Luận văn Đánh giá chất lượng và xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng của trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội

CHƯƠNG I .10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO .10

1.1 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

DỊCH VỤ. 10

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ. 10

1.1.2 Khái niệm về quản trị chất lượng dịch vụ . 11

1.2 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO. 13

1.2.1 Khái niệm đào tạo . 13

1.2.2 Quan niệm về chất lượng đào tạo . 13

1.2.2.1 Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào” . 13

1.2.2.2 Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra” . 14

1.2.2.3 Chất lượng được đánh giá bằng “quá trình đào tạo”. 14

1.2.2.4 Chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán” . 14

1.2.3 Quản lý chất lượng đào tạo . 115

1.2.4 Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo. 17

1.2.4.1 Mô hình kiểm soát chất lượng. 17

1.2.4.2 Mô hình đảm bảo chất lượng . 18

1.2.4.3 Mô hình quản lý chất lượng tổng thể . 18

1.2.4.1 Mô hình so sánh sự khác biệt . 19

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO . 20

1.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài. 20

1.3.1.1 Các yếu tố về cơ chế chính sách của Nhà nước. 20

1.3.1.2 Các yếu tố về môi trường . 21

1.3.2 Nhóm các yếu tố bên trong. 22

1.3.2.1 Chương trình đào tạo . 22

1.3.2.2 Giáo trình và giáo án. 23

1.3.2.3 Phương pháp và phương tiện giảng dạy . 23

1.3.2.4 Về nhân lực. 23

1.3.2.5 Chất lượng đầu vào. 24

1.3.2.6 Về hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật. 24

1.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO. 24

1.4.1 Mục đích của việc đánh giá chất lượng đào tạo . 24

1.4.2 Nội dung đánh giá. 224

1.4.3 Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng

225

1.4.3.1 Điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. 25

1.4.3.2 Sự hài lòng của người h ọc . 30

1.4.3.1 Sự hài lòng của người sử dụng lao động . 30

1.4.4 Quá trình kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo. 31

1.5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO . 31

1.5.1 Đối với điều kiện đảm bảo. 31

pdf104 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng và xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng của trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008-2009 1.100 1.300 118,18 2009-2010 1.300 1.200 92,31 2010-2011 1.800 2.000 111,11 2011-2012 2.000 2.200 110,00 2012-2013 2.900 3.000 103,45 2013-2014 2.000 Chưa xác định ( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính ) Kế hoạch tuyển sinh có thực hiện thành công hay không, không chỉ phụ thuộc vào mong muốn, nỗ lực chủ quan của Nhà trường, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ chế chính sách của Nhà nước về giáo dục đào tạo, nhu cầu của thị trường lao động, tâm lý của thí sinh,... Bảng 2.2. Số lượng thí sinh đăng ký và dự thi hệ cao đẳng trường CĐ KTCNHN Năm học Số lượng đăng ký (người) Số lượng thực tế (người) Tỷ lệ dự thi (%) 2008-2009 12.498 10.678 85,4 2009-2010 Xét tuyển Xét tuyển - 2010-2011 18.729 17.935 95,7 2011-2012 14.671 13.789 93,9 2012-2013 15.876 13.887 87,4 2013-2014 2.926 1.381 47,1 ( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính ) LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 45 Nhìn bảng 2.2, ta thấy qua các năm, số lượng đăng ký dự thi đông, tỷ lệ thí sinh thực tế dự thi cao (>80%), cho thấy phần nào uy tín của Nhà trường trong công tác giáo dục đào tạo. Qua các năm có giảm nhưng không đáng kể, do ảnh hưởng của sự bão hòa của thị trường sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, con số này sụt giảm mạnh vào kỳ tuyển sinh năm học 2013-2014, tỷ lệ đăng ký dự thi giảm 81.5% so với năm học 2012-2013. Đặc biệt tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi tham gia thi tuyển chỉ đạt 47,1%. Liệu nguyên nhân có phải do uy tín và chất lượng đào tạo của Nhà trường giảm sút?. Đây là thực trạng chung không phải của riêng trường cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội mà của tất cả các trường cao đẳng trên cả nước, sau khi Bộ giáo dục đào tạo ban hành thông tư 55/TT-BGDĐT ngày 25/12/2013 về đào tạo liên thông cao đẳng, đại học. “Việc quy định mới về dự thi liên thông đã tác động phần nào tâm lý ngay cả những em đang theo học hệ CĐ. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo liên thông thì cách quản lý giáo dục phải được coi trọng hàng đầu, cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ việc tổ chức thi liên thông, đến tổ chức học đảm bảo chất lượng đào tạo thì từ đó xã hội sẽ nhìn nhận đánh giá lại. Còn với cách quy định sau 3 năm học xong đi làm mới được học liên thông ĐH thì có phần thiệt thòi cho các em. Bộ GD&ĐT nên cân nhắc lại quy định này.” - thầy Phạm Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng trường cao đẳng Điện tử- Điện lạnh Hà Nội chia sẻ ( Số thí sinh dự thi Cao đẳng 2013 giảm mạnh 14/7/2013) Bảng 2.3: Tình hình tuyển sinh năm học 2013-2014 Năm học Chỉ tiêu tuyển sinh (người) Số lượng đăng ký (người) Số lượng thực tế (người) Tỷ lệ dự thi (%) CĐ Kinh tế Công nghiệp HN 2.000 2.926 1.381 47,1 CĐ Điện tử- Điện lạnh 2.920 1.582 1.082 68.1 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật - Thương mại 2.000 1.843 695 37,7 CĐ Công nghiệp Hà Nội 1.700 1.500 698 46,2 CĐ xây dựng công trình HN 1.600 1.585 698 44,1 (Nguồn: ) LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 46 Nhìn bảng so sánh, một lần nữa ta thấy việc giảm sút tỷ lệ dự thi là do sự tác động từ chính sách của Bộ giáo dục &đào tạo. Nhà trường đang cố gắng khắc phục khó khăn này bởi nếu tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài chính đầu tư cho nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận điều đáng mừng cho Nhà trường, đó là sự hài lòng của thí sinh với Nhà trường thì thí sinh mới đăng ký dự thi, dự tuyển với số lượng như vậy. Sự hài lòng này được dẫn chứng cụ thể thông qua việc tổng hợp, phân tích 100 phiếu hỏi điều tra đối với sinh viên năm cuối của trường. Đối tượng sinh viên tham gia được chọn ngẫu nhiên với số lượng 40, 30, 30 lần lượt thuộc các khoa Kế toán, quản trị kinh doanh, tin học quản lý để khảo sát. Bảng câu hỏi mà tác giả sử dụng tại trường CĐ KTCNHN (phụ lục 1) gồm 19 câu hỏi chính thức và 01 câu hỏi mở liên quan đến sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo. Nội dung của phiếu thăm dò ý kiến sinh viên gồm 3 phần: - Học tập và giảng dạy ( từ câu 1 đến câu 9 ) - Cơ sở vật chất, trang thiết bị (từ cầu 10 đến câu 14) - Đời sống văn hóa,, dịch vụ dành cho SV ( từ câu 15 đến câu 19) Bảng 2.4: Đánh giá chung của sinh viên về trường CĐ KTCNHN STT Kết quả đánh giá Tần số (lần) Tỷ lệ (%) 1 Kém 3 3,0 2 Trung Bình 5 5,0 3 Khá 57 57,0 4 Tốt 26 26,0 5 Rất tốt 9 9,0 Tổng 100 100,0 Trong bảng khảo sát sự hài lòng của sinh viên, mỗi khía cạnh của quá trình đào tạo dược đánh giá dưới cả 2 góc độ: mức độ quan trọng của chất lượng phục vụ đối với sinh viên và mức độ hài lòng của sinh viên về dịch vụ nhà trường đáp ứng. Từ cách thức này có thể biết những khía cạnh nào là quan trọng, sinh viên hài lòng với khía cạnh nào, từ đó Nhà trường có điều chỉnh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chính đáng của sinh viên. LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 47 Dưới đây là mô tả 2 khía cạnh qua câu trả lời của SV trên bảng hỏi phỏng vấn: Bảng 2.5 Mô tả kết quả trả lời phiếu thăm dò sinh viên khóa 2010-2013 Câu hỏi Nội dung câu hỏi Điểm mức độ Quan trọng Hài lòng 1 Phương pháp giảng dạy của giáo viên 4,4 4,2 2 Nội dung kiến thức truyền đạt trong mỗi buổi học 3,69 3,91 3 Khối lượng học tập 3,36 3,20 4 Trình tự sắp xếp môn học phù hợp, logic 3,56 3,42 5 Kiến thức nhận được giúp SV phát triển tư duy, tìm và đưa giải pháp 3,20 3,00 6 Đi thăm quan và thực tế tại doanh nghiệp 3,00 2,81 7 Môi trường khuyến khích SV học tập và nghiên cứu khoa học 3,16 3,00 8 Phát triển kỹ năng ngoại ngữ và tin học 3,52 2,90 9 SV luôn có ý thức tìm tài liệu tham khảo thêm cho môn học 3,52 2,90 10 Chất lượng phòng học và trang thiết bị phòng học 4,02 4,00 11 Phương tiện hiện đại phục vụ giảng dạy, học tập 3,79 3,50 12 Chất lượng phòng học thực hành 3,42 2,34 13 Không gian dành cho tự học 3,16 3,20 14 Dụng cụ thể thao 3,20 3,00 15 Môi trường cảnh quan sạch đẹp, văn minh 3.30 3.60 16 Chất lượng giáo trình, sách tham khảo từng môn học 3,58 3,00 17 Số lượng và tính cập nhật tuyền xuyên tài liệu, sách báo của thư viên 3,28 2,80 18 Thời gian mở cửa phục vụ thư viên 3.22 3.16 19 Các dịch vụ phục vụ học sinh (y tế, thang máy, bãi gửi xe,.. 3,14 3,00 20 Chương trình hoạt động tập thể cho sinh viên 3.42 3.64 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 48 Điểm mức độ trên bảng 2.5 là trung bình cộng của 100 phiếu hỏi theo từng câu hỏi đã được người được phỏng vấn trả lời. Kết quả tổng hợp cho thấy theo đánh giá của sinh viên: - Những điểm mạnh của trường ( 4 ≤ điểm đánh giá ≤ 5): có 2 câu - Những điểm đạt yêu cầu (3 ≤ điểm đánh giá < 4): có 13 câu - Những điểm chưa đạt yêu cầu (3 ≤ điểm đánh giá < 4): có 5 câu Sinh viên năm cuối thuộc đối tượng được điều tra đánh giá cao với phương pháp giảng dạy của giáo viên và chất lượng phòng học và trang thiết bị phòng học còn các yếu tố đảm bảo khác cho công tác đào tạo, sinh viên cho cho rằng phần lớn đạt yêu cầu. Như vậy, sinh viên được đào tạo tại trường khá hài lòng về điều kiện đảm bảo cho đào tạo, đây sẽ là động lực cho các em phấn đấu, thi đua học tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Và chính những khóa sinh viên này sẽ là kênh thông tin đáng tin cậy tuyên truyền về uy tín và chất lượng của Nhà trường. Qua phỏng vấn trực tiếp, sinh viên cho rằng đối ngành đào tạo kế toán khá, ngành tin học quản lý chưa thực sự thỏa mãn kỳ vọng của sinh viên. Các em đề nghị được thực hành ứng dụng nhiều hơn để sau khi ra trường bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Đây là thông tin phản hồi hữu ích từ người học để Nhà trường xem xét, điều chỉnh đầu tư về trang thiết bị phòng thực hành cũng như xem xét về thời gian, thời điểm cho sinh viên đi thăm quan, thực tế doanh nghiệp. 2.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo bằng khảo sát qua điều tra đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là sinh viên đã tốt nghiệp của nhà trường Để phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, có thể khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên của Nhà trường về hiện trạng và kết quả đào tạo. Nhưng kết quả thu được có thể mang tính chủ quan, thiếu thuyết phục. Vì vậy, để phân tích, đánh giá đúng chất lượng đào tạo của Trường, trong phạm vi luận văn, tác giá tập trung khảo sát các doanh nghiệp có tuyển dụng lao động đã qua đào tạo của trường. Căn cứ trên đánh giá của doanh nghiệp để đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của Nhà Trường, LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 49 Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng lao động nhằm khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động được đào tạo tại trường. Đợt điều tra này, tác giả gửi phiếu điều tra tới 50 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, thuộc các quận Hà Đông, Cầu giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình. Phiếu điều tra khảo sát gồm 4 nội dung: - Cách thức tuyển dụng: Nội dung này giúp Nhà trường cập nhật cách thức tuyển dụng hiện nay của các doanh nghiệp để từ đó định hướng cho sinh viên sau khi ra trường - Các tiêu chí doanh nghiệp quan tâm ở người lao động dự tuyển: hiểu được những tiêu chí này, nhà trường có thể hỗ trợ sinh viên tự tạo cơ hội việc làm sau khi ra trường. Cụ thể: o Trình độ chuyên môn: thể hiện thông qua việc nắm vững chuyên môn được đào tạo hay không, có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, có cần đào tạo thêm không,... o Kỹ năng thực hành: là khả năng áp dụng kiến thức được đào tạo vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong công việc, cuộc sống, có khả năng làm và tự tạo việc làm hay không,... như khả năng sử dụng máy vi tính, ngoại ngữ, ứng dụng lý thuyết vào thực tế công việc.. o Năng lực sáng tạo: thể hiện khả năng tư duy, tìm tính khác biệt, độc đáo trong giải quyết công việc, cuộc sống của người lao động như sáng kiến trong lao động sản xuất,.. o Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: kỹ năng này cho thấy tính linh hoạt, hiểu biết của người lao động trong việc lựa chọn kênh thông tin, chọn lọc thông tin cần thu thập cũng như cách thức sử dụng thông tin sao cho hiệu quả nhất phục vụ công việc o Năng lực hợp tác, phối kết hợp trong công việc: đòi hỏi người lao động trong công việc thường ngày phải biết phối hợp với người khác, biết lắng nghe, có khả năng làm việc theo nhóm hay không o Khả năng giao tiếp: để xem người lao động có biết sử dụng ngôn ngữ bằng lời và không bằng lời để diễn đạt ý kiến của mình cho người khác hiểu và chấp LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 50 nhận hay không, cũng như tìm hiểu xem người lao động có khả năng thương lượng, đàm phán không, o Phẩm chất đạo đức: để xem người lao động có tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, biết đặt lợi ích của tập thể lên trên hết hay không, có dám quyết định và tự chịu trách nhiệm đến cùng với quyết định của mình hay không, o Kỹ năng khác: ngoài các kỹ năng trên người lao động có các kỹ năng về thể lực, năng khiếu nổi trội khác hay không... vì những kỹ năng này sẽ bổ trợ cho người lao động thực hiện tốt hơn công việc được giao - Đánh giá kỹ năng làm việc của lao động được tuyển dụng theo các tiêu chí: kết quả này giúp Nhà trường có cái nhìn thực tế sản phẩm đào tạo của Nhà trường qua đó kiểm định chất lượng đào tạo, tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, định hướng cho hoạt động đào tạo của Trường. Do vậy, nội dung phiếu điều tra kỹ năng người lao động (phụ lục 3) được xây dựng theo 8 nhóm: (1) Trình độ chuyên môn (câu 1) (2) Kỹ năng thực hành (từ câu 2 đến câu 4) (3) Sáng tạo trong công việc (câu 5) (4) Năng lực hợp tác (câu 6 đến câu 6) (5) Năng lực giao tiếp (câu 7 đến câu 8) (6) Phẩm chất, đạo đức (câu 9 đến câu 10) (7) Năng lực sức khỏe ( câu 11) (8) Năng lực khác (câu 12) - Nội dung cuối cùng là câu hỏi mở: Lấy ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo (mang tính tham khảo) Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với các tiêu chí lựa chọn đánh giá người lao động thể hiện ở mực quan trọng và kém quan trọng. Và tất nhiên, các tiêu chí quan trọng là căn cứ để nhà tuyển dụng quyết định tuyển dụng cá nhân này hay cá nhân khác. Các tiêu chí đánh giá người lao động được tổng hợp trên phiếu khảo sát,theo 2 mức độ như sau: LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 51 Bảng 2.6 : Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động STT Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá Quan trọng Kém quan trọng 1 Trình độ chuyên môn 92 8 2 Kỹ năng thực hành 100 0 3 Năng lực sáng tạo 100 0 4 Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin 96 4 5 Năng lực hợp tác, phối kết hợp trong công việc 100 0 6 Khả năng giao tiếp 96 4 7 Phẩm chất đạo đức 100 0 8 Kỹ năng khác 90 10 (Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến, theo phụ lục số3) + Kỹ năng thực hành, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, phối kết hợp trong công việc và phẩm chất đạo đức được 100% các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng khi tuyển dụng. + Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và khả năng giao tiếp của người lao động có 96% ý kiến được hỏi cho là quan trọng và 4% cho là kém quan trọng. + Trình độ chuyên môn của người lao động có 92% cho là quan trọng, 8% cho là kém quan trọng. + Kỹ năng khác (khả năng tham gia các hoạt động xã hội, khả năng lãnh đạo, quản lý, thương lượng) được 90% ý kiến cho là quan trọng và 10% cho là kém quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nhà trường cần cải cách chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tế. Doanh nghiệp cho rằng, việc ứng dụng phần mềm kế toán, các cập nhật các thông tin mới nhất về chính sách thuế, chế độ tiền lương, các khoản trích theo lương trong công tác giảng dạy ngành kế toán sẽ không thực sự hiệu quả nếu SV không được thực hành, được đặt trong tình huống giả định cụ thể LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 52 - Đánh giá các kỹ năng của người lao động được tuyển dụng qua đào tạo tại trường, được các doanh nghiệp đánh giá như bảng 2.7 Bảng 2.7. Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động từ phía người sử dụng. TT Kỹ năng làm việc Tỷ lệ đánh giá (%) Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1 Kiến thức lý thuyết về chuyên môn - 12 68 20 - 2 Kỹ năng thực hành 16 60 24 - - 3 Chủ động sáng tạo trong công việc 4 16 40 32 8 4 Biết sử dụng vi tính, ngoại ngữ 12 60 16 12 - 5 Biết lắng nghe, học hỏi người khác - 16 16 60 8 6 Kỹ năng giao tiếp - 12 44 28 16 7 Kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm công việc 16 32 32 16 4 8 Biết phối hợp với đồng nghiệp trong công việc - 8 28 48 16 9 Có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm trong công việc - - 10 60 8 10 Chấp hành kỷ luật lao động - - - 72 28 11 Kỹ năng khác - 68 20 12 - (Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến, theo phụ lục số 3) + Kiến thức lý thuyết về chuyên môn của người lao động được đánh giá chung ở mức độ khá: có tới 68% ý kiến đánh giá mức khá, 20% đánh giá mức độ tốt và 12% đánh giá mức độ trung bình. + Kỹ năng thực hành được đánh giá chung ở mức độ trung bình: có 60% đánh giá mức độ trung bình, 24% đánh giá mức độ khá ,16% đánh giá mức độ kém. + Chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động được đánh giá là khá: có 40% đánh giá mức khá, 32% đánh giá mức tốt, 8% đánh giá mức rất tốt và 16% đánh giá mức trung bình. LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 53 + Khả năng sử dụng vi tính, ngoại ngữ và kỹ năng khác được đánh giá chung ở mức trung bình: trên 60% đánh giá trung bình, 16 % đánh giá khá. + Biết lắng nghe, học hỏi người khác được đánh giá tốt: trên 60% đánh giá tốt, trên 8% đánh giá rất tốt, còn lại là khá, trung bình + Tính trung thực, tinh thần trách nhiệm trong công việc và ý thức kỷ luật lao động được đánh giá tốt: trên 60% đánh giá tốt, trên 8% đánh giá rất tốt, 10% còn lại là khá. + Kỹ năng giao tiếp được đánh giá chung ở mức khá: 44% đánh giá mức khá, 28% đánh giá mức tốt, 16% đánh giá mức rất tốt và 12% đánh giá mức trung bình. + Kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm công việc được đánh giá ở mức trung bình, khá đạt 32%. + Kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp trong công việc được đánh giá ở mức độ khá, tốt: có 48% ý kiến đánh giá mức độ tốt, 28% đánh giá mức khá và 16% đánh giá mức rất tốt. Một bộ phận không nhỏ SV khi ra trường tiếp cận công việc còn bỡ ngỡ, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa có khả năng tốt khi xử lý tình huống trong công việc, chưa biết cách điều tiết công việc phù hợp với tiến độ và môi trường xung quanh để tạo nên hiệu quả tốt nhất, tác phong làm việc chưa nhanh nhạy, khoa học kết hợp với việc nắm vững về kiến thức chuyên môn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp còn cần ở nguồn nhân lực này khả năng điều tiết các mối quan hệ: mối quan hệ với đối tác (khi ký kết hợp đồng); mối quan hệ với công nhân (khi chỉ đạo công trình) và mối quan hệ với đồng nghiệp (khi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp), đặc biệt mối quan hệ với cơ quan quản lý (cơ quan thuế, bảo hiểm, ) Như vậy mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng đối với lao động là sinh viên của trường ở mức khá. Một số kỹ năng của sinh viên đã đạt yêu cầu, thậm chí tốt nhưng cũng có những kỹ năng, theo doanh nghiệp sinh viên còn yếu, cần có thời gian và nỗ lực của các em, sự đào tạo của doanh nghiệp để nâng cao hơn nữa. Kết quả này đồng nghĩa với việc, chất lượng đào tạo của Trường cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội còn ở mức khá. Vậy nguyên nhân do đâu, chủ quan hay khách quan?, luận văn sẽ tiến hành đánh giá, phân tích. LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 54 Để làm rõ hơn, các yếu tố đóng góp vào mức độ chất lượng “Đầu ra” của trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng “đầu ra” , đó là: - Phân tích các điều kiện đảm bảo cho đào tạo - Phân tích quá trình đào tạo 2.2.4.1 Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho đào tạo Như đã đề cập ở chương 1, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, vậy có phải tất cả các yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng như nhau tới chất lượng đào tạo, đến chất lượng đầu ra, luận văn tiến hành khảo sát ý kiến bằng cách phát phiếu điều tra theo mức độ quan trọng tới 50 cán bộ giảng viên, quản lý của Nhà trường thuộc các khoa, phòng ban đặc biệt phòng đào tạo và thanh tra& kiểm định chất lượng đào tạo, quản trị đời sống, công tác học sinh sinh viên về mức độ ảnh hưởng (phụ lục....). Tổng hợp kết quả thu minh họa ở biểu đồ sau: Như vậy, theo cán bộ giảng viên, cán bộ quản lý của Trường, có 4 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới chất lượng đầu ra của Nhà trường là - Đội ngũ giảng viên, quản lý - Chất lượng đầu vào - Cơ sở vật chất, kỹ thuật - Chương trình đào tạo Sau đây, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu sâu ảnh hưởng của 4 yếu tố này đối với chất lượng đào tạo hệ cao đẳng của Trường. Biểu 2.1: Mức độ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 15% 10% 10% 25% 22% 18% Chương trình đào tạo Giáo trình và giáo án Phương pháp, phương tiện giảng dạy Đội ngũ giảng viên, quản lý Đầu vào Cơ sở vật chất, kỹ thuật LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 55 a- Đội ngũ giảng viên, quản lý Nhân lực phục vụ trong quá trình giảng dạy là cán bộ GV, công nhân viên trường CĐ KTCN HN mà đặc biệt là đội ngũ GV và những người phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng tại trường. Việc đánh giá đầy đủ, chính xác về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và GV là cơ sở để Nhà trường xác định được những điểm mạnh, điểm yếu từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực nòng cốt và có vai trò rất quan trọng này. * Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn: Trường CĐ KTCN HN có đội ngũ cán bộ giảng dạy, NCKH, đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản và có trình độ, vững về chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ hầu hết được đào tạo tại các trường ĐH thuộc khối kinh tế như: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại, Học viện ngân hàng, Học viện tài chínhHiện nay trường có số lượng cán bộ có học vị TS và Thạc sỹ chiếm khoảng 40%. Bảng 2.8 Nguồn nhân lực trường CĐ KTCN HN theo trình độ chuyên môn Năm Tổng số (Người) Trên đại học (Người) % so với tổng số (%) Đại học (Người) % so với tổng số (%) Khác (Người) % so với tổng số (%) 2008 148 65 43.9 68 45.9 22 14.9 2009 167 71 42.5 69 41.3 27 16.2 2010 182 72 39.5 76 41.8 34 18.7 2011 215 98 45.6 83 38.6 34 15.8 2012 322 112 34.7 178 55.3 32 10.0 6/2013 354 123 34.7 197 55.6 34 9.7 (Nguồn: phòng Tổ chức- Hành chính (2008 – 2013), Báo cáo tổng kết năm học) Như vậy, nhân lực của nhà trường ngày càng tăng lên, cả về quy mô và trình độ chuyên môn. Theo thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính của Nhà trường LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 56 hiện nay, trong tổng số cán bộ quản lý và GV có 04 lao động có trình độ TS chiếm 1.1%, 5 lao động đang học nghiên cứu sinh, 21 lao động đang học thạc sỹ. Trình độ ĐH và trên ĐH của cán bộ GV của nhà trường có xu hướng tăng cùng với gia tăng về số lượng cán bộ GV. Năm 2011 tỷ lệ trên là 84.2%, đến tháng 6/2013 là 90.3%. Mặc dù số lượng GV của Nhà trường không ngừng tăng lên nhưng quy mô đào tạo cũng tăng lên với một tốc độ tương đối nhanh nên tình trạng thiếu giáo viên vẫn phổ biến. Đặc biệt khối lượng giảng dạy của các GV khoa kế toán hầu hết đều giảng dạy là 35 tiết/tuần. Đây là một trong những nhân tố tác động không tốt tới chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Sự quá tải thường trực của GV làm cho chất lượng giảng dạy bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ GV cũng tồn tại những hạn chế. Đa số đội ngũ giáo viên của Nhà trường đã được đào tạo cơ bản, đạt chuẩn Nhà nước về trình độ chuyên môn. Song do lực lượng GV còn trẻ tuổi, kinh nghiệm và mức độ am hiểu thực tiễn còn hạn chế, đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giáo dục đào tạo. Đây là một thách thức lớn trong Nhà trường. Tuy nhiên, theo quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006 – 2020 thì đến năm 2010 có trên 30% GV CĐ có trình độ thạc sỹ trở lên và 5% GV CĐ có trình độ tiến sỹ. Như vậy, có thể thấy số lượng CBQLGD&GV có trình độ thạc sỹ đã đạt tiêu chuẩn so với tỷ lệ chung của GDĐH- CĐ Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên số CBQLGD&GV có trình độ tiến sỹ còn quá ít chưa đạt tiêu chuẩn, đây là vấn đề rất đáng quan tâm của Nhà trường, đặc biệt đến năm 2015, theo quy định nhà trường phải có trên 70% GV CĐ có trình độ thạc sỹ trở lên và ít nhất 10% GV CĐ có trình độ tiến sỹ; Nhà trường cần có các biện pháp khuyến khích, bồi dưỡng tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngày càng có nhiều cán bộ tiếp tục học tập, nâng cao trình độ đặc biệt là trình độ tiến sỹ. Như vậy, qua việc phân tích về trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực thì điểm mạnh là đáp ứng được yêu cầu về số lượng lao động có trình độ thạc sỹ, điểm yếu là chưa đảm bảo được quy định về số lượng lao động có trình độ tiến sỹ. * Cơ cấu lao động theo giới tính Do đặc thù của Nhà trường là đào tạo cử nhân kinh tế nên đa số CBQLGD&GV của Nhà trường là nữ. Tỷ lệ lao động nữ thường chiếm 2/3 trong tổng số CBQLGD&GV trong nhà trường. LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI QTKD 2010 - B 57 Bảng 2.9 Cơ cấu lao động của trường CĐ KTCN HN theo giới tính Năm Tổng số (Người) Nam Nữ Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 2008 148 45 30.41 103 69.59 2009 167 53 31.74 114 68.26 2010 182 62 34.07 120 65.93 2011 215 85 39.54 130 60.46 2012 322 93 28.89 229 71.11 6/2013 354 95 26.84 259 73.16 (Nguồn: phòng Tổ chức- Hành chính (2008 – 2013), Báo cáo tổng kết năm học) Qua bảng số liệu trên, từ các năm 2008 đến tháng 6/2013 số lượng lao động nữ vẫn chiếm đa số và tăng qua các năm, năm 2008 tỷ lệ trên chiếm 69.59%, tháng 6/2013 là 73.16 %, tỷ lệ lao động nam có xu hướng giảm, năm 2008, tỷ lệ trên là 30.41%, tháng 6/2013 là 26.84%. Số lượng lao động nữ tập trung ở các khoa làm công tác giảng dạy cũng như khối phòng ban. Lý do khiến cơ cấu nữ vượt trội hơn so với cơ cấu nam 1 phần do loại hình đào tạo của trường dành cho sinh viên khối ngành kinh tế, các lớp tin học ứng dụng và quản lý chiếm số lượng rất ít (8%). Ở đây, cần phải nhìn nhận một thực tế là hiện nay số lượng lao động nữ áp đảo lao động nam sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển nguồn nhân lực như việc nâng cao trình độ cho người lao động, bố trí công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272263_0364_1951709.pdf
Tài liệu liên quan