Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng trị

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các từ viết tắt. iv

Danh mục các biểu đồ .v

Danh mục các bảng . vi

Mục lục. vii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .3

5. Phương pháp nghiên cứu.4

6. Những đóng góp của đề tài .5

7. Kết cấu của đề tài .5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP .6

1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.6

1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.6

1.1.2. Yêu cầu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.14

1.1.3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp .22

1.1.4. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp .26

1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của một số nước

trên thế giới, bài học đối với Việt Nam.27

1.2.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới .27

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam .32

1.2.3. Những kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của một

số địa phương trong nước.34

1.2.4. Kinh nghiệm rút ra đối với huyện Triệu Phong .36

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG

NGHIỆP Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, QUẢNG TRỊ.39

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu.39

2.1.1. Điều kiện về tự nhiên .39

2.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội.43

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu .46

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong.48

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Triệu phong giai đoạn 2005 - 2012.48

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành sản xuất .50

2.2.3. Thực trạng sử dụng nguồn lực sản xuất tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong .67

2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp qua khảo sát phỏng vấn .72

2.3.1. Mô tả .72

2.3.2. Đánh giá kết quả phiếu phỏng vấn.73

2.4. Hiệu quả kinh tế- xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

huyện Triệu Phong .77

2.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế .77

2.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội.79

2.5. Đánh giá chung .80

2.5.1. Những kết quả đạt được của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

thời gian qua.80

2.5.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết .81

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế.83

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG,

TỈNH QUẢNG TRỊ .84

3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Triệu

Phong, tỉnh Quảng Trị.84

3.1.1. Phương hướng chung .84

3.1.2. Phương hướng đối với các ngành .85

3.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong,

tỉnh Quảng Trị .89

3.2.1. Mục tiêu chung.89

3.2.2. Mục tiêu cụ thể.89

3.3. Những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện

Triệu Phong thời gian tới .90

3.3.1. Đẩy mạnh việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch

vùng, quy hoạch ngành và một số quy hoạch khác đảm bảo phát triển ngành nông,

lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.90

3.3.2. Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật - công nghệ vào quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.93

3.3.3. Mở rộng và phát triển thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp và các sản phẩm của kinh tế nông thôn.94

3.3.4. Tạo lập vốn và đổi mới cơ chế đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

nông nghiệp đúng hướng, hiệu quả.96

3.3.5. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn .97

3.3.6. Đổi mới hoàn thiện các chính sách công cụ kinh tế nhằm đẩy nhanh quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.98

3.3.7. Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là điều kiện quan trọng

phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .101

3.3.8. Tích cực bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành nông nghiệp .102

3.3.9. Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền địa

phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp .103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.105

1. Kết luận .105

2. Kiến nghị.107

TÀI LIỆU THAM KHẢO.108

PHỤ LỤC.111

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHẤM LUẬN VĂN

pdf125 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dồi dào, đáp ứng nhu cầu lao động trên địa bàn huyện trong tương lai. Theo thống kê năm 2012 dân số trong độ tuổi của huyện 43.751 người và chiếm 40,4% tổng dân số; bình quân mỗi năm có 1,3% dân số (khoảng 1.500 người) bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế rất lớn của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng cũng là áp lực trong vấn đề giải quyết công ăn, việc làm và ổn định xã hội. Chất lượng lao động của Triệu Phong còn nhiều bất cập, đa phần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ còn ít, trình độ chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông. Trong khu vực nông thôn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông; đời sống còn nhiều khó khăn, một mặt do ảnh hưởng của thiên tai như hạn hán, lũ lụt thường ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 xuyên xảy ra, mặt khác, do trình độ người dân thấp, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Nhìn chung, Triệu Phong có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, tỷ lệ thời gian sử dụng của lực lượng lao động chỉ đạt trên dưới 70%, lao động được đào tạo có tay nghề vẫn còn thấp; phần lớn lực lượng lao động ở nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lao động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp còn ít. - Cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển: Về giao thông: Mạng lưới giao thông đường bộ với tổng chiều dài 1.408,6 km, gồm: Quốc lộ 7,4 km; tỉnh lộ 29,2 km; đường huyện, đường xã, đường thôn 1.372 km. Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ khá dày đặc song chất lượng còn thấp (nhất là hệ thống giao thông liên thôn, xã) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Huyện có 8,5 km đương sắt, 18 km đường biển, hơn 150 km đường sông (đã khai thác vận chuyển 64 km); có cảng, cá Cửa việt, khu neo đậu tàu thuyền ở sông Cụt Hà tây - Triệu An, nhiều cây cầu lớn như cầu Thạch Hãn, Lai Phước, cầu Sãi, cầu Rì Rì, cầu Cửa Việt, cầu Bắc phước kết nối liên hoàn với các địa phương khác, là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của Triệu Phong. Bưu chính, viễn thông: Những năm gần đây đã được đầu tư phát triển khá nhanh, tiếp cận với các công nghệ mới đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng với chất lượng cao của các ngành kinh tế và dân cư. Toàn huyện có 6 bưu cục, đảm bảo chuyển phát các dịch vụ bưu chính đến được tất cả các xã trong ngày. Phạm vi phủ sóng điện thoại đã được mở rộng ra toàn địa bàn huyện; chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn, năm 2012, toàn huyện có 8.790 máy điện thoại cố định đạt 8,0 máy/100 dân; 1.500 thuê bao di động trả sau, 725 thuê bao Internet. Về điện: Triệu Phong được cấp điện từ hệ thống lưới điện quốc gia qua 86 trạm biến áp với tổng dung lượng là 8400 KV. Đến nay 100% số xã, thị trấn có lưới điện quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạt khoảng 99%. Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ gồm: Lưới điện 35 KV dài 20 km; lưới điện 10- 22 KV dài 120 km; lưới điện 6 KV dài 140 km. Tuy nhiên, một số đường dây đã ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 vận hành từ lâu, chất lượng xuống cấp, nhiều đoạn cháp vá, tổn thất điện lớn và không bao đảm an toàn khi vận hành. Về thuỷ lợi: Trong những năm gần đây, huyện đã tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ khá tốt cho việc tưới tiêu và góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH của huyện. Ở Vùng Đồng bằng, có hệ thống Nam Thạch Hãn phục vụ tưới cho 12 xã vùng đồng bằng với diện tích tưới lúa là 4.728 ha và cho rau màu 1000 ha, ngoài ra có tác dụng tạo độ ẩm, xả nước ngọt để rửa mặn cho đồng ruộng; tuy nhiên vào vụ hè thu một số xã ở cuối công trình như như Triệu Thuận, Triệu Độ, Triệu Đại, Triệu Phước thường bị thiếu nước; hệ thống kênh mương tưới tiêu cho các xã có đồng ruộng úng trũng như Triệu Trung, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Trạch kém hiệu quả, nên vụ hè thu hàng năm thường bị mất mùa do mưa lụt. Ở Vùng gò đồi, bên cạnh sử dụng nguồn nước của hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, còn một số hồ đập treo nước như Hồ Triệu Thượng I, Triệu Thượng II, Đập Dâng Bà Huyện, hồ Ái Tử và một số hồ, đập nhỏ khác, giải quyết tưới cho khoảng 70% diện tích đất canh tác trong vùng. Ngoài ra huyện còn có đập Hà Cui ngăn mặn cho xã Triệu Trạch, tuyến đê ngăn cát giữa vùng đồng bằng và ven biển, góp phần ổn định cho 3 xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng Về văn hoá - xã hội: Đến năm 2012, có 100% số xã có trạm y tế, trong đó có 30% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới; huyện có 01 bệnh viện đa khoa và 2 phòng khám khu vực; 100% số xã có trường tiểu học và THCS, huyện có từ 4 trường THPT, 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 01 trung tâm giáo dục thường xuyện và 01 Trung tâm dạy nghề tổng hợp. Năm 2012, toàn huyện có 5 trạm truyền thanh, tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100% các xã thị trấn; xây dựng 01 sân vận động và 01 nhà thi đấu thể thao đa chức năng. Về thị trường: kết quả chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ và giá cả các loại nông sản phẩm. Đối với thị trường đầu vào: Vật tư phân bón, thuốc trừ sâu được cung ứng khá phong phú trên thị trường. Tuy nhiên, mạng lưới cung ứng vật tư, kỹ thuật còn nhiều khâu trung gian dẫn đến tình trạng giá cả không ổn định, không đáp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 ứng kịp thời cho sản xuất. Máy móc thiết bị cho nông nghiệp trên thị trường phong phú song giá cả không phù hợp với thu nhập của người nông dân nên sức mua vẫn còn hạn chế. Đối với thị trường đầu ra: Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp giá cả không ổn định, ít khi có lợi cho người sản xuất, các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm thị trường tiêu thụ còn hẹp, nguyên nhân do sản phẩm làm ra cho năng suất và chất lượng chưa đạt yêu cầu, giá thành sản xuất cao; sự điều tiết giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến chưa hợp lý; sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến chất lượng không đồng đều, khối lượng không đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu; tổ chức tiêu thụ chưa tốt. Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của huyện, nhất là các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Nhiều dự án chuyển giao công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi được triển khai. Thực hiện cơ giới hoá nhanh trong sản xuất nông nghiệp, năm 2012 ước tính có trên 60% diện tích trồng lúa khâu làm đất được làm bằng máy. Tiến bộ của khoa học công nghệ không những được ứng dụng ở khâu khai thác mà còn được ứng dụng vào cả khâu bảo quản, chế biến nông, thủy sản. Nhiều mô hình sản xuất đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng theo hướng thích hợp, cải thiện môi trường để phát triển bền vững. Tuy nhiên, số lượng cán bộ KHKT nông nghiệp phục vụ trực tiếp ở cơ sở chưa đủ và chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ sinh học vừa thiếu vừa yếu so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. 2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu Về thuận lợi - Triệu Phong có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên trục giao thông kết nối với các đô thị lớn của tỉnh và vùng nên có lợi thế lớn để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thương với các vùng miền trong cả nước. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 - Tài nguyên tự nhiên tương đối phong phú, đa dạng tạo cho huyện những lợi thế so sánh rõ rệt so với các địa phương trong tỉnh về phát triển kinh tế, nhất là sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy hải sản. - Nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, sáng tạo, sẵn sàng sử dụng hết thời gian nhàn rỗi vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Đây là một tiền đề quan trọng để huyện có thể tiến nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tương lai. Khó khăn - Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nơi hội tụ của các yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống. Địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều, có độ dốc lớn nên đất canh tác thường bị bào mòn và rữa trôi. - Đất đai tuy phong phú, đa dạng nhưng độ phì nhiêu thấp; đồng thời, quá trình thoái hóa đất và hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh. - Các dòng chảy ngắn, độ dốc lớn, hơn nữa có lượng mưa thiên lệch vì phân bố mưa không đều chủ yếu vào mùa mưa nên lũ lụt thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp và thiệt hại về người, tài sản của nhân dân. - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kinh tế còn yếu kém; hệ thống dịch vụ tuy đã được hình thành nhưng chưa đồng bộ, trang thiết bị, máy móc vừa thiếu vừa lạc hậu; công nghệ của các cơ sở chế biến hầu hết thuộc thế hệ cũ, công suất nhỏ. - Thiếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Lực lượng lao động trực tiếp ở các ngành nông lâm hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đây được xem là yếu tố hạn chế lớn nhất nếu không khắc phục được sẽ làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế Triệu Phong nói chung ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Triệu phong giai đoạn 2005 - 2012 Bảng 2.1: Giá trị, cơ cấu các ngành kinh tế (2005 - 2012) (Theo giá so sánh năm 2010) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. GTSX(tr.đ) CĐ2010 1.058.745 1.154.912 1.201.622 1.283.421 1.501.350 1.628.779 1.742.174 1.796.246 - NN, LN, TS 733357 773831 783164 823.835 923384 945380 976607 952827 - CN-XD 137.719 165.262 170.267 195.249 247.912 289.971 325.125 350.124 - TM-Dịch vụ 187.669 215.819 248.191 264.337 330.054 393.428 440442 493295 2. Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100 100 100 100 100 - NN, LN, TS 69,2 67,1 65,2 64,1 61,5 58,1 56,1 53,1 - CN-XD 13,1 14,3 14,2 15,3 16,5 17,8 18,7 19,5 - TM-Dịch vụ 17,7 18,6 20,6 20,6 22,0 24,2 25,2 27,5 Nguồn niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2012 Qua bảng 2.1, ta thấy cơ cấu kinh tế của huyện Triệu Phong đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng qui mô của tất cả các ngành, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 69,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,1% và thương mại - dịch vụ chiếm 17,7%. Năm 2010, tỷ trọng này là 58,1%; 18,7% và 24,2% đến năm 2012 là 53,1%; 19,5% và 27,5%. Như vậy, qua phân tích cho thấy cơ cấu kinh tế Triệu Phong bước đầu phát huy được thế mạnh và là một trong những huyện có quá trình chuyển dịch cơ cấu khá nhanh và tiến bộ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 (ĐVT%) 62.9 13.1 17.7 58.1 17.8 24.2 56.1 18.7 25.2 0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2010 2012 NLN CN-XD TM-DV Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2012 Biểu 2.1 Cơ cấu GO các ngành kinh tế huyện Triệu Phong, giai đoạn 2005-2012 Theo số liệu thống kê, từ năm 2005 đến năm 2012, cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm ngành lớn: nông nghiệp (bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp), công nghiệp (bao gồm: công nghiệp và xây dựng) và dịch vụ đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông nghiệp trong giá trị sản xuất các ngành giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng hàng năm. Theo đó, một phần đất nông nghiệp sẽ chuyển dần sang mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ và cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần được chuyển đổi và bố trí theo các mô hình thích hợp, sao cho vừa tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng, vừa tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội ngày càng cao. Trong phát triển nông nghiệp, cần quan tâm đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm, bảo quản, chế biến, Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành sản xuất Bảng 2.2: Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2005 - 2012 (Theo giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2012 tăng so với 2005 (%) Tốc độ TT bình quân (%) 1. GO (tr.đ) 733357 773831 783164 823835 923384 945380 976607 952827 29,9 3,8 - Nông nghiệp 628750 656908 662339 690674 690539 697106 730394 729806 16,1 2,2 - Lâm nghiệp 12886 15489 15881 19021 20820 21381 27776 29187 126,5 12,4 - Thủy sản 91721 101434 104944 114140 212025 226893 218437 193834 121,3 11,3 Cơ cấu GO (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 - Nông nghiệp 85,8 84,9 84,5 83,8 74,7 73,7 74,8 76,6 - Lâm nghiệp 1,7 2,0 2,1 2,4 2,3 2,3 2,8 3,1 - Thủy sản 12,5 13,1 13,4 13,8 23,0 24,0 22,4 20,3 2. VA (tr.đ) 431812 457244 460488 469842 535853 545395 553597 521041 20,7 2,7 - Nông nghiệp 359285 375376 372100 383632 379417 378861 394807 384108 6,9 1,0 - Lâm nghiệp 9272 11914 12031 14089 15086 15272 18767 19458 109,8 11,2 - Thủy sản 63255 69954 72375 77121 141350 151262 140.023 117475 85,7 9,2 Cơ cấu VA (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 - Nông nghiệp 83,2 82,1 81,7 80,6 70,8 69,5 71,3 73,7 - Lâm nghiệp 2,1 2,6 2,6 3,0 2,8 2,8 3,3 3,7 - Thủy sản 14,7 15,3 15,7 16,4 26,4 27,7 25,4 22,6 Nguồn niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2012 Trong vòng 7 năm (2005 - 2012), cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch, thể hiện ở tỷ trọng giá trị sản xuất giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên mức độ chuyển dịch chưa đáng kể. Xét trên tổng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 thể nền kinh tế thì tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản có xu hướng giảm. Trong giai đoạn này, tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông, lâm nghiệp và thủy sản) giảm mạnh từ 69,2% năm 2005 xuống còn 53,1% năm 2012, giá trị tuyệt đối tăng 1,69 lần. (ĐVT%) 85.8 1.7 12.5 73.7 2.3 24 76.6 3.1 20.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2005 2010 2012 Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2012 Biểu 2.2 Cơ cấu GO của ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Triệu Phong, giai đoạn 2005-2012 Trong nội bộ ngành (qua số liệu bảng 2.2, biểu 2.2) xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản như sau: - Ngành nông nghiệp năm 2005 đạt 628.750 triệu đồng, chiếm 85,8% trong cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản, năm 2012 là 729.806 triệu đồng, bằng 1,16 lần so với năm 2005 và chiếm 76,6% trong cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2012 là 2,2%. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005 đạt 401.619 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 459.721 triệu đồng, tăng hơn 1,14 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2012 là 1,6%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2005 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 đạt 191.459 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 237.799 triệu đồng, tăng 1,24 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2012 là 3,1%. - Ngành lâm nghiệp năm 2005 đạt 12.886 triệu đồng, chiếm 1,7% trong cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản, năm 2012 là 29.187 triệu đồng, bằng 2,26 lần năm 2005 và chỉ chiếm 3,1% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2012 đạt cao (12,4 %). - Ngành thủy sản đang được huyện tập trung đầu tư phát triển, năm 2005 giá trị sản xuất đạt 91.721 triệu đồng; năm 2010 đạt 226.893 triệu đồng, gấp 2,47 lần so với năm 2005; năm 2012 đạt 193.834 triệu đồng, gấp 2,11 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2012 đạt cao (11,3%). Tuy nhiên, ngành thủy sản do ảnh hưởng của môi trương nên phát triển thiếu bền vững. Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu giai đoạn 2005-2012 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có chiều hướng khá tốt. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm, tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản tăng lên rõ rệt. Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của các ngành trong nhóm ngành này với nhau thì tốc độ tăng GO và VA của ngành lâm nghiệp bình quân hàng năm là 12,4% và 11,2%, thuỷ sản là 11,3% và 9,2%; trong khi đó ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng rất chậm và có xu hướng chững lại, tương ứng 2,2 và 1%. Sự phát triển của nhóm ngành nông, lâm, ngư trong thời kỳ 2005-2012 đạt mức chung của GO là 3,8% và VA tương ứng 2,7%. Sự cách biệt về mức tăng trưởng của ngành lâm nghiệp, thuỷ sản so với nông nghiệp cho thấy trong thời gian qua Triệu Phong đã tập trung đầu tư nhằm khai thác thế mạnh vùng gò đồi, vùng ven biển, trong đó chú trọng đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát; đồng thời tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư trong thời gian qua. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 83.2 2.1 14.7 69.5 2.8 27.2 73.7 3.7 22.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2005 2010 2012 Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2012 Biểu 2.3 Cơ cấu VA ngành nông lâm, thủy sản huyện Triệu Phong, giai đoạn 2005-2012 (ĐVT%) 2.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) Trong nông nghiệp truyền thống, mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi là rất quan trọng và khăng khích với nhau trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Huyện Triệu Phong là một huyện chủ yếu là nông nghiệp nên việc phát triển trồng trọt hoặc phát triển chăn nuôi đều quan trọng như nhau. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn và tình hình cụ thể để lựa chọn ngành mũi nhọn nhằm đầu tư phát triển mạnh hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 2.3: Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005-2012 (theo giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2012 tăng so với 2005 (%) Tốc độ TT bình quân (%) 1. GO (tr.đ) 628750 656908 662339 690674 690539 697106 730394 730394 16,2 2,2 - Trồng trọt 410619 424993 415232 436896 436447 436741 466043 459721 11,9 1,6 - Chăn nuôi 191549 205296 220452 225940 225983 230087 233745 237799 24,1 3,1 - Dịch vụ 26582 26619 26655 27838 28109 30278 30606 32286 21,5 2,8 Cơ cấu GO (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 - Trồng trọt 65,3 64,7 62,7 63,3 63,2 62,6 63,8 63,0 - Chăn nuôi 30,5 31,2 33,3 32,7 32,7 33,0 32,0 32,5 - Dịch vụ 4,2 4,1 4,0 4,0 4,1 4,4 4,2 4,5 2. VA (tr.đ) 466003 494033 497377 494866 494785 517983 546727 540686 16,0 2,1 - Trồng trọt 308736 326917 319409 312608 311747 330864 358494 348273 12,8 1,7 - Chăn nuôi 136820 146640 157465 161385 161416 164347 164690 167138 22,2 2,9 - Dịch vụ 20447 40476 20503 21413 21622 22772 23543 25275 23,6 3,0 Cơ cấu VA (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 - Trồng trọt 66,3 66,2 64,2 63,0 63,0 63,8 65,5 64,4 - Chăn nuôi 29,4 29,7 31,6 32,6 32,5 31,7 20,1 31,0 - Dịch vụ 4,3 4,1 4,2 4,4 4,5 4,5 4,4 4,6 Nguồn niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2012 Năm 2005 Năm 2012 4.2 30.5 65.3 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 4.50% 32.50% 63% Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2012 Biểu 2.4 Cơ cấu GO của ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong, giai đoạn 2005-2012 (ĐVT%) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Năm 2005 Năm 2012 4.3 29.4 66.3 Trông trọt Chăn nuôi Dịch vụ 4.6 31 64.4 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2012 Biểu 2.5 Cơ cấu VA của ngành nông nghiệp huyện Triệu Phong (2005-2012) Qua bảng 2.3, biểu 2.4, biểu 2.5 ta thấy rằng sự biến động về tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trong cơ cấu của ngành khối nông nghiệp thất thường và mang tính tự phát, phụ thuộc vào khả năng phát triển của ngành. Trước hết là do tác động của quá trình khai thác các yếu tố về đất đai, sức lao động, điều kiện thời tiết và khả năng đầu tư về vốn. Năm 2005 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 410.619 triệu đồng (tính theo giá so sánh 2010), chiếm 65,3% trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp; năm 2010 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng lên 436.741 triệu đồng, tỷ trọng giảm xuống còn 62,6%; năm 2012 giá trị sản xuất ngành trồng trọt tiếp tục tăng lên đến 459.721 triệu đồng, chỉ hơn 1,12 lần năm 2005 và chiếm 63% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Như vậy, trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên so với chăn nuôi ngành này chưa phải có nhiều lợi thế hơn, cụ thể giá trị sản xuất năm 2012 so với năm 2005 tăng 11,9%, nhưng tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm của ngành trồng trọt chỉ 1,6%, trong lúc ngành chăn nuôi là 3,1%. Trong giai đoạn 2005-2012, ngành chăn nuôi đã có bước chuyển dịch đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của Triệu Phong - một huyện có diện tích vùng gò đồi khá lớn và trong khi huyện ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 có chủ trương phát triển và đưa ngành chăn nuôi trở thành một ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vẫn tăng dần hàng năm, năm 2005 giá trị sản xuất là 191.549 triệu đồng, năm 2012 lên 237.799 triệu đồng, tăng 24,1% so với năm 2005, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,1%, gấp gần 2 lần tốc độ tăng ngành trồng trọt, nhưng tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu của ngành nông nghiệp vẫn chưa cao so với lợi thế của một huyện có điều kiện phát triển về chăn nuôi. Đối với cơ cấu giá trị gia tăng cũng có xu hướng tương tự cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2005 cơ cấu ngành trồng trọt 66,3% và ngành chăn nuôi 29,4%, năm 2012 là 64,4% và 31%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của giá trị gia tăng có chênh lệch chút ít; tốc độ tăng ngành trồng trọt là 1,7%, ngành chăn nuôi là 2,9%. Điều đó chứng tỏ ngành chăn nuôi đang dần chuyển dịch cả mặt lượng và chất. Dịch vụ nông nghiệp là hình thái mới trong nông nghiệp với tỷ trọng khiêm tốn là 4,5% năm 2012, nhưng đã có sự tăng dần về giá trị sản lượng. Đáng chú ý hơn là những năm trước đây các hoạt động dịch vụ nông nghiệp chưa hình thành rõ nét, nhưng những năm gần đây đã có sự phát triển tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tạo ra sự phân công lao động mới hợp lý hơn, là một cơ sở quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn. Để tìm hiểu cụ thể hơn, ta đi sâu vào nội bộ ngành trồng trọt và chăn nuôi để xem xét: (1) Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt Trồng trọt là ngành sản xuất có tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu của ngành trồng trọt có ý nghĩa quyết định tới sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Thực tế cho thấy sản xuất trồng trọt chủ yếu là cây lương thực. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích được tập trung chỉ đạo nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng; qua đó cơ cấu cây ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 57 trồng của huyện có sự đa dạng hơn, ngoài cây lương thực đã tăng thêm diện tích các loại rau màu có giá trị cao, cây công nghiệp dài ngày, nhất là cây cao su. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa cơ cấu giá trị sản xuất của cây hàng năm và cây lâu năm có sự chuyển dịch qua các năm không nhiều. Năm 2005 cây hàng năm chiếm 96,6% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, đến năm 2010 giảm còn 93,5%; cây lâu năm chiếm 3,4% năm 2005, đến năm 2012 vẫn chỉ chiếm 6,5%. Bảng 2.4: Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển nội bộ ngành trồng trọt giai đoạn 2005-2012 (theo giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2012 tăng so với 2005 (%) Tốc độ TT bình quân (%) 1. GO (tr.đ) 410619 424993 415232 436896 436447 436741 466043 459721 11,9 1.6 - Cây hàng năm 396803 406294 395301 414178 411134 410537 437149 429840 8,3 1,1 - Cây lâu năm 13816 18699 19931 22718 25313 26204 28894 29881 116,3 11,7 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 - Cây hàng năm 96,6 95,6 95,2 94,8 94,2 94,0 93,8 93,5 - Cây lâu năm 3,4 4,4 4,8 5,2 5,8 4,0 6,2 6,5 2. VA (tr.đ) 295404 305749 298727 314312 311747 311957 335282 328949 11,3 1,55 - Cây hàng năm 285469 292297 284389 297969 293667 293240 314459 307028 7,6 1,0 - Cây lâu năm 9935 13452 14338 16343 18080 18717 20787 21921 120,6 11,9 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 - Cây hàng năm 96,6 95,6 95,2 94,8 94,2 94,1 93,8 93,3 - Cây lâu năm 3,4 4,4 4,8 5,2 5,8 5,9 6,2 6,7 (2) Nguồn niên giám thống kê huyện Triệu Phong 2012 Từ số liệu ở các bảng 2.4 cho thấy: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt của huyện Triệu Phong thời kỳ 2005-2012 có sự thay đổi không đáng kể, giá trị sản xuất của cây hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành. Nhưng xét về góc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm thì nhóm cây lâu năm tăng hơn cây hàng năm. Cụ thể là giá trị sản xuất của cây hàng năm năm 2012 so với năm 2005 tăng 8,3%, tốc độ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 tăng bình quân hàng năm là 1,1%; tương ứng cây lâu năm là 116,3%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 11,7%. Điều đó thể hiện ngành trồng trọt huyện Triệu Phong đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Với lợi thế vùng gò đồi tập trung ở các xã phía Tây của huyện, từ năm 2006 đến nay, huyện Triệu Phong đã chú trọng phát triển kinh tế vùng gò đồi, k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_kinh_te_nganh_nong_nghiep_o_huyen_trieu_phong_tinh_quang_tri_2751_1909186.pdf
Tài liệu liên quan