Luận văn Đánh giá ảnh hưởng môi trường của việc thu hồi đất tại quận Tây Hồ, Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1. Khái quát hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC 4

1.1.1 Những văn bản pháp quy của Nhà nước về đất đai 4

1.1.2 Một số văn bản về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng 7

1.2.Tổng quan về quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội . 2

1.2.1. Điều kiện tự nhiên 22

1.2.2. Các nguồn tài nguyên 26

1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu 30

2.2. Nội dung nghiên cứu 30

2.3. Phương pháp nghiên cứu. 30

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1. Hiện trạng sử dụng đất: 33

3.1.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn Quận Tây Hồ 33

3.1.2. Biến động các loại đất 37

3.2. Đánh giá thực trạng giá đất phục vụ thu hồi đất, bồi thường, TĐC 47

3.3. Tác động của việc thu hồi đất đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội 50

3.3.1. Đối với môi trường tự nhiên 50

3.3.2 Tác động đến môi trường xã hội 62

3.4. Phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của người dân 63

3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu hồi đất đến đến môi trường đầu tư của doanh nghiệp 63

3.6. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC 63

3.6.1. Giải pháp xác định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ, TĐC 63

3.6.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định trong thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, TĐC 63

3.6.3. Giải pháp tăng hiệu quả triển khai thực tế 63

KẾT LUẬN 63

KIẾN NGHỊ .81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá ảnh hưởng môi trường của việc thu hồi đất tại quận Tây Hồ, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước của thành phố. - Đất truyền dẫn năng lượng truyền thông: có diện tích là 0,38 ha, chiếm 0,10% diện tích đất phát triển hạ tầng. Các công trình này dần được ngầm hoá để đảm bảo yêu cầu cảnh quan và không gian đô thị. - Đất cơ sở văn hoá: có diện tích là 34,35 ha, chiếm 9,27% diện tích đất phát triển hạ tầng và chiếm 1,43% trong tổng diện tích tự nhiên của quận. Mặc dù, chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu sử dụng đất của quận nhìn chung diện tích đất cơ sở văn hoá của quận chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, bình quân diện tích đất cơ sở văn hoá theo đầu người còn thấp so với định mức sử dụng đất. - Đất cơ sở y tế: có diện tích là 1,78 ha, chiếm 0,48% diện tích đất phát triển hạ tầng, và chiếm 0,07% trong tổng diện tích tự nhiên của quận. - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: có diện tích là 32,31 ha, chiếm 8,72% diện tích đất phát triển hạ tầng và chiếm 1,35% trong tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung diện tích dành cho giáo dục và đào tạo của quận còn gặp nhiều khó khăn do quỹ đất hạn chế. Toàn quận mới có 03 trường học đạt chuẩn về mặt diện tích còn lại đều gặp khó khăn về mặt bằng. - Đất cơ sở thể dục thể thao: có diện tích là 17,60 ha, chiếm 4,75% diện tích đất phát triển hạ tầng và chiếm 0,73% trong tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung diện tích đất thể thao còn thiếu so với nhu cầu thực tế của nhân dân. - Đất chợ: có diện tích là 13,48 ha, chiếm 3,64% diện tích đất phát triển hạ tầng và chiếm 0,56% trong tổng diện tích tự nhiên của quận. - Đất ở: có diện tích 414,63 ha, chiếm 29,12% diện tích đất phi nông nghiệp và 17,27% diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2010 còn 128,16ha, chiếm 5,33 % tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất bằng, đất bãi chưa sử dụng, phân bố rải rác trên các phường: Phú Thượng 92,6 ha, Nhật Tân 9,47 ha, Tứ Liên 25,24 ha, Yên Phụ 0,85 ha. 3.1.2. Biến động các loại đất Quá trình đô thị hóa đã tác động rất lớn đến sự biến động quỹ đất của quận Tây Hồ, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, thay vào đó là đất được dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các khu chung cư cao tầng, văn phòng, khách sạn, các công trình công cộng. Xem xét biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2005-2010 tại quận Tây Hồ sẽ giúp chúng ta nắm bắt đúng hiện trạng sử dụng đất, rút ra quy luật biến động trong sử dụng đất để làm cơ sở đánh giá xu hướng phát triển, tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Từ đó, nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến môi trường tự nhiên và xã hội. Bảng 2. Biến động quỹ đất quận Tây Hồ giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị tính: ha TT Loại đất Diện tích Biến động 2005-2010 Năm 2010 Năm 2005 Tổng DT đất tự nhiên 2400.81 2400.81 0 1 Đất nông nghiệp 848.84 933.28 - 84.45 1.1 Đất SX nông nghiệp 280.57 346.85 -66.27 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 277.27 343.55 -66.27 1.1.1.2 Đất trồng lúa 51.4 61.90 -10.49 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 225.87 281.65 -55.78 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.30 3.30 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 568.26 586.44 -18.17 2 Đất phi nông nghiệp 1423.82 1338.18 +85.64 2.1 Đất ở 414.63 409.32 +5.31 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.1.2 Đất ở tại đô thị 414.63 409.32 +5.31 2.2 Đất chuyên dùng 495.51 428.67 +66.84 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 35.48 37.99 -2.51 2.2.2 Đất quốc phòng 13.61 14.98 -1.37 2.2.3 Đất an ninh 6.54 6.77 -0.23 2.2.4 Đất sản xuất KD phi nông nghiệp 69.31 67.97 +1.34 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 370.56 300.96 +69.60 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 6.12 5.70 +0.42 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9.50 9.54 -0.05 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 498.07 484.94 -1.19 3 Đất chưa sử dụng 128.15 129.34 -1.19 Đất bằng chưa sử dụng 128.15 129.34 -1.19 (Nguồn:Báo cáo kiểm kê đất đai Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tây Hồ) Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn quận không thay đổi trong hai thời điểm kiểm kê, diện tích các loại đất có sự biến động mạnh, đặc biệt là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và đất xây dựng công trình công cộng, cụ thể như sau: * Đất nông nghiệp Tính đến ngày 01/01/2010 tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận là 848.84ha, giảm so với thời điểm kiểm kê năm 2005 là 84.45ha, trong đó: a) Đất trồng lúa Tính đến ngày 01/01/2010 tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn quận là 51.4ha, giảm so với thời điểm kiểm kê năm 2005 là 10.49ha do chuyển sang đất có mục đích công cộng thuộc phường Xuân La. b) Đất trồng cây hàng năm khác Tính đến ngày 01/01/2010 tổng diện tích đất trồng cây hàng năm khác trên địa bàn quận là 225.87ha, giảm so với thời điểm kiểm kê năm 2005 là 55.78ha do thực hiện dự án tại phường Xuân La, Nhật Tân, Phú Thượng : c) Đất nuôi trồng thủy sản Tính đến ngày 01/01/2010 tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quận là 586.26ha, giảm so với thời điểm kiểm kê năm 2005 là 18.18ha, cụ thể: - Tại phường Xuân La: thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư và công trình công cộng theo Quyết định số 1183/QĐ-UB ngày 30/3/2007 của UBND thành phố Hà Nội; - Phường Nhật Tân: + Thực hiện xây dựng trụ sở Tòa án Nhân dân quận Tây Hồ theo Quyết định số 699/QĐ-UB ngày 14/2/2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 0.2259ha đất tại khu ao dài phường Nhật Tân, quận Tây Hồ giao cho Tòa án Nhân dân quận Tây Hồ để xây dựng trụ sở. + Thực hiện dự án xây dựng trụ sở công an phường Nhật Tân theo Quyết định số 123/QĐ-UB về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trụ sở công an phường Nhật Tân của UBND Quận (0.1998ha); + Thực hiện làm đường giao thông và cây xanh 0.5349ha; + Thực hiện xây dựng công trình thể dục thể thao 6.7904ha; + Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khu Ao Bòng theo Quyết định số 1752/QĐ-UB ngày 04/9/2007 của UBND quận Tây Hồ về việc phe duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất khu nhỏ lẻ xen kẹt (0.0584ha). * Đất phi nông nghiệp a. Đất ở Tính đến ngày 01/01/2010 tổng diện tích đất ở trên địa bàn quận là 414.63ha, giảm so với thời điểm kiểm kê năm 2005 là 5.31ha, cụ thể nguyên nhân tăng giảm như sau: - Diện tích đất ở có biến động giảm do: + Thực hiện dự án xây dựng đường ngõ 603 Lạc Long Quân theo Quyết định số 4012/QĐ-UB ngày 09/10/2007 của UBND thành phố Hà Nội. + Thực hiện xây dựng tuyến đường vành đai 2 theo Quyết định số 670/QĐ-UB ngày 18/2/2008 của UBND thành phố Hà Nội . + Thực hiện xây dựng đường Nguyễn Hoàng Tôn theo Quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 05/6/2009. + Thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường Lạc Long Quân. + Thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. Thực hiện dự án xây dựng đường trục Phú Thượng - tuyến 2 theo Quyết định số 1873/QĐ-UBND ngày 22/4/2009 của UBND thành phố Hà Nội . + Thực hiện mở rộng đường giao thông tại phường Bưởi. + Thực hiện dự án xâu dựng đường Văn Cao - Hồ Tây theo Quyết định số 1329/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của UBND thành phố Hà Nội . + Thực hiện dự án thoát nước giai đoạn II, dự án cống hóa mương sông Tô Lịch . + Thực hiện dự án duy tu và cải tạo đền Voi Phục . - Diện tích đất ở có biến động tăng do: + Chuyển từ đất nuôi trồng thuỷ sản sang theo Quyết định số 4879/QĐ-UB ngày 07/12/2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở trên địa bàn các phường Quảng An thuộc Quận. + Cấp đất do thực hiện dự án Hạ tầng kỹ thuật khu nhà tái định cư và công trình công cộng theo Quyết định số 1183/QĐ-UB ngày 30/3/2007 của UBND thành phố Hà Nội., b. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp trên địa bàn quận là 35.47ha, tăng so năm 2005 là 2.52ha, chủ yếu do Quận có chủ trương đầu tư xây dựng nhà văn hóa và nhà sinh hoạt khu dân cư trên địa bàn các phường. c. Đất Quốc phòng Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất quốc phòng trên địa bàn quận là 13.61ha, giảm so năm 2005 là 1.37ha. Nguyên nhân tăng, giảm như sau - Diện tích đất quốc phòng có biến động giảm so năm 2005 là 1.38ha, do: + Do cấp đất cho Sở Giao thông công chính Hà Nội để xây dựng tuyến đường Vành đai II theo Quyết định số 670/QĐ-UB ngày 18/2/2008 của UBND thành phố Hà Nội 0.0169ha + Thực hiện dự án xây dựng nhà ở tại phường Bưởi, diện tích 0.1916ha + Thực hiện dự án mở đường tại phường Bưởi, diện tích 0.2474ha; + Do thực hiện xây dựng nhà khách Bộ Quốc Phòng, diện tích 266 Thuỵ Khuê, diện tích 0.5425ha - Diện tích đất quốc phòng có biến động tăng so năm 2005 là 0.01ha, do: thực hiện xây dựng đường Văn Cao - Hồ Tây d. Đất an ninh Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất an ninh trên địa bàn quận là 6.54ha, giảm so năm 2005 là 0.23ha. Nguyên nhân giảm thực hiện dự án mở rộng đường tại phường Bưởi và phường Yên Phụ. e. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn quận là 69.32ha, tăng so năm 2005 là 1.35ha. Nguyên nhân tăng, giảm như sau: - Diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có biến động giảm so năm 2005 là 0.4ha, do: + Thực hiện dự án xây dựng Đền Voi Phục 0.0267ha; + Thu hồi đất của Công ty cổ phần Hữu Nghị để thực hiện dự án xây dựng trụ sở công an phường Yên Phụ 0.0398ha; + Thu hồi đất tại 75 An Dương, phường Yên Phụ của Công ty Vận tải ô tô số 02 để mở rộng trường Mầm non An Dương 0.3335ha - Diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có biến động tăng so năm 2005 là 1.7ha, do: + Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác: 0.61ha + Do chuyển từ đất nuôi trồng thuỷ sản: 1.14ha f. Đất có mục đích công cộng Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất có mục đích công cộng trên địa bàn quận là 370.56ha, tăng so năm 2005 là 69.6ha. Nguyên nhân tăng, giảm như sau: - Diện tích đất công cộng có biến động giảm so năm 2005 là 0.01ha, do: + Thực hiện dự án thoát nước giai đoạn II, cống hoá mương Tô Lịch: 0.01ha - Diện tích đất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có biến động tăng so năm 2005 là 69.6ha, do: + Thực hiện dự án xây dựng đường Văn Cao - Hồ Tây: 2.1461ha + Thực hiện dự án thoát nước giai đoạn II, cống hoá mương Thuỵ Khuê: 0.3177ha; + Năm 2005, phường Thuỵ Khuê thống kê nhầm diện tích: 0.0891ha; + Thực hiện dự án xây dựng công trình đường Bê tông thoát nước tổ 36-38 phường Quảng An theo Quyết định số 511/QĐ-UB ngày 03/6/2005 của UBND quận Tây Hồ; + Thực hiện Quyết định 1782/QĐ-UB ngày 07/7/2009 của UBND quận về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà sinh hoạt khu dân cư số 05, Quyết định số 1591/QĐ-UB ngày 30/6/2009 của UBND quận về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà sinh hoạt khu dân cư số 06; Quyết định số 1592/QĐ-UB ngày 30/6/2009 của UBND quận về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà sinh hoạt khu dân cư số 08; (0.22ha); + Do thực hiện GPMB xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây: 1.6056ha; + Thực hiện xây dựng sân vui chơi tại khu vực Hồ Đồng Tâm: 0.4793ha; + Thu hồi đất tại 27 ngõ 310 Nghi Tàm để xay dựng nhà Văn hoá khu dân cư số 5; + Thu hồi đất tại 75 An Dương của Công ty vận tải ô tô số 02 để mở rộng trường mầm non An Dương. g. Đất tôn giáo, tín ngưỡng Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn quận là 6.12ha, tăng so năm 2005 là 0.42ha. Nguyên nhân tăng, giảm như sau: - Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng có biến động giảm so năm 2005 là 0.52ha, do: có 03 di tích trên địa bàn phường Bưởi được xếp hạng từ năm 2005 đến năm 2010, diện tích 0.5167ha - Diện tích đất đất tôn giáo, tín ngưỡng có biến động tăng so năm 2005 là 0.93ha, do: + Do thực hiện dự án đền Voi Phục: 0.0115ha; + Thực hiện dự án Đền Cố Lê thuộc phường Thuỵ Khuê: 0.0267ha; + Do năm 2005 xác định nhầm diện tích: 0.8918ha. h. Đất nghĩa trang, nghĩa địa Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn quận là 9.5ha, giảm so năm 2005 là 0.04ha do thực hiện dự án phát triển khu đô thị Nam Thăng Long. i. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng trên địa bàn quận là 489.07ha, tăng so năm 2005 là 13.13ha, nguyên nhân tăng giảm cụ thể như sau: - Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm so năm 2005 là 0.68ha do: Thực hiện dự án xây dựng sân chơi phục vụ mục đích công cộng tại khu vực Hồ Đồng Tâm, phường Yên Phụ - Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng so năm 2005 là 13.81ha do thực hiện chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác * Đất chưa sử dụng Tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn quận là 128.15ha, giảm so năm 2005 là 1.19ha do thực hiện dự án xây dựng đường giao thông. Từ những số liệu thu thập được trên đây, ta rút ra biểu đồ so sánh sau: Hình 2. Biến động tăng giảm diện tích các loại đất giai đoạn 2005 – 2010 Diện tích đất bị thu hồi nhiều nhất là đất trồng cây hàng năm khác (giảm 55.78 ha) chủ yếu để xây nhà TĐC và công trình công cộng, xây dựng đường Vành đai 2, đường Nguyễn Hoàng Tôn, đường Lạc Long Quân. Diện tích đất có mục đích công cộng tăng mạnh chứng tỏ trong 5 năm vừa qua, quận Tây Hồ chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà TĐC phục vụ các dự án và nhu cầu nhà ở của người dân. Để minh chứng, luận văn đã thu thập được sơ lược các dự án trên địa bàn quận Tây Hồ trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 được tổng hợp trong Bảng 3. Bảng 3: Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng từ năm 2005 đến 2010 Năm Số dự án Diện tích đất (ha) Số hộ đã nhận tiền Số hộ đã bố trí TĐC Tổng số Tổng diện tích đât thu hồi Tổng diện tích đất đã bàn giao mặt bằng Tổng số hộ Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ (triệu đồng) 2005 374 2.340 927 28.718 2.769.826 2.170 2006 395 1.628 599 20.708 3.804.640 3.266 2007 415 1.505 394 15.704 1.752.158 1.026 2008 1.005 13.526 1.538 49.602 2.916.653 2.133 2009 1.170 13.484 1.987 39.671 5.911.630 2.681 2010 1.350 11.059 1.421 51.255 8.923.859 2.153 Tổng cộng: 43.542 6.866 181.862 26.078.766 13.429 Nguồn: Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận Tây Hồ[17] Trước năm 2009, khoảng 60% số dự án trên do Ban quản lý dự án quận làm chủ đầu tư, đến năm 2009, quận Tây Hồ thành lập Trung tâm quỹ đất, quản lý duy tu hạ tầng đô thị Quận nên khoảng 30% số dự án trên do Trung tâm quỹ đất là chủ đầu tư và 30% dự án do Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư, số còn lại do UBND các phường và các đơn vị ngoài quận thực hiện. Từ số liệu ta thấy, số các dự án được phê duyệt đầu tư trên địa bàn Quận mỗi năm một tăng lên, số hộ dân phải giải phóng mặt bằng hàng năm rất lớn, tuy nhiên số hộ dân chấp nhận phương án GPMB và di rời bàn giao mặt bằng mới chiếm khoảng 75% trên tổng số hộ phải bàn giao. Điều đó chứng tỏ chính sách về thu hồi đất GPMB của Nhà nước và quyền lợi của người dân chưa thực sự thông suốt và đồng nhất, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vài năm gần đây, quận Tây Hồ đã trở thành một trong những địa phương có nhiều vấn đề nổi cộm trong quản lý sử dụng đất và GPMB. Một số dự án trọng điểm của Thành phố trên địa bàn Quận, tiến độ triển khai rất chậm như dự án mở rộng đường Văn Cao – Hồ Tây; Cầu Nhật Tân; đường Vành đai 2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án chậm được triển khai, nhưng nguyên nhân chính là do nhiều hộ gia đình chưa bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư thực hiện dự án. Cốt lõi của vấn đề này là giá bồi thường hỗ trợ TĐC chưa thỏa đáng. 3.2. Đánh giá thực trạng giá đất phục vụ thu hồi đất, bồi thường, TĐC Vấn đề xác định giá đất để tính đền bù thu hồi đất vẫn là vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở các địa phương trong đó có quận Tây Hồ. Nói chung, giá đất tại quận Tây Hồ trên thị trường thường ở mức trung bình đến cao do khu vực có địa thế đẹp nên thích hợp cho cả hoạt động đầu tư kinh doanh và cư trú. Trong khi đó, giá đất đền bù lại tính theo bảng giá đất hàng năm do UBND Thành phố quy định và thường chỉ bằng 20-70% giá thị trường. Để có sự so sánh một cách khách quan, luận văn đã thống kê bảng giá đất do Nhà nước quy định qua các năm gần đây (sử dụng mức giá cao nhất đối với mỗi con đường làm ví dụ). Nguồn dữ liệu lấy từ bảng giá đất kèm theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội ban hành hàng năm. Đề tài lựa chọn 4 con đường để so sánh là Hoàng Hoa Thám (một trong những phố có mức giá quy định cao nhất), Lạc Long Quân (mức giá trung bình và liên quan đến dự án mở rộng đường Lạc Long Quân), Đường ven Hồ (sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng xong mới đưa vào khung giá ban hành và có vị trí rất đẹp), đường Xuân La (một trong những con đường thuộc loại giá thấp của quận). Ta có thể thấy giá đất quy định năm 2010 có sự chênh lêch khá lớn so với các năm trước. Đó là do UBND Thành phố đã cho phép điều chỉnh giá đất tăng với hệ số 1,5 lần so với quy định từ đầu năm 2010 để làm căn cứ phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB của Dự án mở rộng ngõ 282 Lạc Long Quận, đường ngõ 38 Xuân La,... Hình 3. Khung giá đất do UBND TP.Hà Nội quy định Biểu đồ sau thể hiện rõ sự chênh lệch về giá đất giữa khung giá của Nhà nước quy định và giá đất giao dịch trên thị trường tại một số con đường trong quận Tây Hồ. Số liệu về giá đất trên thị trường được thu thập vào cuối năm 2010, lấy nguồn từ Internet và điều tra thực tế. Đề tài đã lấy giá trung bình của 10 thửa đất có vị trí 1 tại các đường Xuân La, Lạc Long Quân, Đường ven Hồ Tây, Hoàng Hoa Thám. Hình 4. Giá đất do Nhà nước quy định và ước tính giá đất tương ứng trên thị trường năm 2010 Nhận xét: Từ 2 biểu đồ trên, ta thấy rằng mức giá quy định của Nhà nước do UBND Thành phố ban hành chênh lệch rất lớn so với giá thị trường. Ví dụ như Đường ven Hồ mức giá quy định là 45 triệu/m2, còn giá giao dịch trên thị trường lên đến khoảng 300 triệu/m2. Thấp nhất như đường Xuân La cũng chênh nhau gần 5 lần (25,2 triệu/m2 so với 120 triệu/m2). Mặc dù, đến cuối năm 2010, UBND Thành phố đã điều chỉnh mức giá đất tại đường Lạc Long Quân, Đường ven Hồ, Xuân La, Âu Cơ, An Dương Vương, Phú Gia lên 1,5 lần nhưng vẫn còn khoảng cách rất lớn so với giá đất giao dịch trên thị trường. Việc bồi thường tính theo giá đất không phù hợp thị trường là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng khiếu kiện dài ngày của người bị thu hồi đất. Khối lượng khiếu kiện nhiều có thể làm tăng biên chế của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, khiến cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh hơn và tiêu tốn tiền bạc để giải quyết. Nhưng quan trọng hơn là việc làm xói mòn lòng tin của người dân đối với Nhà nước, với chính quyền, gây ra mất ổn định xã hội. Như vậy, vấn đề xác định giá đất để tính đền bù khi có thu hồi đất luôn là vấn đề nhức nhối khi hiện nay vẫn chưa thể cân bằng được lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Từ thực trạng quận Tây Hồ, đề tài cho rằng cần phải điều chỉnh mức áp dụng giá đất bồi thường sao cho sát với giá thị trường và cần phải có cơ quan chuyên trách thực hiện định giá đất một cách độc lập, công bằng và hợp lý. 3.3. Tác động của việc thu hồi đất đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Việc triển khai các dự án có GPMB đã tác động lớn đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trên địa bàn quận, cụ thể như sau: 3.3.1. Đối với môi trường tự nhiên a) Suy giảm đa dạng sinh học tại hệ sinh thái Hồ Tây Quận Tây Hồ là địa danh gắn với các danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều đình, đền, chùa cổ kính, linh thiêng đã được xếp hạng di tích lịch sử. Trong đó, hồ Tây được coi là “lá phổi xanh” của Hà Nội. Hồ có diện tích 526,16 ha, chu vi khoảng 17 km, nơi sâu nhất 2,8 - 3m. Hệ sinh thái phong phú với hơn 36 loài cá thuộc 12 họ, 106 loài thực vật phù du thuộc 6 ngành tảo và vi khuẩn lam, 58 loài chim thuộc 17 họ, 214 loài cây bóng mát, hoa và cây cảnh thuộc 79 chi của 50 họ, nằm trong 4 ngành thực vật. Ngoài ra còn có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như ba ba, trai ngọc. Tuy nhiên, thời gian gần đây sự đa dạng sinh học tại hệ sinh thái Hồ Tây bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài sinh vật bị đánh bắt một cách triệt để và có khả năng biến mất khỏi hệ sinh thái Hồ Tây. Điển hình là loài sâm cầm, cá măng đậm, cá rồng măng. Các loại thủy sản như ốc, cá...bị khai thác cạn kiệt, nhiều loài hoa và cây cảnh dần biến mất khỏi hệ sinh thái hồ. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: *Nguyên nhân trực tiếp: - Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sinh học: Do sự gia tăng dân số tương đối nhanh trong khu vực quận Tây Hồ dẫn đến áp lực khai thác tài nguyên tại chỗ để phục vụ đời sống của người dân. Bảng 4. Biến động dân số giai đoạn 2005 – 2010 Dân số (người) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2010 109.163 113.078 133.411 139.400 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ, năm 2010)[14] Dân số tăng nhanh là một nguyên nhân làm gia tăng hoạt động đánh bắt các nguồn tài nguyên trong lòng Hồ. Trước năm 2000, thường có tới vài chục thuyển cào khai thác trai, hến và ốc trên hồ Tây, sản lượng khai thác của mỗi thuyền là 60- 70 kg mỗi ngày. Từ năm 2000 trở lại đây sản lượng ốc, trai, hến gần như đã cạn kiệt, cùng với việc cấm đánh bắt của Ban quản lý Hồ Tây đã hạn chế được số lượng người đến khai thác và việc khai thác chỉ được thực hiện bằng tay. Qua điều tra thực tế, mỗi ngày trung bình có 5 người khai thác trên hồ, khai thác được 15 kg, số ngày khai thác trung bình trong năm là 240 ngày. Hoạt động câu cá cũng diễn ra tấp nập tại Hồ Tây nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh của người dân, nhất là vào những ngày trời mưa, nước hồ dâng cao. Nguồn: Trang Baomoi.com [22] Hình 5: Câu cá ở Hồ Tây Sự phá vỡ làm mất nơi cư trú của sinh vật: Việc triển khai xây dựng dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây đã phần nào làm chia cắt nơi cư trú và dẫn tới làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. Ngoài ra, việc triển khai xây dựng dự án làm tăng tác động vùng biên và làm tăng khả năng xâm nhập của một số loài ngoại lai, điển hình như loài cá chép không vẩy dưới đây: Nguồn: Trang Vietbao.com [22] Hình 6: Cá chép không vẩy ở Hồ Tây Nguyên nhân quan trọng nữa là việc khai thác dịch vụ một cách triệt để của các hộ kinh doanh ven hồ mà không có ý thức giữ gìn môi trường trong sạch khiến cho Hồ Tây bị ô nhiễm nước và không khí ngày càng nặng nề. *Nguyên nhân gián tiếp Ô nhiễm môi trường + Rác thải sinh hoạt Quá trình đô thị hóa đã giúp cho quận Tây Hồ phát triển nhanh về kinh tế - xã hội và trở thành một trong những Quận có tiềm năng du lịch – dịch vụ. Hàng năm có hàng vạn người tới thăm quan và đi lễ hội, kéo theo đó là hàng loạt quán ăn, nhà hàng, khách sạn nổi lên để phục vụ du khách, đặc biệt là khu vực xung quanh Hồ Tây. Sự phát triển ồ ạt đó đã làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, vấn đề dễ quan sát nhất đó chính là lượng rác thải tăng lên hàng ngày. Rác thải có ở nhiều nơi, trên mặt nước Hồ Tây nổi thành tảng dày đặc, hàng năm công nhân vệ sinh môi trường khu vực lòng Hồ đã vớt lên hàng nghìn m3 rác thải. Nguồn: Trang Baomoi.com [22] Hình 7: Rác thải ở Hồ Tây + Ô nhiễm nguồn nước Theo nghiên cứu của Vũ Đăng Khoa năm 1996, một số chỉ tiêu môi trường nước Hồ Tây cũng được xem xét và khảo sát. Kết quả cho thấy pH từ 7.2 đến 7.5 trong mùa khô, từ 7 đến 8.5 trong mùa mưa. DO từ 6.3 đến 9.1 trong mùa khô và từ 7.5 đến 13.6 trong mùa mưa, BOD từ 7.8 đến 21.6, COD từ 80 đến 220 mg/l, NH4 từ 0.1 đến 0.95 mg/l, PO4 từ 0.7 đến 1.19 mg/l, tổng hàm lượng Fe từ 0.6 đến 1.8 mg/l, Si có hàm lượng từ 10 đến 17 mg/l, CO2 từ 0.4 đến 1.7 mg/l. Một nghiên cứu khác của tác giả Lưu Lan Hương [9] về Hồ Tây cũng tiến hành khảo sát chất lượng nước Hồ Tây và tiến hành mô hình hóa một số kết quả các chất ô nhiễm trong nước hồ. Sơ đồ lấy mẫu của nghiên cứu này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 5: Mẫu được nghiên cứu tại 6 vị trí từ HT1 đến HT6 1 Gần công viên nước Hồ Tây HT1 2 Gần cống Xuân La HT2 3 Tại giữa hồ trên HT3 4 Gần cống Đõ HT4 5 Giữa hồ dưới HT5 6 Cống cây Si HT6 Hình 8. Sơ đồ lấy mẫu Hồ Tây Kết quả tóm tắt một số chỉ tiêu được trình bày bảng sau: Bảng 6: Một số chỉ tiêu chính đánh giá nước Hồ Tây Chi tiêu HT1 HT2 HT3 HT4 HT5 HT6 TCVN 5942 (Cột B) Feacal form (MNP/100ml) 350 1070 120 440 225 1600 10000 Coliform (MNP/100ml) 700 2400 300 1700 300 2400 5.5-9 pH 7.9 8.75 8.48 8.98 8.91 8.87 ≥2 DO (mg/l) 4.75 6.34 6.03 8.16 7.58 6.0 <35 COD(mg/l) 73.6 72.0 76.8 73.6 72.0 75.2 <25 BOD5(mg/l) 16.8 17.6 19.2 17.2 19.2 16.8 80 Độ đục (NTU) 72 20 17 23 19 22 15 NO3- (mg/l) 0.12 0.06 0.08 0.09 0.15 0.12 0.05 NO2- (mg/l) 0.05 0.05 0.07 0.07 0.05 0.1 1.0 Nguồn: Kết quả nghiên cứu về Hồ Tây của tác giả Lưu Lan Hương [9] Kết quả của tác giả cho thấy pH dao động từ 7.9 đến 8.9 phù hợp với tiêu chuẩn B của TCVN 5942. DO, BOD5 Độ đục, NO3-, NO2- và NH4+ đều đạt tiêu chuẩn loại B. Trong khi hàm lượng COD dao động từ 73.6 đến 76.8 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép. * Nhóm thủy hóa chỉ thị ô nhiễm nước được phân biệt như sau: - Nhóm các yếu tố gây ô nhiễm hữu cơ Hàm lượng các yếu tố có nguồn gốc Nitơ dưới dạng các ion NO3 ; NH4 ; Ammonia có diễn biến như sau: Hàm lượng NO3 của khối nước tầng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_5_524_1869521.doc
Tài liệu liên quan