Luận văn Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn. ii

Tóm lược luận văn. iii

Danh mục từ viết tắt .iv

Danh mục bảng.v

Danh mục biểu. vii

Mục lục . viii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Kết cấu của luận văn.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO

ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA .5

1.1. Tính khách quan của chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình CNH, HĐH.5

1.1.1. Những khái niệm.5

1.1.2. Sự chuyển dịch khách quan của cơ cấu lao động trong tiến trình CHN, HĐH .9

1.1.3. Những tiền đề của chuyển dịch cơ cấu lao động .17

1.1.4. Phương thức và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động .18

1.1.5. Tiêu chí đánh giá CDCCLĐ trong quá trình CNH,HĐH.20

1.2. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động .22

1.3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động.23

1.3.1. Nhóm yếu tố về chính sách .23

1.3.2. Yếu tố về khoa học công nghệ.25

1.3.3. Thu nhập, năng suất lao động trong các ngành kinh tế .26

Trường Đại học Kinh tế Huếix

1.3.4. Yếu tố gia đình, cộng đồng, xã hội.26

1.3.5. Y tế và Giáo dục - đào tạo.27

1.3.6. Kết cấu hạ tầng.28

1.4. Một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu lao động của một số nước trên thế giới

và trong nước.29

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước .29

1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước .32

1.4.3. Kinh nghiệm rút ra và vận dụng ở Huyện Phú Vang .36

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN

TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓ Ở HUYỆN PHÚ VANG,TỈNH THỪA

THIÊN HUẾ.38

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.38

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.38

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .39

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình

CDCCLĐ ở huyện Phú Vang.41

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phú Vang.43

2.2.1. CDCCLĐ theo cơ cấu ngành kinh tế.43

2.2.2. CDCCLĐ theo vùng lãnh thổ .64

2.2.3. CDCCLĐ theo trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật.71

2.3. Những thành tựu và hạn chế của quá trình CDCCLĐ ở huyện Phú Vang.76

2.3.1. Thành tựu.76

2.3.2. Hạn chế.77

2.3.3. Nguyên nhân .79

2.4. Những vấn đề cấp bách đặt ra cho địa phương trong quá trình CDCCLĐ .80

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở

HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .83

3.1. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch CCLĐ trong tiến trình CNH,HĐH ở

huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.83

3.1.1. Phương hướng.83

3.1.2. Mục tiêu.85

3.2. Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ trong tiến trình CNH,HĐH ở

huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.87

3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, tạo tiền đề vật chất cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện .87

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện hiệu quả công tác đào tạo

nghề .91

3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy lợi thế của địa phương tạo tiền đề để đẩy

nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động .93

3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý, phân bố số lượng lao động.99

3.2.5. Hình thành và hoàn thiện thị trường lao động và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.99

3.2.6. Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách vĩ mô về kinh tế - xã hội tạo điều

kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ.100

3.2.7. Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương.101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.103

1. Kết luận.103

2. Kiến nghị .104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .106

PHỤ LỤC .

pdf123 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 1.715.989 100 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Phú Vang năm 2011. Biểu 2.4. Tỷ trọng của nội bộ ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp của huyện Phú Vang giai đoạn 2007 - 2011 Trong nhóm ngành nông-lâm-ngư, giai đoạn 2007 – 2011 có sự chuyển dịch giữa nội bộ các ngành bộ phận. Ngành nông nghiệp với nội dung bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi là ngành có tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất của ngành nông-lâm-nghiệp. Tuy có sự biến thiên từng năm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh,... nhưng giá trị tuyệt đối của ngành này vẫn cao và có xu hướng tăng lên về giá trị tuyệt đối. Năm 2007, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41,61% với giá trị sản xuất đạt 424.926 triệu đồng; đến 2011, tỷ trọng đạt 48,71%. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 Xét theo nghĩa hẹp, ngành nông nghiệp, bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi, giá trị sản xuất (xét theo giá hiện hành) tuy có biến động nhưng xu hướng là vẫn tăng đều qua các năm, từ 424.926 triệu đồng năm 2007 lên 644.344 triệu đồng năm 2008, đến 766.923 triệu đồng năm 2009, 872.143 triệu đồng năm 2010, và năm 2011 là 835.889 triệu đồng. Với tình hình là một huyện thuần nông, còn độc canh cây lúa, ngoài ra, cơ cấu cây-con của huyện bao gồm: các loại hoa màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, Điều kiện tự nhiên không cho phép, ngành nông nghiệp của huyện không có điều kiện để chuyển dịch cơ cấu cây trồng qua các nhóm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao: hồ tiêu, cao su, chè, như các huyện, thị xã khác trong tỉnh. Riêng trong nhóm ngành trồng trọt, cây lúa vẫn là cây chủ chốt, xét về sản lượng cũng như diện tích đều tăng theo từng năm. Về sản lượng, năm 2007, sản lượng lúa đạt 55.384 tấn, đến 2011, sản lượng tăng lên 63.344 tấn; Về diện tích, năm 2007, toàn huyện có diện tích trồng lúa là 10.182ha, đến 2011, tăng lên 11.381ha. Ngược lại, các loại hoa màu, cây ngắn ngày như mía, đậu, vừng, thuốc là, đều giảm dần về diện tích cũng như sản lượng. Đối với ngành chăn nuôi, năm 2008 là năm mà số lượng gia súc gia cầm suy giảm, những năm về sau đã có sự hồi phục. Ngành chăn nuôi của huyện Phú Vang dần giảm số lượng trâu, tăng nhiều về chăn nuôi lợn và gia cầm. Xuất hiện loại vật nuôi mới, đến năm 2011, số lượng dê là 376 con; mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi, tránh phụ thuộc lớn và đàn lợn, bò, gia cầm, những loài hay có dịch bệnh và biến động về giá. Nhìn chung, nhóm ngành chăn nuôi của huyện không có gì đột phá, trong giai đoạn 2007 – 2011, hoạt động chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm vẫn chủ yếu là các hộ cá thể, chưa xuất hiện các mô hình chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn. Tuy nhiên, xu hướng của ngành này vẫn tăng lên, bổ sung việc làm cho một bộ phận nông dân, đặc biệt là trong thời kỳ nông nhàn. Với ngành lâm nghiệp, đây không phải là lợi thế của một huyện đồng bằng, ven biển, đầm phá như Phú Vang. Ngành lâm nghiệp của huyện vừa ít về diện tích, vừa kém đa dạng về các loại lâm sản. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu diễn ra trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các hoạt động chính bao gồm: trồng, chăm sóc rừng, khai thác rừng, Tuy nhiên, giá trị mang lại không lớn, và có xu hướng giảm về giá trị sản xuất. Cụ thể: năm 2007, ngành lâm nghiệp tạo ra 6.590 triệu đồng, đến năm 2008 có tăng lên 7.004 triệu đồng, những năm sau đó thì giảm dần, đến năm 2011, giá Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 53 trị sản xuất của ngành chỉ còn 5.165 triệu đồng. Mặt khác, theo thống kê của tỉnh, chỉ đến năm 2011, diện tích trồng rừng mới tập trung của huyện mới được 52 ha, còn lại các năm trước không có diện tích nào được thống kê. Lâm nghiệp chưa bao giờ được coi là ngành thế mạnh của huyện, so với các địa phương khác trong tỉnh như huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc, diện tích rừng của Phú Vang rất hạn chế, không đủ sức thu hút lao động, cũng như tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Trái với ngành lâm nghiệp, ngành ngư nghiệp (thủy sản) với ưu thế sông nước đầm phá và bãi ngang ven biển, nên hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, buôn bán thủy hải sản của huyện có sự thuận lợi để phát triển. Đây được xác định là ưu tiên của địa phương để giải quyết vấn đề chuyển đổi canh tác, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp của huyện. Theo thống kê của huyện, sản lượng đánh bắt của địa phương tăng đều qua các năm, sản lượng năm 2007 là 117.520 triệu đồng, đến 2011, sản lượng đánh bắt là 148.799 triệu đồng. Riêng với công tác nuôi trồng thủy hải sản, do dịch bệnh kéo dài những năm trở lại đây, giá trị sản xuất của hoạt động này giảm, nhưng về lâu dài có xu hướng phục hồi. Ngành thủy sản huyện Phú Vang, chủ yếu phát triển với hai bộ phận, đó là khai thác và nuôi trồng. Trong giai đoạn 2007-2011, sản lượng ngành thủy sản của huyện tăng qua các năm, kéo theo sự gia nhập của một bộ phận lao động ngành khác tham gia vào ngành thủy sản bởi sức hút về thu nhập mà ngành này mang lại so với các ngành nông nghiệp truyền thống. Bảng 2.8. Lao động trung bình trong nội ngành nông – lâm – ngư nghiệp của huyện Phú Vang giai đoạn 2007 – 2011 Năm Tổng lao động trung bình Nông nghiệp Ngư nghiệp Lâm nghiệp Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) 2007 30654 19.750 64,43 10.569 34,48 334 1,09 2008 30881 19.545 63,29 10.907 35,32 429 1,39 2009 31693 19.925 62,87 11.403 35,98 364 1,15 2010 31755 19.860 62,54 11.438 36,02 457 1,44 2011 31982 19.752 61,76 11.795 36,88 435 1,36 Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Vang năm 2011 Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế 54 Cơ cấu lao động của nội bộ ngành nông-lâm-ngư nghiệp của huyện Phú Vang trong giai đoạn 2007 – 2011 chuyển dịch chậm qua các năm. Số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm ưu thế, phản ánh đúng tình hình sản xuất của địa phương còn phụ thuộc lớn vào hoạt động chăn nuôi và trồng trọt. Tuy nhiên, đã có sự chuyển dịch lao động sang ngành phi sản xuất nông nghiệp truyền thống. Cụ thể, năm 2007, số lao động trong ngành này là 19.750 người, chiếm tỷ trọng 64,43%; đến 2011, số lao động có giá trị tuyệt đối không biến động lớn, 19.752 lao động, nhưng xét về tỷ trọng tương đối thì đã giảm, còn 61,76%. Lao động trong ngành ngư nghiệp lớn thứ hai trong nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp và có xu hướng tăng chậm. Bộ phận lao động ngành ngư nghiệp, đặc biệt trong hoạt động nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động, nhưng xu hướng vẫn tăng lên. Năm 2007, lao động ngư nghiệp có 10.569 người, chiếm 34,48%; số lao động này tăng lên 11.795 người và chiếm 36,88% năm 2011. Ngành lâm nghiệp có tỷ trọng lao động khiêm tốn so với các bộ phận trên, lao động của ngành có số lượng ít, tỷ trọng nhỏ, trong giai đoạn 2007 – 2011, lao động chỉ khoảng từ 300 – 400 người, tăng giảm không ổn định. Tỷ trọng lao động năm 2007 là 1,09% thì đến 2011 là 1,36%. Điều này được lý giải do chính điều kiện phát triển của ngành lâm nghiệp hoàn toàn hạn chế, khó thu hút được lao động gia nhập ngành. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp có sự chuyển dịch tăng dần sự đóng góp của ngành ngư nghiệp; tốc độ chuyển dịch lao động trên địa bàn huyện Phú Vang còn chậm nhưng đang có sự chuyển biến theo xu hướng tích cực. Trong nội bộ ngành, bộ phận lao động thu nhập thấp trong nông nghiệp được thu hút bởi các hoạt động sản xuất lâm nghiệp và ngư nghiệp. Điều này góp phần giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn, cải thiện đời sống của một bộ phận không nhỏ nông dân trong huyện. Trong chuyển dịch lao động của sự chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành nông-lâm-ngư nghiệp của huyện, lao động có sự thuyên chuyển, thay thế và bổ sung cho nhau, nhiều lao động có thể hoạt động trong hai, thậm chí là cả ba ngành nhỏ trên. Tuy nhiên, sự chuyển dịch đó diễn ra còn chậm, thiếu định hướng và quy hoạch. Lao động trong ngành nông nghiệp nhìn chung còn yếu kém về chất lượng và ngành càng bị giảm đi về số lượng do sự di cư và già hóa của bộ phận lao động. Điều này gây áp lực không nhỏ đến định hướng phát triển bền vững của ngành theo hướng CNH,HĐH. Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế 55 2.2.1.2. CDCCLĐ trong ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong thời gian nhất định. Huyện Phú Vang không phải là địa phương có ưu thế về ngành công nghiệp. Những năm gần đây, với một số dự án công nghiệp nhẹ được triển khai, mang lại bước tiến mới cho hoạt động công nghiệp trên địa bàn huyện. Giá trị sản xuất của ngành trong giai đoạn 2007 - 2011 không ngừng tăng lên về giá trị tuyệt đối, từ 89.810 triệu đồng năm 2007 đến 192.800 triệu đồng vào năm 2011. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp có xu hướng gia tăng, tăng từ 9,85% năm 2007 lên 10,73% năm 2012. Giá trị sản xuất CN – TTCN (theo giá thực tế) thực hiện năm 2012 đạt 392,1 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch năm, tăng 18,7% so với năm 2011. Về cơ bản, sản xuất công nghiệp của huyện Phú Vang còn nhỏ và yếu, sản xuất công nghiệp chủ yếu là thành phần kinh tế cá thể, chiếm 99,41% lao động năm 2007 và giảm xuống còn 95,88% năm 2011. Sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân chưa mạnh mẽ, do đó, công nghiệp vẫn duy trì ở mức nhỏ lẻ và manh mún. Vấn đề này kéo theo sự chuyển dịch lao động trong ngành này vẫn chậm. Công nghiệp nông thôn là vấn đề quan trọng trong CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên, với huyện Phú Vang, ưu thế về công nghiệp là rất hạn chế, điều này kéo theo sự chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH của huyện bị ảnh hưởng. Các nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn được khôi phục và phát triển, tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thực hiện Kế hoạch 51/KH-UBND ngày 7/7/2011 của UBND tỉnh về khôi phục và phát triển nghề, làng nghề và sản xuất sản phẩm xuất khẩu năm 2011-2012, huyện Phú Vang đã tổ chức đào tạo 02 lớp (số lượng 100 học viên) theo đề án đào tạo nâng cao tay nghề nón lá cho hợp tác xã nông nghiệp Phú Mỹ 2 với giá trị 125 triệu đồng. Phê duyệt đề cương phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam, xã Phú Mỹ với tổng kinh phí: 135.028.000 đồng. Xét về cấu trúc ngành, công nghiệp huyện bao gồm: CN liên quan đến phi kim và kim loại và công nghiệp nhẹ (dệt, may, giấy,). Trong đó, sản xuất thực phẩm, đồ uống là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 49,10% năm 2007 và tăng lên 57,3% vào năm 2011. Các ngành sản xuất khác như: sản xuất trang phục, chế biến gỗ và sản Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế 56 xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa lá, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, đều có tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp giá trị ngày càng lớn cho ngành công nghiệp huyện. Riêng ngành sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại có xu hướng ngày càng giảm, cụ thể là từ 14.161 triệu đồng năm 2007 xuống còn 8.235 triệu đồng năm 2011. Sự phát triển của các bộ phận trong ngành công nghiệp cũng kéo theo sự chuyển dịch lao động của ngành công nghiệp, giai đoạn 2007 – 2011 có sự tăng giảm không đều, nhưng vẫn theo xu hướng tăng lên. Trong năm 2007, lao động hoạt động trong ngành là 4.051 người, đến năm 2011, số lao động là 4.614 người. Bảng 2.9. Lao động trong từng bộ phận của ngành công nghiệp ĐVT: Người 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 4.051 4.137 4.104 4.266 4.614 SX thực phẩm, đồ uống 604 633 610 607 652 Dệt - 8 8 22 24 SX trang phục 390 385 391 375 383 Sơ chế da, sx giày dép - 2 13 24 26 CB gỗ và sxsp từ gỗ, tre, nứa lá 2.509 2.550 2.527 2.470 2.838 SX giấy và SP từ giấy - 27 33 29 32 SXSP từ chất khoáng phi KL 68 68 94 98 85 SXSP từ KL 187 141 133 155 170 SC, BD và lắp đặt máy móc, TB 23 49 40 53 29 SX giường, tủ, bàn, ghế 270 274 255 375 375 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2011. Hoạt động thu hút nhiều lao động nhất là chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa lá, tuy sự gia tăng về số lượng là không lớn, năm 2007 có 2.509 người và tăng lên 2.838 người trong năm 2011. Các ngành khác không có biến động lớn về sự rút ra hay gia nhập của bộ phận lao động. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 57 Bảng 2.10. Số lao động và cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của huyện Phú Vang giai đoạn 2007 - 2011 2007 2008 2009 2010 2011 Lao động Số cơ sở Lao động Số cơ sở Lao động Số cơ sở Lao động Số cơ sở Lao động Số cơ sở Tập thể - - - - 20 1 15 1 40 1 Tư nhân 24 4 26 7 26 7 133 15 150 19 Cá thể 4.027 3.062 4.111 3.087 4.058 3.255 4.118 2.835 4.424 2.989 Tổng 4.051 3.066 4.137 3.094 4.104 3.263 4.266 2.851 4.614 3.009 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2011. Xét theo từng thành phần kinh tế, thành phần tập thể và tư nhân sở hữu lao động rất hạn chế, cho dù có xu hướng tăng lên theo từng năm, nhưng những thành phần này chỉ chiếm những tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu lao động của ngành. Cụ thể như thành phần tập thể đến 2012, có 40 lao động và chiếm 0,87%; Thành phần tư nhân có số lượng lao động tăng từ 24 người năm 2007 lên 150 người vào năm 2012 chiếm tỷ lệ là 32,5% số lao động của ngành. Biểu 2.5. Số lao động công nghiệp phân theo TPKT của huyện Phú Vang từ 2007 - 2011 Chiếm ưu thế trong tổng số lao động trong ngành công nghiệp là thành phần kinh tế cá thể, số lao động của thành phần này tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động của ngành. Năm 2007, lao động cá thể của ngành công Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 58 nghiệp gồm 4.027 người, chiếm 99,41%; đến năm 2012, số lao động cá thể tăng lên 4.424 người, chiếm 95,88% tổng số lao động của ngành công nghiệp địa phương. Tóm lại, lao động trong ngành công nghiệp – TTCN của huyện Phú Vang đã có sự gia tăng về số lượng qua các năm, số lao động này tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, chế biến, cùng với sự phục hồi và phát triển theo quy hoạch của huyện, các ngành nghề TTCN đã góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lao động của địa phương. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch lao động của ngành công nghiệp – TTCN của huyện Phú Vang vẫn còn hạn chế, số lượng việc làm mà ngành này tạo ra không nhiều, các ngành nghề chủ yếu là lao động trình độ thấp; Thêm vào đó, lao động tham gia công nghiệp – TTCN còn nhỏ lẻ, không tập trung sản xuất lớn theo quy mô công nghiệp, cho nên, ngành công nghiệp – TTCN chưa thể phát triển đột phá để có thể tăng cường sự chuyển dịch lao động theo hướng CNH,HĐH trong nội bộ ngành công nghiệp nói riêng và tổng thể kinh tế của huyện nói chung. 2.2.1.3. CDCCLĐ trong ngành thương mại – dịch vụ Nhóm ngành thương mại - dịch vụ là bao gồm các ngành: thương mại, giao thông vận tải, khách sạn - nhà hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ du lịch, Với ưu thế có những bãi biển đẹp, lại là địa phương tiếp giáp với thị xã Hương Thủy, Thành Phố Huế, ngành dịch vụ của huyện Phú Vang có nhiều thành tựu cả về tốc độ phát triển và tỷ lệ đóng góp cho GDP. Tốc độ tăng trưởng của ngành vào năm 2012 là 24,8%. Các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển khá. Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ (theo giá thực tế) thực hiện đạt 1.550,35 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2011. Trong năm 2012, huyện phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức 4 đợt bán hàng khuyến mãi, bán hàng bình ổn giá tại các xã Vinh Thanh, thị trấn Phú Đa, xã Phú Hải; triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội như kế hoạch phát triển KT-XH vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, kế hoạch phát triển dịch vụ biển năm 2012, Tổng mức bán lẻ hàng hóa – ăn uống và dịch vụ của huyện Phú Vang có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm, năm 2007, giá trị của ngành là 499.347 triệu đồng, sang năm 2008 tăng lên 639.170 triệu đồng, tốc độ tăng tưởng 128%; năm 2009 tăng trưởng 127,5% so với 2008; 2010 có giá trị là 1.040.700 triệu, tăng trưởng 127,7% so với 2009; Đến 2011, giá trị sản xuất của ngành tăng lên 1.321.676 triệu đồng, tốc độ Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 59 tăng trưởng năm 2011 so với 2010 đạt 127%. Tuy tốc độ tăng tưởng năm sau so với năm trước có xu hướng giảm chậm nhưng vẫn duy trì ở mức cao và giá trị tuyệt đối vẫn tăng đều qua các năm. Hoạt động thương mại mang lại giá trị lớn nhất cho toàn ngành, và có mức gia tăng giá trị cao, từ 375.219 triệu đồng năm 2007, tăng lên 980.419 triệu đồng; các dịch vụ nhà hàng, ăn uống và dịch vụ khác đều tăng trưởng nhanh qua các năm, và có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu ngành dịch vụ. Bảng 2.11. Cơ cấu các bộ phận của ngành thương mại dịch vụ của huyện Phú Vang ĐVT: % 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng mức 100 100 100 100 100 Thương mại 75,15 75,14 75,14 75,71 74,18 Nhà hàng, ăn uống 14,00 14,00 14,00 14,00 14,67 Dịch vụ 10,85 10,86 10,86 10,29 11,15 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2011 2007 2008 2009 2010 2011 75.15 75.14 75.14 75.71 74.18 14 14 14 14 14.67 10.85 10.86 10.86 10.29 11.15 ĐVT: % Thương mại Nhà hàng, ăn uống Dịch vụ Biểu 2.6. Cơ cấu các bộ phận của ngành thương mại dịch vụ của huyện Phú Vang Trong cơ cấu nội bộ ngành, hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2007 tỷ trọng ngành thương mại là 75,15% về sau tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm chậm, đến 2011, tỷ trọng này là 74,18%, do ngành dịch vụ khác có xu hướng tăng trưởng khá, dần đóng góp nhiều hơn. Riêng hoạt động nhà hàng và ăn uống có tỷ trọng tương đối ổn định, đều là 14% qua bốn năm đầu của giai đoạn 2007-2011, chỉ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 60 đến năm 2011, tỷ trọng mới được nâng lên 14,67% trong cơ cấu ngành. Các hoạt động dịch vụ khác có xu hướng gia tăng sự đóng góp của mình, cụ thể, tỷ trọng năm 2007 là 10,85% tăng lên 11,15% vào năm 2011. Phần lớn hoạt động trong lĩnh vực này là các hộ cá thể, các doanh nghiệp tư nhân. Đây là lĩnh vực tạo ra được nhiều việc làm cho lao động địa phương, cụ thể bảng 2.12 cho thấy: Bảng 2.12. Lao động và tỷ lệ lao động trong kinh doanh thương mại – dịch vụ của huyện Phú Vang giai đoạn 2007 - 2011 Năm Tổng số Thương mại Tỷ lệ (%) Nhà hàng,ăn uống Tỷ lệ (%) Dịch vụ Tỷ lệ (%) 2007 5.824 3.898 66,93 1.260 21,63 666 11,44 2008 5.923 3.957 66,81 1.293 21,83 673 11,36 2009 6.001 4.003 66,71 1.317 21,95 681 11,35 2010 6.354 3.746 58,95 1.740 27,38 868 13,66 2011 6.862 4.117 60,00 1.853 27,00 892 13,00 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2011 Năm 2007, lao động tham gia ngành dịch vụ - thương mại nói chung là 5.824 người, đến năm 2011, lao động tăng lên 6.862 người, điều này phản ánh có sự chuyển dịch lao động vào ngành thương mại - dịch vụ khá lớn của huyện Phú Vang, một lực lượng tham gia vào ngành này, chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của huyện đã dần phát huy hiệu quả. Trong nội bộ, thương mại vẫn duy trì số lớn lớn qua các năm, năm 2007, lao động trong hoạt động thương mại là 3.898 người, năm 2011 số lao động tăng lên 4.117 người; lao động trong lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng ngành, và có xu hướng giảm tỷ trọng lao động so với các ngành kia. Tỷ trọng lao động của thương mại giảm từ 66,93% năm 2007 xuống 60% năm 2011. Điều này được giải thích là do sự tăng lên của tỷ trọng lao động trong hoạt động dịch vụ nhà hàng, ăn uống và các dịch vụ khác, chứ không phải do sự suy giảm lao động của thương mại, vì lao động trong hoạt động này vẫn tăng tuyệt đối như đã phân tích ở trên. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 61 Biểu 2.7. Tỷ lệ lao động trong kinh doanh thương mại – dịch vụ của huyện Phú Vang so sánh 2 năm 2007, 2011 Hoạt động nhà hàng, ăn uống có sự tăng trưởng lao động đều qua các năm, năm 2007 có 1.260 người hoạt động trong lĩnh vực này, đến 2011, tăng lên với số lượng là 1.853 người; tỷ trọng lao động tăng từ 21,63% năm 2007 lên 27% năm 2011. Tương tự, theo thống kê về lao động trong các hoạt động dịch vụ khác, số lao động có tăng nhưng chậm, cụ thể là từ 666 người vào năm 2007 lên 892 người vào năm 2011. Trong các hoạt động dịch vụ, dịch vụ biển là hoạt động được thực hiện có hiệu quả, đơn cử như việc tổ chức Festival Thuận An biển gọi nhằm quảng bá và khai thác hết năng lực của các dịch vụ tại các bãi biển; các bãi tắm được đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, làm cho hệ thống du lịch biển trên địa bàn dần hoàn chỉnh, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tắm biển và nghỉ ngơi. Dịch vụ biển của huyện Phú Vang tạo ra việc làm cho một lượng lớn lao động tại những địa bàn có bãi biển đẹp, thu hút một lượng lớn khách du lịch từ thành phố Huế, các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Trong nhóm ngành dịch vụ, cần xem xét đến hoạt động có vị trí quan trọng là giao thông vận tải; những năm gần đây hoạt động giao thông vận tải của huyện Phú Vang đạt được giá trị sản xuất tăng trưởng khá cao, tính trong giai đoạn 2007 – 2011, doanh thu vận tải tăng từ 13.502 triệu đồng vào năm 2007 lên 59.222 triệu đồng vào năm 2011. Hoạt động vận tải có sự tham gia của các thành phần kinh tế như: tập thể, cá thể và các doanh nghiệp tư nhân. Với thành phần kinh tế tập thể, từ 2008, doanh thu tăng đột biến từ 3.026 triệu đồng năm 2007 lên 30.337 triệu đồng vào 2008, những năm về sau vẫn duy trì ở mức cao, vào năm 2011, doanh thu của thành phần kinh tế này đạt Trư ờ g Đạ i ọ c K inh tế H uế 62 37.198 triệu đồng. Ngược lại, thành phần cá thể lại có doanh thu vận tải giảm đi, cụ thể là giảm từ 7.454 triệu đồng năm 2007 còn 5.159 triệu đồng vào năm 2011. Các doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng doanh thu mạnh, năm 2007, doanh thu vận tải chỉ 3.022 triệu đồng, những năm về sau, doanh thu tăng trưởng mạnh, đến 2011, doanh thu đạt được là 16.865 triệu đồng. Nhìn chung, hoạt động dịch vụ vận tải đang có sự chuyển dịch, xu hướng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của các hộ cá thể dần được thay thế bằng các hình thức kinh doanh chuyên nghiệp và có tổ chức hơn như các hợp tác xã vận tải hay các doanh nghiệp tư nhân. Bảng 2.13. Số lao động trong ngành vận tải của huyện Phú Vang giai đoạn 2007 – 2011 ĐVT: Người 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 1.332 1.312 1.389 1.389 1.770 1.Tập thể 24 44 74 74 74 -Đường bộ 24 44 74 74 74 +VT hàng hóa - 15 45 45 45 +VT hành khách 24 29 29 29 29 -Đường sông - - - - - 2. DN tư nhân 24 41 50 50 60 3. Cá thể 1.284 1.227 1.265 1.265 1.634 -Đường bộ 1.268 1.219 1.257 1.257 1.014 +VT hàng hóa 668 670 672 672 891 +VT hành khách 600 549 585 585 723 -Đường sông 16 8 8 8 22 +VT hàng hóa 12 8 8 8 12 +VT hành khách 4 - - - 10 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang 2011 Cùng với sự tăng trưởng của mình, hoạt động vận tải cũng thu hút một số lượng đáng kể lao động tham gia. Năm 2007, có 1.332 người hoạt động trong dịch vụ vận tải, con số này tăng lên 1.770 người vào năm 2011. Thành phần cá thể chiếm ưu thế với số lao động nhiều nhất và có xu hướng tăng lên, số lao động cá thể năm 2007 có 1.284 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 63 và tăng lên 1.634 năm 2011; hoạt động chủ yếu là trong hoạt động dịch vụ vận tải đường bộ. Thành phần tập thể có số lao động ổn định, duy trì ở mức 74 lao động từ 2009 đến 2011. Thành phần tư nhân có tăng về lao động, nhưng số lượng không nhiều, tăng từ 24 lao động năm 2007 lên 60 lao động trong năm 2011. Điều này chứng tỏ, dịch vụ vận tải vẫn duy trì trong thành phần cá thể, nhiều người vẫn tự đứng ra hoạt động đơn lẻ và việc kinh doanh này còn thu hút một số bộ phận lao động tham gia theo hình thức cá nhân hay hộ gia đình. Tuy doanh thu thấp hơn so với tổ chức tập thể và doanh nghiệp tư nhân, nhưng lại có thể giải quyết được việc làm và thu nhập cho người lao động. Từ những phân tích trên, có thể rút ra nhận xét, lao động ngành dịch vụ của huyện Phú Vang có xu hướng tăng trưởng nhanh, kéo theo chất lượng của ngành được tăng lên. Tuy nhiên, phần lớn lao động này điều chuyển sang từ nông nghiệp nên vẫn số đông vẫn là lao động chưa chuyên nghiệp trong ngành dịch vụ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự chuyển dịch về lâu dài; không thể khai thác có hiệu quả ưu thế về ngành dịch vụ của huyện. Phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ, du lịch; đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đa dạng về chủng loại, mẫu mã chưa mang tính sản xuất hàng hóa, công nghệ thủ công lạc hậu, năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, quảng bá, tìm kiếm thị trường, còn hạn chế nên giá trị sản xuất chưa cao. Tóm lại, một lần nữa có thể khẳng định CCLĐ theo ngành của huyện Phú Vang trong giai đoạn 2007 – 2012 đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chung: Lao động nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp đã giảm tuyệt đối lẫn tương đối, tỉ trọng và lượng lao động tuyệt đối trong hai nhóm ngành công nghiệp–xây dựng và thương mại–dịch vụ đều tăng lên. Điều này phù hợp với cơ cấu kinh tế ngành theo định hướng và quy hoạch phát triển của huyện. Tốc độ CDCCLĐ theo ngành của huyện trong thời gian qua diễn ra ổn định, cả hai nhóm ngành công nghiệp–TTCN và thương mại–dịch vụ đều tăng; trong đó tốc độ tăng lao động của nhóm ngành thương mại–dịch vụ tăng nhanh hơn so với mức tăng lao động của nhó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_lao_dong_trong_tien_trinh_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_huyen_phu_vang_tinh_thua.pdf
Tài liệu liên quan