Luận văn Đặc điểm tục ngữ Khmer đồng bằng sông Cửu Long

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . 1

QUY ƯỚC VIẾT TẮT. 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài.5

2. Lịch sử vấn đề .6

3. Phương pháp nghiên cứu .7

4. Mục đích nghiên cứu .8

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .8

6. Đóng góp của luận văn .9

7. Cấu trúc của luận văn .9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC VÀ TỤC NGỮ KHMER ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG . 11

1.1. Khái quát về dân tộc Khmer ở ĐBSCL.11

1.1.1. Sự hình thành tộc người.11

1.1.2. Đặc điểm cư trú, sản xuất và hình thái xã hội .12

1.1.3. Tín ngưỡng, tôn giáo.13

1.1.4. Lễ hội .16

1.1.5. Phong tục – tập quán.18

1.1.6. Văn học dân gian .20

1.2. Giới thiệu chung về tục ngữ Khmer ĐBSCL .23

1.2.1. Khái niệm tục ngữ.23

1.2.2. Tục ngữ Khmer ĐBSCL .24

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TỤC NGỮ KHMER ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG. 37

2.1. Những nội dung tiêu biểu của tục ngữ Khmer .37

2.1.1. Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất, các hiện tượng tự nhiên (45/920, tỉ lệ: 4,89 %).37

2.1.2. Thể hiện các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ, xã hội của người KhmerĐBSCL.39

2.1.3. Thể hiện sự gắn bó của người Khmer với chùa chiền (9/920, tỉ lệ: 0,97%).46

2.1.4. Quan niệm của người Khmer về các khía cạnh của cuộc sống .48

2.1.5. Những kinh nghiệm trong ứng xử của người Khmer .524

2.2. Nhận xét về nội dung của tục ngữ Khmer ĐBSCL .56

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TỤC NGỮ KHMER ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG . 62

3.1. Khái quát về chữ viết tiếng Khmer ĐBSCL .63

3.2. Vần trong tục ngữ Khmer.64

3.2.1. Khái niệm về vần .64

3.2.2. Đặc điểm của vần trong tục ngữ Khmer .65

3.2.3. Các kiểu hiệp vần trong tục ngữ Khmer .66

3.3. Nhịp trong tục ngữ Khmer ĐBSCL.74

3.4. Những cách tu từ trong tục ngữ Khmer ĐBSCL .76

3.4.1. Điệp từ ngữ (235/920, tỉ lệ: 25,54%).76

3.4.2. Nói quá (11/920, tỉ lệ: 1,19%) .79

3.4.3. So sánh (88/920, tỉ lệ: 9,56%).80

3.4.4. Ẩn dụ (96/920, tỉ lệ: 10,43%) .83

3.4.5. Hoán dụ (6/920, tỉ lệ: 0,65%) .87

3.5. Kết cấu của tục ngữ Khmer ĐBSCL .88

3.5.1. Kết cấu logic .89

3.5.2. Kết cấu so sánh .94

KẾT LUẬN . 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 101

PHỤ LỤC . 105

pdf217 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm tục ngữ Khmer đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
‌លមកគឺសមុ្រទរណ� ំ ផ‌� យេ�សម�ំគឺសមុ្រទស�ប់។ Phiên âm: (pha-kai yôl tâu yôl muok kư să-mut ruon-đom pha-kai nâu som-ngom kư să- mut sa-ngob. Ruon-đom - som-ngom: hiệp vần) Dịch: Sao đưa đi đưa lại thì biển động, sao đứng thì biển yên. េពលរេសៀលេជ�ងេមឃ្រកហមេ�� េពល្រពឹកៃថ�េ្រកាយេមឃនឹងេ�� ខា� ំង។ Phiên âm: ( pêl rua siêl chơng mê kro hom chha-au pêl prưk thngay krôy mêk nưng ka- đau kha-lăng. Chha-au - ka-đau: hiệp vần). Dịch: Chiều mặt trời đỏ như huyết, hôm sau trời sẽ nắng gắt. េធ��ែ្រស ប៉ុែន�កុំេចាលចំការ។ Phiên âm: (thavơ sa-sre pon-te kum chôl chom ka. Sa-re - pon-te: hiệp vần). Dịch: Làm ruộng nhưng chớ bỏ rẫy bỏ vườn. ដីធំេធ��ែ្រសដីតូចដ‌ំបែន�។ Phiên âm: (đây thum thavơ sa-re đây tôch đăm bon-le. Sa-re - bon-le: hiệp vần). Dịch: Đất nhiều nên làm ruộng, đất ít nên trồng rau. Vần tương đối (hay vần thông) “Vần tương đối là một loại vần được tạo nên bởi sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng được gieo vần, trong đó bộ phận vần cái (kể từ nguyên chính đến cuối âm tiết) không lặp lại hoàn toàn mà có thể khác biệt nhau chút ít” [22, 425]. Trong tục ngữ Khmer, chúng tôi khảo sát thấy có một số kiểu gieo vần sau: 1. Ech gieo vần với ek (viết tắt là: ech-ek ) 72 សា� ប់សេម�ងទឹកហូរគឺដឹងទឹកន‌ច សា� ប់សេម�ងេលា� តែ្រសកគឺដឹងទឹកេជ‌។ Phiên âm: (sa- đăp som-lêng tưk hô kư đâng tưk nech sa-dăp som-lêng la-ôt sa-rêk kư đâng tưk chô. Nech – sa-rêk: hiệp vần) Dịch: Nghe tiếng nước kêu là biết nước ròng, nghe tiếng bìm bịp kêu là biết nước lớn. 2. Ăm gieo vần với on (viết tắt là: ăm-on ) ែឆ�្រព�សមិនែដលខាំ ផ�រលាន់្រកំៗមិនែដលេភ� ង។ Phiên âm: (chhê prus min đêl khăm pha-kua lon crom crom min đêl pha-liêng . Khăm- lon: hiệp vần). Dịch: “Chó sủa không bao giờ cắn, trời gầm không bao giờ mưa” 3. Âu - au េភ� ងែ្រស្រត�វ េ�� ចំការល�។ Phiên âm: (Pha-liêng sa-rê t`râu, ka-đau chom ka lua-o. T`râu- ka-đau: hiệp vần). Dịch: “Trời mưa tốt lúa, trời nắng tốt vườn”. 4. Ot - úk ចូលេ្រពកតាមបត់ ចូល្រស�កតាមតំបន់។ Phiên âm: (Chôl prêk tam bot chôl sa-rosk tam đom bon. Bot- sa-rosk: hiệp vần). Dịch: “Vô sông theo khúc, vô sóc theo xứ”. Qua khảo sát vần tương đối, chúng tôi phát hiện nguyên âm của các âm tiết (cấu tạo vần) trong tục ngữ Khmer chiếm số lượng nhiều là nguyên âm /a/, tiếp đến là nguyên âm /ứ, ư/, số lượng ít nhất là nguyên âm /ô/. Tuy vần tương đối chiếm tỉ lệ không cao nhưng khả năng hòa phối âm thanh rất chặt chẽ. Nó có chức năng tạo ra âm điệu du dương, trầm bổng cho tục ngữ. 3.2.3.4. Vai trò của vần trong tục ngữ Vị trí gieo vần trong tục ngữ Khmer cũng hết sức linh hoạt. Một câu tục ngữ khi đã có vần dù vần liền, vần cách hay vần chuỗi, nó cũng thể hiện được tính nhịp nhàng, hài hòa của nó. 73 Vần là một hình thức nghệ thuật tạo nên âm hưởng mượt mà cho tục ngữ. Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn cũng như vai trò, giá trị của câu tục ngữ nhiều khi không phụ thuộc vào vần. Tục ngữ Khmer cũng có những câu rất hay nhưng không có vần. Chẳng hạn: “Lời nói là một vũ khí”. “Lời ngon ngọt thường là lời nói dối”. “Học là giúp ích cho đất nước”. Ngược lại, có nhiều câu tuy có vần nhưng không hay. Ví dụ: េធ��ែ្រសនឹងទឹក េធ��ផ្សិតនឹងមាវ។ Phiên âm: tha-vơ sa-re nưng tưk tha-vơ pha-sât nưng meo. Tưk – pha-sât: hiệp vần. Dịch: Làm ruộng với nước, làm nấm với meo. ដ‌ំចំការ្រត�វេចះែថ េធ��ែ្រស្រត�វេចះេម�លេ�� ។ Phiên âm: đăm chom ka t`râu ches the tha-vơ sa-re t`râu ches mơl sa-mau. The – sa-re: hiệp vần. Dịch: Làm vườn phải biết chăm sóc, làm ruộng phải biết xem cỏ. Sở dĩ như vậy là do vần cũng là một trong những hình thức biểu đạt. Song, cái biểu đạt này chỉ trở nên có giá trị khi nó nằm trong mối quan hệ hài hòa, tương xứng với cái được biểu đạt, đó chính là nội dung của một câu tục ngữ. Dân gian Khmer sáng tác tục ngữ vừa để nói vừa để ngâm. Vần trong tục ngữ chủ yếu là tạo ra những câu đọc nghe êm tai dễ nhớ, dễ lưu truyền và phổ biến một cách có hiệu quả những kinh nghiệm trong quần chúng. Đồng thời, có một số câu có nguồn gốc từ những bài Chbắp (giáo lý) nên chúng có sẵn giai điệu ngân nga, sâu lắng rất phù hợp cho việc ngâm. Vần còn có vai trò rất quan trọng trong các bài chbắp. Một bài chbắp không có quy định về dung lượng. Nhưng phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc: các vần phải nhịp nhàng, hài hòa với nhau từ đầu đến kết thúc tác phẩm. Vần trong các bài chbăp có tác dụng tạo âm hưởng mượt mà, sâu lắng cho thi phẩm; đồng thời nó còn cuốn hút, mê hoặc người nghe. Ngày xưa, người dân có nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật nhưng phương tiện nghe nhìn chưa phổ biến rộng khắp như hiện nay. Một hình thức sinh hoạt dân gian thường xuyên diễn ra, đó là người Khmer thường tập trung nhau lại để nghe, đọc – ngâm chbắp tại gia đình. Nội dung của những bài chbắp mang tính giáo dục, khuyên răn. Nó giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. 74 3.3. Nhịp trong tục ngữ Khmer ĐBSCL Bên cạnh vần, nhịp là yếu tố không thể thiếu trong tục ngữ. Nó “thể hiện ở các tạm ngưng khi nói, bắt nguồn từ sự cấu trúc hóa tục ngữ khi người ta làm nó” [62, 179]. Giữa vần và nhịp nhiều khi có mối quan hệ gắn bó với nhau. Điều này thể hiện rất rõ ở những câu có vần liền. Ở đây, ranh giới giữa hai âm tiết trong cặp vần liền, có khi cũng là ranh giới giữa hai vế, là nhịp. Ví dụ : “Khuyết thầy nên tránh / ưu thầy nên lấy”. “Thương bới lấp / ghét đào lên”. “Đói thì dở cũng ngon / thương dù xấu cũng đẹp”. Cũng như vần (nhất là vần cách), nhịp trong tục ngữ khá đa dạng và linh hoạt. Nhịp 2-2: “Giận chồng / đánh con”, “Giận cá / chém thớt” (1), “Ăn cá / bỏ lờ” (2). Câu tục ngữ “Giận cá /chém thớt” trong nguyên tác tiếng Khmer là “Giận cá / chém mâm”. Do người dịch nhận thấy hình ảnh “mâm” và “thớt” cũng là đồ vật nên dùng luôn hình ảnh “thớt”. Câu thứ hai “Ăn cá/ bỏ lờ” cũng vậy, trong nguyên tác tiếng Khmer là “Ăn cá / bỏ nôm”. Vì “cái lờ” và “cái nôm” đều là dụng cụ bắt cá nên người dịch thống nhất dùng hình ảnh “cái lờ”. Nhịp 3-3: “Mạ cậy đất / gái cậy trai”, “Búa thương củi / mũi thương mặt”, “Bò có dây / ruộng có bờ”. Nhịp 4-4: “Trời xanh trời gió / trời đỏ trời mưa”, “Trời mưa tốt lúa / trời nắng tốt vườn”, “Làm ruộng được lúa / trồng mía được đường”. Nhịp 2-3, nhịp 2-4: “Lời mẹ / ý phán của thầy”, “Mèo đi / chuột lên ngôi”. “Thổi kèn / cho trâu nghe”. Nhịp 2-5, nhịp 2-6, nhịp 2-7: “Giàu gì / cũng không bằng giàu bạn”. “Rau đắng / không bao giờ biết leo giàn”. “Nghe nhiều / dù không biết chữ cũng thành công”. Nhịp 3-4: “Đường đã dài / miệng còn dài hơn”. “Muốn thông minh / phải biết siêng năng”. Nhịp 5-5: “Khôn cho người ta sợ / khờ cho người ta thương”. 75 “Người nào có người khen / người đó có người tị nạnh”. “Muốn nói người ta xấu / phải xem mình có tốt không”. Nhịp 5-7: “Hoa thơm nhờ có nhụy / người có giá trị nhờ đạo đức”. “Ngủ đêm đừng ngủ dai / e người ngoài tính toán đến mình”. “Cơm nguội cũng là cơm / đàn bà góa cũng là đàn bà”. Nhịp trong tục ngữ Khmer cũng rất linh hoạt: trong một câu tục ngữ có thể có nhiều cách ngắt nhịp. Ví dụ: 6-7-8-6: “Kiến thức quý hơn của cải / kẻ trộm không thể ăn cắp được // kiến thức không có giá để so sánh / luôn dùng được ở mọi lúc”. Lại có những câu tục ngữ, có thể do thói quen của từng người hay tùy theo nhu cầu nhấn mạnh ý khi sử dụng mà sự ngắt nhịp có thể thay đổi. Chẳng hạn câu: “Rau đắng, không bao giờ biết leo giàn”, có thể ngắt nhịp theo hai cách sau: “Rau đắng / không bao giờ biết leo giàn”. (Nhịp 2-6) “Rau đắng / không bao giờ / biết leo giàn”. (Nhịp 2-3-3) Nhưng dù linh hoạt đến đâu thì nhịp cũng phải ăn nhập với ý, vì xét cho cùng, nhịp cũng là một trong những hình thức thể hiện ý. Nhịp và ý có mối quan hệ ràng buộc với nhau nên khi ngắt nhịp cần thận trọng, cần phải cho đúng nhịp của tục ngữ. Ngắt nhịp đúng còn giúp cho xác định nội dung tục ngữ được chính xác. Ngắt nhịp đúng còn tạo cho câu tục ngữ một âm hưởng vừa giàu chất thơ, vừa dồi dào nhạc tính. Ví dụ: Nhịp 5-5-5: “Nhà không con vắng vẻ / kế không vua vô lệnh / miệng không thiêng vô lời”. Ý nghĩa của câu tục ngữ muốn nhắc nhở mọi người: con cái có một vai trò đặc biệt trong gia đình cũng như công việc triều chính mà không có vua ban lệnh thì ngưng đọng, trì trệ; miệng không thiêng nói nhiều cũng vô ích. Các ý sau có tác dụng tô đậm, nhấn mạnh cho ý trước. “Đường cong không nên rời / đường thẳng không được bỏ”. (Nhịp 5-5) “Đường cong” là hình ảnh trừu tượng. Nó tồn tại trong tiềm thức của mỗi người không phải là hình ảnh của thực tiễn. Ý nghĩa của câu tục ngữ muốn khuyên mọi người cần cân nhắc, thận trong đối nhân xử thế. Mỗi người cần có sự linh hoạt, ứng phó phù hợp với những tình huống trong cuộc sống. Tóm lại, tục ngữ Khmer ĐBSCL cũng được xếp vào thể loại văn vần. Nhịp làm cho tục ngữ có âm điệu nhịp nhàng, uyển chuyển như một thi phẩm thực thụ. Tuy tục ngữ Khmer 76 ra đời từ thời xa xưa nhưng nó cũng hội tụ đầy đủ các yếu tố nghệ thuật như các đơn vị nghệ thuật khác. Nếu vần được xem như là điểm nhấn của nốt nhạc thì nhịp được đánh giá như là điểm dừng (khoảng lặng) trong nốt nhạc ấy. Cách ngắt nhịp trong tục ngữ Khmer cũng rất đa dạng, có một số nhịp như: 2-2, 3-3, 4-4, 2-3, 2-4, 2-5, 2-6, 2-7, 3-4, 4-5, 5-5, 5-6, 5-7,... Nhịp còn có vai trò giúp xác định nội dung trong câu tục ngữ. Những câu có nhịp (2-2, 3-3, 4-4), nó còn có vai trò giúp phân định hai vế trong phép đối một cách rành mạch. Câu tục ngữ nào có khoảng cách ngắt nhịp càng ngắn thì độ súc tích càng cao. Tính súc tích là một phẩm chất của tục ngữ. Nó được đánh giá trên cơ sở dựa vào sự kết tinh của các yếu tố ngôn ngữ trong một đơn vị tục ngữ. Nếu sự có mặt của âm tiết càng ít thì chứng tỏ sự chọn lọc càng tinh xảo. Độ hàm súc của một đơn vị tục ngữ không chỉ lệ thuộc cách ngắt nhịp mà còn chịu sự chi phối của kết cấu. 3.4. Những cách tu từ trong tục ngữ Khmer ĐBSCL “Tu từ thuộc về tu từ học, có tính chất của tu từ học. Tu từ học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ để sử dụng làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn” [40, 1059]. Tu từ là từ Hán – Việt (tu: tu sửa, tu từ: sửa sang, gọt giũa cho từ tăng thêm sắc thái biểu cảm). Thuộc tính biểu cảm là phẩm chất chung của ngôn ngữ. Ngôn ngữ của phong cách nào thì sắc thái biểu cảm của nó bị quy định bởi phong cách đó. Ngôn từ trong phong cách văn chương nghệ thuật có các đặc trưng như: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính cụ thể hóa. Tục ngữ có sắc thái như văn chương nghệ thuật vì nó được xếp vào phong cách ngôn ngữ này. 3.4.1. Điệp từ ngữ (235/920, tỉ lệ: 25,54%). Điệp từ ngữ “Là một hình thức tu từ có đặc điểm: một từ, cụm từ, câu hoặc đoạn thơ văn được lặp lại với dụng ý nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người đọc, người nghe.” [22, 117]. Trong tục ngữ Khmer, điệp ngữ cũng là biện pháp tu từ thường gặp. Điệp ngữ là một hình thức lặp lại từ ngữ hay xuất hiện cùng với phép đối. Nó được bố trí ở hai vế của phép đối. Tiêu biểu có một số câu như sau: “Chim sa cơ phải mắc lưới, cá tham mồi phải mắc lưỡi câu.” Trong câu tục ngữ trên, cụm từ “phải mắc” được lặp lại hai lần. Cách chọn đối tượng của dân gian rất tinh vi và sắc sảo. Thuộc tính của loài chim và loài cá thường hay mê mồi nên 77 dễ bị mắc lừa. Sự đam mê ấy đã dẫn đến hậu quả là con chim bị mắc lưới, con cá thì mắc câu. Tác dụng của phép điệp ở đây muốn nhấn mạnh rằng: bất cứ đối tượng nào trong xã hội, nếu tham lam quá mức thì đều gặp tai họa. Đồng thời phép điệp đã đưa ra bài học cảnh báo mọi người đừng quá đam mê cờ bạc hay những trò chơi vô bổ. Tất cả đều có hại cho bản thân. Phép điệp không chỉ có tác dụng nhấn mạnh vấn đề nói đến mà còn gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe. Tiêu biểu như câu: “Muốn lớn phải nhỏ, muốn cao phải thấp, muốn được phải tốn, muốn biết phải học, muốn lâu phải ngay, muốn to phải chẻ, muốn dài phải cắt.” Cách lập luận của người xưa thoáng nghe cứ ngỡ là vụng về, thừa từ ngữ. Nhưng khi đọc kỹ từng ý ta mới cảm nhận được cái triết lý tiềm tàng trong mỗi lần lặp từ “muốn” và “phải”. Có lẽ cái gây ngạc nhiên cho người đọc trong câu tục ngữ này là cách diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ từng ý. Mỗi ý đưa ra vấn đề đều mang tính chất của một nguyên tắc ngược: lớn → nhỏ, cao → thấp, được → tốn, biết → học, lâu → ngay, to → chẻ, dài → cắt. Trong các từ trên, tính từ chiếm số lượng cao (10 từ), động từ chỉ hoạt động chỉ có hai từ. Phép điệp kết hợp với hàng loạt từ ngữ chỉ bản chất, kích thước, hình dáng, đường nét của sự vật hiện tượng đã bộc lộ dụng ý giáo dục của người xưa. Các bậc tiền nhân đã nêu bài học giáo huấn mang tính biện chứng: tất cả mọi sự vật hiện tượng đều phải trải qua quá trình từ nhỏ → lớn, từ thấp → cao, từ tốn → được, từ ngay → lâu, từ chẻ → to, từ cắt → dài (chẻ → to tức là nhiều việc thì chia ra nhiều người cùng làm. Sau đó, nhiều thành tích nhỏ cộng lại sẽ được to; trường hợp cắt → dài cũng vậy). Đây là cách giáo dục rất độc đáo nhằm gây ấn tượng cho người nghe. Tác dụng của phép điệp khuyên mọi người cần phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại. Cuộc sống không chỉ là những thảm nhung mềm mại mà còn có cả những gập ghềnh, chông gai. Phép điệp không chỉ gây ấn tượng đối với người nghe mà còn cho thấy bản chất của một số đối tượng trong xã hội. Triết gia nổi tiếng ở phương Đông có câu: “nhân chi sơ tính bổn thiện” (con người mới chào đời ai cũng có phẩm cách hiền lành). Vậy nên trong thiên hạ có người hiền, người dữ, người giàu, người nghèo. Đó là do bản chất xã hội tạo nên hay do nguyên nhân nào khác chăng? Điều này không thể kết luận một cách dễ dàng. Thông thường ở mỗi con người đều tồn tại hai mặt: tốt – xấu, thiên thần – ác quỷ , giàu – nghèo, nhút nhát- dũng cảm, thông minh – khờ khạo, thiện – ác... Có lẽ người Khmer xưa đã từng kinh qua nhiều nghịch cảnh, dâu bể của cuộc đời nên có những lời nhận xét thật là thấm thía: 78 “Người hiểu biết ỷ tài, bọn côn đồ ỷ vũ lực, kẻ giàu ỷ của cải, người hiếu chiến ỷ vũ khí” Số phận con người không đứng yên một chỗ, nó có thể di dịch từ thấp lên cao hoặc ngược lại từ cao xuống thấp. Câu tục ngữ đề cập đến một số đối tượng tiêu biểu trong xã hội: người hiểu biết, bọn côn đồ, kẻ giàu có, người hiếu chiến. Tất cả những người đó tuy khác nhau về địa vị, quyền lực nhưng giống nhau ở chỗ cuối cùng cũng trở về cát bụi mà thôi. Ý nghĩa nhân sinh toát lên từ câu tục ngữ là khuyên mọi người chớ khoe khoang, khoác lác (ỷ tài); chớ sống bằng tội ác (ỷ vũ lực), chớ ỷ giàu sang (ỷ của cải), chớ ỷ vào chém giết (ỷ vũ khí). Người hiểu biết mà cứ ỷ vào tài của mình không cống hiến cho đời thì cũng trở thành người vô dụng. Bọn côn đồ chớ ỷ vào vũ lực, phải quay về nẻo thiện sống hòa hợp với cộng đồng. Kẻ giàu chớ ỷ vào của cải, hãy biết chia sớt với người nghèo khó. Người hiếu chiến chớ ỷ vào vũ khí, hãy bớt tính hung tợn xã hội mới thái hòa. Tác dụng của phép điệp (từ “ỷ” lặp lại bốn lần) nhằm làm nổi bật: loại người nào bộc lộ nhược điểm ấy. Nếu trong xã hội có loại người luôn tự phụ thì cũng trong xã hội ấy có thành phần đối lập với họ. Điều đó thể hiện qua câu tục ngữ sau: “Con gái ỷ vào sắc đẹp, con trai ỷ vào tài năng, Người bất tài ỷ vào sức khỏe, người giàu ỷ quyền lực” Người xưa chọn đối tượng thật chân xác, đó là “con gái’, “con trai”, “người bất tài”, người giàu”. Bốn đối tượng này đại diện cho bốn tài sản mà thượng đế ban cho con người trần thế (theo quan niệm của người Khmer cuộc sống hiện tại của con người là do cái quả của kiếp trước để lại. Trong lời cầu nguyện, họ thường khấn nguyện xin kiếp sau có nhan sắc, thông minh, sống lâu trăm tuổi và giàu có), đó là “sắc đẹp”, ‘tài năng”, “sức khỏe” và “quyền lực”. Từ “ỷ” lặp lại bốn lần nhằm nhấn mạnh: mỗi người cần tự hào về điểm mạnh của mình, không phải để phô trương cùng thiên hạ. Bởi đó là những phẩm chất mà xã hội đang cần. Sắc đẹp thuộc phạm trù mỹ học, tài năng thuộc phạm trù trí tuệ, sức khỏe thuộc phạm trù thể chất, quyền lực thuộc phạm trù thống trị. Bốn phẩm chất này hợp lại tạo thành một đòn bẫy giúp xã hội phát triển. Phép điệp là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa nên tần số lặp lại của từ ngữ phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng nhằm mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe. Trong tục ngữ Khmer, chúng tôi còn bắt gặp các trường hợp lặp từ thường là những động từ chỉ ý chí – ý muốn như từ “muốn” trong câu “Tre muốn gai, mướp muốn giàn, người tài muốn mọi người biết”; từ “mong” trong câu “Con ong 79 mong hoa, người ta mong làm điều thiện, ruồi mong mùi hôi thổi tới, kẻ côn đồ mong làm điều ác”; từ “muốn” trong câu “Thằng câm muốn hát, thằng què muốn múa”; từ “chê” trong câu “Được xoài chê chanh, được bé chê to, được con gái chê đàn bà”; từ “khoan” trong câu “Người giàu khoan mừng, người nghèo khổ khoan buồn”... 3.4.2. Nói quá (11/920, tỉ lệ: 1,19%) Nói quá cũng thường gặp trong tục ngữ. Tác dụng của nói quá ở đây là khẳng định một sự đánh giá, nhìn nhận về một sự vật, hiện tượng nào đó. Về mặt thẩm mỹ, là một kiểu nói bất thường, nên tạo ấn tượng mạnh, dễ ăn sâu vào tâm trí. Trong cuộc sống mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại và vận hành theo quy luật tự nhiên từ xưa đến nay. Nhưng bất chợt vào một thời khắc nào đó, chúng ta nghe một câu nói lạ, nhìn thấy một hiện tượng khác thường. Mỗi người có cách diễn đạt riêng nhằm gây sự chú ý cho người xung quanh hoặc gây ấn tượng cho người đối diện. Đó là những phát ngôn thường gặp trong cuộc sống. Trong tục ngữ nói riêng và thơ ca nói chung, nói quá là một kiểu nói có tính mỹ học. Nó thuộc về phạm trù ngôn ngữ học nên phải sắp xếp và đặc biệt là chọn lọc ngôn từ để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Tục ngữ có tính truyền miệng là đặc trưng cơ bản. Trong quá trình chọn lựa từ ngữ phải chú ý đến hai mặt của từ đó là cái biểu đạt (vỏ âm thanh) và cái được biểu đạt (ngữ nghĩa). Phản ánh đời sống tục ngữ có nhiều cách như phản ánh theo dạng trực tiếp, phản ánh theo dạng gián tiếp hoặc phản ánh theo kiểu sử dụng hình tượng, theo kiểu biểu trưng. Một trong những cách độc đáo được dân gian sử dụng đó là nói quá. Nói quá thường hướng đến các đối tượng có đặc điểm, bản chất, năng lực trái ngược với bản thân; phẩm chất trái ngược thực tiễn. Trong phép nói quá của tục ngữ Khmer ĐBSCL thường đề cập đến các đối tượng như “thằng câm”, “thằng què”, “thằng điếc”, “cá khô”, “tre khô”. Những đối tượng này thường có ý muốn trái ngược với khả năng của bản thân như thằng câm lại muốn hát, thằng què lại muốn múa, thằng điếc lại muốn nghe hát, cá khô lại muốn đẻ, tre khô mà muốn mọc măng. Dân gian Khmer dùng những cách nói quá để phản ánh một số phần tử có những ước muốn ngông cuồng hoặc làm những điều trái với đạo lý, thuần phong mỹ tục. Tác dụng của phép nói quá là dùng kiểu nói bất thường, trái khoáy để gây ấn tượng mạnh đối với người nghe, người đọc; đồng thời nhắc nhở mọi người cần phải lường khả năng của mình khi làm một việc nào đó, đừng để cho người đời mỉa mai, châm biếm. 80 Trong tục ngữ Khmer, phép nói quá còn đề cập đến những vấn đề có tính chất phức tạp, trừu tượng như một số câu: “Một sợi tóc chẻ làm mười”, “Khó khăn như xin lửa Chằn”, “Một mình ngồi hai chiếc xuồng”, “Ngậm bồ hòn làm ngọt”, “Con cóc đi bán thuốc lác”, “Bá hộ còn thiếu mẻ kho”, “Thổi kèn cho trâu nghe”. Tóm lại, tục ngữ Khmer sử dụng phép nói quá trong trường hợp vấn đề nói đến không có khả năng xảy ra hoặc trái ngược với hiện thực cuộc sống. Hiệu quả nghệ thuật của phép nói quá là đem lại cho câu nói thêm tính cường điệu, trừu tượng; đồng thời, cũng góp phần gây ấn tượng mạnh đối với người đọc, người nghe. 3.4.3. So sánh (88/920, tỉ lệ: 9,56%) “So sánh còn gọi là tỉ dụ. So sánh là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.” [22, 282]. Chính vì vậy, so sánh thường có hai vế. Vế đầu là sự vật, hiện tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng (kí hiệu là A). Vế sau là sự vật, hiện tượng được dùng để so sánh (kí hiệu là B). Hai vế này thường được nối liền với nhau bởi từ như hoặc bằng các từ so sánh khác: bằng, hơn, kém. So sánh được sử dụng khá nhiều trong tục ngữ Khmer, với các mô hình so sánh thường gặp: Một là, mô hình A cũng như B (Cãi nhau trong dòng họ như tự cởi đồ cho người xem, cãi nhau trong xã hội như mở kho báu cho kẻ trộm); hai là, mô hình A là B (Lời nói là một vũ khí); ba là, mô hình AX hơn BY (Thời gian quý hơn cả vàng)... So sánh là cách nói ví von, bay bổng được người dân sử dụng nhiều trong giao tiếp, đặc biệt khi muốn làm nổi bật đối tượng đang nói đến. Hình ảnh được sử dụng trong so sánh rất sinh động, đa dạng như “ruộng có phân”, “đàn không cán”, “vàng”, “cẩm thạch”, “con hổ’, “tài sản”, “nồi cơm”, “con dao”, “hoa không có mùi thơm”, “một ván cờ”,... Trong các hình ảnh này có đặc điểm chung đều là những sự vật có giá trị trong cuộc sống (trừ hình ảnh con hổ). “Ruộng có phân” là hình ảnh có sức gợi lên một mẫu ruộng màu mỡ, phì nhiêu; canh tác sẽ đem lại năng suất cao. Dân gian muốn nhắn nhủ rằng: cha mẹ là điểm tựa vững chắc cho con cái; con cái làm gì cũng có cha mẹ dìu dắt nâng đỡ nên con người làm gì cũng dễ dàng thuận lợi khi có cha mẹ. Thông thường cây đàn có tác dụng tạo ra âm hưởng du dương, thánh thót. Tiếng đàn lảnh lót vấn vương làm ngây ngất lòng người. Ở đây chỉ là 81 “cây đàn không cán” nên nó trở thành vô dụng, là một khúc gỗ mà thôi. Người xưa đưa ra nhận xét rất tinh vi với câu tục ngữ “Người không hạnh phúc như đàn không cán”. Có lẽ người Khmer có sự đồng cảm sâu sắc với những con người bất hạnh. Tâm trí họ luôn buồn bã nên lúc nào cũng im lặng như “đàn không cán”. Hình ảnh“đàn không cán” có sức ám ảnh và sức lan truyền mạnh mẽ. Ý nghĩa của hình ảnh này thiên về giá trị sử dụng, khi con người không có những hoạt động có ích cho xã hội thì cũng vô dụng giống như “đàn không cán”. “Vàng” và “cẩm thạch” là hai loại trang sức quý giá. Nhưng cũng có sự khác nhau ở đặc điểm của mỗi loại. Có lẽ bản chất của “vàng” cứng cỏi, sức chịu nhiệt cao nên dân gian ví “đàn ông quý như vàng”. “Cẩm thạch” là một loại đá quý có đặc điểm giòn, dễ vỡ nên họ ví “đàn bà quý như cẩm thạch”. Nét đặc sắc của biện pháp tu từ so sánh nhằm tôn vinh giá trị của đối tượng so sánh. Ý nghĩa của câu tục ngữ thiên về cái đẹp của vật chất. Nếu vàng và cẩm thạch dùng để tô điểm cho cuộc đời thì đàn ông và đàn bà là những nguyên tử vàng óng ánh trên nữ trang đó. “Con hổ” là loài vật hoang dã. Nó có bản tính hung tợn nên rất khó thuần phục. “Con hổ” không phải là vật nuôi, dù thời gian chăm sóc bao lâu đi nữa, nó vẫn là loài ác thú. Nếu có thuần phục được nó thì bản tính của loài thú rừng vẫn không mất đi. Câu tục ngữ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đừng nên nuôi kẻ xấu. Nuôi kẻ xấu tác hại như nuôi con hổ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Kẻ xấu bản chất thường nham hiểm, độc ác; vong ân bội nghĩa; không biết đạo lý thuần phong mỹ tục. Bài học kinh nghiệm cần rút ra ở đây, đó là chúng ta phải phân biệt đâu là kẻ xấu, đâu là người tốt. Trong cuộc sống vàng thau lẫn lộn, đôi khi kẻ xấu thường đội lốt của con nai. “Tài sản” là thuộc phạm trù vật chất, có thể là một túi tiền, có thể là một gói vàng. “Một túi tiền” là thành quả lao động của con người, không phải trong một sớm một chiều mà có được. Thành quả ấy phải trải qua biết bao giọt mồ hôi; trải qua nắng mưa sương gió. Suy cho cùng, chính con người có tri thức đã tạo ra túi tiền hay gói vàng. Dân gian rất có dụng ý khi đúc kết câu tục ngữ: “Tri thức như tài sản, dù đói nghèo đến mấy, vẫn dùng tạm được. Thông điệp mà câu tục ngữ gửi đến mọi người là người có tri thức quý báu như một thứ tài sản, có thể sử dụng được ở mọi lúc, mọi nơi. Tri thức có tầm quan trọng hàng đầu trong cuộc sống, chúng ta cần có ý thức tự trau dồi sự hiểu biết để ngày càng hoàn thiện bản thân. “Ván cờ” là hình ảnh có tính chất của chiến trận. Trong mỗi ván cờ, người chơi dàn trận với những con cờ chi chít trên bàn cờ. Có lẽ một trong những điều gay cấn nhất của trò chơi 82 này là sự quyết định tấn công hoặc phản công. Hình ảnh “ván cờ” còn có tính triết lý giàu sắc thái luận giải vấn đề cuộc đời của mỗi người. Sự quyết định phòng thủ hay tấn công cũng mang tính chiến lược như một cuộc giao tranh trên chiến trường. Nó rất hệ trọng trong cuộc đời của mỗi người. Người Khmer quả có tầm nhìn biện chứng về hiện thực khách quan. Họ đã so sánh rất độc đáo “đời người như một ván cờ, mỗi suy nghĩ là một bước tiến của con người”. Hình ảnh “ván cờ” ví với “đời người” còn gợi lên khả năng thắng thua của người trong cuộc cờ - cuộc đời. Nó diễn ra nhanh chóng trong phút chốc. Ý nghĩa giáo dục rút ra từ câu tục ngữ là khu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_9777932776_4768_1872382.pdf
Tài liệu liên quan