQ Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình
43
Trong tình hình nền kinh tế có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt, tỷ lệ tăng
trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước, đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh
của Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
hàng năm đều hoàn thành, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, công tác huy động vốn đạt
kết quả cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển đặc biệt ưu tiên vốn cho
khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Chi nhánh đã triển khai kịp thời, tuyên truyền công khai rộng rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng các chương trình, sản phẩm huy động vốn của Agribank,
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình Bên cạnh đó đã tiến hành giao khoán chỉ tiêu
huy động vốn đến toàn thể nhân viên và theo dõi đôn đốc thực hiện, thường xuyên có
phát động các phong trào thi đua khen thưởng huy động vốn đến từng cá nhân, phòng tổ.
Thực hiện triển khai các chương trình khuyến mại, tổ chức họp mặt, tặng quà tri ân chăm
sóc các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khách hàng tiềm năng. Triển khai các sản
phẩm huy động vốn với nhiều lợi ích cho khách hàng để cạnh tranh và giữ vững nguồn
tiền gửi dân cư tại Chi nhánh. Kết quả đạt được qua 3 năm từ 2015 đến 2017, công tác
huy động vốn rất khả quan.
Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy được vốn huy động của Ngân hàng qua các năm đều
tăng trưởng tốt về số dư và tốc độ. Vốn huy động năm 2016 so với năm 2015 tăng
198,554 triệu đồng (tốc độ 22,75%), vốn huy động năm 2017 so với năm 2016 tăng
191,981 triệu đồng (tốc độ 17,92%), bình quân tăng trưởng hàng năm là 20,33%. Với cơ
chế tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đi vay để cho vay nên việc huy động vốn hàng
năm đạt kết quả cao tạo cho Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động cho vay, hạn chế
phải đi vay cấp trên tiết kiệm chi phí, tối đa lợi nhuận.
Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh huyện Lệ
Thủy Quảng Bình chủ yếu là nguồn vốn nội tệ, qua các năm nguồn vốn huy động
bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng trên 97% trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng
dần, cụ thể, năm 2015 đạt 852.084 triệu đồng chiếm 97,62% trong tổng nguồn vốn,
năm 2026 đạt 1.057.462 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,70% và đạt 1.261.627 triệu
đồng chiểm tỷ trọng 99,86% vào năm 2017. Ngược lại nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ
44
trọng thấp không đáng kể và có xu hướng giảm dần. Điều này do đặc điểm kinh tế
của huyện là không có hoạt động xuất nhập khẩu, người dân đi lao động nước ngoài
cón ít và do trong những năm gần đây Chính phủ đã có những chính sách điều tiết
để hạn chế tình trạng ngoại tệ hóa nền kinh tế (lãi suất tiền gửi USD có những lúc là
0%) nên đã hạn chế người dân gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
Qua biểu đồ 2.2 cho ta thấy nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh huyện Lệ
Thủy Quảng Bình chủ yếu là từ dân cư, tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2015 là 96,27%, năm 2016 là 94,55%, năm 2017 là
95,27%, số tăng tuyệt đối hàng năm đểu chiếm tỷ trọng cao trong số tăng tuyệt đối của
nguồn vốn. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng,
bình quân tăng trưởng các năm là 41,05%, cao hơn bình quân tăng trưởng các năm chung
(20,33%) và bình quân tăng trưởng các năm của tiền gửi dân cư (19,68%).
Về phân theo kỳ hạn, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, đây là
nguồn tiền gửi từ dân cư: năm 2015 chiếm tỷ trọng 92,51% trong tổng nguồn vốn
(trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 52,32%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12
tháng chiếm tỷ trọng 40,19%), năm 2016 chiếm tỷ trọng 90,75% trong tổng nguồn
vốn (trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 45,94%, tiền gửi có kỳ hạn trên
12 tháng chiếm tỷ trọng 44,81%), năm 2017 chiếm tỷ trọng 91,58% trong tổng
nguồn vốn (trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 39,22%, tiền gửi có kỳ
hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 52,36%). Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng
thấp: năm 2015 chiếm tỷ trọng 7,49% trong tổng nguồn vốn, năm 2016 chiếm tỷ
trọng 9,25% trong tổng nguồn vốn, năm 2017 chiếm tỷ trọng 8,42% trong tổng
nguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá
nhân. Nguồn vốn không kỳ hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng có tốc độ tăng
trưởng bình quân các năm cao (29,44%), nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao
và có số tăng tuyệt đối và mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao. Qua bảng số
liệu ta thấy có sự thay đổi tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng sang tiền gửi có
kỳ hạn từ trên 12 tháng, điều này tạo thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng đầu tư vào
các gói tín dụng trung dài hạn.
45
Nhận xét về công tác huy động vốn:
Qua phân tích hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy
Quảng Bình cho thấy chi nhánh đã đạt kết quả cao trong công tác huy động vốn:
Mức tăng trưởng hàng năm cao cả về số tuyệt đối và tương đối, nguồn vốn huy
động từ dân cư luôn chếm tỷ trọng cao, chủ đạo trong công tác huy động vốn, phù
hợp với đặc điểm kinh tế của của địa phương thuần nông, cơ cấu nguồn vốn theo kỳ
hạn phù hợp với địa bàn kinh doanh vùng nông thôn. Tuy nhiên để giảm chi phí đầu
vào và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, chi nhánh nhánh cần tập trung huy động
tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức, cá nhân vì đây là nguồn vốn có lãi suất huy
động thấp nhất.
Hoạt động cho vay
Tại Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình, hoạt động tín dụng luôn
được chú trọng hàng đầu vì đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho
đơn vị.Tổng dư nợ phản ánh lượng vốn Ngân hàng đã giải ngân mà khách hàng chưa
trả nợ trong một thời gian lựa chọn (thường là 1 năm). Chỉ tiêu này được đo bằng số
tuyệt đối. Dư nợ tăng, mà trong đó tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng. Ngân hàng lập kế hoạch tăng trưởng dư nợ còn phải căn cứ vào nguồn vốn
huy động của mình. Thông thường khi nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng
và ngược lại.
Trong những năm gần đây, tình hình cho vay của Agribank chi nhánh huyện
Lệ Thủy Quảng Bình nói riêng và các ngân hàng khác trên địa bàn nói chung đều
chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh tế. Là Chi nhánh hoạt động trên địa bàn huyện,
ở khu vực nông thôn, số lượng doanh nghiệp không nhiều, doanh nghiệp làm ăn lớn
và hiệu quả càng ít. Vì vậy chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ đặt ra hàng năm phải nổ lực
lớn mới hoàn thành tốt được. Tuy gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt
động tín dụng từ năm 2015 đến năm 2017 đã đạt được những thành quả tốt.
46
Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ tại Agriban chi nhánh hu ện Lệ Thủ Quảng Bình giai đoạn 2015-2017
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 TĐTG
BQ/năm
(%) GT % GT % GT % +/- % +/- %
Dƣ nợ 704,087 100% 921,032 100% 1,154,073 100% 216,945 30.81% 233,041 25.30% 28.06%
I. Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 511,864 72.70% 636,828 69.14% 724,584 62.78% 124,964 24.41% 87,756 13.78% 19.10%
- Trung dài hạn 192,223 27.30% 284,204 30.86% 429,489 37.22% 91,981 47.85% 145,285 51.12% 49.49%
II. Theo ngành kinh tế
Nông lâm thuỷ sản 514,986 73.14% 652,617 70.86% 868,061 75.22% 137,631 26.73% 215,444 33.01% 29.87%
Kinh doanh dịch
vụ, vay khác 189,101 26.86% 268,415 29.14% 286,012 24.78% 79,314 41.94% 17,597 6.56% 24.25%
III. Theo loại khách hàng
Cá nhân 605,787 86.04% 804,329 87.33% 1,035,954 89.77% 198,542 32.77% 231,625 28.80% 30.79%
Doanh nghiệp 98,300 13.96% 116,703 12.67% 118,119 10.23% 18,403 18.72% 1,416 1.21% 9.97%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình)
47
Tiếp tục tăng trưởng dư nợ trên cơ sở an toàn và hiệu quả, củng cố nâng
cao chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chọn lọc
các dự án có hiệu quả để mở rộng kinh doanh. Áp dụng các hình thức cho vay,
trả nợ thông qua thẻ đồng thời thực hiện tốt Chính sách “Tam nông” của Đảng và
Nhà nước, tập trung cho vay khách hàng cá nhân như cho hộ sản xuất kinh
doanh, cho vay tiêu dùng
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Lệ
Thủy Quảng Bình có quy mô mở ngày càng rộng, dư nợ năm sau luôn cao hơn năm
trước. Năm 2015 dư nợ tại Chi nhánh đạt 704.087 triệu đồng; Năm 2016 đạt 921.032
triệu đồng, tăng 216.945 triệu đồng, tốc độ tăng 30,81%; Năm 2017 đạt 1.154.073 triệu
đồng, tăng 233.041 triệu đồng so với năm 2016, tốc độ tăng 25,30%. Số dư tuyệt đối
tăng hàng năm cao, bình quân tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là 28,06%, đây là
tốc độ, mức tăng trưởng tương đối cao đối với một chi nhánh kinh doanh trên địa bàn
nông thôn, cho thấy sự phát triển củ chi nhánh.
Trong cơ cấu dư nợ, tại chi nhánh dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn: Dư nợ
ngắn hạn năm 2015 chiếm tỷ trọng 72,70% trong tổng dư nợ, tỷ trọng này năm
2016 là 69,14%, năm 2017 là 62,78%, đây là dư nợ phục vụ các hoạt động kinh
doanh ngắn ngày, thời gian thu hồi vốn nhanh, tuy nhiên tỷ trọng dự nợ ngăn hạn
có xu hướng giảm dần qua từng năm. Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp
trong tổng dư nợ nhưng có xu hướng tăng dần: Năm 2015 dư nợ chỉ là 192.223 tỷ
đồng, chiếm 27,30% trên tổng dư nợ; Năm dư nợ 2016 là 284.204 tỷ đồng, chiếm
30,85% trên tổng dư nợ; Năm dư nợ 2017 là 429.489 tỷ đồng, chiếm 37,22 % trên
tổng dư nợ, đây là dư nợ phục vụ các nhu cầu trung, dài hạn, các dự án đầu tư có
thời gian thu hồi vốn dài ngày. Trong giai đoạn này có sự dịch chuyển trong định
hướng đầu tư tín dụng tại chi nhánh: Dư nợ ngắn hạn có mức tăng tuyệt đối hàng
năm lớn, tỷ trọng dư nợ cao nhưng có xu hướng giảm dần, ngược lại dư nợ trung
dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hợn, chiếm
tỷ trọng ngày càng lớn. Sự dịch chuyển này là do nền kinh tế đã phục hồi sau
khủng hoảng, bắt đầu vào chu kỳ phát triển ổn định mới, người dân tin tưởng hơn
48
vào tương lai do đó nhu cầu vốn cho đầu tư trung dài hạn cao hơn. Mặt khác khác
sự dịch chuyển này cũng phù hợp với định hướng kinh doanh của Agribank là
hướng vào khu vực nông thôn, phục vụ chính sách tam nông của Chính phủ. Tỷ
trọng này dịch chuyển cũng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần
nguồn vốn từ 12 tháng trở lên tại chi nhánh, đảm bảo cân đối giữa đầu vào, đầu ra.
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy, dư nợ xét theo ngành kinh tế trong giai đoạn
này tại chi nhánh chủ yếu vẩn là dư nợ phục vụ nông nghiệp, nông thôn: Tỷ trọng
dư nợ cho vay các ngành nghề Nông, lâm thủy hải sản luôn cao và có mức tăng
trưởng ổn định hàng năm: Năm 2015 chiểm tỷ trọng 73,14% trong tổng dư nợ,
năm 2016 chiểm tỷ trọng 70,86%, năm 2017 chiểm tỷ trọng 75,22%, tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm là 29,87% (cao hơn mức bình quân chung là 28,06%).
Trong khi các ngành nghề dịch vụ, kinh doang khác chiếm tỷ trọng thấp, điều này
cũng phù hợp với hướng đặc điểm kinh tế của địa bàn huyện Lệ Thủy là huyện
thuần nông.
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy, có sự phân hóa rất lớn trong cơ cấu dư nợ
theo loại hình khách hàng. Dư nợ khách hàng cá nhận năm 2015 là 605.787 tỷ
đồng, chiếm 86,04% trên tổng dư nợ; Năm 2016 đạt 804.329 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 87,33% trên tổng dư nợ; Năm 2017 đạt 1.035.954 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
89,77% trên tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khách hàng các nhân
trong giai đoạn này là 30,79% và tăng đều qua hàng năm. Ngược lại thì khách
hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm, mức dư nợ hàng
năm có tăng nhưng không đáng kể và số tăng tuyệt đối có xu hướng giảm dần
hàng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách hàng doanh nghiệp trong giai
đoạn này là 9,97% và có xu hướng giảm qua hàng năm.
Nhận xét về công tác cho vay:
Qua phân tích hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy
Quảng Bình cho thấy: Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017, dư nợ cho vay có mức
tăng trưởng cao về số dư tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng, quy mô tín dụng được mở
rộng. Có sự dịch chuyển lớn về định hướng cho vay khi tập trung cho vay khách
49
hàng cá nhân, chú trọng cung cấp vốn trung dài hạn cho lĩnh vực nông lâm thủy sản,
phục vụ phát nông nghiệp nông thôn, tam nông của Chính phủ. Việc đạt được mức
tăng trưởng cao, quy mô tín dụng ngày càng lớn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong
giai đoạn này là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, môi trường kinh
doanh và cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh.
Tình hình kết quả kinh của chi nhánh
Về mặt cơ cấu, thu nhập và chi phí của ngân hàng đã có sự thay đổi trong
những năm qua. Qua bảng số liệu 2.4 ta có thể thấy rằng trong tất cả các hoạt động
của ngân hàng đã có sự tăng trưởng và thay đổi theo chiều hướng tốt, lợi nhuận thu
được qua 3 năm dần tăng lên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân hàng năm đạt
13,24%. Cụ thể lợi nhuận năm 2015 đạt 21.844 triệu đồng; Năm 2016 đạt 26.768
triệu đồng tăng 22,54% so với năm trước; năm 2017 đạt 27.822 triệu đồng, tăng
3,94% so với năm trước. Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, môi trường kinh
doanh thuận lợi, cùng sự cố gắng, nổ lực kinh doanh của toàn thể cán bộ nhân viên
nên trong giai đoạn này Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình đã kinh
doanh đạt hiệu quả, lợi nhuận cao và tăng trưởng hàng năm.
50
Bảng 2.4: Kết quả hoạt đ ng inh doanh của Agriban chi nhánh hu ện Lệ Thủ Quảng Bình giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh TĐTG
BQ/năm
(%)
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
GT % GT % GT % +/- % +/- %
1. Thu nhập 77,592 100% 92,422 100% 107,998 100% 14,830 19.11% 15,576 16.85% 17.98%
Thu từ lãi cho vay 73,177 94.31% 86,244 93.32% 100,774 93.31% 13,067 17.86% 14,530 16.85% 17.35%
Thu từ các hoạt động dịch vụ 2,141 2.76% 2,919 3.16% 4,358 4.04% 778 36.34% 1,439 49.30% 42.82%
Lãi từ kinh doanh ngoại hối 34 0.04% 29 0.03% 28 0.03% (5) -14.71% (1) -3.45% -9.08%
Các khoản thu nhập bất thường 2,240 2.89% 3,230 3.49% 2,838 2.63% 990 44.20% (392) -12.14% 16.03%
2. Chi phí 55,748 100% 65,654 100% 84,990 100% 9,906 17.77% 19,336 29.45% 23.61%
Chi phí trả lãi tiền gửi 41,768 74.92% 50,897 77.52% 63,040 74.17% 9,129 21.86% 12,143 23.86% 22.86%
Chi phí trả lãi tiền vay 939 1.68% 685 1.04% 642 0.76% (254) -27.05% (43) -6.28% -16.66%
Chi phí dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ
640 1.15% 676 1.03% 677 0.80% 36 5.63% 1 0.15%
2.89%
Chi phí hoạt động khác 12,401 22.24% 13,396 20.40% 20,631 24.27% 995 8.02% 7,235 54.01%
31.02%
3. Lợi nhuận 21,844 26,768 27,822 4,924 22.54% 1,054 3.94% 13.24%
(Nguồn: Phòng kế toán – Ngân Quỷ Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình giai đoạn 2015-2017)
51
Về thu nhập:
Qua bảng số liệu 2.4 Tổng thu nhập của ngân hàng năm sau cao hơn năm
trước, tăng dần quan từng năm, bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn này là
17,98%: Năm 2015 đạt 77.592 triệu đồng; Năm 2016 đạt 92.422 triệu đồng, tăng so
với năm trước 14.830 triệu đồng, tốc độ tăng 19,11%; Năm 2017 đạt 107.998 triệu
đồng, tăng so với năm trước 15.576 triệu đồng, tốc độ tăng 16,85%.
Trong cơ cấu thu nhập của đơn vị, khoản thu trực tiếp từ hoạt động tín dụng (thu
từ lãi tiền vay) luôn là nguồn thu chính, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động
kinh doanh của đơn vị và có tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể: Năm 2015 đạt 73.177 triệu
đồng và chiếm tỷ trọng 94,31% trong tổng nguồn thu; Năm 2016 đạt 86.244 triệu đồng,
tăng so với năm trước 13.067 triệu đồng, tốc độ tăng 17,86% và chiếm tỷ trọng 93,32%
trong tổng nguồn thu; Năm 2017 đạt 100.774 triệu đồng, tăng so với năm trước 14.530
triệu đồng, tốc độ tăng 16,85% và chiếm tỷ trọng 93,31% trong tổng nguồn thu. Với
địa bàn hoạt động kinh doanh ở nông thôn, nền kinh tế địa phương thuần nông, nên
nguồn thu chính của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng là phù hợp.
Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu thu nhâp của đơn vị là thu từ
các hoạt động dịch vụ, đây là các khoản thu nhập từ dịch vụ chuyển tiền trong và
ngoài nước, thu dịch vụ thẻ, thu dịch thu hộ, dịch vụ ngân hàng điện tử.... Thực hiện
theo định hướng phát triển dịch vụ của Agribank đến năm 2020, chi nhánh đã tích
cực quảng bá, triển khai cung cấp các dịch vụ, tiện ít của ngân hàng đến người dân,
tận dụng nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến, thay đổi phong cách giao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cho_vay_khach_hang_ca_nhan_tai_ngan_hang_nong_nghie.pdf