Luận văn Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay

Để tạo ra bước phát triển mới cho công tác thu hút FDI ở tỉnh Bình Định

trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở các vấn đề đã nghiên cứu, tôi xin có một số kiến

nghị cụ thể sau:

- Tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan Trung ương đối

với việc xử lý hồ sơ, thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận đầu tư và kiến nghị

của doanh nghiệp theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

- Tập trung chỉ đạo, rà soát lại toàn bộ chủ trương, chính sách, danh mục dự

án kêu gọi FDI; cụ thể hóa, chi tiết hóa các thông tin về từng dự án để tập trung lực

lượng tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư.

- Có chính sách hỗ trợ cho người lao động trong các doanh nghiệp FDI, đảm

bảo cho người lao động được nâng cao trình độ, đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ và

quyền lợi, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

- Thực hiện mạnh mẽ việc cải cách hành chính, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục

cấp phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện cấp phép đầu tư. Thường

xuyên theo dõi các dự án đã được cấp phép đầu tư để có những biện pháp tiếp tục

tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI.

- Tổ chức tuyên truyền xây dựng hình ảnh, giới thiệu môi trường đầu tư một

cách thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm các ấn phẩm

bằng các ngôn ngữ thông dụng, xây dựng và duy trì, cập nhật Website của tỉnh, danh

mục cơ hội kêu gọi đầu tư, nhất là xây dựng các tóm tắt dự án.

 

pdf99 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô đến trung tâm. 2.1.3.2. Nhân lực và cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế - Dân số của tỉnh Bình Định hiện nay khoảng 1,5 triệu người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm trên 55%. Cơ cấu dân số trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 62,8%, là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên, thị trường lao động tại Bình Định đang tồn tại nhiều vấn đề như: Mức độ chênh lệch giữa chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu việc làm còn lớn, đặc biệt là kỹ năng nghề; chất lượng nghề vẫn là yêu cầu đối với người lao động và cơ sở đào tạo nghề phải tích cực hoàn thiện; nguồn nhân lực có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường lao động. - Về cơ sở giáo dục - đào tạo, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có trường Đại học Quy Nhơn đào tạo đa lĩnh vực với 46 ngành khác nhau, hiện có trên 15.000 sinh viên theo học và mỗi năm có hơn 3.000 sinh viên tốt nghiệp. Trường Đại học Quang Trung có 14 ngành học. Trung tâm gặp gỡ quốc tế khoa học đa ngành, có chức năng tạo lập đầu mối gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, chuyển giao khoa học, công nghệ giữa Việt Nam và các nước; đào tạo, cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ và Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế 42 dịch vụ liên quan. Khi Trung tâm này đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên tại các trường đại học và từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo quốc tế tại Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Và đây là cơ hội tốt cho đội ngũ khoa học, trí thức trẻ trong khu vực có điều kiện tiếp cận, trao đổi, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các nước phát triển. Trường Cao đẳng Bình Định, trường Cao đẳng nghề, trường Cao đẳng y tế, trường Cao đẳng nghề NN & PTNT Trung Bộ cùng các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,các cơ sở đào tạo này hàng năm đào tạo hàng ngàn cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề cho tỉnh và khu vực. - Về cơ sở y tế, hiện nay hệ thống cơ sở y tế của tỉnh gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh (hạng I, 1.100 giường), 2 bệnh viện đa khoa khu vực cấp tỉnh, 5 bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, 10 bệnh viện đa khoa cấp huyện - thành phố, 1 bệnh viên đa khoa tư nhân, nhiều phòng khám đa khoa tư nhân, đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong tỉnh và các tỉnh lân cận. 2.1.3.3. Hệ thống điện, nước * Về cấp điện: Bình Định có đủ hệ thống lưới điện các loại: Đường dây cao áp, đường dây hạ áp cùng các trạm biến áp phân phối. Toàn bộ phường, xã trong tỉnh có điện, trong đó 158 phường, xã có điện lưới quốc gia và 1 xã đảo Nhơn Châu dùng điện diesel. * Về cấp nước: - Công suất cấp nước của thành phố Quy Nhơn: 45.000 m3/ngày đêm, sẽ nâng cấp lên 48.000 m3/ngày đêm. - Công suất cấp nước cho khu công nghiệp Phú Tài: 8.500 m3/ngày đêm. - Công suất cấp nước cho khu kinh tế Nhơn Hội: 12.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1 đang xây dựng). - Công suất cấp nước của 9 thị trấn trong tỉnh: 21.300 m3/ngày đêm. 2.1.3.4. Bưu chính viễn thông Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc. Lĩnh vực này tại tỉnh luôn được mở Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H ế 43 rộng và phát triển, đảm bảo cung cấp các dịch vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu về chuyển phát thư, báo, các loại công văn giấy tờ, bưu phẩm, bưu kiện cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân; tỷ lệ xã có báo trong ngày khoảng 96%. Hiện nay, toàn tỉnh có 235 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, bình quân mỗi điểm phục vụ 6.810 người/km2 với bán kính 2,87 km. Đến nay các doanh nghiệp viễn thông đã phát triển được 1.017 trạm (tăng 106 trạm so cùng kỳ năm 2011). Tổng số máy điện thoại trên toàn tỉnh ước tính đến cuối tháng 8/2012 là 1.639.799 máy điện thoại (trong đó có 1.444.870 máy điện thoại di động và có 241.429 máy điện thoại cố định), đạt mật độ 115,3 máy/100 dân. Toàn tỉnh có 31.094 thuê bao internet (trong đó có 26.950 thuê bao ADSL, 4.144 thuê bao gián tiếp). 2.1.3.5. Tài chính, tín dụng Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng phát triển. Hiện nay, tại tỉnh có đủ hệ thống ngân hàng gồm: 20 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần, 27 quỹ tín dụng cơ sở, hàng trăm phòng giao dịch và điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng từng bước hiện đại hóa, tiếp cận với công nghệ ngân hàng quốc tế, sẵn sàng cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế chuẩn bị hoạt động tại Việt Nam theo các cam kết hội nhập. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện giao dịch qua ngân hàng nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn. 2.1.3.6. Tiềm năng du lịch Với hơn 130 km bờ biển, Bình Định sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, rộng hàng trăm ha, còn rất hoang sơ, cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong xanh, quanh năm tràn ngập ánh nắng: Quy Nhơn, Hải Giang, Trung Lương, Tân Thanh, Vĩnh Hội và nhiều đảo gần bờ: Nhơn Châu, Hòn Khô, Đảo Yến,là nguồn tài nguyên to lớn cho sự phát triển các sản phẩm về du lịch nghỉ dưỡng biển. Bình Định còn nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa mà bản thân nó là những mốc son gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất huyền thoại này. Là cái nôi của phong trào Tây Sơn gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, vùng đất kinh đô của nhiều triều đại có Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 bề dày lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa,Tiêu biểu nhất là quần thể di tích lịch sử nhà Tây Sơn, thành Đồ Bàn, 8 cụm với 14 tháp Chàm uy nghi cổ kính và khá nguyên vẹn, trong đó tháp Dương Long được cho là cụm tháp gạch còn lại cao, đồ sộ và lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, với các dạng địa hình phong phú đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đặc sắc hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả, với nhiều thắng cảnh độc đáo: Ghềnh Ráng - Tiên Sa, bán đảo Phương Mai, Hầm Hô, Hồ Núi Một, suối khoáng nóng Hội Vân, chùa Hang, đầm Trà Ổ,Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm nước mặn có diện tích hơn 5000 ha, nằm trên địa phận huyện Tuy Phước, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Bắt ngang qua đầm là cây cầu Thị Nại nổi tiếng dài gần 2,5 km nối liền trung tâm thành phố Quy Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội. Bình Định còn là địa phương nổi tiếng với những bộ môn nghệ thuật độc đáo: Nghệ thuật hát Bội (Tuồng), một loại hình nghệ thuật vừa bác học nhưng lại vừa mang tính dân gian gần gũi với quần chúng. Hát Bội là nét văn hóa đặc thù của riêng Bình Định. Bên cạnh đó, bài Chòi cũng song hành tồn tại với thời gian thể hiện những nét đặc sắc của một bộ môn nghệ thuật dân tộc gắn liền với vùng quê đầy gió biển, hương đồng ngọt ngào, dung dị và đằm thắm. Là miền đất võ, Bình Định vang danh với những làng võ, lò võ và những bài quyền, roi nổi tiếng đã đi vào lịch sử với câu ca dao: “Ai về Bình Định mà coi / Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”. Bình Định, nơi hội tụ và giao hòa văn hóa của nhiều dân tộc anh em nên các hình thức văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú, là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần và tâm linh của các dân tộc như: Lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đua thuyền, lễ hội chợ Gò, Bình Định nổi tiếng với những món ăn đặc sản lạ miệng mang nét đặc trưng văn hóa của miền đất võ như: Rượu Bàu Đá, Nem chợ huyện, bánh Ít lá gai, bún Chả cá Quy Nhơn, bánh Hỏi lòng heo, bún Song Thằn, Thời gian qua, nhờ tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, bộ mặt các khu đô thị, các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 điểm đến du lịch, cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch Bình Định đã có sự phát triển và thay đổi khá toàn diện. Hiện Bình Định có trên 100 cơ sở lưu trú, với nhiều khách sạn và resort cao cấp đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Một số sản phẩm du lịch mới gắn với thế mạnh tài nguyên du lịch của tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của du khách như du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch biển: trượt cát, lặn ngắm san hô, khám phá các đảo gần bờ, Nhiều dự án du lịch lớn đang được triển khai: Khu du lịch tâm linh chùa Linh Phong, khu du lịch biển Hải Giang, Vĩnh Hội,khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ tạo nên những “điểm nhấn”, sức hút mới cho du lịch, góp phần cho du lịch Bình Định phát triển nhanh, bền vững, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. 2.1.3.7. Hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có 32 cụm công nghiệp, diện tích 1.056 ha đi vào hoạt động và đã hình thành 05 KCN, trong đó có 02 KCN (Phú Tài, Long Mỹ) đã cơ bản được lấp đầy; 01 KCN (Nhơn Hòa) đã cơ bản lấp đầy giai đoạn 1; 02 KCN khác (Hòa Hội, Cát Trinh) đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhưng cũng tiếp nhận được một số dự án đầu tư thứ cấp và KCN Cát Tân đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng. KKT Nhơn Hội có diện tích đất tự nhiên khoảng 12.000 ha, nằm cách biệt trên bán đảo Phương Mai, có quỹ đất lớn, gần như toàn bộ khu vực xây dựng là nền đất cao, không ngập lụt, cấu tạo địa chất bền vững, ổn định. Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm 02 khu chức năng chính: Khu phi thuế quan có diện tích 530 ha, được chia ra nhiều phân khu chức năng, gồm có: Khu cảng phi thuế quan, khu trung tâm điều hành, giao dịch và hành chính, khu sản xuất cho các xí nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, khu kho tàng để lưu giữ hàng hoá và trung chuyển; Khu thuế quan bao gồm KCN, khu phong điện, khu đô thị mới, khu cảng tổng hợp, khu hậu cần cảng và các khu du lịch. Các KCN, cụm công nghiệp và KKT này là điều kiện thuận lợi để NĐTNN lựa chọn địa điểm phù hợp cho việc xây dựng nhà máy, ổn định sản xuất [1]. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được nâng cao, các công trình hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển [18], [21]. Năm 2012, tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng 8,37% (kế hoạch 11%). Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành là: Nông - lâm - thủy sản tăng 5,22% (kế hoạch 4,5%); công nghiệp - xây dựng tăng 7,99% (kế hoạch 14,2%); dịch vụ tăng 11,56% (kế hoạch 14,1%). Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP đạt: 34,63% - 27,03% - 38,34% (kế hoạch 33,4% - 28,8% - 37,8%). Giáo dục, đào tạo, dạy nghề phát triển mạnh về cơ sở vật chất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đã có 152/159 trạm y tế có bác sĩ (133 xã có bác sĩ tại chỗ, 19 xã tăng cường), đạt tỷ lệ 95,6%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15,84%, tỷ suất sinh tăng 0,3‰. Các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được tiếp tục thực hiện. Năm 2012, tạo việc làm mới cho 22.585 người (trong đó xuất khẩu lao động 430 người), đạt 90,3% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo còn 11,5% (theo chuẩn mới), vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra. Hoạt động văn hóa thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được tiếp tục phát triển, 100% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiều Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 tiến bộ khoa học - công nghệ được ứng dụng đem lại hiệu quả thiết thực như giống mới, kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch, hại tổng hợp, thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Bước đầu xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao của một số môn có thế mạnh của tỉnh như võ thuật, điền kinh, bơi lội, bóng đá,... Các hoạt động xã hội, chăm sóc người có công với nước được coi trọng. Đã hoàn thành việc điều chỉnh trợ cấp ưu đãi cho người có công theo Nghị định 32 của Chính phủ. Công tác vận động quyên góp quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách, phòng chống tệ nạn xã hội đạt kết quả tích cực. Tóm lại, từ đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, có thể thấy tỉnh Bình Định có rất nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, đó là: Bình Định là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; vị trí địa lý có nhiều thuận lợi; có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lao động; hệ thống cảng biển có tiềm năng khai thác hiệu quả; khu kinh tế Nhơn Hội có nhiều lợi thế; tình hình kinh tế - xã hội có bước phát triển đáng kể [24]. 2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Định hiện nay 2.2.1. Tình hình thu hút và phân bổ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.1.1. Tình hình thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Bình Định luôn xem hoạt động thu hút FDI là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa theo Nghị quyết Tỉnh ủy Bình Định đề ra. Trong giai đoạn 2007 - 2012, Bình Định có thêm 35 dự án mới, nâng tổng số dự án FDI tại tỉnh lên 49 dự án, với tổng số vốn đăng ký (VĐK) là 432,921 triệu USD, gấp gần 1,5 lần so với tổng số VĐK ở giai đoạn 1995 - 2006. Kết quả này là thành tựu của việc triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư lớn, có tính chất vùng và quốc gia; UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư như: Hỗ trợ tối thiểu 50% kinh phí đào tạo công nhân kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho lao động là người của địa phương có hợp đồng dài hạn tại các dự án đầu tư Tr ờng Đạ i họ c K inh ế H uế 48 trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ một phần kinh phí cho NĐT tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu , xây dựng thương hiệu hàng hóa. Bên cạnh đó, NĐT xây dựng nhà máy trên địa bàn tỉnh còn được cung cấp điện, nước (nơi có nhà máy nước) hoặc hỗ trợ xác định nguồn nước ngầm, xử lý nước thải, hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông đến hàng rào dự án đối với dự án trong cụm công nghiệp[9] Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI tại Bình Định giai đoạn 2007 - 2012 TT Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) 1 2 3 4 5 6 2007 2008 2009 2010 2011 2012 9 2 4 2 11 7 71,501 33,800 96,860 137,392 64,250 29,118 Tổng 35 432,921 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2011 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2011 Biểu 2.1: So sánh vốn đăng ký của các dự án FDI tại Bình Định giai đoạn 2007 - 2012 Trong giai đoạn này, các KCN, KKT của Bình Định thu hút được 17 dự án trong 35 dự án FDI nhưng chiếm đến 80,09% tổng số VĐK. Các dự án FDI trong Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 các KCN, KKT Bình Định có quy mô đầu tư khá lớn, trung bình khoảng 20,396 triệu USD/dự án, cao hơn 4 lần quy mô đầu tư bình quân của các dự án ngoài KCN, KKT. Đáng chú ý trong giai đoạn này là dự án Hòn Ngọc Việt Nam - Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao, VĐK 125 triệu USD (dự án 100% vốn nước ngoài). Nếu dự án này triển khai hiệu quả sẽ là đòn bẩy phát triển ngành du lịch Bình Định trong những năm tiếp theo. Năm 2008, khu vực có vốn FDI đạt giá trị sản xuất công nghiệp 90 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chỉ bằng 1,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả tỉnh, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 13 triệu USD, bằng 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh, tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động (bao gồm cả lao động thời vụ). Năm 2009, khu vực có vốn FDI đạt giá trị sản xuất công nghiệp 103 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD, số lao động khoảng 3.200 người. 2.2.1.2. Tình hình phân bổ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài * Phân bổ theo ngành Bảng 2.2: FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định theo ngành giai đoạn 2007 - 2012 TT Ngành Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) 1 2 3 Công nghiệp - Xây dựng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Dịch vụ 23 1 11 259,9815 5,0000 167,9395 Tổng 35 432,921 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2011 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2011 Biểu 2.2: So sánh vốn đăng ký của các dự án FDI phân bổ theo ngành tại Bình Định giai đoạn 2007 - 2012 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 Nhìn vào quá trình thu hút FDI, ta thấy cơ cấu thu hút FDI tương đối phù hợp với định hướng CNH, HĐH của tỉnh. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VĐK hàng năm. Đặc biệt, FDI đăng ký vào lĩnh vực dịch vụ rất đáng kể. Đáng chú là dự án Hòn Ngọc Việt Nam - Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao (VĐK 125 triệu USD). Nếu dự án này triển khai hiệu quả sẽ là đòn bẩy phát triển ngành du lịch Bình Định trong những năm tiếp theo. * Phân bổ theo đối tác Bảng 2.3: FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định theo đối tác giai đoạn 2007 - 2012 TT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Hàn Quốc (KOR) New Zealand (NZ) Australia (AUS) Vương quốc liên hiệp Anh (UK) Nhật bản (JPN) Trung Quốc (CHN) Hồng Kông (HKG) Đài Loan (TWN) Đức (GER) Pháp (FRA) Mỹ (USA) Nga (RUSS) Hà Lan (HOL) Thái Lan (THA) Canada (CA) Singapore (SIN) Malaysia (MAS) Ấn Độ (IND) 1 1 1 1 2 9 3 2 3 1 1 1 1 4 1 1 1 1 1,5000 15,0000 0,3125 2,1875 2,0750 99,8300 39,0000 34,0000 26,9680 6,0000 20,8600 125,0000 2,1500 37,5200 14,0000 0,2800 6,0000 0,2380 Tổng 35 432,921 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2011 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 51 Trong giai đoạn 2007 - 2012, tại tỉnh Bình Định có nhiều NĐT từ 18 nước và vùng lãnh thổ đến đầu tư, từ châu Á, châu Âu, châu Úc, châu Mỹ. FDI vào Bình Định từ các nước châu Á có 24 dự án, chiếm 50,92% VĐK với quy mô bình quân 1 dự án khoảng 9,18 triệu USD, trong đó Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan là các đối tác chủ yếu. FDI từ các nước châu Âu có 7 dự án, chiếm 37,49% VĐK với quy mô bình quân 1 dự án khoảng 23,19 triệu USD, cao hơn 2,5 lần so với quy mô bình quân của các dự án FDI đến từ các nước châu Á. Đối tác lớn ở châu Âu là Đức (3 dự án), Nga tuy chỉ có 1 dự án nhưng đây lại là dự án có VĐK cao nhất trong giai đoạn này (125 triệu USD). FDI đến từ châu Mỹ có 2 dự án, chiếm 8,05% VĐK với quy mô bình quân 1 dự án khoảng 17,43 triệu USD. FDI đến từ châu Úc cũng có 2 dự án, chiếm 3,54% VĐK với quy mô bình quân 1 dự án khoảng 7,65 triệu USD. * Phân bổ theo địa phương Bảng 2.4: FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định theo địa phương giai đoạn 2007 - 2012 TT Huyện/Thị xã/Thành phố Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) 1 Thành phố Quy Nhơn 25 352,101 2 Thị xã An Nhơn 7 47,820 3 Huyện An Lão 0 0 4 Huyện Hoài Nhơn 1 4,000 5 Huyện Hoài Ân 0 0 6 Huyện Phù Mỹ 0 0 7 Huyện Phù Cát 1 14,000 8 Huyện Vĩnh Thạnh 1 15,000 9 Huyện Tây Sơn 10 Huyện Tuy Phước 0 0 11 Huyện Vân Canh 0 0 Tổng 35 432,921 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2011 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 Trong giai đoạn 2007 - 2012, trên địa bàn tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn thu hút được 25/35 dự án của toàn tỉnh với số VĐK 352,101 triệu USD. Trong đó, KKT Nhơn Hội thu hút được 8 dự án FDI với tổng số vốn 250 triệu USD. Đáng chú là dự án Hòn Ngọc Việt Nam - Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao với 125 triệu USD VĐK. Thị xã An Nhơn xếp thứ 2 với 7/35 dự án FDI, VĐK 47,820 triệu USD. Các huyện Hoài Nhơn, Phù cát, mỗi huyện với lợi thế riêng của mình nên cũng đã thu hút được 1 dự án ở lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra còn có 1 dự án đặt ở hai địa điểm khác nhau là huyện Tây Sơn và huyện Vĩnh Thạnh, với số VĐK 15,000 triệu USD. * Phân bổ theo hình thức đầu tư Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 3 hình thức ĐTNN là hình thức liên doanh, hình thức 100% VNN và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Trong giai đoạn 2007 - 2012, hình thức 100% VNN gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, hình thức liên doanh giảm dần cả về số dự án cũng như VĐK, chứng tỏ tính kém hấp dẫn của hình thức này. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (BCC) cũng không được ưa chuộng, ở Bình Định chỉ có 1 dự án FDI dưới hình thức BCC (1,2 triệu USD), đó là Hợp doanh truyền hình cáp Quy Nhơn giữa hai đối tác Việt Nam và Hồng Kông năm 2007. Bảng 2.5: FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định theo hình thức đầu tư giai đoạn 2007 - 2012 TT Hình thức đầu tư Số dự án (DA) Vốn đăng ký (triệu USD) Quy mô bình quân 1 dự án (triệu USD/DA) 1 2 3 Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% VNN BCC 8 26 1 84,256 347,465 1,200 10,532 13,364 1,200 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2011 Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 53 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định, Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2011 Biểu 2.3: So sánh quy mô bình quân của các dự án FDI phân bổ theo hình thức đầu tư tại Bình Định giai đoạn 2007 - 2012 Quy mô bình quân của các dự án 100% VNN ở Bình Định lớn hơn nhiều so với các dự án liên doanh, hình thức đầu tư này được ưa thích và gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, trở thành hình thức FDI chủ lực về số dự án và số vốn tại Bình Định. Tóm lại, nhìn toàn cảnh bức tranh FDI trong các năm qua cho ta thấy dòng FDI vào Bình Định có chiều hướng tốt trong những năm gần đây. Cho đến nay, tác động của FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định còn hạn chế, nhưng tỉnh luôn xác định FDI rất quan trọng vì không chỉ có ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý mà còn có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy việc đầu tư phát triển của nhiều ngành, nghề sản xuất kinh doanh từ cả khu vực trong nước và nước ngoài. 2.2.2. Quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Định 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo chức năng nhiệm vụ được quy định là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xúc tiền đầu tư, cấp giấy phép đầu tư và phối hợp với các sở, ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho NĐT trong quá trình triển khai dự án. Sở đã thực hiện cơ chế “một cửa, một đầu mối” trong các thủ tục hình thành dự án, thực hiện theo Trư ờn Đạ i họ c K in tế H uế 54 quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ban quản lý KKT Nhơn Hội, Ban quản lý các KCN tỉnh thực hiện chức năng quản lý hoạt động ĐTNN trong KKT và các KCN. 2.2.2.2. Cơ chế phối hợp, kiểm tra, quản lý FDI Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong tỉnh trong việc hướng dẫn, hỗ trợ NĐT trước và sau khi cấp phép được thể chế hóa trong chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, theo đó quy trình và thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được quy định cụ thể. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối phối hợp giải quyết các thủ tục cho NĐT và giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về ĐTNN trên địa bàn tỉnh. Sau khi các dự án FDI đã được cấp phép hoạt động, các cơ quan liên quan của tỉnh Bình Định thường xuyên hỗ trợ, theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện các công việc như: khắc dấu, đăng ký mã số thuế, giao nhận địa điểm đầu tư, giải phóng mặt bằng, nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, tuyển dụng lao động, báo cáo tình hình hoạt động, đề nghị điều chỉnh cấp phép,Đồng thời, tỉnh Bình Định sớm giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đề đạt và kiên quyết rút giấy phép đối với các dự án không đủ điều kiện triển khai hoặc triển khai không đúng với lộ trình cam kết của tỉnh. Hàng năm, tỉnh Bình Định tổ chức buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh thường xuyên lắng nghe ý kiến phản hồi của các NĐTNN để đề xuất các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc gặp phải trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại tỉnh. Trong quá trình xem xét, thẩm định các dự án có vốn nước ngoài liên quan đến địa điểm xây dựng đều có ý kiến của các ngành liên quan, địa điểm phải nằm trong quy hoạch được duyệt, không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với cơ quan công an trong quá trình tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, cơ quan công an đã kịp thời Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế 55 cung cấp các thông tin liên quan đến tư cách pháp nhân của đối tác, giúp cho việc xem xét quyết định đầu tư của cơ quan quản lý Nhà nước. 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_huong_va_giai_phap_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_tinh_binh_dinh_trong_giai_doan_hien_na.pdf
Tài liệu liên quan