MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ và bản đồ
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .1
2. Mục tiêu của đề tài .3
3. Nhiệm vụ của đề tài.3
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu .3
5. Lịch sử nghiên cứu.3
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .5
7. Cấu trúc của đề tài.8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH .9
1.1. Khái niệm về du lịch .9
1.2. Tài nguyên du lịch.10
1.2.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch .10
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.11
1.3. Các vấn đề về du lịch bền vững .16
1.3.1. Khái niệm chung .16
1.3.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững .17
1.4. Các vấn đề về bảo tồn trong du lịch.18
1.4.1. Ở Việt Nam .18
1.4.2. Trên thế giới.19
Chương 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN
VĂN Ở BÌNH DƯƠNG.28
2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương .28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.28
152 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em rước kiệu Bà có lúc lên đến hơn 100.000 người. Sau lễ hội,
những người chưa dâng lễ tạ ơn Bà hoặc chưa thắp hương được trong ngày lễ chính,
còn ở lại vài ngày để cúng bái, thể hiện lòng thành kính đối với Bà.
Cùng với sự gia tăng về số khách du lịch, doanh thu du lịch từ lễ hội chùa Bà
cũng tăng lên đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều vào tổng doanh thu du lịch của
Bình Dương. Do đặc thù là điểm du lịch về tôn giáo, không thu vé tham quan nên
doanh thu từ lễ hội chính là sự tiêu dùng của du khách vào các dịch vụ như lưu trú,
giữ xe, mua nhang đèn, hoa quả cúng bái...Theo ước tính của Ban quản lý chùa Bà,
trong giai đoạn 2000 – 2011, doanh thu của các đơn vị, cá nhân trong dịp lễ hội tăng
từ 6 đến 9 lần, chủ yếu do sự gia tăng lượng khách và biến động của giá cả thị
trường.
Theo số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dương, giai đoạn
2002 – 2011, số khách đến viếng chùa Bà và tham gia lễ hội chùa Bà đã tăng lên
đáng kể. Điều này được thể hiện rõ rệt qua biểu đồ sau:
60
0
500
1000
1500
2000
2500
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
425
853
1545
2052
400
800
1500
2000
Số khách du lịch cả năm (Nghìn người)
Số khách du lịch trong lễ hội (Nghìn người)
Biểu đồ 2.3: Số khách du lịch tham quan Chùa Bà giai đoạn 2002 - 2011
2.3.4. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch các làng nghề truyền thống
* Khái quát về các làng nghề
Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ có nhiều làng nghề thủ công
truyền thống từ khá lâu đời. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống, trong đó nổi
bật nhất là các ngành nghề như sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ. Các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ Bình Dương có nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú, đa dạng; đặc
biệt có một số sản phẩm đạt chất lượng cao mang đậm tính văn hoá truyền thống
Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
a. Làng nghề sơn mài: Sơn mài Bình Dương nổi tiếng được khách hàng ưa
chuộng, bởi từ nguyên liệu gỗ đến khâu cuối cùng của sản phẩm phải trải qua quá
trình 25 công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi một nghệ thuật riêng tỷ mỉ và công phu.
Một qui trình sơn mỗi sản phẩm phải mất từ 3 đến 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu
chất lượng.
Làng nghề sơn mài được biết đến nhiều và tiêu biểu nhất ở Bình Dương, là
làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Làng sơn mài Tương Bình Hiệp thuộc xã Tương
Bình Hiệp, Thành phố Thủ dầu một, cách trung tâm thành phố 7km về phía bắc.
61
Đến đây, du khách được tận mắt nhìn thấy từng công đoạn của nghề truyền thống
độc đáo này. Tùy theo quy mô lớn nhỏ của từng gia đình, mỗi gia đình có thể đảm
nhận một khâu hoặc tất cả các khâu để hoàn thành một sản phẩm. Với hàng trăm hộ
làm sơn mài, làng Tương Bình Hiệp có thể xem như một xí nghiệp thủ công. Nhiều
sản phẩm sơn mài của làng nghề Tương Bình Hiệp đã đứng chân ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển của du lịch nhân văn, làng nghề
Tương Bình Hiệp đang tham gia mạnh mẽ vào hoạt động du lịch. Điều này đã góp
phần đáng kể trong việc đưa sản phẩm truyền thống đến gần người tiêu dùng hơn,
qua đó phát triển và bảo tồn nghề thủ công quý báu của Bình Dương nói riêng và
Việt Nam nói chung.
b.Làng nghề điêu khắc gỗ: nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ đã có từ lâu ở vùng
Thủ Dầu Một, Lái Thiêu mà ngày nay một số tác phẩm vẫn còn được trưng bày
trong các đình chùa, nhà dân. Với quy trình theo hướng chuyên môn hoá cao (mỗi
công đoạn điêu khắc gỗ được một nhóm thợ thực hiện như khắc chạm, đánh bóng,
mài giũa, phun sơn) nên có thể đáp ứng ngay những nhu cầu của thị trường. Các
sản phẩm của ngành điêu khắc gỗ Bình Dương có mẫu mã khá đa dạng do các nghệ
nhân sáng tạo hoặc bảo lưu các phong cách cổ của nhiều nền văn hoá khác nhau.
Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, các sản phẩm này còn xuất khẩu, mang
lại giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất điêu khắc của tỉnh phân bố tập trung ở phường
Phú Thọ và Chánh Nghĩa. Ở phường Phú Thọ có hơn 200 hộ làm nghề chạm mộc.
Các cơ sở có đông công nhân là: Xí nghiệp Tư doanh Hậu Tín và phân xưởng của
Xí nghiệp mỹ nghệ Kim Hưng, Công ty Thanh Lễ...
c.Làng nghề gốm sứ: trên đất Bình Dương hiện nay có ba làng nghề sản xuất
gốm sứ khá tập trung là: Tân Phước Khánh (Tân Uyên), Lái Thiêu (Thuận An) và
Chánh Nghĩa (Thành phố Thủ dầu một) với hàng trăm cơ sở sản xuất. Ba làng nghề
gốm ở Bình Dương có một nét chung là cùng xuất hiện vào khoảng giữa thế 19, chủ
nhân cùng là những lưu dân người Hoa từ miền duyên hải Trung Hoa sang Việt
62
Nam định cư, sinh sống (hiện nay cũng có khoảng vài chục lò gốm có chủ là người
Việt, nhưng đa số chủ lò gốm vẫn là người Việt gốc Hoa).
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Các làng nghề tại Bình Dương có tiềm năng khai thác du lịch lớn, đóng vai trò
quan trọng trong chiến lược phát triển, du lịch tỉnh trong tương lai. Trong những
năm gần đây, Bình Dương đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển du lịch làng nghề.
Bởi thông qua đó, ngành du lịch tỉnh nhà sẽ có thêm nhiều sản phẩm phù hợp với đa
dạng đối tượng du khách, đồng thời còn giúp cho các làng nghề có thêm nhiều cơ
hội trong việc quảng bá, kinh doanh sản phẩm truyền thống. Thế nhưng, bên cạnh
những thuận lợi sẵn có, cũng giống như các làng nghề khác trên cả nước, du lịch
làng nghề Bình Dương vẫn có nhiều khó khăn, trăn trở khiến việc khai thác chưa
thực hiện được hết tiềm năng.
Trên thực tế trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động của du lịch làng nghề vẫn
chưa cao, do còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ. Trong đó sự yếu kém nội tại của
các làng nghề chính là nguyên nhân hàng đầu. Hiện tại, hầu hết các làng nghề đều
có cơ sở hạ tầng khó khăn, quy mô nhỏ lẻ nên rất khó khai thác du lịch. Tại không ít
điểm du lịch làng nghề, du khách phải lắc đầu ngán ngẩm về sự đơn điệu của nó.
Các sản phẩm du lịch có nhiều sự trùng lắp giữa các làng nghề. Khách tham quan đi
đến làng nghề nào cũng thấy những sản phẩm giống hệt nhau. Đặc biệt, điều thất
vọng hơn đối với du khách là khâu thuyết minh ở nhiều làng nghề là gần như không
có. Cá biệt, có không ít tour du lịch làng nghề còn thiếu ngay cả cái tối thiểu nhất là
cung cấp cho du khách một bản thuyết minh tường tận về lịch sử làng nghề và đặc
thù của những sản phẩm trong làng nghề ấy. Bên cạnh đó, tình trạng người dân ở
các làng nghề thiếu kiến thức về du lịch và không biết ngoại ngữ cũng là một vấn đề
nan giải. Người dân không có hiểu biết về tiếp thị, không được học cách tiếp khách
du lịch. Kết quả là khách du lịch đến tham quan nhưng không biết phải tham quan
cái gì, không hiểu gì về văn hóa cũng như tập quán sản xuất của nơi tham quan vì
không có cơ hội tiếp xúc với người dân và công việc của họ. Vì lẽ đó, số khách du
lịch đến với các làng nghề còn nhỏ lẻ, không đáng kể. Ước tính hàng năm, lượng du
63
khách đến tham quan các làng nghề tại Bình Dương chỉ dao động trên dưới vài
nghìn người.
Bên cạnh đó, việc kết nối giữa du lịch với các làng nghề hiện nay vẫn còn lỏng
lẻo. Trong những năm qua, cũng đã có một số công ty du lịch lữ hành tiến hành
khảo sát và đưa các làng nghề trên địa bàn tỉnh vào tour du lịch (như làng nghề sơn
mài Tương Bình Hiệp, làng gốm sứ Tân Phước Khánh...). Tuy nhiên, theo đánh giá
của các đơn vị du lịch này, hiện các điểm đến chưa thật sự hấp dẫn. Đa phần các
điểm đến vẫn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm đặc trưng của làng nghề mà
chưa tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách. Do đó nên có nơi cả tháng mới có
du khách ghé thăm. Khách đến một lần rồi không bao giờ trở lại. Ngoài phí tham
quan do đơn vị lữ hành chi trả, làng nghề không thu thêm được bất kỳ khoản nào từ
hầu bao của khách hoặc nếu có thì cũng rất ít... điều này làm cho doanh thu từ hoạt
động du lịch làng nghề không đáng kể.
Tại các cơ sở sản xuất sơn mài của làng nghề Tương Bình Hiệp, việc tham
quan gặp nhiều khó khăn khi khu sản xuất sản phẩm nằm một nơi trong khi phòng
trưng bày các sản phẩm hoàn chỉnh lại nằm một nẻo. Trong trường hợp nếu như có
du khách nào muốn mua sản phẩm mình ưng ý thì buộc phải đi ngược trở ra đến
hơn 1km.
Tại các cơ sở sản xuất gốm của làng gốm Tân Phước Khánh, Lái Thiêu... các
sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và tính nghệ thuật cao không được giới thiệu, quảng bá
tường tận đến khách tham quan do thiếu đội ngũ thuyết minh và kinh nghiệm hướng
dẫn du lịch. Khách đến tham quan thích xem gì thì xem, muốn mở mang hiểu biết
thì hỏi người quản lý, muốn xem các công đoạn làm gốm thì lúc được lúc không tùy
thuộc vào thời điểm đó có sản xuất hay không.
Sự thiếu chuyên nghiệp trong tổ chức du lịch làng nghề ở Bình Dương đã
không phát triển được tiềm năng to lớn vốn có của nó. Khách tham quan dù có tăng
theo xu hướng du lịch làng nghề của xã hội nhưng doanh thu không tăng hoặc tăng
không đáng kể. Trong tương lai, để du lịch làng nghề thật sự trở thành thế mạnh và
đóng góp to lớn vào ngành du lịch thì cần phải có sự phối hợp, gắn kết từ nhiều
phía.
64
2.3.5. Hiện trạng khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch ở các điểm danh lam,
thắng cảnh
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Bình Dương đã không ngừng khai thác các danh
lam thắng cảnh vào phục vụ du lịch. Cảnh sắc thiên nhiên được con người can thiệp
khá sâu để đưa thêm các giá trị nhân văn vào, tạo nên các điểm du lịch hấp dẫn. Một
số điểm du lịch tiêu biểu ở Bình Dương từ sự tôn tạo của bàn tay con người đó là
Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, Khu du lịch Phương Nam, Khu du lịch
Dìn Kí và Green eyes resort.
2.3.5.1. Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến
* Khái quát về Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến tọa lạc tại phường Hiệp An, Thành
phố Thủ dầu một, tỉnh Bình Dương, cách Ủy ban nhân dân thị xã vào khoảng 7km
về hướng huyện Bến Cát. Đây là khu du lịch có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, với
tổng kinh phí khoảng 6.000 tỉ đồng. Được khởi công từ tháng 3/1999 và đưa vào
phục vụ du khách từ ngày 11/09/2008.
Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, khu du lịch Lạc
Cảnh Đại Nam Văn Hiến có đủ cả biển, hồ, sông núi và tường thành, với dụng ý
làm toát lên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là
đền thờ Đại Nam Quốc Tự và dãy Núi Bảo Sơn. Ngoài ra, tại khu du lịch còn có
nhiều hạng mục quan trọng khác sẽ xây dựng như Việt Nam thu nhỏ rộng 30 ha, thể
hiện vẻ đẹp về thiên nhiên cũng như phản ánh những thành tựu nổi bật của 63 tỉnh,
thành trong cả nước và những hình ảnh giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam.
* Số khách du lịch và doanh thu du lịch
Kể từ khi đưa vào hoạt động đến nay, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn
Hiến luôn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, giải trí. Hệ
thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tốt, đồng bộ đã giúp khu du
lịch này níu chân khách tham quan cũng như tạo ấn tượng lâu dài khiến du khách
phải nhiều lần trở lại.
65
1763.5
2000
2200
221
301
389
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
0
500
1000
1500
2000
2500
2009 2010 2011
Số khách du l ịch
Doanh thu du l ịch
Theo số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dương, ngay trong
thời gian còn xây dựng, Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến đã đón khoảng
2.000 lượt khách/mỗi ngày đến tham quan. Ngày 11/09/2008, ngày đầu tiên khai
trương, đã có khoảng 10.000 khách đến chiêm ngưỡng. Vào dịp tết Nguyên Đán
trung bình mỗi ngày khu du lịch này đón 100.000 khách, cao điểm có ngày lên đến
150.000 khách, khiến cho khu du lịch luôn trong tình trạng quá tải. Giai đoạn 2009
– 2011, số khách và doanh thu của, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến không
ngừng tăng lên và luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số khách và doanh thu du lịch
của tỉnh. Cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Số khách và doanh thu của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
giai đoạn 2009 - 2011
Năm 2009 2010 2011
Số khách du lịch (Nghìn lượt người) 1 763, 5 2 000 2.200
Doanh thu du lịch (tỉ đồng) 221 301 389
(Nguồn: Sở VHTT&DL)
Biểu đồ 2.4: Số khách và doanh thu của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
giai đoạn 2009 – 2011
66
Với số khách và doanh thu du lịch như trên, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam
Văn Hiến hiện là khu du lịch kinh doanh thành công nhất trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Lượng khách lớn đến với khu du lịch này cũng đồng thời tạo cơ hội cho
việc khai thác các tài nguyên nhân văn còn lại của tỉnh, do vị trí gần với các di tích
lịch sử trên địa bàn Thành phố Thủ dầu một, gần thị xã Dĩ An và Thuận An.
2.3.5.2. Các khu du lịch nghỉ dưỡng Phương Nam, Green eye, Dìn Ký
a. Khu du lịch Phương Nam: tọa lạc tại 15/12 Khu phố Trung, Phường Vĩnh
Phú, Thị xã Thuận An, có diện tích trải rộng trên 3 hecta, cách trung tâm các thành
phố lớn như: Tp.Hồ Chí Minh, Thành phố Thủ dầu một, Tp. Biên Hòa với quãng
đường 10 - 15km và chỉ cách các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Việt
Hương, Đồng An, Sóng Thần I, Sóng Thần II và Linh Trung từ 5 – 10km. Khu
du lịch Phương Nam được thành lập vào năm 2000. Khu du lịch Phương Nam như
là một lá phổi xanh rất lý tưởng để du nghỉ dưỡng, thư giãn và thưởng thức các món
ngon đặc sản Âu – Hoa – Việt. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi thích hợp nhất để các
chuyên gia nước ngoài lưu trú, các công ty tổ chức tiệc chiêu đãi, tổ chức MICE,
hội nghị khách hàng, đại hội cổ đông thường niên, tiệc cưới, sinh nhật
Phương Nam Resort đã được Tổng cục Du lịch công nhận đạt tiêu chuẩn 3
sao, với đầy đủ các loại hình dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng, hồ bơi, câu cá,
karaoke, bóng bàn, bida, dịch vụ xe đưa đón khách, đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, cơ sở vật chất tiện nghi cao cấp phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của du khách.
b.Khu du lịch Green eye (Mắt Xanh): được khởi công xây dựng từ năm 2007
và đưa vào phục vụ du lịch từ cuối năm 2009, rộng hơn 60ha tọa lạc tại ấp Cây
Chanh, Xã Tân Định, Huyện Tân Uyên, nằm giữa thung lũng bốn mùa xanh mát bởi
rừng cây. Khu du lịch cách TP. HCM 60km về hướng Bắc, Tp. Biên Hòa 45km về
hướng Bắc và Thành phố Thủ dầu một 45km về hướng Đông.
Khu du lịch Mắt Xanh có hệ thống phòng ốc sang trọng, hiện đại, tiện nghi,
mang hơi thở núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, phong cách châu Âu lãng mạn hay
những căn nhà gỗ của nông thôn Nga bình dị, mộc mạc...Mọi phong cách ẩm thực
của du khách sẽ được thỏa mãn tại Làng Ẩm thực Việt Nam hay Nhà hàng Xương
67
Rồng với đội ngũ đầu bếp và phục vụ chuyên nghiệp, ân cần. Ngoài ra, khu du lịch
Mắt Xanh còn tự hào bởi khả năng đáp ứng dễ dàng và tổ chức hiệu quả các tour du
lịch MICE, các chương trình Team Building nhờ không gian rộng lớn, địa hình
phong phú, hệ thống phòng chức năng đa dạng.
Bên cạnh hệ thống hạ tầng tốt, cơ sở vật chất kĩ thuật cao cấp, khu du lịch Mắt
Xanh còn cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ đa dạng và hiện
đại như bể bơi ngoài trời, tennis, bida, câu cá, spa, hay du ngoạn bằng thuyền trên
sông ngắm bình minh mỗi buổi sáng sớm, hay hoàng hôn mỗi khi chiều về.
c. Khu du lịch Dìn Ký: gồm 2 chi nhánh là Dìn Ký Lái Thiêu (nằm trên đường
quốc lộ 13, 8/15 Ấp Đông phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An) và Dìn Ký Cầu
Ngang (2/94 Bình Thuận, phường Bình Nhâm, thị xã Thuận An). Khu du Lịch Dìn
Ký được thành lập vào năm 1995 tiêu chuẩn 2 sao.
Khu du Lịch Dìn Ký Lái Thiêu có khuôn viên thoáng mát diện tích 3 ha,
quang cảnh đồng quê thiên nhiên với những vườn cây thoáng mát, khu du lịch sinh
thái sông nước, nhà hàng khách sạn và các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn hoàn
toàn miễn phí cho du khách khi đến ăn uống và nghỉ khách sạn, đây cũng là cách
phục vụ đặt biệt nổi bật của Dìn Ký nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Khu du Lịch Dìn Ký Lái Thiêu mở cửa 24/24 giờ, với khách sạn 90 phòng đầy
đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế, có nhiều loại phòng cho quý khách lựa chọn, 30
phòng karaoke, 3 nhà hàng với các món ăn Âu, Á, Việt, các món nướng và hải sản
tươi sống. Đặc biệt nhà hàng có phòng lạnh lớn, nhỏ phục vụ theo yêu cầu của quý
khách, nhà tiệc lớn phục vụ 700 khách, nhà tiệc nhỏ phục vụ 200 khách với âm
thanh, ánh sáng và sân khấu hiện đại phục vụ tiệc cưới, họp mặt, sinh nhật, liên
hoan, hội nghị
Khu du lịch Dìn Ký Cầu Ngang trải dài trong không gian rộng, khoáng đãng
với diện tích 2ha dọc theo sông Sài Gòn. Khu du lịch đáp ứng nhu cầu ăn uống, vui
chơi, giải trí của người dân địa phương, đồng thời sẽ là một bước đệm quan trọng,
tạo động lực làm sống lại vườn cây ăn trái Lái Thiêu nổi tiếng một thời, góp phần
phát triển ngành du lịch Bình Dương. Sự độc đáo của khu du lịch này là nét dân dã
68
nông thôn của miền quê sông nước Nam bộ được tái hiện sinh động với các dịch vụ
chèo xuồng, tham quan đường sông Sài Gòn bằng ca nô, tắm sông, tham quan bè cá,
trò chơi dân gian....
* Hiện trạng khai thác và kinh doanh du lịch
Các khu du lịch nghỉ dưỡng Phương Nam, Green eye, Dìn Ký là 3 khu du lịch
kinh doanh sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng có hiệu quả nhất trong giai đoạn 2000 –
2011. Bằng việc tôn tạo tự nhiên, xây dựng các công trình tham quan, nghỉ dưỡng
theo hướng gần gũi với thiên nhiên, mang đậm bản sắc của làng quê Việt Nam, các
khu du lịch này đã thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Khu du lịch Phương Nam và Dìn Ký có thâm niên hoạt động cao nên số khách
và doanh thu du lịch khá cao. Trong giai đoạn 2000 – 2011, khu du lịch Phương
Nam thu hút khoảng hàng chục nghìn khách du lịch mỗi năm, doanh thu trung bình
dao động trên dưới hàng chục tỉ đồng. Khu du lịch Dìn Ký từ năm 2000 đến gần
giữa năm 2011 là khu du lịch có số khách và doanh thu khá cao và ổn định. Trong
giai đoạn này trung bình các chi nhánh của Dìn ký đón tổng lượng khách khoảng
600 người/ngày. Doanh thu vài chục tỉ đồng mỗi năm. Tuy nhiên sau tai nạn lật tàu
vào ngày 20/05/2011, tình hình kinh doanh của khu du lịch có chiều hướng suy
giảm rõ rệt. Việc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ra quyết định đình chỉ tất cả
các hoạt động tại tất cả các chi nhánh của Dìn Ký, một số nhà hàng nổi bị tháo dỡ,
các tàu du lịch trên sông không được phép hoạt động, giấy phép kinh doanh bị tạm
giữ... nhất là mất lòng tin nơi khách du lịch, làm cho khu du lịch này thiệt hại nặng
nề, song song đó, số khách đến tham quan và doanh thu suy giảm rõ rệt.
Khu du lịch Mắt Xanh mới đưa vào hoạt động từ cuối năm 2009 và có khoảng
cách khá xa trung tâm tỉnh Bình Dương nên tình hình kinh doanh còn nhiều hạn
chế. Được xem là điểm đến mới của du lịch ở Bình Dương nhưng đến thời điểm
năm 2011 số khách đến với Mắt Xanh chỉ khoảng gần 8.000 người/năm. Doanh thu
chưa được thống kê cụ thể do còn hoàn thiện một số hạng mục kỹ thuật và hạ tầng.
Ước tính doanh thu bình quân của năm 2010 và 2011 trên dưới vài chục tỉ đồng.
69
2.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và chính trị của việc khai thác tài
nguyên du lịch nhân văn ở Bình Dương
2.4.1. Hiệu quả kinh tế
2.4.1.1. Đóng góp vào tổng doanh thu du lịch
Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh
Bình Dương đã và đang được khai thác phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên, do tài
nguyên du lịch tự nhiên không phong phú và bị tác động mạnh mẽ của quá trình
công nghiệp hóa nên hiệu quả kinh tế không đáng kể (vườn cây ăn trái Lái Thiêu từ
năm 2000 đã giảm dần khả năng khai thác du lịch do cây trái chết dần, chết mòn từ
tác động tiêu cực của quá trình sản xuất công nghiệp trên địa bàn, đến nay hoạt
động du lịch ở đây gần như không còn; Làng tre Phú An mới được khai thác phục
du lịch từ năm 2009, Suối trúc mới được du khách các tỉnh thành lân cận biết đến từ
năm 2003 và chưa được đầu tư, du lịch trên sông chưa được khai thác độc lập..). Do
vậy, có thể nói việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chỉ đóng góp một phần
nhỏ vào tổng doanh thu du lịch của tỉnh, hay nói cách khác doanh thu này có được
chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.
Theo Bà Võ Thị Anh Xuân, Phó Trưởng phòng – Phòng Nghiệp vụ Du lịch,
Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bình Dương, trong giai đoạn 2000 – 2011, việc
khai thác tài nguyên du lịch nhân văn đóng góp khoảng 75 – 90% vào doanh thu du
lịch của tỉnh. Nhất là từ năm 2008, khi Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến đi
vào hoạt động, doanh thu du lịch của tỉnh tăng vọt và giữ mức khá cao cho đến nay.
Bảng 2.8: Doanh thu du lịch của Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
Doanh thu 2000 2005 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu 115,1 175,4 246,8 445 505,1 580
Trong đó: Doanh thu từ khai
thác tài nguyên du lịch nhân
văn
86,3 131,6 185,1 378,3 454,6 522
(Nguồn: Sở VHTT&DL, 2012)
70
115.1
175.4
246.8
445
505.1
580
86.3
131.6
185.1
378.3
454.6
522
0
100
200
300
400
500
600
700
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu Doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
Biểu đồ 2.5: Tổng doanh thu và doanh thu từ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2011
Như vậy, đối chiếu với tiêu chuẩn về kinh tế của phát triển du lịch bền vững,
việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Bình Dương chưa thật sự bền vững vì
du khách chủ yếu đến khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến tham quan, nghỉ
ngơi, vui chơi... các địa điểm khác có số khách nhỏ lẻ, doanh thu không cao và rất
phân tán.
2.4.1.2. Tác động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu lao động
theo ngành kinh tế
Việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Bình Dương chỉ mới chuyển biến
tích cực trong những năm gần đây, do vậy sự tác động đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là có nhưng cũng không
đáng kể.
Kể từ khi các di tích – danh thắng được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh và
được đầu tư kinh phí tôn tạo, trùng tu; các khu du lịch, vui chơi, giải trí được đầu tư
xây dựng các hạng mục tầm cỡ; lượng khách du lịch tăng vọt; cơ cấu lao động theo
ngành kinh tế ở Bình Dương đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng của
lao động trong ngành dịch vụ, kéo theo đó là sự gia tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ
trong cơ cấu kinh tế.
71
Theo số liệu của Cục thống kê Bình Dương, trong giai đoạn 2000 – 2011, số
cơ sở kinh doanh du lịch, số người kinh doanh du lịch và đóng góp của ngành du
lịch vào GDP của tỉnh đều có sự gia tăng.
Tỉ trọng lao động ngành dịch vụ đã tăng từ 19,5% (năm 2000) lên 23,2% (năm
2011). Song song đó, cơ cấu kinh tế theo ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực, tỉ
trọng của dịch vụ trong GDP tăng từ 25,2% (năm 2000) lên 33,7% (năm 2011).
Bảng 2.9: Số cơ sở, người kinh doanh du lịch và đóng góp của ngành du lịch
vào GDP Bình Dương giai đoạn 2000 – 2011
Năm 2000 2011
Số cơ sở kinh doanh du lịch 3.619 12.933
Số người kinh doanh du lịch (người) 6.089 33.463
Đóng góp vào GDP theo giá so sánh (%) 2,7 3,1
(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2012)
Qua số liệu trên ta thấy, đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế của tỉnh
vẫn còn thấp, chưa đáp ứng vai trò và vị trí của một ngành kinh tế quan trọng theo
định hướng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, sự gia tăng của ngành
du lịch (trong đó có sự đóng góp đáng kể từ việc khai thác tài nguyên du lịch nhân
văn) đã kéo theo sự phát triển nhất định của các ngành sản xuất vật chất, thương
mại và dịch vụ khác. Từ đó, ít nhiều tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành và cơ cấu kinh tế theo lao động của tỉnh.
Đối chiếu với tiêu chuẩn về kinh tế của phát triển du lịch bền vững, hiệu quả
kinh tế của việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Bình Dương trong
giai đoạn 2000 - 2011, tuy có tăng nhưng còn chậm và thấp. Các tài nguyên chưa
thật sự được khơi dậy hết tiềm năng vốn có vào phát triển kinh tế, chưa làm chuyển
biến mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của tỉnh. Trong tương lai, khi có sự quy hoạch phát
triển đồng bộ giữa các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch và với các ngành
kinh tế khác, hiệu quả này mới có thể thể hiện rõ rệt và tương xứng với tiềm năng
vốn có của nó.
72
2.4.2. Hiệu quả xã hội
2.4.2.1. Đối với chất lượng cuộc sống
Bắt đầu được chú ý khai thác trong những năm gần đây, tuy không mang lại
hiệu quả vượt bậc, song tài nguyên du lịch nhân văn vẫn mang lại ảnh hưởng tích
cực nhất định đối với chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Về mặt thỏa mãn nhu cầu du lịch của người dân trong và ngoài tỉnh: trong giai
đoạn 2000 – 2011, nhất là từ năm 2008 đến nay, Bình Dương đã và đang trở thành
một điểm đến mới của Đông Nam Bộ. Các tài nguyên du lịch nhân văn từng bước
được đánh thức và đầu tư phát triển mạnh mẽ như nhà tù Phú Lợi, chùa Hội Khánh,
chùa Thái Sơn – núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng, chùa Châu Thới, nhà cổ họ Trần,
Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến... đã và đang tạo được tiếng vang đối với du khách
gần xa, thỏa mãn được nhu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_19_5808607879_1424_1869266.pdf