Luận văn Công tác thi đua, khen thưởng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

Lời cam đoan. i

Mục lục.iii

Danh mục các chữ viết tắt. iv

Danh mục các bảng. v

Danh mục các biểu đồ. vi

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: . 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN

THƯỞNG. 8

1.1. Khái quát chung về thi đua, khen thưởng . 8

1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng . 21

1.3. Giải pháp và công cụ thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. 25

1.4. Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. 27

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. 32

Tiểu kết chương 1 . 34

Chương 2: . 35

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . 35

2.1. Khái quát chung về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 35

2.2. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam. 46

2.3. Đánh giá chung về tổ chức, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam . 62

Tiểu kết chương 2 . 77

Chương 3: . 78

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN

THƯỞNG Ở VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM78

3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong những năm tới. 78

3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam . 81

3.3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền . 88

Tiểu kết chương 3 . 90

KẾT LUẬN. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93

PHỤ LỤC.98

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác thi đua, khen thưởng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan tư vấn hàng đầu của Chính phủ trong việc hoạch định chiến lược, công tác thi đua, khen thưởng phát triển đất nước trong các lĩnh vực có liên quan. - Tăng cường năng lực nghiên cứu và triển khai, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. Gắn nghiên cứu với phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm. Thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ. - Tổ chức Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với cơ cấu 40 viện nghiên cứu chuyên ngành và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; 01 Học viện Khoa học và Công nghệ; phát triển 20 doanh nghiệp spin-off và các tổ chức ứng dụng triển khai công nghệ. Xây dựng được đội ngũ 4.000 cán bộ biên chế, 2.000 cán bộ hợp đồng, trong đó 60% là cán bộ khoa học có học vị tiến sỹ, thạc sỹ. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu/cán bộ hỗ trợ nghiên cứu nhỏ hơn 1 để tạo ra cơ cấu vận hành hợp lý của các viện chuyên ngành. - Xây dựng được khoảng 10 tạp chí nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt chuẩn mực được quốc tế công nhận. - Số lượng công trình khoa học được công bố quốc tế, số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ tăng gấp hai lần so với giai đoạn 2011 - 2020. - Đến năm 2030, 100% nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên có kết quả được công bố trên các tạp chí có uy tín ở trong 40 nước và nước ngoài. Khoảng 75% các tổ chức nghiên cứu cơ bản trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hội nhập được với khu vực và thế giới. - Xây dựng được 15 tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm, nhóm nghiên cứu mạnh có cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới để giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng của quốc gia. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Viện Hàn lâm vẫn tích cực, nỗ lực thi đua nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ. Hầu hết cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm có nhận thức đúng đắn về phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua do Viện Hàn lâm phát động. Nhiều đơn vị đã phát động phong trào thi đua để phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có nhiều đóng góp về mặt khoa học, được Đảng và Chính phủ đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc hoạch định các chủ trương, đường lối công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và góp phần vào việc phát triển nền văn hoá, khoa học của Việt Nam. Công tác Thi đua, khen thưởng, ngay từ ngày đầu thành lập được thực hiện theo pháp luật của Nhà nước, liên tục được đổi mới, góp phần quan trọng vào các kết quả hoạt động của toàn Viện Hàn lâm. 2.1.2. Bộ máy tổ chức và Bộ máy chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trải qua hơn 50 năm liên tục phát triển, hiện nay Viện Hàn lâm tập trung các nhà khoa học công nghệ đầu ngành,với trên 3.500 cán bộ, viên chức, trong đó có 2582 cán bộ trong biên chế; 54 Giáo sư, 183 Phó Giáo sư, 953 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, 1186 Thạc sĩ... Viện Hàn lâm có mạng lưới các cơ sở nghiên cứu trên toàn 41 quốc đang cùng với các cơ quan nghiên cứu khác, giải quyết những yêu cầu đặt ra của cuộc sống, góp phần đưa đất nước nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm đầu của thế kỷ 21. Bộ máy tổ chức hoàn chỉnh theo cơ cấu: Lãnh đạo Viện Hàn lâm (Chủ tịch Viện và các Phó Chủ tịch Viện), Các Hội đồng khoa học ngành và liên ngành. Dưới là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm (6 đơn vị), các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (28 tổ chức), Các đơn vị sự nghiệp (8 đơn vị), Các đơn vị do Chủ tịch Viện Hàn lâm thành lập (5 đơn vị), Các đơn vị tự trang trải kinh phí (4 đơn vị), 1 Công ty TNHH một thành viên. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện nay được coi là trung tâm Quốc Gia lớn về lĩnh vực khoa học khoa học tự nhiên và công nghệ của cả nước. Sơ đồ tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xem phụ lục 1 Bảng 2.1: Bộ máy chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Bộ máy thi đua, khen thưởng Diễn giải a) b) c) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ban Tổ chức - Cán bộ, Viện Hàn lâmKhoa học và Công nghệ Việt Nam Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở 42 a) Hội đồng Thi đua - Khen thưởngViện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chức năng: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về công tác thi đua, khen thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nhiệm vụ và quyền hạn: - Tham mưu giúp Chủ tịch Viện tổ chức thực hiện các chủ trương, công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức phát động phong trào thi đua; - Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn; - Tham mưu giúp Chủ tịch Viện kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, công tác thi đua, khen thưởng pháp luật về thi đua, khen thưởng; - Tham mưu giúp Chủ tịch Viện quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng. Tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện Hàn lâm: - Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Viện Hàn lâm do Chủ tịch Viện thành lập hàng năm, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên. Việc bổ sung, thay thế thành viên của Hội đồng do Chủ tịch Viện quyết định. - Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Viện, có trách nhiệm lãnh đạo chỉ đạo mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng, quyết định triệu tập và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng. - Phó Chủ tịch Hội đồng bao gồm: + Các Phó Chủ tịch Viện. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Phó Chủ tịch Viện phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, có trách nhiệm chủ trì, 43 kết luận các phiên họp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền bằng văn bản. + Chủ tịch Công đoàn Viện, có trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua trong Công đoàn và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công. - Ủy viên thường trực là Lãnh đạo Ban Tổ chức - Cán bộ phụ trách công tác thi đua - khen thưởng có trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng các vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị thi đua, khen thưởng trong các kỳ họp. - Thư ký Hội đồng là chuyên viên Ban Tổ chức - Cán bộ có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị thi đua, khen thưởng và chuẩn bị tài liệu liên quan đến các kỳ họp. - Ngoài Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Thư ký, Hội đồng có các ủy viên sau: + Đại diện Lãnh đạo Đảng ủy Viện Hàn lâm; + Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm; + Một số thủ trưởng đơn vị trực thuộc. Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Viện Hàn lâm: - Hội đồng họp định kỳ 6 tháng một lần. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập họp bất thường. - Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, tiến hành bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số. Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 số lượng thành viên Hội đồng tham dự. Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho tập thể và cá nhân được Hội đồng đề nghị Chủ tịch Viện khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng khi có tỷ lệ phiếu bầu đồng ý đạt tỷ lệ từ 3/4 trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng (riêng đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Viện Hàn lâm” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên). 44 b) Cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Viện Hàn lâm là Ban Tổ chức - Cán bộ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Tham mưu giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng; - Xin ý kiến các thành viên không tham dự họp Hội đồng bằng văn bản, tổng hợp và báo cáo Chủ tịch Hội đồng; - Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cho các kỳ họp của Hội đồng; - Giải quyết những việc có liên quan đến công tác của Hội đồng giữa các kỳ họp theo quy định của Nhà nước, của Viện Hàn lâm và báo cáo Hội đồng trong phiên họp gần nhất. c) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở Chức năng: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở là tổ chức tham mưu, tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị. Nhiệm vụ và quyền hạn: - Tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua; đánh giá, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị; - Giúp Thủ trưởng đơn vị xét chọn, đề nghị Thủ trưởng đơn vị quyết định khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân của đơn vị theo quy định hiện hành; - Tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị kiểm tra, giám sát về công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm. Tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở: - Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng đơn vị thành lập hàng năm, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên thường trực Hội đồng và các ủy viên. Việc bổ sung, thay thế thành viên của Hội đồng do Thủ trưởng đơn vị quyết định; - Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng đơn vị, có trách nhiệm lãnh đạo mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng; 45 - Phó chủ tịch Hội đồng gồm: 1 Phó Thủ trưởng đơn vị phụ trách công tác tổ chức có trách nhiệm chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền và Chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm phụ trách phong trào thi đua trong công đoàn và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công; - Thư ký Hội đồng (Ủy viên thường trực) là Trưởng Phòng Quản lý tổng hợp, có trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu liên quan đến kỳ họp và báo cáo trước Hội đồng tình hình tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định, đối chiếu tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. - Ngoài Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, Hội đồng có các ủy viên sau: + Bí thư cấp ủy; + Các Phó Thủ trưởng đơn vị; + Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; + Một số Trưởng phòng chuyên môn. - Cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở là Phòng Quản lý tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây: + Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cho các kỳ họp của Hội đồng; + Giải quyết những việc có liên quan đến công tác của Hội đồng giữa các kỳ họp theo quy định của Nhà nước, của Viện Hàn lâm và báo cáo Hội đồng trong phiên họp gần nhất. Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở: - Hội đồng họp định kỳ 6 tháng một lần. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập họp bất thường; - Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, tiến hành bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số. Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 số lượng thành viên Hội đồng tham dự. Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho tập thể và cá nhân được Hội đồng đề nghị Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp trên khen thưởng khi có tỷ lệ phiếu bầu đồng ý đạt tỷ lệ từ 3/4 trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng. 46 2.2. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Để tìm hiểu, đánh giá tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thông qua dữ liệu thứ cấp (báo cáo công tác Thi đua, khen thưởng) và thông qua điều tra bằng bảng hỏi tìm hiểu và lấy ý kiến đóng góp của cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Tác giả thực hiện cuộc điều tra khảo sát về thực trạng tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các công tác thi đua, khen thưởng; Phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; Đánh giá hiệu quả thi đua, khen thưởng; Duy trì, điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng; Kiểm tra, đôn đốc và Đánh giá, tổng kết việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Số lượng bảng hỏi được phát ra là 300 phiếu. Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên 90 công chức, viên chức và người lao động theo thứ tự từ dưới lên Danh sách Công chức, viên chức và người lao động thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2018, 30 cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của 30 đơn vị trực thuộc, thuộc và 180 đoàn viên công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - 180 công chức, viên chức và người lao động đã, đang và có mong muốn tham gia các phong trào thi đua. Kết quả khảo sát (phụ lục 3). Bằng phương pháp này tác giả đã thu thập được những thông tin có liên quan đến mức độ hài lòng, nhu cầu của cán bộ công chức, viên chức đối với việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong những năm vừa qua và ở thời điểm hiện tại. Kết quả xác định thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 như sau: 47 (Phiếu điều tra theo phụ lục 2 và Kết quả điều tra được tổng hợp tại phụ lục 3). 2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Nhìn vào Bảng 2.2 kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trên có thể thấy các nội dung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đều được đánh giá cao, trong đó >60% đánh giá tốt, khá, đánh giá yếu, kém <15%. Được đánh giá cao nhất là nội dung Xây dựng nội quy, quy chế Thi đua, khen thưởng với 242 phiếu, chiếm 80.6%. Kết quả đánh giá cho thấy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện tốt công tác này. Bảng 2.2: Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Mức độ thực hiện Tốt, khá Trung bình Yếu, kém TT Nội dung SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Lập kế hoạch tổ chức điều hành thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 233 77.67% 46 15.33% 21 7.00 % 2 Xác định kế hoạch cung cấp các nguồn lực thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 187 62.33% 73 24.33% 40 13.33% 3 Xác định thời gian triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 212 70.67% 59 19.67% 29 9.67 % 4 Lập kế hoạch kiểm tra thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 191 63.67% 68 22.67% 41 13.67% 5 Xây dựng nội quy, quy chế điều hành tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 242 80.67% 42 14.00% 16 5.33 % (Nguồn: Khảo sát của tác giả) 48 Thực tế, để hiện thực hóa công tác thi đua, khen thưởng, việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được thực hiện rất nghiêm túc, đầy đủ những nội dung cơ bản: - Kế hoạch tổ chức điều hành xác định Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị chủ trì, toàn bộ các ban chức năng, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị nghiên cứu phối hợp triển khai thực hiện. Toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. - Kế hoạch cung cấp các nguồn lực xác định cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, các nguồn lực tài chính, vật tư văn phòng phẩm Theo đó, toàn bộ trụ sở làm việc cùng trang thiết bị kỹ thuật của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phục vụ tổ chức thực hiện. Nguồn lực tài chính được trích từ Quỹ Thi đua, khen thưởng của Viện. Nguồn hình thành, mức trích và việc sử dụng Quỹ Thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 67 và Điều 68 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính, thực hiện chế độ Thi đua, khen thưởng. - Thời gian triển khai thực hiện được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định trên cơ sở dự kiến về thời gian duy trì công tác thi đua, khen thưởng, dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng đến tổng kết rút kinh nghiệm. - Kế hoạch kiểm tra thực hiện công tác thi đua, khen thưởng bao gồm những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. - Xây dựng những nội dung, quy chế tổ chức điều hành thực hiện công tác thi đua, khen thưởng được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện Hàn lâm 49 Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện,Chủ tịch Viện Hàn lâm phê duyệt, ban hành thực hiện trong toàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Quy chế Thi đua, khen thưởng quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2018 gồm 5 chương, 21 điều quy định: Những quy định chung; Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Thẩm quyền quyết định, tổ chức trao tặng, hồ sơ đề nghị khen thưởng; Quỹ thi đua, khen thưởng; Kiểm tra, xử lý vi phạm; Điều khoản thi hành. 2.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Bảng 2.3: Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về Thi đua, khen thưởng Mức độ thực hiện Tốt, khá Trung bình Yếu, kém TT Nội dung SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, phát động các phong trào thi đua 155 51.66 % 113 37.66% 32 10.66% 2 Công tác tổng hợp 199 66.33% 95 31.67% 6 2.00% 3 Ứng dụng CNTT trong Thi đua, khen thưởng 197 65.66% 82 27.33% 21 7.00% (Nguồn: Khảo sát của tác giả) Nhìn vào bảng kết quả trên, có thể thấy: Công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đánh giá tốt, khá 155 phiếu chiếm tỉ lệ là 51.66%; đánh giá trung bình là 113 phiếu tỉ lệ là 37.66%, và yếu là 32 phiếu tỉ lệ là 10.66%. 50 Công tác tổng hợp thành tích thi đua, khen thưởng để lập các báo cáo, mẫu biểu thống kê, tiến hành sơ kết tổng kết ở cơ sở được đánh giá khá tốt với 199 phiếu chiếm tỷ lệ 66.33%. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thi đua, khen thưởng được đánh giá tốt, khá 197 phiếu chiếm tỉ lệ là 65.66%; đánh giá trung bình là 82 phiếu tỉ lệ là 27.33%. Thực tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề cao vai trò quan trọng công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về thi đua, khen thưởng. Khi có văn bản pháp luật của Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức quán triệt trong cán bộ chủ chốt, đồng thời có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn đến cán bộ công chức, viên chức và người lao động tùy theo yêu cầu đối tượng vận động. Các kỹ năng, giải pháp, hình thức quán triệt phổ biến, tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với từng loại đối tượng, bao gồm: - Mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt các nội dung công tác thi đua, khen thưởng. - Bàn các giải pháp và phân công thực hiện (hình thức này phù hợp với các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện công tác thi đua, khen thưởng). - Tổ chức các lớp tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền. - Xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng cho các đơn vị trực thuộc nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. - Đăng tải, tuyên truyền trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động biết để thực hiện. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phân công cán bộ hướng dẫn quán triệt nội dung cơ bản của Luật Thi đua, khen thưởng và các 51 văn bản hướng dẫn thi hành. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc tuyên truyền những nội dung cơ bản của luật tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Ban Tổ chức - Cán bộ tham mưu cho cấp ủy đảng, lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Các cuộc họp quán triệt, triển khai thường xuyên được thực hiện hoặc quán triệt lồng ghép tại các cuộc họp của cơ quan, công đoàn. Hàng năm, tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các đơn vị trực thuộc, thuộc đều tổ chức quán triệt Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như phát động các phong trào thi đua trong toàn cơ quan, đơn vị, từng đoàn viên công đoàn. Cổng thông tin điện tử Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, giới thiệu về Luật Thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, để tăng cường hoạt động của toàn bộ hệ thống trong việc thực hiện chính Thi đua, khen thưởng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần tiến hành tin học hoá trong thi đua, khen thưởng để quản lý thành tích của cá nhân và tập thể qua các năm (kể cả khen thưởng đột xuất và khen thưởng chuyên đề), theo dõi quá trình khen thưởng một cách hệ thống các thành tích đạt được của cá nhân và tập thể. Bên cạnh đó, việc đưa các mẫu, thể thức văn bản quy định và nội dung cho từng mục xét thi đua, khen thưởng cho từng cá nhân, đơn vị tập thể sẽ thống nhất, chặt chẽ hơn. Với việc sử dụng tin học hoá trong thi đua, khen thưởng cũng góp phần rất lớn trong công tác tuyên truyền cũng như đưa ra những quyết định trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng một cách nhanh 52 chóng, chính xác, kịp thời, tiết kiệm được nhiều thời gian công sức của bộ phận làm công tác này. Nhìn chung, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện, đã gắn hai khâu tuyên truyền và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở tuyên truyền phổ biến, quán triệt, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam rất coi trọng việc tổ chức thực hiện các công tác thi đua, khen thưởng. Trong công tác thi đua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị cụ thể hóa mục tiêu thi đua, tiêu chuẩn thi đua và chấm điểm thi đua Công tác khen thưởng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những quy định cụ thể hóa về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, hình thức, thủ tục, hồ sơ quy trình xét khen thưởng và đã chỉ đạo áp dụng thống nhất trong toàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những hướng dẫn rất cụ thể trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Ngoài những công văn hướng dẫn, chỉ đạo chung còn có những văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ như mẫu báo cáo, mẫu biểu thống kê, cách tiến hành sơ kết tổng kết ở các đơn vị trực thuộc 2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. 53 Bảng 2.4: Đánh giá thực trạng phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Mức độ thực hiện Tốt, khá Trung bình Yếu, kém TT Nội dung SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính 213 71.00% 68 22.67% 19 6.33% 2 Xác định tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 231 77.00% 51 17.00% 18 6.00% 3 Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân, tổ chức trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 219 73.00% 56 18.67% 25 8.33% (Nguồn: Khảo sát của tác giả) Kết quả trên cho thấy thực trạng phân công, phối hợp công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đánh giá cao với >70% đánh giá tốt, khá<10% đánh giá yếu, kém. Trong đó, việc xác định tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng được đánh giá cao nhất với 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_thi_dua_khen_thuong_tai_vien_han_lam_khoa.pdf
Tài liệu liên quan