Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc

Thảm thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là kiểu rừng

kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, cho đến nay chúng đã bị phá huỷ

nghiêm trọng, thay thế vào đó là các kiểu thảm thứ sinh nhân tác [5].

Chúng tôi đã nghiên cứu phân loại thảm thực vật khu vực Trạm Đa dạng

sinh học Mê Linh và mở rộng phạm vi nghiên cứu ra vùng phụ cận thuộc

vùng núi phía bắc xã Ngọc Thanh, phía nam Vườn Quốc gia Tam Đảo,

xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc để xác định thực trạng

thảm thực vật. Kết quả nghiên cứu nh ư sau:

pdf110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gỗ có mật độ thưa 100-200 cây/1ha, các loài cây gỗ thường gặp như: Kháo (Phoebe spp.), Lá nến (Macaranga denticulata), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Dẻ gai (Castanopsis indica), Sổ (Dillenia indica), Re (Cinnamomum balansae), Gió (Rhamnoneuron balansae)... Thảm tươi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 41 có thành phần tương tự như rừng cây lá rộng đã nêu trên, độ dày rậm (Cop2). 4.1.3. Lớp quần hệ rừng thƣa 4.1.3.1. Rừng thƣa thƣờng xanh ở địa hình thấp và núi thấp Trong khu vực nghiên cứu kiểu rừng này chiếm ưu thế. Đó là rừng phục hồi sau khai thác và sau sử lý trắng thực bì để trồng rừng phân bố chủ yếu ở vùng sườn núi và ven chân đồi. Rừng gồm có tầng cây gỗ cao trung bình 8 - 9m, đường kính trung bình 10 - 11cm với độ tàn che 0,5 - 0,6. Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài thường xanh: Dẻ gai (Castanopsis indica), Kháo (Phoebe spp.) Chẹo (Engelhardtia roburghiana), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Bời lời (Litsea umbellata, L. verticillata), Trám (Canarium album), Bứa (Garcinia cowa, G. oblongifolia), Trâm (Syzyum cinereum... Dưới tầng cây gỗ là cây bụi và cây con tái sinh. Các loài thường gặp: Thàu táu (Aporosa sphaerosperma), Me rừng (Phyllanthus emblica), Lấu (Psychotria rubra), Trọng đũa (Ardisia aciphylla), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale, Osbeckia chinensis)... Thảm tươi thưa, chủ yếu là các loài cây ưa sáng chịu khô hạn: Chít (Thysanolaena maxima), cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ vừng (Hediotis auricularia), Guột (Dicranopteris linearis) Chân xỉ (Pteris linearis). Kiểu rừng này có các ưu hợp sau: - Dẻ gai (Castanopsis indica) + Kháo (Phoebe lanceolata) + Chẹo (Engelhardtia roburghiana), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 42 - Bời lời (Litsea umbellata, L. verticillata) + Kháo (Phoebe tavoyana) + Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) + Trám (Canarium album). 4.1.3.2. Rừng thƣa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp Trong thực tế cho thấy , tại trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc bao gồm rất nhiều Quần xã thực vật . Tất cả các quần xã thuộc quần hệ này rụng lá về mùa khô. Thời gian rụng lá thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, có các loại ưu hợp sau: - Sau sau (Liquidambar formosana) + Trôm (Sterculia lanceolata) + Bồ đề (Styrax tonkinnensis). Thường gặp trên sườn núi, ở độ cao từ 150 đến 400 m. Trong quần xã, một số loài như Sau sau, Bồ đề đều rụng lá về mùa khô. Tại một số nơi (như ở Hang dơi, Đồng trầm thuộc xã Ngọc Thanh), Sau sau mọc thành những quần hợp với độ ưu thế tuyệt đối chiếm đến 90% hệ số tổ thành. - Hoắc quang (Wendlandia paniculata) + Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) + Kháo (Phoebe tavoyana) phân bố trên sườn và đỉnh dông. 4.1.4. Thảm cây bụi 4.1.4.1. Thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu thƣờng xanh cây lá rộng trên đất địa đới. *. Có cây gỗ hai lá mầm mọc rải rác, các quần xã này hình thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nương rãy, xử lý trắng thực bì trồng rừng nhưng bị thất bại. Thành phần gồm các loài cây bụi phổ biến trên vùng đồi như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 43 sphaerosperma), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Phèn đen (Phyllanthus riticulatus), Găng (Randia spinosa), Thành ngạnh (Cratoxylum pruniflorum), Ba chạc (Euodia lepta). Có 3 ưu hợp phổ biến là: - Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale) + Thấu kén (Helicteres angustifolia). - Ba chạc (Euodia lepta) + Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale ). - Me rừng (Phyllathus emblica) + Thàu táu (Aporosa sphaerosperma) + Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale). 4.1.5. Thảm cỏ 4.1.5.1. Thảm cỏ dạng lúa trung bình nhiệt đới có hay không có cây gỗ * Thảm cỏ dạng lúa trung bình chịu hạn: - Có ưu hợp Lách (Saccharum spontaneum) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica). - Thành phần cây bụi chủ yếu là cây chịu hạn: Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa sphaerosperma), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale)... 4.1.5.1.2. Thảm cỏ thấp không dạng lúa có hay không có cây gỗ * Thảm cỏ thấp không dạng lúa chịu hạn: Có ưu hợp Guột (Dicranoteris linearis), hình thành trên đất sau nương rẫy và đất trồng rừng bị thất bại hoặc những nơi thường xuyên bị cháy rừng. Đây là kiểu thảm rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 44 phân bố trên các sườn núi độ cao từ 300-400 m trở xuống. Cây gỗ và cây bụi có Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa sphaerosperma), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale)... Như vậy, trong khu vực nghiên cứu có 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ thảm cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ, với các kiểu thảm thực vật tương ứng. 4.2. Hiện trạng và nhƣ̃ng đặc trƣng cơ bản của một số trạng thái thảm thƣ̣c vật chính trong khu nghiên cƣ́u 4.2.1. Các trạng thái thảm thực vật và các điểm nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở một số trạng thái TTV chính trong Trạm ĐDSH Mê Linh, đó là: 1. Trạng thái TTV thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy 2. Trạng thái TTV cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy 3. Trạng thái TTV cao phục hồi tự nhiên sau khi KTK 4. Rừng non 4.2.2. Tính đa dạng hệ thực vật Qua kết quả điều tra về thành phần loài trong các trạng thái TTV cây bụi ở Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc, chúng tôi đã lập danh lục thực vật và thống kê được 163 loài thuộc 130 chi và 60 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Danh sách các loài theo tên họ, chi, và được xếp theo A,B,C, được thống kê ở bảng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 45 Bảng 4.2. Thống kê các thành phần thực vật trong các điểm nghiên cứu STT Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Ngành Thông đất ( Lycopodiophyta) 1 1,7 2 1,5 2 1,2 2 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 6,6 4 3,1 6 3,7 3 Ngành Thông – Ngành hạt trần (Gymnospermae) 1 1,7 1 0,8 1 0,6 4 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 54 90 123 94,6 154 94,5 Tổng số 60 100 130 100 610 100 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hệ thực vật của các trạng thái TTV đặc trưng cho thảm cây bụi tương đối phong phú và đa dạng. Sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 46 phân bố của các Taxon trong các ngành là không đồng đều. Ưu thế hoàn toàn là Ngành Mộc Lan, ngành này có đa số loài, số chi chiếm khoảng 90%, và số họ chiếm 81,7% tổng số loài, chi và họ của toàn hệ. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có số loài là 67 chiếm 11% tổng số loài của toàn hệ. Ba ngành còn lại có tỷ trọng thấp là ngành Hạt trần, ngành Mộc tặc, ngành Thông đất chỉ có không quá 6 loài đóng góp cho hệ thực vật trong các trạng thái thảm cây bụi ở Trạm 4.2.3. Thành phần loài 4.2.3.1. Thảm thƣ̣c vật thấp phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy Theo số liệu của Trạm ĐDSH Lê Minh, điểm nghiên cứu có nguồn gốc sử dụng đất như sau: khởi nguyên là rừng nguyên sinh, sau khi bị khai thác chọn, bị chặt trắng làm nương rẫy, được sử dụng một thời gian dài, rồi bị bỏ hoang. Vị trí tương đối bằng phẳng, độ dốc 4 – 50, độ dày tầng đất 30 – 50cm, mức độ thoái hoá đất nhẹ, không có hiệng tượng xói mòn, không có đá lộ, hàm lượng mùn cao, độ ẩm lớn. Thảm thực vật mới chỉ được phục hồi khoảng 2 – 3 năm (hay nói một cách khác thảm thực vật có tuổi phục hồi : 2 – 3 tuổi). Tổng số loài thống kê ở loại hình TTV này là 58 loài thuộc 56 chi và 37 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Chủ yếu vẫn thuộc về ngành Mộc lan (Magnoliophita) có 54 loài; 52 chi; 33 họ. Trong đó, lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida) có 43 loài, 41 chi, 29 họ; lớp Một lá mầm (Liliopsida) 11 loài, 11 chi, 4 ho. Họ giàu loài nhất vẫn là họ cỏ (Poaceae): 8 loài, 8 chi; Họ Đơn nem (Myrsinaceae): 4 loài, 3 chi; họ Cúc (Asteraceae): 4 loài, 4 chi. Nhiều họ chỉ có một loài (21 họ) như: họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Khoai lang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 47 (Convolvulaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Trôm (Sterculiaceae)… Thành phần cây gỗ chủ yếu cây gỗ nhỏ, ưa sáng, có thời gian sống ngắn với số loài không nhiều và mọc rải rác như: Muối (Rhus chinensis), Thầu tấu (Aporosa dioica), Màng tang (Litsea cubeba), Mua bà (Malastoma sanguineum), Đồng (Maesa membranacea), Na rừng (Alphonsea tonkinensis)… Thành phần cây bụi thấp có 11 loài nhưng chiếm phần lớn diện tích. Những loài có tần xuất gặp nhiều: Mua thường (Melastoma normale), Tháu kén hoa đỏ (Helicteres angustifolia), Vú bò lá nguyên (Ficus hirta), ké lá hìh thoi (Triùmetta rhomboidea), Trọng đũa (Ardisia crenata), Gối hạc trắng (Leea guineensis), Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum). Thảm tươi có độ che phủ rất lớn 95%, phần lớn thuộc các loài của họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), ngành Dương xỉ (Polypodiophita) như: Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Oplismmenus compositus), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ bài ngài (Hediotis pressa), Bòng bong leo dụi (Lygodium flxuosum), bòng bong leo nhật bản (L. japonicum). Ngoài ra còn một số họ khác như: Họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae), họ Thiên lý (Asclepiaraceae), họ Bông (Malvaceae), họ Cam (Rutaceae) họ Rau răm (polygonaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Gừng (Zingiberaceae). Hệ thống cây leo ở đây cũng khá đa dạng, vơi mật độ dày, những loài hay gặp như: Dây gắm (Gnetum montanum), Chạc chìu (Tetracera Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 48 scandens), Dây mật (Derris elliptica), Ngấy hương (Rubus cochinchinensis), Dây sống rắn (Acacia penata), Dây vằng trắng (Clematis granulata), Nắm cơm (Kadsura coccinea), dây vác (Cayratia japonica), Dây chìa vôi (Cissus repens), Dây đòn kẻ cắp (Gouania javania), Dây giun (Quisqualis indica). Loài cây ưu thế: Cỏ tranh (Imperata cylindrica) + Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) + Mua thường (Melastoma normale) + Tháu kén hoa đỏ (Helicteres angustifolia) + Thầu tấu (Aporoza dioica). Với thành phần loài trên, cho thấy trạng thái TCB thấp sau NR đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi tự nhiên. Quần hệ này có thành phần thực vật phong phú cả về số lượng loài và cá thể nhất là cây thân cỏ, cây bụi thấp và dây leo, còn cây gỗ tiên phong ưa sáng chỉ mới xuất hiện nên số loài ít. 4.2.3.2. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy Điểm nghiên cứu có điều kiện lập địa hoàn toàn giống với thảm cây bụi sau nương rẫy, chỉ khác nhau về thời gian đất bị bỏ hoang hoá. Trạng thái này có thời gian phục hồi tự nhiên khoảng 5 – 6 năm, tiếp giáp bên cạnh là rừng non (VQG Tam Đảo) nên thành phần loài trong kiểu thảm phong phú và đa dạng nhất so với các điểm điều tra khác với 87 loài thuộc 79 chi và 45 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Những họ có số loài góp mặt nhiều nhất: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Trôm (Sterculiaceae)… Thành phần cây gỗ phong phú với 31 loài thuộc 22 họ. Ngoài những loài cây gỗ tiên phong, ưa sáng giống với kiểu thảm cây bụi thấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 49 sau nương rẫy, chúng tôi còn thấy nhiều loài cây gỗ tiên phong, cây có sức sinh trưởng mạnh và có giá trị kinh tế, thường có mặt ở tầng cây gỗ sau: Ba soi (Macaranga denticulata), Nhựa ruồi (Ilex viridis), Trám trắng (Canarium album), Nhội (Bischofia javanica), Bời lời vòng (Litses verticillata), Găng gai (Randia spinosa), Re gừng (Cinnamomum bejolghota), Kháo (Machilus sp), Đẹn ba lá (Vitex quinata), Trâm lá chụm ba (Sizygium formosum), Lọ nghẹ (Olea dioica), Hu đen (Commersonia bartramia), Bứa (Garcinia oblongifolia)… Nhóm cây bụi với 15 loài thuộc 13 họ, loài có số lượng nhiều nhất Ba chạc (Euodia lepta), tiếp đến là Xích (Clerodendrum japonicum), Ké lá hình thoi (Triumfetta rhomboidea), Vai trắng (Raphniphyllum calycium)… Một số loài Mua thường, Vú bò lá nguyên, Tháu kén hoa đỏ xuất hiện nhiều trong TCB thấp sau NR, giảm hẳn ở đây. Độ che phủ của thảm tươi khoảng 55% với thành phần cây thân thảo cũng rất đa dạng, chủ yếu thuộc về các họ sau: họ Cúc (Asteraceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Thài lài (Commelinaceae) như Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ lách (Saccharum spontaneum), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Nàng nàng (Callicarpa candicans), cỏ bài ngài (Hedyotis presaa)… Bên cạnh đó còn phải kể đến các loài dây leo trong ho Nho (Vittaceae), họ Bàng (Combretaceae). Loài ưu thế: Ba chạc ((Euodia lepta) + Bời lòng vòng (Litsea verticillata) + Ba soi (Macaranga denticulata) + Kháo (Machilus sp), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 50 Nếu so sánh với TCB cao sau TR không thành (cùng độ tuổi phục hồi 5 – 6 năm) thì TCB cao sau NR có thành phần loài phong phú và đa dạng hơn do có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho TTV phát triển. 4.2.3.3. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt Toàn cảnh khu vực nghiên cứu có hiện trạng phục hồi rừng tương đối tốt, xung quanh khu vực nghiên cứu phần lớn là rừng non. Đất ở đây có mức độ thoái hoá trung bình, độ dốc 10 – 200, sau khi bị khai thác kiệt, rồi bị bỏ hoang hoá 7 – 8 năm đã hình thành nên thảm thực vật cao. Thành phần thực vật phong phú 73 loài thuộc 69 chi và 44 họ. Thực vật cây gỗ tiên phong, ưa sáng có 31 loài thuộc 25 họ, với thành phần gần tương tự với TTV cao sau NR như: Muối, Na rừng, Bồ cu vẽ, Ba soi, Me rừng, Bộp lông, Hoắc quang, Nhựa ruồi, Lành ngạnh, Nhội, Găng gai, Bứa…, chúng tôi còn gặp thêm một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế, thường đựơc phân bố ở tầng cây gỗ khi thành rừng: Sau sau (Liquidambar formosana), thừng mức trâu (Wrightia pubescens), Dẻ gai (Castanopsis indica), Trám chim (Canarium parvum), Thị (Diospyros sp.), Sòi tía (Sapium discolor), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Hậu phát (Cinnamomum iners), Re xanh (C. tonkinensis), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Cứt ngựa (Archidendron balansae), Chè vằng (Jasminum subchiplinerve)… Duy nhất trong kiểu thảm này có hộ dung (Symplocaceae): 1 loài Dung lá thon (Symplocos lancifolia); họ Ngát (Ulmaceae) có 2 loài: Ngát (Gironniera subaequalis) và Hu đay (Trema orientalis). Thành phần cây bụi ít về số loài, phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu là Mua, nhưng có tới 3 loài mua xuất hiện ở đây: Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (M, sanguineum), Mua tép Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 51 (Osbeckia chinensis); họ Cà phê (Rubiaceae) 2 loài Lấu: Lấu bà (Psychotria balansae), Lấu (P. silvestris); họ Trôm (Sterculiaceae)…, tuy nhiên số các thể không nhiều, giảm hẳn so với 3 kiểu thảm trên. Độ che phủ của thảm tươi khoảng 15%, thành phần cây thảo nghèo nàn, phần lớn các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Táo (Rhamnaceae)…, vài loài Thông đất và Dương xỉ như: Thạch tùng sóng (Huperzia carinata), Bòng bong (Lygodium flexuosum, L, japonicum). Loài ưu thế: Sau sau (Liquidambar formosana) + Trám chim (Canarium parvum) + Sòi tía (Sapium discolor) + Dẻ gai (Caatanopsis indica). 4.2.3.4. Rừng non Theo thông tin của trạm ĐDSH cung cấp, rừng non được phục hồi từ khởi nguyên là trạng thái rừng nguyên sinh bị khai thác kiệt, sau đó bỏ hoang và phục hồi tự nhiên, qua các pha của quá trình diễn thế: trảng cỏ -> thảm cây bụi -> rừng non. Rừng mới chỉ được khép tán trong vòng một năm trở lại (độ tán che k > 0,4), nên điểm nghiên cứu mang nhiều đặc trưng của thảm cây bụi. Thóng kê số liệu và thành phần loài có 52 loài; 47 chi và 34 họ, nhìn chung số loài, số chi và số họ ở đây thấp hơn so với kiểu thảm cây bụi cao sau nương rẫy và thảm bụi cao sau khi khai thác kiệt. Các họ có số loài nhiều nhất tập chung vào họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Tuy nhiên, vẫn có những họ chỉ có một loài như họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Châm bùi (Aquifoliaceae), họ núc nác (Bignoniaceae), họ Cơm cháy (Caprifoliaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae), họ ngát (Ulmaceae). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 52 Chiếm phần lớn về số loài và số lượng là cây gỗ. Những loài gỗ tiên phong, ưa sáng, có thời gian sống ngắn, chất lượng gỗ không tốt: lànhn gạnh Mua bà, ba soi, Hoắc quang … giảm dần về số lượng thay thế vào các loài ưa bóng , có gí trị kinh tế: Sau sau (Liquidambar formosana), Thừng mức trâu, Dẻ gai (Castanopsis indica), Giền trắng (Xylopia perrei), Trám chim (Canarium parvum), Hậu phát (Cinnamomum iners), Kháo (Machilus sp.), Bời lời vòng (Litsea sp.), Bi điền lá xoan (Bridelia monoica), Sụ thon (Phoebe lanceolata), Tráng lá to (Linociera ramiflora), Mùng quân rừng (Flacourtia indica). Đối với rừng non, thành phần cây bụi chủ yếu là: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Tháu kén (Helicteres sp.), Mua thường (Melastoma sp.), hoàn toàn không thấy xuất hiện, lác đác vài cá thể của loài Lấu (Psychotria silvestris), Trọng đũa (Ardisia crenata), Trà (Camelia sinensis). Thảm tươi có độ che phủ thấp 5 – 10%, một vài loài cỏ như: Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ tranh (Imperata silindrica), Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus) Cói lông (Cyperus pilosus), Ngọc nữ (Clerodendrum tonkinensis), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Guột (Dicranoteris linearis), mọc thành cụm hoặc rải rác một vài chỗ. Một số loại dây leo, bụi trườn như: Kim cang (Smilax corbularia), Trầu rừng (Piper chaudocanum), Chua ngút (Embelia ribes), Dây mật (Derris elliptica) có số lượng ít. Loài ưu thế: Sau sau (Liquidambar formosana) + Bời lời vòng (Litsea verticillata) + Kháo (Machilus sp.). Nhận xét chung về thảm thực vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 53 Trong khu vực nghiên cứu trên, qua điều tra ta thấy thành phần loài ở đây khá phong phú và đa dạng. Thông tin về các thành phần thực vật trong mỗi kiểu thảm đã nói lên hiện trạng và giai đoạn đang phục hồi của nó Điểm khác biệt: Cùng với thời gian, nếu xét theo xu hướng phục hồi tự nhiên của mỗi trạng thái thì có sự khác biệt rõ ràng giữa TTV thấp phục hồi tự nhiên sau NR, rừng non và 2 trạng thái còn lại. Số loài thực vật tăng theo thời gian (Sau 2- 3 năm: 58 loài nhưng 5 – 6 năm: 87 loài) và số loài cây gỗ cũng tăng dần theo tuổi phục hồi (2 – 3 năm: 9 loài; sau 7 – 8 năm: 31 loài). + Đối với TTV thấp phục hồi tự nhiên sau NR: thường có sự chiếm lĩnh và cư trú của các loài thực vật tiên phong thân cỏ. Chúng tạo thành một quần thể thực vật phong phú về số lượng loài. Đó là những cây ưa sáng , đời sống ngắn, vòng đời của chúng thường là 1 năm, một mùa hoặc vài tháng. Lớp cây cỏ chiếm ưu thế này làm ền cho các cây bụi, cây gỗ tái sinh khác phát triển. + Đối với TTV cao phục hồi tự nhiên sau NR và KTK: quần hệ này thường có sự hỗn hợp giưa cây tiên phong ưa sáng, có giá trị gỗ không cao với những loài cây chịu bóng, có giá trị kinh tế. Cây bụi và cây gỗ càng lớn lên thì loài cây thân cỏ bị loại dần do thiếu ánh sáng. + Đối với rừng non: cây gỗ sinh trưởng và phát triển mạnh, chiếm ưu thế, chúng tạo thàn rừng non thứ sinh. Bên cạnh đó, ở tần cây bụi và cây TS vẫn có một số loài cây bụi, cây gỗ nhỏ, hệ thốngdây leo với mật độ không cao. + Trong cùng một điều kiện lập địa nhưng mỗi kiểu thảm lại có sự phân bố khác nhau về thành phần loài, chứng tỏ hiện trạng TTV bị chi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 54 phối mạnh bởi lý tính của đất như: Độ dốc, độ xói mòn, độ kết dính, độ ẩm và thành phần cơ giới đất… Ngoài ra, còn phụ thuộc vào nguồn gieo giống xung quanh, khả năng tái sinh. Bên cạnh đó , mọi thành phần thực vật từ địa y, dương xỉ, cây bụi đến cây gỗ tái sinh đều có vai trò tác dụng riêng để tạo điều kiện và thức đẩy qúa trình phục hồi TTV rừng. Tương ứng với mỗi điều kiện lập địa có các nhóm thực vật chỉ thị phản ánh hoàn cảnh hiện tại và tác động của con người trong quá khứ. 4.2.4. Thành phần dạng sống Phân tích phổ dạng sống là một vấn đề vô cùng quan trọng trong nghiên cứu về Hệ thực vật . Vì, dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường . Cho nên , việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của cá c dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loài thực vật. Trong phần thống kê này , chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu t heo thang phân loại của Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, có sửa đổi ): Vị trí của chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi cho sinh trưởng , gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản : 1. Cây có chồi trên đất (Phanerophytes) – Ph. 2. Cây có chồi sát mặt đất (Chamerophytes) – Ch. 3. Cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – He. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 55 4. Cây chồi ẩn ( Cryptophytes) – Cr. 5. Cây sống 1 năm (Therophytes) –Th. Trong nhóm cây chồi trên đất (Ph) có các nhóm phụ sau : + Cây có chồi trên đất lớn và vừa (Cao > 8m) (Megaphane’rophytes và Mesophane’rophytes ) – MM. + Cây có chồi nhỏ trên đất (Cao từ 2 – 8 m) (Microphane’rophytes) – Mi + Cây có chồi lùn trên đất (Cao từ 0,25 – 2 m) (Nanophane’rophytes) – Na + Cây có chồi leo quấn (Lianes – Phne’rophytes) – Lp + Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Epiphytes- phane’rophytes) – Ep + Cây có chồi trên thân thảo (Phane’rophytes-Herbaces) – Hp Trong các điểm nghiên cứu trên có tất cả 5 nhóm dạng sống thực vật. Nhóm cây ch ồi trên đất (Ph) có số loài nhiều nhiều nhất 123 loài (Chiếm 75,4% tổng số loài của hệ thực vật ). Các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn , khoảng từ 5,4 đến 6,6 % tổng số loài : Có 10 cây chồi sát mặt đất (Ch), chiếm 6,3% tổng số loài ; 11 cây chồi nửa ẩn (He) (6,6%); 9 cây chồi ẩn (Cr) (5,4%); 10 cây sống 1 năm (Th) (6,3%). Như vậy, dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện được tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên đấ t (Nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới – Ph ) chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (Là những nhóm đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới , ôn đới bán hoang mạc – Ch, He, Cr, Th). Phổ dạng sống t hực vật trong các kiểu thảm trên của trạm ĐDSH Mê Linh - Vĩnh Phúc : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 56 SB = 7,54 Ph + 6,3 Ch + 6,6 He + 5,4 Cr + 6,3 Th Tuy thời gian phục hồi của mỗi trạng thái nghiên cứu khác nhau nhưng nhóm cây chồi trên đất (Ph) trong mỗi kiểu thả m vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm dạng sống thực vật . Kiểu dạng sống có chồi nhỏ trên đất (Mi) chiếm tỷ trọng rất lớn (36,4% trong các kiểu dạng sống của nhóm Ph), chứng tỏ giai đoạn thảm thực vật các dạng cây gỗ nhỏ rất thích hợp sinh trưởng và phát triển . Để thấy rõ ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các dạng sống thực vật , chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng loài trong từng nhóm dạng sống , thể hiện khả năng thích ngh i sống của chúng trong từng trạng thái thảm nghiên cứu . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Bảng 4.3. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV. Các kiểu dạng sống TTV thấp sau NR TTV cao sau NR TTV cao sau KTK Rừng non Tính chung cho tât cả các trạng thái TTV Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1. Cây có chồi trên đất (Ph) 34 58,6 59 67,7 53 72,7 43 82,7 123 75,4 + Cây có chồi trên đất nhỡ và lớn (MM) 1 1,7 5 5,7 8 11,0 10 19,2 20 12,5 Cây có chồi nhỏ trên đất (Mi) 8 13,8 27 38,6 23 31,5 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc311.pdf
Tài liệu liên quan