MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu . iv
Danh mục các bảng, biểu .v
Danh mục các sơ đồ . vii
Mục lục. viii
Phần I: Mở đầu .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Câu hỏi nghiên cứu .2
3. Mục tiêu nghiên cứu.2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
5. Hạn chế của đề tài nghiên cứu.3
6. Cấu trúc luận văn.3
Phần II: Nội dung nghiên cứu.4
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .4
1.2. Cơ sở lý luận.6
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ của trường CĐ .6
1.2.1.1. Các khái niệm.6
1.2.1.2. Mục tiêu đào tạo trình độ CĐ.7
1.2.1.3. Nhiệm vụ của trường CĐ .7
1.2.2. Một số nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo.8
1.2.2.1. Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo.9
1.2.2.2. Xây dựng chương trình đào tạo.10
1.2.2.3. Lựa chọn phương pháp dạy học.11
1.2.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo.13
1.2.2.5. Xây dựng đội ngũ GV .14
1.2.2.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá .15
1.2.3. Chất lượng đào tạo.16
1.2.3.1. Khái niệm .16
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.17
1.2.4. Đánh giá chất lượng đào tạo.19
1.2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo.19
1.2.4.2. Một số phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo.20
1.3. Cơ sở thực tiễn.22
1.3.1. Thực trạng chất lượng giáo dục ĐH ở Việt Nam.22
1.3.2. Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam.24
1.4. Phương pháp nghiên cứu .27
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.27
1.4.2. Phương pháp thu nhập thông tin sơ cấp.27
1.4.2.1. Công cụ nghiên cứu.28
1.4.2.2. Kế hoạch lấy mẫu.28
1.4.2.3. Phương pháp tiếp xúc .31
1.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .31
Chương 2: Đánh giá chất lượng đào tạo Cao đẳng tại trường Cao đẳng Công nghiệp
Huế .33
2.1. Tình hình cơ bản của trường CĐCN Huế.33
2.1.1. Giới thiệu chung.33
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.34
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ.35
2.1.4. Cơ cấu tổ chức.36
2.1.5. Ngành nghề và trình độ đào tạo .39
2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường CĐCN Huế.41
2.2.1. Sứ mạng và mục tiêu.41
2.2.2. Tổ chức và quản lý.41
2.2.3. Chương trình giáo dục .42
2.2.4. Hoạt động đào tạo .43
2.2.4.1. Công tác tuyển sinh.43
2.2.4.2. Công khai số liệu thống kê hằng năm về người tốt nghiệp và có việc làm
phù hợp với ngành nghề được đào tạo.44
2.2.4.3. Tổ chức đào tạo.44
2.2.4.4. Phương pháp dạy và học .45
2.2.4.5. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập.46
2.2.4.6. Lưu trữ kết quả học tập của người học.46
2.2.4.7. Thông tin về kết quả học tập đến người học .47
2.2.4.8. Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo.47
2.2.4.9. Kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường
và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.47
2.2.5. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên .48
2.2.6. Người học .52
2.2.7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ.57
2.2.8. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác .58
2.2.9. Tài chính và quản lý tài chính .60
2.2.10. Quan hệ giữa nhà trường và xã hội.62
2.3. Đánh giá chất lượng đào tạo CĐ tại trường CĐCN Huế.63
2.3.1. Đánh giá tổng hợp về chất lượng đào tạo CĐ tại trường CĐCN Huế.63
2.3.1.1. Mô tả mẫu điều tra.63
2.3.1.2. Kiến thức, trình độ của SV.65
2.3.1.3. Các kỹ năng của SV.66
2.3.1.4. Thái độ học tập, làm việc của SV .67
2.3.1.5. So sánh về một số tiêu chí giữa SV ngành Mới và ngành Truyền thống.68
2.3.1.6. Đánh giá chung về chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo .70
2.3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CĐ tại trường CĐCNHuế .72
2.3.2.1. Ý kiến của SV về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CĐ tại
trường CĐCN Huế .73
2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của GV.78
2.3.3. Tiêu chuẩn tuyển người lao động của tổ chức .81
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Cao đẳng tại trường
Cao đẳng Công nghiệp Huế.83
3.1. Tính tất yếu khách quan trong việc nâng cao chất lượng đào tạo CĐ tại trườngCĐCN Huế .83
3.1.1. Điểm mạnh .83
3.1.2. Điểm yếu.84
3.1.3. Cơ hội.85
3.1.4. Thách thức .85
3.2. Đề xuất giải pháp.86
Phần III: Kết luận và kiến nghị.94
3.1. Kết luận.94
3.2. Kiến nghị.96
Tài liệu tham khảo.98
Phụ lục.99
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn và các phản biện của Hội đồng
ĐẠI HỌ
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng đào tạo Cao đẳng tại trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.145 2.736
3. Kinh phí đào tạo lại 46 82 87
4. Kinh phí nghiên cứu khoa học - - 50
5. Kinh phí chương trình mục tiêu 414 743 957
6.Vốn xây dựng cơ bản 2.300 4.125 5.320
II. Học phí, lệ phí 6.500 12.200 15.740
III. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ - - -
IV. Các nguồn khác 4.400 4.000 5.160
TỔNG CỘNG 20.100 32.700 42.180
“Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính”
Qua bảng 2.11, có thể nhận thấy rằng hoạt động nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ của nhà trường qua 3 năm chưa đem lại khoản thu nào, ngân
sách dành cho nghiên cứu khoa học cũng rất ít. Điều này nhà trường cần phải lưu
tâm, vì khi trở thành trường ĐH thì hoạt động nghiên cứu khoa học cần phải được
chú ý hơn. Vốn xây dựng cơ bản được trích từ ngân sách chiếm một tỉ trọng lớn, bởi
vì nhà trường đang được đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại khu quy hoạch An Vân
Dương. Nguồn thu tài chính qua 3 năm tăng một cách đáng kể do 2 nguồn chính:
ngân sách và thu từ học phí, lệ phí.
Bảng 2.12: Phân bổ tài chính qua 3 năm (2009-2011)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
(trđ) %
Số tiền
(trđ) %
Số tiền
(trđ) %
I. Tổng nguồn tài chính 17.487 100 29.430 100 31.065 100
II. Trong đó
1. Nâng cao trình độ 210 1,2 412 1,4 466 1,5
2. Chương trình, giáo trình 17 0,1 59 0,2 31 0,1
3. Xây dựng cơ sở vật chất 4.372 25,0 7.946 27,0 10.873 35,0
4. Máy móc thiết bị 1.819 10,4 3.237 11 2.547 8,2
5. Vật tư thực tập 647 3,7 1.295 4,4 1.243 4,0
6. Nghiên cứu khoa học - - - - 45 0,1
“Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính”
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
Qua bảng 2.12 có thể nhận thấy rằng: Trong giai đoạn này, nhà trường tập
trung đầu tư chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị.
Do đang trong quá trình xây dựng cơ sở 2, nên tốn rất nhiều chi phí trong việc giải
tỏa mặt bằng và xây dựng. Công tác đào tạo đội ngũ GV cũng được quan tâm. Kinh
phí xây dựng và biên soạn chương trình, giáo trình còn thấp. Đặc biệt chi phí dành
cho nghiên cứu khoa học còn rất thấp.
Trong thời gian tới, khi hoàn tất xây dựng ở cơ sở 2, nhà trường cần phân bổ
nguồn tài chính cho các hoạt động một cách đồng đều hơn nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo một cách toàn diện.
2.2.10. Quan hệ giữa nhà trường và xã hội
- Nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền, các cơ quan đoàn thể
ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn hóa xã hội.
+ Về an ninh: Nhà trường luôn tạo dựng mối liên hệ mật thiết với công an
phường Vĩnh Ninh - thành phố Huế, xã Phú Dương - huyện Phú Vang để giải quyết
những vấn đề trật tự trị an liên quan tới HSSV.
+ Về hoạt động văn hóa xã hội:
Hằng năm Công đoàn trường tổ chức giao lưu kết nghĩa với các đơn vị như
Nhà hát kịch thành phố, Công an thành phố Huế, Công ty Cổ phần Kinh Đô, Học
viện âm nhạc Huế, UBND phường Vĩnh Ninh, trường CĐ Sư phạm Huế, với các
hoạt động như: liên hoan văn nghệ, tổ chức giải bóng đá, cầu lông.
Đoàn Thanh niên đã vận động các tổ chức như Mobifone Thừa Thiên Huế,
Ngân hàng Đông Á, Công ty TNHH Bia Huế tham gia tài trợ và trao học bổng cho
các đoàn viên có thành tích trong hoạt động Đoàn.
Năm 2012, nhà trường đăng cai tổ chức cuộc thi Robocon Khu vực Huế, là
năm thứ 2 trường tham gia cuộc thi Robocon. Đây là sân chơi cho SV các trường
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế yêu thích khoa học kỹ thuật. Đồng thời là cơ hội
cho SV CĐCN Huế giao lưu, học hỏi các trường bạn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
- Trường CĐCN Huế đã tích cực hợp tác với các doanh nghiệp trong việc
đào tạo và sử dụng lao động nhằm tạo điều kiện cho HSSV ra trường có việc làm
phù hợp chuyên môn đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Tháng 11/2011, lãnh đạo trường đã làm việc với đại diện Công ty TNNH
Dệt kim và May mặc Huế về hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực.
+ Ngày 18/11/2011, trường CĐCN Huế phối hợp với Công ty Yamaha Việt
Nam tổ chức khánh thành Trung tâm đào tạo sửa chữa xe gắn máy Yamaha. Đây là
đơn vị thứ 3 trong cả nước và là đơn vị đầu tiên ở khu vực miền Trung đào tạo kỹ
thuật viên sửa chữa xe gắn máy theo tiêu chuẩn của Yamaha.
2.3. Đánh giá chất lượng đào tạo CĐ tại trường CĐCN Huế
2.3.1. Đánh giá tổng hợp về chất lượng đào tạo CĐ tại trường CĐCN Huế
2.3.1.1. Mô tả mẫu điều tra
a. Sinh viên Cao đẳng đang học năm cuối
Theo phân tích ở mục 1.4.2.2, tác giả đã điều tra và thu được kết quả xử lý số
liệu từ 192 mẫu. Để thu được 192 phiếu điều tra tác giả đã phát ra 247 phiếu.
Những thông tin cơ bản của mẫu điều tra được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.13 : Đặc điểm của mẫu điều tra là SV đang học năm cuối
Tiêu chí Số lượng SV Tỷ lệ %
1. Giới tính 192 100
Nam 141 73,4
Nữ 51 26,6
2. Quê quán 192 100
Nghệ An 29 15,1
Hà Tĩnh 21 10,9
Quảng Bình 30 15,6
Quảng Trị 27 14,1
TT. Huế 63 32,8
Quảng Nam 10 5,2
Thanh Hóa 11 5,7
Khác 1 0,6
“Nguồn: Kết quả điều tra (Thông tin cá nhân - Phiếu điều tra dành cho SV)”
Theo số liệu ở bảng 2.13 cho thấy, SV được điều tra chủ yếu là nam (chiếm
73,4%). Trường CĐCN Huế đào tạo chủ yếu là các ngành kỹ thuật nên lượng SV
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
nam chiếm rất lớn, hầu hết ở các ngành kỹ thuật không có SV nữ. Thị trường mục
tiêu của trường CĐCN Huế là ở khu vực miền Trung nên đa số SV đến từ các tỉnh
miền Trung, các tỉnh ở khu vực khác là rất ít. Với những đặc điểm nêu trên cho
thấy, mẫu điều tra có thể đại diện cho tổng thể là các SV hệ CĐ đang học năm cuối
tại trường CĐCN Huế. SV được điều tra có đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi. Do vậy,
thông tin mà SV cung cấp là có thể sử dụng cho nghiên cứu.
Với cỡ mẫu là 192, tác giả đã điều tra ở 8 khoa nên số mẫu ở mỗi khoa còn ít.
Điều này gây khó khăn trong việc phân tích phương sai để so sánh trị trung bình về
các tiêu chí giữa các khoa. Vì vậy dựa trên quá trình hình thành phát triển, đặc điểm
ngành nghề của các khoa, tác giả đã mã hóa lại biến 8 khoa thành 2 nhóm như sau:
- Sinh viên của các khoa Cơ khí, Điện, Động lực, Điện tử, Nhiệt lạnh được
xếp vào nhóm 1: Đây là những ngành đã được nhà trường đào tạo từ khi mới thành
lập, được đầu tư rất nhiều máy móc, thiết bị, có giá trị lớn, những ngành kỹ thuật
này là thế mạnh của nhà trường so với các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn tỉnh. Các
ngành này hầu như không có SV nữ. Nhóm 1 được đặt tên là: Ngành truyền thống.
- Sinh viên của khoa Kinh tế, CNHMT, CNTT được xếp vào nhóm 2: Đây là
những ngành nhà trường mới mở sau CNTT (2006), Kinh tế (2008), CNHMT
(2011). Những ngành này không phải là thế mạnh của nhà trường, nhưng đây là
những ngành đang được ưa chuộng, hiện tại số lượng SV CĐ của khoa Kinh tế là
nhiều nhất so với các ngành khác. Số lượng SV nữ trong các ngành này là chủ yếu,
trừ ngành CNTT (SV nữ ít hơn). Nhóm 2 được đặt tên là: Ngành Mới.
b. Giảng viên trường CĐCN Huế
Tác giả đã điều tra và thu được kết quả xử lý số liệu từ 64 mẫu, để thu được
64 phiếu điều tra tác giả đã phát ra 72 phiếu. Những thông tin cơ bản của mẫu điều
tra được trình bày ở bảng dưới đây:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
65
Bảng 2.14 : Đặc điểm của mẫu điều tra là GV trường CĐCN Huế
Tiêu chí Số lượng GV Tỷ lệ %
1. Thời gian công tác tại trường
Dưới 2 năm 11 17,2
Từ 2 đến 5 năm 26 40,6
Trên 5 năm 27 42,2
2. Thu nhập bình quân hàng tháng
Từ 2 đến dưới 3 triệu 8 12,5
Từ 3 đến dưới 5 triệu 39 60,9
Trên 5 triệu 17 26,6
TỔNG 64 100
“Nguồn: Kết quả điều tra (Phiếu điều tra dành cho GV)”
Qua số liệu ở bảng 2.14 cho thấy: Các GV được điều tra chủ yếu là những
người có thời gian công tác tại trường từ 2 đến 5 năm, những GV dưới 2 năm chỉ
chiếm 17,2%. Thu nhập bình quân hàng tháng của GV đuợc điều tra chủ yếu là từ 3
đến dưới 5 triệu.
Trước khi công tác tại trường CĐCN Huế, có 35 GV (chiếm 54,7%) đã có
kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức khác. Trong số này có: 13 GV (chiếm 37,1%)
có kinh nghiệm dưới 1 năm; 13 GV (chiếm 37,1%) có kinh nghiệm dưới 3 năm, 9
GV (chiếm 26,8%) có kinh nghiệm trên 3 năm.
c. Nhà quản lý của các tổ chức sử dụng lao động tốt nghiệp từ trường CĐCN Huế
Để thu được 32 phiếu điều tra, tác giả đã phát ra 39 phiếu. Các loại hình tổ
chức tác giả đã điều tra gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (34,4%), công ty cổ phần
( 37,5%), doanh nghiệp tư nhân (18,7%), các loại hình khác (9,4%). Ở các tổ chức
được điều tra, số lượng lao động tốt nghiệp hệ Cao đẳng tại trường CĐCN Huế chủ
yếu có 1 hoặc 2 lao động ( 90,6%). Ngành nghề của các lao động: Kế toán doanh
nghiệp, CNTT, Điện, Điện tử, Động lực, Cơ khí, Nhiệt lạnh.
2.3.1.2. Kiến thức, trình độ của SV
Mục tiêu về kiến thức, trình độ của SV được nhà trường đưa ra trong chương
trình đào tạo, đề cương môn học, chuẩn đầu ra. Đây cũng là nội dung quan trọng mà
các nhà tuyển dụng mong đợi ở người lao động. Kiến thức, trình độ của SV CĐ
trường CĐCN Huế sẽ được thể hiện rõ ở bảng 2.15. Kết quả điều tra cho thấy: SV
ĐA
̣I H
ỌC
KI
N
TÊ
́ HU
Ế
66
tự đánh giá về kiến thức, trình độ bản thân cao hơn so với sự đánh giá của GV và tổ
chức. GV đánh giá kiến thức, trình độ của SV thấp hơn tổ chức. SV tự đánh giá kiến
thức cơ bản của mình là tốt nhưng GV, tổ chức đánh giá là chưa tốt. Kiến thức
chuyên ngành tốt, trình độ ngoại ngữ không tốt, trình độ tin học là khá tốt.
Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá của các đối tượng về kiến thức, trình độ của SV
(One sample T-test)
Các tiêu chí
Giá trị kiểm định =3
SV tự đánh giá GV đánh giá Tổ chức đánh giá
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trung
bình
mẫu
Giá trị
t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trung
bình
mẫu
Giá trị
t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Kiến thức cơ
bản 3,21 4,21 0,000 2,33 -5,60 0,000 2,63 -3,00 0,005
Kiến thức
chuyên ngành 3,64 11,09 0,000 3,25 2,02 0,048 3,53 3,95 0,000
Ngoại ngữ 2,78 -3,81 0,000 2,20 -6,03 0,000 2,31 -5,61 0,000
Tin học 3,33 5,86 0,000 3,02 0,11 0,913 3,41 2,43 0,021
“Nguồn: Kết quả điều tra (Phiếu điều tra dành cho SV, GV, tổ chức)”
Ghi chú: - Thang đo Likert : từ 1-rất không tốt đến 5-rất tốt
- Giả thiết H0: kiến thức, trình độ của SV là bình thường (với giá trị
tương ứng là 3)
2.3.1.3. Các kỹ năng của SV
Thiếu kỹ năng làm việc thông thường là điểm yếu của SV khi tốt nghiệp và
tham gia vào thị trường lao động. SV có càng nhiều kỹ năng, các kỹ năng càng tốt
thì khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc ngày càng cao. Nhìn chung, các kỹ năng
của SV CĐ trường CĐCN Huế còn chưa tốt. Theo số liệu ở bảng 2.16 cho thấy: Kỹ
năng sử dụng máy vi tính của SV tương đối tốt, kỹ năng sử dụng tiếng anh không
tốt, kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc không tốt. Tổ chức đánh giá kỹ năng giao
tiếp của SV là bình thường, GV đánh giá là không tốt. GV thường xuyên áp dụng
phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy, nhưng kỹ năng làm việc nhóm của
SV theo sự đánh giá của GV và tổ chức là không tốt, trong khi đó SV tự đánh giá là
tốt. Nhiều GV cho rằng, việc cho SV thảo luận nhóm gặp khó khăn trong việc phát
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
67
huy khả năng của tất cả các thành viên trong nhóm, nhiều thành viên trong nhóm
vẫn ỷ lại vì đã có những thành viên tích cực khác. Vì vậy các GV vẫn đang tìm mọi
cách để khắc phục nhược điểm này. GV, tổ chức đánh giá kỹ năng làm việc độc lập
của SV là tốt hơn so với kỹ năng làm việc nhóm.
Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá của các đối tượng về kỹ năng của SV
(One sample T-test)
Các tiêu chí
Giá trị kiểm định =3
SV tự đánh giá GV đánh giá Tổ chức đánh giá
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Sử dụng máy
vi tính 3,38 6,18 0,000 3,13 0,97 0,336 3,69 5,27 0,000
Sử dụng tiếng
anh 2,71 -4,94 0,000 2,25 -6,36 0,000 2,25 -7,47 0,000
Giao tiếp 3,14 2,45 0,015 2,59 -4,01 0,000 3,00 0,00 1,000
Làm việc
nhóm 3,71 15,80 0,000 2,31 -4,66 0,000 2,53 -3,30 0,002
Làm việc độc
lập 3,39 7,65 0,000 2,77 -1,84 0,071 3,31 1,97 0,057
Tổ chức, sắp
xếp công việc 3,04 0,56 0,573 2,25 -5,95 0,000 2,69 -1,83 0,077
“Nguồn: Kết quả điều tra (Phiếu điều tra dành cho SV, GV, tổ chức)”
Ghi chú: - Thang đo Likert : từ 1-rất không tốt đến 5-rất tốt
- Giả thiết H0: Các kỹ năng của SV là bình thường (với giá trị tương
ứng là 3)
2.3.1.4. Thái độ học tập, làm việc của SV
Để học tập và làm việc tốt hơn, SV ngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên
môn, các kỹ năng thì cần phải xây dựng thái độ học tập, làm việc tích cực. Kết quả
điều tra ở bảng 2.17 cho thấy: SV có lòng yêu nghề, lễ phép tôn trọng GV, chấp
hành tốt nội quy của nhà trường/tổ chức, thân thiện với mọi người, trung thực. SV,
tổ chức đánh giá là SV có tinh thần cầu tiến, nhưng GV đánh giá SV không có tinh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
68
thần cầu tiến trong học tập. Theo sự đánh giá của GV, tổ chức, sự linh hoạt của SV
trong học tập, làm việc còn thấp.
Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá của các đối tượng về thái độ học tập, làm việc của SV
(One sample T-test)
Các tiêu chí
Giá trị kiểm định =3
SV tự đánh giá GV đánh giá Tổ chức đánh giá
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trung
bình
mẫu
Giá trị
t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Lễ phép, tôn
trọng GV/Có
lòng yêu nghề
3,98 16,84 0,000 3,59 5,16 0,000 3,63 5,36 0,000
Chấp hành tốt
nội quy của tổ
chức/nhà trường
3,52 6,98 0,000 3,36 3,08 0,003 3,94 10,52 0,000
Thân thiện với
mọi người 3,59 7,84 0,000 3,11 0,98 0,331 3,38 3,21 0,003
Tinh thần cầu
tiến 3,42 6,33 0,000 2,58 -3,47 0,001 3,53 3,95 0,000
Linh hoạt 3,33 4,81 0,000 2,53 -3,91 0,000 2,81 -1,23 0,226
Trung thực 3,61 8,99 0,000 3,20 1,61 0,113 3,84 9,27 0,000
“Nguồn: Kết quả điều tra (Phiếu điều tra dành cho SV, GV, tổ chức)”
Ghi chú: - Thang đo Likert : từ 1-rất không đồng ý đến 5-rất đồng ý
- Giả thiết H0: Thái độ của SV trong học tập, làm việc là bình thường
(với giá trị tương ứng là 3)
2.3.1.5. So sánh về một số tiêu chí giữa SV ngành Mới và ngành Truyền thống
Ở mỗi ngành nghề, SV có những đặc điểm khác nhau. Các ngành Truyền
thống gồm những ngành có truyền thống đào tạo lâu năm tại trường CĐCN Huế, đội
ngũ GV có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và thực tế. Các ngành Mới vừa được
thành lập, đội ngũ GV còn trẻ tuổi, kinh nghiệm giảng dạy còn chưa nhiều. Nhà
trường đầu tư nguồn lực để phát triển chuyên môn của SV ngành Truyền thống nhiều
hơn so với ngành Mới. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của các
ngành khác nhau.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
69
Bảng 2.18: So sánh về một số tiêu chí giữa SV ngành Mới và ngành Truyền
thống
(Independent-samples T test)
Các tiêu chí Giá trịt
Mức ý nghĩa
quan sát (2
phía)
Giá trị trung bình
Ngành Truyền
thống Ngành Mới
Kiến thức cơ bản -2,28 0,024 3,11 3,34
Kiến thức chuyên ngành 2,35 0,020 3,74 3,47
Tổ chức, sắp xếp công việc -5,91 0,000 2,74 3,46
Lễ phép, tôn trọng GV -3,70 0,000 3,81 4,23
Tinh thần cầu tiến -4,86 0,000 3,17 3,78
Linh hoạt -4,65 0,000 3,08 3,69
Trung thực -3,52 0,001 3,42 3,90
s
“Nguồn: Kết quả điều tra (Phiếu điều tra dành cho SV)”
Ghi chú:
- Kiểm định t: Giả thiết H0: Không có sự khác biệt về các tiêu chí trên giữa
SV ngành Truyền thống và ngành Mới
Theo số liệu ở bảng 2.18 cho thấy: Có sự khác biệt có ý nghĩa về kiến thức
cơ bản và chuyên ngành của SV thuộc 2 nhóm ngành. SV các ngành Truyền thống
có kiến thức cơ bản thấp hơn SV của các ngành Mới, nhưng SV các ngành Truyền
thống lại có kiến thức chuyên môn tốt hơn SV các ngành Mới. Điều này cũng có thể
là do các ngành Truyền thống được đầu tư nhiều trang thiết bị, SV có nhiều cơ hội
thực hành hơn, vì vậy kiến thức chuyên ngành cũng được rèn luyện tốt hơn.
Có sự khác biệt có ý nghĩa về kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc của SV
ngành Truyền thống và ngành Mới. SV của ngành Mới có kỹ năng tổ chức, sắp xếp
công việc tốt hơn SV ngành Truyền thống. Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc sẽ
được rèn luyện rất tốt thông qua phương pháp thảo luận nhóm. Nhưng có sự khác
biệt có ý nghĩa về mức độ thường xuyên làm việc nhóm của SV ngành Truyền
thống và ngành Mới ( theo số liệu ở phụ lục 1.18). Giá trị trung bình về mức độ
thường xuyên học theo phương pháp thảo luận nhóm của SV ngành Truyền thống là
3,73, của SV ngành Mới là 4. SV ngành Truyền thống học theo phương pháp thảo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
70
luận nhóm ít hơn so với SV ngành Mới. Có thể vì vậy mà SV ngành Mới có kỹ
năng tổ chức, sắp xếp công việc tốt hơn.
Có sự khác biệt có ý nghĩa về thái độ học tập giữa SV ngành Truyền thống
và ngành Mới. SV thuộc ngành Mới lễ phép, tôn trọng GV hơn, có tinh thần cầu
tiến hơn, linh hoạt hơn, trung thực hơn so với SV các ngành Truyền thống. Ngành
Mới gồm: CNTT, Kinh tế, CNHMT. Trong đó SV của khoa Kinh tế, CNHMT chủ
yếu là nữ, vì vậy các em thường ngoan hơn so với SV của các ngành Truyền thống
(hầu hết là nam).
Như vậy, có sự khác biệt về các tiêu chí trên giữa SV ngành Mới và ngành
Truyền thống. Trong các tiêu chí trên, SV ngành Truyền thống chỉ tốt hơn SV
ngành Mới về kiến thức chuyên môn, nhưng đây lại là một yếu tố rất quan trọng
trong việc quyết định chất lượng đầu ra. Nên các ngành Mới cần phải chú ý đến
việc rèn luyện kiến thức chuyên môn cho SV. Nhưng đối với các tiêu chí khác thì
SV ngành Mới lại tốt hơn, đặc biệt là về thái độ. Vì vậy, để đảm bảo tính đồng bộ
trong chất lượng đào tạo CĐ tại trường CĐCN Huế thì cần phải chú ý đến thái độ
học tập, kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc, và kiến thức chuyên môn của SV các
ngành.
2.3.1.6. Đánh giá chung về chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo
Chất lượng đào tạo sẽ được thể hiện qua sản phẩm đầu ra của quá trình đào
tạo và yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo ra sản phẩm đó. Sản phẩm của quá trình đào
tạo là SV, cụ thể là khả năng sẽ đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi ra trường. SV
ra trường đáp ứng yêu cầu công việc càng tốt thì chất lượng đào tạo của nhà trường
càng cao. Chính vì vậy, tác giả đã dùng cụm từ “khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công
việc” để đo lường chất lượng đào tạo tại trường CĐCN Huế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
71
Bảng 2.19: Đánh giá của các đối tượng về một số ý kiến đánh giá chung
(One sample T-test)
Các ý kiến
Giá trị kiểm định =3
SV tự đánh giá GV đánh giá Tổ chức đánh giá
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trung
bình
mẫu
Giá
trị t
Mức ý
nghĩa
quan sát
(2 phía)
Trình độ chuyên
môn sẽ đáp ứng tốt
yêu cầu công việc
3,80 20,09 0,000 2,94 -0,54 0,590 3,31 2,06 0,048
Các kĩ năng sẽ đáp
ứng tốt yêu cầu
công việc
3,53 9,20 0,000 2,50 -4,90 0,000 2,72 -1,72 0,095
Thái độ làm việc
sẽ đáp ứng tốt yêu
cầu công việc
3,58 9,47 0,000 3,22 2,07 0,042 3,69 6,03 0,000
SV sẽ đáp ứng tốt
yêu cầu công việc
khi ra trường
3,77 17,17 0,000 3,05 0,36 0,721 3,28 2,18 0,037
“Nguồn: Kết quả điều tra (Phiếu điều tra dành cho SV, GV, tổ chức)”
Ghi chú: - Thang đo Likert : từ 1-rất không tốt đến 5-rất tốt
- Giả thiết H0 : Giá trị trung bình mức độ đồng ý với các ý kiến trên là
bình thường (với giá trị tương ứng là 3)
Qua số liệu ở bảng 2.19 cho thấy:
- SV tự đánh giá: với những kiến thức, kỹ năng, thái độ của bản thân đã đạt
được, SV sẽ đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi ra trường.
- GV đánh giá về các ý kiến thấp hơn so với SV tự đánh giá. Chỉ có thái độ
làm việc sẽ đáp ứng tương đối tốt yêu cầu công việc sau này, trong khi đó các kĩ
năng của SV thì không tốt, trình độ chuyên môn cũng chỉ bình thường. GV đánh giá
mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SV sau khi ra trường là bình thường, nói
cách khác chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo dưới sự đánh giá của GV là ở
mức bình thường.
- Các tổ chức cũng đồng ý với sự đánh giá của SV và GV về thái độ làm việc
của SV. Tổ chức đánh giá: kĩ năng của SV chưa tốt, trình độ chuyên môn tương đối
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
72
tốt, SV đáp ứng khá tốt yêu cầu công việc sau khi ra trường. Nhưng để đáp ứng tốt
yêu cầu công việc, tổ chức phải đào tạo thêm đối với SV mới tốt nghiệp, cụ thể là
trong 32 mẫu được chọn thì phải đào tạo thêm 27 mẫu (chiếm 84,4%) , đây là con
số rất lớn. Thời gian thông thường tổ chức tiến hành đào tạo thêm là dưới 3 tháng
(chiếm 66,7%). Tổ chức thường đào tạo thêm cho SV mới ra trường cách thức vận
dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn (chiếm 49,1%), trình độ
chuyên môn (chiếm 20%). Mức độ tiếp thu của người được đào tạo thêm là khá
nhanh. Có thể kết luận rằng: Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo CĐ là chưa tốt,
bởi vì SV chỉ đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi được đào tạo thêm. Vì vậy, nhà
trường cần chú ý đào tạo SV cách thức vận dụng những kiến thức đã học vào công
việc thực tiễn nhiều hơn.
Nhìn chung, SV tự đánh giá bản thân cao hơn so với sự đánh giá của GV và
tổ chức. Điều này là không tốt, vì mức độ đạt được mà SV tự đặt ra cho bản thân
thấp hơn so với tiêu chuẩn của các tổ chức có nhu cầu sử dụng lao động, và thấp
hơn so với tiêu chuẩn của đội ngũ GV - những người tạo ra chất lượng đào tạo.
Điều này có thể dẫn tới SV tự thõa mãn về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bản thân
mà thiếu sự phấn đấu để tồn tại, phát triển và đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao
động đầy khốc liệt sau khi ra trường.
2.3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CĐ tại trường
CĐCN Huế
Chất lượng đào tạo chỉ tốt khi các yếu tố ảnh hưởng đến nó được đảm bảo.
Vì vậy, khi đánh giá chất lượng đào tạo thông qua sản phẩm đầu ra, thì cũng cần
phải lưu ý đến việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Các cơ
sở đào tạo cần phải quan tâm đến mức độ quan trọng của các yếu tố này để biết
cách tác động thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Dưới đây là một số ý
kiến của SV:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
73
Bảng 2.20: Ý kiến của SV về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo CĐ nói chung
STT Các điều kiện Mẫu Giá trị trung bình
1 Phương pháp giảng dạy của GV 192 1,94
2 Chất lượng của đội ngũ GV 192 3,17
3 Chương trình đào tạo, đề cương môn học 192 3,57
4 Mục tiêu đào tạo 192 4,25
5 Các hoạt động ngoại khóa 192 5,25
6 Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 192 5,26
7 Cơ sở vật chất 192 5,61
8 Thư viện 192 6,93
9 Khác 6 8,83
“Nguồn: Kết quả điều tra (Câu 22-Phiếu điều tra dành cho SV)”
Ghi chú:
- Thang đo sử dụng có 9 mức độ: 1 là quan trọng nhất, 9 là ít quan trọng nhất
Từ số liệu ở bảng 2.20 cho thấy: Trong tất cả các nhân tố, SV đánh giá
phương pháp giảng dạy của GV là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo, tiếp theo là chất lượng của đội ngũ GV, chương trình đào tạo, đề
cương môn học. Thư viện là nhân tố được đánh giá là ít quan trọng. Như vậy, theo
quan điểm của SV, các cơ sở đào tạo muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì việc đầu
tiên là phải nâng cao hiệu quả của các phương pháp giảng dạy.
2.3.2.1. Ý kiến của SV về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CĐ tại
trường CĐCN Huế
Chất lượng đào tạo không tự sinh ra, cũng không phải là một kết quả ngẫu
nhiên, mà là kết quả tác động của nhiều yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau.
Muốn đạt được chất lượng đào tạo như mong muốn thì cần phải nắm rõ thực trạng
và quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Thực trạng về những yếu tố tác động
đến chất lượng đào tạo CĐ tại trường CĐCN Huế được SV đánh giá sẽ được thể
hiện trong những phân tích dưới đây. Tác giả đã phân tích chi tiết từ phụ lục 1.4 đến
1.17, tóm tắt kết quả của quá trình phân tích như sau:
- Mục tiêu đào tạo mà nhà trường đã đặt ra đối với các ngành nghề là phù hợp
với yêu cầu xã hội, SV có thể đạt được các mục tiêu đó, mục tiêu đào tạo là hợp lý.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
74
- Chương trình đào tạo: SV biết đến chương trình đào tạo chủ yếu thông qua
sổ tay HSSV và website của trường. Số lượng SV không được tiếp cận rất ít. Về nội
dung của chương trình đào tạo:
+ Các khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức cơ sở ngành,
kiến thức chuyên ngành phân biệt rõ ràng.
+ Khối lượng kiến thức chuyên ngành phù hợp với mong đợi của SV.
+ Thứ tự sắp xếp các học phần hợp lý (theo lôgic, mức độ từ dễ đến khó ...).
+ Kết hợp cân đối giữa lý thuyết và thực hành.
+ Đảm bảo tính thực tiễn.
Nhìn chung, SV hài lòng về chương trình đào tạo.
- Phương pháp giảng dạy:
Hiện tại các GV thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình nhất, tiếp
theo là thảo luận nhóm, làm việc với sách. Phương pháp đàm thoại được sử dụng
khá thường xuyên, GV ít khi sử dụng phương pháp trực quan, thí nghiệm, thực
nghiệm. Các phương pháp trên đều mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Nhưng SV
đánh giá phương pháp thảo luận nhóm, trực quan, thí nghiệm/thực nghiệm là đem
lại hiệu quả hơn các phương pháp còn lại. Mặc dù đem lại hiệu quả cao, nhưng
phương pháp trực quan, thí nghiệm/thực nghiệm lại ít được thực hiện. Một số SV
còn cho rằng: GV nên dạy phối kết hợp nhiều phương pháp để bài giảng trở nên
phong phú, dễ hiểu và thu hút SV hơn.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thường đư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chat_luong_dao_tao_cao_dang_tai_truong_cao_dang_cong_nghiep_hue_7174_1909195.pdf