Luận văn Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay

 

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ GIẢI PHẪU-SINH LÝ CỘT SỐNG THẮT LƯNG 3

1.1.1.Vài nét tổng quát về cột sống 3

1.1.2. Một số nét về đặc điểm giải phẫu-sinh lý cột sống thắt lưng 4

1.2. GIỚI THIỆU VỀ ECGÔNÔMI 13

1.3. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 16

1.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 16

1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 22

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu và nội dung nghiên cứu chính 22

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu 22

2.2.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu phỏng vấn theo bộ phiếu 22

2.2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho quan sát, mô tả, phân tích về Ecgônômi 23

2.2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu sử dụng thiết bị giám sát sự vận động của lưng (LMM) và đo điện cơ bề mặt (EMG) 23

2.2.3. Các kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng 23

2.2.3.1. Điều tra qua phỏng vấn 23

2.2.3.2. Quan sát, mô tả 24

2.2.3.3. Đo, đánh giá sự vận động của lưng 24

2.2.3.4. Đo, đánh giá điện cơ bề mặt 28

2.2.4. Xử lý số liệu 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 33

3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THAO TÁC NÂNG NHẤC VẬT NẶNG TỚI CƠ LƯNG VÀ CỘT SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 33

3.1.1. Một số thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn 33

3.1.2. Quá trình làm việc, đặc điểm công việc và môi trường lao động 33

3.1.3. Tình trạng rối loạn cơ xương 37

3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ECGONOMI VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA LƯNG TẠI CÁC VỊ TRÍ LÀM VIỆC 42

3.2.1. Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất gạch tuynel 42

3.2.2.Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất gạch ốp lát granite 51

3.2.3. Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất sứ vệ sinh 57

3.2.4. Nhận xét chung về mô hình nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh, gạch granit và gạch tuynel 65

3.3. MỨC ĐỘ NGUY CƠ QUA ĐÁNH GIÁ BẰNG ĐO ĐIỆN CƠ (EMG) 68

3.3.1. So sánh giá trị do EMG của điện cực bên trái với điện cực bên phải 68

3.3.2. So sánh giá trị do EMG của điện cực ở các vị trí khác nhau 69

3.3.3. So sánh giá trị đo EMG của điện cực theo trọng lượng vật nâng 70

3.3.4. So sánh giá trị đo EMG trên các đối tượng ở các ngành nghề khác nhau 73

3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NÂNG NHẤC VẬT NẶNG VỚI ĐAU THẮT LƯNG 73

3.4.1. Ảnh hưởng của nâng nhấc đối với cơ lưng và cột sống 73

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự vận động của cơ lưng và cột sống ở người lao động khi nâng nhấc vật nặng bằng tay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm) nhiều hơn của công nhân sản xuất gạch granit (6,1 ± 5,3 năm) và của công nhân sản xuất gạch tuynel (4,1 ± 1,8 năm). Bảng 3.3. Công việc hàng ngày của đối tượng phỏng vấn Công việc Gạch tuynel Gạch Granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Nâng nhấc 132 100,0 76 100,0 103 100,0 311 100,0 Vận chuyển bằng tay 97 73,5 67 88,2 101 98,1 265 85,2 Vận chuyển bằng xe đẩy/kéo 119 90,2 5 6,6 79 76,7 203 65,3 Xếp đặt ở nơi khác 116 87,9 62 81,6 78 75,7 256 82,3 Công việc khác 3 2,3 1 1,3 78 75,7 82 26,4 Tổng số đối tượng PV 132 76 103 311 Công việc chủ yếu hàng ngày của những người được phỏng vấn bao gồm nâng nhấc vận chuyển và xếp đặt vật. Tất cả những người được phỏng vấn đều có nâng nhấc nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩmhàng ngày. Việc di chuyển vật nặng bằng tay cũng khá phổ biến (85,2%). Việc vận chuyển vật bằng xe đẩy/kéo khá phổ biến đối với công việc sản xuất gạch tuynel và sứ vệ sinh (90,2% và 76,7%). Đa số công nhân nâng nhấc vật đều phải thực hiện thao tác xếp đặt lại vật ở vị trí khác. Nếu coi thời gian của một ngày hoặc một ca làm việc là 100% thì thời gian trung bình dành cho công việc nâng nhấc chiếm từ 31-45%, nhiều nhất đối với sản xuất gạch tuynel (44,7 ± 15,8% hay khoảng gần một nửa thời gian của một ca làm việc), tiếp đến là sản xuất gạch granit (31,7 ± 9,5%) và ít nhất là công việc sản xuất sứ vệ sinh (30,6 ± 18,6%). Thời gian trung bình dành cho công việc vận chuyển vật chiếm từ 12-28%, nhiều nhất đối với sản xuất gạch tuynel (28,4 ± 12,4%), tiếp đến là sản xuất gạch granit (26,7 ± 11,5%) và ít nhất là công việc sản xuất sứ vệ sinh (12,3 ± 9,8%). Thời gian trung bình dành cho công việc xếp đặt vật ở một vị trí khác chiếm từ 10-23%, nhiều nhất đối với sản xuất gạch tuynel (23,5 ± 9,3%), tiếp đến là sản xuất gạch granit (16,2 ± 7,9%) và ít nhất là công việc sản xuất sứ vệ sinh (9,8 ± 6,4%). Bảng 3.4. Thời gian làm việc trung bình mỗi ngày Thời gian làm việc Gạch tuynel Gạch Granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % 8 giờ 75 56,8 76 100,0 103 100,0 254 81,7 9 giờ 54 40,9 0 0 0 0 54 17,4 >10 giờ 3 2,3 0 0 0 0 3 1,0 Tổng 132 100,0 76 100,0 103 100,0 311 100,0 Tất cả công nhân được phỏng vấn ở cơ sở sản xuất gạch granit và sứ vệ sinh đều cho biết: họ thường xuyên làm việc 8 giờ trong một ngày và làm việc 6 ngày trong một tuần. Riêng tại các cơ sở sản xuất gạch tuynel, còn gần một nửa (43,2%) đối tượng được phỏng vấn nói họ làm việc từ 9 giờ trở lên trong một ngày. Theo những người được phỏng vấn trong cả 3 ngành, trung bình mỗi tháng họ làm công việc nâng nhấc, vận chuyển và xếp đặt vật 26,8 ± 1,8 ngày và mỗi năm họ làm những công việc đó 10,8 ± 1,3 tháng. Như vậy, đa số đối tượng được phỏng vấn đã làm công việc nâng nhấc vật nặng rất thường xuyên và liên tục. Bảng 3.5. Trọng lượng trung bình của vật phải nâng nhấc (kg) Cơ sở sản xuất Trung bình Nhẹ nhất Nặng nhất X SD X SD X SD Gạch tuynel (n=132) 5,1 1,5 4,4 1,5 10,8 3,8 Gạch granit (n=76) 19,4 5,5 10,2 4,9 29,8 7,8 Sứ vệ sinh (n=103) 27,2 5,1 8,0 7,1 46,3 7,5 Chung (n=311) 16,0 10,5 7,0 5,4 27,1 16,9 Tính chung, trọng lượng nâng nhấc trung bình mỗi lần là 16,0 ± 10,5 kg. Trọng lượng phải nâng nhấc mỗi lần nặng nhất thuộc về công nhân sản xuất sứ vệ sinh (trung bình 27,2 ± 5,1 kg) và nhẹ nhất là công nhân sản xuất gạch tuynel (trung bình 5,2 ± 1,5 kg). Trọng lượng vật nâng tối đa mỗi lần tính bình quân cao nhất là ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh (46,3 ± 7,5 kg), còn thấp nhất là ở công nhân sản xuất gạch granit (10,8 ± 3,8 kg). Theo những đối tượng phỏng vấn, nóng và bụi là 2 yếu tố ô nhiễm môi trường lao động rất phổ biến ở các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Hầu hết những người được phỏng vấn đều cho biết tại nơi họ làm việc quá nóng vào mùa hè (98,4%). Có 80,4% đối tượng phỏng vấn cảm thấy nhiều bụi tại nơi làm việc, ở cơ sở sản xuất gạch granit và sứ vệ sinh (93,4% và 91,3%) cao hơn ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (64,4%). Yếu tố ô nhiễm môi trường lao động tiếp theo tại các cơ sở sản xuất được điều tra là tiếng ồn, với 55% người lao động cho rằng tiếng ồn cản trở nghe. Tỷ lệ công nhân cho rằng tiếng ồn cản trở nghe cao nhất ở cơ sở sản xuất gạch granit (84,4%) và thấp nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (38,6%). Hầu hết người lao động ở các cơ sở sản xuất được khảo sát đều được trang bị phương tiện bảo bảo vệ cá nhân (PTBVCN), nhiều nhất là quần áo BHLĐ (98,1%), tiếp đến là giày/ủng (79,1%), khẩu trang (78,1%), mũ (52,1%), găng tay (51,1%). Đa số người lao động được trang cấp PTBVCN đều sử dụng chúng thường xuyên khi làm việc. 3.1.3. Tình trạng rối loạn cơ xương Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng có bị đau/nhức/cứng/khó cử động ở một số bộ phận cơ thể trong vòng 1 năm trước thời điểm điều tra Bộ phận cơ thể Gạch tuynel Gạch granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Vùng cổ 57 43,2 45 59,2 52 50,5 154 49,5 Vùng vai 60 45,5 47 61,8 53 51,5 160 51,4 Vùng khuỷu tay 66 50,0 22 28,9 32 31,1 120 38,6 Vùng bàn tay/cổ tay 69 52,3 34 44,7 31 30,1 134 43,1 Vùng thắt lưng 80 60,6 54 71,1 81 78,6 215 69,1 Tổng số đối tượng PV 132 76 103 311 Có 49,5% đối tượng phỏng vấn đã từng bị đau, nhức, cứng khó cử động ở vùng cổ trong vòng một năm qua. Tỷ lệ bị rối loạn cơ xương vùng cổ cao nhất ở cơ sở sản xuất gạch granit (59,2%) và thấp nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (43,2%). Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn đã từng bị đau, nhức, cứng khó cử động ở vùng vai trong vòng một năm qua là 51,4%, cao nhất ở cơ sở sản xuất gạch granit (61,8%) và thấp nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (45,5%). Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn đã từng bị đau, nhức, cứng khó cử động ở vùng khuỷu tay trong vòng một năm qua là 38,6%, cao nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (50%) và thấp nhất ở cơ sở sản xuất gạch granit (28,9%). Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn đã từng bị đau, nhức, cứng khó cử động ở vùng bàn tay/cổ tay trong vòng một năm qua là 43,1%, cao nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (52,3%) và thấp nhất ở cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (30,1%). Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn đã từng bị đau thắt lưng khá cao (69,1%), cao nhất ở cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (78,6%), tiếp đến là cơ sở sản xuất gạch granit (71,1%) và thấp nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (60,6%). Bảng 3.7. Nơi cảm nhận đau thắt lưng lần đầu tiên Nơi cảm nhận đau thắt lưng lần đầu tiên Gạch tuynel Gạch granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Ở nơi làm việc 79 98,8 53 98,1 79 97,5 211 98,1 Ở nhà 1 1,3 0 0,0 2 2,5 3 1,4 Nơi khác 0 0,0 1 1,9 0 0,0 1 0,5 Tổng 80 100,0 54 100,0 81 100,0 215 100,0 Trong số đã từng bị đau thắt lưng, hầu hết cảm nhận thấy đau thắt lưng lần đầu tiên là do công việc và ở nơi làm việc (98,1%). Bảng 3.8. Công việc đang làm khi cảm nhận thấy đau thắt lưng lần đầu tiên Đau thắt lưng lần đầu tiên khi Gạch tuynel Gạch granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Nhấc, hạ, mang vác, đặt sang bên, kéo/đẩy vật 46 7,5 37 68,5 55 67,9 138 64,2 Đang làm việc ở tư thế cúi 24 30,0 15 27,8 23 28,4 62 28,,8 Đang với lên cao 1 1,3 0 0,0 1 1,2 2 0,9 Đang làm công việc đứng 1 1,3 1 1,9 1 1,2 3 1,4 Xoắn vặn thân mình 8 10,0 0 0,0 0 0,0 8 3,7 Khác 0 0,0 1 1,9 1 1,2 2 0,9 Tổng 80 100,0 54 100,0 81 100,0 215 100,0 Đa số bị đau thắt lưng lần đầu tiên khi đang nhấc, hạ, mang vác, đặt sang bên, kéo/đẩy vật (64,2%), còn một số là khi đang làm việc ở tư thế cúi (28,8%), xoắn vặn thân mình (3,7%). Tư thế làm việc gây đau thắt lưng chênh lệch không nhiều giữa các ngành sản xuất. Bảng 3.9. Thời điểm khi cảm nhận thấy đau thắt lưng rõ Thời điểm cảm thấy đau thắt lưng rõ Gạch tuynel Gạch granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Trở mình lúc đang ngủ 4 5,0 6 11,1 9 11,1 19 8,8 Tỉnh dậy vào buổi sáng 48 60,0 40 74,1 52 64,2 140 65,1 Bắt đầu đứng dậy hay bắt đầu ngồi xuống 21 26,3 5 9,3 7 8,6 33 15,3 Khi đứng làm việc trên băng chuyền 9 11,3 10 18,5 0 0,0 19 8,8 Khi ngồi trên ghế/ngồi trên sàn nhà một thời gian dài 9 11,3 1 1,9 0 0,0 10 4,7 Đang nâng, giữ vật nặng hay đang vận chuyển vật 27 33,8 34 63,0 43 53,1 104 48,4 Khác 0 0,0 0 0,0 2 2,5 2 0,9 Thời điểm mà những người đau thắt lưng cảm nhận thấy đau thắt lưng rõ, phổ biến là khi tỉnh dậy vào buổi sáng (65,1%) và đang nâng, giữ vật nặng hay vận chuyển vật nặng (48,4%). Một số người cảm thấy đau thắt lưng rõ khi bắt đầu đứng dậy hoặc bắt đầu ngồi xuống (15,3%) hay trở mình lúc đang ngủ (8,8%) hoặc khi đứng làm việc trên băng chuyền (8,8%). Bảng 3.10. Diễn biến của tình trạng đau thắt lưng Diễn biến của tình trạng đau thắt lưng Gạch tuynel Gạch granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Không đau lại kể từ lần đầu 3 3,8 0 0,0 0 0,0 3 1,4 Vẫn bị đau trở đi trở lại 62 77,5 47 87,0 60 74,1 169 78,6 Công việc làm cho đau ngày càng nặng 15 18,8 7 13,0 21 25,9 43 20,0 Tổng 80 100,0 54 100,0 81 100,0 215 100,0 Đa số người đã từng bị đau thắt lưng vẫn bị đau trở đi trở lại kể từ lần đau đầu tiên (78,6%). Đặc biệt, 20% đối tượng đã từng đau thắt lưng cho rằng công việc làm cho đau thắt lưng ngày càng nặng thêm, nhiều nhất là ở công nhân sản xuất sứ vệ sinh (25,9%). Bảng 3.11. Diễn biến của tình trạng đau thắt lưng Tình hình điều trị Gạch tuynel Gạch granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Thỉnh thoảng điều trị tại CSYT 16 20.0 12 22.2 32 39.5 60 27.9 Chưa điều trị tại CSYT nhưng thường mua thuốc uống 23 28.8 19 35.2 22 27.2 64 29.8 Phải xoa bóp sau mỗi ngày làm việc 24 30.0 16 29.6 19 23.5 59 27.4 Chưa cần liệu pháp điều trị nào 17 21.3 7 13.0 8 9.9 32 14.9 Tổng 80 100.0 54 100.0 81 100.0 215 100.0 Trong số đau thắt lưng, 27,9% thỉnh thoảng phải điều trị đau thắt lưng tại cơ sở y tế một đợt, nhiều nhất là công nhân sản xuất sứ vệ sinh (39,5%) và ít nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (20%). Tỷ lệ đối tượng bị đau thắt lưng, tuy chưa phải điều trị tại cơ sở y tế nhưng thường xuyên mua thuốc về nhà uống chiếm 29,8%, nhiều ở cơ sở sản xuất gạch granit (35,2%). Tỷ lệ đối tượng bị đau thắt lưng nhẹ hơn, mới chỉ phải xoa bóp sau mỗi ngày làm việc chiếm 27,4%, nhiều nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (30%). Có 14,9% số người đau thắt lưng ở mức độ rất nhẹ, chưa cần phải sử dụng một liệu pháp điều trị nào, nhiều nhất ở cơ sở sản xuất gạch granít (21,3%) và ít nhất ở cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (9,9%). Bảng 3.12. Tình hình đau thắt lưng trong vòng 1 tháng trước thời điểm phỏng vấn Tình hình đau thắt lưng Gạch tuynel Gạch granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Phải nghỉ điều trị 6 7,5 6 11,1 11 13,6 23 10,7 Đau hơi nặng và có ảnh hưởng đến công việc 16 20,0 14 25,9 30 37,0 60 27,9 Đau hơi nặng nhưng chưa ảnh hưởng đến công việc 34 42,5 21 38,9 18 22,2 73 34,0 Thỉnh thoảng thấy đau nhẹ 22 27,5 13 24,1 21 25,9 56 26,0 Không đau 2 2,5 0 0,0 1 1,2 3 1,4 Tổng 80 100,0 54 100,0 81 100,0 215 100,0 Trong vòng một tháng tính đến thời điểm phỏng vấn, có 10,7% đối tượng đau thắt lưng đã bị đau thắt lưng khá nặng, phải nghỉ để điều trị, nhiều nhất ở cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (13,6%),cao hơn gấp đối ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (7,5%). Tỷ lệ đau hơi nặng và có ảnh hưởng đến công việc như phải liên tục thay đổi tư thế hoặc thỉnh thoảng phải ngừng công việc, chiếm 27,9%, cao nhất cũng ở cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (37%), còn thấp nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (20%). Tỷ lệ đau hơi nặng nhưng chưa ảnh hưởng đến công việc hoặc thỉnh thoảng thấy đau nhẹ lần lượt là 34% và 26%, cao nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (42,5% và 27,5%). Bảng 3.13. Tình hình đau thắt lưng tại thời điểm phỏng vấn Tình hình đau thắt lưng Gạch tuynel Gạch granit Sứ vệ sinh Tổng n % n % n % n % Có 41 51.3 36 66.7 58 71.6 135 62.8 Không 39 48.8 18 33.3 23 28.4 80 37.2 Tổng 80 100.0 54 100.0 81 100.0 215 100.0 Tại thời điểm phỏng vấn, 62,8% đối tượng được phỏng vấn bị đau thắt lưng đang đau thắt lưng. Tỷ lệ hiện đang đau thắt lưng tại thời điểm điều tra cao nhất ở cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (71,6%) và thấp nhất ở cơ sở sản xuất gạch tuynel (51,3%). 3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ECGONOMI VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA LƯNG TẠI CÁC VỊ TRÍ LÀM VIỆC 3.2.1. Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất gạch tuynel Qui trình sản xuất gạch bằng công nghệ lò nung tuynel tại công ty Thạch bàn 2 và Nhà máy gạch tuynel Nam Sách tương tự như nhau. Có thể khái quát qui trình sản xuất gạch bằng lò nung tuynel như sau: Máy nhào lọc Đất sét Máy ép đùn Máy cắt Gạch mộc Phơi đảo Xếp goong Than Máy nghiền Máy cán Sấy - nung Ra lò – phân loại- xếp kiêu Hầu hết các công đoạn trong công nghệ sản xuất gạch tuynel tại công ty cổ phần Thạch Bàn 2 và Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách Hải Dương đều được thực hiện bằng tay với các thao tác nâng nhấc rất phổ biến. Công đoạn tạo hình Đất nguyên liệu được xe ủi ủi vào máy cấp liệu thùng ® máy cán ® đất chạy theo băng tải (cùng với than đã được nghiền chảy vào từ một băng tải khác) ® máy nhào lọc (đất +than)® máy ép đùn chân không ®máy cắt ® gạch mộc viên. Công đoạn này hầu hết được cơ giới hóa và tự động hóa, công nhân kỹ thuật vận hành bằng các nút điều khiển. Riêng tổ than gồm 2-3 công nhân dùng xẻng xúc than cho vào máy nghiền. Công đoạn chuyển phơi gạch Sau máy cắt, công nhân đứng hai bên băng tải bê gạch (mỗi lần thường 3 viên) xếp vào xe (thường ngay trước mặt, đặt vuông gốc với băng tải) ® khi xe đầy (cao 4-5 hàng) thì đẩy xe gạch mộc ra nhà phơi ® lấy gạch trên xe (2-3 viên/lần) xếp thành hàng (xếp nghiêng viên gạch, cao tối đa 8 hàng) ® đẩy xe không trở lại băng tải để iếp tục một chu kỳ mới. Việc bố trí sản xuất ở công ty cổ phần Thạch bàn 2 và nhà máy gạch tuynel Nam Sách có khác nhau. Ở Công ty cổ phần Thạch Bàn 2, công nhân bốc gạch từ băng tải tạo hình lên xe, rồi trực tiếp đẩy xe đến chỗ phơi gạch và xuống gạch, xếp thành hàng. Còn ở Nhà máy gạch tuynel Nam Sách, 3 công nhân thay đổi nhau làm chuyên trách từng công việc (1 công nhân chuyên xếp gạch lên xe đẩy, 1 công nhân chuyên đẩy xe đến nhà phơi và 1 công nhân chuyên xếp gạch xuống). Tại công ty CP Thạch Bàn 2, chiều cao từ đất tới mặt băng tải là 84cm, chiều rộng của băng tải là 70cm; chiều cao đến bề mặt xếp gạch của xe đẩy là 80cm, chiều rộng của bề mặt xe đẩy là 60cm. Còn tại Nhà máy gạch tuynel Nam Sách, chiều cao từ đất tới mặt băng tải là 78cm, chiều rồng của bề mặt xe đẩy là 62cm. Kích thước của băng tải và xe đẩy gạch phù hợp với người lao đông khi làm ciệc đứng, ở nhà máy gạch tuynel Nam Sách phù hợp với người lao động khi làm việc đúng, ở nhà máy gạch tuynel Nam Sách phù họp hơn với cả nam và nữ. Khi công nhân bê gạch từ băng tải xếp lên xe đẩy ở hàng thứ nhất thì chiều cao từ điểm khởi đầu và điểm đến gần như ngang nhau, khi xếp ở hàng thứ 4 (hàng cao nhất) thì chênh lệch giữa điểm khời đầu và điểm đến là 30cm. Công nhân thường đứng tại một vị trí, xoay thân với lấy gạch trên băng tải rồi đưa gạch đặt lên xe đẩy (tùy vị trí đặt mà người công nhân phải xoay thân ở các mức độ khác nhau). Mỗi lần công nhân thường bốc 3 viên gạch mộc (nặng 5,9kg). Đôi khi công nhân nâng hạ 01 ga lét (đất ủ để làm ngói) nặng 10kg. Tổng số lần bốc gạch từ băng tải lê mỗi xe là 32-35 lần và thời gian bốc đầy một xe hết 1’40”-1’5”. Kết quả giám sát hoạt động lưng của 14 công nhân với 1002 thao tác nâng nhấc khi làm việc ở bộ phận tạo hình (bốc gạch từ băng tải lên xe), được trình bày trong hình dưới đây: Hình 3.1. Nguy cơ RLTL ở công nhân bốc gạch từ băng tải lên xe đẩy Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung của công nhân ở bộ phận tạo hình, bốc gạch từ băng tải lên xe ở mức cao (70%). Xét theo từng yếu tố, nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng rất cao đối với các hoạt động nâng nhấc gạch từ băng tải lên xe đẩy là góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa (98%), tần số nâng (98%) và tốc độ xoay thân trung bình (94%). Tốc độ nghiêng thân tối đa ở mức nguy cơ trung bình (34%), còn mô men tối đa ở mức nguy cơ thấp (27%). Khi hạ gạch xuống xếp thành hàng ở nhà phơi gạch, công nhân đứng song song với xe gạch, xoay thân bốc gạch trên xe (hàng trên cùng cao so với mặt đất khoảng 120cm), rồi xoay thân lại cúi xuống xếp đặt gạch thành hàng. Thường khi cúi xếp gạch, công nhân cong lưng nhưng chân vẫn thẳng. Kết quả giám sát hoạt động lưng của 3 công nhân với 232 thao tác hạ gạch từ xe đẩy xếp thành hàng ở nhà kính phơi gạch, được trình bày trong hình dưới đây: Hình 3.2. Nguy cơ RLTL ở công nhân hạ gạch từ xe đẩy xuống xếp thành hàng tại nhà phơi gạch Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung của công nhân ở bộ phận tạo hình, hạ gạch từ xe đẩy xuống xếp thành hàng tại nhà kính phơi gạch ở mức cao (69%). Xét theo từng yếu tố, nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng rất cao đối với các hoạt động hạ gạch từ xe đẩy xuống là góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa (98%), tần số hạ (98%) và tốc độ xoay thân trung bình (98%). Tốc độ nghiêng thân tối đa ở mức nguy cơ trung bình (31%), còn mô men tối đa ở mức nguy cơ thấp (21%). Công đoạn phơi đảo gạch mộc Sau 72-100 giờ phơi, gạch được đảo (xếp lại cho khô đều). Người lao động lấy gạch từ các chồng xếp sát nhau, xếp lại thành hàng khác (nghiêng, có khoảng trống và cao tối đa là 15 hàng). Khi phơi đảo gạch thường công nhân nâng, hạ từng viên một nhưng liên tục ở tư thế cúi lom khom. Kết quả giám sát hoạt động lưng của 3 công nhân với 107 thao tác nâng, hạ phơi đảo gạch tại nhà kính phơi gạch, được trình bày trong hình dưới đây: Hình 3.3. Nguy cơ RLTL của công nhân ở bộ phận phơi đảo gạch Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung của công nhân ở bộ phận phơi đảo gạch tại nhà kính phơi gạch ở mức trung bình (43%). Xét theo từng yếu tố, nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng rất cao đối với các hoạt động phơi đảo gạch là tần số nâng hạ (98%) và góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa (88%). Tốc độ xoay thân trung bình, tốc độ nghiêng thân tối đa ở mức nguy cơ trung bình và mô men tối đa ở mức nguy cơ thấp (8 -10%). Vận chuyển, xếp lên goong: Khi gạch đã được phơi đủ độ khô ở nhà phơi gạch, công nhân bốc gạch lên xe cải tiến đẩy đến khu vực sấy để xếp lên goong. Tại nơi xếp goong, một công nhân cúi lấy gạch từ xe cải tiến đưa lên cho một công nhân khác đứng trên goong để xếp (có thể cúi để xếp gạch ở nhũng hàng dưới hoặc vươn cao để xếp gạch ở những hàng trên). Kết quả giám sát hoạt động lưng của 2 công nhân với 250 thao tác nâng, hạ xếp goong, được trình bày trong hình dưới đây: Hình 3.4. Nguy cơ RLTL ở công nhân xếp gạch vào goong Mặc dù nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung của 2 công nhân ở bộ phận xếp goong như nhau và đều ở mức cao (71%), nhưng các yếu tố nguy cơ thành phần thì khác nhau. Công nhân đứng ở trên, nguy cơ do góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa cao hơn người đứng dưới (100% so với 66%). Nguy cơ do tốc độ xoay thân trung bình của người đứng trên cũng cao hơn người đứng dưới (91% so với 74%). Ngược lại, nguy cơ do mô men tối đa của người đứng dưới lại cao hơn đáng kể so với người đứng trên (64% so với 10%). Điều này cho thấy người đứng dưới luôn vươn tay ra đưa viên gạch cho người đứng trên, còn người đứng phía trên lại phải cúi và xoắn vặn thân mình nhiều hơn. Công đoạn sấy – nung, ra lò – phân loại, xếp kiêu: Khi goong đầy, được đẩy vào hầm sấy, rồi chuyển vào lò nung. Sau khi nung, goong gạch sản phẩm được đưa ro khỏi lò nung để nguội. Hai đến 4 công nhân đứng trên goong cúi xuống lấy gạch rồi đứng thẳng lên tung chuyền cho người đứng dưới xếp vào xe cải tến (mỗi lần tung 1 hoặc 2 viên gạch). Khi xe cải tiến đầy, chúng được đẩy ra bãi chứa, gạch được chuyển từ trên xe cải tiến xuống xếp thành kiêu. Công đoạn xếp gạch thành phẩm lên ô tô: Kết quả giám sát hoạt động lưng của 2 công nhân với 57 thao tác bốc xếp các hộp gạch nem 40x40cm (gạch lát trên lớp chống nóng) nặng 15kg lên xe tải được trình bày trong hình dưới đây: Hình 3.5. Nguy cơ RLTL ở công nhân bốc xếp hộp gạch nem lên xe tải Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung của công nhân ở bộ phận bốc xếp gạch lên xe tải ở mức cao (83%). Xét theo từng yếu tố, nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng rất cao đối với các hoạt động bốc xếp gạch lên xe tải là tần số nâng hạ (98%), tốc độ xoay thân trung bình (98%) và góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa (98%). Mô men tối đa cũng ở mức nguy cơ cao (62%), còn tốc độ nghiêng thân tối đa ở mức nguy cơ trung bình (57%). Nhận xét chung về hoạt động nâng nhấc trong sản xuất gạch tuynel: Tại tất cả các vị trí làm việc tại cơ sở sản xuất gạch tuynel, công nhân làm việc liên tục với các thao tác nâng hạ gạch, kéo đẩy xe. Tuy trọng lượng nâng hạ mỗi lần không lớn (nặng nhất cũng chỉ hơn 10kg) nhưng tần số nâng hạ thuộc loại rất cao (61-360 lần/giờ). Đặc biệt khi nâng hạ, công nhân thường đứng cố định, xoay thân mình và cúi gập lưng lấy hặc hạ xếp gạch, rất ít công nhân hạ thấp trọng tâm bằng cách gập đầu gối. Hình 3.6. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng theo từng yếu tố ở công nhân sản xuất gạch tuynel Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng của công nhân rất cao ở tất cả các bộ phận trong sản xuất gạch tuynel là tần số nâng/hạ (cả 5 công việc được khảo sát đều có mức nguy cơ tính theo tần số nâng/hạ là 98%). Nguy cơ do góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa ở cả 5 công việc được khảo sát cũng ở mức rất cao (88-100%). Trừ công việc phơi đảo gạch, nguy cơ do tốc độ xoay thân trung bình đối với 4 công việc còn lại ở mức rất cao (91-98%). Trong 5 công việc được khảo sát, 4 công việc có nguy cơ do tốc độ nghiêng thân trung bình ở mức trung bình (31-57%), chỉ có ở bộ phận phơi đảo là có nguy cơ thuộc mức thấp (8%). Bốn trong năm công việc được khảo sát có nguy cơ do mô men tối đa ở mức thấp (10-27%), riêng bốc gạch lên xe tải có mức nguy cơ cao (62%). Hình 3.7. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung ở công nhân sản xuất gạch tuynel Xét ở góc độ tư thế, nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung của công nhân ở đa số các bộ phận trong sản xuất gạch tuynel đều ở mức cao. Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung cao nhất là ở khâu bốc xếp gạch lên xe tải (83%), tiếp đến là xếp goong (71%), bốc gạch từ băng tải lên xe đẩy (70%) và hạ gạch từ xe đẩy xuống xếp thành hàng ở nhà kính phơi gạch (69%). Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung thấp nhất ở bộ phận phơi đảo cũng ở mức nguy cơ trung bình (43%). 3.2.2.Kết quả phân tích đánh giá tại cơ sở sản xuất gạch ốp lát granite Quy trình công nghệ sản xuất gạch granite được trình bày tóm tắt theo sơ đồ dưới đây: Nghiền ướt Nguyên liệu (đất sét, cao lanh) Xả thành hồ Sấy phun thành hạt bột Đưa vào Xyclon Tạo hình (máy ép thành sản phẩm mộc) Nung Sấy Đóng hộp Bốc nhám Mài bóng Mài vát cạnh Kho thành phẩm Hầu hết các công đoạn sản xuất gạch granit đều tự động, chỉ có một số vị trí người lao động phải thực hiện các thao tác thủ công, đó là: bốc nhám (bốc sản phẩm sau khi đã mài vát cạnh); bốc bán thành phẩm lên kệ để cấp cho hệ thống máy mài đánh bóng; đóng gói sản phẩm; bốc xếp sản phẩm lên xe tải. Bốc nhám Tại bộ phận bốc nhám (bốc gạch nhám không đánh bóng): Người công nhân bốc gạch từ mặt bàn ở cuối băng chuyền xếp vào kệ. Mỗi lần, công nhân có thể bốc một viên hoặc 2-3 viên (tùy từng người). Mỗi viên gạch granit kích thước 60x60cm nặng 8,7kg. Mỗi vị trí bốc nhám gồm 2 công nhân thay đổi nhau làm liên tục trong ca. Kết quả giám sát hoạt động lưng của 5 công nhân với 237 thao tác nâng nhấc khi làm việc ở bộ phận bốc nhám được trình bày trong hình dưới đây: Hình 3.8. Nguy cơ RLTL ở công nhân bốc nhám Nguy cơ rối loạn cơ xương cột sống thắt lưng trung bình chung của công nhân ở bộ phận bốc nhám ở mức khá cao (79%). Xét theo từng yếu tố, nguy cơ rất cao đối với các hoạt động nâng nhấc ở bộ phận bốc nhám là tần số nâng, mô men tối đa và góc cúi tối đa theo mặt dọc giữa (cùng 98%). Nguy cơ do tốc độ xoay thân trung bình cũng khá cao (71%), còn tốc độ nghiêng thân tối đa ở mức nguy cơ thấp (28%). Đóng gói gạch Tại bộ phận đóng hộp gạch, hai công nhân tiếp quản hộp đã đủ 4 viên do một công nhân khác bốc từ băng chuyền xuống xếp vào, khiêng đặt sang bàn máy đóng gói, kéo dây, máy kéo căng dây rồi dập nút, khiêng xoay để dây buộc đủ 4 cạnh. Khi hộp gạch đã được đóng gói xong, hai công nhân đó khiêng hộp gạch (35kg)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_294_434_1869905.doc
Tài liệu liên quan