Luận văn Điều tra cây cảnh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3

4. Đóng góp của luận văn .3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.3

Chương 1. TỔNG QUAN.4

1.1. Tổng quan về cây cảnh .4

1.1.1. Sơ lược về cây cảnh.4

1.1.1.1. Khái niệm cây cảnh .4

1.1.1.2. Phân loại cây cảnh.4

1.1.1.3. Lịch sử phát triển cây cảnh.5

1.1.2. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở Việt Nam.6

1.1.3. Tổng quan về cây cảnh ở thành phố Sa Đéc .7

1.1.3.1. Tình hình sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc .7

1.1.3.2. Thuận lợi và khó khăn của sản xuất cây cảnh ở Sa Đéc .8

1.1.4. Vài nét về lịch sử làng hoa kiểng Tân Qui Đông. .9

1.2. Một số nghiên cứu về cây cảnh .10

1.2.1. Một số nghiên cứu cây cảnh trên thế giới .101.2.2. Một số nghiên cứu cây cảnh ở Việt Nam .11

1.3. Tổng quan về vùng nghiên cứu .13

1.3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của thành phố Sa Đéc .13

1.3.1.1. Vị trí địa lý.13

1.3.1.2. Khí hậu, thủy văn .14

1.3.2. Tổng quan về phường Tân Qui Đông.15

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .17

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .17

2.2. Nội dung nghiên cứu .18

2.3. Phương pháp nghiên cứu.19

2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên.19

2.3.2. Phương pháp chụp hình mẫu vật và xử lý hình.19

2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu.20

2.3.3.1. Đeo nhãn cho mẫu.20

2.3.3.2. Phương pháp ép và sấy khô mẫu.20

2.3.4. Phương pháp xác định tên khoa học.21

2.3.4.1. Phân tích những đặc điểm hình thái của các mẫu thu thập .21

2.3.4.2. Kiểm tra tên khoa học.22

2.3.5. Phương pháp trình bày mẫu.22

2.3.6. Phương pháp xây dựng danh lục thực vật .23

2.3.7. Phương pháp mô tả thực vật.23

2.3.8. Phương pháp khảo sát hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh.24

2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu .24

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.263.1. Thành phần loài cây cảnh được sản xuất, kinh doanh tại phường Tân Qui Đông,thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp.26

3.1.1. Thành phần loài cây cảnh theo hệ thống phân loại thực vật của Brummitt. .26

3.1.2. Thành phần loài cây cảnh theo người dân phường Tân Qui Đông .28

3.2. Mô tả đặc điểm hình thái một số loài cây cảnh. .29

3.2.1. Asplenium nidus L. .29

3.2.2. Crossandra infundibuliformis (L.) Nees .30

3.2.3. Celosia argentea L. .33

3.2.4. Gomphrena globosa L.34

3.2.5. Cananga odorata var. fruticosa (Craib) J.Sinclair.37

3.2.6. Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult. .39

3.2.7. Allamanda schottii Pohl .41

3.2.8. Tabernaemontana divaricata (L.) R.Br. ex Roem. & Schult.43

3.2.9. Tecoma stans (L.) Juss. ex Kunth.45

3.2.10. Lonicera japonica Thunb. .46

3.2.11. Combretum indicum (L.) DeFilipps .48

3.2.12. Evolvulus glomeratus Nees & C. Mart.51

3.2.13. Jatropha integerrima Jacq.53

3.2.14. Erythrina fusca Lour. .55

3.2.15. Aeschynanthus pulcher (Blume) G.Don.57

3.2.16. Clerodendrum thomsoniae Balf.f. .58

3.2.17. Plectranthus scutellarioides (L.) R.Br. .61

3.2.18. Cuphea hyssopifolia Kunth .64

3.2.19. Lagerstroemia indica L. .66

3.2.20. Galphimia gracilis Bartl.683.2.21. Hibiscus rosa-sinensis L.70

3.2.22. Melastoma malabathricum L. .72

3.2.23. Callistemon citrinus (Curtis) Skeels.74

3.2.24. Turnera subulata Sm.75

3.2.25. Antigonon leptopus Hook. & Arn.77

3.2.26. Portulaca oleracea L.80

3.2.27. Ixora javanica (Blume) DC.83

3.2.28. Mussaenda philippica A.Rich. .85

3.2.29. Murraya paniculata (L.) Jack.87

3.2.30. Brunfelsia pauciflora (Cham. & Schltdl.) Benth. .89

3.2.31. Angelonia salicariifolia Bonpl .90

3.2.32. Leucophyllum frutescens (Berland.) I.M. Johnst.92

3.2.33. Duranta erecta L. .95

3.2.34. Lantana camara L. .98

3.2.35. Aglaonema costatum N.E.Br. .100

3.2.36. Anthurium andraeanum Linden ex André.103

3.2.38. Canna X generalis L.H. Bailey & E.Z. Bailey.106

3.2.39. Heliconia psittacorum L.f. .108

3.3. Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh.110

3.3.1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn.110

3.3.2. Nội dung khảo sát.112

3.3.2.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cây cảnh.112

3.3.2.2. Đánh giá cây cảnh nhập nội và cây cảnh có nguồn gốc trong nước. .120

3.4. Thảo luận .128KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.131

1. Kết luận.131

2. Kiến nghị .132

TÀI LIỆU THAM KHẢO .133

PHỤ LỤC .1

pdf237 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra cây cảnh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phố Hồ Chí Minh với 8/62 phản hồi (12,9%), tiêu thụ trong tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp với 5/62 phản hồi (8,1%). Thị trường nước ngoài tương đối hẹp, chỉ tập trung ở Châu Á với 3 nước: Campuchia, Singapore, Trung Quốc, tiêu thụ mạnh nhất ở Campuchia với 6/62 phản hồi (9,7%). Có thể vì Đồng Tháp có đường biên giới với Campuchia nên việc xuất cây cảnh qua Campuchia thuận lợi hơn so với Singapore và Trung Quốc. Riêng đối với thị trường châu Âu cũng như các thị trường khác trên thế giới, cây cảnh Tân Qui Đông chưa xâm nhập được. Trong khi nhu cầu tiêu thụ cây cảnh trên thị trường thế giới rất lớn [76], [66]. Kết quả này gần giống với nhận xét của Trần Thị Út Linh - Trung tâm chính sách chiến lược nông nghiệp và nông thôn miền Nam “Đối với thị trường tiêu thụ cây cảnh Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đứng thứ 2 là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,... Ngoài ra, cây cảnh Đồng Tháp đã được tiêu thụ ở một số nước như Đài Loan, Trung Quốc Tuy nhiên, tỉ trọng tiêu thụ ở các nước này rất ít và không ổn định” [21]. Thực trạng này không chỉ xảy ra đối với cây cảnh Đồng Tháp mà gần như là thực trạng chung đối với cây cảnh Việt Nam. Vấn đề này cũng được Trần Thị Kim Lý đánh giá “Phần lớn các loại cây cảnh Việt Nam sản xuất được phục vụ cho các thị trường trong nước. Một số lượng nhỏ được xuất khẩu sang Nga, châu Âu, Trung Quốc và Thái Lan” [21]. Để cây cảnh Tân Qui Đông xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới, chính quyền địa phương cần có biện pháp hỗ trợ cho người dân về thông tin thị trường, thủ tục, tiêu chuẩn của từng quốc gia nhập khẩu. Từ các thông tin trên, các cơ quan có thẩm quyền nên quy hoạch lại sản xuất, hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân quy trình kỹ thuật sản xuất nhằm thu được sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu. Có thể tổ chức theo hình thức liên kết giữa nông dân trồng cây cảnh với các công ty xuất khẩu cây cảnh tổ chức thành các hiệp hội chuyên hoạt động trong lĩnh vực cây cảnh. Với hình thức sản xuất liên kết hiệp hội, người dân ổn định đầu ra sản phẩm và được hỗ trợ vốn, kĩ thuật, thông tin thị trường từ các công ty. Mô hình này đã mang lại hiệu quả cao cho ngành công nghiệp cây cảnh của Phi-líp-pin [74]. 120 Xuất xứ, nguồn giống ban đầu của các loại cây cảnh được trồng ở Tân Qui Đông Nghiên cứu thu được 86 phản hồi, với 9 (10,5%) mua ở nước ngoài qua các chuyến du lịch, 37 (43%) mua từ các cơ sở sản xuất giống trong nước, chủ yếu là các công ty giống ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Lạt có đại lý ở thành phố Sa Đéc, 1 (1,2%) lấy từ cây hoang dại trong tự nhiên của Việt Nam, 39 (45,3%) trao đổi giống với các nơi sản xuất cây cảnh khác. Kết quả trên cho thấy rằng, một bộ phận lớn người dân trồng cây cảnh (45,3%) sử dụng nguồn giống từ các nơi sản xuất cây cảnh khác. Có thể, ở thời điểm hiện nay hoạt động sản xuất giống ở trại giống Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, vì vậy người dân phải mua giống của các công ty ở các tỉnh, thành khác. Việc mua cây cảnh ở nước ngoài qua các chuyến du lịch tuy chiếm tỷ lệ không cao (10,5%), nhưng có thể các loại cây cảnh này tìm ẩn nguy cơ mang đến dịch hại cho các loại thực vật khác ở địa phương, vì chúng chưa được kiểm dịch thực vật, trong khi đó không có giống cây cảnh nào được nhập khẩu bằng con đường chính thống có kiểm dịch thực vật theo quy định của nhà nước. Việc khai thác cây hoang dại từ tự nhiên của nước ta để làm cảnh chưa được người trồng cây cảnh quan tâm nhiều (1,2%), trong khi tài nguyên thực vật ở nước ta được xếp vào các nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với rất nhiều loại cây có thể làm cảnh [9], [13]. Thực trạng này không chỉ riêng ở Tân Qui Đông, mà còn xảy ra ở Đà Lạt. Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt “95% cây giống hoa của Đà Lạt được nhập khẩu từ nước ngoài” [81]. Vì vậy, chúng ta có thể chú ý khai thác các chủng loại cây đẹp, mọc tự nhiên ở Việt Nam để làm cảnh, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc nguồn giống nhập khẩu từ nước ngoài. 3.3.2.2. Đánh giá cây cảnh nhập nội và cây cảnh có nguồn gốc trong nước. So sánh giống cây cảnh trong nước và nước ngoài về hình dáng bên ngoài, sức mua và giá bán. 121 Bảng 3.2. So sánh giống cây cảnh trong nước và nước ngoài. TT Tên cây cảnh Giống Số người phản hồi Hình dáng bên ngoài Sức mua Giá bán 1 Bụp trong nước (Bụp thường) 1 đẹp như nhau nhiều thấp nước ngoài (Bụp Thái) ít cao 2 Bụp trong nước (Bụp thường) 3 không đẹp bằng ít Thấp nước ngoài (Bụp Thái) đẹp nhiều cao 3 Hồng trong nước 1 không đẹp bằng ít Thấp nước ngoài (Pháp) đẹp nhiều cao 4 Mười giờ trong nước 3 không đẹp bằng ít bằng nhau nước ngoài (Mỹ, Thái) đẹp nhiều 5 Dừa cạn trong nước 4 không đẹp bằng ít Thấp nước ngoài đẹp nhiều cao 6 Dừa cạn trong nước 1 không đẹp bằng bằng bằng nước ngoài đẹp 7 Sen quan âm trong nước (giống Đà Lạt) 1 không đẹp bằng ít Thấp nước ngoài (Thái Lan) đẹp nhiều cao 8 Sứ trong nước 1 đẹp như nhau bằng bằng nước ngoài 9 Trang trong nước 1 không đẹp bằng ít thấp nước ngoài (Thái Lan) đẹp nhiều cao 10 Vạn thọ trong nước (Vạn thọ ta) 2 không đẹp bằng ít thấp nước ngoài (Vạn thọ Pháp) đẹp nhiều cao 11 Xương rồng trong nước 1 không đẹp bằng ít bằng nước ngoài đẹp nhiều Nghiên cứu thu được 19 ý kiến của 19/50 người dân trồng cây cảnh với 9 giống cây cảnh vừa có giống trong nước và giống nước ngoài được so sánh. Về tiêu chuẩn so sánh hình dáng bên ngoài của cây cảnh, kết quả thu được như sau: 122 Biểu đồ 3.7. So sánh hình dáng bên ngoài cây cảnh giống trong nước và nước ngoài. Kết quả cho thấy đa phần người dân trồng cây cảnh nhận xét cây cảnh giống trong nước không đẹp bằng giống nước ngoài 17/19 phản hồi (89,5%), trong khi đó chỉ có 2/19 phản hồi (10,5% ) đánh giá cây cảnh giống trong nước và giống nước ngoài đẹp bằng nhau, không có ý kiến nào đánh giá giống trong nước đẹp hơn giống nước ngoài. Đối với các loại cây cảnh như: Bụp, Hồng, Mười giờ, Dừa cạn, Vạn thọ, Xương rồng các loại giống nước ngoài đẹp hơn giống trong nước bởi chúng có màu sắc đa dạng, nhiều hoa, hoa lớn. Đối với cây cảnh nội thất như Sen quan âm, giống mua từ Thái Lan đẹp hơn giống của Đà Lạt vì lá nhặt, vóc dáng cân đối hơn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Biểu đồ 3.8. So sánh sức mua cây cảnh trong nước và nước ngoài. 0,0 89,5 10,5 89,5 0,0 10,5 0 20 40 60 80 100 Đẹp Không đẹp bằng Đẹp bằng nhau Đẹp Không đẹp bằng Đẹp bằng nhau Giống trong nước Giống trong nước Giống trong nước Giống nước ngoài Giống nước ngoài Giống nước ngoài % Phản hồi 5,3 10,5 84,2 84,2 10,5 5,3 0 20 40 60 80 100 Nhiều Bằng Ít Nhiều Bằng Ít Giống trong nước Giống trong nước Giống trong nước Giống nước ngoài Giống nước ngoài Giống nước ngoài % Phản hồi 123 Theo ý kiến của người dân, với cùng 1 giống cây cảnh thì sức mua cây cảnh giống trong nước thấp hơn so với cây cảnh giống nước ngoài với 16/19 phản hồi (84,2%), chỉ có 1/19 phản hồi (5,3%) đánh giá sức mua cây cảnh giống trong nước cao hơn giống nước ngoài. Và điều này thường gặp ở những loại cây công trình: Bụp (1/4 ý kiến về loài này), Dừa cạn (1/5 ý kiến về loài này). “Cây công trình thường yêu cầu số lượng lớn, kích cỡ đồng nhất, giá rẻ, thường không xem trọng tiêu chí hình dáng bên ngoài đẹp” (Theo ý kiến chú Nguyễn Văn Tỵ - khóm Sa Nhiên, vừa trồng, vừa thu mua cây cảnh cung ứng cho các công trình). Vì vậy đối với một số cây công trình, sức mua giống trong nước cao hơn giống nước ngoài. Biểu đồ 3.9. So sánh giá bán cây cảnh trong nước và nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần giá bán cây cảnh giống trong nước thấp hơn giống nước ngoài với 13/19 ý kiến (68,4%), chỉ có 6/19 ý kiến (31,6%) đánh giá cây cảnh giống trong nước có giá bán bằng với giống nước ngoài. Nhận xét chung Với cùng 1 loại cây cảnh nếu có cả giống nước ngoài và giống trong nước, thì giống nước ngoài vượt trội hơn giống trong nước về hình dáng bên ngoài (89,5%), sức mua (84,2%) và giá bán (68,4%). Ngoài ra, đối với Sứ, giống nước ngoài còn có một số ưu điểm khác như: dễ trồng, dễ chăm sóc, tỷ lệ sống cao (theo ý kiến chú Hà Văn Sức - khóm Sa Nhiên). Có rất ít ý kiến đánh giá giống trong nước vượt trội hơn giống nước ngoài: 0,0 31,6 68,4 68,4 31,6 0,0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Cao Bằng Thấp Cao Bằng Thấp Giống trong nước Giống trong nước Giống trong nước Giống nước ngoài Giống nước ngoài Giống nước ngoài % Phản hồi 124 Về hình dáng bên ngoài có 10,5% ý kiến cho rằng giống trong nước đẹp bằng giống nước ngoài. Về sức mua có 5,3% ý kiến đánh giá sức mua giống trong nước cao hơn giống nước ngoài, 10,5% ý kiến đánh giá sức mua giống trong nước bằng giống nước ngoài. Về giá bán có 31,6% cho rằng giá bán cây cảnh giống trong nước bằng giống nước ngoài. Ngoài ra, đối với một số loại cây, tùy theo từng thời điểm mà giống trong nước hay giống nước ngoài có sức mua cao. Ví dụ như Xương rồng giống xuất xứ Trung Quốc màu sắc đa dạng, nhưng khả năng sống kém, thường chỉ sống được một thời gian ngắn, nên được giới trẻ ưa chuộng, và chỉ tiêu thụ mạnh vào dịp tết. Xương rồng giống trong nước tuy hình dáng bên ngoài không đẹp bằng nhưng có khả năng sống tốt hơn, nên là đối tượng được lựa chọn của người “chơi” Xương rồng chuyên nghiệp và thường tiêu thụ mạnh vào những ngày thường (theo ý kiến của cô Nguyễn Thị Chín- Khóm Sa Nhiên). Có thể vì hình dáng, màu sắc, của cây cảnh giống trong nước không đẹp bằng giống nước ngoài nên dẫn đến sức mua và giá bán thấp hơn so với giống nước ngoài. Lí do dẫn đến sức mua cao của các giống cây cảnh trong nước hoặc nước ngoài Bảng 3.3. Lí do dẫn đến sức mua cao của các giống cây cảnh. TT Tên cây cảnh Giống Số người phản hồi Lí do Đẹp Lạ Dễ trồng, dễ chăm sóc Giá rẻ 1 Bụp nước ngoài 3 X 2 Bụp trong nước 1 X X 3 Hồng nước ngoài 1 X X 4 Mười giờ nước ngoài 3 X 5 Dừa cạn nước ngoài 4 X 6 Sen quan âm nước ngoài 1 X 7 Trang nước ngoài 1 X 8 Vạn thọ nước ngoài 2 X 9 Xương rồng nước ngoài 1 X 125 Đối với, lí do dẫn đến sức mua cao của các giống cây cảnh trong nước hoặc nước ngoài chúng tôi thu được 19 phản hồi của 17/50 người với 16/17 người đánh giá giống nước ngoài có sức mua cao, 1/17 người đánh giá giống trong nước có sức mua cao, đối với 8 giống cây cảnh. Đối với cây cảnh giống nước ngoài, nguyên nhân chính dẫn đến sức mua cao là do hình dáng bên ngoài đẹp với 16/17 phản hồi đối với cây cảnh giống nước ngoài (94,1%), lạ với 1/17 phản hồi (5,9%). Nguyên nhân chính dẫn đến sức mua cao đối với cây cảnh giống trong nước là do dễ trồng, dễ chăm sóc, giá rẻ (100% phản hồi đối với cây cảnh giống trong nước). Như vậy, đối với cây cảnh giống nước ngoài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sức mua cao là do hình dáng bên ngoài đẹp, trong khi đó nguyên nhân chính dẫn đến sức mua cây cảnh giống trong nước cao chủ yếu là do dễ trồng, dễ chăm sóc và giá bán rẻ. Như vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của giống trong nước các nhà lai tạo giống cần tạo các giống mới đẹp, cân đối về hình dáng và màu sắc đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Các giống cây cảnh nước ngoài không được người tiêu dùng ưa chuộng và cách xử lý Bảng 3.4. Các giống cây cảnh nước ngoài không được người tiêu dùng ưa chuộng và cách xử lý. TT Tên cây cảnh Thời gian bắt đầu trồng Thời điểm không được người tiêu dùng ưa chuộng Cách xử lý Phá hủy Để chúng phát triển tự nhiên không chăm sóc 1 Bạch mã hoàng tử Khoảng năm 2000 Năm 2013 X X 2 Cúc thạch thảo Khoảng năm 2000 Khoảng năm 2010 X 3 Da nhật Khoảng năm 1994 Khoảng năm 2008 X X 4 Dứa Nam Mỹ Khoảng năm 2007 Năm 2013 X 5 Đuôi phụng, Tai tượng đuôi chồn Khoảng năm 2005 Khoảng năm 2008 X X 6 Gia huy Khoảng năm 1980 Năm 2013 X 7 Kè Mỹ Khoảng năm 2003 Khoảng năm 2006 X 8 Phát tài đỏ Khoảng năm 2000 Khoảng năm 2006 X X 9 Sò đo cam Khoảng năm 2000 Khoảng năm 2010 X 126 Theo ý kiến của các hộ dân được phỏng vấn, qua thời gian họ đều phải bỏ những giống cũ trồng các giống cây cảnh khác hoặc đối với các hộ chuyên trồng một loài cây cảnh nào đó theo sở trường thì họ cũng phải gia tăng thêm các giống mới của loài đó, vì có một số giống cây cảnh không còn được người tiêu dùng ưa chuộng, trong đó có cả giống trong nước và giống nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi thị trường không còn nhu cầu đối với một giống cây cảnh nào đó, một số hộ dân may mắn bán được, và một số hộ không bán được, trong đó có một số hộ không nhớ tên những giống cây cảnh mình đã bỏ. Vì vậy, ở nội dung này chúng tôi chỉ thu được thông tin về 9 giống cây cảnh không được người tiêu dùng ưa chuộng. Với các giống cây cảnh trồng giàn, có thời gian sống dài và không chiếm quá nhiều diện tích đất như Bạch mã hoàng tử, Da nhật, Dứa Nam Mỹ, Đuôi phụng, Gia huy, Phát tài đỏ, khi chúng không còn được người tiêu dùng ưa chuộng đa số người dân thường chuyển chúng xuống đất đặt dưới giàn để chúng sinh trưởng, phát triển tự nhiên, và đặt những giống thị trường đang có nhu cầu cao lên trên giàn. Bởi vì, theo kinh nghiệm của người dân sau một thời gian có thể các giống cây cảnh đó lại được tiêu thụ trở lại. Nếu sau một thời gian, thị trường vẫn không có nhu cầu thì người trồng mới phá bỏ chúng đi. Tuy nhiên, đối với các giống cây cảnh trồng dưới đất và chiếm diện tích khá lớn như Kè Mỹ, Sò đo cam khi chúng không được người tiêu dùng ưa chuộng người trồng thường xử lý bằng cách đốn bỏ chúng đi và trồng các giống cây cảnh khác. Điều này cho thấy thị hiếu của người tiêu dùng không ngừng thay đổi theo thời gian. Và người trồng cũng không ngừng thay đổi giống mới hàng năm, bỏ các giống cũ. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ mất các giống cây cảnh truyền thống của địa phương và cùng với nó là sự gia tăng của các giống nhập nội. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cây cảnh nên có kế hoạch bảo tồn các giống truyền thống và tạo các giống cây cảnh đặc trưng cho địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung [50]. Khả năng tái sinh sau khi bị phá hủy của cây cảnh giống nước ngoài. Bảng 3.5 cho thấy, số lượng các giống cây cảnh nước ngoài bị người dân phá bỏ khá ít và khả năng tái sinh của chúng cũng không cao 2/7 (28,6%). Phát tài đỏ có khả năng tái sinh nhưng với tốc độ tương đối chậm, khoảng 3,5 tháng, nếu sau khi chặt còn gốc, nếu không còn gốc thì nó không có khả năng tái sinh. Riêng đối với Sò đo cam 127 (Spathodea campanulata Beauv), theo đánh giá của người dân nó có khả năng tái sinh khá nhanh khoảng 1,5 tháng, và có thể phát tán ra khỏi nơi trồng nó ban đầu, bởi vì nó có khả năng sinh sản bằng hạt và từ hệ rễ của nó có thể phân chia để hình thành cây con. Loài này được xếp vào danh sách 100 loài ngoại lai xâm lấn nguy hiểm của thế giới vì nó có khả năng xâm lấn vào các khu vực nông nghiệp, rừng trồng và hệ sinh thái tự nhiên làm chết các cây khác và nó trở thành cây phổ biến ở các khu vực đó [70]. Tuy nhiên, hiện nay Sò đo cam chưa thể hiện là loài ngoại lai xâm lấn ở Tân Qui Đông cũng như các vùng khác trên nước ta mặc dù nó đã được du nhập vào nước ta hơn 50 năm [36]. Bảng 3.5. Khả năng tái sinh sau khi bị phá hủy của một số cây cảnh giống nước ngoài. TT Tên cây cảnh Không có khả năng tái sinh Có khả năng tái sinh Nhanh Chậm 1 Bạch mã hoàng tử X 2 Cúc thạch thảo X 3 Da Nhật X 4 Đuôi phụng, Tai tượng đuôi chồn X 5 Kè Mỹ X 6 Phát tài đỏ Khoảng 3,5 tháng 7 Sò đò cam Khoảng 1,5 tháng Đánh giá khả năng phát tán của cây cảnh giống nước ngoài sau một thời gian chúng được phát triển tự nhiên. Theo nhận định của người dân, cây cảnh giống nước ngoài khi được người dân chuyển xuống đất để chúng sinh trưởng, phát triển tự nhiên thì chúng không có khả năng phát tán ra các vùng khác (bảng 3.6). Như vậy, tính đến thời điểm này ở Tân Qui Đông các loài cây cảnh ngoại lai chưa có khả năng xâm lấn. 128 Trâm ổi (Lantana camara L.) là loại ngoại lai xâm lấn nguy hiểm ở nhiều nơi trên thế giới, ở phía Đông Nam Queensland (Úc) Lantana camara L. được xếp hạng là cỏ dại đáng chú ý nhất của khu vực phi nông nghiệp, nó tiết chất Allelopathic có thể làm giảm sức sống của các loài cây gần đó và phát triển, lấn át các loài khác, là loài dưới tán ưu thế làm gián đoạn quá trình tái sinh, giảm đa dạng sinh học của rừng nguyên sinh khi chúng xâm nhập, đồng thời là nơi chứa mầm bệnh nguy hiểm: muỗi gây bệnh sốt rét ở Ấn Độ. Trong điều kiện của nước ta, có thể do diện tích trồng cây cảnh của các hộ dân khá nhỏ, nếu xuất hiện các loài cây họ không mong muốn, họ sẽ phá hủy chúng ngay vì vậy cho đến nay Lantana camara L và Spathodea campanulata Beauv chưa trở thành loài ngoại lai xâm lấn ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên có cơ chế giám sát sự phát triển của hai loài này. Bảng 3.6. Khả năng phát tán của cây cảnh giống nước ngoài sau một thời gian chúng được phát triển tự nhiên. TT Tên cây cảnh Không phát triển lan ra các vùng khác 1 Bạch mã hoàng tử X 2 Da nhật X 3 Dứa Nam Mỹ X 4 Đuôi phụng, Tai tượng đuôi chồn X 5 Gia huy X 6 Phát tài đỏ X 3.4. Thảo luận Có thể nói cây cảnh được trồng ở Tân Qui Đông đa dạng về thành phần loài, với 280 taxa cây cảnh được ghi nhận, 217 taxa xác định được tên khoa học đến loài thuộc 171 chi, 74 họ. Có 63 taxa cây cảnh không xác định được tên khoa học đến loài thuộc 23 họ. Đa phần những hộ dân được phỏng vấn đều trồng nhiều chủng loại cây cảnh khác nhau và họ thường xuyên thay đổi, bổ sung các loại cây cảnh mới theo thời gian. Chủng loại cây cảnh ở Tân Qui Đông cũng theo xu hướng của các nước trong khu vực 129 Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, nhưng có lẽ chủng loại cây cảnh của nước ta đi sau các nước này [58], [62]. Kĩ thuật sản xuất cây cảnh ở Tân Qui Đông theo phương pháp truyền thống: sử dụng nguồn nước sông, phân rơm không được kiểm tra chất lượng được mua từ địa phương khác, hóa chất bảo vệ thực vật. Với kĩ thuật sản xuất này, có thể sản lượng và chất lượng cây cảnh không ổn định. Nếu nguồn phân rơm bị nhiễm bệnh sẽ ức chế sinh trưởng, phát triển của cây, có thể dẫn đến chết cây. Theo ý kiến ông Hồ Văn Thời - khóm Tân Hiệp, tết năm 2013 có thể do phân rơm nhiễm bệnh gây chết hơn 1.000 giỏ Mai vạn phúc của ông. Đồng thời việc sử dụng nguồn nước sông, không qua xử lý, không sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, cũng có thể là nguồn gây bệnh cho cây và làm cạn kiệt tài nguyên nước. Bên cạnh đó việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để nghề trồng cây cảnh phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu xuất khẩu nên hướng dẫn, khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây cảnh: trồng cây trong nhà kính, sử dụng hệ thống tưới tự động, quản lý chất lượng nguồn nước tưới, sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân hóa học Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như giá trị cây cảnh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nguồn giống cây cảnh địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của người trồng. Đa phần người dân phải mua hạt giống từ các đại lý của các công ty sản xuất ở các tỉnh, thành khác (43%). Vì vậy, các cơ quan chức năng của tỉnh nên có kế hoạch hỗ trợ các cơ sở sản xuất, lai tạo giống, nhằm tạo các giống cây cảnh đặc trưng cho “Làng hoa Sa Đéc”. Việc người dân mua giống từ nước ngoài qua các chuyến du lịch góp phần gia tăng sự phong phú nguồn giống cây cảnh ở địa phương, tuy nhiên cũng mang đến nhiều rủi ro vì các loại cây cảnh này chưa qua kiểm dịch thực vật và có thể tiềm ẩn các mầm bệnh nguy hiểm. Kết quả nghiên cứu ở Anh cho thấy, từ năm 1970 – 2004 nước này đã ghi nhận 234 tác nhân gây bệnh cho thực vật, với 53% tác nhân gây bệnh đến từ các loài cây cảnh ngoại lai [61]. Người trồng cây cảnh thường chọn trồng các loại cây cảnh theo nhu cầu của thị trường, ít chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ, và họ thường xuyên bổ sung các chủng loại 130 cây mới, nhập nội. Từ đó, các loài cây cảnh ngoại lai ngày càng chiếm ưu thế và cùng với nó là sự mất đi ngày càng nhiều các loài cây cảnh bản địa truyền thống. 131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thành phần loài cây cảnh được sản xuất, kinh doanh tại phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Đã ghi nhận được 280 taxa cây cảnh, xác định tên khoa học của 217 loài cây cảnh, thuộc 171 chi, 75 họ, 4 nhóm thực vật. Họ có số lượng loài nhiều nhất là Apocynaceae với 16 loài. Đã xác định 4 nhóm cây cảnh chính ở Tân Qui Đông căn cứ vào thời gian gieo trồng trong năm và mục đích sử dụng: hoa thời vụ (hoa tết), kiểng nội thất, kiểng công trình, kiểng cổ-bonsai. Nhóm cây công trình chiếm đa số với 124/217 loài (57,1%), kiểng cổ-bonsai chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5,1%. Mô tả đặc điểm hình thái một số loài cây cảnh. Đã mô tả đặc điểm hình thái, cách thức nhân giống, của 39 loài cây cảnh Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cảnh. Thành phần các giống cây cảnh được trồng ở Tân Qui Đông đa dạng với 197 giống. Xuất xứ các giống cây cảnh được trồng ở Tân Qui Đông: 93,5% có xuất xứ nước ngoài, 6,5% có xuất xứ trong nước. Cây cảnh Tân Qui Đông phần lớn được tiêu thụ trong nước (93,5%). Lí do chính người dân lựa chọn trồng các loại cây cảnh là nhu cầu tiêu thụ cao (27,1%). Tiêu chí lựa chọn cây cảnh của người tiêu dùng là dựa vào hình thái bên ngoài, giá cả và tên gọi của cây không quan tâm về xuất xứ cây cảnh. Tên kiểng của các loại cây cảnh được đặt mang tính chất chủ quan, theo hướng mang ý nghĩa tốt đẹp 46,6%. Đánh giá cây cảnh nhập nội và cây cảnh có nguồn gốc trong nước. Cùng 1 loại cây cảnh, giống nước ngoài được đánh giá vượt trội hơn giống trong nước về hình dáng bên ngoài (89,5%), sức mua (84,2%) và giá bán (68,4%). Nguyên nhân chính dẫn đến sức mua cao của giống nước ngoài là hình dáng bên ngoài đẹp 93,8%. Nguyên nhân chính dẫn đến sức mua cao đối với cây cảnh giống trong nước là do dễ trồng, dễ chăm sóc, giá rẻ. Hiện nay, cây cảnh ngoại lai chưa có khả năng xâm lấn ở Tân Qui Đông. 132 2. Kiến nghị Cần tiềp tục tiến hành định danh tên khoa học của các taxa cây cảnh ở Tân Qui Đông ở nghiên cứu này chưa xác định được tên khoa học của loài. Có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu, tiến hành định danh tên khoa học của tất cả các loài cây cảnh trên địa bàn thành phố Sa Đéc. Cần tiến hành điều tra nguồn gốc, xuất xứ các loài cây cảnh được trồng trên địa bàn thành phố và hướng đến xây dựng cơ sở dữ liệu về cây cảnh cho “Thành phố hoa Sa Đéc”. 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Bá (2006), Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Ban chấp hành trung ương Đảng (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân nông thôn. 3. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Võ Văn Chi (1994), Cây cảnh, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. 5.Võ Văn Chi, Trần Hợp, Trịnh Minh Tân (1993), Bonsai, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Đảng (2003), Cây cảnh đẹp cho vị thuốc hay chữa bệnh, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 7. Hai, J.Q. (2002), Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh, Trần Mão (dịch) tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Hai, J.Q. (2002), Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh, Trần Mão (dịch), tập 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 9. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, tập 2, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, tập 3, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Lê Kim Hoàng (1993), Làng hoa Tân Qui Đông Sa Đéc, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, Đồng Tháp. 13. Trần Hợp (1993), Cây cảnh hoa Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Trần Hợp, Phạm Tạo, Minh Lê (1997), Hoa cây cảnh trong kiến trúc gia thất, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 15. Trần Hợp (1998), Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 16. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 134 17. Trần Hợp (2012), Tài nguyên cây cảnh Việt Nam, tập 1, Nxb Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 18. Hutchinson J. (1975), Những họ thực vật có hoa, Nguyễn Thạch Bích, Vũ Văn Chuyên, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Quý, Trịnh Đình Thanh (dịch), tập 1, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. 19. Phạm Kế (1994), Thú chơi hoa- cảnh- non bộ xưa và nay, Nxb Lao động, Hà Nội. 20. Ba Cà Khịa (2013), “Tám chuyện làng hoa cảnh”, Tạp chí hoa cảnh, 3, tr. 36-37, thành phố Hồ Chí Minh. 21. Đào Mạnh Khuyến (1996), Hoa và cây cảnh, Nxb Văn hóa dân tộc,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_26_8318787691_7422_1872768.pdf
Tài liệu liên quan