Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục các chữ viết tắt. iv
Danh mục các bảng .v
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vii
Mục lục. viii
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Phương pháp nghiên cứu.2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .7
1.1. Lý luận cơ bản về sự hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp .7
1.1.1. Khái niệm về người lao động và sự hài lòng của người lao động trong doanh
nghiệp.7
1.1.2. Khái niệm về mức độ hài lòng chung của người lao động trong công việc .8
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động .8
1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự hài lòng của người lao động .15
1.2. Mô hình lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng của người lao động .16
1.2.1. Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow .16
1.2.2. Thuyết E.R.G .17
1.2.3. Thuyết hai nhân tố của F.Herzberg.18
1.2.4. Thuyết kỳ vọng .19
1.2.5. Thuyết về sự công bằng .21
1.3. Các kết quả nghiên cứu sự hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp và
mô hình nghiên cứu đề xuất .21
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
201 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của người lao động ở công ty cổ phần 1 - 5 Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả kiểm định giả thiết về hệ số tương quan
Nhân tố Sự hài lòng
F1 – Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp
Pearson Correlation 0,718(**)
Sig. (2-tailed) 0,000
F2 – Lương, thưởng và phúc lợi
Pearson Correlation 0,518(**)
Sig. (2-tailed) 0,000
F3 - Bản chất công việc
Pearson Correlation 0,594(**)
Sig. (2-tailed) 0,000
F4 – Đánh giá kết quả công việc
Pearson Correlation 0,467(**)
Sig. (2-tailed) 0,000
F5 – Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Pearson Correlation 0,425(**)
Sig. (2-tailed) 0,000
F6 - Điều kiện làm việc
Pearson Correlation 0,500(**)
Sig. (2-tailed) 0,000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả, * có mức ý nghĩa thống kê với α=95%,
** có mức ý nghĩa thống kê với α=90%)
Từ kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ở
bảng trên cho thấy có mối liên hệ tương quan giữa biến sự hài lòng của người lao
động và các biến độc lập với mức độ tương quan khác nhauvìcác nhân tố đều có Sig.
(2-tailed) < 0,1.
Ta tiếp tục sử dụng Phân tích Anova để cho chúng ta biết được sự phù hợp của
mô hình hồi quy, giả thuyết H0 đặt ra là không có mối quan hệ giữa các biến độc lập
F1, F2, F3, F4, F5, F6 và biến phụ thuộc sự hài lòng.
Bảng 2.23. Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 39,596 6 6,599 140,678 0,000
Residual 11,071 236 0,047
Total 50,667 242
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
71
Giá trị Sig. của phân tích Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng 0.000
< 0,05, ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có mối quan hệ giữa các độc lập và biến phụ
thuộc sự hài lòng.
2.4.4.2. Xây dựng mô hình hồi quy bội
Qua kết quả phân tích nhân tố ở trên chúng ta thấy rằng có 6 nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người lao động. Để đánh giá tác động riêng lẻ của từng nhân tố
ta tiến hành xây dựng mô hình hồi quy bội.
Bảng 2.24. Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.
Collinearity
Statistics
B Std.Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) -1,316 0,189 -6,959 0,000
F1 - Quan hệ với lãnh
đạo và đồng nghiệp
0,301 0,037 0,331 8,107 0,000 0,467 0,247
F2 -Lương, thưởng và
phúc lợi
0,218 0,035 0,215 6,296 0,000 0,379 0,192
F3 - Bản chất công việc 0,257 0,037 0,260 6,863 0,000 0,408 0,209
F4 - Đánh giá kết quả
công việc
0,186 0,032 0,192 5,772 0,000 0,352 0,176
F5 -Cơ hội đào tạo và
thăng tiến
0,159 0,036 0,144 4,415 0,000 0,276 0,134
F6 - Điều kiện làm việc 0,250 0,032 0,255 7,874 0,000 0,456 0,240
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Theo kết quả ở bảng trên ta nhận thấy tất cả các biến đều có mối tương quan
cùng chiều với sự hài lòng của người lao động. Tất cả các biến trong mô hình đều
có ý nghĩa thống kê vì mức ý nghĩa thống kê Sig. của tất cả các biến đều < 0,05.
Ta có mô hình hồi quy bội biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa sự hài lòng
của người lao động với các biến:
- Mô hình hồi quy theo hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:
Y = -1,316 + 0,301F1 + 0,218 F2 + 0,257 F3 + 0,186 F4 + 0,159F5 + 0,250F6
- Mô hình hồi quy theo hệ số hồi quy đã chuẩn hóa:
Y = 0,331 F1 + 0,215 F2 + 0,260 F3 + 0,192 F4 + 0,144F5 + 0,255 F6
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
72
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc -Sự hài lòng của người lao động
F1: biến độc lập -Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp
F2: biến độc lập -Lương, thưởng và phúc lợi
F3: biến độc lập -Bản chất công việc
F4: biến độc lập -Đánh giá kết quả công việc
F5: biến độc lập -Cơ hội đào tạo và thăng tiến
F6: biến độc lập -Điều kiện làm việc
Dựa vào mô hình hồi quyvới hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa ta thấy: sự hài lòng
của người lao động chịu ảnh hưởng của 6 nhân tố. Trong đó nhân tốF1– Quan hệ
với lãnh đạo và đồng nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòngcủa người lao
động với hệ sốβ1= 0,301. Nghĩa là khi sự hài lòng về Quan hệ với lãnh đạo và đồng
nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng chung của người lao động tăng lên 0,301
lần.
Tiếp theolà các nhân tốF3 - Bản chất công việc với β3=0,257, F6– Điều kiện làm
việcvới β6= 0,250, F2 – Lương, thưởng và phúc lợi với β2= 0,218, F4 – Đánh giá kết
quả công việcvới β4= 0,186 và F5 – Cơ hội đào tạo và thăng tiến với β5= 0,159.
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến để biết được các nhân tố có mối quan hệ với
nhau hay không, ta thấy hệ số VIF của các nhân tố đều có giá trị nhỏ hơn 10. Vì vậy
mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 2.25. Hệ số phù hợp của mô hình
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
Durbin-
Watson
1 0,884 0,781 0,776 0,21659 1,871
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Qua bảng trên ta thấyR2điều chỉnh (Adjusted R Square)= 0,776 có nghĩa là
77,6% sự biến thiên của biến phụ thuộcsự hài lòng của người lao động ở công ty cổ
phần 1- 5 được giải thích bởi sự biến thiên của các biến độc lập. Ngoài các biến độc
lập trong mô hình thì sự hài lòng của người lao động còn chịu ảnh hưởng bới các
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
73
yếu tố thuộc về bản thân người lao động như giới tính, trình độ, thời gian làm việc
tại công ty
Cũng qua bảng trên ta thấy hệ số Durbin Watson bằng 1,871 nằm trong đoạn
1,5 đến 2,5 vì vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
2.4.4.3. Kiểm định các giảthiết của mô hình
Thông qua mô hình ta thấy rằng F1- Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp là
nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của người lao động ở công ty cổ
phần 1-5 Thừa Thiên Huế. Dấu dương của hệ sốβ1có ý nghĩa là mối quan hệ giữa
nhân tố F1- Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệpvà sự hài lòng là mối quan hệ
cùng chiều. Kết quả hồi quy có β1 = 0,301, sig=0.000< 0,05 nghĩa là khi tăng mức
độ thỏa mãn vềF1- Quan hệ vớilãnh đạo và đồng nghiệplên 1 đơn vị thì sự hài lòng
của người lao động tăng thêm 0,301 lần. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.
Yếu tố F3 - Bản chất công việc với β3 =0,257, sig=0.000; dấu dương của hệ
sốβ3 có ý nghĩa là mối quan hệ giữa F3 - Bản chất công việcvới sự hài lòng của
người lao động là mối quan hệ cùng chiều. Giả thiết H1 được chấp nhận.
Bốn nhân tố F6 – Điều kiện làm việc với β6 = 0,250, F2 – Lương, thưởng và
phúc lợi với β2 = 0,218, F4 – Đánh giá kết quả công việc với β4 = 0,186 và F5 – Cơ
hội đào tạo và thăng tiến với β5 = 0,159vàSig.đều là 0,000. Dấu dương của các hệ
số β6,β2, β4, β5có nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố F6 – Điều kiện làm việc, F2 –
Lương, thưởng và phúc lợi, F4 – Đánh giá kết quả công việcvà F5 – Cơ hội đào tạo
và thăng tiến với sự hài lòng của người lao động là mối quan hệ cùng chiều. Vậy
giả thiết H5, H2, H6 và H3cũng được chấp nhận.
2.4.5. Đánh giá sự khác biệt về sự hài lòng của người lao động theo các đặc
điểm cá nhân
Mục đích của việc đánh giá này là nhằm để kiểm định xem liệu có sự khác biệt
khi đánh giá về sự hài lòng với các đối tượng người lao động khác nhau về giới
tính, thời gian làm việc tại công ty, bộ phận làm việc, trình độ, thu nhập hay không.
Để thực hiện được điều này tác giả sẽ tiến hành phân tích phương sai Anovamột yếu
tố và kiểm định Independent sample T - test. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
độ tin cậy 95%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
74
Đối với biến định tính có hai lựa chọn như giới tính sẽ sử dụng phép kiểm định
Independent sample T - test để tìm sự khác biệt. Đối với các biến còn lại sẽ tiến
hành phân tích phương sai Anova một yếu tố. Giả thiết H0 đặt ra là không có sự
khác biệt khi đánh giá theo từng đặc điểm cá nhân.
Kết quả phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân được thể hiện thông
qua các bảng kết quả sau:
2.4.5.1. Về quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp
Theo kết quả của bảng 2.26 ta thấy rằng những người lao động làm việc ở các
bộ phận khác nhau trong công ty và những người lao động có trình độ khác nhau là có
sự khác biệt khi đánh giá sự hài lòng về các yếu tố của nhân tố Quan hệ với lãnh đạo
và đồng nghiệp (do Sig < 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết không có sự khác biệt và chấp
nhận giả thiết có sự khác biệt). Còn những người lao động khác nhau ở những đặc điểm
khác hầu như không có sự khác biệt khi đánh giá sự hài lòng.
Điều này có thể giải thích là do người lao động ở các bộ phận khác nhau hoặc có
trình độ khác nhau được bố trí công việc ở các bộ phận khác nhau sẽ có điều kiện tiếp
xúc với lãnh đạo công ty trong các hoàn cảnh khác nhau.
Bộ phận văn phòng công ty thường được tiếp xúc nhiều với lãnh đạo công ty nên
mức độ tiếp xúc, quan tâm của lãnh đạo đối với họ có thể nhiều hơn các bộ phận
khác, ngược lại những người lao động làm việc ở các đội thi công, xí nghiệp thì
thường làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau và không thường xuyên cố định nên ít
có điều kiện để gặp gỡ cũng như nhận được sự quan tâm nhiều của lãnh đạo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
75
Bảng 2.26. Kiểm định sự đánh giá về quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp
Yếu tố
Mức ý nghĩa của kiểm định (Sig)
vớiα=95%
Giới
tính
Thời gian
làm việc
Bộ phận
làm việc
Trình
độ
Thu
nhập
18. Lãnh đạo có trình độ, năng lực
và tầm nhìn
0,988 0,088 0,022 0,016 0,259
19. Lãnh đạo hòa đồng với người
lao động
0,538 0,094 0,019 0,018 0,374
20. Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến
đóng góp của người lao động
0,956 0,215 0,041 0,034 0,372
21. Lãnh đạo luôn quan tâm và đối
xử công bằng với cấp dưới
0,803 0,608 0,013 0,036 0,510
22. Đồng nghiệp thân thiện 0,328 0,085 0,022 0,020 0,179
23. Các nhân viên trong công ty
luôn phối hợp với nhau trong công
việc
0,328 0,138 0,030 0,019 0,517
24. Các nhân viên trong công ty
luôn giúp đỡ nhau trong công việc
và trong cuộc sống
0,827 0,283 0,038 0,021 0,457
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Bên cạnh đó, những người có trình độ thường được bố trí ở những vị trí quản lý
các đội, các xí nghiệp, các phòng ban cho nên họ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi
công việc cùng với lãnh đạo công ty, chính vì vậy họ cũng sẽ có điều kiện để đánh giá
lãnh đạo công ty một cách cụ thể hơn.
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
76
2.4.5.2. Về lương, thưởng và phúc lợi
Bảng 2.27. Kiểm định sự đánh giá về lương, thưởng và phúc lợi
Yếu tố
Mức ý nghĩa của kiểm định (Sig)
với α=95%
Giới
tính
Thời gian
làm việc
Bộ phận
làm việc
Trình
độ
Thu
nhập
6. Tiền lương phù hợp với tính chất
công việc
0,934 0,160 0,600 0,034 0,045
8. Tiền lương tương xứng với kết quả
làm việc
0,433 0,688 0,235 0,004 0,044
9. Chính sách thưởng công bằng và
hợp lý
0,179 0,993 0,395 0,040 0,210
10. Chính sách phúc lợi rõ ràng và
được thực hiện đầy đủ
11. Chính sách thưởng và phúc lợi thể
hiện sự quan tâm chu đáo đến người
lao động
0,131
0,134
0,945
0,147
0,222
0,170
0,040
0,013
0,046
0,034
12. Chính sách lương, thưởng, trợ cấp
được công khai với người lao động
0,333 0,412 0,300 0,044 0,080
13. Người lao động đủ sống với mức
thu nhập hiện tại
0,844 0,565 0,145 0,039 0,036
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Khi kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố cá nhân người lao động ảnh hưởng
như thế nào đến các yếu tố trong nhân tố Lương, thưởng và phúc lợi ta thấy rằng
trong các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động thì chỉ có những người lao động
khác nhau về trình độvàthu nhậplà có sự khác biệt khi đánh giá sự hài lòng còn lại
hầu như không có sự khác biệt đáng kể.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
77
Nguyên nhân là do trình độ của người lao động khác nhau thì đòi hỏi của người
lao động về khoản tiền công mà họ được nhận cũng khác nhau để có thể tương xứng
với công sức họ bỏ ra để phục vụ cho công ty và khi những người lao động có mức
thu nhập cao hơn thì mức độ hài lòng của họ đối với chính sách lương, thưởng của
công ty thông thường sẽ cao hơn những người có mức thu nhập thấp hơn.
2.4.5.3. Về bản chất công việc
Bảng 2.28. Kiểm định sự đánh giá về bản chất công việc
Yếu tố
Mức ý nghĩa của kiểm định (Sig)
vớiα=95%
Giới
tính
Thời gian
làm việc
Bộ phận
làm việc
Trình
độ
Thu
nhập
1. Công việc phù hợp với trình độ
chuyên môn
2. Công việc thú vị
0,096
0,074
0,564
0,572
0,046
0,032
0,527
0,465
0,785
0,287
3. Công việc cho phép sử dụng tốt
các năng lực cá nhân
0,083 0,368 0,032 0,626 0,818
4. Công việc tạo điều kiện cải thiện
kỹ năng và kiến thức
0,056 0,854 0,032 0,416 0,686
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Theo bảng 2.28 thì khi kiểm định sự khác biệt của các yếu tố thuộc về cá nhân,
chỉ có những người lao động làm việc ở các bộ phận khác nhau là có sự khác biệt
khi đánh giá sự hài lòng, còn lại hầu như không có sự khác biệt khi đánh giá sự hài
lòng
Nguyên nhân là do khi người lao động được phân công làm việc ở các vị trí, bộ
phận khác nhau trong công ty sẽ có điều kiện để tiếp xúc với các công việc khác
nhau có mức độ thú vị khác nhau, kiến thức của người lao động được sử dụng để
phục vụ cho công việc được giao cũng sẽ được vận dụng khác nhau trong khi làm
việc, và một điều quan trọng nữa là khi người lao động làm việc ở các bộ phận khác
nhau với những công việc khác nhau thì áp lực mà công việc tạo ra cho bản thân họ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
78
cũng là không giống nhau. Tất cả những nguyên nhân trên phần nào có thể cho
chúng ta thấy được sự khác biệt này.
2.4.5.4. Về đánh giá kết quả công việc
Bảng 2.29. Kiểm định sự đánh giá về đánh giá kết quả công việc
Yếu tố
Mức ý nghĩa của kiểm định (Sig)
vớiα=95%
Giới
tính
Thời gian
làm việc
Bộ phận
làm việc
Trình
độ
Thu
nhập
29. Việc đánh giá kết quả thực hiện
công việc được thực hiện khách quan,
khoa học, công bằng
0,841 0,428 0,161 0,437 0,029
30. Việc đánh giá được thực hiện một
cách thường xuyên
0,997 0,824 0,656 0,601 0,004
31. Việc đánh giá giúp cải thiện và nâng
cao năng suất của người lao động
0,606 0,448 0,112 0,403 0,032
32. Kết quả đánh giá được thực hiện để
xếp loại, xếp lương, thưởng
0,979 0,336 0,105 0,615 0,032
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Đối với các yếu tố thuộc nhân tố Đánh giá kết quả công việc, chúng ta thấy
rằng chỉ có những người lao động cóthu nhập khác nhau là có sự khác biệt khi đánh
giá sự hài lòng, điều này cho thấy rằng việc đánh giá kết quả thực hiện công việc
của công ty cổ phần 1-5 cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá này vào trong việc
xếp lương, thưởng cho người lao động là hợp lý và đã tạo ra được sự khác biệt giữa
những người lao động có kết quả làm việc ở các mức độ khác nhau. Mặc khác giá
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
79
trị hài lòng trung bình của tất cả cả yếu tố thuộc nhân tố Đánh giá kết quả công việc
cũng khá cao chứng tỏ rằng người lao động đánh giá khá tốt vấn đề này của công ty.
2.4.5.5. Về cơ hội đào tạo và thăng tiến
Bảng 2.30. Kiểm định sự đánh giá về cơ hội đào tạo và thăng tiến
Yếu tố
Mức ý nghĩa của kiểm định (Sig)
vớiα=95%
Giới
tính
Thời gian
làm việc
Bộ phận
làm việc
Trình
độ
Thu
nhập
14. Người lao động được đào tạo cho
công việc và phát triển nghề nghiệp
0,038 0,696 0,770 0,049 0,521
15. Người động được tạo điều kiện và
hỗ trợ khi học tập nâng cao trình độ
0,416 0,991 0,833 0,038 0,099
16. Người lao động có cơ hội thăng
tiến trong công việc
0,236 0,948 0,839 0,042 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Đối với nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiếnkhi kiểm định sự khác biệt ta thấy
rằng có sự khác biệt giữa những người lao động có trình độ khác nhau khi đánh giá
sự hài lòng, còn lạihầu như không cho thấy sự khác biệt khi người lao động đánh
giá.
Lý do giải thích cho vấn đề khác biệt này là do công ty có các chính sách ưu
tiên đào tạo cho những người có trình độ cao để nâng cao hơn nữa hiệu quả làm
việc, còn những lao động phổ thông trực tiếp làm việc tai các đội thi công rất hạn
chế trong chính sách đi đào tạo, đối với bộ phận lao động này chủ yếu chỉ là đào tạo
để có thể tiếp thu và làm chủ những thiết bị mới nhằm phục vụ cho việc thi công
các công trình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
80
Mặc khác hiện nay trong công ty những người có trình độ cao cũng là những
người được ưu tiên hơn trong công tác đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng
trong điều hành và quản lý của công ty.
2.4.5.6. Về điều kiện làm việc
Bảng 2.31. Kiểm định sự đánh giá về điều kiện làm việc
Yếu tố
Mức ý nghĩa của kiểm định (Sig)
vớiα=95%
Giới
tính
Thời gian
làm việc
Bộ phận
làm việc
Trình
độ
Thu
nhập
26. Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt 0,003 0,899 0,033 0,059 0,587
27. Môi trường làm việc an toàn, thoải
mái
0,042 0,751 0,045 0,122 0,537
28. Người lao động được trang bị đầy
đủ thiết bị lao động phục vụ cho công
việc.
0,024 0,459 0,047 0,328 0,413
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Đối với nhân tốĐiều kiện làm việc, thực trạng tại công ty là những người lao
động nữ thường được bố trí làm việc ở những bộ phận có tính chất nhẹ nhàng và ít
nặng nhọc hơn nam giới, những người lao động khi phải làm việc ở những bộ phận
có độ phức tạp cao, độ rủi ro trong công việc lớn sẽ được trang bị đầy đủ các trang
thiết bị bảo hộ lao động để phục vụ cho công việc cho nên khi đánh giá sự hài lòng
những người lao động có giới tính khác nhau và làm việc ở các bộ phận khác nhau
là có sự khác biệt trong đánh giá, còn lại không thấy sự khác biệt khi đánh giá.
Tóm tắt chương 2
Trong chương này luận văn đã giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần 1-5
Thừa Thiên Huếcũng như đi phân tích các chính sách đối với người lao động ở công
ty. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá,
xây dựng phương trình hồi quy bội để xác định các nhân tố cũng như vai trò của
từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động, tiến hành kiểm định
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
81
các giả thiết nghiên cứu cũng như đánh giá chung sự hài lòng của người lao động ở
công ty cổ phần 1-5 Thừa Thiên Huế.
Đây chính là một trong những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp làm
gia tăng sự hài lòng của người lao động ở công ty cổ phần 1-5 Thừa Thiên Huế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
82
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN 1-5 THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần 1-5 Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà hồi phục sau một thời gian chịu ảnh
hưởng chung của suy thoái kinh tế và thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như
hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có những định hướng, mục tiêu, chiến
lược phát triển một cách rõ ràng, cụ thể để có thể đứng vững và khẳng định vị thế
trên thị trường. Đối với công ty cổ phần 1-5 Thừa Thiên Huế, là một doanh nghiệp
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và sản xuất sản phẩm phục vụ
cho lĩnh vực xây dựng, một lĩnh vực chịu rất nhiều tác động từ sự biến động của nền
kinh tế cũng như các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay
khi mà Nhà nước đang có chính sách tạm thời cắt giảm các khoản đầu tư công đặc
biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Để có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh và phát triển vững chắc trong thời gian sắp đến, ban lãnh đạo công ty đã đề ra
định hướng phát triển trong thời gian sắp đến cụ thể như sau:
- Tập trung ứng phó trước tình hình thiếu ổn định của nền kinh tế, duy trì ổn
định công ty trên tất cả mọi mặt.
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng của công ty trên các chỉ tiêu:
+ Doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15%/năm;
+ Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10%/năm;
+ Tỷ lệ chia cổ tức hàng năm phấn đấu từ 12% trở lên.
- Tiếp tục khẳng định và phấn đấu trở thành một trong những công ty hàng đầu
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Xây dựng công ty phát triển toàn diện, trên cơ sở
lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng dân dụng và khai thác, kinh doanh các sản
phẩm vật liệu xây dựng. Từng bước chuyển dịch cơ cấu doanh thu, tạo nguồn thu ổn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
83
định thường xuyên từ xây dựng, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực
xây dựng, đặc biệt là sản phẩm gạch Tuynel do nhà máy gạch Tuynel sản xuất.
- Từng bước mở rộng quy mô hoạt động của công ty, đặc biệt là quy mô hoạt
động của nhà máy gạch Tuynel, mua sắm thêm máy móc thiết bị và dây chuyền
công nghệ sản xuất. Cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường vật liệu xây dựng nói
chung, thị trường gạch nói riêng trên địa bàn trong tỉnh và khu vực miền Trung.
- Nâng cao trình độ chuyên nghiệp quản lý tài chính, quản lý kinh doanh thông qua
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
- Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, sạch sẽ và vui vẻ, có cách thức
hiệu quả trong bảo vệ môi trường.
- Vững mạnh về tổ chức, phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực
cạnh tranh và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
3.2. Các giải pháp nâng cao sự hài lòng của người lao động ở công ty cổ phần 1-
5 Thừa Thiên Huế
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Qua quá trình phân tích thực trạng tình hình nguồn lao động cũng như phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần 1-5
Thừa Thiên Huế có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động, người lao
động hài lòng nhất với các yếu tố thuộc về nhân tố Điều kiện làm việc, tiếp đó là các
yếu tố thuộc về nhân tố Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp. Sau đó là các yếu tố
theo thứ tự Bản chất công việc; Cơ hội đào tạo và thăng tiến; Lương, thưởng và
phúc lợi. Các yếu tố thuộc về nhân tố Đánh giá kết quả công việc có mức độ hài
lòng thấp nhất.
- Ở mô hình hồi quy, trong 6 nhân tố tác động đến sự hài lòng của người lao động
thì nhân tố: Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp;Bản chất công việc; Điều kiện
làm việc ảnh hưởngnhiều nhất đến sự hài lòng của người lao động, chỉ cần các nhân
tố này được hài lòng và thỏa mãn thì sự hài lòng của người lao động sẽ tăng lên rất
nhiều. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý đầu tiên đến những nhân tố quan trọng này.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
84
- Đối với các nhân tố: Lương, thưởng và phúc lợi; Đánh giá kết quả công việc;
Cơ hội đào tạo và thăng tiến ảnh hưởng ít hơn tới sự hài lòng của người lao động.
Các nhân tố này khi được chú trọng cũng sẽ làm tăng sự hài lòng của người lao động
trong công ty, tuy nhiên mức ảnh hưởng thấp hơn các nhân tố trên.
Vì vậy, giải pháp đề ra cần bám sát các nhân tố tác động nhiều đến sự hài lòng,
và các nhân tố mà người lao động đánh giá hài lòng ở mức trung bình thấp, bên cạnh
đó chú ý đến các nhân tố khác trong mô hình hồi quy để tác động làm tăng sự hài
lòng của người lao động, đồng thời cần dựa vào định hướng phát triển của công ty
đến năm 2020.
3.2.2. Các giải pháp nâng cao sự hài lòng của người lao động ở công ty cổ
phần1-5 Thừa Thiên Huế
3.2.2.1. Tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy lãnh đạo, xây dựng môi
trường làm việc thân thiện hơn nữa giữa những người lao động trong toàn
công ty
Trong công ty, bộ máy lãnh đạo là những người có vai trò hết sức quan trọng, là
những người chỉ huy, điều hành những nguời khác thực hiện các quyết định sản
xuất kinh doanh, tăng cường hiệu quả hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý sẽ
góp phần đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
-Thái độ của người lãnh đạo trong công ty ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ
giữa người lãnh đạo với người lao động, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng
một môi trường làm việc thân thiện, gần gũi, hòa đồng từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả
làm việc và năng suất lao động. Đây là một trong những nhân tố tác động lớn nhất
đến sự hài lòng của người lao động, người lao động hài lòng với bộ máy lãnh đạo sẽ
làm tăng hiệu quả làm việc của người lao động lên rất nhiều.
-Người lãnh đạo phải tạo điều kiện thuận lợi trong công việc giúp cho người lao
động nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của
mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
85
- Làm cho người lao động cảm nhận mình là một thành viên quan trọng của
công ty bằng cách để tất cả nhân viên tham gia vào mọi hoạt động quan trọng của
công ty. Khi đó họ sẽ gắn bó hơn với công ty và làm việc hăng say hơn.
-Ban lãnh đạo công ty cần phải luôn lắng nghe ý kiến của người lao động thông
qua nhiều kênh thông tin khác nhau, có thể là trực tiếp hay gián tiếp, thông qua đó
biết được những tâm tư nguyện vọng của người lao động, thấu hiểu họ hơn, tạo sự
gần gũi với người lao động. Đồng thời thông qua góp ý, có thể điều chỉnh hoạt động
quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời.
-Luôn quan tâm đến đời sống của người lao động, có các chương trình động
viên thăm hỏi những gia đình khó khăn, những gia đình có hỷ sự, ma chay có sự
tham gia của thành viên ban giám đốc, điều này tạo cho người lao động thêm niềm
tin, gắn bó hơn với nhà máy.
-Ban lãnh đạo công ty cần không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng quản trị,
nâng cao năng lực quản lý của bản thân. Luôn gương mẫu trong công việc, có tác
phong làm việc nghiêm túc, có khả năng thấu hiểu những mong muốn của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_hai_long_cua_nguoi_lao_dong_o_cong_ty_co_phan_1_5_thua_thien_hue_9265_1909244.pdf